Chứng nhân sử liệu c̣n sống sót nói lên sự thật của sự thật lịch sử.
Sự Thật Lịch Sử:
Đệ Nhứt Cộng Ḥa của Miền Nam (1955-1963)
Huỳnh Văn Lang
(Bài nói chuyện ở Hội Tác giả VN Hải ngoại, ngày 08-11-2009)
Nội dung của bài nói chuyện hôm nay là những sự kiện hay những biến cố quan trọng nhứt đă đưa đến sự h́nh thành ra Đệ nhứt Công ḥa của miền Nam VN (1956-1963), mà cái ID của nó là Hiến Pháp năm 1956, cũng là phần kết của bài nầy.
Hưởng ứng lời kêu gọi của thủ tuớng Ngô đ́nh Diệm (NĐD) về giúp nước, từ Chicago, Illinois, tôi về đến Sài g̣n ngày 24 tháng 8, 1954 và liền sau đó v́ thời cuộc đưa đẩy, thủ tướng NĐD đă đặt để tôi vào những địa vị, nếu gọi được là địa vị hay đúng hơn là cương vị, để tôi thành ra chứng nhân cho những sự kiện tôi muốn ghi lại ra đây. Những sự kiện tôi tŕnh bày sau đây có ba giá trị khác nhau: là chứng nhân, không chứng nhân nhưng biết thật chắc chắn và một ít chuyện không biết chắc, quí vị sẽ phân biệt được 3 giá trị khác nhau đó.
1.- Cương vị thứ nhứt. (Phụ tá Bí thư của thủ tướng NĐD)
Đầu tiên tôi tạm thời thay thế anh Vơ văn Hải là bí thư của Thủ tướng, để anh tạm thời giữ chức Chánh văn pḥng, th́nh ĺnh bỏ trống. Ba ngày đầu tôi ăn ngủ trong dinh Gia long, sau được đưa ra ngủ nghỉ ở khách sạn Kinh hoa, Chợ lớn, nhưng luôn luôn về dinh Thủ tướng ăn cơm trưa và tối cho đến khi Thủ tướng cho lệnh bộ Tài chánh cấp cho villa số 140, đường Hai bà Trưng, SG. Cho nên tôi may mắn làm việc bên Thủ tướng cho đến ngày 10 hay 11 tháng 10, 1954. Chính trong thời gian ngắn ngủi 45 ngày nầy đă xảy ra biến cố Nguyễn văn Hinh, Tổng tham mưu quân đội Quốc gia VN muốn đảo chánh.
Để dễ hiểu rơ biến cố nầy thiết nghĩ cũng nên nhắc lại, trước đó, ngày 16, tháng 6, ông Ngô đ́nh Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng, lập nội các VN thay thế chánh phủ hoàng thân Bửu Lộc. Thiết nghĩ khi bổ nhiệm NĐD, Quốc trưởng Bảo Đại (BĐ) có hội kiến với bộ Ngoại giao Mỹ và cũng có thể với chánh phủ Pháp nữa, v́ Pháp dù có thua trận ở Điện biên phủ trong tháng 5 rồi, nhưng vẫn c̣n nắm quyền Ngoại giao và Quốc pḥng ở VN với một đạo quân viễn chinh dù đă thua trận nhưng vẫn c̣n hùng hổ, đang khi anh em NĐD lại có tiếng là chống Pháp.
Cũng chắc chắn là chánh phủ Hoa kỳ không có liên quan trực tiếp ǵ đến chuyện bổ nhiệm nầy, v́ dù ông Diệm có bôn ba ở Hoa kỳ gấn 3 năm đi nữa, ông có quen thân với nhiều nhận vật có tiếng nói trong chánh trường Hoa kỳ, nhưng thật ra Hoa kỳ chưa nghĩ đến chuyện thay thế Pháp ở Đông dương, cho đến khi chạm mặt với Nga/Tàu ở hội nghị Genève trong tháng 7, 1954.
Sau khi được bổ nhiệm, bất chấp lời can gián của ông Ngô đ́nh Luyện ở Pháp và ông Ngô đ́nh Nhu ở VN, Thủ tướng NĐD về Sài g̣n ngày 26, cùng tháng 6, 1954. Tổng liên đoàn Lao công VN cổ động đón tiếp, nhưng số người đến phi trường TSN chưa đến 500. Bốn ngày sau Thù tướng bay ra Hà nội để xem xét t́nh h́nh và tiếp xúc chánh khách ngoài Bắc, để rồi trở về Sài g̣n thành lập Nội các, ra mắt ngày 7 tháng 7, 1954: Thủ tướng kiêm bộ Quôc pḥng và Nội vụ. Chánh phủ chưa kịp làm ǵ th́ ngày 20 cùng tháng Hiệp định Genève kư kết giữa Pháp và Việt minh (VM) thoạt đến, toàn dân dở khóc dở cười, có ḥa b́nh hay đúng hơn ch́ là đ́nh chiến giữa hai phe, nhưng đất nuớc lại bị chia đôi. (1)
(1) Ngày 21-07-54, đang khi Tồng thống Eisenhower họp báo để giải thích hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, th́ ngoài đường có một nhóm sinh viên VN biểu t́nh lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ. Hôm sau ở trước trụ sở Liên hiệp quốc (UN), New-york, cũng có một nhóm sinh viên VN biểu t́nh, đông hơn. Cả hai cuộc biểu t́nh đều do ĐVL, ĐTC & HVL tổ chức, h́nh HVL có lên báo, lên T. 55 năm sau nh́n lại...
Bao nhiêu vấn đề chánh trị xă hội cả văn hóa…đổ dồn về miền Nam với 36,000 quân viễn chinh Pháp và trào lưu Bắc kỳ di cư chạy giặc CS bắt đầu, người Pháp dự đóan là khoảng 60,000 người, Thủ tướng NĐD hy vọng 100, 000… không dè trào lưu chạy giặc CS bộc phát như thác lũ, quá sự tuởng tượng của mọi người, nghĩa là trong ṿng 300 ngày do Hiệp định Genève qui định số người Bắc kỳ di cư lên trên 860,000. Thủ tướng vui bao nhiêu th́ càng lo nhiều hơn nữa…
Khi về đến VN, tôi cảm thấy rơ ràng t́nh trạng quá yếu kém của chánh phủ NĐD cũng như uy tín của tân Thủ tướng quá thấp. Không thấy chánh phủ Bửu Lộc bàn giao lại cái ǵ, ngoài cái dinh Gia long và sở Nội dịch với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, không có một tiểu đội canh gác. Thủ tướng kiêm bộ Quôc pḥng, mà không có quân đội, bộ Nội vụ không có Công an Cảnh sát, trong lúc đô thành Sài g̣n - Chợ lớn là B́nh xuyên, miền Tây Nam kỳ lục tỉnh là Ḥa hảo, miền Đông là Cao đài, quần chúng người Nam nghe nói đến NĐD, nhưng không biết NĐD là ai. Ngoài ra sau lưng tướng Ely, Cao ủy Pháp là cả một tập đoàn thực dân đang hôi quyền thế, hôi cả tài sản như buổi chợ chiều. Trong lúc người Mỹ mới nhảy vào chánh trường VN chưa có một chủ trương rơ ràng... Tắt một lời, xă hội miền Nam đang ở trong một t́nh trạng vô cùng hỗn mang gần như tuyệt vọng, vô phương cứu văn. Dư luận Quốc tế cho chánh phủ NĐD không thọ quá 6 tháng.
Ưu tư số 1 của Thủ tuớng NĐD là phải nắm lấy quyền hành, là thủ tướng kiêm Quốc pḥng, cho nên đầu tiên ông phải nắm quân đội. Tham mưu trưởng Nguyễn văn Hinh (vợ đầm tức nhiên là dân Pháp), cần phải thay thế. Và chính tướng Hinh lại khai chiến trước, ngày 09-09-54 chỉ trích Thủ tướng trên đài phát thanh Pháp Á do anh Phan cao Phái (anh của chị Minh Châu bạn của người viết) quản lư và đ̣i cải tổ chánh phủ. Thủ tướng Diệm phản pháo ngay, ngày 11-09-54 chỉ thị tướng Hinh phải đi Pháp trong ṿng 24 tiếng, gọi là để khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong ṿng 6 tuần. Tướng Hinh từ chối và vận dụng quân đội trong tay ḿnh để làm loạn, muốn đảo chánh, cho 1 tiểu đội thiết giáp chạy chung quanh dinh Độc lập (mới được Cao ủy Ely giao trả tuần trước) vửa hăm dọa, vừa chửi bới, cùng một lúc cho đài phát thanh quân đội ra rả tố cáo chánh phủ nào là độc tài, nào là tham nhũng v,.v. (Những đêm đó tôi ngủ trong dinh Thủ tướng, sẵn sàng để Thủ tướng xử dụng như một thông dịch viên và đi đêm với CIA Mỹ, khi đại tá Landsdale từ Manila qua VN, đóng đô ở hộp đêm Ma Cabane, trước cửa vườn Tao đàn, cách dinh Thủ tướng một con đường. Đại tá Lansdale có nhiệm vụ giúp chánh phủ NĐD ổn định tính h́nh). Nội các NĐD sắp sụp đổ đến nơi, v́ ngày 20-09-54, 9 trên 18 bộ trưởng yếu bóng vía đệ đơn từ chức. Nên lưu ư là cuộc khủng hỏang nầy xảy ra đúng lúc cuộc Bắc kỳ di cư bộc phát như lũ lụt sông Hồng, CS Hà nội chận đường, đe dọa, bắt cóc, thủ tiêu…vẫn không be nổi.
Nhưng với sự hợp tác chặt chẽ giữa CIA và ṭa Đại sứ Mỹ, Thủ tuớng NĐD giải quyết được cuộc khủng hoảng do tướng Nguyễn văn Hinh gây ra, nhưng không phải là không đổ mồ hôi hột: đại sứ Heath cho tướng Hinh biết là nếu có đảo chánh trong t́nh thế nầy th́ Mỹ sẽ cúp viện trợ quân sự ngay, đang khi đại tá Lansdale t́m cách tách tuớng Hinh ra khỏi tham mưu của ông ta là 2 nhơn viên pḥng nh́ của Pháp, Lansdale biếu hai sĩ quan nầy hai vé máy bay đi Manila du hí năm ngày.
Qua tháng sau, 1954 thủ tướng NĐD cất chức tướng Hinh và bổ nhiệm tướng Lê văn Tỵ lên thay. (Cũng là lúc thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh có công tác khác, nên những chuyện sau đây tôi không phải là chứng nhân, nhưng biết được rơ ràng.)
Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, lại yêu cầu thủ tướng Diệm nên giữ tướng Hinh lại trong quân đội. Ông Diệm từ chối. Trước sự cứng rắn của Thủ tướng, đại sứ Heath thay đổi thái độ, từ bạn ra thù ngay và gửi điện tín về Washington, tố cáo thủ tướng là bất tài, không có khả năng dung hợp…cần phải thay đổi.
Nhưng lúc bấy giờ tổng thống Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia, cả đa số Lưỡng viện Quốc hội lại nhận thấy Thủ tướng Diệm có thể lănh đạo mặt trân chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên hoàn toàn bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath và Tông thống Eisenhower gửi đặc sứ qua thay thế là tướng Collins, bạn thân tin của ông. Đặc sứ Collins đến Sài G̣n mang theo bức thơ của Tổng thống Mỹ xác nhận ủng hộ một ḿnh Thủ tướng NĐD và muốn thảo luận với Thủ tướng một chương tŕnh viện trợ kinh tế quân sự qui mô hơn.
Nhưng lại không dè tướng Collins và tướng Ely là huynh đệ chi binh từ Đệ nhị Thế chiến. Tai hại là đặc sứ Mỹ bị Cao ủy Pháp chi phối hoàn toàn, ngày một ngày hai tuớng Collins thay đổi thái độ đối với Thủ tướng NĐD, có nghĩa là ủng hộ mưu đồ “Diệm must go’’ mà thực dân Pháp đă dàn dựng từ 4, 5 tháng nay.
Ngày 08-12-1954, hai tướng Collins và Ely vào dinh Độc lập chính thức đề nghị với Thủ tướng NĐD nên bổ nhiệm Phan huy Quát làm bộ trưởng Quốc pḥng và Bảy Viễn làm bộ trưởng Nội vụ. Tất nhiên Thủ tướng NĐD từ chối và phải từ chối, v́ nếu ông chấp nhận th́ chẳng hóa ra ông chịu thua và mất gần hết quyền hành - Quốc pḥng và Nội vụ là hai bộ quan trọng nhứt của chánh phủ nên ông đă kiêm nhiệm - để cho người Mỹ, qua ông Quát, Đại việt và người Pháp, qua Bảy Viễn, tướng cướp tha hồ giựt dây.
Thế là lại khủng hoảng! Collins c̣n cực đoan hơn nữa. là đề nghị với Washington: Nên đưa Bảo Đại về, đem Phan huy Quát lên làm thủ tướng thay thế NĐD và ban hành t́nh trạng khẩn trương, tập hợp các lực lượng quốc gia để thống nhứt hành động. Nếu không thực hiện giải pháp nầy được, th́ tốt hơn Mỹ nên rút ra khỏi VN.
Không dè tướng Collins lại dứt khoát đến thế. Trong quan hệ giữa Collins và Ely, làm như có bóng một người đàn bà, tôi không rơ lắm nên không nói ra đây. Tuy nhiên trong khủng hoảng nầy tôi biết rơ một việc, ai là người đă giúp chánh phủ Mỹ khỏi sai lầm trầm trọng, đó là Thương nghị sĩ Mansfield. Nhận được phúc tŕnh và đề nghị dứt khoát, nếu không nói là cực đoan hay ngu xuẩn của đặc sứ Collins, TT Eisenhower, Hội đống An ninh Quôc gia và Foster Dulles, bộ ngoại giao, hội nhau lại, hết sức hoang mang, như bị một búa bổ vào đầu, tóa hỏa tam tinh, nên phải kêu gọi đến ư kiến của bên Dân chủ đối lập, mà người có thớ nhứt là Thương nghị sĩ Mansfield: TNS Mansfield đến ṭa Bạch ốc góp ư: Ông Diệm là một tích sản ḿnh vừa thu nhận, dù có nhỏ bé cách mấy đi nữa th́ cũng là một tích sản, tại sao ḿnh phải phiêu lưu đi đổi với những giá trị khác, mà ḿnh mù tịt không hiểu biết hay chưa hiểu biết mảy may ǵ hết.
Thế là Thủ tướng NĐD lại thắng, tất cả chánh phủ Mỹ đều chấp nhận ư kiến của TNS Mansfield v́ là khôn ngoan nhứt và ngày 14-12-54 chánh phủ Hoa kỳ chỉ thị cho tướng Collins: Trong t́nh thế hiện nay, không có một chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục viện trợ cho VN và ủng hộ Thủ tướng Diệm.
Nhưng chưa hết, tướng Collins với thực dân Pháp c̣n quậy nữa, mà năng nổ quyết liệt nhứt là bảy Viễn, B́nh Xuyên.
2.- Cương vị thứ hai. ( Công cán ủy viên bộ Tài chánh)
(a) Tiền.
Cuộc khủng hoảng Nguyễn văn Hinh giải quyết chưa xong hay gần xong (10-10-54) th́ thủ tướng NĐD gửi tôi qua bộ Tài chánh để giúp bộ trưởng Trần hữu Phuơng, cũng là bạn thân của tôi từ khi c̣n ở Paris, làm Công cán ủy viên, để hằng ngày theo dơi diễn tiến Hiệp định Paris, mới hợp lại để thay thế Hiệp ước Pau, cũng có nghĩa là phủ định tất cả những kư kết của Hiệp ước nầy. Nhờ đường lối dứt khoát của thủ tướng Mendès-France như ở Hội nghị Genève (20-07-1954), trong một thời gian kỷ lục hôi nghị Paris kết thúc, kư kết giữa 4 nước đêm 30 tháng 12, 1954: Pháp nh́n nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ (hối đoái) của 3 nước Việt-Miên-Lào và cho thi hành việc bàn giao ngay trong ṿng 3 ngày, tức là ngày 02-01-1955.
Từ rày viện trợ quân sự, kinh tế, nhân đạo của Mỹ và các nước sẽ đi thẳng vào tay VN, không phải qua tay Pháp nữa. Nhờ theo dơi diễn tiến của hội nghị Paris rất sát– ngày 23 hay 24 tháng 12-54, bộ Tài chánh nhận được điện tín của phái đoàn VN do ông Duơng tấn Tài cầm đầu, đại khái “hoàn toàn thắng lợi và sẽ kết thúc trong ṿng 7 ngày’’, và ông bộ trưởng Tài chánh dành cho tôi cái danh dự được mang điện tín nầy vào tŕnh Thủ tướng, cùng giải thích cho tThủ tướng biết rơ những kết quả tốt đẹp của Hiệp định Tài chánh & Tiền tệ ở Paris) - nên trước đó năm bảy ngày bộ Tài chánh, do đề nghị của tôi đă giữ lại đuợc một ngân phiếu 15 triệu đô của bộ Ngọai giao Mỹ viện trợ chuơng tŕnh di cư Bắc kỳ, chờ qua mươi ngày sau bỏ vào trương mục VN ở một ngân hàng Mỹ bộ Tài chánh tự do chọn lấy, hơn là phải bỏ vào trương mục VN ở Pháp quốc Ngân hàng (Banque de France) như trước kia.. Độc lập tài chánh và nhứt là tiền tệ (hối đoái) là từ đây. Từ đây chánh phủ VN được toàn quyền tổ chức cũng như quản lư tài chánh và tiền tệ của ḿnh.
Trước đây Pháp đă viện trợ cho các giáo phái xây dựng lực lượng quân sự tất cả trên dưới 20 ngàn quân, không phải chỉ có khí giới thôi mà c̣n có một số tiền mặt khá quan trọng khác nữa. Từ đầu năm 1955, Pháp sẽ ngưng viện trợ và các giáo phái cần viện trợ phải đến với chánh phủ NĐD. Chính yếu tố tiền ở đây, dù không phải là yếu tố duy nhứt, nhưng là yếu tố quan trọng nhứt đă định đoạt lấy thái độ các giáo phái đối với chánh phủ NĐD và giúp chánh phủ NĐD thống nhứt quân đội quốc gia VN, chấm dứt t́nh trạng sứ quân do thực dân Pháp cấu tạo từ 9 năm qua.(2)
(2) Ngày 14-01, đại tá Ng văn Huệ, tham mưu truởng của tuớng Trần văn Sóai, Ḥa hảo đem 3,500 về với quân đội quốc gia. Ngày 13-02-55 tuớng Trinh minh Thế, Lực lượng Kháng chiến Liên Minh Quốc gia Cao đài dẫn 5,000 quân về với thủ tướng NĐD. Ngày 10-03-55 Thiếu tá Nguyễn văn Đầy, Lực lượng Ḥa hảo Quốc gia đem 5,000 quân và ngày 31 cùng tháng tướng Nguyễn thành Phuơng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao đài đem toàn quân lực của ḿnh về theo thủ tướng NĐD. Tướng Nguyễn giác Ngộ, Lưc lượng Dân xă Ḥa hảo, từ 23 tháng 2 đă hứa đem 8,000 quân về, nhưng phải đợi qua thág 5, khi thủ tướng NĐD dẹp xong lực lượng BX mới chịu thi hành lời hứa.
\
(b) Tiền
Trên đây là hậu quả tích cực xây dựng uy tín và củng cố quyền hành của Thủ tướng. Thủ tưởng NĐD khởi sự được các giáo phái ủng hộ, mà sau lưng các Giáo phái là cả một khối dân chúng miền Nam. Để rồi qua ngày 01-01-55, Thủ tướng kư nghị định chấm dứt đặc quyền Đại thế giới (cờ bạc) và B́nh khang (đĩ điếm) của B́nh xuyên, tức là trực tiếp phá vỡ ngay nguồn tài chánh khổng lồ, nếu không nói là duy nhứt của lực lượng B́nh xuyên. Gián tiếp nguồn tài chánh của Quốc trưởng BĐ ngày một ngày hai phải cạn kiệt: trước đây mỗi ngày BX phải đóng hụi chết cho Quốc trưởng BĐ đúng 1 triệu đồng, theo hối xuất thời đó là trên 28,500 Mỹ kim. (Từ lâu Quốc trưởng BĐ đă có một đời sống vuơng giả kiêm Playboy tại lâu đài Thorenc ở Cannes; Nam phương Hoàng hậu có tàu (Yatch), BĐ có mấy xe Sport hiệu Ư.)
Có phải đây là một yếu tố trong nhiều yếu tố tiêu cực bắt buộc Quốc trưởng BĐ nghĩ đến chuyện cất chức NĐD, để cho bảy Viễn lên thay, thử hỏi?
(Nói về tiền, tôi muốn nhắc đến một trường hợp ghê gớm hơn. Sau tuần lễ vàng (1945), HCM dùng một số vàng lớn, dưới mọi h́nh thức, để mua chuộc hai tướng Tàu là Lư Hán và Tiêu Văn - do Thống chế Tưởng giới Thạch sai qua VN để giải giới quân Nhựt cùng một lúc hậu thuẩn các lực lượng quốc gia như VNQD đảng, Đại việt Cách mạng…- để hoàn toàn bỏ rơi các đảng phái quốc gia, cho Việt minh lấy thế thượng phong và sát hại các đảng phái quốc gia, cướp lấy chính nghĩa giải phóng dân tộc, độc quyền yêu nước, độc quyền kháng Pháp).
3.- Cương vị thứ ba. (Bí thư Liên kỳ bộ Cần lao Nhân vị CM đảng)
Sau khi giải quyết khủng hoảng tướng Hinh xong và được tin tranh thủ thắng lợi giành được Chủ quyền tài chánh và tiền tệ, Thủ tướng NĐD mừng lễ Giáng sinh rất vui vẻ và lạc quan hơn. Tôi được Thủ tướng gọi đến tham dự lễ Giáng sinh, nửa đêm ngày 24 tháng 12, năm 1954, được tổ chức ngoài sân sau dinh Độc lập. Và nhứt là vinh dự được Thủ tướng đich thân chỉ định tôi ngồi hàng ghế đầu, ngay sau lưng của ông. Sau đó c̣n cho riêng tôi một món quà Giáng sinh đáng giá nữa. Biết đâu ông đă nghĩ đến chuyện giao cho tôi quyền điều hành Viện hối đoái Quốc gia (VHĐ) từ giữa đêm hôm đó?
Trong 4 tháng đầu năm 1955, ngoài VHĐ, phần lớn tôi để th́ giờ và tâm trí vào công tŕnh văn hóa của anh em chúng tôi, là trường Bách khoa B́nh dân, khai giảng ngày 15, tháng 11,1954. Vửa điều hành một trường sở có trên 1,200 học sinh, vừa giảng dạy 2 lớp tối, từ 6 giờ 30 đến 9,00 giờ, tôi không trực tiếp liên hệ với những biến cố hay sự kiện lịch sử xảy ra cho VN lúc đó nữa. Tuy nhiên, dù không chứng kiến, tôi vẫn theo dơi luôn và đuợc biết rơ những chuyện sau đây.
- Ngày 12-01-55 thuơng cảng Sài G̣n được giao trả cho chánh phủ NĐD.
- Cùng ngày 12-01-55, tướng Agostini Pháp bàn giao toàn quyền quản lư quân đội VN cho tướng Lê văn Tỵ.
Đến đây th́ Thủ tướng NĐD xuất hiện rơ ràng như là một nhận vật có đủ khả năng tranh thủ độc lập toàn vẹn cho Quốc gia. Nhưng thực dân Pháp và tay sai chưa chịu bỏ cuộc. Bất hạnh là chính Quốc trưởng BĐ lại để cho chúng lợi dụng, nếu không nói là đồng lơa với chúng.
Nên BĐ và Pháp thúc đẩy Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia ra đời, là ngày 03-03-1955: ng̣ai Cao đài, Ḥa hảo, B́nh xuyên c̣n có Bs Nguyên tôn Hoàn, Đại việt miền Nam, Phan quang Đán, đảng Dân chủ, Hồ hữu Tường… Hộ pháp Phạm công Tắc được BĐ mời lănh đạo Mặt trận.
Phản ứng của Hoa thịnh đốn: Không thể Mỹ chi tiền mà để Pháp thao túng chánh truờng VN, nên ngày 08-03-55 TT Eisenhower tái xác nhận ủng hộ NĐD và bản sao gửi BĐ, gián tiếp khuyến cáo đừng thọt gậy bánh xe, gây khó khăn cho NĐD nữa và khuyên Thủ tướng NĐD chống lại đ̣i hỏi của Mặt trận và bảo các các giáo phái nên rút khỏi Mặt trân. Nhưng bị áp lực của B́nh xuyên và BĐ các giáo phái không nghe theo liền.
Ngày 21-03-55 Mặt trận gửi tối hậu thơ cho Thủ tướng NĐD: trong ṿng 5 ngày, phải cải tổ nội các theo mô h́nh nhân sự của Mặt trận. Thủ tướng NĐD mời vào hội với ông, nhưng ông dứt khoát từ chối.
Mà sáu ngày sau (27-03-55) ông c̣n cho lệnh đại tá Đỗ cao Trí đánh chiếm bộ chỉ huy Công an Cảnh sát do BX nắm giữ.
Thế là chiến tranh giữa thủ tuớng NĐD có quân lực Quốc gia ủng hộ và BX có Pháp hậu thuẫn đă khởi sự và hai bên có cả một tháng để chuẩn bị đánh lớn, cũng gọi là hưu chiến.
Cũng là lúc, ngoài cái nợ văn hóa (trường Bách khoa B́nh dân) và cái nợ chuyên môn (Viện Hối đoái Quôc gia) tôi mang thêm cái nợ chánh trị nữa. Đầu tháng 04, 1955, ông Ngô đ́nh Nhu, Tổng bí thư Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng (CLNVCM) đă giao hay là nhờ tôi đứng ra phát triển đảng CL (Cần lao) trong Nam và tôi đă nhận lănh, một cách tự nguyện, nhưng hết ḷng theo truyền thống của gia đ́nh “là làm cái ǵ phải làm đến nơi đến chốn, không làm th́ thôi’’ và tôi đă khởi sự ngay, là thành lập Liên kỳ bộ Nam Bắc việt, bí thư là Chí nguyện,
Đến lúc cuộc khủng hỏang B́nh xuyên đến hồi gây cấn nhứt, nghĩa là có đánh nhau, có đổ máu… là cơ hội thử lửa (Baptême du Feu) cho Liên kỳ bộ Nam Bắc việt vừa mới thành lập với một tiểu tổ cơ bản và đầu năo, gổm 8 thành viên. Nhưng với bao nhiêu đó Liên kỳ đă tích cực ủng hộ chiến dịch đánh B́nh xuyên, bất chấp thiết quân luật Liên kỳ đă đi rải khắp các nẻo đừơng Sài G̣n/ Chợ lớn và Gia định cả ngàn tờ ‘’hịch’’ tố cáo tội ác của B́nh xuyên trong 8 năm qua. (Toàn là sự thật, không một chút tuyên truyền láo).
Và như chúng ta biết, biến cố B́nh Xuyên lại kéo theo sau sự kiện Truất phế Quốc truởng Bảo Đại. Lại thêm một cơ hội nữa cho Liên kỳ tập sự nhún tay vào chánh trị, là giúp củng cố chánh quyền NĐD và giúp công xây dựng nền móng cho ṭa nhà Đệ nhứt Công ḥa của miền Nam VN, luôn luôn không quên những cán bộ CS để lại miền Nam. (V́ thế mà Liên kỳ vội bỏ đô thành Sài G̣n/Cholon để trọng tâm vào các tỉnh miền Tây).
Trên đây là hai biến cố hết sức quan trọng mà với sự hạn hẹp của một con người, cá nhân tôi ở cương vị bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, dù muốn dù không cũng đă trở thành chứng nhân như nhiều nhân chứng khác, nếu không nói là trực tiếp tham gia vào những biến cố lịch sử VN trong khoảng thời gian đó.
Tiếp tục chủ trương triệt hạ quyền lực B́nh xuyên, sau khi cải tổ Nội các (24-04-1955) có sự tham gia của Ḥa hảo (Trung tướng Trấn văn Soái và ông Lương trọng Tường) và Cao đài (Thiếu tướng Nguyền thành Phương), ngày 25 tháng 4, 1955 Thủ tướng NĐD ra sắc lệnh cách chức Lai văn Sang, Tổng giam đốc CS Quốc gia. Như thế tức là tấn B́nh xuyên vào vách tường. Cũng là lúc đặc sứ Collins v́ quá bất măn với Thủ tuớng NĐD nên đi về Washington để ráo riết vận động cho cả Chánh phủ Mỹ chuyển hướng 180 độ, tức là ‘’Diệm must go’’ cho kỳ được, và lần nầy ông thành công. Rơ ràng ṭa Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n đứng về phe Thực dân Pháp là tướng Ely, Bảy Viễn…hơn là phe Quốc gia của Thủ tướng NĐD.
Ba ngày sau là ngày 28-04-55, BX a) khai chiến, pháo kích vào dinh Đôc lập. Cùng một lúc, BĐ gửi điện tín b) triệu ông Diệm và tướng Tỵ qua Pháp để tường tŕnh về t́nh h́nh trong nuớc và c) bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ, tư lệnh Ngự lâm quân Đalat làm Tổng tư lệnh quân đội Quốc gia VN thay thế tướng Nguyễn văn Hinh, được toàn quyền sử dụng mọi phuơng tiện cần thiết để giải quyết cuộc tranh chấp giữa thủ tướng Diệm và các giáo phái. Lưu ư: Ba sự kiên a,b, c ghi trên hoàn toàn ăn khớp với nhau. Cùng ăn khớp với vận động thành công của tướng Collins ở Wahington, ‘’Diệm must go’’.
Đặc biệt lưu ư đến chi tiết nầy: Thay thế tướng Hinh, tức là hoàn toàn phủ nhận quyền hành của Thủ tướng, coi chuyện Thủ tướng NĐD bổ nhiệm tướng Tỵ như ‘’ne pas’’. Như thế chẳng hóa ra là cất chức Thủ tướng rồi c̣n ǵ nữa? Chuyện triệu Thủ tướng qua Pháp, không với ai khác mà là với tướng Tỵ, vừa được thủ tướng bổ nhiệm Tổng tham mưu Quân đội Quôc gia VN. Đúng là một tiểu xảo chánh trị bất xứng.
Được lệnh của Quốc trưởng BĐ, Thủ tưởng Diệm đă khôn ngoan, t́m được một lực lượng vô song để đương đầu với Quốc trưởng, không c̣n là Quốc truởng của một nuớc, của Quôc dân nữa mà là đại diện cho một tâp đoàn Thưc dân rất hùng hậu. Lực lượng vô song nói ở đây là Quốc dân.
Một điều cần nói ở đây là khi Thủ tướng đi t́m một lực lượng vô song đó không phải là không có cố vấn của CLNVCM đảng, lúc đó là ai? Là Ngô đ́nh Nhu, là Trần quốc Bữu, Trần trung Dung, Trần chánh Thành, có cả BS Bùi kiện Tín và ai ai nữa…cả nhóm Tinh thần, trong đó có Bs Huỳnh kim Hữu. Biết rằng tất cả những nhân vật nầy không một ai gia nhập Cần lao, nhưng đều chấp nhận chủ trương của ông Ngô đ́nh Nhu và do ông Nhu chi phối theo đường hướng Cần lao của ông.
V́ đó mà Thủ tường NĐD cấp tốc triệu tập các Chánh đảng và Nhân sĩ Quốc gia, ngày hôm sau là ngày 29-04-1955, để xin ư kiến: Nên tuân lệnh Quốc trưởng BĐ triệu qua Pháp hay không? Như thế tức là muốn đặt Hội nghị trước một sự chọn lựa dứt khoát: Bảo Đại hay là Ngô đ́nh Diệm?
Ở đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của Hôi nghị, chưa bao giờ miền Nam có một Hôi nghị gồm đại diện của những 18 đoàn thể nếu không nói là chính đảng và có những 34 nhân sỉ tên tuổi. (3)
(3) 18 chánh đảng là: - Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN – VN Phục quốc hội – Thanh niên Quôc dân Xă VN –VN Dân chủ Xă hội – Phong trào tranh thủ Độc lập VN –Phụ nữ Quốc dân xă VN – VN Cần lao Nhân vị Cách mạng đảng – Tịnh độ Phật giáo đồ VN – Tổng Liên đoàn Lao công VN – Phong trào Dân chúng Liên hiệp VN – Phong trào Cách mạng Quốc gia – Tập đoàn Công dân – Nhóm Tinh thần – Xă hội Công giáo – Thanh niên Dân chủ VN –Cựu Chiến sĩ Kháng chiến VN – Nghiệp đoàn Kư giả VN – Hội tương trợ Đồng bào Nghệ Tỉnh /B́nh. Rất tiếc là không c̣n đâu có danh sách 29 nhân sĩ. Trong số những nhân sĩ nầy tôi quen thân với BS Huỳnh kim Hữu và ông Huỳnh minh Y, bố vợ anh Huỳnh sanh Thông và anh Dư phước Long và năm ba nhân sĩ nữa, toàn là người Nam kỳ.
Như thế có thể khẳng định tính cách đại diện bao quát của dân miền Nam. Dù biết rằng có những đảng chánh trị chỉ có vài ba chục đảng viên và không có một cây súng trong tay để đánh Pháp và chống CS Việt minh. Tuy nhiên cũng được cả năm bảy đoàn thể chánh trị có thực lực, nghĩa là có cả ngàn nếu không nói là mấy chục ngàn đảng viên và có năm bảy ngàn cây súng. Đó là VN Dân xă đảng Ḥa hảo do bí thư Nguyễn bảo Toàn (Nguyễn giác Ngộ) đại diện, VN Phục quốc hội Cao đài do đại tá Hồ hán Sơn (Nguyễn thành Phưong) đại diện và Mặt trân Quốc gia Kháng chiến VN do Nhị Lang (Tŕnh minh Thế) đại diện và Tịnh độ cư sĩ do Đoàn trung C̣n đại diện. Đặc biệt là có những đoàn thể thanh niên, phụ nữ và trí thức. Nói được là gần toàn dân miền Nam có đại diện chánh thức đến phó hội. Cũng có vài gương mặt Bắc kỳ di cư, nhưng thiết nghĩ không có đại diện cho di cư Bắc kỳ v́ khi đó Bắc kỳ di cư chưa định cư.
Ngày 29-04-1955, đúng10 giờ hôi nghị gồm đúng 52 đại diện cho 18 đảng phái và 34 nhân sĩ khai mạc tại pḥng khánh tiết dinh Độc lập. Thủ tướng NĐD từ trên lầu đi xuống và có mấy lời: Cám ơn và nêu lư do mời đến hội, để rồi xin rút lui để tất cả hôi viên tự do thảo luận. Nói xong vài câu Thủ tướng NĐD bỏ lên lầu, không muốn ở lại, e có thể gây ảnh hưởng thế nầy hay thế nọ.
Hôi nghị bắt đầu làm việc ngay là bầu:
Chủ tọa đoàn: ông Nguyễn bảo Toàn, bí thư Dân xă đảng, Ḥa hảo.
Thư kư: ông Phạm việt Tuyền, nhà báo.
Và họ đă nghiêm chỉnh làm việc.
(Sáng ngày hôm đó c̣n có 3 trái pháo kích BX bắn vào dinh Đôc lập, có một trái nổ ngay đúng lúc Hôi nghị bắt đầu làm việc)
Nhưng đang khi các hội viên yên lặng chăm chú đọc chương tŕnh nghị sự, th́ ông Nhi Lang đứng lên tuyên bố:
“Thưa quí vị, tôi được chỉ thị đ̣an thể chúng tôi là Mặt trận Quôc gia Kháng chiến VN đến đây gặp quí vị không phải đề nói chuyện về việc Thủ tuớng NĐD có bổn phận hay không bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà là trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đă đến lúc chúng ta cần trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là v́ ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lănh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố Sài G̣n đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông BĐ lại chọn ngay lúc nầy để bắt buộc Thú tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa xôi kia, để ‘’tham khảo ư kiến?’’ Tham khảo cái gỉ? Phải chăng đây là mưu kế để nhắm lật đổ Chánh phủ nầy? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu quí vị bằng ḷng thảo luận việc truất phế Bảo đại ngay bây giờ,th́ tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi pḥng hội nầy ngay!’’.
Lúc bấy giờ cả cử tọa sửng sốt hay bàng hoàng trước đề nghị quá táo bạo của Nhi Lang, cũng vừa lúc đại tá Hồ hán Sơn, đại diện tướng Cao đài Nguyễn thành Phương đứng lên và tuyên bố tiếp:
“Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ư với mặt trận Quốc gia kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lư của Bảo đại nữa, mà hăy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay vai tṛ của ông Quốc trưởng BĐ kia đi cho xong. Nếu ư kiến nầy không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!’’
Đến đây th́ ṭan thể cử tọa không c̣n rụt rè nữa, nhứt là khi chủ tọa đoàn Nguyễn bảo Toàn cũng đứng lên tuyên bố hoàn toàn ủng hộ sáng kiến của hai ông Nhị Lang và Hồ hán Sơn, nên đều hoan hô lên, trăm người như một, có người c̣n la lên đă đảo Bảo Đại và có người cởi giày ném vào mặt bức h́nh BĐ treo cao giữa pḥng. Ông Vũ văn Mẫu, một giáo sư Bắc kỳ, với một nhân sĩ nữa chạy lại cồng kền Nhị lang lên vai và bảo đứng lên gỡ bức ảnh đi. Ông Nhị lang cực khổ lắm mới hạ đuợc bức ảnh đồ sộ của Quốc trưởng và ném xuống đất.
Sau mươi phút sôi nổi, ồn ào… hôi nghị ngồi lại để bầu ra một Ủy ban Cách mạng Quốc gia, gồm 3 nhân vật đầu năo là Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch, Hồ hán Sơn, Phó chủ tich, Nhị lang làm Tổng thư kư.
Với sự đóng góp của nhiều cố vấn, một giờ sau Ủy ban đă thảo xong một bản Kiến nghị.
Và sau khi nghe Chủ tịch Nguyễn Bảo Toàn đọc hai lần, tât cả hội viên là 52 người đều chấp nhận và kư tên.
Xong rồi th́ các hôi viên yêu cầu Chủ tịch đi lên lầu mời Thủ tướng NĐD xuống để nghe kết quả của nghị hội.
Thủ tuớng NĐD xuống lầu, tất cả mọi người đều đứng lên, ông đứng trước cử tọa, mặt xẩm xuống, vẻ buồn buồn hơn là lo âu, bầu không khí bỗng chốc trở nên yên lặng lạ thường…
Chủ tịch Ủy ban vừa cảm động vừa quả quyết đọc lớn cho mọi người đều nghe:
Thay mặt cho toàn thể Hôi nghị, tôi xin tŕnh Thủ tướng kết quả của Hôi nghị là bản Kiến nghị gồm 3 điểm nầy:
Kiến nghị:
1.- Truất phế Quôc trưởng Bảo đại
2.- Giải tán Chánh phủ Ngô đ́nh Diệm
3.- Ủy nhiêm chi sĩ Ngô đ́nh Diệm thành lập chánh phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn B́nh xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội viễn chinh Pháp và tổ chức bầu cử quốc dân đại hội.
Làm ngày 29, tháng 04, 1955
Đại diện 18 chánh đảng và đoàn thể cùng 34 nhân sĩ kư tên:
Vừa nghe Truất phế Quốc trưởng BĐ, mọi người đều thấy mặt Thủ tướng đỏ lên rồi lần lần biến sắc. Ông hoàn toàn bị cú sốc. Nghe xong thấy ông lặng người, tay nhận lấy bản kiến nghị và cố gắng lấy lại b́nh tỉnh, hết sức chẫm răi trả lời gần như từng chữ một: Xin quí ngài cho tôi… được có th́ giờ… suy nghĩ kỹ… về vấn đề trọng đại nầy! Xin cám ơn quí ngài!
Sau đó các hội viên lần lượt êm lặng đến bắt tay từ giă Thủ tướng, thấy vẻ mặt ông âu lo rơ ràng…. lúc đó là 5 giờ chiều. Hôi nghị đă kết thúc và giải tán.
Đến đây th́ cuộc Cách mạng kể như là xong và Thủ tướng Diệm bị đặt trước một sự đă rồi. Vốn Thủ tuớng NĐD chỉ muốn dẫn vào nhà một con tuấn mă để nhờ giúp qua suối, không dè nh́n lại là một con bạch hổ, ông không cỡi th́ nó sẽ thịt ông, nhưng nếu ông dám leo lên lưng nó, th́ chỉ một cái nhảy vọt nó đưa ông lên tới đĩnh núi cao vời vợi. Thật ra khi đến giai đoạn nầy Thủ tướng NĐD vẫn c̣n nghĩ đến một chế độ Quân chủ lập hiến, chưa nghĩ đến một chế độ Công ḥa, cái đó là chắc. Thành ra khi biết chuyện Truất phế là sự đă rồi, ông không tái mặt làm sao được!
Chiều tối lại, lúc 8 giờ đài phát thanh Sài G̣n đưa tin cho toàn quốc và Thế giới biết ở miền Nam VN đă xẩy ra cuộc cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo đại. Cùng một lúc Ủy ban Cách mạng Quốc gia kêu mời các nhân sĩ và đồng bào ngày hôm sau đến hội tại ṭa Đô chánh Sài G̣n để nghe Ủy ban thuyết tŕnh về biến cố lịch sử vừa xảy ra.
Và ngày hôm sau, từ sớm các giới nhân sĩ, các đại diện các chánh đảng, thanh niên sinh viên phụ nữ, báo chí.. phấn khởi tụ tập đầy nghẹt pḥng khánh tiết ṭa Đô chánh Sài G̣n. Ông Nguyễn bảo Toàn, Hồ hán Sơn và Nhị lang thuyết tŕnh về Cuôc Cách mạng Truất phế BĐ ngày hôm trươc, tất cả cử tọa đều nhiệt liệt hoan hô, triệt để ủng hộ. Và thêm một màn hạ bệ Bảo Đại một lần nữa, có người bắt thang leo lên gỡ bức ảnh to tướng h́nh Quốc trưởng BĐ treo trước cửa ṭa nhà và ném xuống đất, rồi có những thanh niên nhảy lên dậm đạp cho nát bét (Tôi đă chứng kiến màn hạ bệ do anh bạn ĐTC điều khiển). Đang khi đó ba tướng Nguyễn giác Ngộ (Ḥa hảo), Nguyển thành Phuơng (Cao đài) và Trịnh minh Thế (Mặt trận Quốc gia Kháng chiến) được Ủy ban Cách mạng giới thiệu, đứng ra tŕnh diện để công chúng hoan hô, như là những anh hùng đă tạo ra thời thế. Và chúng tôi đă nghĩ vậy, v́ sau lưng của Ủy ban Cách mạng đă có ba tướng nầy cho ư kiến, nếu không nói là cho chỉ thị, nên ba ông đại diện Nguyển bảo Toàn, Hồ hán Sơn và Nhị Lang đă hành động, đă lên tiếng hết sức đồng nhịp với nhau (synchronized) và nhờ vậy mà lôi kéo tất cả Hội nghị một cách dễ dàng, nhứt là khi các thành phần hôi nghị đă sẵn có tiềm thức phản hoàng rồi.(5)
(5) Vốn cái ư phức phản hoàng nầy có trong Nam từ thời vua Tự Đức tức là gần cuối thế kỷ 19 khi vua Tự Đức nhượng cho Thực dân Pháp 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 t́nh miền Tây Nam kỳ lục tỉnh một cách dễ dàng quá. Rồi đến khi phong trào Kháng Pháp trong Nam, như của Thủ khoa Huân, của Trương công Định, của Thiện hộ Dương, của Cố quản Trần văn Thành… lại bị triều đ́nh nhà Nguyễn bỏ rơi gần như hoàn toàn. Đề rồi qua đầu thế kỷ 20, phong trào Tây học, như các nhà cách mạng Đệ tứ Nguyễn an Ninh, Nguyễn văn Nguyễn, Tạ thu Thâu, Hồ hữu Tường và nhứt là Phan chu Trinh đă gieo rắc trong Nam nhứt là trong giới trí thức ư thức phản hoàng hay Cộng ḥa. Ngoài ra chế độ thuộc địa Pháp là chế độ thuộc địa có văn hóa cộng ḥa hơn là quân chủ, cho dù nó phát xuất từ thời Napoleon III.…
Đến đây th́ cuộc Cách mạng đă được chánh thức hóa bằng một văn kiện có rất nhiều chữ kư rất nặng giá v́ đại diện cho nhiều đoàn thể chánh trị hay quần chúng và công khai hóa bằng đài phát thanh, bằng sự xác nhận trước công chúng của thủ đô Sài G̣n/ Chợ lớn. Như thế phải nh́n nhận là cuộc Cach mạng nầy đă thành tựu một cách tuyệt đối rồi. (Period, Point final). Và theo tôi cuộc Cách mạng nầy là biến cố lịch sử quan trọng nhứt từ ngày Việt Minh cướp chánh quyền trên tay Chánh phủ Bảo đại/ Trần trọng Kim tại Sài G̣n ngày 23-08-45 (ở Hà nội là ngày 19 tháng 8, 1945) 10 năm truớc, v́ nó có tính cách quyết định, dù chỉ là đập đổ, san bằng. Nhưng muốn xây dựng cái ǵ th́ phải đập đổ và san bằng trước cái đă. Đó là một lẽ tất nhiên. C̣n chuyện xây dựng là chuyện của hồi sau.
Cuôc Cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo đại nầy là tác động của dân miền Nam nói chung, trong đó quần chúng Nam kỳ lục tỉnh qua các đại diện của họ đă đóng một vai tṛ chủ động, không ai có thể chối cải điều đó. Dù là tiêu cực hay là đập đổ và san bằng, nhưng tích cực là nó đă dọn đường cho sự h́nh thành ra Đệ nhứt Công ḥa, v́ ngay lúc đó chính Thủ tướng NĐD c̣n nghĩ tới chế độ Quân chủ lập hiến.. Nhưng tai hại vô cùng, chỉ năm năm sau cũng chính quần chúng Nam kỳ lục tỉnh (không quơ đũa cả nắm) qua Mặt trận Giải phóng Miền nam đă đóng một vai tṛ qua ư quan trọng, dù không phải là chủ động đă khởi sự tàn phá, không phải ch́ Đệ nhứt CH mà cả Đệ nhị CH nữa. Sau 15 năm dọn đường, đúng hơn là làm cổ sẵn cho CS Miền Bắc thôn tính hoàn toàn, đúng hơn là thuộc địa hóa miền Nam, cho đến bao giờ? Truất phế BĐ là một tác động Cách mạng sáng suốt hợp t́nh hợp lư bao nhiêu, th́ tác động gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, là một cái sai lầm ghê gớm, nếu không nói là ngu xuẫn tày đ́nh bấy nhiêu, như lịch sử 34 năm qua đă chứng minh quá hùng hồn, v́ hệ lụy tai hại vô cùng, cho quyền lợi, cho cả quyền làm người của dân miền Nam nói chung và dân Nam kỳ lục tỉnh nói riêng.. Tuy nhiên, tôi c̣n hy vọng, dù mong manh đi nữa, sẽ có ngày quần chúng miền Nam nói chung và Nam ky lục tỉnh nói riệng sẽ đứng lên làm một cuốc Cách mạng nữa. Và lần nầy là một cuộc Cách mạng vô cùng thiết yếu cho sự sống c̣n của cả một dân tộc VN, không riêng ǵ cho miền Nam hay Nam kỳ lục tỉnh. Đó là sứ mạng của lịch sử giao phó cho dân miền Nam, không riêng ǵ người trong nước hay ở hải ngoại.
(Ở đây cũng nên nhắc lại những biến cố rất quan trọng sau đây, nhưng tôi kể là bên lề v́ nó không có tính cách quyệt định, nó như là mấy màn của một tấn bi hài kịch lịch sử mà các diển viên, từ những tên lưu manh hạng nặng, những nhà ngoại giao ngu ngơ, cho đến những chánh trị gia lổi lạc phi thường, những anh hùng rất thông minh và can trường… mà vai nào cũng đặc sắc cả, đặc sắc ở đây không có nghĩa là vai tṛ nào cũng tốt đẹp đáng vỗ tay.
Đầu tiên là chuyện của một ông tướng Nguyễn văn Vỹ, tư lênh Ngự lâm quân, Đà Lạt, được Quốc trưởng BĐ bổ nhiệm ngày 28, tháng 04 - cùng một lúc triệu Thủ tướng Diệm và Tổng Tham mưu Lê văn Tỵ qua Pháp – làm Tổng tham mưu quân đội Quôc gia VN thay thế tướng Hinh được toàn quyền hành động. Được bổ nhiệm xong, tướng Vỹ vội kéo Ngự lâm quân về ngay Tổng tham mưu bắt tướng Tỵ, kéo vào dinh Gia long toan lật đổ chánh phủ NĐD. Lúc đó là 6 giờ chiều. Nhưng ngẫu nhiên Ủy ban Cách mạng, sau khi tŕnh diện ở ṭa Đô chánh đă đổi tên là Hội Đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia kéo nhau vào dinh Độc lập và một lần nữa Nhị lang lại là người táo bạo nhứt dám dùng một khẩu súng tay (chưa chắc đă lên đạn), bắt tướng Vỹ phải đưa tay lên đầu hàng, nghĩa là cuộc phản đảo chánh cùa tướng Vỹ bỗng chốc hóa ra mây khói.. Đến đây đúng là tṛ hề, v́ mới năm phút trước tướng Vỹ áp lực Thủ tuớng NĐD từ chức, bây giờ ông phải nhờ Thủ trướng che chở cho ông khỏi mất mạng. Để rồi đầu hàng Cách mạng, kư cả hai tay giấy cam kết trở lại hợp tác với Thủ tướng. Nhưng hai ba giờ sau lại phản phé, muốn lật ngược lại thế cờ. Song đến chừng đó th́ không c̣n một ma nào coi ông có chút ǵ nghiêm chỉnh cả, nên mọi người đều bỏ rơi ông, bắt buộc ông phải cuốn gói rút quân chạy về Đà lat, lúc đó đă 3 giờ sáng.
Chuyên thứ hai là chuyện của một ông đặc sứ Collins của TT Eisenhower. Sau khi không chinh phục được Thủ tuớng Diệm theo đề nghị ngu ngơ cải tổ chánh phủ của ḿnh, ông tự cho ḿnh bị khinh bạc, mất mặt với bạn bè chi binh, biết đâu lại không có miệng lưỡi của một mụ đàn bà xúi bậy vào…ông vội bỏ VN trở về Mỹ chính hai ngày trước khi BX khởi chiến. Ông về Mỹ ráo riết vận động với Quốc hội, với bộ Ngoại giao, với hội đồng An ninh Quồc gia và triệt để khai thác t́nh tự bạn chi binh với chính TT Eisewhower. Sau 5 ngày vận động không ngừng nghỉ, ông thành công: TT Eisenhower gửi tối hậu thư tuyên bố “Diệm must go’’ để ông Đặc sứ mang về Sài G̣n, phổ biến cho các đảng phái liên hệ, cũng có thể như là món quà đáng giá triệu đô cho bạn chi binh của ông là tướng Ely và nhứt là cho Bảy Viễn.
Nhưng không ai dè, chính trong thời gian ông ở Mỹ thủ tướng NDD đă kư sắc lệnh mở chiến dịch Hoàng Diệu do đại tá Duơng văn Minh làm tư lệnh, để phản công B́nh Xuyên và ngày một ngày hai quân đội Quốc gia VN đă đánh bật hai trung đoàn BX ra khỏi địa bàn Sài G̣n/Chợ lớn, tàn quân BX rút chạy vào Rừng Sát, hoàn toàn tan ră và chiến dịch đă kết thúc trong ṿng mươi ngày và ngày mùng 8 tháng 5 đại tá Dương văn Minh kéo quân khải hoàn về. Quân đội Quốc gia tổn thất vài mươi sinh mạng. Chẳng may lại mất một tướng tài, cũng là một nhà chánh trị đầy hứa hẹn. Sáng ngày 02-05-1955 tướng Trinh minh Thế kéo quân qua cầu Tân thuận để truy kich quân binh BX, một người lính Pháp trong tàn quân BX bắn sẻ từ bên kia cầu, tướng Thế chết ngay trên “command car’’. (Sau nầy người Pháp có bắn tin là đă trả được thù cho tướng Chanson và Thái lập Thành, tay chơn của Pháp, v́ hai nhân vật nầy đă bị quân của tuớng Thế ám sát chết ở Sadec năm bảy năm trước.)
Sau khi thành công xoay chuyển Wahington hơn 180 độ, tướng Collins hớn hở bay về VN. Trên con đường bay về Sài G̣n th́ Washington được tin thủ tướng NĐD với quân đội Quốc gia trung thành, như vũ như băo phản công BX mà chiến thắng ở trong tầm tay của Thủ tướng rơ ràng. Đánh BX để chứng minh Thủ tướng có đủ bản lănh và tài ba để ổn định t́nh thế, bất chấp những mưu mô lươn lẹo của thực dân Pháp và cố chấp ngu ngơ của tướng Collins. Cho nên Washington lập tức phải trở lại ủng hộ thủ tướng NĐD c̣n hơn trước (statu quo ante) và đă vội vả đánh một diện văn khác để thủ tiêu bức thơ của Collins đang cầm tay. Cho nên khi ông Đặc sứ vừa xuống phi trường TSN th́ cũng vừa lúc một nhân viên ṭa đại sứ chạy đến tŕnh cho ông một diện văn hỏa tốc. Ông phải mở ra xem liền, tôi không thấy gương mặt của ông đặc sứ Collins lúc bấy giờ, nhưng tôi chắc là ông phải đổ mồ hôi hột, dù trời Sài G̣n tháng 5 không nóng lắm, nhưng có thể ông cảm tưởng là đă tới tháng 8 rồi! Tôi nghiệp cho ông Đặc sứ, quá nhiều ego (tự ái), làm mất sáng suốt!)
Đến đây th́ phải nh́n nhận là trên thực tế chế độ quân chủ của nhà Nguyễn với 13 triều đại (1802-1954) đă thật sự cáo chung, sau một thời gian 9 năm (1945-1954) hấp hối. Vốn độc lập của VN do quân đội Nhựt ban cho (09-03-1045), không do tranh đấu, do hi sinh mà được, tất nhiên không giá trị bao nhiêu, nên Nguyên thủ quốc gia phung phí một cách vô ư thức là phải.Tuy nhiên trong mấy tháng độc lập quốc gia (09-03 đến 24-08-1945), chánh phủ Trần trọng Kim cũng làm được một việc cho quốc dân là Cải tổ hệ thống giáo dục quốc gia theo định hướng dân tộc. Nhưng cùng một lúc làm một việc vô cùng tai hại cho quốc dân nhứt là ở miền Nam kỳ lục tỉnh. Vốn ngày 02-05-1945, Hoàng đế Bảo đại đă kư sắc luật phóng thích tất cả tù nhân chánh trị, mà trong đó 90% là cán bộ CS, bị Pháp giam giữ ở Côn đăo từ phong trào Soviết-Nghệ tỉnh (1929-30) và cuộc nổi dậy trong Nam (1939-1940) của Đệ tam Quôc tế, mà tổng số lên đến trên 10,000. Nhờ đó mà ngày một ngày hai (tháng 6, tháng 7, 1945) cả mấy ngàn cán bộ CS, (trong đó có Lê Duẫn, Tôn đức Thắng, Phạm Hùng, Lê văn Lương…toàn là cán bộ cao cấp), sau nhiều năm tôi luyện vừa lư thuyết vừa kỹ thuật hành động được đón tiếp nhiệt liệt trở về Cấn thơ, Sóc trăng, Trà vinh…để rồi làm ung thúi chánh trường miến Nam, đưa VM nắm lấy thế thuợng phong, đàn áp các Giáo phái, giết hại các nhà ái quốc chân chính, cướp lấy chánh nghĩa quốc gia, thầu công cuộc kháng Pháp cho đến Điện biên phủ, tháng 5, 1954.
4.- Cương vị thứ tư là một cương vị hỗn hợp.
Khi tôi vừa điều khiển VHD, các trường BKBD và Hội Văn hóa B́nh dân, với chức vụ Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, tôi đă trở thành một cố vấn đa dạng (tiện tệ, văn hoá và an ninh) của Thủ tướng NĐD. Ơ đây tôi không nói tôi đă làm nhửng ǵ, tôi chỉ nói đến những ǵ tôi thấy tôi nghe, cũng là chứng nhân cho những biến cố lịch sử kể ra sau đây.
Thật ra từ đây vai tṛ của CLNVCM đảng càng ngày càng trở nên quan trọng và rơ ràng hơn. Nói đến Cần lao trong giai đọan nầy, ngoài lư thuyết Nhân vị, không phải chỉ là những thành viên đầu năo của nó là Ngô đ́nh Nhu, Trần quôc Bửu, Trấn chánh Thành, Trần trung Dung…, và trong chừng mực hạn hẹp của nó là Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt, (thành lập từ đầu tháng 04, 1955 và giải tán đầu năm 1958), mà c̣n phải kể những đoàn thế do Cần lao lănh đạo, như Tập đ̣an Công dân, Phong trào Cách mạng Quốc giai… Tất cả đều nh́n nhận Thủ tướng sau là Tổng thống NĐD làm lănh tụ tối cao, biểu tượng cho chính nghĩa Quốc gia hay Dân tộc, chống lại HCM, biểu tượng cho chủ nghĩa Quôc tế Mac-lêninit (4)
(4) (Cũng lạ là trong những cuộc khủng hoảng vừa kể trên những người cận kề bên ông Diệm nhứt toàn là người Trung hay người Bắc, chỉ có một ḿnh tôi là người Nam, mà cuôc Cách mạng Truất phế BĐ lại hoàn toàn là do tác động của người miền Nam. Có phải v́ thế mà thủ tướng Diệm phải suy nghĩ cả 2 tháng mới khởi sự hành động một cách dứt khoát với BĐ.)
Và thành tích cụ thể và rực rỡ nhứt cùa CL, là cuộc Trưng cầu Dân ư, kéo theo là Quốc hội lập hiến với Hiến pháp 1956 của nó, cũng là cái ID (lai lịch) của Đệ nhứt Công ḥa của miến Nam (1956-1963).
a.- Trưng cầu dân ư.
Ngày 22 tháng 10, thủ tuớng NĐD qua hệ thống truyền thanh đă kêu gọi quốc dân ngày hôm sau nên dùng cái quyền tự do của ḿnh, cũng là nhiệm vụ của người công dân, phải đi đầu phiếu để chọn lưa giữa Quốc trưởng BĐ và ông, tức là chọn một thể chế Quân chủ hay Cộng ḥa.
Và ngày 23 tháng 10, 1954 quốc dân miền Nam đă nhiệt liệt huởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng NĐD, náo nức kéo nhau đi đầu phiếu và kết quả hết sức tốt đẹp cho thủ tướngNĐD:
5,838,907 cử tri đi bầu.
5.721.735 lá phiếu Truất phế Quôc trưởng BĐ và bầu NĐD lên thay thế, như là Quốc trưởng VN.
Như thế Thủ tướng NĐD thu về cho ḿnh gần 98% số phiếu đi bầu. Thật ra th́ Thủ tướng Diệm không cần đến một phân xuất cao đến thế. V́ ai ai cũng đinh ninh ông thắng và thắng lớn.
(Ai nói ǵ th́ nói theo tôi kết quả hay những con số nầy hoàn toàn trung thực với ư người dân, nếu có một hai thùng phiếu không hợp lệ v́ nhân viên chánh quyền quá sốt sắng đến chỗ ngu xuẩn, th́ chỉ là một con số quá nhỏ, không đáng kể.)
Như thế Quốc dân miền Nam muốn chấm dứt chế độ Quân chủ và ủy nhiệm cho ông NĐD nhiệm vụ thiết lập chế độ Công ḥa dân chủ. Cho nên cách nầy hay cách nọ Truất phế Quốc trưởng BĐ như là mẹ đẻ ra các Biến cố lịch sử kế tiếp, như là một quá tŕnh tiến hóa chánh trị bất di bất dịch của lịch sử.
Ngày 26 tháng 10, 1955, Thủ tướng NĐD tuyến bố Hiến chương tạm thời, theo đó từ rày VN là một nước Cộng ḥa, người lănh đạo là Quốc trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt nam Cộng ḥa.
Đến đây th́ uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nuớc cũng như trên thế giới, v́ tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó mà ộng giải quyết tất cả các vấn đề tồn kho với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn: a) Pháp phải giao trả lại cho VN hoàn toàn chủ quyền tiền tệ tài chánh (VN không c̣n phải ở trong khu vực đồng quan Pháp nữa), b) chủ quyền Ngoại giao (Cao ủy Pháp được giải tán, từ rày tướng Ely chi là một đại sứ, bộ Ngoai giao VN giao thiệp thẳng với bộ Ngoại giao Pháp) và c)chủ quyền Quốc pḥng, quân đội Pháp lục tục rút quân cho hết trong ṿng 6 tháng-
b- Xây dựng chế độ Công ḥa.
Ngày 23-01-56 Thủ tướng kư nghị định tổ chức bầu Quôc hội lập hiến.
Ngày 04-03-56, Quốc dân miền Nam nhiệt liệt hứng khởi đi đầu phiếu, bầu 123 dân biểu cho Quốc hội Lập hiến.
Ngày 26-10-56 tân Hiến pháp được công bố.
Nước Việt nam Cộng ḥa ra đời, Thủ tướng NĐD được xác nhận là Nguyên thủ Quốc gia, dưới danh xưng là Tổng thống, kiêm chức vụ Thủ tướng, với 2 nhiệm kỳ là tối đa, mỗi nhiệm kỳ là năm năm.
Huỳnh Văn Lang
(Nhân chứng lịch sử c̣n sống sót nói lên sự thật)