Trăm hoa đua nở trên đất Bắc

 

Hoàng Văn Chí

 

 

Tiếp chương II, phần IIb - Phái thanh niên: Minh Hoàng, Phùng Cung, Trần Lê Văn

 

 

Minh Hoàng

 

Minhhoàng tên thật là Vũ Tuyên Hoàng, năm nay mới 28 tuổi, là một sinh viên du học ở Tiệp Khắc về. V́ biết tiếng Tiệp Khắc nên anh được làm thông ngôn cho phái đoàn chuyên viện Tiệp Khắc ở Hà Nội.

 

V́ thường có dịp đi thăm các xưởng máy mới thành lập với các chuyên viên kỹ thuật Tiệp Khắc, nên anh có dịp quan sát t́nh h́nh sử dụng máy móc của ngoại quốc viện trợ. Anhviết bài “Đống máy” mà chúng tôi trích sau đây để tố cáo đời sống cơ cực của công nhân và thái độ quan liêu của giai cấp lănh đạo.

 

Đống máy 

 

Trưa nào cũng vậy, cứ lúc vầng thái dương c̣n đang gay gắt cúi gầm mặt phả sức nóng xuống những chiếc ḥm gỗ chồng chất ở trước cửa nhà máy, là y như rằng Thang, chỉ huy trưởng công trường xây dựng nhà máy, cũng đương ở đó, hai ngón tay gơ cốc cốc lên những nắp ván, thành gỗ, hoặc dán mắt vào một khe hở, hoặc ghé mũi qua một lỗ hổng đen ng̣m, hai cánh mũi căng ra khịt khịt. Nắng quá. Nắng như dội lửa. Nắng cháy da cháy thịt.

 

Những chiếc ḥm gỗ ngất ngưởng bắt đầu rạn nứt.

 

Cứ cái đà này, những khe rạn nứt kia ngày một toang hoác măi ra, nắng xuyên vào, những lớp sắt bắt đầu hoen rỉ, thế là đi đứt tất cả số máy. Mà đi đứt thật chứ chả chơi đâu! Đứng gió thế này chưa biết chừng mưa ập xuống lúc nào không biết, nước rỏ tong tong vào ḥm, hơi ẩm tha hồ xông lên, luồn vào khắp các ngóc các ngách mà ra sức xoắn xuưt cḥng ghẹo những khối sắt tṛn trĩnh, sáng choang kia, th́ có mà ăn cứt cho giời! Đời thuở nhà ai, vô duyên vô cớ cho khuân ầm ầm một lô một lốc tinh những máy đắt tiền về chất một đồng sù sụ giữa trời nắng chang chang thế kia, rồi phó thác cho Thang với hai bàn tay trắng hoàn toàn cai quản. Nói cho cùng th́ đây cũng là một nhiệm vụ. Một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Thang đă phải cúi rạp ḿnh xuống để đỡ lấy cái nhiệm vụ nặng nề ấy lên vai, như mỗi lần cấp trên trao cho anh bất cứ một nhiệm vụ ǵ. Công việc của Thang đang gặp nhiều khó khăn: cấp trên không chịu xuất tiền mua bạt che máy. Thang giục th́ bảo là: “Nay mai khuân máy vào nhà rồi, mua làm ǵ”. Đến lúc Thang hỏi: “Ai khuân? Khuân bằng cách nào?” th́ chỉ ừ ừ ào ào: “Đến lúc đó hẵng hay”. Bực dọc, Thang trở nên cáu kỉnh, nét mặt sa x́. Về đến công trường, anh em hỏi, Thang chỉ văng ra một tiếng gọn lỏn: “Trên không cho”, rồi lại cúi đầu trầm lặng. Bây giờ Thang đấm bôm bốp lên một cái nắp ván vênh, cảu nhảu một ḿnh: “Mẹ kiếp! Hôm đếch nào cũng hết réo điện thoại lại vác mặt đến, hết vác mặt đến lại réo điện thoại mà ông ấy cứ lờ đi. Khắc phục! Khắc phục cái mẽ ǵ! Cứ nắng, mưa, mưa, nắng ngập ngụa măi thế này, đến lúc máy móc mọc thành cứt sắt cả, ngồi trơ mắt ếch một lũ với nhau, mới chạy đến đây mà khắc phục chắc? Là máu là thịt của nhân dân mà sao các “bố” ấy cứ nhởn nhơ như không, chả thấy xót xa là ǵ, chỉ lúc nào cũng “khắc phục... chịu đựng... thông cảm!” Khổ cái lỗ tai lắm rồi. Xin tiền mua bạt th́ đôi co kỳ kèo từng ngh́n bạc một, mà việc quái ǵ cũng thúc như trống vật ấy, bố thằng nào c̣n biết mở mắt vào đâu. Trăm dâu đổ đầu tằm. Làm thằng cán bộ thời này ai bảo dễ?

 

Thang miên man theo đuổi ư nghĩ của ḿnh, mặc cho mổ hôi lă chă rơi xuống cổ, xuống ngực. Những ngày mới bắt tay xây dựng công trường, anh chị em công nhân ở đây chưa được cấp trên chăm sóc tới đầy đủ, nên đời sống c̣n eo hẹp, lẻ tẻ, chui rúc; nhưng nào họ có biết cấp trên là ai, chỉ biết nọc Thang ra mà mổ xẻ. Có người phản ứng mạnh, đập bàn đập ghế nói toang toang: “Các anh coi mạng người không bằng cục sắt của các anh phỏng? Con trâu con ḅ ngủ c̣n có chuồng, ăn c̣n có máng, chứ chúng tôi bảy tám mạng người không có nổi miếng đất trong nhà, tối phải cắp chiếu ra ngủ ngoài hiên, ỉa cũng cắp đít ra bờ ruộng, cả tháng không họp lần nào... Thế đấy phỏng?” Mười lăm cây số từ cơ quan đến công trường, chả ngày nào là Thang không chạy long tóc gáy, cứ đến cơ quan là y như rằng: “Đồng chí phải về đả thông cho anh em, nước nhà hiện c̣n gian khổ thiếu thốn nhiều... Phải khắc phục khó khăn! Phải... Phải...

 

Đồng chí hiểu chưa? Khắc phục khó khăn! Khắc... phục... khó khăn...!” Rồi cứ về đến công trường là y như rằng: “Khắc phục cái chó ǵ. Tay rớm máu đau bỏ mẹ đây, găng chả có, cấp trên nào biết?” Những phút xốc nổi, có anh thợ trẻ không gh́m nổi bồng bột ghé sát tai bạn th́ thầm: “Phải 'cự‟ một trận nên thân các bố ấy mời chịu để vào lỗ tai”. Kỳ thực, lần nào lên gặp ông Bảo, tổng công tŕnh sư của công trường, Thang chẳng phản ảnh cho nát nước ra đấy chứ. Rốt cục đâu vẫn vào đấy. Nhiều khi ông ấy c̣n xạc cho Thang một trận cẩn thận và rồi Thang lủi thủi ra về. Những là “nhu nhược”, “dựa dẫm cấp trên”, “dốt”,...

 

Một lần, hai lần, ba lần, Thang bắt đầu cảm thấy ḿnh hơi khép nép trước khuôn mặt bầu bầu, hai má hơi xị xuống, đôi mắt ti hí và hai càng ria mép vểnh cong luôn động đậy, nổi lên một vẻ lành lạnh, sắc sảo, hà khắc khác thường của người tổng công tŕnh sư ấy. Đứng về danh nghĩa, ông Bảo là người được cơ quan giao phó trông nom toàn bộ công tŕnh xây dựng nhà máy này, tức là người chỉ huy trực tiếp của Thang. Song Thang không hề nhận được một sự chỉ huy nào gọi là có, trái lại càng cảm thấy ngài ngại muốn xa lánh sự chỉ huy ấy.

 

Thang vẫn đấm bôm bốp lên cái nắp ván vênh, bên tai vẫn văng vẳng giọng nói hùng hồn và không kém phần trống trải của người tổng công tŕnh sư ngồi ở văn pḥng kia, trực tiếp chỉ huy Thang. “Phải khắc phục khó khắn chứ”. Nắp ván không suy suyển. Thang ngẩng đầu lên gạt mồ hôi, Bỗng anh thấy từ đằng xa, một chiếc xe com-măng-ca bon bon lầm bụi xốc tới. Nhác trông Thang đă nhận ra ngay đó là xe của ông tổng công tŕnh sư, có lẽ do linh tính báo cho biết trước.

 

Ông tổng công tŕnh sư khoan thai bước xuống, niềm nở bắt tay Thang. Hai càng ria mép vểnh cong, động đậy.

 

“Hề hề, máy móc để những đâu, đồng chí?”

 

Không đợi Thang trả lời, ông ta đă chỉ tay vào đống ḥm gỗ kêu lên:

 

“Đây à? Chết! Chết! Để thế này đấy hở? Chậc chậc. Rỉ hết, rỉ hết mất!”

 

“Dạ thưa anh, tôi đă nhiều lần viết đơn xin tiền mua bạt để căng lều che, nhưng anh vẫn bảo là… chưa có. Mà nhà máy th́… chưa khô.”

 

 

“Phải kiếm cách chứ. Chậc chậc. Sao không chuyển bớt vào những gian đă khô rồi? Sao không dồn bớt nhà ngủ, dành ra một gian xếp bớt những ḥm nhỏ kia vào? Chậc chậc. Rỉ hết. Rỉ hết mất. Đồng chí loan báo anh em đến họp ngay nhé, ta bàn luôn vấn đề này một thể.”

 

“Vâng.”

 

Họ bắt đầu ngồi vào bàn họp. Gần chục cánh tay nhao nhao vung qua đầu:

 

“Tôi có ư kiến!”

 

“Ư kiến!”

 

“Ư kiến!”

 

“Tôi”

 

“Tôi xin phát biểu.”

 

Một anh thợ trẻ không đợi chủ toạ chỉ định, nói phăng phăng:

 

“Ḿnh c̣n lần khân đợi cái quái ǵ nữa. Theo tôi, cứ là khuân. Ǵ th́ ǵ cũng phải khuân. Không có ô-tô th́ có người. Thiếu người th́ phải nặn đủ người mà khuân. Nhất định khuân.”

 

Một anh thợ trẻ khác nhỏm dậy tiếp lời, mặt sần sùi trứng cá:

 

“Và nếu chưa t́m được con lăn, ta có thể tạm dùng đ̣n bẩy kia mà.”

 

“Máy móc đâu có phải cục sắt cục thép mà cứ một nắng hai sương măi thế này, e sau này chỉ c̣n là một đống sắt mùn đem đánh tà vẹt thôi!”

 

“Tôi hỏi, đồng chí chỉ huy có thể đứng phơi nắng suốt mười bốn hôm liền không? Huống hồ máy?”

 

“Đồng chí Thang lănh đạo c̣n lờ mờ lắm. Tôi lấy thí dụ: Như hôm qua họp chuyên môn, anh em đề nghị xin thêm ba mươi dân công khuân máy vào nhà, đồng chí Thang độc bàn rùn: „Không có phương tiện. Khiêng như thế xảy ra tai nạn chết người ai chịu trách nhiệm…‟ khiến cho công việc cứ đọng lại măi. Đồng chí khăng khăng không chịu khuân, nói là sẽ xin bạt đậy lên nóc máy rồi chờ vài hôm nữa dọn đường cho ô-tô chuyển. Mười bốn hôm rồi, bạt ở đâu?” 

 

Từ góc giường, một đôi mắt sáng trợn tṛn dưới hàng mi rậm long lên, rọi thẳng vào mắt Thang, gịong nói như liên thanh rào rào nhả đạn:

 

“Tôi thấy là phải khuân. Khuân ngay chiều nay. Và tôi cũng xin nói toạc ra rằng: lănh đạo như thế th́ đồng chí Thang chưa đủ tư cách lănh đạo chúng ta. Tôi xin hết.”

 

Mắt người than niên đỏ ngầu long lanh. Câu nói ngắn gọn, đập bôm bốp vvào mặt Thang như những cái bạt tai vô h́nh. Từng mạch máu trong cơ thề Thang rung mănh liệt. Vấp phải ánh mắt lầm lầm như tổ lửa của người thanh niên ấy, Thang vội lảng sang ḍ thái độ của ông tổng công tŕnh sư. Ác thay, râu mép ông càng vểnh cong như một dấu chấm hỏi khổng lồ trên vẻ mặt càng lạnh lùng hơn, nghiêm hơn, đáng sợ hơn. Những bàn tay khác lại đă vung lên không ngớt:

 

“Tôi thêm ư kiến.”

 

“Ư kiến đây…”

 

Những tiếng quát hằn học bắt Thang phải giật ḿnh. Sợ? Thang cũng chẳng biết tại sao ḿnh lại sợ? Sợ cái ǵ? Có một thứ đáng sợ hơn cả là những tiếng quát hằn học ấy hôm nay được lọt vào tai một người mang cái chức vụ mà Thang chỉ biết là cấp trên ḿnh. Ông Bảo mà tai tái mặt thế kia là khéo lại có chầu! H́nh như hai tiếng “khắc phục… khắc phục” đă ŕnh sẵn bên tai Thang, suốt đêm ngày ong ong, văng vẳng. Thang liếc càng râu mép một lần nữa.

 

“Trong việc này…”

 

Thang giật ḿnh ngẩng đầu lên. À, th́ ra bác thợ tiện phát biểu. Thang trấn tĩnh ngay. Bác là một người đĩnh đạc, đứng đắn, làm nhiều hơn nói, lại hiểu Thang, thường bào chữa cho Thang khi những anh em thợ trẻ hiểu lầm đâm cự Thang. Tỷ dụ trong việc khuân máy vào nhà máy chẳng hạn. Thang không dám để ba bốn mươi người xúm vào kích những ḥm máy khổng lồ từ trên cao trượt xuống bằng ba tấm ván đặt dốc, v́ sáu bảy năm kinh nghiệm khuân vác trên bến Sáu Kho đă dạy anh: Làm thế không xuôi đâu, chết người như bỡn đấy! Bác là người đầu tiên ủng hộ Thang. Thang hồi hộp chờ sự ủng hộ của người thợ cả ấy.

 

“… Đồng chí Thang chỉ huy c̣n mơ hồ lắm. Đồng chí chuyên gia dặn đi dặn lại là phải xin bạt căng lều che ngay đi, kẻo nắng này mục hết máy đấy. Thế mà đồng chí Thang rặt chạy những chuyện đâu đâu. Cứ như tôi nghĩ th́ ta nên thúc vào đít các ông giữ „két‟ ấy mới được. Người chỉ huy là người cầm càng, chúi mũi vào một việc là hỏng bét cả.”

 

Thang điếng người. Thật không ngờ bác thợ tiện cũng “trù” Thang đến như thế.

 

Ư   kiến càng ngày càng chảy theo ḍng liên miên dài vô tận. Người đến lượt nói th́ lại nói một thôi một hồi, thao thao bất tuyệt. Quanh đi quẩn lại chỉ những: “Đồng chí Thang lănh đạo vụng về, thiển cận, nhu nhược”, và cuối cùng là “Yêu cầu xét lại chỉ huy trưởng”. Rơ ràng là Thang không được số đông tin cẩn nữa.

 

Thang gục đầu đau đớn, máu sôi lên trong tim, những âm thanh lao xao, ù ù, nhức nhối. Bao nhiêu tháng ngày cặm cụi làm việc, dốc hết sức lực ra để sự cặm cụi của ḿnh đem lại nhiều cống hiến hơn nữa cho đất nước kiến thiết, bao nhiêu gian truân cực nhọc đă vượt qua, việc ǵ Thang cũng xông vào làm hăng hái không quản ngại. Việc ǵ người khác kêu khó bỏ dở là Thang lại nhặt lấy làm, làm say mê. Bây giờ chỉ c̣n lại đây, ong ong bên tai Thang, hai chữ “xét lại”. Xét lại ban chỉ huy, xét lại chỉ huy trưởng, xét lại Thang. Có lẽ họ chưa hiểu Thang? Thang nghĩ: người cặm cụi không phải chỉ để phô trương rằng ta cặm cụi đây? Song, Thang vẫn khó hiểu, có khi nào người ta càng cặm cụi, th́ quần chúng lại càng xa lánh người ấy không? Như Thang chẳng hạn. Thế mà chỉ trong việc xin bạt che máy, Thang đă mất hẳn uy tín trong quần chúng.

 

Thang thở dài. Đôi mắt thiếu ngủ lừ đừ, đỏ ngầu những tia máu. Hội nghị vẫn xôn xao. Những người chưa được nói vẫn nhăn mặt giơ tay xin phát biểu. Ông tổng công tŕnh sư từ năy độc hư hoáy ghi ghi chép chép, thỉnh thoảng liếc sang ban chỉ huy một cái, lại cúi xuống trang sổ, lật đi lật lại tờ giấy, gạch gạch xoá xoá. Hai lỗ mũi không ngừng thả ra hai ḍng khói trắng vằn vèo. Hai càng râu mép đôi cụp xuống cum cúp như hai cái gọng ô. Một chàng thợ trẻ vui tính đă ghi vọi hai càng râu mép ấy trên mảnh giấy trắng. Mải phát biểu quá anh đă bỏ quên mảnh giấy ấy ở giữa bàn. Mấy cậu khác trông thấy tờ tranh bấm nhau cười khúc khích. Bấy giờ ông ta mới găi găi vầng trán hói, giọng khàn khàn chậm răi:

 

“Đủ rồi đấy. Các đồng chí nói đến thế là đủ. Có phải không? Có nhiều ư kiến hay. Chúng tôi sẽ nghiên cứu. Việc xét lại ban chỉ huy cũng cần nghiên cứu thêm. Việc khuân máy, theo đồng chí chuyên gia cho biết, máy của ta nguy ngập rồi đấy. Hề hề, ông bảo „máy mọc râu‟ rồi. Tôi thấy là phải khuân. Nhưng khuân bằng cách nào? Một vấn đề. Ai khuân? Hai vấn đề. Khuân đi đâu? Ba vấn đề. Ban năy có đồng chí hơi nóng nảy đ̣i thuê ngay ba bốn chục dân công, tưởng dễ dàng có thể xúm đông xúm đỏ lại ghé vai vào nhấc bổng lên là đi? Không phải. Mà lại tốn kém nữa. Ta thử làm con tính nhẩm xem trong hai ngày, mỗi ngày ba mươi dân công, phải chi hết bao nhiêu tiền?… Hơn bảy vạn.”

 

Ông tổng công tŕnh sư lắc đầu. “Không. Chi bằng… theo tôi là dựa trên ư kiến của đồng chí chuyên gia bạn th́ ta nên chuyển bằng ô-tô, nghĩa là phải dọn một khúc đường từ đống máy đến cửa nhà máy. Già lắm là mất bốn công dọn đường

 

với tám người bốc vác một buổi sáng là xong. Vả lại máy để ngoài trời đă nửa tháng nay, chậm lại hai ngày cũng chửa thành vấn đề lắm. Như vậy ta không cần mua bạt căng lều che máy nữa. Các đồng chí thấy thế nào?

 

Một phút suy nghĩ. Cán bộ ngồi im phăng phắc. Măi bác Ba thợ điện mới uể oái cất tiếng:

 

“Nhưng mà nền xi măng ướt nhẹp, xếp vào đâu? Cứ cái thái độ khăng khăng không cho khuân máy vào nhà của Ban Nhà cửa là tôi tức điên ruột.”

 

Ông tổng công tŕnh sư tháo cặp kính trắng đặt xuống bàn găi găi vầng trán hói theo một thói quen.

 

“Không sao, không sao. Tôi hạ lệnh cho các anh cứ vác máy xếp vào những pḥng đă khô đó. Việc nhà nước cả, không cho là cái quái ǵ. Cứ khuân đi. Có thế nào tôi chịu tất.”

 

“Thế th́ được”

 

“Được mê đi chứ lỵ.”

 

“Ta khuân ngay chiều nay chứ đồng chí?”

 

Ông tổng công tŕnh sư nghiêm nét mặt đổi giọng:

 

“Công tŕnh xây dựng nhà máy của chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trắc trở. Theo tôi và dựa trên ư kiến các đồng chí chuyên gia, th́ lực lượng lănh đạo của ta quả là non. Có thể nói chúng ta chưa biết lănh đạo. Tôi cũng thế. Ban chỉ huy công trường bảo thủ dựa dẫm vào cấp trên. Chúng ta c̣n vấp, c̣n ỳ ạch, c̣n mệt nhiều. Song càng vấp, càng thất bại, ta càng phải tin vào ḿnh, tin người lănh đạo, tin Đảng. Cấp trên đề ra phương án tác nghiệp, thiết kế tiến độ thi công, để chúng ta dựa theo quy tŕnh và đơn phái công làm đúng quy cách, chứ không phải đế chúng ta ỷ vào thiết kế đó không chịu động năo. Có thế thôi. Các anh làm được không?”

 

Có những khuôn mặt đực ra như vịt nghe sấm. Những khuôn mặt sạm cháy chất phác cố căng óc ra suy nghĩ về những cái chữ “quy tŕnh, tiến độ thi công” mơ hồ như lạc vào chốn nào xa lạ. Đáng lạ thay họ vẫn đồng thanh trả lời ông tổng công tŕnh sư rằng:

 

“Làm được!”

 

Hai chữ “làm được” đặt phịch xuống óc Thang như một mồi lửa đốt bùng lớp không khí bị ép đến cao độ. Những câu hỏi theo nhau ùa ra trong óc Thang: “Ai

 

làm? Làm từ đâu? Làm bằng cách nào?” Rồi Thang tự kết luận: không làm được! Thang nghĩ, ông Bảo chỉ được khoa bẻm mép. Nói như thánh tướng. Hơi tư là đồng chí bạn nói thế này, đồng chí bạn nói thế kia. Mai có réo điện thoại lên xin bạt lại “đồng chí thông cảm” cho mà xem. Trăm tội đổ cho nợ, lúc ấy làm thế nào? Giơ đầu chịu lỗi cả với cấp trên ư? Không. Nếu vậy th́ hèn quá. Thang toan giơ tay phân trần những khó khăn cụ thể của công việc với cấp trên trước hội nghị, nhưng h́nh như cánh tay Thang nặng nề đến nỗi không nhắc lên nổi. Phải biết rằng bao nhiêu cái mũ “nhu nhược”, “hoài nghi lực lượng quần chúng”, “không biết lănh đạo”, “dốt”, “dựa dẫm cấp trên”… lúc nào cũng lăm le chực úp xuống đầu Thang. Thang lúng túng. Hai ḷng trắng mắt đỏ ngàu những tia máu đảo đi đảo lại, hớt hải như t́m kiếm một cái ǵ. Hay là Thang muốn t́m đường chạy ra khỏi hội nghị? Không. Thang đă giơ thẳng cánh tay:

 

“Tôi… tôi xin có ư… kiến”, Thang ấp úng. “Theo tôi, dọn con đường từ đống máy vào kho ít ra cũng phải mười hôm. Trời lại sắp mưa… Và không thể dùng hai bàn tay không lăn ập những thùng tố lô như thế xuống đất được đâu. Phải làm cái giá ba chân cất lên như cần trục cất nhịp cầu ấy mới đỡ nguy hiểm. Làm giá ba chân th́ phải mất tám ngày. Trời lại sắp mưa…. Không! Không thể lần khân nấn ná măi…”

 

Từng câu từng câu nói như trút cho Thang thêm nghị lực. Giọng điệu càng trở nên cả quyết:

 

“Tôi yêu cầu giải quyết ngay vấn đề bạt. Bằng không, tôi xin trao lại hoàn toàn trách nhiệm về số máy này cho cấp trên. Tôi không thể hứa hăo. Tôi không thể nhắm mắt làm những việc tôi không muốn làm…. Tôi yêu cầu… Tôi… hết!”

 

Mặt người chỉ huy trưởng đỏ gay, bừng bừng. Thang h́nh dung lại vẻ mặt đồng chí bạn không giữ nổi b́nh tĩnh khi đứng nh́n đống máy rạn nứt dưới trời nắng chang chang, nói với Thang: “Nếu anh có một cái ra-đi-ô tốt, anh có cam tâm quẳng nó ở một xó vuờn kia không?” Và ông vỗ vai Thang: “Anh Thang ạ, máy của chúng ḿnh c̣n tinh vi hơn cá những cái ra-đi-ô tinh vi ấy chứ?” Thang lạnh người. Thế mà bây giờ ông tổng công tŕnh sư lại hạ lệnh: “Cứ để đấy dăm bảy hôm nữa!”

 

Buổi họp vẫn ồn ào.

 

Có tiếng động cơ ŕ ŕ xa xa, rơ dần, rồi tiếng c̣i toe toe thét lên ba tiếng. Một chiếc xe ô-tô bóng lộn chạy thẳng vào địa hạt công trường, dừng lại trước cửa nhà máy. Ông tổng công tŕnh sư xin phép hội nghị ra yết kiến các đồng chí chuyên gia về vấn đề này. Cái cặp da đen dày cồm cộm bây giờ lại dày thêm một mớ giấy ghi chép t́nh h́nh công trường trong suốt ba tháng vừa qua. Ông

 

sửa lại ngay ngắn chiếc mục kỉnh cho hơi sệ xuống sống mũi, châm một điếu thuốc, gật gật đầu chào mọi người rồi ra đi.

 

Ba bốn đồng chí chuyên gia đứng nh́n đống máy, chỉ trỏ cười nói líu lô. Thấy ông Bảo và Thang ra, họ niềm nở đi lại bắt tay, bập bẹ nói bằng tiếng Việt Nam. Một đồng chí vỗ vai ông Bảo, cố sức vận dụng tiếng Việt Nam, vừa nói vừa khua tay ra hiệu.

 

Không cần qua phiên dịch Thang cũng hiểu được ư nghĩa của câu nói. Vẫn những câu nói hôm nọ lại lạo xạo bên tai Thang: “Khuân chứ?”. Câu hỏi sao mà oái oăm. Những cái thùng tố lô ấy ba bốn chục người xúm vào đă chắc khuân nổi. Vô phúc phải cái ḥm đầu nặng đầu nhẹ, nó lộn tùng phèo một cái th́ chẳng những vỡ máy mà c̣n đi đứt bảy tám nhân mạng như chơi. Nhưng vẫn không thấy ông tổng công tŕnh sư nói lại hay bàn bạc ǵ cả. Ông chỉ gật đầu. Và rồi Thang, người chỉ huy công trường, vẫn cứ phải lănh đạo một công việc mà theo ư Thang việc đó nhất định không thành. Thang lại thấy những làn gai ốc nổi dựng lên ở sau gáy, những thớ thịt run bắn lên, như sắp phải làm một công việc tội lỗi, và, đôi mắt như tung toé những đốm lửa nhảy nhót, v́ tức giận. Thang ngửa cổ, xoáy mắt vào những khe ḥm gỗ hở nứt toác và những cái nắp cong tớn như cặp môi bĩu ra sều sệu mai mỉa. Những miếng nước dăi cứ ừng ực trong cổ Thang.

 

Sao những lớp sơn mịn màng óng mượt kia bỗng chốc trở nên mốc rêu mốc thếch thế kia?

 

Sao ta có thể bàng quan khi thùng máy yêu quư, máu thịt của ta sắp sửa nát rỉ ra như bùn đất được?

 

Sao?

 

Choáng váng cả người, Thang hấp tấp chạy vào nhà máy t́m ông tổng công tŕnh sư để tŕnh bày ư kiến dựng giá ba chân và yêu cầu xin bạt của ḿnh. Bước chân Thang lạo xạo đạp trên cát sỏi…

 

Nhưng rồi những bước chân hăm hở ấy bỗng như vấp phải một bức tường vô h́nh, đứng sững lại, ngẩn ngơ: cánh cửa ô-tô bắt đầu khép lại, liền với tiếng rú ga ù ù, tiếng động cơ bành bạch. Xe “pho” đi trước, xe “com-măng-ca” rượt theo, nối đuôi nhau vun vút ra khỏi công trường. Bụi lầm xoáy một ṿng đỏ lự xoắn theo đít xe. Thang rút mùi xoa đắp vào mũi che bụi, thở khỏ khè.

 

Một đám mây đen ở đâu lù lù ập đến. Gío thổi lên lồng lộng. Những tầu lá chuối điên cuồng quật lên quật xuống rối tít như những bàn tay xoè ra khua giữa không trung. Một tia chớp dài nhằng loé lên ở tận chân trời xa tít, điểm theo những tràng sấm ù ù có lúc sôi lên ùng ục. Thang có cảm giác đó là những tràng liên thanh đang xả đạn không từ một xó xỉnh nào trên khắp cả công trường. Hạt mưa bắt đầu quất lên mái nhà và nóc ḥm lộp độp. Những nắp ván vênh vổng ra như những cặp môi nhăn nhó giữa cơn cuồng phong khủng khiếp và trong làn mưa xối xả, phũ phàng.

 

Những hạt mưa quất đen đét lên mặt Thang.

 

“Máy! Máy ôi!” Người chỉ huy trưởng buột miệng thốt lên. “Anh em ơi khuân máy! Khuân máy đi các đồng chí ơi!”

 

Nhưng mà ai khuân? Khuân vào đâu bây giờ?

 

Dưới làn mưa, người chỉ huy trưởng cung cúc chạy về nhà, lột cái áo mưa của ḿnh, lại cung cúc chạy ra hối hả đắp lên thân máy.

 

Mưa vẫn xối xả, phũ phàng.

 

(Trích báo Văn số 34 ngày 27-12-57)

 

*  *  *

 

Phùng Cung

 

Phùng Cung là một văn sĩ trẻ tuổi mới xuất hiện. Có lẽ bài “Con ngựa già của Chúa Trịnh” mà chúng tôi trích sau đây là bài đầu tiên có giá trị trong các tác phẩm của ông.

 

Bài này do ông viết, nhưng Hoàng Cầm có giúp thêm ư kiến và sửa chữa lời văn. Chúng tôi biết như vậy v́ trong bản thú tội của Hoàng Cầm có một đoạn như sau: “Tôi đi động viên Phùng Cung viết truyện, và khi Phùng Cung viết 'Con ngựa già của Chúa Trịnh’ đưa tôi xem bản thảo đầu tiên, tôi có góp ư kiến rào việc diễn tả: 'Chỗ con ngựa vào cung vua, nên tả cho đáng ghét hơn’. Khi Phùng Cung đưa bản thảo lần thứ hai, tôi chữa văn và thêm nhiều câu diễn tả cảnh đẹp, diễn tả con ngựa càng ngày càng béo...”

 

Ngụ ư của bài này là đả kích bọn văn sĩ trước kia có tài như Xuân Diệu, Hoài Thanh, Cù Huy Cận, chỉ v́ ham miếng đỉnh chung mà cam tâm làm tôi mọi cho chế độ và đời sống tôi mọi đă tiêu diệt hết tài năng trước kia của bọn họ. Cứ xét thấy khả năng văn nghệ của mấy ông Xuân Diệu, Hoài Thanh, Cù Huy Cận, lâu nay gần như mất hẳn, chúng ta thấy lời phê b́nh của tác giả quả có đúng. Sự thật th́ bất cứ nhà văn nào đă dùng ng̣i bút ca tụng chế độ để mong vinh thân ph́ gia th́ văn chương của họ không thể nào hay được. 

 

Con ngựa già của chúa Trịnh

 

Phương Lộ là một làng nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chợ Đan Lâm chừng bẩy dặm. Từ Đan Lâm vào Phương Lộ, trên con đường đất ṃn, ngoằn ngoèo men theo ḍng suối phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lăo già họ Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựa. Ông cụ sinh ra lăo ngày trước là mă phu của triều Trần; khi măn lính, trở về làng làm nghề buôn ngựa. Năm mười bốn tuổi, lăo đă theo cha ra chợ Đan Lâm học nghề. Lớn lên, lăo đă nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa.

 

Lăo Nông có con ngựa trắng, ḿnh kim, lông trắng như bông, lại lấp lánh như có nạm kim cương, nên lăo đặt tên nó là Kim Bông. Lăo thường khoe con ngựa này lăo t́m mua được từ lúc nó chưa phát nha ở tận miền Nước Hai. Lăo đă từng đi nhiều nơi mà chưa thấy có con nào tướng phách toàn mỹ như nó; có sức vượt hàng ngh́n dặm với cái thế “cao đầu phóng vĩ” của ṇi ngựa chiến.

 

Từ khi con Kim Bông bắc yên, ngày ngày lăo cưỡi nó đi các nơi để buôn ngựa. Hàng năm những cuộc đua ngựa miền này, không cuộc đua nào vắng lăo. Không cuộc đua nào con Kim Bông không đoạt giải nhất. Từ đó tiếng con ngựa hay, mỗi ngày được truyền rộng ra khắp nơi và lọt đến tai Chúa Trịnh.

 

Thuở ấy Chúa Trịnh đang cần tuyển mộ một đoàn kỵ binh để b́nh định đất nước, nên liền ủy một viên quan hầu cận, t́m đến tận nơi hỏi mua.

 

Lăo Nông tuy luyến tiếc con Kim Bông, nhưng nghĩ đến cái tài của nó lăo sẵn sàng trao lại cho viên quan mà rằng: “Con ngựa của bần dân thuộc loại quư mă, là vật, nhưng nó hiểu tiếng người. Bấy lâu nay nó sống với bần dân ở nơi sơn lâm hẻo lánh này, ăn cỏ núi, uống nước suối, tài nó có mà không được dùng, thật ḷng bần dân cũng tiếc cho đời nó lắm! Nay chúa công lại cho vời nó về chốn triều đ́nh để dùng nó xông pha chiến trận, bần dân cũng được hả dạ v́ đă làm vừa ư con quư mă và cũng bơ công nuôi nấng tập luyện”. Lăo Nông miệng nói tay trao cương cho viên quan. Con Kim Bông cũng dỏng hai tai gật gật cái đầu như biết ḿnh sắp được từ giă cảnh sơn lâm hiu quạnh, để về vùng vẫy chốn kinh thành.

 

Trên đường về, viên quan hết lời khen ngợi con quư mă; Kim Bông phi như gió, giả lại đằng sau những đồi núi, cây cỏ hỗn độn của vùng Sơn Tây. Chỉ trong nửa ngày đă về đến Thăng Long.

 

Viên quan vào tâu với Chúa Trịnh, hắn tả lại tướng phách cùng nước bay, nước kiệu của con ngựa. Chúa Trịnh lấy làm toại nguyện, và truyền cho các tướng tá chọn ngày mở hội đua để kén ngựa chiến. 

 

Một buổi sáng, trên các ngả đường, nhân dân các vùng lân cận nghe tin, lũ lượt đổ về xem như nước chảy. Hàng ngh́n ngựa tốt từ các nơi đem về được sắp hàng tề chỉnh bên cạnh những kỵ binh nai nịt gọn gàng. Con Kim Bông ngơ ngác trước quang cảnh mới lạ, ḷng nó rộn ràng, mắt nó đăm đăm nh́n thẳng phía cuối đua trường như để dương oai với đồng loại, nó nín hơi, tóp bụng, cất tiếng hí dài, lanh lảnh nghe sởn óc. Người kỵ binh đứng bên cạnh, bỗng né sang một bên, lao đao tưởng ngă. Bọn ngựa trố mắt nh́n Kim Bông và cũng cất tiếng hí theo.

 

Sau ba hồi trống lệnh, các kỵ binh lên yên, ra roi, bắt đầu rời vạch. Đoàn ngựa lồng lên trong bụi lốc mịt mù, những miếng đất bắn ra tứ phía như mưa rào, nhân dân reo ḥ vang dậy. Chỉ trong chớp mắt, con Kim Bông đă vượt lên hàng đầu, vừa hí, vượt lên, chân trước khoăm lại như móc sắt, đuôi bay như giải phướn, tưởng như chân nó không hề chạm đất. Ở phía xa người ta nh́n nó chỉ c̣n thấy một bóng trắng lấp lánh, oằn lên, oằn xuống như một con rồng trắng uốn khúc. Nó bay tới phía nào là tiếng reo ḥ phía ấy vang lên không ngớt. Hàng loạt ngựa thấy sức ḿnh không sánh kịp con Kim Bông, bỏ dở cuộc đua, đứng dừng cả lại, hí hí nh́n theo cái bóng trắng nhỏ dần trong bụi nắng loà của kinh thành. Khi dứt hồi trống, con Kim Bông dừng lại, tai nó ù đi v́ tiếng reo ḥ ca ngợi của xung quanh, nó càng nức ḷng, chân nó giậm xuống đất cồm cộp như muốn bay thêm hàng ngh́n ṿng nữa mới phỉ sức.

 

Khi tiếng trống lệnh chuyển sang phi nước kiệu, con Kim Bông rời vạch một cái, là bốn chân nó băm liền trên mặt đất như guồng nước, tiếng chân vỗ rồn ră như mơ đổ hồi, đuôi trải ra trắng như một ḍng nước chảy xối. Nó chạy hết một ṿng mà trên lưng nó một kỵ binh bưng một bát nước đầy, bát nước không sánh ra ngoài một giọt.

 

Lúc này nó thấy tất cả đua trường đều hướng nh́n về nó, trầm trồ ca ngợi tài nó.

Nó lại hí lên một tiếng thật dài kiêu hănh.

 

Sau cuộc đua này, nó được cả đua trường tặng danh là “Bạch long Thiên lư mă” và chọn làm mẫu mực để luyện tập cho cả đoàn ngựa chiến của triều đ́nh. Cho nên chẳng bao lâu các đồng loại của nó cũng trở thành những chiến mă lành nghề. Và từ đó nó cùng bầy ngựa chiến xông pha chiến trận, trải nhiều trận vào sanh ra tử. Nó nhớ nhất là trận quần chiến bên bờ sông Gianh. Thế địch mạnh, quân địch đă thắt ṿng quanh nó, nhiều đồng loại nó đă phơi thây. Nó gắng hết sức mạnh, vùng lên như hổ đói, phá vỡ ṿng vây, hạ thủ tướng địch, giành toàn thắng. Sau trận này, nó được Chúa Trịnh chọn làm mă lệnh và được vào ở trong phủ Chúa.

 

Chúa Trịnh truyền cho quân lính, xây một chiếc hồ bán nguyệt, phía Nam vườn Thượng uyển, để làm chỗ tắm cho mă lệnh, và cử hai mươi mă phu ngày ngày trong nom săn sóc ngựa quư của Chúa.

 

Lần đầu tiên con “Thiên lư” đặt chân tới Hoàng cung. Trước mặt nó toàn những lâu đài nguy nga tráng lệ, trông phía nào cũng thấy vàng son chói lọi. Dưới chân nó toàn những đá xanh nhẵn bóng. Những cảnh vật mới lạ khiến nó sợ hăi. Nó toát mồ hôi, run lên cầm cập, khi đặt chân lên những phiến đá hoa, được dịp đưa mắt nh́n hai hàng thị vệ tả hữu, đứng cắp gươm trần bên hành lang. Nó rụt rè, co cổ lại khi mă phu dắt nó vào mă đài, nó tưởng mă phu đưa nhầm nó vào nơi ở của một tướng lĩnh.

 

Con Thiên lư được vào ngự hẳn trong mă đài ngày ngày chỉ ăn và tắm. Mỗi buổi chiều nó phải đứng một chỗ để dăm bảy mă phu mang kéo tỉa từng sợi mao, vuốt ve từng chiếc lông đuôi. Nó càng cảm thấy bận bịu, tù cẳng. Nó bắt đầu mơ ước những cảnh sống khi c̣n ở bên ngoài cung cấm: “Ôi chao! C̣n đâu những buổi sáng ta cùng đồng loại trên đua trường hàng vạn người ca ngợi tài ba? Với cái sức khỏe bay hàng ngh́n dặm, với cái thế “cao đầu phóng vĩ” hùng dũng như ta, đă bao phen sông pha trận tuyến, đời ta tù túng như thế này th́ ta sống sao được? Sao Chúa không cho ta được đem tài ra vùng vẫy trên chiến trường? Hay Chúa đă quên ta là kẻ có tài?”.

 

Một buổi sáng, nó đang đứng trong mă đài, hai con mắt đăm đăm vọng ra ngoài bức thành cao ngất, nó bỗng thấy một mă phu nai nịt gọn ghẽ, khác ngày thường, đến giắt nó ra đứng dưới mái hiên, phía tả hành lang. Nó sửng sốt, tưởng phen này lại được xung trận. Một mă phu khác trải lên lưng nó một tấm gấm điều, xung quanh thêu kim tuyến. Nó ngoái cổ lại, bỗng thấy ḿnh đẹp như phượng hoàng. Hai mă phu nữa mang đến đàng sau nó một vật ǵ vuông vắn giống như một nhà lầu, gấm vóc xanh đỏ phủ quanh. Một mă phu nữa mang cương đóng vào gáy nó. Bộ cương quư giá và đẹp đẽ làm sao? Đời nó chưa từng thấy. Hàm thiếc bằng bạc: hai đầu nạm vàng sáng lóe. Nó sung sướng gục đầu xuống nạp hàm thiếc một cách ngoan ngoăn. Khi mă phu buông tay: lạ lùng lắm, nó thấy hai vật ǵ to bằng hai cái lá đa che ngang hai bên mắt khiến nó chỉ có thể nh́n thẳng phía trước mà thôi. Rồi một mă phu đẩy nó lùi lại, đứng giữa hai càng gỗ sơn son thếp vàng. Ủa, lạ quá chừng, những cái ǵ mà đẹp thế này? Ta sẽ làm ǵ đây? Nó rùng ḿnh, thấy hănh diện như được sống một kiếp sống khác, sung sướng hơn trước.

 

Bỗng dưng hai càng gỗ dúi mạnh một cái, cổ nó bệt xuống, miệng nó gần chạm đất, nó vừa ngóc được lên th́ dây cương đă gh́m thẳng. Nó cất bước thấy nặng;

 

cái nặng quái gở, như bóp nghẹt lấy cổ, có lúc bềnh bồng nhẹ đi một chút, nhưng rồi gáy nó càng như lún xuống. Nó phải cố lấy gân bốn bó mới giữ được cái thế đứng đường bệ. Rồi bỗng có một ngọn roi da quất nhẹ vào mông, nó cắm cổ đi. Khi nghe tiếng bánh xe nghiền trên mặt đá, nó mới biết là nó đang kéo xe cho Chúa.

 

Nó gục đầu xuống lủi thủi kéo chiếc xe qua sân, hai mắt nó lờ đờ nh́n thẳng, mỏi mệt, chán ngán.

 

Nhưng chẳng bao lâu, những chậu thóc trộn mật vừa ngọt vừa bùi, những bó lá trúc quân tử vừa thơm vừa ṛn sậm sựt đă cùng những buồn tủi sầu muộn, cùng những ước mơ trôi qua ruột, tống ra ngoài trả lại cho quá khứ. Con thiên lư dần dần quen với chức vị. Nó thấy ḿnh phải pḥ Chúa cho đến hơi thở cuối cùng mới xứng danh Thiên lư mă.

 

Trong những buổi chầu nó thấy hàng trăm đôi hia, ủng và đủ các loại ống quần, tà áo, văn có, vơ có, lướt đi lướt lại trước mắt, nó càng thấy chức vị nó to tát ghê gớm! Chốn thâm nghiêm cung cấm nào mà chân nó không bước tới? Có việc quốc sự triều đ́nh nào vắng mặt nó? Nó đi đến đâu cũng thấy người chắp tay khấu đầu tung hô vạn tuế. Đời nó quả là đă sang một bước đường hiển hách, hơn tất cả những lúc oai phong chiếm giải đầu trên các trường đua.

 

Một buổi chiều, trên cổng thành đă nổi trống thu không, mặt trời đă khuất hẳn mái lầu tây, mặt hồ đă gợn lên một mầu đỏ nhạt của giáng chiều, nó sung sướng kéo Chúa cùng bà phi đi ngoạn cảnh. Đi chẳng cần đến đâu, nó được đôi lúc thong dong đứng lại, soi bóng dưới nước. Chà! Mặt nh́n mặt, ta uy nghi lộng lẫy đến thế này ư? Ḱa hai lá đa che mặt ta có khác ǵ hai cánh mũ của vị đại thần? Hai càng gỗ khác ǵ tay ngai ngày ngày Chúa vẫn ngự! Phải chăng giời đă an bài cho số phận ta! Nó càng nh́n càng thấy bóng nó dưới nước to ra, to măi, uy nghi trong sắc nước lẫn sắc trời.

 

Nó đang say sưa ngắm bóng bỗng dây cương lại giật mạnh. Mép nó găng thẳng ra, nó lại bắt đầu cất bước. Xe tới đầu vườn Thượng uyển, có lệnh dừng lại. Tức th́ hai bên tay ngai d́m mạnh cổ nó xuống rồi lại bềnh lên nhẹ bỗng. Nó vừa ngóc đầu lên th́ một luồng gió mát, lướt đưa vào lỗ mũi nó những hương thơm ngào ngạt của muôn hoa. Nó phồng hai cánh mũi, hớn mặt lên th́ gấu xiêm mầu thiên thanh của bà phi phất nhẹ qua mặt nó. Nó cảm thấy một vị thơm đầm đậm. Nó đưa mắt nh́n theo chỉ thấy từ ngang lưng trở xuống của Chúa và bà phi. Gió hồ lồng vào vạt áo Chúa và dải xiêm bà phi, làm căng phồng lên và đú đởn múa may trước mặt nó. Nó cảm động, đứng ngẩn ra, hai mắt dương thao láo: “Chà! Thật là ngoạn mục! Ôi! Giời đă ban cho ta đôi nhăn ngọc để riêng ta được nh́n những vưu vật của trần gian, ta đội ơn Trời”.

 

 

Càng nh́n theo càng thấy ngoạn mục, nó càng thấy hối hận với những sự việc ngày trước. Nó giậm chân xuống đất cộp cộp, mắt nó nhắm lại, đầu nó đập vào hai càng xe như để nhận lấy một h́nh phạt xứng đáng với tội lỗi của ḿnh. Vừa đập đầu vừa kể tội: “Tội thứ nhất là khi chưa vào phủ Chúa ta đă để cho Chúa và bà phi phải vất vả khó nhọc biết chừng nào! Tội thứ hai: Sao ta dám đem một việc nhỏ bé tầm thường so sánh với chức mă lệnh đáng tôn kính của Chúa đă ban cho như thế chẳng phải trước đây ta đă phụ ơn Chúa hay sao? Tội ta thật là đáng phanh thây mới phải. Nếu ta chỉ nghĩ đến cuộc đời phóng khoáng, chỉ nghĩ đến những lúc cùng đồng loại đua tranh, th́ lấy ai để cùng Chúa gánh vác giang sơn, làm cho trăm họ được an cư lạc nghiệp! Ơn hưởng lộc Chúa, sức ta ngày một cường tráng, th́ cái vượt hàng ngàn dặm đối với ta có ǵ đáng kể”. [1]

 

Sống một cuộc đời lặng lẽ trong phủ Chúa, bằng sự kiêu hănh với chức mă lệnh, chẳng bao lâu trên bờm, mao con Thiên lư đă trồi lên một lớp lông vàng oè. Trước mă đài nó đă nh́n thấy những cây cảnh bao lần đổi lá. Nhưng nó không biết đời nó đă chuyển dần về già. Tài nó cũng đă ṃn mỏi. Nó vẫn tưởng nó c̣n sức chạy dư ngàn dặm!

 

Có một buổi sáng, nó được kéo xe để Chúa cùng bà phi ra ngoạn cảnh ngoại thành. Từ ngày vào phủ Chúa, lần đầu nó được đi ra ngoài. Nó ước ao được thăm cảnh cũ. Xe ra khỏi phủ Chúa, bon bon trên con đường đất rộng thênh thang. Nh́n thẳng phía trước, nó lấy làm lạ, nó kêu í í trong cổ như tự hỏi: “Làm sao con đường này ngày xưa rộng mà nay nhỏ bé như thế này!”. Đi được một quăng nó nh́n lên phía trên, lại dừng lại tự hỏi: “Ô hay, ngôi chùa kia, ngày xưa rơ ràng nằm bên cạnh một quả đồi lớn, mà bây giờ lại nhỏ bằng con đường ta đang đi là nghĩa làm sao?”. Tất cả những cảnh vật trước mắt nó đều nhỏ lại, và thẳng tắp. Nó nh́n cánh đồng, cánh đồng cũng chỉ là một con đường thẳng. Rồi cây cỏ, núi đồi cho đến mầu giời xanh cũng chỉ thu nhỏ lại là một đường thẳng. Nó không ngờ hai chiếc lá đa che hai bên mắt chỉ cho nó nh́n được một chiều.

 

... Xe đi măi. Lúc gần đến một thao trường, nó bỗng nghe tiếng hí của đồng loại. Tự dưng nó hớn hở: “Chắc các chú em bao lâu không gặp ta, sẽ khấu đầu chúc tụng”. Vừa nghĩ nó vừa cất nhanh bước. Xe vừa tới th́ đồng loại nó cũng nhảy bổ đến trước mặt nó, miệng hí chân cất tiền, cất hậu như chê bai nước đi và tướng mạo của nó. Nó tím gan, hí lên một tiếng như để quở mắng: “Bọn nhăi kia, tội các chú đáng chặt đầu làm lệnh! Các chú không biết ta là ai ư? Đă quên tài của anh đấy rồi sao?”. Tất cả đồng loại nó, nhe cả răng, và í í lại trong cổ: “Chúng tôi biết bác lắm, biết bác ngày xưa là kẻ có tài nhưng bây giờ chúng em nh́n qua đă thấy bật cười về tài của bác. Thôi bác ạ! Đừng khoe tài nữa, chúng em đây ngại bác không rời được khỏi cái xe của Chúa! Rời ra th́ thóc kia trộn mật ai ăn?”.

 

 

Con Thiên lư uất lên, muốn thoát khỏi xe xông thẳng ra ngoài để tỷ sức, nhưng trên xe lại giật cương. Nó bực lắm nhưng cũng phải cắm đầu đi. Vừa đi vừa nghĩ: “Những kẻ ngu si hèn mạt kia, ở đời này bay chỉ nh́n có một chiều. Bay không biết được ta làm đây dễ mấy kẻ đă làm được! Sức bay được mấy nả mà vội kiêu ngạo, bay chạy được vài dặm đă phờ mao sều dăi. Rồi đây ta sẽ cho bay biết tài ta!”.

 

Và h́nh ảnh một trường đua gió lộng, bụi cuốn, cờ bay, bỗng hiện ra, như thách thức. Con Thiên lư mă vẫn tin ḿnh c̣n đủ sức phi lên hàng đầu.

 

Sự đời biến đổi. Sau đó ít lâu, Chúa Trịnh được tin nhiều tướng tá thua trận ở bên bờ sông Gianh. Chúa định thân chinh đi, nên truyền cho viên tướng trông coi về kỵ binh mang mă lệnh ra đua trường để ôn dượt trước khi xung trận. Viên tướng liền cúi đầu tâu lại: “Muôn tâu Chúa công, hiện nay trong triều đ́nh thiếu ǵ ngựa chiến có dư sức vượt hàng ngh́n dặm, và đă từng dự trên dưới một trăm trận. Xin Chúa công để tiểu tướng được chọn dâng một con mă chiến có sức khỏe vào bực nhất. C̣n như con mă lệnh, cứ nên để nó kéo xe; v́ từ khi đem nó vào phủ Chúa, nó ăn th́ nhiều, lại không hề luyện tập, tài nó ắt không được như trước. Nếu Chúa công dùng con mă lệnh để ra trận, tiểu tướng áy náy lắm!”.

 

Nghe tâu tŕnh, Chúa Trịnh cũng thấy viên tướng là có lư, nhưng Chúa vẫn c̣n tin ở tài con mă lệnh, Chúa bèn hạ lệnh cho mang con mă lệnh ra tỉ sức cùng các chiến mă khác để tiện bề kén chọn.

 

Con Thiên lư mă được dịp rời phủ Chúa ra đua trường. Hai cái lá đa đă được cất đi. Nó bàng hoàng nh́n giời, nh́n đất, mắt nó hoa hoa, đầu nó choáng váng. Cảnh vật như quay chong chóng, cây như mọc ngược, núi như đổ xuống. Vừa gặp đồng loại một cái, nó cố dóng hai tai, tóp bụng lại lấy hơi hí một tiếng để dương oai. Nhưng tiếng hí của nó vừa ré lên th́ cụt lủn như vật ǵ nút lấy mơm. Các đồng loại của nó cũng nhe răng ra cười rồi cùng cất tiếng hí làm cho nó càng uất. Không chờ tiếng trống lệnh, nó đă lồng lên, tức th́ các đồng loại của nó cũng bỏ vạch rượt theo. Tiếng trống liên hồi, con Thiên lư càng cắm cổ chạy. Nó đă tưởng ḿnh thắng cuộc, nó đắc chí ngoáy đầu lại th́ bọn ngựa chiến đă tới sát đàng sau. Chỉ trong chớp mắt nó bị tụt lại. Không chịu, nó càng lồng lên. Bỗng nó thấy nhói một cái ở ngang bụng như bị một nhát gươm chém mạnh. Nó ngă vật xuống, vùi đầu trong bụi lốc của đàn ngựa bay qua, nó biết là đứt ruột, không thể sống được. Nó gắng mở to hai mắt, rên lên một tiếng như nói rằng: “Tiếng tăm lừng lẫy của ta chỉ có thể chết ở chiến trường. Nhưng, than ôi! Băi cỏ này cũng là băi chiến trường, chết thế này cũng là chết v́ giang sơn, v́ Chúa!”.

 

Trước hơi thở cuối cùng, nó lấy hết sức tàn, ngóc đầu lên, co co hai chân trước, thẳng thẳng hai chân sau, chừng như để cố giữ lấy cái thế “cao đầu phóng vĩ”.

 

Hà Nội, 10-1956

(Trích báo Nhân văn số 4)

 

*  *  *

 

Trần Lê Văn

 

Trần Lê Văn, năm nay 37 tuổi, quê ở Nam Định, là cháu nhà văn Trần Kế Xương, tức Tú Xương. Ông từng làm giáo học ở Thuận Châu thuộc Sơn La, và nhân dịp đó lấy một cô gái Thái làm vợ. Trong thời gian kháng chiến, ông dạy học ở một trường tư thục, trong tỉnh Thanh Hoá. V́ bà vợ là người thiểu số, không đủ khả năng để buôn bán dưới đồng bằng, nên gia đ́nh ông chỉ sống vỏn vẹn bằng số lương hằng tháng của ông là gần một tạ gạo. V́ vậy nên suốt trong thời gian kháng chiến ông rất cơ cực. Sự nghèo túng của ông đă trở thành thành ngữ.

 

Tính nết ông rất hiền lành. Ông ưa chịu đựng hơn là phản kháng. Giọng văn của ông lúc nào cũng có vẻ “thủ thỉ”.

 

Tuy vậy gần đây, chịu khhông nổi, ông có viết mấy bài đả kích chế độ một cách kịch liệt, đăng trong Nhân văn và Giai phẩm.

 

Chúng tôi chọn bài “Bức thư gửi một người bạn cũ” để giới thiệu ông v́ bài này có nhiều tính chất văn nghệ hơn những bài tham luận về chính trị.

 

Trong bài “Bức thư gửi một người bạn cũ” ông đă dùng một giọng văn nhẹ nhàng để tả một cán bộ cộng sản điển h́nh, đồng thời ông cũng phơi bày những nỗi khổ cực ông đă phải chịu đựng trong suốt chín mười năm.

 

Chắc chắn là ông không tránh khỏi cảnh tù đày mạn rừng núi. 

 

 

Bức thư gửi một người bạn cũ

 

Hà Nội tháng 8 năm 1956

 

Thân gửi anh Nguyễn Vinh Hoa 

 

Tiết trời vừa mới vào thu. Tối nay lại là tối thứ bảy. Tôi định ngồi vẩn vơ trên ghế công cộng, thưởng thức cảnh ái t́nh… của người khác và trở về làm thơ ca ngợi cuộc đời. Thế mà, chẳng biết nghĩ ngợi ra sao, tôi rảo cẳng về nhà cặm cụi ngồi trong gian pḥng vừa hẹp vừa thấp, không khí oi bức như trong một cái hầm, viết thư này cho anh. Bức thư này, tôi băn khoăn đă lâu lắm, hôm nay mới hạ bút viết. Những điều sắp nói với anh, tôi đă định tŕnh bày dưới một h́nh thức khác: thơ ngụ ngôn kiểu La Phông-ten hay chuyện cổ tích kiểu An-đéc-sen. Tôi không có tài làm thơ ngụ ngôn hay viết chuyện cổ tích. Vả tôi nghĩ: viết như vậy có lẽ sẽ là một thái độ úp mở. Tính rụt rè đă từng làm cho tôi có thái độ úp mở đó. Chính anh và một số ít người giống anh đă tạo cho tôi cái tính rụt rè đáng bỉ ấy. Tôi không giận anh nữa đâu. Lúc này tôi thấy ḷng ḿnh b́nh tĩnh như mặt biển sau trận băo. Ví như vậy chắc anh thấy là quá đáng v́ mấy ai ở đời dám ví ḷng ḿnh như biển cả. Và chính biển cả, ngay giữa lúc mặt nó b́nh tĩnh nhất, biết đâu ḷng nó chẳng quay cuồng những luồng sóng ngầm!

 

Tôi biết do thói quen lâu năm, anh sẽ nhíu đôi mày, nghiêm sắc mặt, nhô g̣ má lên để làm cho tôi “biết điều hơn”, nghĩa là co rúm người lại chui vào cái vỏ như một con ốc sên hoặc anh sẽ ban tặng một cái cười rất có nghiên cứu, một cái cười khoan dung độ lượng để tôi thấy “mọi sự đều vui vẻ” và đêm ngủ khỏi giật ḿnh.

 

Thực ra, hai vẻ mặt khác nhau của anh đều đưa nhầm tới một kết quả là làm cho người khác giấu diếm ư kiến thực của ḿnh. Một nhà văn bi quan nào của thời xưa có nói: “Ngôn ngữ vốn dùng để che đậy những ư nghĩ thực”. Tôi không cho câu ấy là đúng, nhất là trong thời đại của chúng ta. Người ta lúc c̣n sống cạnh nhau nếu không nói thật với nhau th́ đợi đến cuộc Phán xét Cuối cùng mới nói thật hay sao?

 

Trải bao thế kỷ, nhất là trong cái phần đă qua của thế kỷ này, máu đă đổ nhiều, xương đă rơi nhiều cũng chỉ là để đưa tới một cuộc sống thật, với những con người thật biết cảm nghĩ thật.

 

Anh định góp sức với loài người tạo nên cuộc sống thật, sao anh lại cứ làm một người giả trong cái xă hội đang hy sinh nhiều để vươn mạnh lên cái thật này?

 

Thời cũ, có những kẻ coi cuộc đời như một hí trường, rắp tâm đội mũ đeo râu chứ không thích làm một vai chạy hiệu. Lại có những kẻ coi cuộc đời như canh bạc, muốn xông vào thi thố những ngón xảo trá để ăn to. Thậm chí có kẻ quan niệm cuộc sống là một thương trường. Từ những cái rẻ giá nhất như áo cũ, đồng nát cho đến những cái cao siêu nhất như đạo lư của các đấng triết nhân, bọn họ đều có thể dùng để làm ra lợi lộc được cả. Tôi nói cho văn vẻ theo kiểu Vũ Trọng Phụng thế thôi, chứ chẳng có dụng tâm ám chỉ ǵ anh v́ anh cũng không đến nỗi mang đủ các tàn tích xấu xa đến thế. Mặt khác, tôi không ưa ǵ cái thói ám chỉ, nó là thói quen của thời nô lệ.

 

Trong thư này, tôi gọi anh bằng cái tên cũ Nguyễn Vinh Hoa, anh cũng đừng nên lấy thế làm mếch ḷng. Chỗ bạn bè thân t́nh, tôi mới dám suồng să thế. Anh cho phép nhắc lại một kỷ niệm: hồi chúng ta cùng học trường Bưởi, có lần anh kể tôi nghe rằng nhà ta vốn ḍng trâm anh thế phiệt. Ông cụ nhà ta đêm đêm nằm cạnh khay đèn hay kể hai câu Kiều:

 

Vinh hoa phú quư ai b́

 

Vườn xuân một thuở để bia muôn đời.

 

Khi anh ra đời, ông cụ đặt cho anh cái tên đẹp đẽ ấy, làng xóm ai cũng phục. Anh lớn lên hănh diện v́ cái tên ấy, kiêu kỳ với mọi người và v́ cái gia thế ấy. Là bạn cùng đèn, cùng sách mà hồi đó đối với anh tôi đă thấy tủi thân lép vế trước thái độ mục hạ vô nhân của anh. Ấy là v́ tôi chưa được Cách mạng dạy cho hiểu rằng: giá trị con người đâu phải ở cái tên đẹp và ḍng họ sang!

 

Sau tháng Tám 45, gặp anh th́ anh không c̣n là Nguyễn Vinh Hoa nữa mà đă trở thành Lê Hùng Tiến. Giả sử một nhà cách mạng chân chính đổi tên đổi họ để kẻ địch khỏi t́m ra tung tích th́ ai cũng thấy phải lẽ. Nhưng đằng này, anh đổi tên, xét ra chỉ để có một cái nhăn hiệu mới thay cho cái nhăn hiệu cũ mà anh cho là quá thời. Với cái nhăn hiệu mới này, anh nghênh ngang, nghễu nghện bước vào cuộc đời mới, che mắt thế gian bằng một thứ trang sức mạ vàng. Anh cắt nghĩa cho tất cả mọi người: Hùng là anh hùng, Tiến là tiến bộ. Thiên hạ bắt đầu nể anh. Anh lại phân bua với quần chúng rằng anh đă tự ư chia cả gia sản cho dân nghèo ngay khi giành chính quyền ở huyện Thái Ninh, quê nhà anh, và hôm nhân dân xông vào chiếm lấy huyện đường, anh vác khẩu súng chim đi đầu... hô khẩu hiệu. Thiên hạ càng nể anh hơn nữa. Thế là, mập mờ đánh lận con đen, dùng danh từ, khẩu hiệu làm lá chắn và bùa hộ mệnh, anh có đủ can đảm chơi tṛ trịch thượng với đời. Cái chất sống bừng bừng chứa đựng trong các danh từ khẩu hiệu của thời đại mới, anh đang tâm bóp méo, vắt kiệt nó đi theo trí tưởng tượng kỳ quặc, bệnh năo của anh, ḥng bóp méo con người, vắt kiệt chất sống của con người mà Cách mạng đă đổ bao nhiêu máu mới giành lại được.

 

Anh thường hay bảo người khác “liên hệ bản thân”. Bây giờ anh thử “tự liên hệ” xem sao?

 

   đây tôi không có đủ quyền hạn làm một việc kiểm thảo hay lên mặt quan toà buộc tội anh như anh vẫn thường buộc tội người khác. Nhưng là một con người, lại là bè bạn anh, tôi tưởng có quyền góp một vài “hiện tượng” giúp anh nh́n lại

 

con người ḿnh. Dụng ư tốt nhưng lời nói có vụng về, xúc phạm đến ḷng tự ái cũng mong anh thế tất cho.

 

Nhớ lại c̣n thấy buồn cười với cái tên “Ông Khẩu hiệu” người ta tặng cho anh.

 

Ngày đầu kháng chiến có khẩu hiệu “quần chúng hoá sinh hoạt”. Anh nắm luôn lấy nó để đóng một vai kịch khá lư thú. Hồi ấy mới về nông thôn, anh tuyên bố ầm ỹ là “cương quyết bỏ cái khoản xà-pḥng trong sổ chi tiêu riêng” v́ cớ “nông dân có dùng xà-pḥng đâu mà vẫn sống được”. Ra đường, anh ăn mặc tồi tàn và đi chân đất, tối về không rửa chân trước khi đi nằm. Chủ nhà vốn người chất phác, tin ngay anh là người tốt và nhường cho anh căn nhà rộng nhất, cái giường vững nhất, tấm chiếu lành nhất, lại để anh sai khéo con người ta làm những công việc vặt cho anh.

 

Mặc áo vá, đi chân đất, ly dị với… xà-pḥng, trút bỏ cái lốt “Vinh Hoa” cũ với cổ cồn ca-vát, anh đă tự nhủ thấy ḿnh là hiện thân của đạo đức mới, đạo đức của quần chúng và thấy có quyền phẫn uất với mọi cái mà anh cho là trái với nền đạo đức ấy. V́ hay phẫn uất, anh hay lên giọng kẻ cả mắng người. Người bị mắng đầu tiên là chủ nhà, kẻ đă nhường nhà cho anh ở. Nhân ngày giỗ mẹ, ông bà ấy mời chúng ta ăn cỗ. Cỗ đây có nghĩa là cơm không độn như thường lệ, lại có vài đĩa thịt và cả tí “nước cay” nữa. Chủ khách đang vui vẻ, anh mượn hơi men, nửa đùa nửa thật, luận thuyết về sự “không nên phạm chính sách tiết kiệm

 

– cần phải ăn cơm độn – một giọt rượu là một giọt máu”. Bà chủ nhà thừa lúc anh ra ngoài, ghé tai tôi nói bằng một giọng sợ sệt: “nhà cháu có điều ǵ sai phạm, ông làm ơn nói với ông Tiến bỏ quá đi cho”. Tôi phải lấy lời lẽ giải thích, an ủi măi người ta mới yên ḷng. Đó là một lối: “quần chúng hoá” đặc biệt của anh. Anh căm thù nhất “cái bệnh tiểu tư sản”. Tôi cũng biết anh đă hiểu rộng câu “tẩy rửa đầu óc tiểu tư sản” trong sách vở. Những tàn tích tiểu tư sản như đồng hồ, bút máy, nhẫn vàng, anh giấu biệt một chỗ. Một buổi sáng, chị ấy lấy hộp gíp ra đánh răng, tự nhiên anh thấy nộ khí xung thiên, quẳng luôn hộp gíp xuống ao v́ “dùng gíp đánh răng là đầu óc tiểu tư sản”. Chủ nhà nh́n anh, kinh ngạc. Dần dần ba tiếng “tiểu tư sản” trở nên những tiếng anh quen dùng để kháng cự mọi sự anh không đồng ư. Đại khái người ta mặc cái áo đẹp, hoặc giữ ảnh nhân t́nh trong túi hay buổi tối chơi ngắm trăng đều là “tác phong tiểu tư sản cả”. Thậm chí cô bé con nhà hàng xóm chạy sang khoe với bạn cái mùi xoa thêu cành hoa con bướm cũng bị anh phê b́nh ngầm là “ảnh hưởng tiểu tư sản”. Anh quên hẳn cái áo gấm lam của anh c̣n giữ từ ngày cưới vợ cất ở đáy ḥm, thỉnh thoảng vắng người anh đem ra phơi. Giá lúc ấy phát động quần chúng rồi th́ khối người vô cớ bị anh liệt phăng vào loại địa chủ gian ác chứ không bỡn!

 

Anh có thấy không? Lối sống giả tạo ấy cứ theo cái đà tự phụ, tự măn của anh mà phát triển lên. Năm bắt đầu có chỉnh huấn, anh xung phong đi ngay. Khi đó chúng ta cùng công tác ở một cơ quan. Anh là một trưởng ban, tôi là một nhân viên. Tôi cùng đi dự lớp chỉnh huấn với anh. Trong lớp có khẩu hiệu “Thành khẩn phê b́nh và tự phê b́nh”. Một số đồng chí có khuyết điểm nặng, can đảm nói ra. Có người khóc v́ hối hận. Ai chẳng cảm động trước sự nói thật, khóc thật. Anh ngồi lầm ĺ mấy ngày trời, tỏ ra nung nấu ghê lắm. Một đêm mọi người đang ngủ yên, anh tung chăn vùng dậy, lay gọi đồng chí tổ trưởng và khóc thét lên, bộc lộ một tội tầy đ́nh: một năm nào đó, sau Cách mạng tháng Tám, anh có tổ chức một đáng phát-xít lấy tên là đảng “Quạ đen” âm mưu làm những việc khuynh đảo. Sau khi “tranh đấu bản thân” anh nói ra “sự thật” với một niềm đau xót vô cùng. Anh xếp đặt câu chuyện có t́nh tiết hẳn hoi, ly kỳ như chuyện trinh thám. Hôm sau được “báo cáo điển h́nh” ở hội trường. Thỉnh thoảng anh khóc nấc lên, oằn người như con sâu bị ném vào lửa, tỏ vẻ ăn năn hối lỗi đến cao độ. Gần hết báo cáo, tự nhiên huỵch một cái, anh ngă lăn xuống đất, ngất đi. Anh em xúm lại vực anh dậy, gọi y tá đến tiêm thuốc hồi sinh. Người đời vốn tốt bụng nên cả tin, xôn xao khen ngợi, “anh học viên thành khẩn gương mẫu”. Tôi cũng có tính cả tin, đâu dám ngờ anh bịa chuyện cho ra dáng yêng hùng. Tôi lại phục anh về cả hai mặt: một là “to gan lập đảng phát–xít” hai là “lầm lỗi đến thế mà dũng cảm nói ra”. Tuy nhiên, tôi cứ loay hoay tự hỏi: “Quái, hắn lập đảng phát-xít lúc nào mà ḿnh ở sát nách cũng không biết?”. 

 

Ngày qua tháng lại, anh cũng làm đến chức trưởng ty. Chẳng hiểu duyên nợ tiền kiếp thế nào mà tôi cứ phải ở gần anh măi. Chuyến này anh lập nghiêm hơn trước nhiều. Trước anh cũng có những lúc vui tính và biết cười to như mọi người. Nhưng khi tự cảm thấy ḿnh quan trọng quá rồi th́ anh cười càng ngày càng ít. Khi chào ai th́ chỉ vừa kịp nhếch nửa cái mép lại đóng lại ngay. Đây cũng lại là một cách anh áp dụng bốn chữ “thái độ nghiêm túc”. Tŕnh độ “nghiêm túc” của anh càng lên cao th́ h́nh thù anh càng thay đổi. Người khô đét lại, thẳng đuỗn như một cái áo quan, mắt chỉ biết trợn chứ không biết nh́n, mặt tái đi v́ luôn luôn giận dữ với các loại khuyết điểm trên đời, hai hàm răng xít lại, dẫu có cậy cũng chẳng ra một nụ cười.

 

Từ khi trong pḥng anh dán khẩu hiệu “đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng” th́ quả anh tỏ ra gương mẫu không ai b́ kịp. Ở đâu và lúc nào anh cũng chỉ nói toàn chuyện công tác, không bao giờ đả động tới chuyện vợ con, gia đ́nh. Anh kiêng những chuyện đó như bậc chân tu kiêng phạm giới. Thành thử chúng tôi mỗi khi thèm khát nói về đời tư của nhau một chút, thường phải chờ khi vắng mặt anh mới dám nói v́ ngại bị phê b́nh là “cá nhân chủ nghĩa”, “gia đ́nh chủ nghĩa” và nhiều chủ nghĩa tồi tệ khác nữa. Cũng v́ thế mà trong năm sáu năm trời công tác ở cơ quan, dưới quyền điều khiển của anh, tôi chỉ dám đánh bạo xin về thăm nhà một lần, khi nghe tin đứa con đầu ḷng của tôi bị thương hàn nặng. Quả thực trông bộ mặt thiểu năo của tôi lúc ấy, anh cũng cho phép nhưng không quên kèm theo một câu: “đồng chí không nên nặng đầu óc gia đ́nh nhiều quá!”. Tôi về đến nhà, thằng bé suưt qua đời. Nếu không nhờ hàng xóm láng giềng cứu sống nó th́ tôi oán hận anh biết ngần nào! Thú thật có một lần tôi bắt gặp anh cũng “nặng đầu óc gia đ́nh” nghĩa là anh viết thư gửi về nhà cho chị ấy. Đang đề phong b́, chợt trông thấy tôi, anh giấu bức thư xuống dưới một chồng sách. Tôi suưt ph́ cười nhưng cũng hơi mến anh, chính v́ cái việc nhỏ mọn “viết thư cho vợ” đó.

 

Chừng cảm thấy ḿnh cô độc, bất giác một hôm anh dán trên tường một khẩu hiệu mới “phải hoà ḿnh với quần chúng” và lập tức thực hiện ngay. Mỗi ngày anh để ra mười lăm phút (có ghi trong thời khoá biểu) để săn sóc mọi người. Săn sóc đây có nghĩa là đến vỗ vai từng người rồi hỏi: “ăn cơm chưa?” hoặc “có khỏe không?” hoặc chỉ gọn lỏn có hai tiếng “thế nào?”. Người được hỏi, thấy cảm động, sắp bắt đầu kể lể tâm sự th́ anh đă vội chạy sang phía người khác và hỏi nhưng câu đúng như vậy. Chẳng lẽ những lúc ấy chúng tôi lại nói thật với anh rằng: thà anh tặng chúng tôi mỗi thằng một nhát dao c̣n hơn ngày nào cũng vỗ vai thăm hỏi kiểu ấy. Chiều chiều cơm nước xong là có một giờ để dân vận (cái này cũng được ghi trong thời khoá biểu). Đồng bào đă thuộc ḷng những câu dân vận của anh: cụ bao nhiêu tuổi? Cụ có mấy con? Con cụ làm ǵ? Người ta chưa kịp đáp câu này, anh đă hỏi sang câu khác. Có người đă bị anh hỏi như vậy hàng mấy chục lần. Sau những giờ dân vận, anh về ngủ yên giấc như đă làm tṛn một nghĩa vụ lớn đối với giống ṇi. Hồi ấy anh cũng có một người bạn thân. Đó là một sự lạ. Bạn anh tôi không nhớ tên là ǵ. Anh chàng ấy giống anh như tạc. Hai anh em gặp nhau mỗi tuần một lần vào chiều thứ bảy, rất đúng giờ (chắc là việc này cả hai đều có ghi trong thời khoá biểu). Tṛ chuyện tâm giao giữa hai anh cũng có “chương tŕnh nghị sự”. Phần thứ nhất: phân tích t́nh h́nh thế giới, phần thứ hai: phân tích t́nh h́nh trong nước, phần thứ ba: phàn nàn về những kẻ sai lập trường. Khi các anh có vẻ đă ngấy nhau rồi th́ bắt tay nhau và hẹn chiều thứ bảy sau lại gặp nhau. Thường lệ cứ sau đúng một tiếng rưỡi đồng hồ tâm sự là các anh ngấy nhau.

 

Tôi vừa nói tới hai chữ “lập trường”. Ái chà! Về vấn đề này th́ thiết tưởng cả thế giới dân chủ khó ḷng t́m ra một người “đúng lập trường” như anh. Tôi có nhiều dịp thấy rơ điều này. Anh thường nói: lập trường tỏ rơ nhất trong ngôn ngữ. V́ vậy ở điểm này anh ráo riết lắm. Đồng chí cấp dưỡng một hôm kho thịt, gọi món ấy là “thịt kho Tàu”, anh “chỉnh” đồng chí ấy ngay tại chỗ: “sao không gọi là thịt kho Trung Quốc?” Những tiếng ghép quen dùng như chè Tàu, giày Tàu… anh đều nhất thiết đổi là chè Trung Quốc, giày Trung Quốc v.v… Có lúc tôi đánh bạo góp ư kiến: “Ta gọi nước bạn là Trung Quốc th́ đúng lắm rồi, nhưng có một vài trường hợp thiết tưởng có thể linh động được chứ!”. Anh trừng mắt: “tư tưởng này là tư tưởng phá hoại tinh thần hữu nghị!”. Trong một phút đùa cợt, tôi ví cái dáng điệu lấc cấc của một anh bạn như dáng điệu “ét ô tô” thời Pháp. Thế là tôi bị phê b́nh nghiêm khắc ngay là “xúc phạm tới giai cấp công nhân”. Chẳng những chúng tôi mà cả quần chúng đông đảo cũng lắm phen được anh giáo dục về lập trường rất chu đáo. Từ sau phát động quần chúng có những vở kịch tŕnh bày những cảnh địa chủ áp bức nông dân. Khán giả nhiều khi cảm động không cầm được nước mắt. Nghe nói thế, anh cũng chuẩn bị nước mắt từ ở nhà mỗi khi đi xem kịch. Thường thường anh khóc đúng lúc. Nhưng cũng đôi khi khóc hơi bừa băi. Thí dụ một buổi đi xem chèo, giữa lúc tên địa chủ trên sân khấu đánh nông dân mạnh quá, rơi cả râu th́ anh hu hu khóc. Những người xung quanh đang cười th́ bị anh mắng ngay là “thương địa chủ, giễu nông dân”. Mọi người lấm lét nh́n anh và cho đến khi hạ màn không ai dám cười nữa.

 

Về vấn đề phê b́nh và tự phê b́nh, anh cũng rất triệt để và có nhiều sáng kiến.

 

Mỗi tối trước khi đi ngủ, có mười lăm phút “tự tu” nghĩa là kiểm điểm lời ăn, tiếng nói, việc làm trong một ngày: anh này chót chê tác phẩm của một nhà văn nước bạn là kỹ thuật kém, anh kia chót để cho một người bạn thân ở xa biết địa chỉ cơ quan, anh thứ ba chót sang xin nước uống của một bà hàng xóm, hại cho chính sách dân vận, đều phải kiểm điểm và truy động cơ tư tưởng cả. Chúng tôi ngồi xếp chân bằng tṛn như những pho tượng trên chùa xung quanh ngọn đèn dầu lạc, ánh sáng hắt lên những nét mặt đăm chiêu, tiếng nói lầm rầm như đọc kinh sám hối. Ngày chủ nhật thường được nghỉ nửa buổi. C̣n nửa kiểm thảo hàng tuần. Việc này làm kỹ hơn tự tu hàng ngày và phải vận dụng lư luận để phê phán lỗi lẫm. Anh ngồi điều khiển, mặt đầy sát khí, cất tiếng rè rè như cái máy hát cũ đem những bài lư luận ra “đối chiếu với thực tế” và phê phán những khuyết điểm để xây dựng cho từng đồng chí. Anh có một lối “phân tích, tổng hợp, quy kết” các loại tư tưởng một cách rất khoa học. Một anh có bệnh ngủ gật trong khi học tập, bị anh phê phán như thế này: ngủ gật là coi nhẹ học tập, coi nhẹ học tập là coi thường lư luận của ta, coi thường lư luận của ta là đứng về phe phản động. Kết luận: ngủ gật là phản động. Tôi không tin rằng thâm tâm anh cũng nghĩ như thế. Tôi nhớ chuyện người của ông Goóc-ki cứ cuối tuần lễ tập trung các cháu lại hỏi tội và vác roi quật những đứa nghịch ngợm. Ở điểm này quả anh giống người ông của Goóc–ki.

 

Nói đến Goóc-ki, tôi lại nhớ chuyện văn nghệ. Nói cho công bằng anh cũng là người có khiếu văn nghệ và có quan điểm văn nghệ riêng. Anh chủ trương rằng: văn Liên Xô nhất thiết hay hơn văn Trung Quốc, văn Trung Quốc nhất thiết hay hơn văn Việt Nam. Ở trong nước th́ văn sĩ cấp khu giỏi hơn văn sĩ cấp tỉnh, văn sĩ cấp tỉnh giỏi hơn văn sĩ cấp huyện. Hay hơn tất cả văn chương các cấp là ca dao ở các bích báo. Lư luận như thế cũng hơi đảo lộn trật tự nhưng thấy đúng quan điểm quần chúng anh lại yên tâm.

 

Chúng tôi sống luẩn quẩn với anh trong sáu năm trời đằng đẵng. Cơ quan cũng có chuyển địa điểm nhiều lần. Nhưng bất cứ ở đâu, con người anh cũng lù lù như một cái bóng đen đè nặng lên cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi đếm từng bước đi, nén từng hơi thở, gh́m từng lời nói. Chúng tôi sống thầm lặng, khép nép, như những người đàn bà tu kín, sắc mặt vàng vọt dần, mạch máu khô kiệt dần ở một nơi thiếu ánh sáng mặt trời. 

 

Không biết trong bấy nhiêu năm, chúng tôi đă làm lợi ǵ cho ai? Và chính anh nữa, anh đă làm lợi ǵ cho ai?

 

Chúng tôi hồi đó chỉ có cái thú tai ác là ŕnh lúc nào rảnh việc, t́m chỗ nào vắng nhất cùng nhau bàn về anh để giải trí. Có lúc chúng tôi ví anh như “ông Hít-le” (v́ anh cũng đă bộc lộ là đă có phen định làm ông Hít-le con cơ mà) có lúc ví anh như một gă thơ lại hách dịch, hoặc một cụ đồ gàn tưởng cách mạng toàn là chuyện chi, hồ, giả, dă… Chúng tôi vẽ bức biếm hoạ ngộ nghĩnh: anh xếp các khẩu hiệu làm bực thang leo lên ghế thủ trưởng. Chúng tôi c̣n làm vè đề dưới bức hoạ.

 

Anh định làm cho chúng tôi sợ th́ quả thật anh đă đạt được kết quả mỹ măn: chúng tôi hàng ngày ngồi trước mặt anh làm việc như những cái máy, nói đúng hơn như những viên tiểu thơ lại. Nói chuyện với anh th́ chỉ biết xă giao bằng những câu rất “đúng lập trường” rồi mong mỏi những phút được bá cổ nhau chạy ra chỗ vắng nói tếu cho nở phổi. Cộng lại những phút này cũng hiếm lắm. Trong giấc ngủ h́nh ảnh của anh cũng không để chúng tôi được nghỉ ngơi thật sự. Có đêm tôi mơ thấy hai cánh tay gầy guộc của anh có móng nhọn nắm cổ tôi lôi xuống một cái hầm tối om, đậy nắp lại. Có đêm lại thấy anh hoá ra con quạ đen quắp tôi bay đi như con đại bằng quắp nàng công chúa trong truyện cổ tích. Tôi thường kêu ú ớ hoặc nghiến răng trong những giấc mơ kinh hăi đó…

 

Hồi tưởng lại cho kỹ trong ngần ấy năm cũng có một đôi lần, tôi thấy có cảm t́nh với anh. Cái lần đồng chí Mẫn ở Khu về có việc ở Ty, làm cho chúng tôi và cả anh ngẫm nghĩ.

 

Đồng chí ấy, kể ra không “oai nghiêm” bằng anh. Đồng chí ấy xuề xoà vui tính, thỉnh thoảng cũng nói tếu như chúng tôi. Tôi lấy làm lạ rằng trong những ngày tiếp đồng chí Mẫn, h́nh thù dáng dấp anh có đổi khác. Anh nhũn nhặn lắm. Bộ mặt trở nên hiền lành lại có vẻ đứa trẻ ngoan ngoăn. Đồng chí ấy nói đùa anh cũng vâng vâng dạ dạ v́ lâu ngày anh quên cả nói đùa. Sau khi đồng chí Mẫn đi, anh bắt chước tác phong của đồng chí ấy được vài hôm nhưng ngượng ngập trông thật tội nghiệp.

 

Trước kia anh đă lên cấp bằng con đường nghiêm khắc nay anh lại định lên cấp bằng cách vui tính nhưng than ôi! tre già uốn dễ gẫy, lụa đen khó nhuộm hồng.

 

Một kỷ niệm khó quên nữa là cái lần anh ốm nặng. Ngồi bên giường bệnh săn sóc anh, tôi được nghe anh kể chuyện nhà chuyện cửa. Anh nhớ bà cụ, nhớ chị và các cháu. Lại tả cảnh quê hương với những con đê rặng nhăn. Tôi có ư nghĩ hơi tệ: giá anh ốm măi lại hoá hay. May sao khi anh khỏe lại th́ tôi được điều động sang cơ quan khác…


Bây giờ nửa mừng nửa sợ được biết tin anh. Tôi hỏi chuyện anh em, có người tặc lưỡi nói: “Hắn vẫn như trước…”. Tôi không tin nhưng vẫn thấy ngài ngại. Đêm nay tôi cố gắng b́nh tĩnh để quên mọi bực dọc cũ, viết thư cho anh. Việc đă qua thuộc về dĩ văng. Tôi không trách anh đă làm phao phí tuổi trẻ và năng lực của một số người trong bấy nhiêu năm. V́ trách nhau cũng chẳng có lợi ǵ. Anh không phải là một người lẩm cẩm đâu. Anh rất khôn ngoan nhưng đă tính toán lầm. Dựa vào một danh nghĩa lớn, anh làm toàn những việc tủn mủn. Cách mạng đấu tranh cho cái thật, anh dựa vào đấy để làm cái giả. Cách mạng yêu con người, anh không biết yêu con người. Cho nên có lúc xung quanh anh như lạnh lẽo toàn là tử khí. Xác chết toát ra thế nào được hơi nóng. Người khỏe mạnh, ai thích đến gần xác chết, kể cả xác chết người yêu. Anh chưa phải là một xác chết hẳn đâu. Thời đại c̣n có thể tiêm thuốc hồi sinh cho anh được. Anh nên sống cho trọn vẹn, cùng với mọi người xây dựng cuộc sống. Người ta sẽ yêu mến anh, anh cũng sẽ biết yêu mến mọi người. Cuộc sống sẽ thú vị biết bao! Tôi nói có vẻ nhà mô phạm lắm nhỉ! Đó là thói quen của nghề nghiệp. Anh hiểu cho ḷng chân thành là quư.

 

(Trích Giai phẩm mùa Thu - Tập I) [2]

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính