Lê Bá Định, Vị Niên Trưởng Không Quân khả kính

 

Kha Lăng Đa

 

 

                         (Kha Lăng Đa và Lê Bá Định)

 

 

Trước năm 1975, tôi đă đọc được nhiều bài Phú của niên trưởng Lê Bá Định đăng trên nguyệt san Lư Tưởng của Không Quân VNCH, nhưng chưa gặp mặt ông cho thoả ḷng ngưỡng mộ v́ những bài Phú đặc sắc của ông.

 

Những bài Phú đă gợi cho tôi nguồn cảm hứng để tôi tập tễnh sáng tác bài Phú đầu tiên, tựa đề là “Lời trần t́nh cùng bà xă” vào khoảng cuối năm 1974, cũng đăng trên nguyệt san Lư Tưởng mà trước đó tôi đă tự tạo cho ḿnh một trường phái gọi là “Thơ Lè Phè” để chọc cười “làng bay”và giai nhân thích lính hào hoa. Đó là bài Phú đầu tiên và cũng bài Phú sau cùng tôi đă viết ở quê nhà. Đến nay, tôi không thuộc ḷng được câu nào mà chỉ nhớ đại ư của bài Phú ấy là lời của một “hảo hớn phi hành” phân trần và khuyên lơn bà xă đừng có ghen tuông vớ vẩn khi chàng phải đi biệt phái và tăng phái liên miên giữa lúc VC đang vi phạm Hiệp Định Paris, lấn đất, giành dân, xua quân đột nhập vào miền Nam”.

 

Khi ra hải ngoại, tôi mới có cơ hội viết thêm những bài Phú và biến thể của Phú là Văn Tế mà trước kia tôi đă bị cụt hứng sau ngày quốc hận đau thương. Niên trưởng Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh viết lời tựa cho tác phẩm Hoa Hướng Dương của tôi, (in tại nhà xuất bản Cội Nguồn – năm 2004) đă giới thiệu tôi là người độc nhứt sáng tác những bài Phú trong Quân Chủng Không Quân. Nếu nói như vậy ở hải ngoại th́ có thể đúng c̣n ở quốc nội th́ NT. Lê Bá Định là người tiên phong viết những bài Phú trong Quân Chủng “Lính Hào Hoa”. Ông nầy là bậc anh cả và cũng là bậc thầy của tôi.

 

Nhớ ngày tôi cùng nhà văn Dương Hùng Cường và Chu Tấn từ Sư Đoàn IV Không Quân về Tân Sơn Nhứt tham dự đêm họp mặt 33 tác giả và xuất bản Tập “Thơ Tuyện Không Quân Thời Chiến”, tôi mới có dịp gặp NT. Lê Bá Định. Đêm đó, trong tiệc vui, MC Hồ Phong đă giới thiệu NT. Lê Bá Định lên sân khấu, đọc bài Phú Hoà B́nh cho mọi người nghe. Lúc đó, tôi “chiêm ngưỡng dung nhan” của ông th́ quả thật là một hảo hớn Không Quân, oai phong lẫm liệt, có người c̣n gọi ông là “Hiệp Sĩ Không Gian” nũa! Tôi càng kính nể ông hơn khi được biết ông sắp tŕnh luận án tiến sĩ về Công Pháp Quốc Tế. Bài Phú Hoà B́nh của anh vẫn c̣n được Đặc San Lư Tưởng của Tổng Hội Không Lực VNCH ở hải ngoại đang lại và cũng được anh em thi, văn hữu Không Quân nhắc nhở:

 

HOÀ B̀NH PHÚ

 

Ô hô!

Xưa kia lũy Đồng Hới một lần phân tranh Trịnh Nguyễn!

Nay đây, gịng Bến Hải hai phen cắt đất Việt Nam!

Nghĩ mà đau ḷng!

Suy thêm nát óc.

Than ôi! Máu chảy thành sông

Thây chồng như núi!

Chiến, tưởng đâu chống Tàu, thắng Pháp

B́nh, những mong phạt Tống, b́nh Chiêm!

Xua quân rầm rộ, nghe như tướng Lư đánh hai châu,

kẻ Bắc quân có thấy ḷng thêm tủi lúc tràn qua vĩ tuyến?

Ngăn giặn thù như vách sắt tường đồng, giống như tướng Trần

mấy bận chống quân Nguyên,

người Nam quân có thấy mắt rưng rưng khi chống giữ Đông Hà?

Ấy vậy mà đă mười tám năm qua đánh đấm,

Xem thế mà đă năm năm tṛn đàm hội nghị

Bây giờ th́,

Dù có chửa trâu, chửa ḅ ǵ, cũng đă “ba bề bốn bên”

đẻ ra được mấy ḍng ”Ngưng Bắn”,

Tuy rằng nghẹn họng, nghẹn hầu chi, cũng được”ba phe bốn phía”

bảo đảm cho hai chữ “Hoà B́nh”

Ôi cha, Hoà B́nh!

Úy mẹ, Hoà B́nh!

Hoà b́nh ơi! Mi là cái chi chi mà mi khó thế?

Kẻ nói mi giống như chim cu,

Người xem mi như đồ trang sức.

Coi ra th́ mấy đứa Hippy mua mi cũng dễ, chúng đeo mi trên cổ, trên đầu...

trong quần lót!

Xét thấy th́ trự nhà giàu nhai mi không khó, họ

vào tiệm kêu cháo kêu ḿ

xực cho đả rồi liệng xương mi trong sọt rác!

Vậy mà:

Gọi mi một ngàn năm!

Kêu mi suốt thế kỷ!

Chờ mi hai trăm năm!

Bây giờ th́ mi ḷ ḍ mi tới, tới thiệt hay tới giả, nói

thiệt ta nghe,

nếu không ta bẻ cổ!

Phút nầy mi nhấp nháy mi ra, ra luôn hay rụt cổ, nh́n

nhận cho ta biết

nếu xạo ta thui lông!

Này này ta nói cho mà biết!

Một ngàn năm giặc Tàu nó nhốt mi, ta xực bào ngư vi cá

xong rồi ta bắt được mi qua khói thuốc phiện!

Một trăm năm thằng Tây nó giấu mi, ta đớp phó mách

sữa ḅ

xong rồi ta c̣n tóm được mi qua hơi rược sâm banh!

Giờ đây, gần hai mươi năm vuột tới vuột lui,

Mi chớ có ḥng giở cái tṛ năm bốn (1954)!

Hoà b́nh bớ hoà b́nh!

Nói phải biết nghe, dạy cho biết phép,

Lần nầy mi rán trở về, sướng ǵ mà nh́n xáo thịt nồi da?

Phen ni mi cố ở luôn, tội t́nh chi mà xé mất bức dư đồ?

Thôi thôi:

Ngôn bất tận ư,

Ta đă nói nhiều lời,

Nay mi đang lấp ló ngoài song, ta từ tâm cho mi trở lại,

Giờ mi đang thấp thỏm ngoài hè, ta rộng lương cho

mi vào cửa,

Này Hoà B́nh!

Có mi về, ta cũng thắp hương ba lớp, trước bàn thờ Tổ Quốc,

Ta cúi lạy giống Rồng Tiên thôi ngừng tay kiếm,

Được mi đây, ta tạm sắp rượu ba chung nhỏ, trên

mảnh đất Quê Hương,

ta nguyện cho nước Việt Nam hết đổ máu thù.

 

Ô hô! Hoà B́nh!

Lành thay! Tốt thay!

 

***

 

Lần thứ hai, tôi gặp NT. Lê Bá Định trong trại tù Z30C Hàm Tân (Thuận Hải) khi chiến cuộc bùng nổ giữa Trung Cộng và CSVN, những trại tù ở gần biên giới phía Bắc được chuyển vào Nam. Ông làm “lao động nhẹ” ở đội đan đồ gia dụng bằng tre như thúng, rỗ... c̣n tôi ở đội vận chuyển củi do đội lâm sản đốn cây rừng, chặt thành khúc, để sẵn ở b́a rừng bằng xe kéo, hai bánh làm bằng gỗ mà VC gọi là “xe cải tiến!!

 

Hôm ấy bất ngờ, đội của tôi được điều động về nhà kho dụ trữ lương thực của trại tù để phơi lúa, nếp, đậu, bắp... Đây là dịp may cho chúng tôi được làm việc nhẹ, lén ăn đậu phọng sống đến no nê sau những năm tháng thiếu ăn. Đội đan lát của NT. Lê Bá Định làm việc trong cái nhà nằm cạnh nhà kho dự trữ lương thực. Do đó, lúc đội của tôi nghỉ giải lao, anh em vào xem mấy ông già đan thúng, rỗ, NT. Lê Bá Định hỏi một người bạn tù trong đội tôi là anh Thạch Hơn – Binh Chủng Nhảy Dù:

 

- Trong đội của anh có ai tên Lịch, thường gọi là Kha Lăng Đa không?

 

Anh Thạch Hơn vội vă đi t́m và gọi tôi vào gặp anh NT. Định. Lúc tay bắt mặt mừng, tôi vui mừng và cảm động muốn khóc khi thấy ông ốm nhom như tôi, da đen đúa v́ phơi nắng cháy, tóc xơ xác, nụ cười khô héo. Tôi nh́n kỹ thấy ông bị mất nhiều răng, có lẽ v́ nhai bo bo không bóc vỏ. Tôi ước lượng ông c̣n nặng chừng 48, 49 kg như tôi!! C̣n đâu vóc dáng của một phi công khu trục oai hùng, hào hoa, phong nhă của ngày xưa!

 

Tôi và NT. Định chỉ hỏi thăm sức khoẻ của nhau trong giây phút ngắn ngủi rồi phải chia tay để tiếp tục công việc trong ngày.

 

Buổi chiều, tất cả các đội lao động được ra suối tắm... thoát y. Tôi gặp lại NT. Định đang tắm suối. Anh đă kể cho tôi nghe những gian nan, khổ ải của anh em tù nhân chính trị bị đoạ đày ở miền Bắc, dưới cái lạnh cắt thịt xé da, lạnh đến nỗi trâu ḅ c̣n khuỵu xuống, không đi nổi, huống chi là con người. Anh em bị đói rét, bệnh hoạn không có đủ thuốc thang nên một số người phải mạng vong, thân xác bị chôn vùi trong núi rừng Bắc Việt! Tôi kể cho anh nghe tôi đă hai lần thoát khỏi lưỡi hái của tử thần v́ bệnh hoạn. Lần thứ nhứt khi c̣n ở trại Suối Máu, sau khi mười mấy anh em ḿnh chết v́ bệnh kiết máu, đến lượt tôi mắc phải bệnh ấy đến thời kỳ sau cùng, tức là đại tiện ra máu, nếu không nhờ anh em thương t́nh đi quyên góp thuốc trụ sinh để cứu tôi th́ tôi đă chết từ năm 1977.

 

Lần thứ hai, lúc chuyển lên trại nầy (Z30C), tôi bỉ sốt rét rừng, bệnh trầm trọng đến nỗi tôi cầu nguyện cho ḿnh được chết, may nhờ nhạc sĩ Nhật Bằng và anh Nguyễn văn Hai cùng đội đă cứu tôi thoát chết.

 

Hôm đó, Anh Định đă nói với tôi những ước đoán của anh về t́nh h́nh chính trị sẽ diễn tiến như thế nào sau ngày mất nước. Tôi nghe anh nói và có ghi nhớ để kiểm nghiệm sụ việc xảy ra sau nầy.

 

Sau một tuần lễ phơi luơng thực của kho dự trữ, đội của tôi lại trở về với công việc nặng nhọc như cũ, không có dịp gặp lại NT. Định ở đội đan lát nữa. Bỗng một hôm , đội tôi tắm cùng “bến tắm” với đội của NT. Định. Tôi gặp ông lúc cùng ngâm ḿnh dưới nước, hàn huyên tâm sự. Lúc lên bờ mặc quần áo để về trại, tôi đă trao tặng ông một bó củi do tôi chặt cành cây ở b́a rừng, bó lại, có buộc dây mang đàng hoàng để ông đem về, nấu nướng trong những ngày cuối tuần, nghỉ lao động.

 

Tháng sau, tôi được chuyển qua đội văn nghệ để thay thế tay đờn lục huyền cầm đă dược trả tự do. Đội văn nghệ c̣n kiêm thêm công việc trồng rau xanh và “bến tắm” cách xa “bến tắm” của đội NT. Định hơn 400m. Do đó mà tôi không c̣n gặp được ông nữa. Đến tháng 7 năm 1982 th́ tôi được trả tự do. V́ tất cả tù nhân được thả phải gom lại ở trong một dăy nhà (VC gọi là "Nhà cách ly”) để làm công tác sinh lợi cho trại một tuần lễ. Mỗi ngày, tôi phải vào rừng đốn 2 cây tre và 30 lá buôn để nộp cho trại. Tôi muốn liên lạc với NT. Định để coi ông có nhắn gởi ǵ về gia đ́nh không, nhưng không cách nào gặp được!

 

****

 

Sau khi được đi định cư ở Hoa Kỳ, năm 2002, vợ chồng tôi về quê hương để hỏi vợ cho đứa con trai trưởng nam. NT. Vơ Ư (Cựu Phi Đoàn Trưởng PĐ. 118 - Bắc Đẩu) cho tôi biết NT. Định mới xuất viện v́ phải qua một ca giải phẩu thay van tim. Chính NT. Ư đă đề nghị Tổng Hội Trưởng Không Lực VNCH Khưu văn Phát trích quỹ của Tổng Hội để gởi cho NT. Định một số tiền t́nh nghĩa. Anh Ư dặn ḍ tôi:

 

- "Kha Lăng Đa phải nói thế nào cho anh Định nhận tiền của anh em, “của ít ḷng nhiều” v́ trước đây, anh em cũng có gởi tiền, nhưng anh Định không nhận”.

 

Tôi lănh trách nhiệm về VN, gặp NT. Định tại tư gia của ông. Lúc đó, tuy sức khoẻ chưa hồi phục hoàn toàn, nhưng trông ông đă lấy lại nhân dáng và phong cách hào hoa gần như ngày trước. Tôi được biết NT. Định dạy Anh Văn ở những Trung Tâm Sinh Ngữ, nhưng nay bị bệnh, ông không c̣n đi dạy được nữa. Các con của ông hiện là giáo sư trung học. Thật là một gia đ́nh có truyền thống hiếu học, đỗ đạt thành danh. Cha làm thầy, con cũng làm thầy! Bằng lời nói chân thành, mộc mạc, đơn sơ, tôi nói với NT. Định:

 

- Anh em ḿnh thuộc Tổng Hội Không Lực có gởi cho anh chị một số tiền. Kính mong anh chị vui ḷng nhận món quà nhỏ bé nhưng nhiều t́nh nghĩa nầy cho chúng tôi mừng. Nếu anh chị từ chối nữa, chắc là anh em sẽ buồn lắm!.

 

Anh chị Định thoáng vẻ xúc động. Vợ tôi liền trao phong b́ cho chị Định. Anh Định (xin gọi bằng anh cho thân mật hơn) gởi lời cám ơn anh em c̣n nhớ đến anh và nhờ tôi gởi lời thăm tất cả anh em. Tôi ngại ngồi lâu sẽ không tốt cho sức khoẻ của anh Định cần phải nghỉ ngơi nên bảo đứa con trai tôi chụp một tấm h́nh tôi ngồi bên anh Định để làm kỷ niệm rồi từ giă anh chị để ra về.

 

****

 

Những ngày gần cuối năm 2013, NT. Vơ Ư báo tin cho anh em KQ. ở hải ngoại biết anh Lê Bá Định đang lâm trọng bệnh phải nằm bệnh viện. Tôi chưa biết thêm tin tức ǵ nữa th́ anh Ư đă về VN làm lễ măn tang cho thân mẫu của anh. Lúc anh Ư trở qua Mỹ, tôi hỏi thăm bệnh t́nh của anh Định th́ anh cho biết anh Định đă xuất viện, về nhà và sống được ngày nào th́ gia đ́nh mừng ngày nấy. Tôi bùi ngùi xúc động nghĩ rằng anh Định sẽ... ra đi! Tuần lễ sau, anh Ư báo tin anh Định đă từ trần để lại sự thương tiếc vô vàn của gia đ́nh và anh em đồng đội. Tôi đă nhờ Sui gia của tôi ở Sài G̣n, đem tràng hoa đến tang lễ của anh Lê Bá Định để chia buồn cùng chị Định, các cháu và tang quyến.

 

Anh Định là một sĩ quan cao cấp của Không Quân VNCH văn vơ song toàn, hội đủ đức tính tốt: nghĩa, nhân, trí, dũng và hiếu học, tài năng xuất chúng về ngoại ngữ, biện luận, thuyết tŕnh. Anh là một cấp chỉ huy thanh liêm, chính trực, nghèo th́ chịu nghèo chớ không làm chuyện bất chính để mưu lợi riêng. Anh thương mến anh em thuộc cấp và không khuất phục thượng cấp quan liêu, lạm quyền, trù dập người cương trực.

 

Anh đă cứu văn và nêu cao danh dự của Không Quân, đă “minh oan”, làm sáng tỏ vấn đề qua việc cố vấn Mỹ John Paul Van của Quân Đoàn II không hiểu rơ thời tiết vùng cao nguyên vào mùa hè, thường có mưa giông, mây mù xuống thấp mà đă vội hàm hồ phê phán phi công khu trục Pleiku “lạnh cẳng”, không dám cất cánh, bay đến giải vây đồn Tân Cảnh ở ngă ba biên giới bị VC uy hiếp (Theo Không Quân Ngoại Truyện “Tin Chết Người” trong tạp văn “Tổ Ấm Bay Về” của NT. Vơ Ư)

 

Giờ đây, anh Lê Bá Định đă trả xong nợ đời và vĩnh viễn nằm xuống trong ḷng đất quê hương. Tôi và anh em, những người ở lại trong kiếp sống lưu vong, c̣n phải chịu bao lụy phiền của khoảng cuối đời người, rồi một ngày nào đó không xa, cũng sẽ theo anh về bên kia phương trời miên viễn.

 

Tôi hướng mắt về phía chân mây mịt mờ, xa thẳm để tượng niệm một người anh khả kính mà từ đây, tôi và anh em không bao giờ được gặp lại anh nữa! Cầu chúc anh an giấc ngàn thu, hương linh của anh được về miền lạc cảnh, xa lánh cơi trần đầy dẫy bợn nhơ. Nếu kiếp nầy, mộng lớn của anh chưa thành, cầu mong kiếp sau anh sẽ được vẹn tṛn ư nguyện. Xin vĩnh biệt người anh yêu kính Lê Bá Định!

 

 

Kha Lăng Đa

(St.Louis 5-2-14)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính