Quảng Trị dậy sóng và Cờ ta bay

(Phần 1)

 

KB Phạm Hữu Phước

 

Ảnh minh hoạ

 

 

Mùa Hè 1972

 

Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào, Sư-đoàn 3 được thành lập:

• Chuẩn-tướng Vũ Văn Giai là Tư Lệnh, đảm nhiệm pḥng thủ vùng Hỏa tuyến,

• Trung-tá Nguyễn Văn Tá thay thế Trung-tá Bùi Thế Dung làm Thiết-đoàn Trưởng TD 11 KB, là đơn vị thống thuộc của Sư-đoàn 3BB.

 

Quân đội Mỹ bắt đầu bàn giao lại các căn cứ cho Sư-đoàn 3. Những chiến xa M48A3 của Hoa Kỳ được bàn giao lại cho Binh Chủng Thiết Giáp (TG). Thiết-đoàn 20 Chiến Xa được thành lập:

• Thiết-đoàn trưởng là Trung-tá Nguyễn Hữu Lư,

• Thiết-đoàn phó Thiếu-tá Hoàng Kiều,

• Các Chi-đoàn trưởng:

– Đại-úy Đặng Hữu Xứng Chi-đoàn 1,

– Đại-úy Phạm Quang Anh Chi-đoàn 2,

– Đại-úy Đoàn Chí Sanh Chi-đoàn 3,

– Đại-úy Phan Thanh Tùng Chi-đoàn Chỉ Huy Công Vụ.

 

Đây là chiến cụ mới đối với binh chủng TG, nên Hoa Kỳ phụ trách việc huấn luyện, Thiếu-tá Trương Quang Thương từ Lữ-đoàn 1 qua phụ trách các băi tác xạ cho chiến xa M48A3. Những huấn luyện viên Hoa Kỳ hướng dẫn rất tường tận cho Binh-sĩ, Trưởng xa, Chi-đội trưởng cùng các Sĩ-quan trong Thiết-đoàn cách thức xử dụng từ lái xe cho đến tác xạ. Muốn đạt được kết quả, các xa-đội phải bắn trúng mục tiêu trước 16 giây, bằng như không đủ điểm tác xạ, bắt buộc phải thực tập lại. Đến tháng 3/1972 th́ việc huấn luyện đă hoàn tất nên Thiết-đoàn 20 CX tổ chức làm lễ xuất quân, cũng là lúc VC mở cuộc tổng tấn công tại Quảng Trị. Tôi đă chứng kiến vào mùa hè 1972, một mùa hè mang tên “Mùa Hè Đỏ Lửa” là một mùa hè kinh hoàng nhất của người dân Quảng Trị. Những ǵ mắt thấy tai nghe, cũng như những cảnh chết chóc, ly tán mà người dân phải gánh chịu hay nỗi lo âu của gia đ́nh, của những người vợ lính, những góa phụ, và ḷng dũng cảm, hy sinh của những chiến sĩ địa đầu giới tuyến nơi mà tôi đă từng chiến đấu, gắn bó bao năm qua với mảnh đất này từ ngày ra đơn vị năm 1968.

 

Căn Cứ Carroll Đầu Hàng

 

 

Những đơn vị Bộ Binh của Sư-đoàn trấn giữ tại các căn cứ, được hoán đổi địa bàn hoạt động hằng tháng, c̣n các Chi-đoàn Thiết Giáp có nhiệm vụ pḥng thủ th́ vẫn giữ nguyên vị trí. Chi-đoàn 1/11 Chiến xa M41, đang pḥng thủ tại căn cứ Carroll cùng Trung-đoàn 56 BB. Chi-đoàn 3/11 Thiết Kỵ pḥng thủ cùng Trung-đoàn 57 BB tại căn cứ C1 (ngang quận Gio linh) cạnh Quốc Lộ 1. Chi-đoàn 2/11 Thiết Kỵ đóng tại Ocean View phía biển.

 

Đại-úy Phan Văn Thức Chi-đoàn trưởng Chi-đoàn 1/11 chiến xa được mời về căn cứ Ái Tử, dự lễ xuất quân của Thiết-đoàn 20 Chiến xa, nên bàn giao Chi-đoàn lại cho tôi lúc đó là Chi-đoàn phó. Tại căn cứ Caroll, Chi-đoàn gồm có:

– 1 Phân-đội chỉ huy (2 chiếc M41, 2 chiếc M113),

– 1 Chi-đội chiến xa M41 (5 chiếc M41),

– 1 Chi-đội M 113 (5 chiếc M113) của Chi-đoàn 3/11 tăng phái.

 

Như vậy tại căn cứ có cả thảy 7 M41 và 7 M113 pḥng thủ chung quanh ṿng rào. Chi-đội 3, Chi-đoàn 1/11 chiến xa tăng phái cho Lữ-đoàn 147 TQLC của Đại-tá Nguyễn Năng Bảo pḥng thủ tại căn cứ Mai Lộc quận Hương Hóa, Chi-đội 2, Chi-đoàn 1/11 chiến xa tăng phái cho Trung-đoàn 2 Bộ Binh tại căn cứ Côn Thiên.

Hàng ngày có một Chi-đội hỗn hợp gồm 3 chiếc M113 và 2 chiếc M41, đi mở đường từ căn cứ Carroll đến Cam Lộ và 2 chiếc M41 giữ an ninh từ căn cứ đến Khe Gió.

 

Ảnh minh hoạ

 

Ngày 30/3/1972 là ngày các đơn vị Bộ Binh hoán đổi vị trí hoạt động. Lợi dụng cơ hội này quân Bắc Việt (VC) xua quân từ Bắc vĩ tuyến 17 xuống tấn công các căn cứ A1 – C1 – Côn thiên, phía Tây từ Khe Sanh xuống. Chi-đội đi mở đường, lúc trở về báo cáo bị VC chận đánh rồi mất liên lạc. (Đến năm 1973 trao trả tù binh tôi mới biết tất cả đă bị bắt trong đó có Hạ-sĩ Vơ Nậy, tài xế M41 của tôi lúc đi Hạ Lào, và Trung-úy Tôn Thất Đàn, Chi-đoàn phó Chi-đoàn 1/20 chiến xa). Phân-đội chiến xa M41 giữ đoạn đường từ Carroll đến Khe Gió bị đại bác không giật từ trên núi bắn xuống phải luôn thay đổi vị trí để bắn trả. Các căn cứ phía Bắc cũng như phía Tây đều bị pháo kích dữ dội, các đơn vị Bộ Binh lưu động bên ngoài cũng chạm địch, Pháo binh của ta tại các căn cứ bị thiệt hại không bắn yểm trợ được cho Bộ Binh bên ngoài. Sau một ngày cầm cự,  các đơn vị phía Bắc phải bỏ căn cứ rút về Đông Hà, bố trí dọc theo sông Miếu Giang ra đến Cửa Việt, để bảo toàn lực lượng. Chi-đội 2 Chi-đoàn 1/11 CX, cũng rút theo bộ binh trong đêm, bỏ lại 2 chiến xa M41 v́ bị mắc lầy. Bây giờ VC bắt đầu tập trung pháo vào các căn cứ phía Tây như Ba Hô, Sarge, Holcomb của TQLC, Carroll, Khe Gió, Fuller của Bộ Binh.

 

Carroll là một căn cứ hỏa lực rộng lớn, do Trung-đoàn 56 Bộ Binh trấn giữ cùng với Thiết Giáp, Pháo Binh đủ cỡ từ 175 ly ṇng dài, Đại-úy Phan Văn Bội, Pháo-đội trưởng, và Trung-úy Nguyễn Ngân thuộc Pháo-đội Vua Chiến Trường, Tiểu-đoàn 101 Pháo Binh cơ động. Pháo-đội 155 ly, 105 ly của Bộ Binh cùng với Pháo-đội B 105 ly, Đại-úy Nguyễn Văn Tâm TQLC và Chi-đội Pḥng Không, với súng cao xạ 40 ly đặt trên chiến xa M42. Quân Bắc Việt muốn đánh chiếm căn cứ này cũng không phải dễ dàng, nhưng cố thủ th́ quân ta cũng khó giữ được lâu, v́ thiếu lương thực, đạn dược. Muốn giải vây và tiếp tế, cũng gặp nhiều trở ngại v́ xung quanh là đồi núi, dốc đứng, c̣n đường bộ đă bị cắt đứt từ Cam Lộ lên. Biết khó đánh chiếm nên VC trong hai ngày đầu, chỉ sử dụng Pháo Binh mà thôi. Nếu tính trung b́nh hai phút một trái, ta cũng biết Carroll phải hứng chịu bao nhiêu trái đạn pháo rồi. Đến ngày thứ ba, chúng mới chuẩn bị tấn công bằng bộ binh. Lối đánh của VC lúc nào cũng là tiền pháo hậu xung, nên tôi xem bản đồ t́m đường đi cho Thiết Giáp pḥng khi cần phải rút lui. Chỉ có một hướng về quận Hương Hóa, nơi đóng quân của Lữ-đoàn 147 TQLC với ṿng cao độ thưa, Thiết Giáp có thể theo đường núi mà đi được. Hầm của tôi nằm về hướng Nam, sau lưng là băi trực thăng, trước mặt là đồi trọc, chạy dài theo dăy núi phía Tây bên phải. C̣n bên trái có nhiều đường thông thủy, từ trên đồi chạy xuống phía dưới, đó là hướng mà tôi dự định nếu có rút, sẽ theo hướng này. Ngày 3 tháng 4 năm 1972, Thiết-đoàn 11 KB đến Cam Lộ để tiếp ứng và giải vây căn cứ, nhưng không tiến thêm được, tất cả các cao điểm đều có quân VC chiếm giữ. Địch quân tiếp tục pháo kích vào căn cứ Carroll đều đều. Các Pháo-đội của ta trong căn cứ bị thiệt hại nặng, nên không thể yểm trợ cho các đơn vị TQLC và BB bên ngoài. Tại căn cứ 1 chiếc xe Pháo Binh cơ động 175 ly bị trúng pháo bốc cháy, khói đen bay lên cao. Ở Cam Lộ, Đại-úy Thức thấy khói, gọi máy hỏi thăm t́nh h́nh của Chi-đoàn, tôi báo cáo hoàn toàn vô sự. Là đơn vị Thiết Giáp, chúng tôi pḥng thủ dọc theo ṿng rào căn cứ, nên đạn pháo của địch không gây một tổn thất nào.

 

Ảnh minh hoạ

 

Trưa 3/4/72 quân địch đă đóng chốt từng tổ 3 người bao vây quanh căn cứ, chuẩn bị sẵn sàng tấn công, có lẽ chúng chờ trời tối mới tiến đến ṿng rào. Tôi đă ra lệnh cho Chi-đoàn bắn khi thấy chúng xuất hiện. Từ trong căn cứ, tôi quan sát thấy chúng đứng dưới hố, nhô lên nửa người, tôi cho bắn đại liên 50, thấy mút tầm đạn lửa mới tới, có nghĩa là xa khoảng 800 m. Bắn lần đầu, Trung-đoàn gọi máy bảo “đừng bắn”. Một lát sau chúng lại xuất hiện, tôi ra lệnh bắn tiếp th́ Trung-đoàn lại gọi máy nói “đừng bắn bạn đang ở ngoài”. Tôi cười nói với xạ thủ đại liên, Bộ Chỉ Huy ở bên trong, không nh́n thấy ǵ nên tưởng là bạn, nếu chúng xuất hiện th́ cứ bắn tiếp. Bắn lần thứ ba, Trung-đoàn gọi máy bảo tôi về Bộ Chỉ huy họp. Trước khi đi về BCH Trung-đoàn, tôi nói với Hạ Sĩ quan truyền tin báo cho tất cả các Xa-đội chuẩn bị sẵn sàng, tôi họp về có thể là sẽ rút (tôi suy đoán như vậy). Lên đến BCH Trung-đoàn, tôi lấy làm lạ là sao rất nhiều lính Bộ Binh tập trung đứng bên ngoài dưới sân cờ, không sợ bị pháo. Tôi đến chào Trung-tá Phạm Văn Đính, lúc đó cũng đang đứng ở ngoài sân, thấy tôi đến Trung-tá Đính nói giọng như muốn khóc:

– Tôi ưng chiến đấu nhưng xung quanh đây không ai chịu chiến đấu.

 

Nghe thấy thế tôi liền nói:

– Vậy Trung-tá theo tôi, tôi đưa Trung-tá qua Cùa với Lữ-đoàn 147 TQLC. (Cùa là tên địa phương của quận Hương Hóa).

 

Đột nhiên có một người mang lon Đại-úy, đội nón sắt, mặc áo giáp nên tôi không thấy bảng tên, đứng kế bên nói:

– Đầu hàng rồi mà c̣n đi đâu.

 

Nghe vậy tôi quay lưng đi về liền, đi được một đoạn th́ có một người mang lon Trung-úy nắm lấy vai tôi và nói:

– Anh đi, tôi cũng đi theo, tôi thuộc Chi-đội pḥng không

– Vậy chúng ta cùng đi – Tôi trả lời.

 

Tôi nghĩ cũng có rất nhiều người không muốn đầu hàng, nhưng cũng đành chịu bó tay trong hoàn cảnh này. Về tới hầm chỉ huy, tôi cầm máy báo cáo cho Đại-úy Thức biết: “Ông Đính đầu hàng rồi, c̣n tôi sẽ dẫn Chi-đoàn vượt ṿng vây theo hướng Nam qua Cùa về với Lữ-đoàn 147 TQLC. Nếu không đến được, coi như tôi bị bắt hay chết rồi ”. Nói đến đó th́ Đại-úy Thức cho biết thấy có trục thăng đến, có lẽ để bốc cố vấn Mỹ của Trung-đoàn, hăy đi theo. Tôi liền chạy ra cửa hầm, thấy chiếc Chinook CH 47 đang bay thật thấp, gần đến ṿng rào của căn cứ. Tôi liền chạy vào hầm bấm máy gọi:

– Tất cả bỏ xe chạy đến chỗ tao gấp.

 

Xa-đội bố trí ở phía cổng căn cứ cho biết:

– Ở đây Bộ Binh đang bắt tay với VC. 

 

Tôi nói:

– Bỏ, bỏ chạy đến chỗ tao mau lên.

 

Chạy ra khỏi hầm về phía băi đáp trực thăng, tôi thấy có hai Cố-vấn Mỹ (một da đen, một da trắng) đang liên lạc máy. Thấy tôi cả hai rút súng Colt ra chĩa thẳng vào tôi, có lẽ họ tưởng tôi sẽ bắt giữ hai người lại, thấy vậy tôi liền nói: (bằng tiếng Mỹ)

– Chúng tôi cũng muốn đi với các ông.

 

Trực thăng cũng vừa tới, từ từ đáp xuống sân bay, hai Cố-vấn Mỹ vẫn chĩa mũi súng vào tôi và lùi dần về phía trực thăng. Khi cả hai đă bước lên bửng sau của trực thăng, hai người mới khoát tay ra hiệu cho tôi và các anh em vừa chạy đến, gồm Thiết Giáp, Bộ binh cùng lên trực thăng ước chừng hơn 30 người. Khi tất cả đă ngồi chật bên trong, trên sàn trực thăng th́ chiếc Chinook bay ra khỏi căn cứ. Ngồi bên trong trực thăng, tôi nghe nhiều tiếng “b́nh …b́nh …” biết trực thăng bị trúng đạn của VC bắn theo, nhưng vẫn bay được an toàn về đến Bộ chỉ huy Trung-đoàn 2 thuộc Sư-đoàn 3 BB tại Quảng Trị, nơi nầy trước kia của Trung-đoàn 1 thuộc Sư-đoàn 1 BB nằm sát bên quốc lộ 1. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào, trại này được đổi tên thành trại Lê Huấn, – Trung-đoàn trưởng Trung-đoàn 1, Sư-đoàn 1 BB, đă hy sinh tại Hạ Lào. Phi hành đoàn kiểm tra lại trực thăng, chỉ vào các lỗ đạn vừa cười vừa hân hoan, v́ đă vượt qua cơn nguy hiểm, tôi cũng mừng v́ không phải bị trúng đạn pḥng không. Tôi đến cảm ơn phi hành đoàn và hai cố vấn Mỹ, kiểm điểm lại quân số th́ thấy thiếu xa-đội ở ngoài cổng v́ chạy về không kịp. Đi bộ qua nhà Đại-úy Thức ở gần đó, mở máy VRC 125 trên xe Jeep để báo cáo, nghe “tất cả qua giải tỏa “. Tôi biết VC đă vô tới hầm chỉ huy, đă dùng máy của tôi liên lạc với Chi-đoàn. Như vậy là Trung-đoàn 56 BB đă đầu hàng và căn cứ Carroll đă mất. Không ai có thể ngờ rằng một Đại-đội trưởng Hắc Báo lừng danh ngày trước, đă kéo cờ VNCH lên tại cột cờ Phú Văn Lâu thành nội Huế, hồi Tết Mậu Thân năm 1968, lại đầu hàng VC dễ dàng như thế. Tối hôm đó Lữ-đoàn 147 TQLC cũng rút khỏi căn cứ Mai Lộc. Chi-đội 3/1 CX của Thiếu-úy Ngô Văn Tống tăng phái cho Lữ đoàn, v́ địa thế không thể đi len lỏi theo đường núi cùng TQLC để về Ái Tử trong đêm nên đă dẫn Chi-đội theo đường bộ về Cam Lộ vào sáng hôm sau, và đă tử trận trên đường rút lui.

 

Tại Bộ chỉ huy tiền phương, tôi kể lại chuyện mất căn cứ Carroll cho Thiết-đoàn nghe, Thiếu-tá Lê Đ́nh Thức (Ban 3 Thiết-đoàn) đă nói một câu mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ: “Mỹ đẻ ra mày lần thứ hai đó”. Tôi suy nghĩ tại sao gọi tôi lên họp cho biết là đă đầu hàng mà không bắt giữ tôi lại khi tôi quay đi? Tại sao cố vấn Mỹ lại cho chúng tôi đi cùng? Mỹ đẻ ra tôi lần thứ hai như lời của Thiếu-tá Thức nói chăng? Không phải vậy! V́ tôi và hai cố vấn Mỹ cùng chung một chiến tuyến, cùng một ư nghĩ là vượt thoát và v́ tôi là một người lính VNCH luôn luôn ghi nhớ “Tổ Quốc – Danh Dự- Trách Nhiệm”. Không chấp nhận đầu hàng cộng sản. Sau này tôi mới biết hai cố vấn Mỹ là Trung-tá William Camper và Thiếu-tá Joseph Brown

 

Tại hậu cứ tôi gặp lại vợ của Th/úy Ngô Văn Tống đầu chít khăn tang nh́n tôi mà khóc. Nhớ mới năm trước đây, tôi được đại diện Chi-đoàn đi tham dự hôn lễ của hai người tại Đà Nẳng, mà nay lại chứng kiến cảnh chia ly này, ḷng tôi thấy buồn khôn tả, càng an ủi càng làm tăng thêm sự đau đớn cho người góa phụ trẻ, nước mắt lại tuôn chảy nhiều hơn. Thôi đành chấp nhận số kiếp con người là do trời định. Mấy ngày sau khi quân ta lập ṿng đai Đông Hà – Ái Tử, tôi được pḥng 2 Sư-đoàn 3 BB mời lên, hỏi về việc Trung-tá Đính đầu hàng. Tôi tường thuật lại toàn bộ diễn tiến như bây giờ tôi đă kể cho mọi người nghe.

 

Tôi qua Chi-đội 3/1 thay cho Th/úy Tống. Đến khoảng giữa tháng 4/1972 tôi được lệnh đưa Chi-đội gồm 4 chiến xa M41 vào căn cứ Nancy ở Mỹ Chánh tŕnh diện Đại-tá Phạm Văn Chung, Lữ-đoàn trưởng 369 TQLC, đang hành quân vùng núi phía Tây Nam Quảng Trị, để pḥng thủ căn cứ Barbara. Chiến sự ở đây không sôi động như ở Đông Hà – Ái Tử. VC chỉ pháo kích lai rai, không có cuộc tấn công quy mô nào. V́ không có Pháo binh yểm trợ, để đáp trả cũng như để đánh lừa có Pháo binh, Chi-đội theo yêu cầu của Tiểu-đoàn, tôi cho Chi-đội cất cao ṇng đại bác bắn gián xạ, thay thế Pháo binh để bắn quấy rối các điểm tiên liệu. Sáng ngày 29/4/1972 tôi được lệnh rời căn cứ, cùng với TQLC đi giải tỏa quốc lộ 1. Qua khỏi cầu Bến Đá một đoạn, thấy xe dân sự đủ loại kể cả xe hai bánh và xe GMC quân sự nằm ngổn ngang trên đường dài cả cây số. Đoạn đường này, hai bên Quốc lộ trống trơn không cây cối, bên trái chạy dài khoảng 200m mới đến chân đồi, bên phải cũng trống trải như thế tới b́a làng, tôi nghĩ nếu VC phục kí́ch trên đoạn đường này, chỉ có nước tự sát dưới hỏa lực của TQLC và Thiết Giáp mà thôi. Từ từ tiến chiếm từng đoạn một theo thế chân vạc, cho đến hết đoàn xe trên đường, mà không có một cuộc chạm trán nào, th́ ra VC đă rút đi từ lâu. Tôi xuống xe đi một ṿng th́ thấy người chết nằm la liệt, toàn là thường dân, từ người già đến trẻ con. H́nh ảnh mà tôi nhớ măi là một người đàn bà nằm ngửa, trên ngực một em bé cũng đă chết trong tư thế c̣n đang ngậm vú mẹ. Người và gia súc chưa śnh thối, có lẽ chỉ mới chết hôm trước. Vậy là VC đă sát hại thường dân và vợ con lính trên đường di tản không một chút xót thương nào. Tôi trở về xe mà suy nghĩ tại sao? V́ dân chúng miền Nam theo “ngụy quân ngụy quyền”? Hay v́ không di tản theo chúng…?. Không có câu trả lời, thôi th́ cứ cho là v́ muốn chiến thắng, VC phải xử dụng bất cứ thủ đoạn nào…! Cứu cánh biện minh cho hành động tàn ác, dă man, đầy thú tính. Sau này tôi mới biết trong số những người tử nạn đó có gia đ́nh của Hạ-sĩ nhất Toán, Hạ-sĩ quan sửa chữa truyền tin, Chi-đoàn 1/11 Chiến xa. Đây là đoạn đường sau này được nhà báo Ngy Thanh đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Nh́n cảnh tượng đau ḷng đó mà xót thương cho những người dân Quảng Trị đă phải hứng chịu nỗi oan khiên này?…

 

Đến chiều cùng ngày tôi rút về án ngữ tại cầu Bến Đá, cùng với Tiểu-đoàn 9 TQLC của Thiếu-tá Nguyễn Kim Để. Cầu Bến Đá rộng chừng 5m, dài khoảng 10m, lót gỗ, không có lan can hai bên, bắt qua con rạch c̣n độ khoảng 7 tấc nước, trọng tải đủ cho chiến xa M48A3 qua dễ dàng. Mặt lộ cao hơn mặt đất hai bên khoảng 1m, xung quanh chỉ có lau sậy dọc theo bờ, không có cây lớn. Tôi bố trí xe hướng súng về phía Quảng Trị, một xe nằm nép một bên trên đường, ba xe bên trái Quốc lộ, dọc theo bờ sông. Tôi liên lạc với Chi-đoàn để báo cáo t́nh h́nh trong ngày, nhưng không liên lạc được. Sau khi đoàn xe của dân di tản bị VC tàn sát, Quốc lộ vắng tanh. Đêm 30/4/1972 rạng sáng ngày 1/5/1972, khoảng 4 giờ sáng, Thiếu-tá Để gọi máy báo cho tôi biết có chiến xa VC, đang tiến về hướng chúng tôi trên quốc lộ. Tôi liền ra lệnh cho các xe nạp đạn chống chiến xa (HEAT – High Explosive Anti Tank) và chỉ định xe Trung-sĩ Thời bố trí trên đường bắn chiếc thứ nhất, tôi bắn chiếc thứ hai, Trung-sĩ Vơ bắn chiếc thứ ba, xe cuối cùng (tôi quên mất tên trưởng xa) bắn chiếc thứ tư và chỉ bắn khi tôi ra lệnh. Cả Chi-đội hồi hộp đợi chờ, xạ thủ, trưởng xa các xe khác đều nh́n vào máy nhắm, c̣n riêng tôi th́ đứng trên ghế trưởng xa nửa người nhô lên khỏi xe nh́n ra bên ngoài để theo dơi. Từ xa, chiến xa địch vừa chạy vừa bắn vào hai bên đường. Những chùm đạn đỏ, bay tua tủa ra hai bên làm tôi phân vân không biết là chiến xa ta hay địch, v́ trời c̣n tối chưa sáng tỏ, tôi không thể nhận dạng, xác định chính xác được nên chưa cho lệnh bắn. Khi nó tới gần bên kia đầu cầu, tôi mới thấy rơ đó là chiến xa địch. Tôi ra lệnh ” bắn”. Bốn chiến xa VC bị trúng đạn, chiếc c̣n lại quay đầu xuống đường bỏ chạy về hướng quận Hải Lăng. V́ vướng các chiến xa địch bị trúng đạn, nên không bắn theo được. C̣n bốn chiến xa địch bị trúng đạn, th́ chiếc thứ nhất chạy thêm một đoạn, đến giữa cầu rồi rớt xuống rạch, chiếc thứ hai cũng đến giữa cầu rớt xuống, nằm chồng lên chiếc thứ nhất, chiếc thứ ba chạy qua cầu, dừng lại trên đường ngang hông xe tôi. Hai người xạ thủ trong xe phóng ra ngoài, người cháy như hai cây đuốc, nằm lăn lộn trên đường một lúc rồi chết, chiếc thứ tư lủi xuống đường, bên kia cầu chạy đến bờ rạch th́ dừng lại. Th́ ra hai chiếc đầu là chiến xa PT76, hai chiếc sau là PTR85, loại chở quân như kiểu M113 của ta. Đứng nh́n cảnh tượng người dăy dụa chết cháy trước mặt ḿnh, ḷng tôi thấy xót xa vô cùng, nhưng làm ǵ được đây. Chiến tranh mà! Tôi báo cáo cho Tiểu-đoàn biết đă bắn hạ 4 chiến xa, c̣n việc lục soát th́ để bên phía bạn truy t́m. Tôi rất hănh diện, Chi-đội tôi vẫn b́nh tĩnh không hề hoảng loạn, nên đă bắn hạ chiến xa của địch không xa quá 40 m. Cả Chi-đội đều thở phào nhẹ nhơm như trút được một gánh nặng v́ đây là lần đầu tiên đụng độ và bắn hạ chiến xa VC.

 

Tôi gọi máy báo cáo cho Chi-đoàn th́ vẫn không liên lạc được. Tôi thắc mắc tại sao chiến xa VC lại chạy trên Quốc lộ? Quân ta hiện đang ở đâu? Tại sao Thiếu-tá Để lại biết đó là chiến xa địch? Tôi nghĩ có lẽ quân ta đă rút khỏi Quảng Trị rồi. Tôi đang cùng Chi-đội thông ṇng súng th́ Thiếu-tá Để tới hỏi thăm và tặng Chi-đội một bao gạo để ăn mừng chiến công. Đến trưa Đại-úy Nguyễn Kim Thân, Trưởng ban 3 Tiểu-đoàn 2 TQLC, cho tôi biết sẽ cùng Lữ-đoàn 369 TQLC về lập pḥng tuyến Mỹ Chánh. Tôi đưa Chi-đội qua cầu Mỹ Chánh, bố trí hai bên quốc lộ dọc theo bờ sông, hướng súng về Quảng Trị. Như vậy pḥng tuyến Mỹ Chánh được thành lập vào trưa ngày 1/5/1972 với Lữ-đoàn 369 TQLC gồm Tiểu-đoàn 2 Trâu Điên của Thiếu-tá Trần Văn Hợp, Tiểu-đoàn 5 Hắc Long của Thiếu-tá Hồ Quang Lịch, Tiểu-đoàn 9 Mảnh Hổ của Thiếu-tá Nguyễn kim Để và 4 chiếc chiến xa M41. C̣n các đơn vị tại Quảng Trị rút lui lúc nào tôi không biết. Liên lạc với Chi-đoàn để báo cáo t́nh h́nh, vẫn không thấy trả lời, nên không biết Thiết-đoàn cũng như Chi-đoàn hiện giờ đang ở đâu. Vừa bố trí xong th́ có một người đàn ông c̣n trẻ, bồng một bé gái khoảng bốn tháng c̣n ngủ trên tay, có lẽ thoát chết ở “đại lộ kinh hoàng”, từ phía trong chợ đi đến, đưa cho tôi nhờ nuôi dùm. Tôi không hỏi v́ sao nhưng ái ngại nói:

– Ở đây tôi đâu có ǵ để nuôi cháu, bây giờ th́ an toàn rồi, anh bồng cháu về Phong Điền, sẽ có nhiều người giúp đỡ.

 

Nh́n người đàn ông thiểu nảo bồng con đi, tôi thấy ḷng ḿnh buồn vô hạn. Xót thương thay cho những người dân Quảng Trị phải chịu cảnh chết chóc ly tán này. Khoảng hai ngày sau Đại-úy Thức đến pḥng tuyến gặp tôi, bảo tôi về tŕnh diện Lữ-đoàn. Tôi hỏi thăm quân ta rút như thế nào th́ Đại-úy Thức cho biết tất cả những đơn vị đều đi theo hương lộ 555, c̣n có tên là “dăy phố buồn thiu” qua các làng ven biển về Huế.

 

Đến Lữ-đoàn, tôi chào tŕnh diện Đại-tá Trần Tín (xử lư thường vụ Lữ đoàn 1 KB) và sau khi thăm hỏi sức khỏe, Đại-tá bảo tôi qua thành lập lại Chi-đoàn 2/20 CX chuẩn bị tái chiếm Quảng Trị. Tôi từ chối với lư do cấp bậc thấp, không thể đảm nhiệm được chức vụ Chi-đoàn trưởng. Đại-tá Trần Tín bảo phải chấp hành theo lệnh, lúc này là lúc cầ̀n người không cần lon. Thế là tôi rời pḥng tuyến Mỹ Chánh, qua nhận Chi-đoàn 2/20 CX tại Phú Bài, vỏn vẹn chỉ có Thượng-sĩ thường vụ Nguyễn Văn Sĩ, Hạ-sĩ nhất Mến Ban 1, Hạ-sĩ nhất Minh Ban tiếp liệu, Hạ-sĩ La văn Hai Ban quân xa, và một chiếc GMC. Tôi hỏi thăm tin tức về t́nh h́nh chiến sự tại Quảng Trị, được Thượng-sĩ Sĩ cho biết Chi-đội của Thiếu-úy Nguyễn Đăng Bửu thuộc Chi-đoàn 1/20 CX của Đại-úy Đặng Hữu Xứng đă bắn hạ 9 CX T54 và T59 của VC tại cây số 4 trên QL9, chạy từ Cam Lộ xuống, Trung-sĩ nhất Phan Ngọc Tuấn Chi-đoàn 2/20 CX của Đại-úy Hà Mai Khuê, Chi-đoàn phó khi tái chiếm lại căn cứ Phượng Hoàng cùng TQLC đă bắn bay cây đại liên 12 ly 8 trên chiến xa T59 của VC tại căn cứ Phượng Hoàng (chiến xa T59 này được trưng bày tại Ṭa Đô Chánh Saigon) và TQLC cùng phi cơ đă bắn hạ nhiều chiến xa VC trên QL1 bên kia cầu Đông Hà. Sau hai tuần cố gắng tấn công, đánh bật quân ta ra khỏi thị xă Đông Hà và căn cứ Ái Tử nhưng vẫn thất bại. Biết không thể phá nổi pḥng tuyến Đông Hà – Ái Tử, VC đă xử dụng hỏa tiễn điều khiển AT3 để bắn Thiết Giáp của ta đang án ngữ trên các ngọn đồi. Pḥng tuyến bị phá vỡ, quân ta buộc phải rút lui. Cầu Quảng Trị bắt qua sông Thạch Hăn bị hư hại v́ trúng pháo địch, nên những đơn vị c̣n kẹt lại bên kia sông như Thiết-đoàn 20 CX, Pháo-đội của Đại-úy Đào Văn Cam TQLC, phải bỏ lại quân xa, quân dụng. Buồn hơn nữa là đơn vị Thiết Giáp đă mất đi nhiều anh em như Trung-úy Vĩnh Cổn, Chi-đội trưởng, Chi-đoàn 3/20 CX của Đại-úy Đoàn Chí Sanh, bạn cùng khóa 20 sĩ quan căn bản Thiết Giáp với tôi, Đại-úy Phạm Quang Anh Chi-đoàn trưởng 2/20 CX, Đại-úy Nguyễn Ngọc Bích Chi-đoàn trưởng 2/18 TK đă tử trận và Đại-tá Nguyễn Trọng Luật, Tư lệnh Lữ-đoàn 1 KB, bị thương cùng các anh em binh sĩ khác. C̣n mặt trận phía Tây Huế, Sư-đoàn 1 và Thiết-đoàn 7 KB cũng phải triệt thoái khỏi căn cứ Bastogne. Đây là giai đoạn đầu của mùa hè 1972 mà sau này được Phan Nhật Nam đặt tên là Mùa Hè Đỏ lửa.

 

 

KB Phạm Hữu Phước

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính