Thầy Cùi có linh thiêng

 

Vơ Ư, K17

 

 

(Nguồn: Tập san ĐA HIỆU số 112 – Xuân Mậu Tuất 2018)

 

 

Khóa 17 nhập trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam tháng 11 năm 1960, trước K18 một năm. Hai năm sau, năm 1962, Khóa 19 nhập trường. Vào lúc nầy (1960-1963), Quân trường gồm 5 khóa là:

– Khóa 15 (64 SVSQ (Sinh Viên Sĩ Quan)- Tốt nghiệp: 55 Th/U, 2 Ch/U).

– Khóa 16 (326 SVSQ – Tốt nghiệp: 226 Th/U, 52 về Đồng Đế Nha Trang).

– Khóa 17 (210 SVSQ – Tốt nghiệp: 179 Th/U, 10 Ch/U).

– Khóa 18 (201 SVSQ – Tốt nghiệp: 191 Th/U).

– Khóa 19 (412 SVSQ – Tốt nghiệp: 391 Th/U)

 

Vị chỉ huy trưởng bấy giờ là Trung Tá Trần Ngọc Huyến (xuất thân Khóa 2, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức **, binh chủng Pháo Binh).

 

K17 nhập trường sau cuộc binh biến đầu tháng 11/1960 do một số sĩ quan nhảy dù khởi xướng. Thiếu Tướng Lê Văn Kim bị nghi ngờ có can dự đến sự kiện nên buộc phải bàn giao chức vụ Chỉ Huy Trưởng cho Trung Tá Trần Ngọc Huyến, Chỉ Huy Phó kiêm Văn Hóa Vụ Trưởng. (Trung Tá Huyến tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp, Đại Học Văn Khoa Saigon.)

 

Tân Chỉ Huy Trưởng chấn chỉnh ngay chương tŕnh huấn luyện bằng cách đệ tŕnh thượng cấp (qua Bộ Giáo Dục và Bộ Quốc Pḥng) công nhận văn bằng tốt nghiệp thiếu úy hiện dịch của Trường Vơ Bị Quốc Gia, (chương tŕnh 4 năm) tương đương tŕnh độ văn hóa năm thứ hai Cử nhân Toán Lư Hóa.

 

Ông mở thêm môn “Khoa Học Lănh Đạo” (1), do chính ông phụ trách để truyền đạt cho các sinh viên sĩ quan nghệ thuật Lănh Đạo Chỉ Huy. Nội dung của môn học nầy có vẻ đơn giản nhưng vô cùng thiết thực cho cấp chỉ huy khi đối diện với đời sống cụ thể tại đơn vị cũng như trên chiến trường.

 

Ông áp dụng phương pháp của Socrate (1) (dạy cho người nô lệ xưa) là không thuyết giảng dài ḍng, chỉ nêu những câu hỏi, gợi ra câu trả lời do sự suy luận đơn giản. V́ vậy, SVSQ không phải buồn ngủ hoặc nhàm chán khi nghe thuyết giảng trừu tượng và dài ḍng. Thay vào đó, mỗi người được phát một tờ giấy quay ronéo tóm tắt vài trường hợp thường xảy ra trong đơn vị, liên hệ với đủ hạng người, từ thượng cấp “đại úy cà dựt”, đồng cấp “trung úy láu cá”, “thiếu úy nịnh bợ” đến thuộc cấp “thượng sĩ bướng” v́ có 17 năm công vụ; “trung sĩ lỳ” vừa chậm, lại vừa khó bảo…

 

Lớp học chia thành toán, từ 8 đến 10 người, cùng thảo luận và t́m biện pháp giải quyết một cách hữu lư những vấn đề do “nhân vật” trong giấy gây ra, mà SVSQ là đơn vị trưởng tương lai, phải giải quyết!

 

Thông thường, giữa sinh viên và chỉ huy trưởng quân trường, có khoảng cách rất xa. Trong giờ lănh đạo chỉ huy, mọi người ngang hàng, chỉ hơn nhau trong lư luận hợp lư, sâu sắc và chín chắn. Từ thái độ e dè của thuộc cấp, sinh viên dần dần nhận thấy chỉ huy trưởng của họ thành thật và suy luận sắc bén, nên chấp nhận là “Thầy” (hơn là Chỉ Huy Trưởng).

 

Qua cách truyền đạt nầy, cũng là lúc Thầy đặt họ trước t́nh thế của đất nước, đưa thí dụ người hiền ḥa đang làm vườn, bị láng giềng kéo côn đồ phá rào, sang nhà ḿnh đe dọa, đốt phá cả nơi thờ phượng tổ tiên ông bà, th́ thử hỏi chui xuống hầm, chạy trốn, quỳ lạy tha chết hay gọi vợ con, anh em hợp lực đánh đuổi kẻ kia về. Suy luận rồi thảo luận, sinh viên tự t́m lấy câu trả lời duy nhất là “quyết chống lại” tên hàng xóm tham lam.

 

Cũng từ đó, Thầy Huyến truyền bá “Triết Lư Nhân Sinh” (1) của ḿnh cho đám học tṛ thân yêu và nhận họ cùng một giống với ḿnh, “giống cùi”!

 

Danh từ “Cùi” dùng để gọi các SVSQ, được truyền tụng trong quân trường (và sau nầy ngoài đơn vị) từ ngày Trung Tá Trần Ngọc Huyến đảm nhận trách nhiệm Chỉ Huy Trưởng, vào khoảng cuối năm 1960.

 

Ngày nay, tại hải ngoại, danh từ “Cùi” vẫn được nhắc lại đâu đó, từ trong nội bộ cựu SVSQ Vơ Bị Quốc gia Việt Nam (VBQG/VN) cho đến tập thể người Việt tị nạn Cộng Sản và các hội đoàn, tổ chức khác!

 

Trong thời chiến, danh từ cùi biến thành “mật khẩu” cho các đồng môn Vơ Bị Đà Lạt nhận nhau chỗ đông người, nơi xa lạ, tại đơn vị hay trên chiến trường, nhờ vào mẫu số chung “Cùi” của họ, dù bất cứ thời khắc nào. Danh từ xấu xa được biến thành “quư danh” (1), riêng cho một tập thể có những đặc tính khác người.

Xin nêu 5 đặc tính khác người đó là: (2)

 

1- Không làm điều trái lẽ phải, vô lư, bất công (mặc dầu có nhiều người làm). Và v́ chỉ một ḿnh, ḿnh không làm mà bị thù ghét, hăm hại, ruồng rẫy, nên tự xem ḿnh là “cùi hủi”.

2- Không thượng đội, hạ đạp! Làm việc v́ bổn phận, trách nhiệm, lẽ phải và ḷng tự trọng; chứ không phải sợ bị phạt, hoặc làm cho giỏi để được thưởng.

3- Khi lầm lỗi, thẳng thắn nhận lỗi. Nếu cần, chịu phạt thay cấp dưới!

4- Quan tâm thuộc cấp. Không lợi dụng khai thác thuộc cấp để làm lợi cho ḿnh.

5- Thà chịu người ghét, không làm điều càn quấy để người khinh!

 

 

Các đặc tính trên đây phản ánh “cá tính” đặc biệt của vị thầy “cao ngạo”, cũng là vị Chỉ Huy Trưởng tài hoa và lẫm liệt của Trường VBQG/VN (1960-1964): cố Đại Tá Trần Ngọc Huyến!

 

Năm điều cốt lơi phản ánh “triết lư nhân sinh” cũng là 5 điều tâm niệm của “môn phái cùi” và họ thật sự hănh diện khi gọi “chưởng môn nhân” của ḿnh là… “Thầy Cùi”! Tự hạ ḿnh thành cùi mà thâm tâm vẫn “cao ngạo”. Không phải cao ngạo lếu láo, khinh chê bừa băi mà tự ḿnh ḿnh biết, có những kẻ được cho là quyền cao chức trọng, nhưng lại thuộc loại ích kỷ ty tiện, nên môn phái cùi lộ vẻ lịch thiệp bên ngoài mà bên trong lại ngầm. khinh bỉ! Cái cao ngạo hầu như “bệnh hoạn” của cùi là chỗ đó và sẵn sàng nhận hậu quả về thái độ ấy, v́ họ đă chuẩn bị tâm tư, dám làm dám chịu!

 

Cũng cần biết một giai thoại vô cùng kỳ cục mà “thầy cùi” là tác giả trong giờ khám pḥng SVSQ thuộc Lữ đoàn Pháo binh (K2, Thủ Đức – 10/1952). (Cũng có thể qua giai thoại nầy mà “thầy cùi” áp dụng danh từ “cùi” cho đám học tṛ sau nầy của ḿnh chăng?)

 

Số là, trung úy Ladonne (xuất thân trường Vơ Bị Saint Cyr, Pháp), Sĩ Quan Cán Bộ Lữ Đoàn SVSQ Pháo Binh, nh́n lên cánh tủ của SVSQ Trần Ngọc Huyến, mở mắt to ngạc nhiên, hất hàm hỏi:

– Cái ǵ kỳ cục vậy?

 

Trong thế nghiêm, ông trả lời:

– H́nh lơa thể toàn diện nh́n để quên đời.

– Tôi thấy h́nh rồi, nhưng tại sao có câu “Lépreux! n’y touchez pas?” (Giống cùi, chớ sờ vào!)

 

Trả lời:

– V́ giống lépreux (giống cùi) không hiểu nổi cái đẹp!

Trung úy lờ, bỏ đi. V́ nếu ông lấy tấm h́nh xuống sẽ tự thú ḿnh là “lépreux” sao? V́ thế tấm h́nh lỏa thể vẫn nằm trơ trên cánh tủ. (3)

 

Cho đến một hôm, thượng cấp (Thống chế Juin, Quân đội Pháp) viếng thăm quân trường (vào lúc nầy, 1952, người Pháp vẫn c̣n nắm giữ quân đội), Trung úy Ladonne, đang đêm, xuống pḥng năn nỉ SVSQ Cùi Huyến:

– Cho em bé (tấm h́nh lỏa thể) vào trong tủ ngủ một đêm rồi sáng mai đem ra phơi! (3)

 

Từ một giáo sư Pháp văn, bị động viên vào Thủ Đức, học quân sự với huấn luyện viên Tây mà chưa chắc các vị nầy nói và hiểu tiếng Tây rành rẽ bằng SVSQ Cùi, nên SVSQ nầy “ngông” mà Tây vẫn nễ nang là một điều..hiếm có!

 

Một giai thoại khác liên quan đến các điều tâm niệm 2, 3, 4 của môn phái cùi, là khi 52 SVSQ Khóa 16 (trên tổng số 326) bị loại v́ không đủ điểm trung b́nh, do quyết định của Tổng Tham Mưu (TTM) kư và quân trường thi hành. Trước giờ lên tàu về quê, một SVSQ thiếu may mắn xin gặp thầy cùi. Sau khi nghe được sự bất công mà anh X là nạn nhân của 8 tuần sơ khởi, thầy hứa sẽ điều tra và thầy cũng nói rơ là, v́ TTM đă quyết định nên khó làm ǵ khác hơn ngoài việc sẽ dành một chỗ cho khóa tới. Anh X chảy nước mắt cho biết, anh là một trẻ mồ côi, được một ông sư ở Huế nuôi đi học, tưởng khi thành sĩ quan sẽ giúp lại mấy đứa mồ côi đang nuôi như anh. Anh không muốn sự bất công nầy hại thêm nhiều người nữa. Thầy cũng khóc theo và khuyên anh nên. hy vọng! (1).

 

Ngay sau đó, thầy cùi triệu tập hội đồng giáo sư, huấn luyện viên và cán bộ, yêu cầu điều tra lại hồ sơ nầy. Mọi người ngẩn ra. Hầu hết các vị đều xác nhận anh nầy giỏi, xếp hạng 1 phần 3 trên cao. Chỉ có cán bộ trong hệ thống chỉ huy và kỷ luật mới phê điểm thấp tận cùng. Hỏi lư do, ngang ngược, khó bảo, vi phạm kỷ luật thường xuyên. Ư kiến của Hội đồng, trừ cán bộ kỷ luật, cho anh nầy trở lại.

Tối đấy, thầy thảo văn thư gởi Tổng Tham Mưu Trưởng, với bản sao kính tŕnh Tổng Thống (Tổng Tư Lệnh), tự ḿnh nhận lỗi v́ thiếu kiểm soát, hại một sĩ quan tương lai, làm giảm uy danh Quân Đội v́ đă có một quyết định bất công. V́ thế, xin thượng cấp giải nhiệm, trao quyền chỉ huy cho người khác, thuyên chuyển đi đơn vị tác chiến 3 năm trước khi cho giải ngũ. (V́ thầy cùi xin giải ngũ nhiều lần từ trước!) Riêng đối với SVSQ X, xin thâu lại quyết định sa thải, ban lệnh cho QĐI liên lạc với chùa Y tại Huế, cấp phương tiện cho anh ta trở lại trường kịp theo học giai đoạn 2 (K16) sắp khai giảng!

 

Bốn đêm sau, Đại tướng Tổng TMT gọi điện thoại báo tin là, đă lệnh cho QĐI thi hành những đề nghị về X. Rồi trong tiếng cười sảng khoái, ông thêm:

– “Mày xin giáng chức, xin phạt, mà tao lại được khen. Để khi nào về đây, tao kể cho mày nghe!” (1)

 

Trong tuần ấy, SVSQ X trở lại trường!

Nếu c̣n sống sót trên đời nầy, thiết nghĩ “cùi X” thuộc K16, sẽ không thể nào quên được cuộc hồi sinh nhờ vào tinh thần trách nhiệm của cấp chỉ huy của ḿnh là, có lỗi th́ nhận lỗi! Thiết nghĩ, tính can trường nầy hiển hiện trong câu châm ngôn của đoàn Sinh Viên Vơ Bị Quốc Gia là, Tự Thắng Để Chỉ Huy!

 

Những cùi K16, K17, K18, K19 được “Thầy Cùi” truyền đạt bí kíp nhân sinh trong suốt những năm tháng được trui rèn tại quân trường. (Các cùi Khóa 15 sắp măn khóa và cùi Khóa 20 mới nhập trường khoảng 4 tuần, vẫn được “nếm” môn lănh đạo chỉ huy đủ mùi vị cay đắng, ngọt bùi nầy!)

 

Qua môn học đó:

– Cùi t́m thấy lư do để chống Cộng,

– Cùi t́m thấy lư tưởng Quốc Gia dân tộc để phụng sự,

– Cùi nhắm thẳng quân thù và bóp c̣ với ư thức “Bảo Quốc An Dân” chứ không v́ công hầu khanh tướng hay hiếu sát kiểu “thề phanh thây uống máu quân thù”!

Một thời gian ngắn sau khi các khóa nầy ra trường, ngôi Trường Mẹ vang dội chiến công lẫy lừng cũng như gương hy sinh anh dũng của các Cùi như:

 

Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc, K16, Thủy Quân Lục Chiến, tại mặt trận Quảng Trị;

 

Đặng Ngọc Khiết, K17, Biệt Kích nhảy Bắc bị tử h́nh;

 

Vơ Toàn, K17, trung đoàn trưởng mưu lược thuộc SĐ1 BB;

 

Lê Huấn, K18, SĐ1 BB, tử chiến Hạ Lào;

 

Vơ Thành Kháng, Thủ khoa K19, TQLC, hy sinh trận B́nh Giă chỉ sau 2 tuần sau lễ tốt nghiệp;

 

Châu Minh Kiến, K19, SĐ5 BB, can trường đởm lược tại mật khu Hố Ḅ năm 65, mật khu Dương Minh Châu năm 68.

 

Rất nhiều Cùi đă chọn cái chết oanh liệt trước hay trong ngày 30 tháng 4/1975, trên chiến trường, trong ngục tù, hay trên đường vượt thoát t́m tự do. Những niên trưởng như:

 

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, K8, Tư lệnh Quân Đoàn II; Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, K7, Tư lệnh Sư Đoàn 7BB, đều tuẫn tiết theo vận nước.

 

Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, K16, Trung Đoàn Trưởng 42/SĐ22 BB. chọn cách ở lại với đồng đội để đồng sanh đồng tử.

 

Thiếu Tá Phan Ngọc Lương, K17, nổi dậy chống nhà cầm quyền CS ở Huế, bị tử h́nh;

Thiếu tá Trần Văn Bé, K19 và Thiếu tá Phạm Văn Tư, K19, vượt ngục CS (sau 30/04/75) không thành công, chấp nhận tràng đạn thù với ánh mắt cao ngạo!

……

 

Từ sau ngày đau thương đó, đàn con của Trường Mẹ chịu chung số phận với vận nước, tủi nhục và uất hận ngay trên quê hương ḿnh. Một số vượt thoát ra hải ngoại và ḷng vẫn nung nấu một ngày về. Nỗi niềm đó đơm bông, kết trái thành những Hội Ái Hữu, Tổng Hội Cựu SVSQ/ vBqG/ VN, Đoàn Phụ Nữ Lâm Viên, mà hănh diện nhất là Tổng Đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu.

 

Dẫu biết, sơn hà cũng huyễn, nhưng chữ không ngờ vẫn nhói trong ḷng của đa số “cùi”, bởi v́, tập thể nầy đang có dấu hiệu rạn nứt, không phải do khác biệt lập trường quan điểm mà do bất đồng trong tổ chức sinh hoạt. Cụ thể là, sau Đại hội Tổng hội cựu SVSQ/VBQG/VN lần thứ 20 (2016), một số cựu SVSQ đề nghị hoăn in quyển “TVBQG, Theo Ḍng Lịch Sử” v́ cho rằng, c̣n nhiều điểm (ư tưởng và lời văn) không xứng tầm một quyển sử của một quân trường nổi tiếng. Một số khác phê phán thiếu cân nhắc các huynh đệ của ḿnh, v́ không đồng suy nghĩ hoặc phương cách làm việc!

 

Nếu t́nh trạng nầy không sớm t́m cách hóa giải th́ quư huynh đệ ăn làm sao, nói làm sao với các hậu duệ của ḿnh?

 

Đành bó tay sao?

 

Do t́nh cờ, hay do một lẽ huyền vi mà bỗng dưng có một chiến hữu Không Quân hỏi chúng tôi về ư nghĩa của chữ “CÙI” thường dùng trong tập thể CSVSQ Đà Lạt, tôi giải thích qua sự hiểu biết của ḿnh. Nhưng cũng từ giây phút đó, tôi nhớ về Thầy Cùi của ḿnh.

 

Ở nước Trời, nơi Cơi Vĩnh Hằng hoặc dưới Suối Vàng, Thầy nghĩ ǵ về sự rạn nứt nầy, Tổng Hội rồi sẽ ra sao và môn phái cùi sẽ bị phân hóa cho đến bao giờ?

Lúc c̣n sinh tiền, (khoảng 1980) tại Houston, một số niên trưởng Khóa 16 vẫn thường thăm viếng và tâm t́nh với Thầy. Qua đó, Thầy biết, trong nội bộ K16, khóa đầu đời được huấn luyện theo phương pháp do Thầy phác họa, cũng có… bất đồng! Thầy bèn viết “Lời Thách Đố Của Người Anh Cũ” (4) với ước mong hàn gắn những rạn nứt đó:

 

– “Tôi muốn kể với các anh mẫu chuyện nhỏ trích trong một vở kịch của Corneille (Pháp, thế kỷ 17): Vua Auguste giết cha của Cinna. Cinna căm thù, kết tập bè đảng phản vua. Vua biết chuyện và bắt trọn cả đám. Lính giải Cinna bị trói, bắt quỳ trước mặt vua để nhận tội. Vua từ trên ngai bước xuống, cởi trói cho Cinna, đưa hai tay ra trước, nói: “Soyons amis, Cinna!” (Chúng ta hăy là đôi bạn, Cinna!)

 

Nay, đem Lời Thách Đố (dành riêng cho K16) áp dụng vào hiện t́nh của cả Tổng Hội, sẽ là một điều. cầu âu. Bởi v́, trong tập thể chúng ta, không có ai là vua August, không có ai là Cinna cả, mà chỉ có môn phái cùi, được đào tạo tại ḷ Lâm Viên, cùng chung một lư tưởng Quốc Gia Dân Tộc, một màu cờ thiêng liêng, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, và một ước vọng hiện nay.

 

Qua ước vọng, người cựu SVSQ nào đó được tập thể tín nhiệm, bầu vào trách vụ nầy trách vụ kia, không phải là vua. Người hội viên (của Hội, của Tổng Hội), cùng kề vai chia sẻ trách nhiệm để mong đạt được mục tiêu chung do tổng hội đề ra, cũng không phải là Cinna kết bè kết đảng để chống phá.

 

Kính thưa Thầy Cùi,

 

Thầy ra đi, để lại cho miền Nam nói chung và môn phái cùi nói riêng, một di sản có giá trị dài lâu.

 

– Nhờ vào tài trí, nhân danh chính phủ Việt Nam non trẻ, Thầy đă “deal” với chính phủ Pháp để “mua” lại Dinh Độc Lập với giá một đồng danh dự! (*). Cũng chính nhờ vào sự khôn khéo mà Thầy loại dần ảnh hưởng của sĩ quan Pháp ra khỏi Quân Đội VNCH lúc ban đầu (1953) (*). Sáng tạo chương tŕnh “Tiếng Nói Dạ Lan” (5), quả là một liều thuốc bổ đă nâng cao tinh thần chiến đấu của người lính chiến Cộng Ḥa sau cuộc biến động tháng 11/1963:

 

“Tiếng nói của em gái hậu phương gởi các anh trai tiền tuyến, các chiến sĩ can trường trên mọi nẻo đường đất nước…”

 

– Di sản của Thầy để lại cho môn phái cùi cũng thật vô giá. Chẳng hạn như, Triết Lư Nhân Sinh, trong đó có nguồn gốc chữ Cùi cao ngạo; đề nghị thượng cấp phương pháp đào tạo SVSQ thành cấp chỉ huy tin cậy cho Quân Đội Quốc Gia dựa trên 3 phương diện quân sự, văn hóa, và lănh đạo chỉ huy.

 

Bản văn lễ truy điệu các chiến sĩ trận vong thật u hiển: “đêm nay, gió lạnh trên đồi thông đang trổi dậy, ánh lửa hồng đang mờ tỏ từng hồi… Hăy nung nấu tâm can chúng tôi với ngọn lửa thiêng truyền thống…” (6) mà mỗi một cựu SVSQ khi nghe lần đầu bài truy điệu nầy tại vũ đ́nh trường Lê Lợi trong lễ măn khóa, dưới ánh đuốc chập chờn, không ai là không nổi gai ốc!

 

Kính thưa Thầy Cùi,

 

Trước những chỉ dấu đau ḷng, chúng em nghĩ đến Thầy, như một chỗ dựa, như một cầu xin. Có linh thiêng, xin chỉ lối đưa đường… (6)

 

Dựa vào 5 điều tâm niệm của môn phái, chúng tôi thiển nghĩ, tất cả cựu SVSQ đều chịu trách nhiệm về sự rạn nứt, nếu có, trong tổng hội, dù ít dù nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, lên tiếng, hay im lặng. Từ đó, mỗi thành viên thử dùng bửu bối “tự thắng” để tự điều chỉnh thái độ của ḿnh, hầu sớm vui ḥa vào sinh hoạt chung của tập thể.

 

Nếu sinh hoạt chung vẫn không phù hợp với suy nghĩ của ḿnh th́ môn phái cùi bằng mọi giá đành chấp nhận “không sợ lở”! Lở ở đây hàm ư mọi bất như ư. Mọi bất như ư chỉ là ghẻ lở! Đă cùi th́ sá ǵ ghẻ lở? Cho nên, môn phái cùi rất cần đến sự “chấp nhận không sợ lở” để nh́n thẳng vào mặt nhau, tay nắm tay trong quyết tâm tái xây dựng một tổng hội yêu thương và nhẫn nhịn, để phục vụ ước vọng chung của toàn dân là, dựng lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ trên núi cũ sông xưa.

 

Được như vậy, từ trên trời xanh, giữa đám mây trắng, Thầy Cùi Trần Ngọc Huyến an nhiên nh́n xuống dương gian với một nụ cười măn nguyện và cao ngạo muôn thuở. Măn nguyện, v́ dù trong bất cứ nghịch cảnh nào, đám học tṛ của Thầy đă thực sự hiểu thấu triết lư cùi và đă tin yêu mang triết lư đó dấn thân, tô thắm cuộc đời, dẫu biết cuộc đời lắm. truân chuyên!?

 

 

Vơ Ư, K17

CA, Thanksgiving 2017

 

 

Ghi chú:

 

(1) Triết Lư Nhân Sinh Truyền Lại Cho Quân Trường (Trần Ngọc Huyến)

(2) Nguồn Gốc Chữ Cùi (TNH)

(3) Danh từ Cùi được dùng lần đầu. (TNH)

(4) Lời Thách Đố Của Người Anh Cũ (TNH)

(5) (4) Chương tŕnh Dạ Lan:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9D_c%E1%BB%A7a_D%E1%BA%A1_Lan

(6) Lời trích trong bài “Lễ Truy Điệu Truyền Thống”

(*) Tất cả các ghi chú 1, 2, 3, 4 và (*) đều nằm trong link:

https://nguyentin.tripod.com/dt_tranngochuyen.htm

(**) Cuối tháng 2/1957, trường Thủ Đức đổi tên thành Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức. Ngày 1/8/1963, trường lấy lại tên cũ là Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ngày 1/7/1964, trường được cải danh một lần nữa thành Trường Bộ Binh Thủ Đức.

H́nh đầu bài: Lễ Măn Khóa 17 SVSQ TVBQGVN.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính