Sổ Tay Kư Thiệt k 97

Bài học Nhân quyền

 

 


 

 

Trước ngày Tổng thống Mỹ Barak Hussein Obama sang thăm Việt Nam đă diễn ra những chuẩn bị nhộn nhịp, tại Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam.

 

Tại Hoa Kỳ, sự chuẩn bị của chính quyền Obama cho chuyến đi VN của ông tổng thống đă được để hiện qua phát biểu của ông Scott Busby, Phó Phụ tá Ngọai trưởng HK, tại buổi lễ nhân Ngày Nhân Quyền năm thứ 22, ngày 11.5.2016, trong đó có đoạn như sau:

 

Cuộc tập họp ngày hôm nay đă diễn ra vào một thời điểm vô cùng quan trọng trong lịch sử bang giao Mỹ-Việt. Như Bạch Ốc đă loan báo hôm qua, Tổng Thống Obama sẽ thăm Việt Nam trong vài tuần tới – chỉ là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của một Tổng Thống Hoa Kỳ từ khi lập bang giao giữa hai nước vào hai chục năm trước. Chuyến thăm này đem tới những cơ hội đặc biệt để làm mạnh thêm mối liên hệ của chúng ta qua nhiều mặt. Một trong những mặt đó là về nhân quyền, lănh vực vẫn c̣n nhiều thử thách đáng kể.

 

Tôi có thể bảo đảm với quư vị rằng, một trong những điểm chính Tổng Thống sẽ lập lại với nhà cầm quyền Việt nam trong chuyến thăm sẽ là sự quan trọng trong việc Việt Nam gia tăng tôn trọng nhân quyền để mối liên hệ Mỹ Việt sâu đậm hơn. Như thông báo của Bạch Ốc đă cho biết, Tổng Thống cũng sẽ gặp các thành viên của xă hội dân sự, Sáng kiến Lănh đạo Trẻ Đông Nam Á, giới thương gia và cộng đồng kinh doanh để chứng tỏ sự quan trọng trong sự can dự với mọi ngành của xă hội Việt Nam.

 

Trước chuyến đi của Tổng Thống, thượng cấp của tôi – Phụ Tá Ngoại Trưởng Tom Malinowski – và Phụ Tá Ngoại Trưởng về Thái B́nh Dương và Đông Á vụ Danny Russell đă có những cuộc gặp gỡ tại Việt Nam đầu tuần này. Các vị này cũng nhấn mạnh quan điểm với các giới chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam rằng chuyến đi của Tổng Thống chỉ thành công, nếu có thêm tiến bộ về nhân quyền. Phụ Tá Ngoại Trưởng Malinowski cũng đă gặp các nhà vận động xă hội dân sự, các nhà báo độc lập và nhiều người đă tự ứng cử như là ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới (tôi nên thêm rằng họ đă không được phép làm như vậy). Về chuyện này, tôi cũng nên thêm rằng một số người được mời tới những cuộc gặp gỡ này đă bị ngăn cản tham dự, đó là dấu hiệu nhân quyền c̣n nhiều thử thách ở Việt nam.

 

Tôi cũng muốn nói thêm rằng Phó Ngoại Trưởng của chúng tôi, Ông Tom Blinken, mới đây cũng đă tới Việt nam và gặp nhiều giới chức cao cấp trong chính quyền tại đó, nơi ông đă tŕnh bầy cùng quan điểm về nhân quyền, ông cũng đă nói truyện với các thành viên xă hội dân sự, cũng như các sinh viên và ban giảng huấn tại Viện Đại học Quốc Gia. Thật ra, buổi nói truyện của ông Phó Ngoại Trưởng tại viện đại học đă được phát tuyến trực tiếp trên toàn cơi Việt Nam, và nếu quư vị chưa xem hay đọc nó, tôi đề nghị quư vị nên làm chuyện này. Tôi nghĩ nó đă tŕnh bầy rất rơ ràng về niềm hy vọng của chúng tôi cho Việt Nam, kể cả việc chúng tôi muốn làm thế nào để nâng cao mối liên hệ của chúng ta và cần phải làm những ǵ, kể cả tiến bộ về nhân quyền.

 

Chỉ mới mấy tuần trước, chúng tôi đă có cuộc Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 20, lănh đạo bởi Phụ Tá Ngoại Trưởng Malinowski và trong đó có sự tham dự của nhiều giới chức cao cấp từ nhiều cơ sở quan trọng của Hoa Kỳ. Tại cuộc Đối thoại, chúng tôi đă trao đổi thẳng thắn với phái đoản Việt Nam về những quan tâm của chúng tôi về nhân quyền và sự cần thiết thêm những tiến bộ về một số lănh vực rơ ràng. Ngày thứ nh́ của cuộc đối thoại đă bao gồm những cuộc gặp gỡ tại Quốc Hội, thăm viện bảo tàng truyền thông Newseum, và một chuyến đi tới Bệnh viện Providence, cơ sở được quản trị bởi Giáo Hội Công Giáo, để chứng tỏ các tổ chức tôn giáo có thể đóng góp cho những nhu cầu thiết yếu của xă hội, ngoài việc giúp các cá nhân có cơ hội thực hành tín ngưỡng của ḿnh. (Trích từ bản dịch Việt ngữ do Bs. Nguyễn Quốc Quân phổ biến)

 

Dĩ nhiên, chuyến đi Hà-nội của ông Obama không phải là v́ vấn đề nhân quyền của dân Việt Nam nhưng là v́ chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ về Đông Nam Á trước ư đồ bành trướng xuống Biển Đông của Trung Cộng.  “Nhân quyền” chỉ là một con bài được người Mỹ đem ra dùng từ khi thương lượng với CS Hà-nội để b́nh thường hóa bang giao năm 1995, hơn 20 năm trước.

 

Tới nay, Obama là tổng thống tại chức Hoa Kỳ thứ ba tới Việt Nam (Clinton 2 lần, Bush một lần), vấn đề nhân quyền tại VN vẫn dậm chân tại chỗ, không có ǵ thay đổi để gọi là “có tiến bộ”. Ai nói “có tiến bộ” th́ một là ngủ mơ, hai là không thành thật.

 

Trong khi đó, một số cá nhân và đoàn thể người Mỹ gốc Việt không ngừng vận động để yêu cầu (hay thỉnh cầu) chính quyền Hoa Kỳ giúp cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, nhất là mỗi khi có một tổng thống Mỹ sắp đi Việt Nam, như hiện nay, cũng đă có “thỉnh nguyện thư” gửi tới Ṭa Bạch Ốc, và ngày 17 tháng 5 ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia HK, và vài viên chức Bộ Ngoại giao HK đă tiếp một nhóm người Mỹ gốc Việt tại Ṭa Bạch Ốc để đạo đạt nguyện vọng của họ lên TT Obama trước khi ông lên đường sang Hà-nội.

 

Về thành phần người Mỹ gốc Việt có mặt trong cuộc tiếp xúc này, BS. Nguyễn Thể B́nh, trả lời cuộc phỏng vấn của Phóng viên Mặc Lâm Đài RFA (Á Châu Tự Do), đă cho biết như sau:

 

Phía Việt Nam th́ những tổ chức về Nhân quyền được mời gồm có một số những nhân vật quen biết trong cộng đồng Việt Nam cũng như một số những tổ chức lớn rất nổi tiếng của giới đấu tranh cho Việt Nam như tổ chức Voice th́ anh Trịnh Hội không có ở đây nên cô Amy đại diện, tổ chức Việt Tân là anh Hoàng Tứ Duy, tổ chức Boat People SOS là ông Nguyễn Đ́nh Thắng, tổ chức Tập hợp dân chủ của BS Nguyễn Quốc Quân, tổ chức Vietnam for Progress và Human Rights for Vietnam là cá nhân chúng tôi là BS Nguyễn Thể B́nh, anh Điếu Cày cũng là người có mặt. . . đó là những khuôn mặt Việt Nam, c̣n những tổ chức Nhân quyền ngoại quốc th́ có đại diện của Amnesty International, Human Rights Watch và một vài tổ chức khác. Bên Phật giáo cũng có đại diện cho ông Thích Nhất Hạnh, v́ lúc giới thiệu tôi nghe không rơ lắm có phải là đại diện cho Thích Nhất Hạnh hay là ai khác.

 

Sau đó th́ ông Ben Rhodes mở đầu chương tŕnh cho biết buổi họp ngày hôm nay rất quan trọng bởi v́ ông muốn được nghe những ư kiến của các tổ chức nhân quyền người Mỹ gốc Việt cũng như của các tổ chức khác trên thế giới trong chuyến đi này của Tổng thống Obama. Sau đó từng cá nhân phát biểu những ư kiến của ḿnh cũng như nhận những thỉnh nguyện thư gửi lên cho Tổng thống Obama.” (ngưng trích)

 

Trước ngày ông Obama lên đường, những tin trên đây ở hải ngoại đă bị ch́m đi v́ những tin “nóng” từ trong nước đưa ra, như tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức tuyến bố sẽ “tuyệt thực đến chết mới thôi” kể từ ngày 24.5, đúng bảy năm ngày ông bị bắt giam, như tin Linh mục Nguyễn Văn Lư được ra khỏi nhà giam ngày 20.5 trong khi đang ngồi tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, như tin về các cuộc biểu t́nh diễn ra ở nhiều nơi do vụ “cá chết” với sự đàn áp dă man của công an VC…

 

H́nh như người Việt Nam ở trong nước đă nhận ra rằng Tự Do và Nhân Quyền không phải là món hàng nhập cảng từ Mỹ hay từ đâu khác mà chính người Việt Nam phải đứng lên giành lại từ tay bạo quyền.

 

Người Mỹ gốc Việt hay người Mỹ gốc Tây cũng không thể làm giùm dân Việt Nam chuyện ấy. Nước Mỹ là Hợp Chúng Quốc, là dân tạp chủng từ mọi nơi tới lập nghiệp mà dân Tây (trắng) chiếm đa số, người Mỹ gốc Việt là thiểu số (khoảng hơn một triệu) nhưng cũng là… người Mỹ như nhau, một ngày đẹp trời cũng có thể ra ứng cử tổng thống và có thể đắc cử (như ông Tây đen lai trắng Obama), nhưng cũng không thể “làm giùm” dân Việt Nam cái vụ nhân quyền. Đó là chân lư không bao giờ thay đổi, dù sông có cạn, núi có ṃn.

 

Trước đây, khi Việt Nam c̣n lằn ranh Quốc/Cộng, người Việt Quốc gia đă sai lầm khi quá tin vào người Mỹ nên Quân Lực oai hùng của chúng ta đă bị trói tay sau khi đă chiến đấu dũng cảm trên 20 năm, với hàng triệu người hy sinh, mà vẫn bị buộc tội là “không chịu chiến đấu”!

 

Ngày nay, danh dự của QLVNCH đă được phục hồi khi sự thật về “t́nh đồng minh” dần dần được phơi bày dưới ánh mặt trời. Nhưng, cũng không thể làm thay đổi những cái đầu ngoan cố và thiên lệch, dù là cấp tiến hay bảo thủ, dù là Dân Chủ hay Cộng Ḥa trong truyền thông và chính trường Mỹ. Trong số này có Bill O’Reilly, được coi là cây cổ thụ trong hệ thống truyền h́nh FNC (Fox News Cable). Trong “sô” The O’Reilly Factor mỗi đêm, khi có dịp, anh ta không bỏ luận điệu hạ nhục quân dân miền Nam VN.

 

Trong dịp đi Việt Nam năm 2004, TT Bush (con) đă được mời lên The O’Reilly Factor, và vấn đề tự do nhân quyền tại VN lại được đặt ra để O’Reilly lên mặt dạy dân Việt Nam: “The South Vietnamese didn't fight for their freedom, which is why they don't have it today”. (Người Nam VN đă không chịu chiến đấu cho tự do của họ, đó là lư do v́ sao hôm nay họ không có tự do). Và ông Bush đă đáp: “Yes”. Không nói ǵ thêm, nhưng tiếng “yes” này bao hàm nhiều nghĩa. Có thể hiểu là “đúng vậy”, hay “đồng ư”, hay “đáng đời”...

 

Hai ông đều là dân Mỹ gốc Tây, nói mà không sợ dân Mỹ gốc Việt, “đồng bào” của họ, buồn. Thế nhưng mới đây, Cô giáo Trần Thị Lam ở Việt Nam đă làm bài thơ “Đất nước ḿnh ngộ quá” với 4 câu mở đầu như sau:

 

Đất nước ḿnh ngộ quá phải không anh

Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn

Bốn ngàn tuổi mà vẫn c̣n bú mớm

Trước những bất công vẫn không biết kêu đ̣i...

 

Không thấy ai buồn hay phản đối mà c̣n được hoan hô nhiệt liệt. Nhiều người đă làm thơ họa lại, hay phổ nhạc, truyền bá khắp nơi, đang trở thành một “phong trào” vào đúng lúc TT Obama tới Việt Nam.

 

Cô giáo Lam đă dạy 90 triêu dân Việt Nam một bài học khai trí về Nhân quyền.

 

 

Kư Thiệt

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính