Xưng hô bằng tiếng Việt áp dụng trong gia đ́nh

 

Khải Chính Phạm Kim Thư

 

 

Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ  “you, me” hay “toi, moi” ráo trọi như trong tiếng Anh tiếng Pháp có phải tiện hơn không? Thực ra, cách xưng hô trong tiếng Việt không phức tạp và không phiền phức. Nó rất phong phú, rơ ràng, có tôn ti trật tự, và rất văn minh. Cách xưng hô trong tiếng Việt tự nó không gây phiền phức. Nếu có phiền phức chăng nữa, đó là do người sử dụng nó không biết cách mà thôi.

 

Cách xưng hô trong tiếng Việt tượng trưng cho một nền văn minh lâu đời về gia giáo và việc giao tế ngoài xă hội. Lễ phép và tôn ti trật tự phân minh là cách để ta phân biệt giữa dân tộc có văn hiến lâu đời với dân tộc mới phát triển và giữa loài người với loài thú cùng bọn quỉ đỏ. Từ ngày có bọn quỉ đỏ, tức là bọn Cộng Sản Việt Nam, việc xưng hô trong tiếng Việt đă bị bọn này phá hoại tận gốc rễ v́ bọn chúng khuyến khích cách xưng hô bằng đồng chí, anh, chị mà không kể tuổi tác, ngôi thứ, thân sơ, và không có tôn ty trật tự ǵ cả. Già cũng đồng chí và trẻ cũng đồng chí. Lớn tuổi cũng anh chị và nhỏ tuổi cũng chị anh.

 

Để hiểu rơ cách xưng hô trong tiếng Việt, chúng ta hăy cùng nhau ôn lại phong tục Việt Nam về cách xưng hô. Trong phạm vi gia đ́nh và họ hàng ta có cách xưng hô riêng cho mỗi người. Trong xă hội cũng thế, ta có cách xưng hô đặc biệt dành cho từng người ta quen biết. Trong phạm vi bài này, chúng tôi tŕnh bày những điều liên quan đến cách xưng hô trong gia đ́nh mà thôi.

 

 

I. Danh Xưng Dành Cho Mỗi Thứ Bậc về Liên Hệ Gia Đ́nh

 

Người sinh ra ta được gọi là cha mẹ. Cha mẹ của cha mẹ, cô, d́, chú, và bác của ta được gọi là ông bà. Cha mẹ của ông bà được gọi là cụ. Cha mẹ của cụ được gọi là kỵ. Các ông cha đời trước nữa được gọi là tổ tiên. Cha mẹ sinh ra các con. Những người con này là anh chị em ruột của nhau gồm có các anh trai, các chị gái, các em trai , và các em gái.

 

Người con trai đầu ḷng của cha mẹ ḿnh gọi là anh cả (người miền Bắc và miền Trung) hay anh hai (người miền Nam). Anh hai c̣n có nghĩa là tiền trong nghĩa của câu: “Trong túi không có anh hai th́ không làm ǵ được.” Người con gái đầu ḷng của cha mẹ ḿnh gọi là chị cả (người Bắc và Trung) hay chị hai (người Nam). Từ chị cả c̣n có nghĩa là vợ cả trong ư của câu ca dao sau: “Thấy anh, em cũng muốn chào, / Sợ rằng chị cả giắt dao trong ḿnh.” Người con trai thứ hai gọi là anh thứ (người miền Bắc và miền Trung) hay anh ba (người miền Nam). Từ anh ba c̣n được dùng để gọi một người đàn ông con trai nào đó như trong trường hợp của câu ca dao sau: “Anh Ba kia hỡi anh Ba, /Đầu đội nón dứa tay bưng ba cơi trầu./ Trầu này em chẳng ăn đâu,/ Để thương để nhớ để sầu anh Ba, / Để em bác mẹ gả chồng xa,/ Thà rằng lấy quách anh Ba cho gần!” Từ anh Ba c̣n để chỉ người đàn ông Hoa kiều.

 

Người con trai thứ bảy trong gia đ́nh gọi là anh bảy (người miền Bắc). Từ anh bảy c̣n để gọi người Ấn Độ hay người Nam Dương.

 

Khi ta lấy vợ hay lấy chồng và sinh ra các con (con trai và con gái), con của các con ta gọi là cháu (sẽ nói rơ trong phần sau), con của cháu ta gọi là chắt, con của chắt ta gọi là chút, và con của chút ta gọi là chít. Vợ của các con trai ta gọi là con dâu. Chồng của các con gái ta gọi là con rể.

 

Các anh chị em của cha mẹ ta gồm có: chú, bác, cô, d́, cậu, mợ, và dượng (sẽ nói rơ ở mục sau).

 

II. Cách Xưng Hô Trong Gia Đ́nh

 

Thứ bậc 10 đời trong gia đ́nh gồm có: tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, con, cháu, chắt, chút, và chít. Con của chúng ta gọi chúng ta là cha mẹ. Con của các con chúng ta gọi chúng ta là ông bà. Con của con gái chúng ta gọi chúng ta là ông bà ngoại, ông ngoại, bà ngoại, hay gọi tắt là ngoại. Con của con trai chúng ta gọi chúng ta là ông bà nội, ông nội, bà nội, hay gọi tắt là nội. Chắt của chúng ta gọi chúng ta là cụ. Chút của chúng ta gọi chúng ta là kỵ. Và chít của chúng ta gọi chúng ta là tổ tiên.

 

Danh xưng của hai gia đ́nh có con cái lấy nhau gồm có: thông gia, thân gia, hay sui gia. Tiếng xưng hô giữa hai sui gia với nhau hay với bạn bè: ông bà thông gia, ông bà thân gia, ông thân, bà thân, ông bà sui gia, ông sui, và bà sui.

 

 

1. Xưng Hô Với Cha Mẹ:

 

Tiếng gọi cha mẹ trong khi nói chuyện với bạn bè và trong lúc xưng hô với cha mẹ gồm có: bố mẹ, cha mẹ, ba má, ba me, cậu mợ, thầy me, thầy bu, thân sinh, song thân, các cụ chúng tôi, ông bà nội các cháu, và ông bà ngoại các cháu, v.v.

 

Tiếng xưng hô với mẹ gồm có: má, mẹ, me, mệ, mợ, bu, u, vú, bầm, và đẻ, v.v Tiếng xưng hô với cha gồm có: bố, ba, thầy, cha, cậu, và tía, v.v.

 

Tiếng xưng hô với mẹ nhiều hơn tiếng xưng hô với cha. Điều này chứng tỏ người mẹ gần gũi các con nhiều hơn bố. Nhờ đó mà t́nh cảm giữa các con và mẹ đằm thắm hơn và có nhiều tiếng để xưng hô hơn. Tiếng gọi cha mẹ vợ gồm có: ông bà nhạc, ông nhạc, bà nhạc, cha mẹ vợ, cha vợ, và mẹ vợ, v.v.

 

Tiếng gọi cha vợ khi nói chuyện với bạn gồm có: nhạc phụ, nhạc gia, bố vợ, ông nhạc, cha vợ, ông ngoại các cháu, và trượng nhân, v.v.

 

Tiếng gọi mẹ vợ khi nói chuyện với bạn bè gồm có: mẹ vợ, má vợ, bà nhạc, bà ngoại các cháu, nhạc mẫu, v.v.

 

Tiếng gọi cha mẹ chồng gồm: cha mẹ chồng, cha chồng, mẹ chồng, các cụ thân sinh của nhà tôi, ông bà nội của các cháu, và những từ giống như phần dành cho cha mẹ ḿnh. Khi nói chuyện với cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng, tùy theo nề nếp gia đ́nh, ta chỉ cần xưng hô như đă đề cập ở trên, trong phần xưng hô với mẹ cha. Người chồng sau của mẹ ḿnh gọi là cha ghẻ, kế phụ, cha, cậu, hay dượng. Người vợ sau của cha ḿnh gọi là mẹ ghẻ, mẹ kế, hay kế mẫu.

 

 

2. Cách Xưng Hô Với Anh Chị Em của Cha Mẹ và Ông Bà:

 

Anh của cha gọi là bác, em trai của cha là chú, chị của cha c̣n được gọi là bác gái. Em gái của cha là cô hay o (ca dao có câu “Một trăm ông chú không lo, chỉ lo một nỗi mụ o nỏ mồm.” ). Có nơi chị của cha cũng được gọi là cô hay o.

 

Anh của mẹ gọi là bác hay cậu, em trai của mẹ là cậu, chị của mẹ là già hay bác gái, và em gái của mẹ là d́. Có những gia đ́nh bắt con cái gọi cậu và d́ bằng chú và cô v́ muốn có sự thân thiết giống nhau giữa hai gia đ́nh bên ngoại và bên nội, tức là bên nào cũng là bên nội cả.

 

Vợ của bác (anh của cha hay mẹ) gọi là bác gái, vợ của chú gọi là thím, và chồng của cô hay d́ gọi là chú hay chú dượng hay dượng, chồng của bác gái hay già gọi là bác hay bác dượng, và vợ của cậu là mợ.

 

Anh trai của ông bà nội và ông bà ngoại ḿnh gọi là ông bác (bác của cha hay mẹ ḿnh), em trai của ông nội và ông ngoại là ông chú (chú của cha hay mẹ ḿnh), chị của ông bà nội và ông bà ngoại hay vợ của ông bác gọi là bà bác, em gái của ông nội ông ngoại ḿnh gọi là bà cô (cô của cha mẹ ḿnh), em trai của bà nội bà ngoại gọi là ông cậu (cậu của cha hay mẹ ḿnh), em gái của bà nội bà ngoại gọi là bà d́ (d́ của cha mẹ ḿnh), và chồng của bà cô và bà d́ gọi là ông dượng (dượng của cha hay mẹ ḿnh). Tuy nhiên, trong lối xưng hô hàng ngày, người ta thường gọi giản tiện là chú, bác, ông hay bà để thay cho chú dượng, bác gái, ông bác, ông chú, ông cậu, ông dượng, bà bác, bà cô, hay bà d́.

 

 

3. Xưng Hô Với Anh Chị Em:

 

Anh của vợ hay anh của chồng gọi là anh hay bác, c̣n khi nói chuyện với người khác th́ dùng ông anh nhà tôi, anh của nhà tôi, anh vợ tôi , hay anh chồng tôi. Tiếng anh chồng c̣n dùng để gọi chồng của một người đàn bà nào đó trong nghĩa của câu: Anh chồng th́ đi vắng chỉ có chị vợ ở nhà mà thôi. Chị của chồng hay chị của vợ gọi là chị hay bác, c̣n khi nói chuyện th́ dùng chị chồng, chị vợ, bà chị của nhà tôi,v.v. Em trai của chồng hay vợ gọi là em hay chú.

 

Em gái của chồng hay vợ gọi là em, cô, hay d́. Các từ bác, chú, cô hay d́ trong các trường hợp xưng hô với anh chị là cách chúng ta gọi thế cho con ḿnh và có nghĩa là anh, chị, em của ḿnh.

 

- Các tiếng xưng hô về chị em c̣n gồm có: Chị em gái: chị em toàn là gái. Chị em ruột: chị em cùng cha mẹ trong đó có em trai. Chị gái hay chị ruột: người chị cùng cha mẹ. Chị họ: chị cùng họ với ḿnh. Chị em chú bác, chị em con chú con bác, chị em thúc bá: các con gái và con trai của em trai và anh bố ḿnh, trong đó người con gái là chị. Chị em con cô con cậu: con gái và con trai của em gái bố và em trai mẹ, trong đó người con gái là chị. Chị em bạn d́, chị em đôi con d́ con già: các con gái và con trai của chị hay em gái mẹ trong đó con gái là chị. Chị em bạn dâu: chị em cùng làm dâu trong một nhà. Chị dâu: vợ của anh ḿnh.

 

- Các tiếng xưng hô về anh chị em gồm có: Anh chị là tiếng các em gọi anh chị hay cặp vợ chồng anh chị ḿnh, tiếng cặp vợ chồng tự xưng với các em của họ, tiếng gọi cặp vợ chồng của bạn ḿnh, tiếng cha mẹ dùng để gọi vợ chồng con trai hay con gái ḿnh, và tiếng dùng để gọi những kẻ ăn chơi giang hồ, cờ bạc trong nghĩa của từ “dân anh chị.” Anh chị em là tiếng người ta dùng để gọi các con trong gia đ́nh như trong câu “Anh chị em nhà ấy có hiếu.” Tiếng “anh chị em” c̣n dùng để gọi chung đàn ông đàn bà hay con trai con gái trong nghĩa của câu “Hỡi các anh chị em nghe đây!” Anh chị em bạn d́ hay anh chị em đôi con d́ con già để chỉ các con trai con gái của chị và em gái mẹ trong đó người con trai là anh. Anh em con chú con bác hay anh em thúc bá để chỉ con trai con gái của em và anh bố ḿnh, trong đó người con trai là anh. Anh em con cô con cậu để chỉ con trai con gái của em gái bố và em trai mẹ trong đó người con trai là anh. Anh em bạn rể hay anh em cột chèo để chỉ các ông chồng của chị vợ hay em vợ. Anh rể: chồng của chị ḿnh. Tất cả những người con của anh và chị của cha đều là anh và chị của ta (anh chị họ nội). Các người con của anh và chị của mẹ cũng là anh và chị của ta (anh chị họ ngoại)

 

- Các tiếng xưng hô về em gồm có: Em là tiếng chỉ các người con do cha mẹ sinh ra sau ḿnh gồm có em trai em gái và là tiếng gọi các người con của cô, d́, và chú của ḿnh. Em dâu: vợ của em ḿnh. Em rể: chồng của em ḿnh. Em út: tiếng để chỉ người em cuối cùng do cha mẹ ḿnh sinh ra. Tiếng em út c̣n có nghĩa là đàn em, dùng để chỉ bộ hạ tay chân của người ta trong nghĩa của câu: “Đám em út của tôi sẽ giúp anh chuyện đó, đừng có lo.” Họ nội và gia đ́nh bên nội là họ và gia đ́nh của cha ḿnh. Họ ngoại và gia đ́nh bên ngoại là họ và gia đ́nh bên mẹ ḿnh.

 

 

4. Xưng Hô Với Vợ Chồng:

 

Tiếng xưng hô với vợ gồm có: em, cưng, ḿnh, bu nó, má, má mày, má nó, má thằng cu, mẹ, mẹ nó, mẹ đĩ, nhà, bà, bà xă, bà nó, ấy, mợ, mợ nó, đằng ấy, v.v.

 

Tiếng gọi vợ trong khi nói chuyện với người khác gồm có: nhà tôi, bà nhà tôi, má tụi nhỏ, má sắp nhỏ, má bày trẻ, tiện nội, nội tướng tôi, bà xă, bà xă tôi, và vợ tôi, v.v. Tiếng xưng hô với chồng gồm có: anh, cưng, anh nó, ba, ba nó, bố, bố nó, bố mày, bố thằng cu, đằng ấy, ông xă, cậu, cậu nó, ông, ông nó, cụ, ấy, ḿnh, v.v.

 

Tiếng gọi chồng trong khi nói chuyện với người khác gồm: nhà tôi, ông nhà tôi, ba tụi nhỏ, ba sắp nhỏ, ba bày nhỏ, phu quân tôi, ông xă, ông xă tôi, chồng tôi, trượng phu tôi, anh ấy, v.v.

 

T́nh vợ chồng người Việt rất đằm thắm, họ yêu nhau với tất cả chân t́nh, đối đăi với nhau rất lịch sự và tương kính. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng mày và xưong tao. Họ t́m những lời lẽ dịu dàng đầy t́nh tứ yêu thương để gọi nhau. Chính v́ thế mà tiếng xưng hô giữa vợ chồng người Việt có rất nhiều, hơn hẳn tiếng xưng hô của vợ chồng người Tây phương. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ chửi thề và văng tục với nhau, nhất là trước mặt bạn bè.

 

 

5. Xưng Hô Với Con Cháu:

 

Con trai đầu ḷng của ḿnh gọi là con trai trưởng hay con trai trưởng nam (có người gọi một cách thân mật là cậu trưởng tôi, thằng trưởng nam nhà tôi). Vợ của con trai là con dâu. Vợ con trai trưởng nam là con dâu trưởng. Con gái đầu ḷng gọi là trưởng nữ. Chồng của con gái là con rể. Chồng của con gái đầu ḷng là con rể trưởng. Tất cả các con trai hay con gái kế tiếp được gọi la thứ nam hay thứ nữ. Người con được sinh ra trước tiên c̣n được gọi là con cả hay con đầu ḷng. Con trai hay con gái cuối cùng của gia đ́nh gọi là con út, út nam, hay út nữ. Nếu vợ chồng chỉ có một con, trai hoặc gái, th́ người con đó được gọi là con một. Con của vợ hay của chồng có trước hay sau khi lấy nhau gọi là con ghẻ hay con riêng. Đứa con mới đẻ ra gọi là con đỏ. Con c̣n nhỏ gọi là con mọn. Khi người đàn ông già rồi mới có con, người ta gọi cảnh đó là cảnh cha già con mọn. Con gia đ́nh quyền thế gọi là con ông cháu cha. Con của con trai ḿnh gọi là cháu nội (cháu nội trai, cháu nội gái); con trai đầu ḷng của con trai trưởng nam là cháu đích tôn, đích tôn thừa tự, hay đích tôn thừa trọng, tức là cháu trưởng nối nghiệp lớn của ông bà và giữ việc thờ cúng tổ tiên sau này. Con của con gái ḿnh gọi là cháu ngoại (cháu ngoại trai, cháu ngoại gái).

 

 

III. Đặc Tính Lịch Sự và Lễ Phép Trong Cách Xưng Hô của Người Việt

 

Từ lâu đời, người Việt ḿnh có truyền thống về lễ phép và lịch sự trong cách xưng hô. Các con cháu có lễ phép và có giáo dục thường biết đi thưa về tŕnh chứ không phải muốn đi th́ đi muốn về th́ về. Khi nói chuyện với bố mẹ và ông bà, con cháu thường dùng cách thưa gửi và gọi dạ bảo vâng chứ không bao giờ nói trống không với người trên. Người Việt chúng ta thường dùng tiếng thưa trước khi xưng hô với người ở vai trên của ta, chẳng hạn như: “Thưa mẹ con đi học. Thưa ông bà con đă về học. Thưa cô con về. Thưa ba, ba bảo con điều chi ạ?”

 

Khi trả lời bố mẹ hay ông bà, con cháu thường dùng chữ “ dạ, ạ, vâng ạ, vâng.”Nếu bà mẹ gọi con: “Tư ơi?” th́ khi nghe thấy, người con phải thưa: “Dạ.” Nếu người mẹ nói tiếp: “Về ăn cơm!” người con phải nói: “Vâng.” (người Bắc) hay “Dạ.” (người Nam). Người ta c̣n dùng chữ “ạ” ở cuối câu để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Thí dụ: “Chào bác ạ! Vâng ạ!”

 

Trong cách xưng hô với người ở vai trên của ta, ta không bao giờ gọi tên tục (tên cha mẹ đạt cho) của ông bà, cha mẹ, cô cậu, d́ dượng, và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hô bằng danh xưng ngôi thứ trong gia đ́nh mà thôi. Nếu ông có tên là Hùng, ba có tên là Chính, và chú có tên là Tài chẳng hạn, ta chỉ nói là:” Mời ông bà xơi cơm, mời ba má dùng trà, mời cô chú lại chơi.”

 

Đối với người trên, chúng ta không được dùng tiếng “cái ǵ” để hỏi lại một cách trống không v́ nó nghe có vẻ vô lễ. Người ta thường thế từ “ cái ǵ” bằng từ “ điều chi” cho lịch sự và lễ độ. Thay v́ hỏi: “Cái ǵ?” hay “Ba bảo con cái ǵ?” th́ hỏi: “Ba bảo con điều chi ạ?” Từ “cái ǵ” chỉ sử dụng với người ngang hàng mà thôi. Thí dụ: “Anh hỏi tôi cái ǵ?” hay “Chị nói cái ǵ vậy?”

 

Trong cách xưng hô với anh chị em, chúng ta dùng từ anh, chị, hay em đứng trước tên hay ngôi thư. Thí dụ: “Anh Hùng đi vắng, em An đang học bài, chị Kim ra má bảo, v.v.”

 

Các em không được phép gọi anh chị bằng tên trống không. Tuy nhiên, anh chị có thể gọi các em bằng tên trống không hay thêm từ em vào trước tên để gọi. Thí dụ: “Hải ra chị bảo cái này!” hay “Em Hải ra chị bảo cái này!”

 

Anh chị em trong một gia đ́ng có giáo dục không gọi nhau bằng mày và xưng là tao bao giờ. Những người con gọi nhau bằng mày và xưng tao là do lỗi của bố mẹ không biết dạy bảo các con ngay từ khi chúng c̣n nhỏ. Các con gọi nhau bằng mày xưng tao măi rồi thành thói quen. Khi đă thành thói quen th́ chúng không thể đổi cách xưng hô cho đúng phép được.

 

Cha mẹ phải dạy con cái về cách xưng hô ngay từ khi chúng c̣n nhỏ. Muốn chúng chào ai, cha mẹ phải nói cho chúng biết cách chào và bắt chúng lập lại, chẳng hạn như cha mẹ nói: “Chào bác đi con!” Các con sẽ nói: “Chào bác ạ!”

 

Khi có bà con họ hàng thân thuộc đến chơi nhà, cha mẹ phải giới thiệu họ với các con ḿnh và nhắc chúng cách chào. Nếu các con ḿnh chơi ở ngoài sân hay ở trong buồng trong khi có thân nhân đến chơi nhà, ta phải gọi chúng ra để chào bà con.

 

Khi cha mẹ đến chơi nhà con cái, nếu trong nhà đang có khách, các con phải giới thiệu cha mẹ với khách và giới thiệu khách với cha mẹ. Có như thế việc xưng hô trong câu chuyện mới tự nhiên và thân mật. Bận cho đến mấy hay bất cứ v́ lư do ǵ, ta cũng phải thực hiện cho bằng được việc giới thiệu khi có khách đến chơi nhà để mọi người biết nhau hầu tiện cho việc xưng hô. Những người ở vai trên hay bậc trên phải được giới thiệu trước.

 

Đối với trẻ, ta nên nhắc lại việc chào hỏi nhiều lần chứ đừng tưởng bảo chúng một lần mà chúng nhớ đâu. Chính v́ thề mà một nhà giáo dục người Pháp đă viết “La répétition est l' âme de l' enseignement” (Việc nhắc lại là linh hồn của việc giáo huấn). Về phạm vi giáo dục, việc “nhắc lại” hay “lập đi lập lại” có nghĩa là ôn tập thường xuyên: văn ôn vũ luyện.

 

Có biết xưng hô đúng cách, bà con mới thân cận nhau. Không biết cách xưng hô, dần dần bà con sẽ xa lánh nhau. Có săn đón nhau bằng câu chào lời mời đúng cách, t́nh gia đ́nh họ hàng mới gắn bó lâu bền. Chính v́ thế mà tục ngữ ta có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ.”

 

Trong việc dạy trẻ về cách xưng hô và chào hỏi, ta không nên quá khắt khe với chúng. Giải thích và khuyến khích là cách tốt nhất để dạy trẻ. Nếu chúng quen cách xưng hô ở Bắc Mỹ này mà chào ta là “Hi Bác!” ta cũng đừng nổi giận mà chửi chúng. Trong trường hợp này, ta nên vui vẻ xoa đầu trẻ và chỉ cho chúng cách chào cho đúng cách của người Việt: “Chào Bác ạ!” Đừng bao giờ nổi nóng với trẻ v́ chúng chưa hiểu và cần phải được dạy dỗ. Khi ta nổi nóng lên là phát cơn điên th́ kẻ khôn hóa dại ngưới hiền hóa ngu.

 

Việc xưng hô và chào hỏi c̣n tùy thuộc ở sự thân t́nh nữa. Nếu ta thường xuyên thăm trẻ hay chăm nom và săn sóc trẻ với tất cả chân t́nh, trẻ sẽ cảm thấy và tự nhiên chúng sẽ quí mến ta và vồn vă chào hỏi ta.

 

Việc dạy trẻ trong vấn đề xưng hô và chào hỏi cần phải kiên nhẫn, khéo léo, và có nghệ thuật. Không miễn cưỡng được. Nếu trẻ không muốn chào, ta phải từ từ giải thích cho chúng hiểu. Khi hiểu, chúng sẽ vui vẻ chào khách. Đừng quá khắt khe với chúng kẻo ta mắc phải khuyết điểm “giáo đa thành oán.”

 

 

Khải Chính Phạm Kim Thư

 

Ghi Chú:

Bài này được trích trong tác phẩm KIẾN VĂN của Khải Chính Phạm Kim Thư , xuất bản năm 2001 tại Canada.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính