Thế lực nào đă bức tử Việt Nam Cộng Ḥa?

 

KB NguySaigon

 

 

 

Lời Nói Đầu

 

Trong sách Decent Interval (Khoảng cách coi được) của trùm CIA tại VN Frank Snepp cho biết: Điều quan tâm và mục tiêu của Kissinger khi thương thuyết cho Hiệp Định  ngừng bắn và Ḥa B́nh Paris là Rút Quân Mỹ khỏi VN  và phải có “khoảng cách coi được” từ ngày rút quân đến ngày Bắc Việt chiếm VNCH.

 

 Năm 1971 khi đến Bắc Kinh để bí mật gặp Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, Kissinger đă thông báo nếu có ngừng bắn, HK sẽ rút quân và sẽ không tái can thiệp nếu BV có tấn công VNCH với điều kiện không tấn công ngay  mà phải có “khoảng cách coi được”. Nếu BV tấn công và chiếm VNCH vào năm 1974  th́ chẳng ai thèm quan tâm đến số phận VNCH  v́ Mỹ đă rút quân khỏi VNCH. Những chi tiết nầy đă được TT Nixon bí mật ghi lại và được giải mật nhiều năm sau đó.

 

Kế hoạch bỏ rơi và bức tử VNCH do chính sách của Hoa Kỳ đă thay đổi, trước khi Joe Biden tập tễnh làm một anh Thượng Nghị Sĩ trong Quốc Hội Hoa Kỳ.  Thời điểm đó 1973, với tư cách một Junior Senator, Joe Biden sức mấy mà bức tử được VNCH.

 

KB NguySaigon

*  *  *

 

Việt Nam Cộng Ḥa đă mất gần 50 năm. Giờ chỉ c̣n chúng tôi mang nỗi nhớ trong cảnh lưu vong sống đời tỵ nạn. Cũng đă lâu lắm rồi việc mất nước, ai làm mất nước, ông nói gà bà nói vịt, mặc dù những tài liệu mật đă tuần tự, lần lượt giải mật. Những  tưởng việc mất nước đă ch́m vào lăng quên. Nhưng không. Năm 2020 Trump tái ứng cử và Joe Biden được đảng Dân Chủ đề cử ra tranh cử cùng Donald Trump th́ cộng đồng MAGA VN  dậy sóng. Mới đầu vài tiếng nói lẻ loi cho rằng Joe Biden và đảng Dân Chủ đă cúp viện trợ và VNCH đă bị đảng Dân Chủ bức tử, cùng lúc lên án Joe Biden là người đă ngăn cản nước Mỹ nhận người tỵ nạn VN tới Mỹ qua cuộc bỏ phiếu, và lời tuyên bố trong buổi họp. Đó là phe MAGA VN v́ yêu mến giáo chủ Heaven Gate’s Trump  nên đă đồng ḷng phổ biến rộng răi để người Việt tỵ nạn coi Joe Biden như một kẻ thù, như một người phản trắc với dân VNCH.

 

Câu chuyện đó đă lan truyền rộng răi chỉ ngưng trong 4 năm Joe Biden hạ gục Trump với hơn 7 triệu phiếu phổ thông và phiếu Đại cử tri đoàn trở thành Tổng Thống 46 Mỹ Quốc. Cuộc chiến tạm ngưng và bây giờ lại tiếp tục Joe Biden và đảng Dân Chủ đă bức tử VNCH.

 

Thật ra VNCH bị bức tử đâu phải đợi đến tháng 4 năm 1975, mà đă bị Kissinger và TT Nixon đă liệm vào quan tài khi kư hiệp định ngừng bắn và Ḥa B́nh Paris tháng 1 năm 1973. Và tháng 4 năm 1975, đảng Dân Chủ và Quốc hội Hoa Kỳ qua bàn tay TT Gerald  Ford đă đóng đinh và đem chôn hỏa tốc. Không một cá nhân nào dù ở bất cứ chức vụ nào cũng không thể  chôn sống VNCH mà đó là chính sách (policy) của nước Mỹ. Trở về những ngày đầu tiên người Mỹ, nước Mỹ nhảy vào VN.

 

Thời TT Ngô Đ́nh Diệm chấp chánh 1956, ḥa b́nh thật sự trên toàn cơi Miền Nam. Chỉ có vài ba vụ do du kích VC ám sát, thủ tiêu các viên chức xă ấp. TT Kennedy đă gửi tới 20 ngàn cố vấn sang giúp TT Diệm về hành chánh và xây dựng một quân đội hiện đại theo đúng kiểu Mỹ. Tướng Edward Lansdale được cử tới để làm cố vấn cho TT Diệm. Khi Mỹ muốn đổ quân vào VN, bị TT Diệm chống đối. Kết quả là TT Diệm bị Mỹ giết chết, khi cho đám phản tướng đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm  1963. Ba tuần sau, TT Kennedy bị ám sát và TT Johnson lên thay, sau đó đắc cử nhiệm kỳ đầu tiên năm 1964. Chính t́nh VNCH rối ren bắt đầu từ đó. Đám tướng lănh tranh dành quyền lực từ Dương Văn Minh qua Nguyễn Khánh cuối cùng Nguyễn Khánh phải lưu vong và chính phủ dân sự ra đời với Thủ Tướng là Phan Huy Quát năm 1965. Hai ông Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát xung đột và bất ḥa. Quân đội dậm chân tại chỗ. Trong khi đó vào tháng 5 năm 1959 Hà Nội đă mở con đường 559 mà sau nầy gọi là đường ṃn HCM để đưa quân và cán bộ xâm nhập Miền Nam. Nhắc lại trước năm 1954, VC gọi là 9 năm kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ Phạm Hùng … đă vào Miền Nam lănh đạo và năm 1954, hơn 100 ngàn cán binh VC đă tập kết trở ra Bắc. Nhưng Lê Duẩn đă ở lại, để tiếp tục chỉ huy cuộc xâm lăng Miền Nam. (Đọc 5 tập Hồi Kư Đường Đi Không Đến của nhà văn VC hồi chánh sẽ rơ) Trong khi các Tướng lănh VNCH mải mê tranh giành quyền lực, hết đảo chánh rồi chỉnh lư,  bộ đội Miền Bắc đă vào rất đông được trang bị các vũ khí tối tân của Liên Xô như AK47, B40, B41, Thượng liên Đông Đức, Đại liên 12 ly 8 … Năm 1964 đă đánh trận B́nh Giả và QLVNCH đă đại bại. Một Tiểu Đoàn BĐQ và 1 Tiểu Đoàn TQLC đă thiệt hại trầm trọng. Bởi v́ VC đă có khả năng tổ chức những trận đánh cấp Trung Đoàn và Sư Đoàn trong khi đó  QLVNCH chỉ hành quân tới cấp Đại Đội. Sau đó là trận Đồng Xoài năm 1965, một Tiểu Đoàn Nhảy Dù tan nát.

 

Miền Nam VN đang trên bờ vực thẳm. Chiến lược ngăn chận làn sóng đỏ của Hoa Kỳ giờ thêm một phụ chú là “Ngăn Chận Chiều Hướng Thua Trận” nên Quân Đội Hoa Kỳ đă cho đổ bộ một lữ Đoàn TQLC vào Đà Nẵng năm 1965. Từ đó Đại Tướng Westmoreland, Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, đang chiến đấu tại VN, đă liên tục xin tăng quân cho tới khi có 500 ngàn quân Mỹ tham chiếm tại Miền Nam VN với chiến thuật “T́m và Diệt Địch” Thật ra cái chính của Quân Đội Mỹ ở Miền Nam (MN) là “DIỆN ĐỊA” có nghĩa là trải quân ra giữ đất  và những điểm chiến lược. Hai mục tiêu chính của Quân Đội Hoa Kỳ tại MNVN là Diện Địa và Di Động.. Di động tính là chuyển quân nhanh, như chiến thuật trực thăng vận và lập cầu không vận để chuyển quân bằng phi cơ vận tải C130. Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ đă đóng góp vào cuộc chiến một hỏa lực hùng hậu, đă giữ vững Miền Nam cho tới năm 1973, rút quân hoàn toàn về nước.

 

QLVNCH c̣n đang được huấn luyện theo kiểu Mỹ cho nên trước 1968, QLVNCH chủ yếu đảm trách việc pḥng thủ nhiều hơn tấn công. Chính v́ thế mà Miền Nam đă đứng vững gần 20 năm, QLVNCH sau đó được Hoa Kỳ trang bị vũ khí hiện đại tương đương với quân Bắc Cộng sau năm 1968, cùng lúc lệnh Tổng Động Viên năm 1968, 1972 đă giúp QLVNCH phát triển mạnh mẽ và hiện đại. Nhưng chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ là ngăn chận làn sóng đỏ, cho nên chiến tranh chỉ tới vĩ tuyến 17, mà không Bắc Tiến, dù rằng chính phủ VNCH nhiều lần đề nghị Bắc Tiến, bị Hoa Kỳ bác bỏ. Bởi v́ khi quân Bắc Cộng đem 18 Sư Đoàn tinh nhuệ vào Miền Nam, có 320 ngàn quân Tàu cộng giữ Miền Bắc cho Bắc Việt. Vượt vĩ tuyến 17 đánh vào đất Bắc, làm chiến tranh lan rộng và đụng độ ngay với hơn 300 ngàn quân Tàu tại BV và sau đó nếu cần, hàng triệu Hồng Vệ Binh từ đất Tàu sẽ tiến vào BV và chiến tranh lan rộng như chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Đó là điều mà Hoa Kỳ không bao giờ muốn.

 

Vào lúc nầy phong trào phản chiến bắt đầu h́nh thành, chống đối chính phủ Johnson, nên TT Johnson đă kêu gọi mở cuộc Ḥa Đàm tại Paris sau Mậu Thân 1968. Hà Nội tương kế vừa đánh vừa đàm, Sau đó năm 1968, TT Johnson tuyên bố không tái tranh cử, PTT Humphrey thay thế, phía đảng Cộng Ḥa đề cử Richard Nixon ra tranh cử với chiêu bài ḥa b́nh cho VN và rút quân về nước. Đắc cử. TT Nixon bước đầu tăng cường độ lên bằng cách bỏ bom lén Cambodia. V́ lúc đó bộ đội BV đă đóng quân trên đất Miên hàng chục Sư Đoàn, Vũ khí đạn được được đưa vào đường Sihanoukville nhiều vô kể. Bỏ bom oanh tạc trong nội địa Cambodia, yểm trợ tối đa cho đoàn quân VNCH tấn công VC ở  Cambodia, phá vỡ nhiều hậu cần, tịch thu hằng trăm tấn vũ khí đạn dược,cũng như đẩy quân BV ra xa biên giới Việt –Miên.

 

Đến năm 1971, gió đă xoay chiều, từ Ngăn Chận Làn Sóng Đỏ bây giờ thay bằng “Ḥa Hoăn Với Kẻ Thù. Kissinger qua đường ngoại giao đă xin gặp Thủ Tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai, thảo luận về một trật tự mới sẽ được thành lập. Rồi tới đoàn bóng bàn Hoa Kỳ sang đấu giao hữu, được gọi là Ngoại Giao Bóng Bàn, Sau cùng TT Nixon chính thức đặt chân lên Bắc Kinh gặp gỡ Mao Trạch Đông. Sau một chầu vịt Bắc Kinh và Mao đài tửu, Hoa Kỳ chính thức lập bang giao với Trung Cộng, đưa Trung Cộng thay thế Đài Loan trong Liên Hiệp Quốc cùng bắt tay để chia khối cộng làm hai. Khối cộng giờ chỉ c̣n Liên Xô. Sau đó Kissinger đă kư hiệp ước Thượng Hải với Chu Ân Lai, coi như chiến tranh VN chấm dứt. Hoa Kỳ không bỏ ra 2 tỷ 8 để viện trợ cho VNCH mỗi năm, cũng như phải chi phí cho quân Đội Hoa Kỳ đóng quân tại VN. Muốn như thế phải xúc tiến mạnh mẽ hiệp định Paris. Kissinger đă đi đêm với Hà Nội thảo luận kín cùng Lê Đức Thọ, đă nhượng bộ rất nhiều cho BV. Điểm chính yếu là Hoa Kỳ và Đồng Minh rút quân và Quân Bắc Việt được ở lại tại Miền Nam. Đó là ngưng bắn da beo. Ngưng bắn kiểu đó ai cũng thấy rơ là trước sau ǵ VNCH sẽ mất nước, cho nên TT Thiệu đă mạnh mẽ phản đối và không chịu kư. Lê Đức Thọ bày kế cho Kissinger giết TT Thiệu như đă giết TT Diệm. Kissinger không đồng ư v́ không thể thực hiện, Thọ bày kế khác không giết th́ lật đổ TT Thiệu. Kissinger cũng không đồng ư nên đầu tháng 12 / 1972 Lê Đức Thọ và Xuân Thủy bỏ họp bay về Hà Nội. Vào thời điểm nầy, QLVNCH đă chiếm lại được Cổ Thành Quảng Trị và ca khúc khải  hoàn tại Kontum kiêu hùng và B́nh Long anh dũng vẫn đứng vững trong trận tấn công của các SD Bắc Việt. Các SD BV đă rút về Cambodia và tại Quảng Trị đă rút lui khỏi Cổ thành QT, TT Nixon đă đắc cử nhiệm kỳ hai một cách vẻ vang. Cho nên khi Hà Nội bỏ họp, TT Nixon nỗi trận lôi đ́nh ra lệnh dùng phân nửa số B52 đang có tại Utapao, Thái Lan và Guam oanh tạc Hà Nội Hải Pḥng trong 11 ngày đêm cho tới khi nào Hà Nội trở lại bàn hội nghị Paris th́ ngưng. Sau khi đă bắn hết 1000 SAM2 mà chỉ bắn rớt có 14 B52, Hà Nội, Hải Pḥng tan nát trở lại thời đồ đá, Lê Đức Thọ đồng ư trở lại Paris. TT Thiệu cũng nhất quyết không chịu kư, v́ kư là sẽ chắc chắn mất nước. TT Nixon lại nổi trận lôi đ́nh tuyên bố, nếu TT Thiệu không kư, Hoa Kỳ sẽ đơn phương kư với Hà Nội. Rút quân và cắt viện trợ. Sau đó TT Nixon đă gửi sứ giả qua tiếp xúc và thuyết phục TT Thiệu. TT Thiệu đă tŕnh bày với TT Nixon rằng: Mất VNCH, Hoa Kỳ chỉ mất một điểm nhỏ trên bản đồ thế giới, c̣n chúng tôi là mất tất cả. Cho nên TT Nixon đă gửi cho TT Thiệu hơn 20 lá thư cam kết và bảo đảm với TT Thiệu, nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris tấn công VNCH, Hoa Kỳ sẽ trả đũa bằng tất cả sức mạnh của Không Lực Hoa Kỳ kể cả sử dụng B52. TT Thiệu không c̣n sự chọn lựa nào đành phải kư. Kư mà tay run run và ḷng th́ bất an.

 

Sau khi kư xong Hiệp Định Đ́nh Chiến và Ḥa B́nh Paris năm 1973, cùng kư có Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc và 8 nước lớn, Hoa Kỳ xoa tay rút toàn bộ quân về nước, chấm dứt tất cả mọi hoạt động quân sự trên toàn cơi VNCH. Từ đây một ḿnh QLVNCH đối phó và đối đầu không những với bọn Bắc cộng mà toàn thể khối cộng trên thế giới đứng đầu là Liên Xô. Theo Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ đồng ư về  vũ khí một đổi một cho VNCH, nghĩa là một chiến cụ hư không thể sử dụng, được đổi một vũ khí tương ứng. Trong khi bọn Bắc cộng được tiếp tế gấp hai gấp ba không giới hạn. Khi Hoa Kỳ rút quân, thế diện địa bị phá vỡ,  VNCH không đủ quân để diện địa, rất nhiều nơi không có pḥng  thủ để trống. Sau đó viện trợ từ 2 tỷ 8 năm 1974 c̣n phân nửa sau cùng giảm xuống 700 triệu. Đến năm 1975 chỉ c̣n 350 triệu, cuối cùng không tháo khoán có nghĩa là zero. Và Bọn Việt cộng thoải mái di chuyển quân trên các Quốc Lộ, Không Quân và Hải Quân VNCH không đủ xăng dầu, phương tiện nên bất lực đành  dương mắt ra nh́n bọn VC chuyển quân. Đánh Phước Long, Tính di động không c̣n.  Ngày xưa chỉ cần 3 ngày là Không Quân Hoa Kỳ chuyển hết quân Tổng Trừ Bị ra Quảng Trị để phản công. Bây giờ 1 tháng KQVNCH cũng chưa chuyển hết quân Nhảy Dù đến cứu Phước Long. Phước Long cũng không thể giữ được bằng lực lượng Địa Phương Quân. Và chúng ta ngậm ngùi chia tay Phước Long. Trận Ban Mê Thuột cũng thế, chỉ có Địa Phương Quân pḥng thủ, nên không thể chống trả cùng 3 Sư Đoàn thiện chiến Bắc Việt. Cho nên trước t́nh thế ấy,  TT Thiệu phải ra lệnh rút quân về giữ những nơi hiểm yếu. Nhưng than ôi, rút quân là một chiến thuật rất khó thành công. Hơn 100 cuộc rút quân chưa chắc thành công 1 và cuối cùng 30 tháng 4 năm 1975 VNCH hoàn toàn sụp đổ sau khi đă oanh liệt đánh trận Long Khánh, Thủ Thừa và Biên Ḥa trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975.

 

Khi TT Nixon ép buộc TT Thiệu kư HĐ Paris mà cho phép quân đội CSBV ở lại Miền Nam, TT Nixon đă bức tử VNCH rồi. Chết, mất nước chỉ c̣n là thời gian. Kissinger đă thương thảo với Chu Ân Lai phải có một thời gian coi được rồi mới chiếm VNCH. Để cho VNCH sống vài tháng cho đến 1 năm,  rồi mới chết để không ai dị nghị là Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH,  nên VNCH bất đắc kỳ tử. Không có quân Hoa Kỳ Diện Địa, Không có Không Quân Hoa Kỳ (KQHK)  giúp, tính di động không thể thực hiện, và hỏa lực yểm trợ bằng B52 cùng các phi vụ chiến thuật cũng như hải pháo không c̣n,  lời hứa sẽ phản ứng cấp thời bằng tất cả sức mạnh của KQHK không bao giờ có. Có nghĩa là TT Nixon đă gửi tặng VNCH cho Bắc Việt. Kéo Trung Cộng  về phe Hoa Kỳ. Sau đó  TT Reagan phát động chiến tranh Star War, Hoa Kỳ đă hạ gục Liên Xô trong chiến tranh lạnh.

 

Cho nên Hiệp Định Paris là hồi chuông báo tử cho VNCH. Trước sau ǵ VNCH cũng chết. Không hôm nay th́ ngày mai. Chúng ta đă chiến đấu trong tuyệt vọng, một ḿnh chống lại toàn khối cộng. Lời hứa năm xưa của 4 đời Tổng Thống Hoa Kỳ giúp cho VNCH đi đến chiến thắng cuối cùng, đă theo gió mà bay đi. Không phải đợi đến khi Quốc Hội Hoa Kỳ cúp viện trợ th́ VNCH mới chết. Nếu nghĩ rằng c̣n viện trợ th́ VNCH vẫn c̣n sống là một điều mơ hồ huyền thoại. Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ có nhiệm vụ cầm cái búa đóng đinh trên quan tài VNCH. Nixon và Kissinger đă tẩn liệm VNCH từ năm 1973 khi HD Paris chưa ráo mực.

 

Khi Bắc Việt tấn công toàn lực VNCH đầu năm 1975, với cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ, thay v́ TT Ford có thể ra lệnh cho Pháo Đài Bay B52 đến oanh tạc đoàn quân Bắc Việt, bây giờ đă lộ diện trên các Quốc Lộ theo như lời cam kết, th́ trước đó  ngày 14 tháng 4, 1975, TT Ford đă tuyên bố lịch sử đang sang trang. No More VN. C̣n Liên Hiệp Quốc và 8 nước đă cùng kư trong Hiệp Định Paris cũng im tiếng. Không một lời phản đối hay dù chỉ là những lời phân ưu cho cái chết VNCH, mà họ có trách nhiệm cho sự sống c̣n. Phải chăng thế giới đă đồng ḷng cho VNCH cáo chung, hay bức tử VNCH theo ư muốn của Hoa Kỳ.

 

Cho nên bảo rằng Joe Biden một Junior Senator của đảng Dân Chủ có quyền lực để bóp cổ VNCH là chuyện hết sức tiếu lâm. Có viện trợ hay không có viện trợ của Quốc Hội Hoa Kỳ, VNCH cũng chết mà chết ngắc v́ không có quân đội Hoa Kỳ diên địa và Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ yểm trợ cũng như đảm nhiệm tính Di Động.

 

Hăy ngẫm nghĩ lời TT Reagan đă nói:

“Chấm dứt chiến tranh không phải chỉ là việc Mỹ rút quân về là xong, mà cái giá phải trả cho loại ḥa b́nh, đó là NGÀN NĂM TĂM TỐI CHO CÁC THẾ HỆ SINH RA TẠI VIỆT NAM VỀ SAU”

 

 Qua câu nói nầy chúng ta có thể hiểu,  Quân đội Mỹ rút quân là VNCH phải mất. Đó không phải là Ḥa B́nh thật sự mà là một nền ḥa b́nh giả tạo, là nền ḥa b́nh mất nước khiến cho bao nhiêu thế hệ người VN phải sống trong hỏa ngục cộng sản. Câu nói nầy đă đúng, đang đúng  và sẽ đúng cho nhiều năm sau đó. Hăy nh́n về nước Đức, trước khi thống nhất và Đại Hàn Dân Quốc sau chiến tranh chia hai như Việt Nam, quân đội Mỹ vẫn c̣n hiện diện tại hai nước đó để bảo đảm cho nền Ḥa B́nh vững chắc, Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta  đă không có may mắn đó, khi chính sách Mỹ đă thay đổi, và Hoa Kỳ đă chính thức bỏ rơi VNCH, để sau đó chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh, một sự trao đổi, toan tính được thực hiện một cách chính xác, và một trật tự thế giới mới được h́nh thành trong đó Hoa Kỳ đă thống lĩnh  cả thế giới. Cho nên nói không sợ sai lầm, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đă bỏ rơi VNCH để đạt được chiến thắng khối cộng sản,  đứng đầu là Liên Xô và các nước Đông Âu đă phải tan ră.

 

Sau gần  50 năm mất nước, hăy b́nh tâm suy nghĩ để biết rằng rằng, VNCH chúng ta bất hạnh đă nằm trong thế bắt buộc phải thua. Dù bất cứ ai làm Tổng Thống Hoa Kỳ, dù đảng Cộng Ḥa hay Dân Chủ nắm thế đa số ở Hạ Viện hay Thượng Viện, VNCH chúng ta cũng phải biến mất trên bản đồ thế giới. Đó là một sự thật không cần bàn căi.

 

 

KB NguySaigon

10/2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính