Trăm hoa đua nở trên đất Bắc

 

Hoàng Văn Chí

 

 

Chương III: Phương pháp đấu tranh của trí thức ở miền Bắc

 

Lịch sử loài người đă ghi chép nhiều chế độ tàn bạo: Tần Thuỷ Hoàng, Néro, Hitler, vân vân. Nhưng chưa có một chế độ nào vô nhân đạo bằng chế độ cộng sản. Đây là một điểm cần phải nhận định. Điểm thứ hai là các chế độ bạo tàn từ trước tới nay đều chỉ dùng bạo lực để đàn áp dân chúng, không dùng đến thủ đoạn, do đó, dân chúng c̣n một lối thoát là dùng mánh lới để lừa dối chính quyền. Trong thời Pháp thuộc chúng ta đă nghe câu chuyện vợ lên huyện tố cáo chồng nấu rượu lậu, để sau khi chồng đi tù, vợ ở nhà yên tâm... nấu rượu lậu. Mưu mô, mánh lới, vốn dĩ là khí giới của kẻ yếu.

 

Ngày nay, dưới chế độ cộng sản, th́ thứ khí giới đó không c̣n hiệu nghiệm, v́ chính quyền cộng sản, mới xuất thân từ nơi dân chúng, không lạ ǵ thứ khí giới đó, và c̣n biết dùng nó một cách hiệu nghiệm hơn mọi người v́ cộng sản có phương tiện phổ biến kinh nghiệm, có cả một hệ thống tay sai để bố trí lừa bịp đại quy mô.

 

V́ vậy nên một cuộc cách mạng chống cộng, phát xuất ngay trong ḷng cộng sản phải có những chiến thuật tinh vi hơn những chiến thuật đă được áp dụng từ trước tới nay, trong mọi cuộc cách mạng khác.

 

Trong cuộc nổi dậy vừa qua của trí thức ở miền Bắc, những người tham gia đă áp dụng phương pháp ǵ, chúng ta là những người ngoại cuộc khó ḷng biết rơ. Tuy nhiên, theo rơi tin tức bằng báo chí và nhất là nghiên cứu các bản thú tội của một số nhân vật trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm, chúng tôi tạm ghi ở nơi đây một số ít nhận xét. Chúng tôi tạm phân tách đường lối chống đối của giới trí thức đối lập thành một số chiến thuật.

 

 

1. Chiến thuật bất hợp tác

 

Nói nôm là tẩy chay Đảng, không viết bài do Đảng “com-măng”. Hễ cán bộ Đảng, những “cập-rằng văn nghệ” thúc giục th́ thoái thác nói rằng chưa nắm được thực chất vấn đề, c̣n đang t́m cảm hứng, hoặc dây dưa khất lần, nói rằng sắp sửa viết, hoặc c̣n đương “thai nghén”. Nếu bị bức quá, bị doạ cắt sinh hoạt phí, hoặc đuổi ra khỏi trại th́ cầm bút viết quấy quá cho xong chuyện, hay dở không cần. Nếu bị khiển trách th́ lấy cớ là tại “chưa lột được xác”. Đa số văn nghệ sĩ đă áp dụng chiến thuật này trong suốt thời gian kháng chiến. Bà Nguyễn Thị Kim, một điêu khắc gia có tài, nhận ba sào ruộng của chính phủ cấp để cày cấy sinh nhai, nhưng đến khi kiếm tạm đủ ăn th́ không nặn tượng nữa. Lănh đạo hỏi tại sao không nặn, th́ bà rêu rao rằng tại cày cấy khó nhọc, tay bị cứng rắn không nặn được tượng nữa.

 

Cũng v́ giới văn nghệ miền Bắc trường kỳ áp dụng chiến thuật đó, nên suốt trong thời gian kháng chiến nền văn nghệ của Việt Minh không phát triển. Trong chín năm liền, trừ một vài bài thơ ca ngợi Bác Hồ, ông Sít-ta-lin, của Tố Hữu, của Xuân Diệu, ngoài ra không có một tác phẩm nào đáng kể, trừ một số thi ca có tính chất lăng mạn bị cấm không cho phát hành.

 

Chúng ta thấy giới văn nghệ ở miền Bắc chỉ thực ḷng sáng tác khi họ cầm bút viết bài chống lại Đảng, trong hai năm 1956 và 1957. Những bài của họ mà chúng tôi sẽ trích trong phần tài liệu đáng được coi là những kiệt tác trong văn chương nước nhà và thế tất sau này phải ghi vào văn học sử. Một số bài được dịch ra ngoại ngữ và phổ biến ở nhiều nơi, đă làm ngoại quốc thán phục. Văn chương chống cộng ở miền Bắc đă được liệt vào hạng hiếm có nhất trên thế giới. Nhưng sau khi tờ Nhân văn và Giai phẩm bị đóng cửa th́ một lần nữa các văn nghệ sĩ ở miền Bắc lại rút lui vào thế tiêu cực. Khi Đảng cho ra tờ báo Văn để thay thế tờ Giai phẩm, họ tẩy chay không viết, cho đến lúc mấy ông cập-rằng văn nghệ phụ trách tờ Văn nổi loạn nốt, mời họ tiếp tay, họ lại cầm bút một lần nữa. Hiện nay chắc họ lại đương “thai nghén”, nhưng họ sẽ không đẻ ra một tác phẩm “đề cao cộng” như Đảng mong muốn, mà trái lại, hễ gặp thời cơ thuận tiện họ sẽ đẻ ra những tác phẩm “chống cộng” c̣n mạnh mẽ hơn những tác phẩm trước.

 

Sự thực th́ cộng sản có thể cưỡng bách mọi người bắt phải lao động chân tay, nhưng không thể nào bắt một nhà văn phải sản xuất theo ư muốn, đúng phẩm, đúng chất, v́ sáng tác văn nghệ là một công việc chế biến trong đầu năo, không có phương thức ǵ thôi thúc hoặc lănh đạo được. Không danh, không lợi, những nhà văn đă từng sống nhiều năm “không một ngọn đèn, không một củ khoai”, tất nhiên có thể “đ́nh công thụ động” một cách lâu dài. Chiến thuật “bất hợp tác” của các nhà văn Việt Nam đối với cộng sản cùng một sắc thái giống phong trào “bất hợp tác” của thánh Gandhi đối với thực dân Anh.

 

 

2. Chiến thuật “Vờ ca ngợi Đảng để công kích Đảng”

 

Chiến thuật này rất phổ thông. Không ai không áp dụng, nhưng người áp dụng chiến thuật đó một cách tài t́nh hơn mọi người là ông Nguyễn Mạnh Tường.

 

Trong suốt bài diễn văn dài tới 40 trang, [5] ông lên án khắt khao toàn bộ chính sách cộng sản, nhưng ông không để hở một dịp nào khiến Đảng có thể gán cho ông tội “chống Đảng” v́, xen lẫn vào những lời đả kích chính sách, thỉnh thoảng ông lại tỏ lời ca ngợi Đảng và tuyên bố rằng ông vẫn tin tưởng ở Đảng. Khôn ngoan hơn những người khác, ông Tường không mạt sát Trường Chinh, v́ ông biết trước rằng Trường Chinh c̣n có ngày trở lại địa vị lănh tụ. Trái lại, ông ca ngợi Trường Chinh, thường nhắc lại những lời thú nhận của Trường Chinh để bênh vực cho thái độ của ḿnh. Ư ông muốn nói: “Đây, chính ông Trường Chinh cũng phải công nhận là sai lầm, đâu phải chỉ có ḿnh tôi”. Có thể nói là trong tất cả các tài liệu chống cộng sản suốt trong hai năm 1956 và 1957, bài diễn văn của ông Tường có kết quả tai hại nhất đối với cộng sản, được báo chí ngoại quốc chú ư đặc biệt, trích đăng, phê b́nh, sử dụng làm tài liệu nghiên cứu t́nh h́nh Bắc Việt, [6] thế mà Việt cộng không hề làm ǵ nổi ông Tường, không dám lên tiếng chửi rủa ông như họ đă chửi rủa những người khác, v́ không khép ông vào tội ǵ được. Lẽ dĩ nhiên, ông Tường là luật sư, nên ông có “mồm mép”, vừa biết rào trước đón sau khho6ng như những người không học luật.

 

Người khôn khéo thứ hai là cụ Phan Khôi. Trong bài “Phê b́nh lănh đạo văn nghệ” [7] cụ mạt sát Đảng không nể lời, nhưng cụ vẫn cứ rêu rao là cụ sẵn ḷng chịu sự lănh đạo của Đảng.

 

Kế đến những nhà văn đứng tuổi khác như ông Đào Duy Anh, ông Trần Đức Thảo, ông Sỹ Ngọc, ông nào cũng biết dè dặt chỗ cần phải dè dặt. Công kích “quá tả” hoạ chăng chỉ có ông Nguyễn Hữu Đang và mấy ông ít tuổi hơn. Tóm lại, chiến thuật chung là vờ ca ngợi Đảng để công kích lại Đảng. Như vậy mới tránh được sự khủng bố của Đảng. Tránh khủng bố để duy tŕ lực lượng, để củng cố phong trào và để lôi cuốn một số đảng viên bị nhồi sọ lâu ngày, c̣n đang quá ư tin tưởng ở Đảng.

 

Trần Dần đă tả lại chiến thuật của ông bằng mấy lời sau đây:

 

“Viết bây giờ nên làm lối “xôi đỗ”, tức là đả kích xen ca ngợi th́ lănh đạo (Đảng) cũng phải chịu”.

 

Riêng về trường hợp ông Trương Tửu th́ cả một nghi vấn đương được nêu lên. Ông công kích chính sách của Đảng một cách gắt gao hơn ai hết, nhưng không đứng trên lập trường “dân chủ” để công kích. Ông mang lư thuyết Mác-Lê chính thống ra để so sánh và kết luận rằng Việt cộng đă đi sai đường lối Mác-Lê, đă phản bội chủ nghĩa Mác-Lê. Nói một cách khác, ông Tửu vẫn đứng trên lập trường Đệ Tứ để công kích Đệ Tam.

 

V́ vậy mà Việt cộng hiện quy ông Tửu là Trotskiste. Điều đó cũng đúng một phần, v́ trước kia ông Tửu ở trong nhóm Hàn Thuyên. Nhưng với một người như ông Tửu, đă kinh nghiệm qua hơn mười năm chung sống với cộng sản, đă bị đấu tố [8] th́ khó ḷng tin được rằng ông không có dịp để nhận định rằng toàn bộ chủ nghĩa Mác-xít là sai. Biết đâu việc ông đề cao chủ nghĩa Mác-Lê chỉ là một chiến thuật. Ông Tửu xưa nay vẫn có tính thích lập luận một cách độc đáo, khác với mọi người.

 

3. Chiến thuật giai đoạn

 

Chia cuộc đấu tranh thành từng giai đoạn và ấn định cho mỗi giai đoạn một mục tiêu hợp với hoàn cảnh chủ quan và khách quan là một chiến thuật do cộng sản Đệ Tam khai sinh và áp dụng một cách thường xuyên. Ngày nay, những người trong hàng ngũ cộng sản được cộng sản đào tạo lại mang chính chiến thuật đó ra để chống lại cộng sản. Bắt chước cộng sản, họ t́m ra những điểm yếu nhất của cộng sản để đả phá trước tiên. Hễ phá vỡ được pḥng tuyến của đối phương họ mới t́m cách tấn công rộng ra một chỗ khác, dần dần đi tới chỗ bác bỏ toàn bộ chủ nghĩa cộng sản.

 

4.   Chiến thuật “nhất điểm lưỡng diện”

 

Nhất điểm lưỡng diện là một chiến thuật quân sự của tướng Lâm Bưu, đă được mang ra áp dụng tại chiến trường Cao Ly. Lâm Bưu chủ trương không tấn công toàn diện mà dồn hết lực lượng tấn công một nhược điểm, mang trọng pháo đi đầu bắn phá tan hoang, mở lối cho công binh dọn đường vào trước rồi bộ binh kéo theo sau. Khi bộ binh đă đột nhập vào đồn trại của địch th́ đánh toả ra hai bên. Hạ xong một đơn vị pḥng thủ của địch th́ tức khắc phân tán lực lượng, tập trung tại một nơi khác để tấn công một vị trí khác.

 

Ngày nay nếu chúng ta nghiên cứu phương pháp tấn công của nhóm Nhân văn-Giai phẩm, ta phải công nhận rằng họ đă áp dụng một phương pháp tương tự. Họ kết hợp tất cả các lực lượng chống Đảng, học sinh, sinh viên, cán bộ cũ bị xử trí oan, cán bộ miền Nam tập kết, phối hợp tất cả các lợi khí tuyên truyền, thơ ca kịch, nhạc, truyện ngắn, truyện dài, để đại tấn công vào một điểm yếu của Đảng.

 

Lấy việc công kích mậu dịch làm tỉ dụ. Chúng ta thấy không biết bao nhiêu tài liệu nhằm đả kích mậu dịch. Nào là thơ trào phúng, truyện ngắn, tranh vẽ đều mang mậu dịch ra chế giễu. Ngay cả trong bài diễn văn của ông Nguyễn Mạnh Tường, chúng ta cũng thấy một đoạn dài nói về những tệ hại của mậu dịch. Các văn sĩ biết rằng công kích mậu dịch th́ vừa lôi cuốn thành phần công thương bị mậu dịch bóp chết, vừa hái được sự đồng t́nh của quảng đại quần chúng (trong đó có cả cán bộ cấp dưới) v́ mọi người đều bị điêu đứng mỗi khi phải đến mậu dịch mua hàng. Một mặt khác đánh vào mậu dịch tức là giáng một đ̣n vào nền kinh tế của Đảng, nên đối với các nhà văn chống Đảng, mậu dịch là pḥng tuyến cần phá vỡ trước tiên.

 

Lê Đạt đă bộc lộ rằng:

 

“Mậu dịch là chỗ yếu của Đảng, ai cũng biết, đánh vào đấy sẽ được quần chúng ủng hộ đấu tranh với Đảng, và báo chí của Đảng dù có muốn phản công lại cũng chịu.”

 

Câu nói đó chứng minh một chiến thuật.

 

Về lănh vực văn nghệ th́ các văn nghệ sĩ tập trung mũi dùi vào một người. Người đó là Tố Hữu, trước kia đă được Việt cộng tôn là “thần tượng” của thi ca Việt Nam. Chỗ yếu của Tố Hữu là đă làm nhiều bài thơ ca ngợi Sít-ta-lin quá lời, gọi Sít đại nhân là “ông nội”. Ngày nay “ông nội” bị bác Khrushchev quy cho đủ thứ tội, nên Tố Hữu không dám há miệng. Đứng trước t́nh h́nh đó, tấn công vào Tố Hữu trước tiên phải là thượng sách. Kẻ thù không có phương thế chống đỡ mà hạ được thần tượng đó tức là gạt bỏ một cục đá tảng ngăn đường tiến thủ của các mầm non trong văn nghệ. Về một mặt khác, Tố Hữu là một trong “thập bát tú” (mười tám Trung ương uỷ viên) nên đánh được Tố Hữu tức là hạ uy thế của Trung ương Đảng.

 

Tấn công xong Tố Hữu th́ mặt trận tấn công lan ra các “cập-rằng văn nghệ” như Hoài Thanh, Nguyễn Đ́nh Thi, quây quần xung quanh “vị thần tượng” Tố Hữu. Bài “Phê b́nh lănh đạo văn nghệ” của cụ Phan Khôi và nhiều bài khác của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, bài “Thi sĩ máy” của Như Mai đều nhằm mục tiêu này. Cứ như vậy rộng dần ra toàn thể “giai cấp mới”, giai cấp cán bộ Đảng lộng hành và thối nát, nịnh trên nạt dưới, gây nên biết bao nhiêu tai hoạ trong dân gian. [9]

 

Về sự áp dụng chiến thuật này, Trần Dần đă bộc lộ rằng: “Viết về Cải cách ruộng đất bây giờ phải đánh Trung ương là chính, thứ nữa mới đánh cán bộ, thứ nữa mới đến cốt cán”.

 

5. Chiến thuật bảo tồn lực lượng

 

V́ biết phong trào vừa mới manh nha, lực lượng tấn công c̣n yếu, đối phương c̣n nắm vững guồng máy cai trị, nên các văn nghệ sĩ đối lập phải thận trọng, vừa tấn công Đảng vừa cố gắng bảo toàn lực lượng. Do đó họ phân công mỗi người mỗi việc. Những nhà văn sẵn có tên tuổi như cụ Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang th́ đứng ra công khai để tranh đấu, c̣n những văn sĩ trẻ tuổi th́ nấp sau để phục kích, mỗi lần bị Đảng phản công. Trần Dần viết như sau:

 

“Nhóm Giai phẩm mùa Xuân hồi đó tạm thời phân tán, người nằm vào hẳn báo Nhân văn, như Hoàng Cầm, Lê Đạt. Người ném đá giấu tay như tôi, Tử Phác,...

 

C̣n như Văn Cao, Đặng Đ́nh Hưng th́ đứng bên ngoài ủng hộ mà nhân đó hoạt động phối hợp bên Nhạc...”

 

Ở một đoạn khác trong bài kiểm thảo Trần Dần viết:

 

“Tôi nghĩ bây giờ cọ lắm sầy vẩy, phải t́m những cách khôn khéo hơn. Văn Cao có đề ra ư kiến: „Bây giờ cứ nắm cơ sở, tức là nắm các nhóm sáng tác, lâu dần nhân tâm sẽ hướng về ḿnh‟. Từ đó tôi áp dụng một cái jeu serré (nước bài chặt chẽ) hơn trước. Tôi hay nói với anh em: „Vơ phải cho kín mới được‟. Trước hở quá rồi, đấu tranh bộ đội, Giai phẩm mùa Xuân, Nhân văn dều manh động, vaines agitations cả. Chỉ có chui vào sáng tác tức là cái giáp trụ rắn nhất (Đảng) đánh cũng không chết.”

 

Đến khi nhận thấy phong trào đi quá nhanh, Đảng bắt đầu dùng bạo lực để khủng bố, th́ các văn nghệ sĩ đối lập phải t́m cách gh́m bớt phong trào lại để tránh tổn thất. Chúng ta hăy nghe Trần Dần kể lại:

 

“Khoảng số 2 Nhân văn. Lê Đạt lên trại Cải cách ruộng đất t́m tôi, tôi bảo trước sau phong trào cũng bị đổ vỡ thôi. Tôi xui Lê Đạt tham gia gh́m Nguyễn Hữu Đang lại và nói: „Mày làm như Các Mác với Ba Lê Công xă ấy‟, biết là thất bại nhưng cứ xông vào giải bớt thất bại đi”.

 

Cũng v́ áp đụng chiến thuật mềm dẻo này mà đa số các văn nghệ sĩ, sau khi phong trào chống đối bị tan vỡ, đều chịu đi chỉnh huấn và công khai bộc lộ. Họ áp dụng câu phương ngôn “tránh voi chẳng hổ mặt nào”, để một lần nữa tránh tổn thất. Không phải là họ “ham sống sợ chết”, nhưng nếu để cho cộng sản khủng bố rùng rợn quá th́ thế hệ sau sẽ một phần nào nhụt mất nhuệ khí. Những người được cộng sản Đệ Tam đào luyện không có thái độ như Nguyễn Thái Học, chủ trương “không thành công cũng thành nhân”.

 

Có nhiều người ở miền Nam không tán đồng thái độ này. Họ cho rằng đầu hàng kẻ thù như vậy là không có “khí phách”, không đủ tiết tháo. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng đối với cộng sản th́ không thể nào dựa vào khí phách và tiết tháo mà thắng được. Càng tỏ ra có khí phách chúng càng giết không nể tay. Hàng vạn người trước đây bị quy là địa chủ, chỉ v́ khí phách không chịu đầu hàng, nên bị chúng giết từng loạt. Hiện nay vấn đề chính không phải là nêu cao khí phách để cổ vơ tinh thần quần chúng, giác ngộ quần chúng v́ toàn thể nhân dân đă sẵn có tinh thần chống cộng. Vấn đề chính trong hiện tại là đấu tranh bền bỉ. Mỗi lần thất bại là phải cố gắng bảo tồn lực lượng để trù tính một cuộc đấu tranh kế tiếp. Cộng sản thắng lợi v́ áp dụng đường lối đó. Trong tương lai cộng sản tất nhiên sẽ bị thất bại cũng v́ đối phương biết áp dụng phương pháp đó.

 

Một mặt khác, sau khi tất cả các báo chí đối lập đă bị bóp chết, th́ chỉ c̣n một cách là công khai bộc lộ để nhờ báo chí của Đảng trích đăng tâm sự của ḿnh, ḥng để lại cho lớp sau một kinh nghiệm mà lịch sử chưa từng ghi chép.

 

Trên đây là ư kiến riêng của chúng tôi, v́ chúng tôi so sánh việc “đầu hàng” của nhiều địa chủ với việc “đầu hàng” của các văn nghệ sĩ. Đảng bắt phải đầu hàng để Đảng lên mặt với nhân dân, vậy th́ cứ “đầu hàng” v́ qua những vụ đấu tố địa chủ, phú nông, toàn thể nhân dân đều biết rằng những tṛ đó chỉ là một tấn đại bi hài kịch mà mọi người phải lần lượt lên sân khấu đóng vai tṛ Đảng đă ấn định cho ḿnh. Chúng tôi tin rằng những người như Trần Dần đă viết bài “Hăy đi măi” (xem phần tài liệu) hay Phùng Quán đă viết bài “Lời mẹ dặn” (xem phần tài liệu) là những người có dư thái độ bất khuất và có đủ gan dạ bền bỉ.

 

Ư kiến chúng tôi có đúng hay không, chỉ có tương lai mới có thể trả lời.

 

Trong khi chờ đợi, chúng ta hăy tin rằng Người là Người mà Vật là Vật. Không có thế lực nào có thể biến con người thành con vật. Người hơn vật ở chỗ biết nói, nên hễ biết nói là phải nói theo ư ḿnh. Người bao giờ cũng tranh đấu đ̣i cho được tự do ngôn luận, bảo đảm cho mọi thứ do khác.

 

 

Mạc Đ́nh

Sài G̣n, ngày 8-12-1958

 

 

[1]Thực ra đây là bài “Mới”, tin trong Giai phẩm mùa Xuân 1956 (talawas)

 

[2]Bức tranh của Trần Duy nhan đề “Một phương pháp xây dựng văn nghệ” trên báo Văn số 30, ngày 29.11.1957, in lại trong sách này ở trang 35 (talawas)

 

[3]Thông tin này đă được chứng tỏ là không đúng. Ông Nguyễn Hữu Đang mất tại Hà Nội ngày 08.02.2007 tại Hà Nội (talawas).

 

[4]Ngụ ư bây giờ th́ không vui như vậy.

 

[5]Xem bài “Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất” trong phần tài liệu.

 

[6]Giữa hôm ông Hồ sang Rangoon, báo The Nation là tờ báo lớn nhất của Miến Điện trích đăng bài diễn văn của ông Tường dưới đề: “Đây, hiện t́nh Bắc Việt”.

 

[7]Xem bài trong phần tài liệu.

 

[8]Tháng hai năm 1953 ông bị cán bộ làng Quần Tín là nơi ông tản cư mang ông ra đấu, bắt ông phải quỳ và đánh ông mấy cái bạt tai.

 

[9]Xem bài “Cũng những thằng nịnh hót” của Hữu Loan trong phần tài liệu và bức hí hoạ ở trang 14.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính