Quảng Trị dậy sóng và Cờ ta bay

(Phần 2)

 

KB Phạm Hữu Phước

 

Ảnh minh hoạ

 

 

Chiến Dịch Lôi Phong 

 

Trong cuộc hành quân phối hợp tái chiếm Quảng Trị này, Trung-tướng Ngô Quang Trưởng từ Quân Khu IV ra thay thế Trung-tướng Hoàng Xuân Lăm trực tiếp chỉ huy, soạn thảo kế hoạch hành quân cùng Chuẩn-tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư-đoàn TQLC và các cấp chỉ huy khác của các Binh chủng trong QLVNCH… Trong buổi họp tham mưu đầu tiên của Thiết-đoàn 20CX, tân Thiết-đoàn trưởng Trung-tá Nguyễn Văn Tá, ưu tiên thành lập lại Chi-đoàn 1/20 CX do Đại-úy Đặng Hữu Xứng làm Chi-đoàn trưởng, rồi mới đến Chi-đoàn 2/20 CX của tôi, cuối cùng là Chi-đoàn 3/20 CX do Đại-úy Đoàn Chí Sanh chịu trách nhiệm. 

 

Sau buổi họp, Trung-tá Thiết-đoàn trưởng nói riêng cho tôi biết, Trung-tướng Ngô Quang Trưởng không đồng ư để một Trung-úy làm Chi-đoàn trưởng chiến xa M48A3, nên tôi vẫn tiếp tục tái chỉnh trang Chi-đoàn, cho đến khi có người khác đến thay. Tái trang bị và huấn luyện xong, các đơn vị Nhảy dù, TQLC, BĐQ, ĐPQ cùng Chi-đoàn 1/20 CX, Chi-đoàn M113 Thiết Kỵ, xuất quân qua cầu phao sông Mỹ Chánh, cầu này đă bị Công Binh ta giật sập sau khi thành lập pḥng tuyến, tiến lên tái chiếm Quảng Trị. Chi-đoàn 2/20 CX bắt đầu nhận xe và những binh sĩ của Chi-đoàn vừa trở về lại đơn vị, Thiếu-úy Bùi Thám, Thiếu-úy Nguyễn văn Quảng, Thiếu-úy Nguyễn văn Thuận làm Chi-đội trưởng và Trung-sĩ nhất Phan Ngọc Tuấn làm Hạ-sĩ quan ban 3 cho Chi-đoàn. Sau khi trang bị xong, Chi-đoàn lấy biểu xích số 0 cho đại bác, thực tập lại tác xạ, thao dợt hành quân dă trại tại phía tây căn cứ Dạ Lê, Huế. Trong lúc Chi-đoàn thực tập tác xạ ngoài băi bắn, trực thăng của Trung-tướng Ngô Quang Trưởng cùng một Tướng Cố-vấn Mỹ đáp xuống xem xét. Sau khi tŕnh diện và trả lời nhiều câu hỏi, tôi được chỉ thị lên chiến xa cùng Tướng Trưởng và Tướng Mỹ xem tôi bắn di động. Tôi cho nổ máy xe bắt đầu di chuyển rồi làm đủ mọi thao tác như ra lệnh nạp đạn, hướng súng về mục tiêu và đo tầm xa, đột nhiên trời đổ cơn mưa rào trắng xóa không c̣n nh́n thấy ǵ nữa, tôi ước chừng mà bắn đại v́ đạn đă lên ṇng, theo đúng chiến thuật là phải bắn trước không cho địch quân trở tay kịp. Thật kỳ lạ, vừa bắn xong th́ trời cũng bắt đầu tạnh, bầu trời quang đăng trở lại và Tướng Trưởng nói với tôi một câu ” không được chính xác lắm “. V́ có tướng Mỹ ở đó nên nên tôi trả lời bằng tiếng Mỹ thay v́ tiếng Việt ” Trời mưa nhiều quá nên tôi không thấy được mục tiêu thưa Trung-tướng ” (It rain too much so I can not see the target, Sir). Chúng tôi xuống xe và chào tiễn hai người lên trực thăng rồi tiếp tục huấn luyện. Khi Chi-đoàn 1/20 CX cùng các đơn vị tham chiến đă chiếm xong quận Hải Lăng, Chi-đoàn 2/20 CX cũng đă sẵn sàng. Đến ngày lên đường vẫn chưa thấy ai đến thay thế cả, tôi hướng dẫn Chi-đoàn qua sông Mỹ Chánh, phối hợp hành quân cùng với đơn vị Dù, giữ vùng núi phía Tây quận Hải Lăng, bên trái Quốc lộ 1, ngăn không cho VC chận đường tiếp tế của ta. Với t́nh h́nh hiện tại, tôi không dùng chiến thuật chiếm giữ cao điểm nữa, khi di chuyển hay đóng quân đều dựa theo triền đồi, các cao điểm đều dành cho đơn vị Dù đảm nhận. Tiến quân đến đâu th́ địch quân pháo theo đến đó. V́ có kinh nghiệm bị AT3 phá vỡ̃ pḥng tuyến Đông Hà – Ái Tử nên khi tiến quân, Chi-đoàn đều dựa theo triền đồi. Nhờ thế mà pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly của VC bay qua đầu, rớt trên triền đồi kế bên không hề hấn ǵ đến Chi-đoàn. Thấy dùng pháo không có kết quả, chúng cho chôn ḿn chống chiến xa khắp nơi theo trục tiến quân làm hai xe cán ḿn đứt xích. Để tránh ḿn, tôi ra lệnh Chi-đoàn tiến theo đường xích của xe trước. Chi-đoàn 1/20 CX cùng Tiểu-đoàn 11 Dù của Thiếu-tá Lê Văn Mể tiếp tục tiến đánh chiếm La Vang và Chi-khu Mai Lĩnh. Trong trận này Trung-úy Hoàng Ngọc Hùng khóa 22B, Vơ Bị Đại-đội trưởng 112 Dù đă tử trận và Chuẩn-úy Bùi Quốc Thái, Chi-đội phó 3/1 CX của Thiếu-úy Đặng Văn Quang bị phỏng nặng, v́ trúng hỏa tiễn điều khiển AT3. Nhất quyết phải tiến chiếm cho bằng được đến cầu Quảng Trị, Chi-đội 3/1CX của Thiếu-úy Đặng Văn Quang, phối hợp cùng 2 Đại-đội của Tiểu-đoàn 9 TQLC, lợi dụng thời tiết sương mù buổi sáng, đă chớp nhoáng đánh chiếm lại bệnh viện Quảng Trị và trường Trung học Bồ Đề một cách dễ dàng. Thế là đoạn đường trên QL1 từ Hồ Đắc Hanh đến cầu QT đă được khai thông. Chi-đoàn 1/20 CX bàn giao lại địa bàn trên cho Chi-đoàn 2/20 CX về căn cứ Ḥa Mỹ, quận Phong Điền, để tu bổ, bảo tŕ và dưỡng quân. Bấy giờ Chi-đoàn 2/20 CX vừa tăng phái cho Dù vừa tăng phái cho TQLC. Chi-đội Thiếu-úy Bùi Thám đi với Tiểu-đoàn 5 Dù của Thiếu-tá Bùi Quyền, chiếm giữ bên trái Quốc lộ 1, tiến về Động Ông Đô. Chi-đội Thiếu-úy Nguyễn văn Thuận giữ bệnh viện QT, Chi-đội Thiếu-úy Nguyễn văn Quảng đóng dọc theo bờ sông Thạch Hăn cùng với Tiểu-đoàn 9 TQLC, đánh chiếm từng căn nhà tiến về trung tâm thành phố.

 

Ảnh minh hoạ

 

Chi-đoàn 3/20 CX cũng đă thao dợt xong, xuất quân đi với Tiểu-đoàn 11 Dù, đánh chiếm doanh trại Tích Tường (hậu cứ Thiết-đoàn 11 cũ) và các vùng lân cận. V́ lư do sức khỏe, Đại-úy Đoàn Chí Sanh rời Chi-đoàn 3/20 CX, Thiếu-tá Trương Quang Thương ra thay, rồi giao lại cho Đại-úy Lê Bá Nam từ Thiết-đoàn 7 thuyên chuyển qua, giữ chức vụ Chi-đoàn trưởng 3/20 CX tại mặt trận La Vang – Tích Tường. Bấy giờ Chi-đoàn 2/20 CX tăng phái hẳn cho TQLC, Chi-đội của Thiếu-úy Bùi Thám rời Tiểu-đoàn 5 Dù, tăng phái cho Tiểu-đoàn 6 TQLC (Thần Ứng) của Thiếu tá Đổ Hữu Tùng, từ bến xe đ̣ hướng Nam Quảng Trị, tiến đến Cổ Thành Đinh Công Tráng. Các chiến sĩ TQLC phối hợp cùng chiến xa, đánh chiếm từng căn nhà, tiến dần đến Cổ Thành. Đến giữa tháng 8/72 TQLC đă tiến gần đến trung tâm thành phố. Bộ Chỉ huy Tiểu-đoàn 8 TQLC (Ó Biển) của Thiếu-tá Nguyễn Văn Phán và Chi-đoàn 2/20 CX của tôi, đóng trên đồi thông bên trái Quốc lộ 1 gần ngă ba Long Hưng. Khi hai chiếc chiến xa M48A3 của Thiếu-úy Thuận giữ bệnh viện Quảng Trị, chạy trên quốc lộ 1 về chỗ của tôi, để nhận tiếp tế th́ bị VC phục kích trên QL1 bắn B40 trượt bên hông trên dàn xích, nên không thủng vào trong. Tôi đến gặp Thiếu-tá Phán, để biết ai giữ đoạn đường trên, mà xe ḿnh về bị bắn. Ngồi nghe máy cùng Thiếu-tá Phán hỏi Lữ-đoàn, để xác định đơn vị nào chịu trách nhiệm giữ khu vực đó. Tôi xin phép nhắc lại một đoạn đối thoại giữa Đại-tá Nguyễn Thế Lương, Lữ-đoàn trưởng 369 TQLC và Thiếu-tá Hồ Quang Lịch, nghe cũng vui vui, nên đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ măi:

– Lịch à! Bộ em sống với VC hả Lịch?

 

Thiếu-tá Lịch đáp:

– Dạ ! Đâu có anh, em bàn giao lại cho ĐPQ rồi mà.

 

Đại-tá Lương nói tiếp:

– Vậy em biết phải làm như thế nào rồi chứ.

 

Thiếu-tá Lịch trả lời:

– Dạ, anh để em lo .

 

Nghe vậy tôi nói với Thiếu-tá Phán:

– Anh cho một Đại-đội giữ hai bên hông xe, tôi sẽ đánh lấy lại đoạn đường đó, xe của Chi-đoàn tôi bị bắn mà.

 

Chỉ c̣n lại Phân-đội chỉ huy, nên tôi lên chiến xa, phối hợp đi cùng một Trung-đội bảo vệ tiến ra đường. Vừa đến khúc quẹo hướng về cầu Quảng Trị, thấy rất nhiều toán VC đang đứng bên ngoài canh gác, chạy đi núp sau các đống gạch do các nhà bị sập cách xe tôi hơn 100m, tôi dừng xe và nhắm vào chỗ chúng núp đầu tiên khai hỏa , bụi cát bay mịt mù, đống gạch vẫn trơ trơ, phát đạn thứ hai điều chỉnh nổ chậm, vẫn không hề hấn ǵ, tôi đổi qua đạn chống chiến xa. “Đùng ” không có cát bụi văng ra, chỉ thấy lửa phụt ra phía sau đống gạch, tên VC c̣n sống sót phóng ra ngoài bỏ chạy. Biết chỉ có đạn chống chiến xa mới trị nổi những đống gạch đá, cứ thế tôi bắn từ chỗ VC núp nầy đến chỗ núp khác, cuối cùng chúng tôi cũng giải tỏa lại được đoạn đường đó, không có một tổn thất nào, lại c̣n thu được nhiều chiến lợi phẩm.

 

Ảnh minh hoạ

 

Đầu tháng 9/1972 vào một buổi trưa trời nắng nóng, tôi ngồi trong xe M113, cửa sau mở, không hiểu v́ sao, nhưng có lẽ v́ tôi c̣n nặng nợ với núi sông, nên khiến tôi cầm áo giáp lên che ngực khi nghe hai tiếng đề-ba (départ) “cạch, cạch” của súng cối 82 ly. Một trái nổ trên mô đất phía sau, cách xe chừng một thước, v́ quá gần nên mảnh đạn tạt lên chưa cao, chỉ từ áo giáp trở xuống, nhiều mảnh ghim vào chân, đùi, mông, một mảnh xuyên qua áo giáp vào gần tới phổi, tuy các vết thương không nặng lắm, nhưng cũng phải rời mặt trận về bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Huế). Thiếu-tá Trương Quang Thương ra thay tôi, tiếp tục cùng TQLC tiến chiếm Cổ Thành. Tại bệnh viện sau kiểm tra băng bó các vết thương, Trung-tướng Ngô Quang Trưởng đă đến tại giường bệnh hỏi thăm sức khỏe, t́nh h́nh chiến sự tại Quảng Trị . Ông hỏi tôi

– TQLC chiến đấu như thế nào?

 

Tôi trả lời:

– Các đơn vị TQLC đánh được lắm

 

Trung-tướng Trưởng mỉm cười bắt tay tôi ra về. Hôm sau Thiếu-tá Hoàng Kiều, Thiết-đoàn phó 20CX đến thăm, tôi kể lại những ǵ Trung-tướng Trưởng đă hỏi, Thiếu-tá Hoàng Kiều nói:

– Bộ mày không biết ổng thuộc Binh chủng Nhảy Dù hay sao, mày lại khen TQLC! .

 

Tôi trả lời:

– Em đâu có đánh chung cùng Nhảy Dù đâu mà em nói

 

Khi vết thương đă lành, tôi trở lại đơn vị th́ Tiểu-đoàn 6 TQLC Thần Ứng đă cắm cờ trên Cổ Thành Quảng Trị và bắt được nhiều tù binh VC vào ngày 16/9/1972.

Cuộc chiến tạm yên và mùa hè năm đó đă trở thành một trong ba sự kiện quan trọng của quân lực VNCH và Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đă đặt tên cho 3 trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972:

 

• B́nh Long Anh Dũng

• Kontum Kiêu Hùng

• Trị Thiên Vùng Dậy

 

Đó là tất cả diễn tiến của mùa hè 1972, một mùa hè rực lửa tại Quảng Trị mà tôi đă tham dự, chứng kiến trong đời quân ngũ. C̣n mặt trận phía Tây Huế, các chiến sĩ Sư-đoàn 1 BB và Thiết-đoàn 7 KB cũng đă đánh chiếm lại được căn cứ Bastongne. Tuy chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, nhưng cũng nói lên được sự kiên cường, dũng cảm của những người lính VNCH.

 

Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh

Nhưng can đảm và tận t́nh giúp nước …

 

Sau khi xuất viện và nghỉ phép tôi trở lại đơn vị th́ cuộc chiến đă không c̣n ác liệt, chỉ c̣n những trận đánh lẻ tẻ ở Bích La thôn, và các thôn dọc theo sông Thạch Hăn. Thành phố Quảng Trị bây giờ là một thành phố hoang tàn đổ nát, không c̣n những quán càfê nhạc, phố xá vắng hẳn những tà áo dài màu trắng tinh khôi của nữ sinh trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường Bồ Đề, líu lo như chim sau giờ tan học. Nhớ những dăy nhà khang trang trên đường Trần Hưng Đạo, trên đường Quang Trung và nhớ nhiều lắm những kỷ niệm ngày xưa, nhất là khi vừa đặt chân lên thị xă Đông Hà năm 1968 cùng các bạn đi chơi loanh quanh trong chợ, vừa đi vừa mút nước đá nhận, trong khí trời nóng bức bởi những cơn gió Lào khô khốc, tai nghe các cô em bán hàng cười ríu rít, nói một tràng mà ḿnh cứ tưởng như ḿnh là người ngoại quốc. Ôi! Đông Hà, Ôi! Quảng Trị của ta ngày xưa, nay chỉ c̣n lại trong kư ức. Buồn, buồn lắm !

 

Trở về lại thực tại, ba Chi-đoàn thay phiên nhau tăng phái cho Nhảy Dù trên đồi núi phía Tây và TQLC tại các làng xă phía đông như Hội Yên, Gia Đẳng, Mỹ Thủy… Ngày 25/1/73 quân ta được lệnh phải tái chiếm lại Cửa Việt, đă bị VC chiếm giữ khi quân ta rút khỏi Quảng Trị, trước ngày kư hiệp định Paris 28/1/1973, gồm các đơn vị Lữ-đoàn 147 TQLC, Chi-đoàn 1/20 CX, Chi-đoàn 3/20 CX, Chi-đoàn 2/17 Thiết Kỵ, Chi-đoàn 2/20 CX trừ bị tại quận Hải Lăng. Quân ta đă chiếm lại cách Cửa Việt chừng 100m, cắm cờ VNCH trên vùng đất đă lấy lại được, trước giờ 8 giờ sáng ngày 28/1/1973 như theo hiệp định Paris. Nhưng VC đă bất chấp hiệp định đ́nh chiến, vài ngày sau đó đă tấn công và đẩy lui quân ta chiếm lại Cửa Việt.

 

Yên b́nh trở lại, nhiệm vụ các Chi-đoàn vẫn thay phiên tăng phái cho Dù và TQLC. Tại Mỹ Thủy tôi thường đến Trung tâm hành quân của Thiết-đoàn 18 Kỵ-binh để nghe Đại-úy Nguyễn Tẩn, Ban 3 Thiết-đoàn, thuyết tŕnh về t́nh h́nh trong vùng và huấn luyện Nhị thức Bộ binh – Thiết Giáp cho TQLC. Một hôm đang huấn luyện,Trung-tướng Ngô Quang Trưởng cùng Thiếu-tá Hoàng Kiều Thiết-đoàn phó, đáp trực thăng xuống để thị sát. Trong lúc Trung-tướng đang tṛ chuyện, một binh sĩ TQLC đang thực tập xoay ṇng súng đại bác về phía Trung-tướng, tôi hét lớn ra lệnh quay súng về hướng khác, Trung-tướng cười, tṛ chuyện một lúc, hai người lên trực thăng ra về. Qua hôm sau Thiếu-tá Kiều đến động viên đơn vị và nói cùng tôi:

– Chỉ có mày Trung-tướng mới cười mà thôi.

 

Không hiểu tại sao tôi được Trung-tướng chiếu cố, quan tâm đến ba lần, có lẽ v́ không yên tâm để tôi đảm nhiệm chức vụ Chi-đoàn trưởng chiến xa M48A3 chăng? Đến tháng 6/1974 tôi bàn giao đơn vị lại cho Đại-úy Phan Thanh Tùng lên đường đi học khóa Trung cấp Thiết Giáp. Măn khóa học, trở lại đơn vị làm trưởng ban truyền tin của Thiết-đoàn. Đầu năm 1975 Chi-đoàn 2/20 CX của Đại-úy Tùng, đánh tan Đại-đội VC tại xă Triều Dương, Vĩnh Nậy bắt sống nhiều tù binh. Đây là chiến thắng cuối cùng của Thiết-đoàn 20 CX trước khi tan hàng.

 

Khi Trung-tá Phan Công Tuấn, Thiết-đoàn trưởng 20 CX cùng các đơn vị TQLC trấn giữ vùng hỏa tuyến được lệnh rút bỏ Quảng Trị về Đà Nẳng vào tháng 3/1975, rồi bỏ Quân Khu I và Quân khu II một cách tức tưởi, đau đớn để cho quân đội Bắc Việt chiếm đóng dễ dàng. Đau ḷng thay cho những chiến sĩ VNCH đă hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương yêu dấu .

 

Tháng Ba năm 1975

 

Thiết-đoàn 20 CX đang đóng quân tại Phong Điền, tỉnh Quảng Trị, Trung-tá Phan Công Tuấn, Thiết-đoàn Trưởng, được lệnh đưa Thiết-đoàn rút về Đà Nẳng. Thiếu-tá Minh Thiết-đoàn phó, cùng tôi là Trưởng ban Truyền tin, phụ trách phá kho đạn tại Phong Lộc rồi mới đi sau. Xong việc chúng tôi về Huế. Đến cầu Bạch Hổ, được lệnh dừng lại chờ nhận tiếp tế. Thiếu-tá Minh về nhà, c̣n tôi ở lại cùng vài anh em binh sĩ. Đến trưa hôm sau, được lệnh chạy về cửa biển Thuận An. Đến nơi thấy tất cả chiến xa M48A3 và M113 đậu tại căn cứ Hải quân, nhưng vắng hoe không c̣n ai cả. Cuối cùng chúng tôi lục lạo trong căn cứ, t́m thấy một máy đuôi tôm c̣n xử dụng được, lấy những thùng xăng trống và đà gỗ, kết làm bè để về Đà Nẳng. Đang lay hoay làm bè th́ Trung-sĩ Nguyễn Điền, Trưởng xa, thuộc Chi-đoàn 2/20 CX đi đến cùng vợ đang mang bầu. Tôi hỏi:

– Sao em c̣n ở đây?

 

Điền trả lời:

– Em về nhà đưa vợ cùng đi luôn.

 

Chưa ra đến cửa biển th́ bị pháo, nhưng đạn chỉ rơi rớt chung quanh. Vừa lúc đó một chiếc LCM (loại tàu chở quân đỗ bộ) chạy đến, cho chúng tôi lên rồi chạy về Đà Nẳng. Lên bờ, anh em binh sĩ có gia đ́nh đều đi hết, chỉ có tôi là người miền Nam, nên lang thang không biết đi đâu. Thấy trong thành phố dân chúng nhốn nháo, tôi rất hoang mang, cuối cùng quyết định qua băi biển Sơn Trà, hy vọng sẽ có tàu Hải Quân để về Saigon. Đêm đó căn cứ Hải Quân bị pháo dữ dội, đến sáng tôi chưa biết đi đâu. Thời may có một Chi-đội M 113 từ trong căn cứ đi ra. Họ đưa tôi đến Non Nước, để bảo vệ Bộ Tư lệnh TQLC. Đến đây tôi gặp Chi-đoàn 3/20 CX M48 do Thiếu-tá Đặng Hữu Xứng chỉ huy, cũng đang bố trí tại đó. Ngồi bàn về t́nh h́nh đen tối hiện tại. Đến trưa th́ có một chiến hạm đến đậu ngoài xa, cách bờ chừng 200m. Anh Xứng dục tôi lội ra tàu mau lên, c̣n ảnh th́ ở lại để lo cho gia đ́nh. Tôi cởi giày, lấy thùng đạn làm phao rồi bơi ra tàu. Một lát Trung-úy Bùi Thám lên tàu cùng vài binh sĩ nữa. Vớt thêm chừng 200 binh sĩ TQLC, tàu ra khơi chở chúng tôi về Cam Ranh. Lên bờ đi chân không trên cát nóng không chịu nổi, phải dùng quần bó hai bàn chân để đi. Ra Quốc lộ 1, đón xe lam về Phan Rang, đến các làng chài hy vọng mua vé ghe đi về Vũng Tàu, nhưng không có ghe nào đi v́ biển động. Về lại Nha Trang, thấy lộn xộn quá đành phải trở lại Phan Rang chờ ghe. Chờ một hai ngày vẫn không thấy hy vọng ǵ, nên đi ra Quốc lộ, mong đón được xe đ̣. May sao có chiếc xe hàng chở gia đ́nh, cho tôi và Tr/úy Bùi Thám quá giang. Về đến B́nh Tuy th́ dừng lại v́ phía trước quân ta đang chiến đấu với VC. Tôi và Thám đi về hướng biển, đến làng đánh cá mua được vé về Long Hải. Lên bờ Quân Cảnh cho biết, Thiết Giáp đang tập trung tại căn cứ Long B́nh. Hai anh em về nhà tôi, nghỉ một đêm cho lại sức rồi đến Long B́nh tŕnh diện. Anh em Thiết Giáp từ Quân khu I và II về đây rất đông. Chưa có nhiệm vụ ǵ, nên chúng tôi sáng đến, chiều về nhà, thỉnh thoảng chúng tôi qua hậu cứ Sư-đoàn 18 ăn trưa.

 

Vào khoảng giữa tháng 4/75, tôi được lệnh của Đại-tá Nguyễn Xuân Hường, Tư Lệnh Lữ-đoàn 1 KB, thành lập lại Chi-đoàn 2/11 Thiết Kỵ trực thuộc Quân Đoàn III, có nhiệm vụ pḥng thủ Biên Ḥa. Ban ngày bố trí tại núi Bửu Long, đêm giữ phi trường Biên Ḥa. Ngày 26/4/75 Quân Đoàn chỉ thị cho tôi dẫn Chi-đoàn ra Bà Rịa, tăng phái cho TQLC. Vừa đến ngă ba Long B́nh hướng về Bà Rịa, dân chúng chạy loạn cho hay, quân ta đang đánh nhau với VC tại Long Thành. Tôi gọi máy cho Quân Đoàn xin chỉ thị, được lệnh quay về tăng phái cho Tiểu-đoàn 7 Dù của Thiếu-tá Nguyễn Lô đang giữ Biên Ḥa. Sau đó được lệnh cho hai Chi-đội, tăng phái cho Tiểu-đoàn 5 Dù của Thiếu-tá Vơ Trọng Em giữ cầu Biên Ḥa, c̣n tôi và thành phần c̣n lại cùng Tiểu-đoàn 7 giữ phi trường. Đêm 29/4 với hai cây đại bác 106 ly không giật, Chi-đội của Trung-úy Nguyễn Văn Hiệp Chi-đoàn phó, đă bắn hạ hai chiến xa địch bên kia sông Đồng Nai. Đây là chiến tích cuối cùng của Chi-đoàn 2/11 Thiết Kỵ.

 

Sáng ngày 30/4/75, Tiểu-đoàn 7 Dù cùng Chi-đoàn trừ của tôi, rút từ Biên Ḥa về đến Hàng Xanh, th́ nghe lệnh buông súng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Vận nước đến đây là hết, chia tay nhau mổi người đi một nẻo, không chỉ riêng tôi mà hầu như tất cả những người dân miền Nam đều hoang mang, chưa biết ngày mai sẽ ra sao đây !

 

Tháng Tư nghiêng ngă Sơn Hà

Triệu người khóc hận can qua ngất trời

Tờ lịch rơi những đầy vơi

Lật trang sử mới? Ngàn đời không quên

(Thơ:  Như Thương

Chủ đề: Quê Hương và Quốc Hận)

 

Đời Tù: Buồn – Vui – Khổ Ải

 

Cùng với những chiến hữu, tôi đi tŕnh diện vào sáng ngày 23/6/75. Sau khi từ giă vợ con đi đến trường Trung học Lê Văn Duyệt tại Gia Định, để “học tập 10 ngày” như thông cáo của Ủy ban quân quản Saigon-Gia Định. Anh em đến tŕnh diện mỗi lúc một đông. Đến tối ngày hôm sau, tất cả được đưa đến trại tập trung tại Long Giao, “để tạo điều kiện cho việc học tập cải tạo mau sớm trở thành con người mới xă hội chủ nghĩa” như bọn quân quản VC thông báo. Trại Long Giao thật rộng lớn, chia ra nhiều khu bằng kẽm gai, mỗi khu có khoảng bốn năm nhà tiền chế, tôi ở khu nhà gần cổng trại. Mỗi nhà là một đội khoảng 50 người, chia thành bốn tổ nằm ngủ dưới đất. Ngày ngày chúng tôi chờ đợi được “học tập” cho xong, để về với gia đ́nh. Thế nhưng đă một tháng qua, mà không thấy động tĩnh ǵ, bấy giờ mới biết ḿnh bị bọn VC lừa, đang bị giam lỏng trở thành tù cải tạo.

 

Một buỗi sáng như thường lệ, chúng tôi được tập họp đưa đến hội trường khai giảng lớp học. Bài học đầu tiên về lịch sử, chúng tôi đă học từ khi c̣n bé là nước Việt Nam có 4.000 ngàn năm văn hiến, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà mau. Bài học thứ hai là kê khai lư lịch ” ba đời ” và tội lỗi của ḿnh. Khoảng ba tháng sau chúng tôi được viết thư về thăm gia đ́nh, báo tin cho phép gởi quà mỗi người 3kg. Tôi vừa mừng nhưng cũng vừa lo, thế này th́ có lẽ c̣n lâu mới về, theo như tiêu chuẩn đánh giá của khẩu hiệu ” học tập tốt – lao động tốt “. Để giết thời giờ cũng như cho qua ngày, chúng tôi t́m bất cứ thứ ǵ, có thể làm thành những vật kỷ niệm, cho ngày mai nếu được thả. Bạn Trương Kim Anh nhận công việc đào giếng, cho khu vực chỗ chúng tôi ở. Một hôm đang đào bỗng anh bị co rút bắp thịt chân gần như bại liệt, đi đứng khó khăn, đây là tai nạn đầu tiên trong tù, hiện nay anh đang ở San Jose California. Thời tiết bắt đầu lạnh, tôi t́m những bao cát bằng vải giặt sạch, may thành áo ấm, chuẩn bị cho một cuộc hành tŕnh có thể là dài hạn.

 

Bỗng một hôm cả trại được tin sẽ xét xử một người, đó là Đại-úy Lê Đức Thịnh pḥng Quân Báo, can tội lén lút gửi thư liên lạc với gia đ́nh, t́m cách trốn trại chống đối, đánh phá cách mạng. Ṭa tuyên án “Tử h́nh”. Đây có thể là vụ án đầu tiên, anh Thịnh là con cờ thí để răn đe mọi người. Đến khoảng tháng 6/1976, anh em chúng tôi bị đưa ra Miền Bắc bằng tàu Sông Hương, cập bến Hải Pḥng rồi cùng các anh em lên xe lửa. Chia ra từng nhóm chen chúc nhau trong những toa chở hàng, chở súc vật đến Yên Bái. Dọc đường bị dân chúng chửi rủa, ném đá, nhưng vẫn phải thản nhiên mà chịu đựng …Rồi từng tốp 30 người, lên xe Molotova chạy ḷng ṿng trong núi, đưa đến một nơi có chừng vài chục nóc nhà. Xuống xe tập trung lại, được vài anh bộ đội c̣n trẻ, dẫn đi theo con đường đất rộng chừng 2 mét dưới chân núi. Đi khoảng chừng hai cây số, th́ đến mấy dăy nhà mái lợp bằng tre nứa, chưa có vách, ở gần một hồ nước rộng lớn. Đến khi có khoảng chừng 200 người, bọn quản giáo VC cho biết đây là trại 7. Họ chia nhóm chúng tôi thành nhiều đội, mỗi đội ở một nhà. Sau vài ngày nghỉ ngơi, đội tôi chia thành 4 tổ, mỗi tổ 12 người và tự bầu lên đội trưởng, tổ trưởng. Bây giờ chúng tôi phải lao động khổ sai như đi lấy gỗ, lấy nứa, lấy luồng (một loại tre, thân to đường kính gần 2 tấc, dài trên 12 thước.) đóng gạch, làm đường, trồng sắn (khoai ḿ), bắp.v.v.. Những ngày đầu cả trại được phân công mỗi đội đi lấy cây để dựng cột, nứa th́ chặt khúc dài khoảng 5 tấc đập dẹp, kết thành tấm dài độ 6 tấc để lợp mái, làm vách, luồng phải dài hơn 12m để làm đ̣n dong… Nghĩa là dựng trại, làm sạp nằm, làm hàng rào bao chung quanh, chỉ chừa một cửa ra vào mà thôi. Nhà của cán bộ ở trên đồi cao hơn cách xa trại chừng 20m.

 

Dần dần chúng tôi biết trại 7 thuộc Liên trại 4, xă Cẫm Nhân, cạnh hồ Thác Bà, tỉnh Hoàng Liên Sơn nhờ hàng tháng trại chọn ra một tổ, đi ra hợp tác xă ở Cẫm Nhân để lănh lương thực. Các trại khác cũng đến, gặp nhau tôi hỏi thăm, mới biết Liên trại 4 có 9 trại. Thời gian ở đây có nhiều anh em đă nằm xuống v́ bệnh, v́ kiệt sức hoặc bị tai nạn như anh Nguyễn văn Cử trại 7 bị chết đuối sau khi lấy xong nứa ở voi đất giữa hồ v́ không muốn đi về ṿng theo núi nên bơi tắt ngang qua hồ Thác Bà để về trại…Tôi cũng có nghe nhiều anh em ở trại khác v́ kiếm thực phẩm ăn bị trúng độc chết.

 

Vài tháng sau đội tôi được chọn đi làm gạch, tách ra khỏi trại 7 ở riêng biệt. Tổ tôi th́ đóng gạch, c̣n các tổ khác đi rừng lấy củi về đốt ḷ nung gạch. Anh em đi lấy củi dài một thước chỉ tiêu 3 người một thước khối/ngày. Tuy có vất vả nhưng có cơ hội cải thiện (t́m thức ăn) . Một buổi tối cả đội bị tập trung ngoài sân để đấu tố anh Dương Viết Đang về tội âm mưu “ám sát cán bộ” do bọn “ăng-ten” báo cáo. Bốn đêm liên tiếp phát biểu, tra hỏi mà không truy ra được chứng cứ nào để buộc tội nên quản giáo tên Xe đành cảnh cáo toàn đội. Rồi lại xảy ra thêm một chuyện nữa trên cây gỗ chặt đem về có khắc hai chữ ” Nợ Máu ” khiến cho đội lại một phen điêu đứng, nhưng vẫn không t́m ra thủ phạm. (Măi đến khi định cư tại Mỹ anh Phạm Hoàng mới tiết lộ là do chính ḿnh khắc) Đến khi gạch ra ḷ, cả đội phải gánh gạch về trại 7 để chuyển đi nơi khác. Chỉ tiêu mỗi người là 20 viên trên đoạn đường dài lên dốc, xuống dốc gần hai cây số, một ngày bốn lượt đi về. Một lần v́ mệt quá, anh Vĩnh Tham bảo tôi dừng lại để nghỉ chân. Tôi nói cán bộ Hậu khó lắm, không ngờ cán bộ Hậu đi phía sau nghe được, bèn cho cả tổ dừng lại lên lớp một hồi rồi hỏi trước kia tôi làm ǵ, tôi trả lời là đi đánh giặc, cán bộ Hậu giận dữ nói ” bọn bây mới là giặc, là lính đánh thuê, là tay sai của Mỹ…” Tôi cắn răng, hai bàn tay nắm chặt, tức muốn chết mà vẫn cố nén trong ḷng. Lên mặt kẻ cả dạy đời một chập rồi ra lệnh cho tiếp tục đi. Chiều về khi hết giờ làm, cán bộ Hậu dẫn tôi vào ḷ gạch cùng 3 cán bộ khác là Dương, Tiến và Nhâm cùng đánh.Tôi đành phải cố che phần ngực để tránh bị nội thương. Đến lúc chúng cảm thấy hả giận mới dừng tay cho ra về mà trong ḷng tôi đầy uất hận. Người kế tiếp tôi là anh Phạm Đức Phong (biệt danh u dương phong) về tội mà cán bộ cho là “lười lao động”, anh hiện đang ở San Jose California. Một hôm sau buổi ăn tối, anh Nguyễn văn Đại và anh Nguyễn Minh Nhựt lăn lộn kêu đau bụng. Hỏi ra th́ mới biết hai anh ăn một trái tựa như trái măng cụt. Biết bị trúng độc, anh em lấy đọt rau lang đâm lấy nước cho uống mới cứu được.

 

Khi làm đủ chỉ tiêu gạch cho trại , đội tôi được chuyển ra xă Cẩm Nhân làm đường đi cho xă. Lúc mới đến th́ dân chúng nơi này (phần đông là người Dao, người Tày, c̣n người kinh th́ ít hơn) rất ghét chúng tôi, v́ được tuyên truyền cho rằng chúng tôi là bọn ác ôn, không nên đến gần hoặc nói chuyện. Dần dần thấy chúng tôi không giống như những ǵ đă được tuyên truyền trước kia, nên đă thay đổi thái độ, thường hay lén lút giúp đỡ chúng tôi như để nước chè (trà), khoai lang, sắn ở bên đường. Một hôm tôi đang chặt nứa trên núi th́ gặp một cô gái nh́n rất dễ thương người dân tộc đang đi lấy măng tre gần đó, tự nhiên tôi thấy có chút rung động nên sửa lời bài “C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ “ thơ Vũ Hữu Định, nhạc Phạm Duy, bản nhạc tôi rất ưa thích rồi cất tiếng nghêu ngao vài câu: “Em Cẩm Nhân má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông, nên tóc em ướt và mắt em ướt nên em mềm như mây chiều trong “…Liếc thấy cô gái bẽn lẻn, hồng hồng đôi má thêm xinh xinh làm sao, ḷng tôi cảm thấy vui vui, v́ cũng c̣n chút ǵ để nhớ tại xă Cẩm Nhân này.

 

Một lần kia cùng vài anh em lên rừng bẻ măng cho đội bồ̀i dưỡng, chúng tôi gặp cả một đồi ớt trái chín đỏ, tôi cùng nhiều anh em khác hái đầy cả túi xách và pha tṛ, “ớt là gia vị mà nay trở thành thực phẩm “. Thường th́ mỗi khi đi lao động về tôi hay đi ngang xóm nhà dân để nhổ những cây ng̣ gai, hái rau kinh giới ven bờ các lạch nước đem về ăn, gặp một anh người Tầy cho biết chúng tôi sắp chuyển trại. Về rỉ tai cho anh em nghe th́ đúng như vậy, vài hôm sau đội chúng tôi được chuyển đến trại 4, để chuẩn bị cùng các anh em trại khác ra đi.

 

Chúng tôi được đưa về trại giam Vĩnh Quang thuộc tỉnh Vĩnh Phú do công an quản thúc. Đến đây chúng tôi mới biết chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc vừa bùng nổ. Vĩnh Quang có hai trại là A và B. Chúng tôi ở trại A. Tại đây có ba dăy nhà h́nh chữ U xây tường lợp ngói, bao quanh bằng tường gạch cao chừng 4m, chứa 15 đội, tôi ở đội 15. Thời gian sau tôi mới biết tại đây cũng có Đại-tá Lư Bá Phẩm, Tỉnh Trưởng Khánh Ḥa (Nha Trang) và nhiều anh em trở về từ tàu Việt Nam Thương Tín. Trong số đó có anh Vũ Toàn trong ban đại diện đ̣i giải quyết nguyện vọng trở về lại VN.

 

Cũng như tất cả những trại giam khác, sáng họ mở khóa cửa pḥng điểm danh, xong cho chúng tôi ra ngoài trại đi lao động. Tối vào pḥng, khóa cửa lại bên ngoài. Các cán bộ công an thay nhau đi tuần tra ṿng ṿng bên ngoài. Lâu dần rồi cũng quen, không c̣n ai bận tâm nghĩ đến ngày về.

 

Đội 15 chúng tôi phụ trách trồng trọt, cày ruộng, đi làm thông tầm, sáng đi, chiều mới về trại, nên việc cải thiện nấu nướng cũng dễ dàng và thoải mái hơn. Thực phẩm tươi sống thiên nhiên rất nhiều mùa nào cũng có. Mùa cày th́ ăn nhái, đến mùa gặt lúa th́ ăn con muỗm (giống như cào cào, châu chấu), nướng mùi thơm như tôm nướng nhưng cũng phải bắt lén lút, đào vét mương th́ ăn cá v.v… Tôi ở tổ cày ruộng nên thường hay bắt những con cá bảy chầu (một loại cá lia thia) về nuôi chơi cho đỡ buồn vào những ngày nghỉ cuối tuần. Một hôm t́nh cờ tôi gặp lại anh Trần Hữu Thành, Thiết-đoàn trưởng Thiết-đoàn 9 Kỵ-binh qua đội tôi t́m người quen. Ngồi nhắc lại những kỷ niệm ngày trước lúc anh c̣n ở Thiết-đoàn 11 Kỵ-binh xiết bao ngậm ngùi. Từ đó hai anh em có ǵ cũng chia sớt cùng nhau, cho đến ngày chuyển trại mỗi người mỗi ngă. Có một chuyện t́nh rất cảm động là cô giáo Tha dạy học trường làng, thường đi ngang qua đội 15 và đội 7 cũng làm thông tầm rồi gặp anh Trạch. T́nh yêu vốn không biên giới, đă nảy nở giữa cô giáo và người tù không bản án.

 

Như những trại giam khác, tiêu chuẩn ăn vẫn là khoai lang, khoai ḿ. Các dịp lễ lớn mới được một chén cơm, một miếng thịt heo bằng hai ngón tay. Vào dịp Tết th́ mỗi người được hai cái bánh chưng, su hào và rau cải do đội rau xanh cung cấp. Tuy đội chúng tôi đi làm thông tầm có cải thiện thêm chút ít chất đạm, nhưng cơ thể vẫn thiếu dinh dưỡng, vẫn đ̣i hỏi. V́ ăn không được no, thèm đủ thứ nên mỗi tối trước khi ngủ chúng tôi đứa nào cũng chiên, xào, nấu những món ăn có thể ngày xưa là đạm bạc mà lúc này lại là “cao lương mỹ vị” để cùng nhau ăn hàm thụ,  cho đă cái bụng lép xẹp. Đêm nào cũng nấu món này món kia, riết rồi ăn tưởng tượng hoài cũng chán, nên cũng có lúc thay đổi khẩu vị, bằng cách lén lút hát khe khẽ cho nhau nghe, những bài nhạc lính như “Anh không chết đâu em, Người ở lại Charlie, Rừng lá thấp, Trên bốn vùng chiến thuật..v.v. “ Không ngờ lúc chúng tôi đang hát th́ anh công an đi tuần tra nghe được, lại hưởng ứng bảo chúng tôi hát bài ” Xuân này con không về ” v́ anh rất thích bài này.

 

Đôi lúc chúng tôi kể cho nhau nghe một thời oanh liệt, những trận chiến có lúc thắng lúc thua, mà có thua th́ vẫn thua trong danh dự. Cũng có lúc mừng v́ thoát chết trong gang tấc, cho là nhờ phước đức ông bà, mục đích là để bớt suy nghĩ về ngày mai mù mịt của ḿnh.

 

Anh Đặng Vũ Chương kể tại mặt trận An Lộc năm 1972, Tiểu-đoàn 3 của Thiếu-tá Nguyễn Phúc Sông Hương, thuộc Trung-đoàn 48 của Đại-tá Trần Bá Thành, Sư-đoàn 18 BB do Thiếu Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy, tái chiếm lại Đồi Gió khó khăn như thế nào.

 

Thích nhất là nghe anh Phan Cảnh Cho (ND), kể những trận đánh ở Hạ Lào năm 1971, vượt thoát khỏi ṿng vây VC trong đêm tối, hay Đại-úy Nguyễn Văn Đương chiến đấu anh dũng và dành riêng cho ḿnh viên đạn cuối cùng. Đại-tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ-đoàn Trưởng Lữ-đoàn 3 Dù, bị bắt tại Căn Cứ Hỏa Lực 31 sau khi bị VC tràn ngập.

 

Tiếp lời của Cho, tôi kể Chi-đoàn 1/11 Chiến Xa đi giải tỏa đồi 30, căn cứ hỏa lực của Dù, Chi-đội của Thiếu-úy Đáng trở về an toàn, và trên đường triệt thoái tôi cùng anh em Nhảy Dù (ND), bắn ngăn chận các đợt xung phong truy kích của VC bằng đạn chài, Binh nhất Bùi Rọ ngồi cạnh tôi trên chiến xa M41 bắn M79, bị tử thương và Trung-úy Cái Hữu Côn, Đại-đội trưởng 83 Dù tăng phái cho Chi-đoàn 1/11 chiến xa cũng hy sinh. Biết không thể rút theo Quốc Lộ 9 v́ VC đóng chốt trên các đỉnh núi, hay ở các con suối cắt ngang qua đường, Đại-tá Nguyễn Trọng Luật Lữ-đoàn Trưởng Lữ-đoàn 1 KB, hướng dẫn đoàn xe Thiết Giáp cùng Tiểu-đoàn 8 ND rút theo đường ṃn, vượt sông Tchepon về Lao Bảo an toàn.

 

Anh Cho kể tiếp mặt trận Kontum năm 72, Lữ-đoàn 2 Dù vất vả chiến đấu, trước trận địa pháo và xung phong của địch tại căn cứ Charlie, Trung-tá Nguyễn Đ́nh Bảo, Tiểu-đoàn trưởng Tiểu-đoàn 11 Dù, đă tử trận v́ trúng pháo 130 ly, Trung-úy Nguyễn Văn Thinh, Đại-đội trưởng 111 tử trận, Đại-đội 114 của anh Cho bị VC tràn ngập, anh Hoàng Ngọc Hùng khóa 22B Vơ Bị Đại-đội trưởng 112 cùng anh Cho bị bắt rồi cả hai trốn thoát vài ngày sau đó.

 

Tôi nói tiếp cũng tại mặt trận Tân Cảnh, Đại-úy Trần Châu Giang khóa 22B Vơ Bị, Chi-đoàn trưởng Chi-đoàn Bạch Mă 1/14 chiến xa M41, cũng bị bắt làm tù binh và được trao trả năm 73.

 

Anh Dương Viết Đang lái máy bay L19 thám sát vùng hỏa tuyến kể, khi bay quan sát thấy xe ủi đất của VC làm đường hầm hố ra sao, c̣n anh Phan Công Ư th́ thường ngâm bài thơ ” Hổ nhớ rừng ” cho chúng tôi nghe, như để nói lên tâm tư của ḿnh v.v…

 

Nói chung th́ thằng nào cũng có những chiến tích hào hùng hay bi thương để kể, những nỗi buồn khi có một chiến hữu đă hy sinh, những chuyện t́nh lăng mạn.v.v…

 

Nhiều đứa ngồi nghe nói sao cứ kể toàn chuyện thua không vậy, anh Cho nói thắng th́ đâu có ǵ để nói, thua mới có chuyện như vượt thoát để kể chư. Rồi anh cười x̣a nói nhỏ, trước là tưởng niệm các anh em đă hy sinh, sau là để bọn công an đi tuần không làm khó dễ tụi ḿnh.

 

Có những lúc tôi chỉ im lặng để nghe, để buồn cho những ǵ ḿnh đă trải qua. Tụi nó đ̣i hỏi phải kể tiếp th́ tôi cũng kể, mà kể th́ cũng chỉ kể những mẫu chuyện vui vui, những khi được về ngồi ăn uống, nghe nhạc tại Quảng Trị, c̣n những chuyện buồn khác ở vùng địa đầu giới tuyến như Chuẩn úy Nguyễn văn Chiến Chi-đội phó, Chi-đội 2/2/11 Thiết Kỵ của tôi, đă hy sinh và nhiều bạn cùng khóa như Đỗ Đ́nh Du và Vơ Văn Kiệt bị thương tại Gio Linh phải giải ngũ , tôi dấu kín v́ càng nhắc càng thêm buồn. Riết rồi cũng không c̣n chuyện ǵ để kể nên cũng phải thuật lại các trận đánh ḿnh đă trải qua tại Gio Linh, tại Trung Lương, tại căn cứ Carroll, bắn hạ chiến xa địch, tái chiếm Cổ Thành v.v… Vậy là tụi nó chuyền miệng từ thằng này sang thằng khác cho nên cứ phải kể đi kể lại hoài theo yêu cầu vào cuối tuần v́ tụi nó cho đó là chuyện đáng xấu hổ chưa từng thấy trong cuộc chiến như tại căn cứ Carroll (tức căn cứ Tâm Lâm) . Mọi điều thắc mắc, nghi vấn về chuyện căn cứ Carroll thất thủ th́ tôi để cho tụi nó tự suy luận, đánh giá. Tôi không có ư kiến mặc dù tôi là nhân chứng sống.

 

Đến khi trại cho viết thư báo cùng gia đ́nh được phép thăm nuôi, th́ toàn trại đều phấn khởi. Cuộc sống trong trại nhộn nhịp hơn, vui vẻ hơn. Đến Tết nguyên đán năm 1981, trại A và B được phép tổ chức văn nghệ ngoài trời. Anh Vũ Cao Hiến khóa 24 Vơ Bị lên hát một bài mà anh em ai cũng mũi ḷng: “Chờ anh em nhé… dù tháng năm kéo dài ngày về… dù nắng mưa cách trở đường về… th́ vẫn chờ anh đợi anh em nhé…” Khoảng giữa năm 1980 chúng tôi được trại cho phép gửi thơ, báo tin cùng gia đ́nh được phép gởi quà mỗi gói 5kg và thăm nuôi. Vợ cùng đứa con trai cũng cố gắng lặn lội ra thăm tôi được một lần vào năm 1981 sau bao nhiêu năm xa cách, dù chỉ có một tiếng đồng hồ bên nhau nhưng cũng đủ thỏa ḷng mong nhớ. Trước khi chia tay vợ tôi cũng theo yêu cầu của trại “phải động viên tôi” ráng nói lớn, như cố t́nh sợ anh cán bộ ngồi đó không nghe một câu mà chúng tôi đă từng nghe đi nghe lại suốt mấy năm qua: “anh cố gắng học tập cải tạo tốt, để sớm được nhà nước khoan hồng, tha về sum họp với gia đ́nh” .

 

Những tin tức gia đ́nh mang đến như sắp được tha về đoàn tụ, như Mỹ điều đ́nh mua anh em cải tạo mỗi người 2.000 đôla. v.v. Tuy không biết thật hư như thế nào, nhưng cũng mang đến cho anh em nhiều hy vọng. Cũng có vài đợt tha về một số rất ít, cũng làm anh em càng hy vọng cho ḿnh hơn. Cuối tuần anh em có quà thường nấu ăn, anh Điển hái lá giang về cho hai anh Tuấn và Soạn nấu với ḿ gói cùng ăn với nhau. Không ngờ anh Điển hái nhầm lá ngón, một loại lá độc mà không biết. Anh Điển bận đánh mạc chược, nên anh Soạn và anh Tuấn ăn trước th́ bị trúng độc, anh Soạn chết c̣n anh Tuấn được cứu sống. Cả trại thầm cầu nguyện cho linh hồn anh sớm được siêu thoát.

 

Một buổi sáng anh trật tự trại đi thông báo, tất cả tập họp giữa sân để trại trưởng nói chuyện. Cả trại bàn tán xôn xao, cuối cùng được biết là….chuyển trại về Nam, tuy chưa biết về đâu, nhưng mừng trước cái đă. Sau khi đọc tên ra đi, một số gần 100 người c̣n ở lại, đội 15 có tôi, Đang và vài người nữa. Tất cả dồn lại ở hai pḥng. Hai ngày sau tù h́nh sự được đưa về trám các pḥng c̣n lại. Th́ ra tôi và anh Đang ở lại canh tác cho xong vụ mùa. Trong số những người c̣n ở lại gồm chung cả trại A và B, nên đêm đêm chúng tôi ngồi nghe anh Hiến hát những bản t́nh ca buồn, chia ly, trắc trở như:

 

Trách Người Đi:

Sương lam tuôn rơi hắt hiu trên hàng thông xám reo vi vu, khiến xui bao nhiêu nhớ nhung tràn ḷng ước mơ, người đi phương xa đâu ngờ, miền quê ai đang mong chờ, đau đớn xót thầm từ ngày biệt ly… “

 

Hẹn Ḥ:

“Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu, một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào, trời th́ mưa rơi mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau, người th́ hẹn nhau sang sông mong cho chóng tạnh mùa ngâu, cuộc đời làm đôi bên yêu nhau cách một biển sâu, hẹn ḥ tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu.. “

 

Rồi đến bài Động hoa vàng:

“…Chim ơi chết dưới cội hoa, tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà, mai ta chết dưới cội đào, khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu…”

 

Chúng tôi ngồi nghe mà mỗi người mang trong ḷng một tâm sự riêng. Rồi vụ mùa cũng xong, chúng tôi được đưa lên xe Molotova chuyển đi không biết đến nơi nào. V́ là một sự kiện quan trọng, nên tôi nhớ măi . Chúng tôi được chuyển đi, hai người chung một cái c̣ng trên mấy chiếc xe Molotova. Xe chạy, chạy măi qua một thành phố cũng nhộn nhịp, lại thêm một sự kiện nữa làm chúng tôi ngỡ ngàng là dân chúng hoan hô chúc mừng, quăng bánh và trái cây lên cho chúng tôi. Nhiều người chạy xe Honda theo hỏi chúng tôi có thân nhân ở đây hay không, để báo tin dùm cho, thật là cảm động. Tôi nhớ lại ngày trước lúc đến miền Bắc th́ bị ném đá, ngày nay th́ được ném thức ăn, đúng là vật đổi sao dời! Qua cơn xúc động bồi hồi, xe tiếp tục đi đến trại giam rộng lớn đẹp đẽ  khang trang, đó là trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.

 

Xuống xe tập họp điểm danh, nh́n quanh tôi thấy trên bảng liệt kê danh sách các mặt hàng được mua có cả các loại rượu, ai cũng thắc mắc rằng trại tù mà sao lại được mua đủ thứ? Buổi tối đầu tiên nhiều người được mua và ăn uống thả dàn, v́ nhờ các người ở trước đưa tiền cho cán bộ mua dùm. Sáng hôm sau trong khi tập họp, thấy cán bộ đến đưa cho anh trực trại ghi tên và nhận tiền những ai mua thịt heo, và nhiều thứ khác.

 

Tôi và Đang có tên về phân trại C đảm nhiệm cày cho vụ mùa Đông Xuân. Mùa đông năm nầy sao mà lạnh dữ quá, ốc bươu nổi đầy trên mặt ao, tôi cũng rán chịu lạnh lội xuống vớt để chiều về ăn. Xuân lại về, anh em trong trại rộn ràng chuẩn bị, tôi bán bộ đồ của vợ gởi cho, để cùng anh Đang mua thịt, bánh, mứt cùng nhau ăn Tết lớn. Qua Tết âm lịch năm 1983, tôi và Đang cùng nhiều người khác được thả. Trước khi rời trại, chúng tôi được ở lại tại trại chính, tức trại A vài ngày chờ làm thủ tục. Tôi đi ḷng ṿng qua các pḥng, gặp nhiều cấp chỉ huy trong Binh chủng Thiết Giáp của tôi như Đại-tá Trần Tín, Trung-tá Bùi Thế Dung…và được biết có nhiều chính khách lănh đạo khác trong chính quyền VNCH, cũng bị giam giữ tại đây. Tṛ chuyện một lúc tôi mới biết, đây là trại mẫu dành cho những quan khách nước ngoài đến tham quan, nên mới được ưu đăi như vậy.

 

Mỗi người được cấp giấy ra trại và 13 đồng để đi đường. Sau đó được cán bộ trại đưa chúng tôi đến ga Hàng Cỏ. Tất cả ngồi chung một toa riêng biệt, có người xuống dọc đường, c̣n tôi về đến ga cầu B́nh Lợi. Về đến nhà ai cũng mừng rơi nước mắt, hai đứa con trố mắt nh́n tôi ngạc nhiên, lạ lẫm. Thằng con trai nay đă lên mười, đứa con gái vừa lên tám. Ngồi ôm hôn hai đứa mà ḷng bồi hồi xúc động, vợ tôi lại khóc nói không nên lời. Đêm đến nằm bên nhau kể lể, tâm sự nói hoài cũng không hết, về những khó khăn từ khi tôi ra đi, cứ thổn thức cứ khóc thút thít hoài.

 

Được thả th́ vui với vợ con, nhưng lại có những khó khăn khác như bị ”quản chế” và t́m việc làm. Cha mẹ cũng khó khăn không giúp ǵ được, cũng may nhờ đứa em gái xin cho vào làm ở cơ sở tư nhân nhỏ, sản xuất nhựa nylon tái sinh. Nhiều anh em khác không được may mắn như vậy, chạy đôn chạy đáo kiếm cơm hàng ngày, làm đủ mọi công việc. Nhờ c̣n bằng lái trước 75, tôi lái xe tải chở hàng cho cơ sở khô ḅ Tuyền Kư, cho đến ngày nộp hồ sơ xin định cư tại Mỹ theo diện HO 23. V́ c̣n mảnh đạn gần phổi nên phải ở lại thêm 6 tháng để uống thuốc.

 

 

Lời Cuối:

 

Chúng ta ai cũng có nhiều kỷ niệm buồn vui lẫn lộn, những kỷ niệm trong thời c̣n thơ ấu, thời c̣n học sinh, một thời làm lính chiến, một thời đi tù cải tạo. Nhiều lắm, làm sao mà kể cho hết. Cho nên có những chuyện mà ḿnh muốn quên, nhưng không bao giờ quên được, nó cứ quay đi quay lại, không phải do ta, mà là tại tác động từ bên ngoài, khiến ta không thể bôi xóa được nhất là khi gặp lại các anh em cùng sống chung trong trại cải tạo.

 

Khi định cư tại Mỹ, gặp lại các bạn tù Đội 15 Vĩnh Quang tại Westminster, Orange County, California. Những chuyện kể lúc c̣n ở trong trại Vĩnh Quang cũng được yêu cầu kể lại trong những lúc uống café, hay trong những buổi họp mặt cùng với những người bạn mới, họ cũng muốn nghe về chuyện căn cứ Carroll đầu hàng giặc cộng. Cho nên muốn quên đi mà không thể nào quên. Nhân Đại Hội Thiết Giáp Toàn Thế Giới được tổ chức vào ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2023 tại Little Saigon . Tôi viết lại khúc đời chiến đấu và tù tội để lại cho thế hệ sau biết được những vinh quang, gian khổ và cay đắng của một thế hệ được sinh ra và đă trưởng thành trong khói lửa với nhiệm vụ Bảo Quốc An Dân trong ba tín niệm:

 

Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm

 

 

KB Phạm Hữu Phước

6/2023

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính