Nhật Kư Đỗ Thọ

 

Hoàng Hải Thủy

 

 

Trong bài “DALLAS Người đi...” chuyện những Vệ Sĩ của Tổng Thống John F Kennedy làm tôi théc méc, tôi đặt câu hỏi ở cuối bài:

 

“…. Và chuyện TT. Kennedy làm tôi nhớ đến Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Tổng Thống Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa có vệ sĩ không? Chắc chắn phải có. Những ai là vệ sĩ số 1, số 2 của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm? Họ tên là ǵ? Khi Tổng Thống ra khỏi Dinh Gia Long trên xe hơi, có vệ sĩ nào đi theo ông không? Nếu không có ai th́ tại sao không? Khi Tổng Thống bị bắt ở Nhà Thờ Cha Tam, có vệ sĩ nào ở bên ông không?

 

Nhiều năm nay người Việt ở nước ngoài viết thật nhiều, bàn thật nhiều về cái Chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Tôi không thấy ai théc méc về chuyện tại sao không có vệ sĩ nào ở bên Tổng Thống trong lúc ông Tổng Thống cần được bảo vệ nhất. Trong những tài liệu ghi về TT Ngô Đ́nh Diệm tôi cũng không thấy tài liệu, hồi kư nào ghi chuyện vệ sĩ của Tổng Thống. Không có hay là có mà tôi không biết?”

 

o 0 o

 

 

Người bạn tôi đem đến cho tôi quyển sách. Ông bảo tôi:

 

“Đọc quyển này sẽ biết Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có vệ sĩ hay không.”

 

Đây là lần thứ nhất tôi nh́n thấy quyển “Nhật Kư ĐỖ THỌ.” Không phải từ năm 1975, 1976, mà là ngay từ những năm người Việt Sài G̣n tuổi đời Bốn Bó những năm 1966. 1967, thời gian Nhật Kư Đỗ Thọ được đăng báo, cũng quên nhân vật Đỗ Thọ như tôi.

 

Khi “Nhật Kư Đỗ Thọ” được đăng từng ngày trên Nhật báo Hoà B́nh – Chủ nhiệm: Linh mục Trần Du – tôi không đọc. Tôi không biết sau khi đăng báo, Nhật Kư Đỗ Thọ được xuất bản thành sách. Quyển Nhật Kư Đỗ Thọ ông bạn cho tôi đây có bản lư lịch in ở trang cuối:

 

NHẬT KƯ ĐỖ THỌ

Do Đồng Nai xuất bản lần thứ 3,

Trong 10.000 cuốn năm 1970.

Đồng Nai Tổng phát hành.

Kiểm duyệt số 3757/ BTT / PHNT

Ngày 10 – 8 – 1970

Giá 400 đ.

 

Quyển Nhật Kư Đỗ Thọ tôi có đây là bản được in lại ở Mỹ, đề giá $ 9.00, không thấy có tên nhà xuất bản Việt nào ở Mỹ in lại.

 

Nhật Kư Đỗ Thọ 320 trang, khi đăng trên Nhật báo Ḥa B́nh có nhiều người đọc. Khi xuất bản sách bán chạy, Nhà Phát Hành Đồng Nai tái bản đến lần thứ 3.

 

Đại úy Đỗ Thọ là một trong 4 sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Theo lời ông kể trong Nhật Kư của ông, ông là sĩ quan tùy viên duy nhất đi theo TT Ngô Đ́nh Diệm trong buổi chiều ngày 1–11-1963 từ Dinh Gia Long đến nhà ông Tầu Mă Tuyên trong Chợ Lớn, ông theo TT từ Nhà Mă Tuyên đến Nhà Thờ Cha Tam lúc 5 giờ sáng ngày 2-11-1963, ông chứng kiến cảnh Tổng Thống và ông Ngô Đ́nh Nhu bị đẩy lên xe M113 trước cửa Nhà Thờ Cha Tam, ông là cháu ruột của Đại tá Đỗ Mậu.

 

Nhật Kư Đỗ Thọ có bản viết tay của tác giả. Thủ bút này ghi ngày viết là ngày 4-11-1963, trong Nhật kư ghi ngày viết xong là ngày 4-2-1964. Nhật Kư – đúng ra là Hồi Kư – 320 trang, bài này trích đăng một số đoạn:

 

Viết với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

 

Mở đầu trang nhật kư, con viết cho cụ. Con nghĩ rằng cụ chưa chết, chưa thể chết được.

Cụ có biết con buồn khổ suốt tuần lễ không? Dinh Gia Long bây giờ đối với con xa lạ rồi. Cụ đă ra đi không bao giờ trở lại. Những ngày sống bên cụ, phục vụ không quên được.

Con sẽ ghi về cụ, người con hằng quí mến suốt đời.

ĐỖ THỌ

Saigon, 4 – 11 – 1963

 

*  *  *

 

Nhật Kư ĐỖ THỌ. Chương 15. Lánh nạn. Trang 197 – 200.

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Ngô Đ́nh Nhu, ông Cao Xuân Vỹ, Đại úy Bằng  và tôi kèm theo sau có Đại úy Lê Công Hoàn và Đại úy Lộc, tất cả đều từ ngôi hầm đi ra mặt tiền của Dinh Gia Long (cổng sắt đường Pasteur).

 

Trên sân sỏi buồn tẻ chiếc deux cheveaux đậu sẵn. Đấy là loại deux cheveaux đít bằng, có hai cửa kính nhỏ ở đằng sau. Hai bên hông bít bùng.

 

Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa đằng sau, cửa bung ra thành hai cánh xoè ra hai bên. Viên tài xế đă ngồi tay lái tự lúc nào.

 

Anh ta hớt tóc ngắn, khổ người khá lớn. Tôi chưa hề gặp anh ta ở Dinh Gia Long bao giờ cả. Nếu tôi không nhầm th́ viên tài xế là bộ hạ của ông Cao Xuân Vỹ đưa vào đón Tổng Thống và ông Ngô Đ́nh Nhu.

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lên xe trước tiên. Kế đến ông Ngô Đ́nh Nhu và Đại úy Bằng. C̣n tôi ngồi ở băng trước sát cạnh tài xế.

 

Loại xe deux cheveaux ở đằng sau không có ghế ngồi nên Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Ngô Đ́nh Nhu và Đại úy Bằng phải ngồi trệt xuống sàn xe.

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ngồi sau lưng viên tài xế. Ông Ngô Đ́nh Nhu ngồi phiá sau lưng tôi. Đằng sau nữa là Đại úy Bằng.

 

Khi xe chuyển bánh qua cánh cửa của Dinh Gia Long sát đường Pasteur tôi c̣n trông thấy Đại úy Lê Công Hoàn, Đại úy Lộc đi bộ kèm theo hông xe. C̣n ông Cao Xuân Vỹ hơi xa về phiá đằng sau. Sự chậm trễ của ông Cao Xuân Vỹ là v́ ông ta thấy Tổng Thống và ông Ngô Đ́nh Nhu ngồi ở xe rất thảm thương. Ông Vỹ chạy vào trong dinh lấy cái nệm mousse lót vào sàn xe cho Tổng Thống và ông Ngô Đ́nh Nhu ngồi nhưng khi ông Vỹ ra đến nơi th́ xe nổ máy và chuyển bánh rời Dinh Gia Long. Ông Vỹ đành bỏ lại tấm nệm trên sân sỏi. Chiếc deux cheveaux ra đường Pasteur rẽ vào cổng sau của Ṭa Đô Chánh rồi ra cổng trước  trên đường Lê Thánh Tôn. Xe ngừng lại vài giây đồng hồ tôi vẫn c̣n thấy Lê Công Hoàn, Đại úy Lộc ở đằng sau. Từ giờ phút đó đối với tôi là một khúc rẽ cuộc đời.

 

Chiếc deux cheveaux rú lên ra đường Lê Thánh Tôn chạy ngang qua rạp Cinéma Rex, rẽ về tay phải, ngon trớn trên đường Lê Lợi. Đằng sau chiếc deux cheveaux một chiếc Land Rover đuổi theo. Trong đó có ông Cao Xuân Vỹ, cứ thế xe chạy măi đến Nha Thanh Niên ( ngôi nhà Đại Thế Giới cũ ) ở đường Đồng Khánh, tới đây ông Ngô Đ́nh Nhu và Tổng Thống chuyển xe.

 

Tôi theo Tổng Thống, Đại úy Bằng và ông Cao Xuân Vỹ tạm biệt Tổng Thống và ông Ngô Đ́nh Nhu. Và không ai ngờ rằng giờ phút gặp mặt cuối cùng là ở đây.

 

Lộ tŕnh của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm dời Dinh Gia Long rất đơn sơ và dễ dàng. Trên đường lánh nạn, phố xá vắng ngắt như tờ, tôi không thấy một anh lính chiến nào, thỉnh thoảng mới thấy một cảnh sát viên. Trong giờ ấy tôi c̣n bắt gập một chiếc Taxi đang chạy với một tốc độ thật nhanh.

 

Nhật Kư ĐỖ THỌ. Trang 206-207 – 211 – 212 – 213 – 216

 

Từ Dinh Gia Long đến Nha Thanh Niên Cộng Ḥa ( Ṣng bạc Đại Thế Giới cũ ) Tổng Thống Diệm, ông Ngô Đ́nh Nhu, chuyển qua chiếc Land Rover để đến nhà Mă Tuyên. Mă Tuyên là một bang trưởng của một nhóm người Huê kiều ở Chợ Lớn. Mă Tuyên c̣n là Thủ Lănh Thanh Niên Cộng Ḥa ở vùng này.

 

Đến nhà Mă Tuyên đúng vào lúc 8 giờ 45 tối. ( ngày 1 – 11 – 1963)

(.. .. .. )

Dời nhà Mă Tuyên khoảng lúc 5 giờ 15 sáng ngày 2 – 11 – 1963.

 

Vào khoảng 5 giờ sáng 2-11- 1963, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, ông Ngô Đ́nh Nhu và tôi xuống xe bước vào Nhà Thờ Cha Tam. ( CTHĐ: Ông Đỗ Thọ kể ông là người lái chiếc xe Land Rover từ nhà Mă Tuyên đến Nhà Thờ Cha Tam.)

 

Nhật Kư Đỗ Thọ. Trang 219 – 220  – 221 – 222- 223

 

Tổng Thống ra lệnh cho tôi lấy điện thoại của Nhà Xứ gọi về Tổng Tham Mưu  và cố gắng gặp cho được Tướng Trần Thiện Khiêm.

 

Tôi cầm điện thoại gọi ngay về Tổng Tham Mưu. Bên kia đầu dây xưng danh Đại tá Đỗ Mậu.

 

Tôi nói ngay:

“Thọ đây, thưa chú.”

Đại tá Đỗ Mậu hỏi:

“Cháu đang ở đâu? Ông cụ đi đâu?”

Tôi đáp:

“Tổng Thống muốn nói chuyện với Tướng Lănh.”

Đại tá nói:

“Các Tướng chưa ai đến, chỉ có Tướng Khiêm thường trực ở đây.

Tôi đợi trong nháy mắt th́ nghe tiếng Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm.

Tôi tŕnh bày ngay là tôi được lệnh Tổng Thống liên lạc với Hội Đồng Tướng Lănh, và hiện Tổng Thống đang ở tại Nhà Thờ Cha Tam, Chợ Lớn, Hội Đồng Tướng Lănh cử đại diện đem xe đến rước Tổng Thống về Tổng Tham Mưu.

Tướng Trần Thiện Khiêm nói:

“Được rồi. “Qua” sẽ tŕnh lên Trung Tướng Chủ Tịch. Nói với Tổng Thống yên tâm, sẽ có Tướng lănh xuống.”

(.. .. .. )

 

Tổng Thống Diệm vội vàng ra khỏi nhà thờ bằng cửa chính. Ông Nhu bén gót. Kế đó là linh mục và cuối cùng là tôi...

 

Hai chiếc xe bọc sắt M113 đỗ ngay trên sân nhà thờ. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đứng trên tầng cấp nh́n ra. Từ chiếc xe Jeep vừa đến, Đại tá Lắm tiến đến gần chào kính cẩn Tổng Thống Diệm, đằng sau có hai sĩ quan cấp úy mặc đồ trận nhẩy dù hộ tống. Sau này tôi mới biết đó là hai Đại úy, một Nhẩy Dù, một Thiết Giáp, hai ông cùng mang tên bắt đầu bằng chữ N.

 

Đại tá Lắm nói rất nhỏ chỉ vừa cho Tổng Thống và ông Ngô Đ́nh Nhu nghe. Thỉnh thoảng chỉ về hướng hai chiếc xe M113. Tổng Thống Diệm nhíu mày nh́n ông Ngô Đ́nh Nhu. Đại tá Lắm từ biệt, lên xe Jeep đi mất dạng. Tôi thấy xa xa bên ngoài đường có chiếc xe Jeep, trên xe có một vị Tướng nhưng tôi không nh́n rơ mặt.

 

Đại Tá Lắm đi rồi. Hai Đại úy cùng tên N. sấn đến bắt Tổng Thống Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu lên M113.

 

Tổng Thống Diệm không có phản ứng, ông Nhu bực bội ra mặt, ông nói với hai sĩ quan:

“Tổng Thống đây, tôi là Cố Vấn Tổng Thống. Đến đón Tổng Thống bằng xe này hả? Tôi phải nói chuyện với Tướng Minh, Tướng Đôn.”

 

Một sĩ quan nói:

 

“Chúng tôi được lệnh áp giải. Giờ này không c̣n ai là Tổng Thống nữa.”

 

Tổng Thống và ông Nhu giận lắm, nhưng không thể làm ǵ hơn trong hoàn cảnh này. Ông Nhu ném điếu thuốc đang hút xuống đất. Đoạn ông xô hai sĩ quan ấy ra xa. Tổng Thống nắm lấy vai áo ông Nhu như có ư cản ngăn.

 

Những sĩ quan đảo chánh nộ khí, tỏ ra dữ tợn trước hành động ngang bướng của ông Ngô Đ́nh Nhu. Sĩ quan mặc đồ Dù rút khẩu Colt 38 ra cầm tay.

 

Tôi không thấy cử chỉ chùn bước nào của Tổng Thống và ông Nhu trước hành động hăm dọa của vị sĩ quan đó.

 

Vài người lính trên xe M113 thấy cảnh xô đẩy đó chạy đến chĩa súng vào Tổng Thống Diệm và ông Nhu.

 

Ông Nhu quát lên:

“Đồ vô lễ...!”

 

Mấy người lính đẩy ông Nhu đến xe M113, mở cửa xe, đẩy ông vào. Ông Nhu cự nự. Đến lượt Tổng Thống Diệm bị đẩy tới bên xe.

 

Tôi chạy đến đưa chiếc cặp da, cái mũ dạ, cây ba-toong cho Tổng Thống. Đại úy Nhung giật những thứ đó từ tay tôi, tôi không đến được gần Tổng Thống.

 

Ngưng trích Nhật Kư ĐỖ THỌ

 

 

 

Công Tử Hà Đông: Khoảng năm 1981, hay 1982, tôi đọc thấy trên tờ Tuần Báo Văn Nghệ của bọn Văn Nghệ Giải Phóng Thành Hồ một bài viết về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

 

Bài báo kể chuyện năm xưa mỗi lần TT. Ngô Đ́nh Diệm đi kinh lư đến mấy tỉnh miền Tây, chính quyền sở tại kêu gọi dân chúng treo cờ, trang hoàng cửa nhà chào đón Tổng Thống. Dân lục tỉnh phản ứng bằng cách đem những cái chậu đất nung dùng để trồng cây ra xếp ở trước cửa nhà. Tên gọi những cái chậu này là “diệm,” việc chống đối ngầm ấy được bọn VC gọi là “chồng diệm đón Diệm.”

 

Đọc qua bài ấy, tôi nghĩ:

 

Chán mớ đời. Không có chuyện ǵ để viết, lôi cái chuyện cũ ś này ra châm biếm. Bố khỉ.

 

Với tôi lúc ấy chuyện Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị giết xưa quá rồi, chuyện không c̣n ǵ quan trọng với nhân dân Quốc Gia VNCH. Chuyện quan trọng bây giờ là chuyện Quốc Gia VNCH tiêu vong, Sài G̣n đầy cờ đỏ, nhân dân Quốc Gia VNCH chết thảm thương, những người dở sống, dở chết rên xiết trong gông cùm Bắc Cộng. Theo tôi những năm sau 1970 chẳng c̣n người dân VNCH nào nhớ TT. Ngô Đ́nh Diệm. Một trong những người không nhớ đó là tôi.

 

Từ năm 1995 tôi sang Hoa Kỳ, tôi thấy người Việt ở Mỹ, nhớ, nói, kể, viết rất nhiều về Công, Tội của TT. Ngô Đ́nh Diệm; vấn đề tại sao người Mỹ lật đổ chính quyền VNCH, ai là kẻ chủ mưu giết TT. Ngô Đ́nh Diệm, được người Việt ở Mỹ đặt ra. Thật nhiều Lời Khen, Tiếng Chê về TT. Ngô Đ́nh Diệm. Và hôm nay, một ngày Tháng 12 năm 2011, gần 50 năm sau ngày TT. Ngô Đ́nh Diệm – Vị Tổng Thống Thứ Nhất của Quốc Gia VNCH – bị bắn chết, tôi kể lại chuyện ông bị giết qua những trang Hồi Kư của ông Đại Úy Đỗ Thọ, một sĩ quan tùy viên của Tổng Thống.

Nhật Kư Đỗ Thọ giải toả sự théc méc của tôi về chuyện TT. Ngô Đ́nh Diệm có vệ sĩ hay không?

Như vậy là – theo Nhật Kư Đỗ Thọ – TT. Ngô Đ́nh Diệm không có vệ sĩ. “Vệ sĩ” tôi viết đây là loại vệ sĩ “Garde du corps”, như những “Bodyguard” của Tổng Thống John F. Kennedy.

 

Nhật Kư Đỗ Thọ 320 trang, có thể thu ngắn thành 50 trang. Trong thời gian Nhật Kư Đỗ Thọ đăng trên Nhật báo Hoà B́nh, tôi nghe nói có nhiều người tố cáo đó là Nhật Kư Dzởm, Nhật Kư do người dùng tên Đại Úy Đỗ Thọ để viết. Tôi lại nghe nói có người tố cáo “Đại úy Đỗ Thọ báo với Đại Tá Đỗ Mậu việc TT. Ngô Đ́nh Diệm đang ở trong Nhà Thờ Cha Tam.

 

Trong Nhật Kư Đỗ Thọ, có vài ḍng tác giả kể lướt qua chuyện ông bị nghi oan. Dường như – tôi nhớ không biết có đúng không – Đại Úy Đỗ Thọ đă qua đời.

 

Ḍng Thời Gian dài một ánh mây bay…

 

“.. Chiếc deux cheveaux đi ra cổng đường Pasteur, quẹo vào cửa sau Toà Đô Chính..”

Những ngày như lá, tháng như mây...!

 

Tôi tạm ngừng viết ở đây.


*  *  *

 

TT. Ngô Đ́nh Diệm không có vệ sĩ; nhưng bọn phản tướng, tụi khố xanh khố đỏ, được đào tạo bởi thực dân Pháp đều có tuỳ viên quân sự "vệ sĩ" cận vệ... tên Dương văn Minh có thằng vệ sĩ Nguyễn Văn Nhung và Trịnh Bá Lộc làm chó giữ nhà; tên Trần Thiện Khiêm có cựu Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận là tuỳ viên quân sự "vệ sĩ" cùng Phạm bá Hoa làm chó giữ nhà, Cẩu cao Cầy có Lư Huỳnh là cận vệ và Bằng Phong Đặng văn Âu chuyên chạy tội hoà hợp hoà giải cho chủ nhân v.v...  Cuộc đời thật trớ trêu, bọn đệ tử lính tráng, du thử du thực, bất tài đều có vệ sĩ cận vệ; c̣n vị lănh đạo không hề có vệ sĩ bảo vệ.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính