Hồi kư của “cậu bé Biên Ḥa”:

 

Tôi từng có một thời niên thiếu như thế (Giai đoạn 1959-1975).

 

 

 

Tôi sinh ra và lớn lên tại Biên Ḥa, một thành phố hiền ḥa nằm bên cạnh ḍng sông Đồng Nai thơ mộng.

 

Nhà tôi ở gần bệnh viện Phạm Hữu Chí (nay là bệnh viện Đồng Nai) – một nhà thương thí nơi chuyên chữa bệnh miễn phí cho mọi người, nơi đây không hề phân biệt người có tiền hoặc không, không hề từ chốι chữa bệnh cho người dân dù phí tổn cao như thế nào. Mọi người bệnh đều được đối xử b́nh đẳng như nhau.Tôi nhớ có một lần bị đạp phải gai nhọn trong ḷng bàn chân, bị mưng mủ, đau nhức kinh кhủnɢ, mẹ tôi đưa tôi vào bệnh viện này, các y tá & bác sĩ, tiếp chúng tôi một cách ân cần tử tế, với thái độ tôn trọng người bệnh mà không hề hách dịch hay gợi ư ṿi tiền hoặc quà cáp từ người nhà của tôi. Trên tường bệnh viện, tôi không hề thấy có khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” nào cả, nhưng thái độ cư xử ḥa nhă của nhân viên y tế ở đây không khác chi là mẹ hiền. Ngoài  cổng bệnh viện có một bảng hiệu cấm bóp kèn cho các loại  xe cộ để không ảnhhưởng đến người bệnh.

 

Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đă từng có một hệ thống y tế do dân v́ dân như vậy.

 

Phía đối diện bệnh viện là hội đồng xă B́nh Trước, có lần tôi theo mẹ vào văn pḥng xă để nhờ xác nhận giấy tờ, văn pḥng lúc ấy đông người nhưng trật tự, người trước người sau không hề ồn ào. Trên tường có bảng hiệu nhắc nhở “Xin giữ yên lặng” hoặc “Xin vui ḷng vắn tắt & rơ ràng”.

 

Cô chú công chức tiếp người dân một cách niềm nở tôn trọng, biết lắng nghe, giải quyết công việc nhanh chóng, không hề to tiếng, hạch sách hay ṿi vĩnh phong b́ từ người dân.

 

Khi đến tuổi làm thẻ căn cước, tôi vào ty cảnh sát Biên Ḥa để chụp h́nh, lăn tay. Mọi người trật tự. Các anh cảnh sát ở đây rất hiền ḥa, lịch sự và ân cần hướng dẫn mọi người, không hề hạch sách quấy nhiễu, quát nạt hay ṿi vĩnh gây phiền hà cho người dân.

 

Ty cảnh sát Biên Ḥa

 

Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đă từng có một hệ thống hành chính gọn nhẹ, phục vụ người dân hữu hiệu và lịch sự như vậy, chứ không phải “hành” dân là chính.

 

Ngày xưa, tôi đă từng biết về một xă hội mang đầy t́nh nhân văn qua cách cư xử của mọi người:

 

Tôi c̣n nhớ khi cha tôi mất vào năm 1973, khi  xe tang đưa linh cửu ông đến nơi an nghỉ sau cùng, ngồi trên  xe tang tôi quan sát thấy các anh cảnh sát, quân cảnh đang làm nhiệm vụ trên các giao lộ, khi gặp  xe tang đi ngang qua, các anh đứng nghiêm chào theo nghi thức quân cách. Và một điều ngạc nhiên lư thú khác là tôi thấy những người dân mà gia đ́nh tôi không quen biết, khi họ đi  xe gắn máy hoặc  xe đạp vượt qua  xe tang, không ai bảo ai, họ đều giở nón cúi đầu chào tiễn biệt cha tôi. H́nh ảnh này đă cho tôi một dấu ấn và cảm xúc thật mạnh mẽ. Sau này t́m hiểu, tôi mới biết đó là lề thói ứng xử thông thường của mọi người để tỏ ḷng tôn trọng đối với người đă khuất.

 

Vào thời ấy, mỗi khi ngồi học bài khuya, đến 10 giờ, tôi thường nghe từ radio hoặc TV nhắc nhở mọi người nên điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để không phiền ḷng hàng xóm.

 

Tôi c̣n nhớ mỗi sáng thứ hai chúng tôi làm lễ chào cờ ở trường tiểu học Nguyễn Du, khi quốc kỳ được kéo lên trong tiếng quốc ca vang lên của toàn thể học sinh, tôi thấy phía bên ngoài  cổng trường: chú xích lô dừng  xe lại, những người bộ hành đi ngang dừng lại và bà bán hàng rong cũng bỏ quang gánh, tất cả tự giác đứng nghiêm chỉnh hướng về quốc kỳ cùng hát quốc ca cho đến khi lễ chào cờ kết thúc. Ư thức công dân của người dân miền nam Việt Nam thời ấy là như thế.

 

 

Khi có dịp đi Saigon,tôi để ư thấy tại các giao  lộ, các loại  xe  lộ đều tự giác dừng lại khi đèn đỏ cho dù không có cảnh sát. Lúc ấy, không hề có chuyện vượt đèn đỏ chạy bạt mạng khi không có người kiểm soát.

 

Trong giao tế, cảm ơn và xin lỗi là câu nói thường xuyên của người dân thời ấy.

Ngày xưa thời niên thiếu của tôi đă từng có một xă hội tuy c̣n nhiều bất cập nhưng rất là văn minh và có được một nền dân trí cao như vậy.

 

Ngày xưa, tôi đă từng thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Nền giáo dục này đă dạy tôi làm người trước khi dạy tôi học thức.

 

Năm 1966, tôi vào học lớp năm (nay là lớp một) tại trường tiểu học Nguyễn Du, trên tường của lớp học vỡ ḷng này có một câu cách ngôn “Tiên học lễ hậu học văn” treo cố định suốt cả một năm học. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu đó là tiêu chuẩn căn bản của nền giáo dục VNCH.

 

Tôi đă từng có những thầy cô ở bậc tiểu học tận tâm giảng dạy cho tôi những bài học rèn luyện nhân cách qua sách giáo khoa như: Em tập tính tốt, Các bài tập đọc, sử kư, địa lư, khoa học thường thức, những bài học thuộc ḷng từ quốc văn giáo khoa thư, Gia huấn ca, Nhị thập tứ hiếu, Tâm hồn cao thượng … Các giáo tŕnh này đề cao các giá trị lịch sử, dân tộc, tự chủ, nghệ thuật,văn hóa … để rèn luyện cho học sinh giỏi về kiến thức tổng quát và có tấm ḷng nhân hậu yêu nước thương ṇi, có ḷng biết ơn mọi người trong xă hội.

 

Bậc tiểu học, hàng tuần thầy cô giáo đều viết lên bảng câu cách ngôn của tuần từ các ca dao tục ngữ ẩn chứa triết lư t́nh thương để in sâu vào tâm khảm của học sinh. Hàng tháng thầy cô thiết lập bảng danh dự để xếp hạng học sinh theo điểm số. Ngày ấy phẩm chất học sinh được phân loại rơ ràng chính xác chứ không hề có t́nh trạng nhà trường chạy theo thành tích với tỷ lệ 100% học sinh giỏi không có yếu kém!

 

 

Năm 1970, tôi vào trường Trung học công lập Ngô Quyền sau một kỳ thi tuyển sinh đệ thất (nay là lớp 6) đầy gay go nhưng cũng rất công bằng. Ở bậc trung học, tôi đă có những vị giáo sư tận tâm truyền đạt cho tôi kiến thức tổng quát, ư thức công dân và dạy cho chúng tôi về Công pháp quốc tế, Tam quyền phân lập, về giá trị của một xă hội tự do, dân chủ. Khi học lớp 9, chúng tôi đă được thầy luyện cho kỹ năng thuyết tŕnh trước đám đông, tập tính phản biện và biết phân tích, so sánh đối chiếu, biết tranh luận trước những vấn đề mà chúng tôi không đồng ư, chứ không phải răm rắp cúi đầu nghe theo một chiều từ người khác như bầy cừu mà không dám phản kháng.

 

Ngày xưa Biên Ḥa quê tôi có nhà sách Huỳnh Hiệp bán đủ mọi thể loại sách rất đa dạng phong phú từ nhiều tác giả khác nhau, từ nhiều quan điểm khác nhau, không có vùng cấm. Ở nơi ấy, không cần mua sách, nhưng tôi có thể tự do thoải mái đọc “cọp” tất cả các loại sách ḿnh ưa thích mà không bị trở ngại nào. Chúng tôi thường gọi nhà sách này là thư viện tri thức cho học sinh nghèo.

 

Thời niên thiếu đă đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm tuyệt vời và tự hào về một xă hội tươi đẹp mà tôi đă từng sống.

 

Nhưng một thời hoa mộng ấy đă thật sự kết thúc một cách oan nghiệt vào cuối tháng 4 năm 1975 khi tôi 16 tuổi.

 

Giờ đây, khi thời gian qua nhanh tuổi đờι đă xế, trí nhớ đôi lúc cũng c̣n lẫn  lộn, nhưng quên ǵ th́ quên, tôi không thể nào quên được những năm tháng được sống trong một xă hội hiền lương tốt đẹp, dù ở trong thời kỳ chιến tranh khốc liệt nhất. Tôi không thể nào quên được ngày xưa tôi đă từng có một thời niên thiếu như thế. Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đă từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Ḥa văn minh và nhân bản như thế trong quá khứ, mà thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào t́m lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi.

 

 

Hiep Phan

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính