Ngày thành lập Không Quân

VIỆT NAM CỘNG H̉A

 

Đại Tá Huỳnh Minh Quang

 

 

 

 

 

Đại Tá Huỳnh Minh Quang (Hồi hưu) đă đóng góp cho chúng ta một tài liệu nói rơ nguồn gốc của Không Quân Việt Nam, mà ngày thành lập 1-7-55 thường được đưa ra tranh căi. Phần lớn dữ liệu lịch sử ghi trong tài liệu này đều được trích trong Quyển "Đại Lễ 50 năm Quốc Kỳ Việt Nam" (1998) do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ấn hành. Quư vị nào có ư kiến hay hiểu biết khác lại, xin vui ḷng đóng góp thêm cho được phong phú.

 

******


Thời Điểm Lịch Sử:

 

- Ngày 7-7-1954: Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm lập chính phủ.

 

- Ngày 20-7-1954: Hiệp Định Genève được kư kết.

 

- Ngày 7-9-1954: Pháp trao trả Dinh Toàn Quyền Đông Dương ở đại lộ Norodom, Saigon (thường được gọi Dinh Norodom) cho chính phủ Việt Nam với sự hiện diện của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm và Cao Ủy Pháp tại Đông Dương là Tướng Ely. Lá cờ tam tài tung bay trên đất nước Việt Nam gần một thế kỷ được hạ xuống, và lá cờ ba sọc đỏ được thượng lên. Dinh Norodom được đổi tên thành Dinh Độc Lập, biểu hiện cho một chính quyền của một quốc gia độc lập về mọi phương diện.

 

- Ngày 23-10-1955: Kết quả trưng cầu dân ư "Truất Phế Bảo Đại và Suy Tôn Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm".

 

- Ngày 26-10-1955: Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố thành lập nền Đệ Nhất Cọng Ḥa. Một thể chế mới ra đời. Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và Quốc Ca Tiếng Gọi Công Dân vẫn được duy tŕ.


- Ngày 15-3-1956: Quốc Hội Việt Nam quyết định cắt đứt mọi quan hệ với Thực Dân và Phong Kiến, thành lập một quốc gia độc lập tại Đông Nam Á và có mặt trong đại gia đ́nh Thế Giới Tự Do.


- Ngày 26-10-1956: Hiến Pháp mới của Việt Nam Cọng Ḥa được công bố.

 

******

 

Ngay sau khi Pháp trao trả Dinh Norodom cho Chánh Phủ Miền Nam Việt Nam vào ngày 7-9-1954, các cấp chỉ huy người Pháp được lệnh bàn giao cho các cấp chỉ huy Việt Nam. Đến cuối năm 1955, không c̣n một quân nhân Pháp nào ở tại đơn vị Hải/Lục/Không Quân của Quân Lực Việt Nam.


Tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt-Nam(EMG/FAVN), Phụ Tá Không Quân người Pháp cuối cùng là Đại Tá Sagon.


Vào đầu tháng 7 năm 1955, Đại Tá Nguyễn Khánh được Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cọng Ḥa (sau khi Hiến Pháp Việt Nam ra đời, Quân Lực được đổi thành Quân Đội: QĐVNCH), chỉ định thay thế Đại Tá Sagon ở chức vụ Phụ Tá Không Quân (Adjoint Air-và cũng thường gọi là Département Air khi các sĩ quan Không Quân Pháp nắm giữ chức vụ này).


Đại Tá Nguyễn Khánh được bổ sung Trung Tá Lục Quân Trần Ngọc Tám để giữ chức vụ Phụ Tá điều hành các Pḥng Sở ở Bộ Tổng Tham Mưu (Phụ Tá Không Quân vừa được các sĩ quan Không Quân Pháp bàn giao). Dưới quyền trực tiếp của Trung Tá Trần Ngọc Tám là Đại Úy Lê Minh Luân, vừa mới thăng cấp.


Trong thời gian này, các sĩ quan, hạ sĩ quan KQVN tốt nghiệp các trường Không Quân Pháp lần lượt hồi hương và được thuyên chuyển đến các đơn vị KQVN. Tại Nha Trang cũng có các khóa hoa tiêu, quan sát viên, chuyên viên, và huấn luyện quân sự. KQVN khởi sự bành trướng.


Vào cuối năm 1955, Bộ Chỉ Huy Không Quân Pháp tại Viễn Đông (Commandement de l’Air en Extrême Orient = C.A.E.O.) được giải tán. Các cơ sở bàn giao cho KQVN-CAEO nằm ở đường Testard, Saigon (Trần Quư Cáp) là biệt thự của ông Sáu Nhiều, đă bị trưng dụng khi Pháp trở lại Đông Dương.


Rồi một biến chuyển quan trọng đă xăy ra trong QĐVNCH vào tháng 2-1956:


Trung Tướng Lê Văn Tỵ được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chỉ định thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QĐVNCH. Đại Tá Trần Văn Đôn được giữ lại ở chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân (Etat Major Général), kiêm Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội (SM=Sécurité Militaire).


Tiếp theo đó, lệnh của Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống (Đại Tá Huỳnh Văn Cao) chỉ thị Văn Pḥng Phụ Tá Không Quân gọi Trung Úy Trần Văn Hổ đang phục vụ tại Phi Đoàn Liên Lạc Việt Nam (ELAVN) Tân Sơn Nhất về tŕnh diện Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống.


Sau khi tŕnh diện xong, Trung Úy Trần Văn Hổ trở về Bộ Chỉ Huy Không Quân Việt Nam, với lệnh bổ nhiệm Trung Tá Trần Văn Hổ thay thế Đại Tá Nguyễn Khánh cùng mấy nghị định thăng cấp (Đại Úy thực thụ, Thiếu Tá Tạm Thời, Trung Tá Giả Định). Tất cả các lệnh bổ nhiệm cũng như các nghị định thăng cấp đều do Tổng Trưởng Phụ Tá Quốc Pḥng (Ông Trần Trung Dung) kư theo chỉ thị của Phủ Tổng Thống.


Và lúc đó, sau khi tất cả cơ sở của Văn Pḥng Phụ Tá Không Quân dọn về CAEO cũ ở đường Testard, Saigon, th́ được đổi thành Bộ Tham Mưu Không Quân Việt Nam.


Xét như vậy th́ Trung Tá (sau này Đại Tá) Trần Văn Hổ là vị Tư Lệnh Không Quân Việt Nam đầu tiên .

 

******


Tại sao lấy ngày 1 tháng 7 năm 1955 là ngày thành lập Không Quân Việt Nam?

Mặc dù Trung Tá Trần Văn Hổ lên nắm quyền Tư Lệnh Không Quân kể từ tháng 2 năm 1956, nhưng thực tế là KQVN đă thuộc ḥan toàn về Việt Nam vào đầu tháng 7 năm 1955 dưới sự chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Khánh, đánh dấu ngày khai sanh của KQVN. Trung Tá Trần Văn Hổ, và Thiếu Tá Lê Trung Trực lúc bấy giờ là Tham Mưu Trưởng /Bộ Tham Mưu Không Quân, đă nhận định rơ sự kiện nầy, nên mới lấy ngày 1 tháng 7 làm lễ kỷ niệm ngày thành lập KQVN.


Mục đích của bài nầy là:


1) Xác nhận Đại Tá Nguyễn Khánh là sĩ quan Việt Nam đầu tiên nắm quyền chỉ huy KQVN sau khi quân đội Pháp rút lui. Nhiều người trong chúng ta không nhớ rơ điều nầy.


2) Giải thích tại sao lấy ngày 1 tháng 7 làm ngày thành lập KQVN.


Có thể hỏi lại các đàn anh trong Không Quân để kiểm chứng.


 

Huỳnh Minh Quang

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính