Tháng Giêng ăn Tết

 

Lăo Móc

 

 

Ông giáo sư phân tâm học người Mỹ John Sanford là một người theo trường phái phân tâm học của Karl Jung. Ông John Sanford có viết một quyển sách có cái tựa là “The Kingdom within”, tạm dịch là “Vương quốc ở bên trong”. Trong cuốn sách đó, ông giáo sư có kể lại một câu chuyện. Quê của ông giáo sư John Sanford ở New Hampshire. Thuở nhỏ, ông sống ở nông trại. Mấy chục năm về trước, nông trại đó chưa có nước máy như bây giờ, chỉ xài nước giếng mà thôi. Ở gần nhà ông bà nội của giáo sư hồi đó có một cái giếng rất nhiều nước. Cái giếng này đủ nước để cung cấp cho một nông trại lớn, kể cả những ngày hè đồng khô cỏ cháy. Không bao giờ cái giếng ấy cạn nước. Ông giáo sư John Sanford hồi nhỏ đă có nhiều kỷ niệm đẹp với cái giếng này.

 

Lần này về thăm quê cũ sau mấy chục năm xa cách, ông giáo sư liền ra thăm cái giếng. Ông mở cái nắp giếng lên th́ lạ quá, cái giếng đă cạn từ bao giờ, không c̣n lấy một giọt nước. Ông đem cái thắc mắc này ra hỏi, bà nội ông mới nói lư do. Ngày xưa người ta xài nước giếng. Càng lấy nước th́ nước trong mạch càng chảy ra không bao giờ cạn. C̣n sau này, người ta xài nước máy, không ai lấy nước giếng nữa. Nước giếng trở thành nước tù, bụi bậm lắng xuống. C̣n các mạch không được thông, dần dần tắt nghẽn. Mạch nước bị vít lại rồi, c̣n bao nhiêu nước lâu ngày chầy tháng rồi cũng bốc hơi hết. Thế là cái giếng cạn.

 

*

 

Chưa bao giờ trong lịch sử mấy ngàn năm, dân tộc Việt Nam lại có cái cảnh như bây giờ, đó là một phần không nhỏ của dân tộc phải bỏ xứ ra đi rồi sống tản lạc khắp nơi trên thế giới. Tại v́ sao hàng triệu người phải bỏ nước ra đi th́ ai nguời ta cũng biết rồi.

 

Tính đi tính lại người ta nói Việt Nam đă định cư ở trên bốn chục quốc gia. Không nói đâu xa, ngay một ông đồng hương với tôi có cả thảy sáu đứa con, định cư ở bốn nước khác nhau. Năm 1978, hồi lúc có vụ người Hoa đi bán chính thức, ông làm giấy tờ giả, chèn nhét được hai đứa con một trai, một gái đi lọt được qua Mă Lai. Hai anh em định cư tại Bỉ, ở một vùng mà người ta nói tiếng Đức. Năm 1981, một đứa con trai nữa vượt biên chui tới đảo. Anh chị em nó ở bên Bỉ viết thơ cho em dặn ḍ nếu có nước nào nhận th́ cứ đi trước đừng chờ đợi. Thằng này cuối cùng định cư ở Úc. C̣n vợ chồng ông và ba đứa con cũng vượt biên năm 1984, trong đó có thằng con lớn nhất đi học cải tạo về. Gia đ́nh năm người qua Mỹ.

 

Đứa con gái bên Bỉ năm sau lấy một người chồng Việt Nam ở bên Pháp. Mới đây, nhân đám cưới thằng con út ở Mỹ, cái gia đ́nh tứ xứ ấy gom về San José. Người lớn tay bắt mặt mừng sau bao nhiêu năm xa cách. Chỉ có đám con nít mới là rắc rối.

 

Ông đồng hương than thở với tôi, ông không có cách ǵ nói chuyện với hai đứa cháu ngoại ở Pháp và đứa cháu nội ở Bỉ. Hai đứa con ông phải làm thông dịch viên. Với mớ tiếng Anh bập bẹ, ông có thể nói chuyện chút đỉnh với đứa cháu nội ở bên Úc, nhưng nói tiếng Việt với chúng th́ vô phương. Mặc dầu ông mới bảy mươi ngoài, ông than với tôi một câu đứt ruột: “Tôi mà nằm xuống rồi, chắc anh em tụi nó sẽ trở thành người dưng nước lă.”

 

*

 

Lời than ấy tuy bi quan nhưng không phải là không có một phần sự thực. Cái cảnh đau ḷng, tan đàn xẻ nghé ấy đă xảy ra với rất nhiều gia đ́nh Việt Nam. Hoàn cảnh nó buộc người ta phải chịu như vậy. Sống ở đâu cũng được, miễn sao chạy cho thoát cái đám ôn dịch là được. Biết làm sao hơn bây giờ! Nhiều người so sánh hoàn cảnh những người Việt Nam tha hương chúng ta bây giờ giống như những người Do Thái trong những thế kỷ trước đây. Sư so sánh này cũng có vài phần đúng. Nhưng hai hoàn cảnh đó không hoàn toàn giống nhau.

 

Ngày 14-5-1948, Do Thái lập quốc. Nhưng trước đó trong hàng ngàn năm, người Do Thái không có tổ quốc, phải ăn nhờ, ở đậu khắp nơi trên thế giới. Có một điểm đặc biệt là trong hoàn cảnh sống lang thang vô tổ quốc như vậy suốt hàng ngàn năm, người Do Thái vẫn là người Do Thái. Có thể trên bàn ăn của một người Do Thái ở Nga sẽ có những thức ăn không hoàn toàn giống với người Do Thái sống ở Tây Ban Nha. Nhưng nếu hai người ấy gặp nhau ở Pháp, người Do Thái Tây Ban Nha và người Do Thái Nga vẫn giao tiếp, nói chuyện, cảm thông với nhau được. Chính điều đó mà khi tái lập quốc, những người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đă quần tụ với nhau được và bắt tay xây dựng đất nước Do Thái từ con số không. Những người Do Thái từ khắp bốn phương trời với những địa bàn cư trú khác nhau, những mức sống khác nhau..., người Thái ở Mỹ, người Do Thái ở Phi Châu, người Do Thái ở Ba Lan đă sống cạnh nhau trên một đất nước Do Thái mới. Cái ǵ đă giữ cho họ vẫn là người Do Thái sau hàng ngàn năm bị xé nhỏ và sống lọt thỏm giữa những dân tộc và những nền văn hóa xa lạ? Cái ǵ đă giúp những người Do Thái từ hàng trăm quốc gia vẫn cảm thấy họ vẫn có một sợi dây liên kết?

 

*

 

Mới chỉ đến thế hệ thứ hai mà mấy đứa cháu nội, cháu ngoại của ông bạn tôi đă không c̣n giao tiếp được với nhau. Cậu không thể nói chuyện với cháu. Bác ở Mỹ gọi th́ cháu ở Bỉ giương mắt ra nh́n. Ông bạn tôi lo rầu là phải. Đến đời sau nữa th́ ôi thôi, chúng nó sẽ là người dưng nước lă với nhau chứ c̣n ǵ nữa! Con cô nói tiếng Pháp, con cậu nói tiếng Anh; không gọi điện thoại nói chuyện được, không viết thư cho nhau được, mỗi lần gặp nhau phải vất vă t́m một ngôn ngữ trung gian để có thể đạt được một chút cảm thông tối thiểu.

 

Tại sao cái cảnh không vui ấy lại xảy ra trong khi trước đó một thế hệ thôi, người ta vẫn ăn cùng mâm và vẫn ở cùng nhà, có cùng một cha một mẹ; hoặc nói rộng hơn, cùng một dân tộc? Sự việc chắc sẽ đơn giản hơn nếu tất cả những ai có tổ tiên là người Việt đều biết nói tiếng Việt. Ngôn ngữ là một trong những phương tiện chính để đạt đến sự cảm thông. Anh em một nhà mà phải dùng đến một ngôn ngữ xa lạ để nói chuyện với nhau quả thực là một điều chua xót. Ngôn ngữ nào cũng vậy, biết mà không nói th́ ngày càng quên đi.

 

Những thế hệ Việt Nam sinh ra trên xứ người, ai sẽ là người dạy tiếng Việt Nam cho các thế hệ ấy? Cha mẹ chứ ai!

 

*

 

Ngôn ngữ là một phần của văn hóa dân tộc. C̣n giữ được tiếng nói chung th́ người Việt năm châu vẫn c̣n cảm thông được với nhau. C̣n giữ ǵn được văn hóa dân tộc th́ c̣n cái cội rễ mà t́m về gặp nhau ở đấy.

 

Chuyện ăn Tết cũng là một nét đặc thù của nền văn hóa dân tộc. Một gia đ́nh nào mà hăm ba Tết có đưa ông Táo, ba mươi Tết rước ông bà, có thịt mỡ dưa hành, có bánh dày, bánh chưng th́ nhất định đó phải là một gia đ́nh Việt Nam, không lẫn lộn đi đâu được.

 

Nói như thế không có nghĩa là nếu một gia đ́nh ngày Tết mà không có được những thứ ấy th́ không phải là một gia đ́nh Việt Nam. Hoàn cảnh nơi xứ người không được th́ đành chịu chớ biết làm sao. Nhưng những tục lệ ngày Tết là một phần trong gia tài văn hóa dân tộc mà chúng ta cần nên trân trọng giữ ǵn. Cái gia tài văn hóa dân tộc ấy sẽ là một sợi dây liên kết người Việt năm châu. Trăm năm sau, cũng nhờ sợi dây đó mà người Việt Bắc Âu sẽ nh́n ra người Việt Úc Châu, người Việt ở Mỹ sẽ nh́n ra người Việt ở Nhật giữa bao nhiêu người cũng tóc đen, da vàng. Ngôn ngữ cũng như văn hóa dân tộc, nếu sử dụng và duy tŕ bồi bổ thường xuyên th́ c̣n măi. Hễ bỏ xó th́ mỗi ngày sẽ mai một, biến mất lần hồi. Cái nguồn mạch của dân tộc, nhất là trong hoàn cảnh tha hương phải hết sức trân trọng và chăm chút thường xuyên. Cũng như cái mạch nước giếng mà ông giáo sư John Sandford đă nói tới. Không sử dụng đến, cái mạch giếng dân tộc ấy sẽ bị vít lại và khô cạn dần. Cho dù bây giờ đă có nước máy, thỉnh thoảng chúng ta cũng nên ra giếng kéo nước lên tưới hoa, tưới cỏ hoặc tắm mát một lần. Vừa t́m lại những phút thoải mái tinh thần và tiện thể duy tŕ cái mạch nước ấy. Cũng như chuyện chúng ta duy tŕ truyền thống ăn Tết ở xứ người vừa vui vẻ thoải mái tinh thần, vừa góp phần duy tŕ truyền thống văn hóa, nên lắm chớ!

 

*

 

Tự điển Việt Nam định nghĩa:

Ăn Tết: Mua sắm, vui chơi trong dịp Tết. Thí dụ: Ăn Tết lớn.

 

C̣n học giả Lê Văn Siêu định nghĩa:

Ăn Tết: là ăn uống vui chơi trong ngày Tết. Thí dụ: Tháng Giêng ăn Tết ở nhà...

 

Như vậy có nghĩa là ăn Tết không phải chỉ là ăn không màc̣n nhiều thứ nữa. Càng lớn người ta càng thấy Tết bớt vui. Chớ tôi hồi nhỏ, hễ cứ lễ thượng điền xong là nhấp nhổm đợi cho tới Tết. Con nít hồi đó Tết mới có quần áo mới, Tết mới có tiền bỏ túi chớ không phải như bây giờ. Tết được ăn uống phủ phê, đi chơi tối ngày sáng đêm mà không bị rầy rà. Tết được chơi bầu cua, bông vụ, Tết được đi coi người lớn đá gà ăn tiền, Tết có thi lột dừa khô bằng tay không, mỗi đứa cũng có năm ba viên pháo lẻ dằn túi mua ở tiệm Chệt. Tết th́ đường xá, đồng ruộng khô sạch, không lầy lội như mùa mưa, gió chướng thổi lồng lộng. Tóm lại Tết là những ngày sung sướng nhất, ngay cả ông tía hàng ngày khó tánh cũng đâm ra dễ dăi. Cây chổi lông gà trở lại nhiệm vụ quét bàn, quét bộ ván ngựa mời khách ngồi chớ không c̣n đáng sợ như thường ngày.

 

Lớn lên một chút đi học xa nhà th́ ngày Tết được nghỉ Tết về nhà đạp xe đạp đi thăm bà con. Có cái Tết năm Tuất 1946, Tây vô, nhà cửa tản cư, ăn Tết đậu ở nhà người quen. Dưới bến ghe xuồng cụ bị sẵn sàng chạy giặc. Ở ngoài các vàm sông lúc nào cũng có người canh chừng tàu Tây. Thét rồi quen, Tây th́ mặc Tây, ăn Tết cứ ăn Tết. Tiếc một cái là tinh thần yêu nước của dân ḿnh hồi ấy bị cái đám quỷ đỏ kia lợi dụng gạt gẫm. Tới lúc sau này, năm Mậu Thân, lại ăn Tết chạy giặc nữa. Tết hai bên tuyên bố hưu chiến. Dân chúng lo sắm sửa, Tết mà! Chiến tranh th́ chiến tranh, đă nói hưu chiến ba ngày th́ cứ tin như vậy. Ai dè súng nổ, đạn bay. Mấy ông vô đốt nhà lồng chợ, Công chánh ra chữa cháy th́ bắn, hụt ăn một cái Tết không nói làm ǵ, nhà cháy người chết khắp nơi. Kể lại chuyện Tết Mậu Thân để nhắc bà con có tin mấy ông th́ cũng nên tin vừa vừa thôi. Ngày Tết mà mấy ông cũng không chừa th́ biết nói sao bây giờ!

 

*

 

Ăn Tết th́ phải ăn. Ăn Tết để góp phần bảo vệ văn hoá dân tộc mà. Tội ǵ không ăn. Chẳng những ăn Tết mà c̣n chơi Tết nữa. Vui Tết cũng như kéo nước giếng lên tắm mát, để cái mạch văn hóa quê hương măi măi tuôn hoài. Nên lắm!

 

 

Lăo Móc

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính