Nước mắt thâm t́nh
(Kính dâng hương linh Niên Trưởng KQ. Trần Ngọc Lân, chiến hữu KQ. Trần Chí Minh và KQ. Nguyễn văn Út)
Kha Lăng Đa
Vào những ngày hop mặt của Phi Đoàn 122 – Thần Tiễn, khi người MC đọc danh sách tử sĩ của đơn vị trong lễ truy điệu, ḷng tôi bỗng dâng lên niềm cảm xúc dạt dào, thương tiếc bạn bè quá cố đă cùng tôi chiến đấu ngày xưa. Tôi cố nén đôi ḍng lệ chực chờ trào tuôn ra khoé mắt.
Những Cánh Chim Tự Do đă vĩnh viễn xa đàn, trong đó có người anh cả của đơn vị là Cố Trung Tá Trần Trọng Khương đă từ trần trong kiếp sống lưu vong, người anh thứ hai là Cố Trung Tá Từ Công Phước đă chết trong ngục tù Cộng Sản ở Bắc Việt sau những năm tháng bị đọa đày gian khổ đến tột cùng! Một số anh em đă găy cánh v́ hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 của VC ở vùng Đồng Tháp, Mộc Hoá. Một số đă ĺa đời ở hải ngoại. Riêng Cố Trung Úy Trần Chí Minh đă bị VC sát hại khi vượt thoát khỏi trại tù Rộc Xây – Vĩnh Gia – Kiên Lương vào năm 1977.
Tôi mến thương Minh v́ tính t́nh của Minh luôn hoà nhă với anh em, vóc dáng thư sinh, khuôn mặt trái soan khôi ngô tuấn tú. Minh có tài năng văn nghệ, được bạn bè mến mộ. Minh là Sĩ Quan Khoá Sinh, xuất thân từ Khoá 37 Hoa Tiêu Quan Sát (1971) tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân – Nha Trang. Minh về phục vụ tại Phi Đoàn 122 – Thần Tiễn một thời gian th́ được xuyên huấn A37 và chuyển qua Phi Đoàn 546 – Thiên Sứ, thuộc Không Đoàn 74 Chiến Thuật – Sư Đoàn IV Không Quân.
Tôi nhớ một đêm, Biệt Đoàn Văn Nghệ của Bộ Tư Lệnh Không Quân tŕnh diễn tại hội trường của Sư Đoàn, ban nhạc của Phi Đoàn 122 do Minh thành lập, gồm có tay trống là Trung Úy Quang Tùng Thiện, Guitar Solo là Trung úy Trần Chí Minh, Guitar bass là Trung Úy H́nh Thại Thu và Guitar Accord là Trung Úy Lê Khải Minh tham gia một tiết mục trong chương tŕnh văn nghệ. Ban nhạc Thần Tiễn tŕnh bày nhạc phẩm “Đồn Vắng Chiều Xuân” của NS.Trần Thiện Thanh, do Trần Chí Minh vừa đàn, vừa ca, được khán giả ngợi khen nhiệt liệt bằng tràng pháo tay vang cả hội trường.
Ngày mùng 2 Tết năm 1973, Minh và người yêu đến thăm vợ chồng tôi ở Cư Xá Thanh Diệp của SĐIVKQ. Trong buổi hội ngộ đầu Xuân, sẵn có cây đàn Tây Ban Cầm, tôi yêu cầu Minh ca lại nhạc phẩm “Đồn Vắng Chiều Xuân”. Bây giờ nhắc lại, tôi nghe như giọng ca truyền cảm của Minh c̣n văng vẳng bên tai tôi.
Khoảng 7 năm về trước, tôi được biết đứa em gái của Minh tên Kim Thanh ở Úc Châu đang t́m tin tức về người anh ruột của cô. Gần đây, tôi liên lạc được với Kim Thanh và ngỏ lời chia buồn cùng cô và gia đ́nh v́ nghe tin Minh bị VC giết chết khi trốn trại, mặc dù tin nầy vẫn c̣n nhiều nghi vấn.
Thanh kể cho tôi nghe khoảng tháng 3 năm 1977, th́ thân mẫu cùng vợ chồng đứa em trai của Minh, tên là Đức và 2 đứa con trai của Minh tên Trần Toàn Phương và Trần Toàn Phi đến trại tù Rộc Xây thăm nuôi Minh. Minh cho những người thân biết ư định sẽ vượt ngục. Khi nào gia đ́nh nhận được một bộ quần áo của Minh là dấu hiệu Minh đă trốn thoát. Thấy Minh đang mang đôi guốc, Đức phải đổi đôi giày “bata” của ḿnh cho Minh c̣n Đức mang lấy đôi guốc của Minh về nhà v́ lo ngại cho Minh khi trốn chạy, chắc chắn là guốc sẽ bị đứt quai, Minh phải đi chân trần, làm sao vượt được dặm đường đầy sỏi đá, chông gai!. Lần đó, Minh bồng bế và hôn 2 đứa con trai kháu khỉnh của anh, có ngờ đâu những nụ hôn ấy là nụ hôn vĩnh biệt.
Lần sau, vợ Minh một ḿnh đến thăm nuôi Minh, cán bộ VC của trại tù cho biết Minh không có tên trong danh sách “trại viên”, đă được chuyển trại đi nơi khác và hứa nếu có tin ǵ sẽ cho gia đ́nh biết sau. Thế rồi, họ im lặng luôn. Gia đ́nh vô cùng hoang mang, lo sợ, không biết số phận của Minh ra sao và cũng không dám đi thăm Minh lần nữa v́ sợ Minh đă trốn trại rồi mà gia đ́nh đến đó sẽ bị họ bắt giữ để điều tra. Thế là gia đ́nh bị bặt tin Minh từ đó!
Cách nay vài năm, Thanh liên lạc được với Tâm – tay trống của Ban Nhạc “The Papa’s” do Minh thành lập ngày trước, Tâm cho biết KQ. Huỳnh Bách Khoa – trước ở cùng Phi Đoàn 122 và 546 với Minh, báo tin Minh đă chết khi chui qua ống cống từ trong trại tù thông ra biển v́ bị vướng kẽm gai!
Thanh nghe ḷng đớn đau, quặn thắt trước hung tin nầy. Thanh cố t́m Khoa để hỏi rơ căn nguyên, nhưng không liên lạc được, có lẽ v́ địa chỉ “E-Mail” không đúng. Thanh nhờ bạn học cũ nhắn tin t́m Khoa trên đài truyền thanh. Nhờ đó mà Khoa liên lạc được với Thanh và cho biết tin tức về Minh là do KQ. Lê Quang Trường hiện định cư tại Đan Mạch – cùng Phi Đoàn Quan Sát, Phi Đoàn A37 với Minh kể lại.. Thanh lại nhắn tin t́m Trường trên Website Cánh Thép, nhưng không nhận được hồi âm, Sau, nhờ các vị niên trưởng Không Quân kêu gọi Trường liên lạc với Thanh và chỉ cách cho Thanh vào “Facebook” để t́m Trường. Qua vài lần liên lạc, Trường cho Thanh biết anh cũng là bạn tù của Minh ở Trại Gộc Xây. Thanh bày tỏ nỗi ḷng thương tiếc người anh vắn số và có ư định sẽ đi t́m hài cốt của Minh. Trường nói trại tù và vùng lân cận chung quanh bây giờ thay đổi rất nhiều, chắc khó mà t́m được hài cốt của Minh, nhưng Thanh vẫn quả quyết sẽ thực hiện ư định nên Trường vẽ sơ dồ để hướng dẫn Thanh đến trại tù Rộc Xây – Vĩnh Gia – Kiên Lương.
Sau đó lại có tin KQ.Trần Chí Minh và KQ.Nguyễn văn Út ( cùng Phi Đoàn 546 – Thiên Sứ) bị VC bắn chết khi cùng nhau vượt thoát ra khỏi trại tù. Tin nầy do KQ. Chu Bá Thư nói với KQ. Nguyễn văn Ṭng.
Thanh nhờ Thư và Ṭng ḍ la tin tức gia đ́nh KQ.Nguyễn văn Út và được KQ. Lê Hảo ( Phi Đoàn 546) cho biết số điện thoại của cháu Nguyễn Hương Trinh – con gái của KQ.Nguyễn văn Út ( gia đ́nh thường gọi cháu Hương Trinh là Ly). Khi nói chuyện với Thanh, cháu Ly ngơ ư muốn tháp tùng gia đ́nh Thanh đi t́m hài cốt của cha cháu.
Khoảng 2 tháng trước khi về Việt Nam, Thanh liên lạc với chị Hương – vợ của KQ. Nguyễn văn Út, hy vọng sẽ có thêm tin tức cho cuộc kiếm t́m hài cốt của Minh và Út. Chị Hương tâm sự: Ngày trước vợ chồng chị và cháu Ly sống ở Châu Đốc. Khi Út đă trốn trại, chị không biết nên vẫn đi thăm nuôi như thường. Khi ghe cặp bến, có người báo động: “Ai là vợ của anh Nguyễn văn Út th́ đừng có ra mặt khi có người hỏi, anh Út đă trốn rồi!”. Chị Hương hốt hoảng, nhưng cố trấn tĩnh, ngồi im lặng khi tên cán bộ VC đến hỏi: “Ai là vợ của Nguyễn văn Út”. Hắn lập đi, lập lại mấy lần, không có ai trả lời nên hắn bỏ đi.
Ba ngày sau, bọn công an VC tới nhà chị Hương lục soát đồ đạc, quần áo.., thấy bộ đồ bay của Út mà chị Hương c̣n cất giữ, chúng nó tịch thu rồi bắt chị Hương và cháu Ly (mới 1 tuổi) giải về đồn để giam cầm. Chúng kết tội chị Hương tàng trữ “đồ phản động”, âm mưu phản cách mạng! Sau một tuần lễ, chúng thả mẹ con chị Hương ra. V́ lo sợ bọn công an sẽ trở lại khủng bố nữa nên chị Hương bồng con về Cần Thơ lánh nạn. Tội nghiệp chị Hương và cháu Ly phải gánh chung số phận với vợ con của Quân, Cán, Chính VNCH, đă chịu biết bao tủi nhục, bị phân biệt đối xử, bị đàn áp sau ngày quốc hận đau thương trong khi những người thân của họ bị đoạ đày trong ngục tù của cộng sản dă man.
Lúc Trần Chí Minh đến tŕnh diện Phi Đoàn 122, tôi nghe anh em trong đơn vị nói thân phụ của Minh là phi công của hăng Hàng Không Dân Sự “Air Vietnam”. Ḷng tôi nghe mến mộ cha con Minh vô cùng. Thật đúng là “Hổ phụ sanh hổ tử”! Tôi hỏi Thanh hiện giờ thân phụ của Thanh đang định cư ở Mỹ hay quốc gia nào khác th́ mới biết sau ngày 30-4-75, cuộc đời ông lắm nỗi bi thương:
Cha của Minh là Niên Trưởng KQ. Trần Ngọc Lân, sinh năm 1926, là hoa tiêu kỳ cựu của ngành Trực Thăng và Vận Tải Dakota, có thâm niên 18 năm trong Quân Chủng Không Quân. Ông giải ngũ năm 1966, cấp bậc cuối cùng là Đại úy. Sau khi giải ngũ, ông bay cho các hăng “Air America”, “Air France” và cuối cùng về bay cho “Air Vietnam”. Sau ngày 30-4-75, ông bị kẹt lại VN, được lưu dụng bay Cessna. DC6 và DC10. Sau đó, ông chuyển sang bay Boeing trên tuyến đường bay SàiG̣n – Bangkok, Sài G̣n – Taipei, và huấn luyện cho đám phi công của Bắc Việt để cho chúng quen thuộc với các phi trường của Miền Nam và đường bay quốc tế.
Vừa hoàn tất chương tŕnh huấn luyện th́ sau một phi vụ ông bị VC bắt khi vừa bước xuống phi cơ. Chúng c̣ng tay ông lai và kết tội ông là “CIA” v́ ông đă được đào tạo thành hoa tiêu Trực Thăng từ Hoa Kỳ, dẫn ông về tư gia, lục soát, tịch thu tất cả giấy tờ, bản đồ không hành, huy chương. Sau đó, chúng giải ông ra xe, đem giam ông tại khám Chí Hoà rồi chuyển qua trại tù D30 Phan Đăng Lưu và cuối cùng chúng đưa ông ra trại tù Xuyên Mộc – B́nh Tuy!!
Ngày 29, tháng Chạp Âm Lịch, năm 1984, Thanh và em gái đến thăm nuôi th́ cha cô vẫn khoẻ, nhưng qua ngày mùng 4 Tết năm 1985 th́ gia đ́nh Thanh nhận được một mảnh giấy bạc trong bao thuốc lá báo tin ông bị bịnh nặng, nhắn mẹ Thanh đến gấp. Khi mẹ Thanh đến trại Xuyên Mộc th́ họ cho biết là bệnh xá của trại đă chuyển ông qua bệnh viện Xuyên Mộc. Lúc gia đ́nh Thanh đến nơi th́ bác sĩ cho biết họ đă bó tay, không chữa trị được. Mẹ Thanh xin trại chuyển ông đến bệnh viện Biên Hoà – Đồng Nai. Bác sĩ ở đây cũng không chữa trị được. Họ đề nghị gia đ́nh làm đơn xin ân xá để đem ông về nhà, chuẩn bị lo hậu sự cho ông v́ bệnh trạng của ông đang ở thời kỳ cuối cùng của chứng “sơ gan cổ chướng”!!
Đơn xin được gia đ́nh viết, kèm theo giấy chứng nhận bệnh trạng vô phương cứu chữa của bác sĩ, nhưng trại trả lời: không có thẩm quyền, quyết định ân xá là do Bộ Nội Vụ. Nằm ở bệnh viện Biên Hoà được khoảng 2 tuần th́ cha Thanh hôn mê từ 10 giờ dêm đến 2 giờ sáng th́ ông tắt thở. V́ chết trong nỗi uất ức nên mắt ông trợn trừng và sủi bọt mép!!!
Chính sách mà bọn VC rêu rao là “khoan hồng nhân đạo” được thể hiện như thế đó!!
Bốn tên cán bộ của trại tù Xuyên Mộc đến, bắt hành phải kư tên trong tờ cam kết:
- Gia đ́nh người chết không được khóc.- Không được mời thầy tụng kinh.
- Không được làm đám tang.
Thanh phản đối, không kư tờ cam kết th́ họ nói:
- Khóc sẽ gây điều không tốt cho... chính quyền, c̣n 2 điều kia, nếu không kư th́ chúng tôi sẽ đem xác ông ấy về chôn ở trại v́ ông ấy là người của trại!
Buộc ḷng, Thanh phải kư tờ cam kết!
Sáng hôm sau, họ lái xe tang (xe “van”) chở quan tài và đem khăn tang đến cho gia đ́nh Thanh. Họ hỏi muốn thiêu xác hay chôn? Nếu thiêu th́ họ sẽ giao cho gia đ́nh tro cốt, nếu chôn th́ họ sẽ đem về trại chôn v́ người chết vẫn là người của trại! và thiêu xác th́ phải thiêu ở nơi nào ngoài thành phố. Gia đ́nh Thanh chọn giải pháp hỏa táng.
Họ tẩm liệm rất nhanh, đúng 9 giờ th́ dưa quan tài ra xe trong khi Thanh chạy vào câu lạc bộ của bệnh viện, mua một chén cơm và một cái trứng vịt để cúng trên quan tài, nhưng lúc trở ra th́ xe đă khởi hành. Thanh vừa đuổi theo không kịp nên vừa chạy vừa réo gọi, may nhờ người bảo vệ ra dấu cho xe ngừng lại, Thanh mới tới kịp.
Lễ hoả táng được cử hành tại một ngôi chùa trên đường đi bên trong lối về Thủ Đức. Gia đ́nh Thanh bị cấm đốt nhang, khấn vái dù ông Thầy trụ tŕ Chùa năn nỉ hết lời mà họ cũng không cho phép. Khi Thầy trụ tŕ đọc kinh th́ họ xây gạch lấp ḷ và thiêu ngay. Gia đ́nh Thanh chỉ kịp đốt nhang thảy vào cửa ḷ. Họ đốt lửa và chờ cho lửa cháy hơn 10 phút mới ra về. Họ dặn gia đ́nh Thanh đúng 7 giờ 30 sáng hôm sau hăy đem hũ tro cốt tới Chí Hoà. Thanh bực tức hỏi:
- Để làm ǵ?
Họ trả lời:- Để làm lễ… “bàn giao”.
V́ quá uất hận, đớn đau nên khi bọn VC vừa lái xe đi th́ mẹ Thanh ngất xỉu. Đôi môi của bà bị bầm tím cả tuần lễ mới hết v́ bà phải cắn môi, cố dằn cơn cảm xúc để không bật thành tiếng khóc, giữ đúng lời cam kết cho hậu sự của chồng được hoàn tất.
Chiều hôm đó, tro cốt của NT. Trần Ngọc Lân được gia đ́nh đem về gởi ở Chùa Văn Thánh – Thị Nghè. Sáng hôm sau, đúng giờ hẹn, gia đ́nh Thanh đến Chí Hoà để gặp cán bộ trại Xuyên Mộc, nhưng không mang theo hũ tro cốt. Họ hỏi:
- Tro cốt đâu?
Thanh trả lởi:- Gia đ́nh tôi gởi ở Chùa Thị Nghè.
Họ chấp nhận rồi dẫn gia đ́nh Thanh về Phường – nơi cư trú của gia đ́nh Thanh để làm “Lễ bàn giao”. Trong lễ nầy, trước mặt người đại diện cơ quan Phường 2 – Quận 3, họ tuyên bố: tro hài cốt của Trần Ngọc Lân đă được gởi ở Chùa Thị Nghè. Từ đây về sau, không có ai mang tên Trần Ngọc Lân trong gia đ́nh nầy nữa! Công an phường sẽ gạch tên ông Trầng Ngọc Lân ra khỏi hộ khẩu!
Xong thủ tục, họ ra ngoài nói với nhau, cốt ư để cho gia đ́nh Thanh nghe:
- “Tiếc quá! phải chi ông Lân sống thêm vài ngày nữa th́ sẽ có lệnh tha”
Biết họ nói láo khoét, nhưng Thanh cũng nói với họ:- Vậy các anh cho gia đ́nh tôi xin lệnh tha để chúng tôi “cúng” trên bàn thờ cho cha tôi biết rằng ổng đă được nhà nước “khoan hồng”!!
Họ trả lời:- Không được, v́ lệnh tha phải lưu hồ sơ trại.
Thật là lũ gian ngoa, xảo trá! Không có lương tri của con người. Nếu có lệnh th́ tại sao chúng không trao cho gia đ́nh Thanh trong lúc nầy để “quảng cáo” chính sách “khoan hồng nhân đạo”của chúng?!
Thanh cho tôi biết tro hài cốt của Niên Trưởng Trần Ngọc Lân được gia đ́nh gởi tại Việt Nam Quốc Tự tức Viện Hoá Đạo ngày trước, nằm trên Đường 3 Tháng 2 (tên cũ là Trần Quốc Toản). Hũ tro hài cốt mang số 175, đặt ở pḥng số 1, bên trái tượng Phật Di Lạc (đi cầu thang lên).
Di ảnh của Cố Trung úy Trần Chí Minh cũng gởi ở chùa nầy, bên phải chánh điện, đi thẳng vào bên trong, trên tấm bảng treo tường bên trái.
Từ khi Minh mất tích, tiếp đến là cái chết của cha Minh, và chồng của Thanh cũng bị giam cầm trong trại tù ngụy danh là “Trại Cải Tạo” v́ anh ấy là một sĩ quan thuộc Sư Đoàn 22, gia đ́nh Thanh bị hụt hẫng, nước mắt thâm t́nh của Thanh và me Thanh đă tuôn chảy thật nhiều theo ḍng đời bi thảm. Khắp 3 miền Bắc, Nam, Trung, chế độ độc tài, đảng trị, kềm kẹp của cộng sản đă biến đất nước thành “tù ngục bao la”. Thanh nuôi ư định vượt biển t́m Tự Do sau ngày 30-4-75 nhưng v́ hoàn cảnh gia đ́nh nên chưa ra đi được.
Sau khi cha và anh ruột không c̣n nữa và chồng Thanh được trả tự do nên Thanh đă cùng chồng vượt biển đến Mă Lai, sau 4 ngày, 5 đêm thuyền lênh đênh trên biển cả. Số thuyền nhân trong chuyến đi nầy là 200 người. Thuyền đến bờ biển nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Mă Lai tại rừng “Terranganu”. May mắn thay! vị Chỉ Huy Trưởng của đơn vị ở đó là một Thiếu tá người Mă gốc “Chinese”, rất giàu ḷng nhân đạo. Sau 27 ngày, họ đă đóng xong 4 chiếc thuyền chở tất cả người tị nạn và cho 1 chiếc tàu lớn dẫn 4 chiếc thuyền ấy ra hải phận quốc tế, sau khi đă cung cấp đầy đủ lương thực, trang bị hải bàn cho thuyền, “set up” hướng đi và cho biết 2 ngày sẽ đến đảo “Galang” của “Indonésia”.
Điều mà mọi người ngạc nhiên là khi thuyền nhân lên 4 chiếc thuyền, vị Thiếu tá và binh lính xếp hàng dài để tiễn đưa. Vị sĩ quan chỉ huy và binh lính đều khóc ṛng như tiễn đưa người thân vào cơi chết!! Trong đám thuyền nhân có nhiều người cảm động cũng khóc theo.
T́nh cảm và nghĩa cử cao quư của người Mă Lai khiến Thanh suy tư và thương cho thân phận người dân sống dưới chế độ xă hội chủ nghĩa do cộng sản áp đặt trên quê hương Việt Nam. VC đă khủng bố, dàn áp, đánh đập, sát hại người cùng ṇi giống chẳng chút nương tay, trong khi người Mă khác chủng tộc c̣n biết thương yêu, cứu giúp người Việt Nam trên đựng tị nạn thập tử nhứt sinh!
Đă qua 4 ngày chạy theo hướng chỉ dẫn của người Mă, nhưng 4 chiếc thuyền vẫn không thấy được dảo “Galang”! Mọi người đều tuyệt vọng, cùng khấn nguyện Phật Trời phù hộ cho họ đến được bờ bến Tự Do. Sang ngày thứ 5, mọi người bỗng thây một thanh niên lái thuyền độc mộc đi lưới cá. Đoàn người tị nạn vui mừng khôn xiết, nhờ anh ta lái thuyền đưa họ về đảo “Galang”.
V́ chồng Thanh có người chị ruột ở Úc nên sau khi vượt qua cuộc thanh lọc, họ được cho phép định cư ở Úc Châu từ ngày 29-4-92.
* * *
Tôi liên lạc được với Thanh sau khi Thanh đă nhờ bạn bè t́m tin tức liên quan đến KQ. Trần Chí Minh và Thanh quyết định đến trại tù Kiên Lương t́m hài cốt của người anh ruột mà cô yêu kính. Tôi chưa thấy người em gái nào thương anh ruột như Thanh ! đă 36 năm qua, kể từ ngày Minh được ghi nhận là mất tích mà Thanh vẫn cố công t́m kiếm tin tức của người anh.
Trước khi Thanh về VN, tôi đă đăng tin Thanh sẽ đi t́m hài cốt của KQ. Trần Chí Minh trên Website “Hội Quán Phi Dũng” để anh em cùng khoá 37 Hoa Tiêu Quan Sát với Minh, các chiến hữu cùng Phi Đoàn 122 vá 546 biết được tin nầy để có thể yểm trợ vật chất hay tinh thần cho Thanh – một người em gái đáng thương. Tôi được biết KQ. Nguyễn Quang Trường (PĐ122 & 546, là bạn tù của Minh ở trại Rộc Xây, sau nầy anh được trả tự do) ngoài việc vẽ sơ đồ hướng dẫn Thanh đến trại tù ở Kiên Lương, Trường c̣n gởi cho Thanh số hiện kim 200USD để trợ giúp một phần lộ phí.
Tuy tôi khác tín ngưỡng với gia đ́nh Thanh, nhưng lúc Thanh đă lên đường, đêm nào đọc kinh tôi cũng dành 5 kinh cầu nguyện cho Thanh t́m kiếm được hài cốt của KQ.Trần Chí Minh – một chiến hữu trẻ mà tôi thương mến.
Khi về cố quốc, Thanh cùng em gái của Minh là Trần thị Kim B́nh, chồng của cô B́nh là Nguyễn văn Sơn, con trai thứ 2 của Minh là cháu Trần Toàn Phi, theo sự hướng dẫn của “nhà ngoại cảm” thực hiện cuộc t́m kiếm hài cốt của Minh. Gia đ́nh của KQ. Nguyễn văn Út gồm có chị Hương – vợ Út, anh Bé và vợ (em trai và em dâu của Út), đứa con gái nuôi của Út. Trước cuộc t́m kiếm hài cốt của Minh và Út 3 ngày, KQ. Lê Hảo đă nhờ Thanh trao cho cháu Ly 300USD. Nhưng, hôm Thanh khởi hành, cháu Ly, không đi theo được v́ bận công việc quan trọng bất ngờ.
Cái chết của Minh được 3 “nhà ngoại cảm”cho biêt là Minh bị VC bắn trúng chân khi vượt thoát khỏi trại tù. Minh ngă khuỵu xuống, bị chúng bắn thêm phát nữa rồi chúng chạy đến đập đầu Minh bằng báng súng!! Nghe họ nói, Thanh đau đớn như đứt từng đoạn ruột, lệ trào tuôn lai láng, thương cho người anh vắn số, không thoát khỏi nanh vuốt của tử thần.
Trong ṿng 2 năm trước khi Thanh về VN, các em của Minh ở quê nhà đă thực hiện được 4 cuộc t́m kiếm, đă nhiều lần ḍ hỏi mới biết được vị trí chính xác của trại tù Rộc Xây – nơi Minh bị giam cầm ngày trước. Nay các trại tù ngụy danh là “Trại Cải Tạo” ở khu vực nầy không c̣n nữa v́ đă được san bằng để giao đất cho nông dân canh tác.
Địa diểm t́m kiếm hài cốt nằm ở phía Tây Nam trại tù Rộc Xây – Vĩnh Gia – Kiên Lương. Địa danh nơi ấy là Lương An Trà. Đó là chỗ dừng chân, nghỉ ngơi của tù nhân khi đi lao động cho nên Thanh hơi nghi ngờ, không biết t́m kiếm nơi đây có đúng không?! Từ trại tù Rộc Xây ra đường đất xa khoảng 8 cây số, đường ngoằn ngoèo, sông rạch quanh co, ngày trước nơi đây toàn là rừng tràm. Nghe nói VC đặt nhiều “chốt” trong rừng và dân vùng nầy toàn là dân VC nên tù nhân khó bề trốn thoát được. Ngày nay, rừng tràm đă được khai quang để cho dân làm ruộng.
Thanh mướn xe cào đất và một nhóm người đào đất bằng leng. Họ cặm cụi làm việc đào bới đất trong nhiều giờ, nhưng chỉ t́m thấy một mảnh vải màu xám ở vị trí ước đoán là nơi chôn xác KQ. Trần Chí Minh và một mảnh vải giống như vải dù ở vị trí ước đoán là nơi chôn xác KQ. Nguyễn văn Út. Theo lời của dân địa phương th́ đất của vùng đó có phèn mặn nên tất cả mọi vật vùi chôn sẽ bị phân hủy, kể cả sắt.
Gia đ́nh Út thất vọng ra về, Thanh yêu cầu xe cào đất cùng những người đào đất bằng leng tiếp tục làm việc từ 11 giờ sáng đế 4 giờ chiều. Khi thấy họ quá mệt mỏi, Thanh đành cho họ nghỉ. Thanh thất thểu ra về. Mảnh vải t́m được ở nơi đào bới đất, Thanh giặt sạch, đem về nhà ở Úc Châu để thờ v́ Thanh tin tưởng đó là mảnh vải áo của người anh quá cố!
Nhận được E-Mail của Thanh gởi từ VN sau khi kết thúc cuộc t́m kiếm hài cốt của Minh không có kết quả, tôi thấy ngậm ngùi thương cho Thanh đang mang nỗi thất vọng năo nề. Tôi an ủi Thanh:
- Dù t́m không được hài cốt, nhưng anh tin rằng hương linh cửa Minh sẽ chứng tri cho t́nh thương cao quư và những giọt nước mắt thâm t́nh của em sẽ làm cho Minh được ấm ḷng bên kia phương trời miên viễn!
Tôi ngậm ngùi, xót xa, thương tiếc vị Niên Trưởng Trần Ngọc Lân, một phi công tài ba, lỗi lạc, hiếm có trong Không Lực VNCH, tiếc thương 2 chiến hữu Trần Chí Minh, Nguyễn ăn Út gặp nạn tai khi vượt thoát khỏi ngục tù cộng sản. Không ngờ những “Cánh Chim Tự Do” đang mang lư tưởng “Bảo Quốc Trấn Không” lại bị kết liễu cuộc đời quá năo nùng, bi thảm!
Kha Lăng Đa