Sức mạnh t́nh chiến hữu
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Ba hồi kẻng báo thức chưa dứt là Lực đă có mặt ở đầu hàng tù nhân đứng chờ giờ mở cửa. Họ có mười lăm phút đồng hồ để làm vệ sinh thân thể mỗi buổi sáng.
Cánh cửa pḥng giam vừa hé mở, Lực phóng thẳng đến khu vệ sinh. Nhu cầu trước tiên trong ngày là giải quyết cấp bách cái ruột già chứa đầy chất cặn bă của các món "cải thiện" không lấy ǵ bổ dưỡng chỉ cốt cho qua cơn đói cồn cào ruột gan của ngày hôm qua.
Trần Xuân Lực gốc người Hà Nội, di cư vào Nam sau hiệp định Genève 1954. Gia đ́nh anh sống tại một thị trấn nhỏ của một tỉnh ở miền Trung. Ông bố dạy học ở trường tiểu học trong làng. Mẹ Lực có một quày bán hàng vải nằm ngay trung tâm thị trấn. Gia đ́nh Lực tuy không giàu có, nhưng với số tiền lương công chức của bố và tiền thu nhập của mẹ, cuộc sống trong gia đ́nh cũng sung túc hơn nhiều người.
Những năm 59, 60 tại địa phương Lực ở đă bắt đầu xảy ra những xáo động vào ban đêm. Cán bộ Cộng sản được gài lại hầu như đồng loạt đi hoạt động tuyên truyền tại khắp các vùng hẻo lánh.
Không khí thanh toán, hận thù bắt đầu bao phủ khu thị trấn yên lành này. Mọi người lo sợ, không biết bao giờ những kẻ lạ mặt thường xuất hiện về đêm sẽ gieo tai họa cho dân lành chỉ biết bám vào ruộng đồng và ngôi chợ. Trước t́nh h́nh ấy, bố mẹ Lực đă chuẩn bị rời bỏ thị trấn này.
Mùa mưa năm đó đến rất sớm. Nước sông dâng lên làm ngập cả một vùng mênh mông. Mưa tối trời tối đất. Nước xối xả tuôn tràn tạo thành trăm ngàn ḍng thác đổ xuống từ đỉnh núi cao. Nước tràn đồng lênh láng. Những xóm làng dọc hai bên bờ sông chỉ c̣n nhấp nhô mấy nóc nhà cao. Ḍng nước lũ cuốn phăng tất cả. Xác súc vật chết trôi lễnh nghễnh. Năm ngày sau, cơn mưa mới dứt. Nước lụt từ từ rút dần để trơ lại cảnh nhà vườn xơ xác tiêu điều. Người dân không c̣n miếng ăn. Chính quyền Quốc gia phải cấp tốc chở thực phẩm đến cứu trợ.
Mưa làm sập hầm bí mật, cuốn trôi tất cả thức ăn dự trữ trên rừng. Bọn Việt Cộng nằm vùng và số người hồi kết sống trên căn cứ địa tận núi cao, chờ khi màn đêm bao phủ là xục xạo vào làng và thị trấn, buộc dân đóng thuế bằng những món hàng cứu lụt. Sau mấy ngày bị ngập nước, chúng hành động chẳng khác ǵ bầy chuột đói tràn xuống đồng bằng rúc rỉa dân nghèo. Người nào có thái độ chống đối hay chỉ trích lối đánh thuế theo kiểu cướp ngày là bị ghi vào sổ đen.
Không đầy hai tháng sau, trong một đêm tối trời, ba người lạ mặt xông vào nhà bắt thầy giáo Hoàng, bố của Lực dẫn đi. Sáng sớm hôm sau, dân trong vùng phát hiện xác ông bị bắn chết nằm bên ven rừng cầy. Trên ngực áo có ghim một mảnh giấy gọi là: “Bản án của quân Giải phóng” có nội dung rất hồ đồ: “Tên Quốc Dân đảng phản động đă đến ngày đền tội”.
Trong cơn đau buồn, uất ức, mẹ Lực lâm trọng bịnh rồi qua đời. Lực bấy giờ trở thành đứa trẻ mồ côi. Vừa tṛn 15 tuổi, anh được người chú gởi vào trường Thiếu sinh quân.
o0o
Trước tháng 4, 1975, Lực mang cấp bậc Đại uư Công binh bị cộng quân bắt sống trên tuyến đường rút lui về tỉnh lỵ. Vợ và hai đứa con đă di tản vào Sài G̣n trước khi các tỉnh miền Trung rơi vào tay quân Bắc Việt. Từ ngày đó, Lực mất hẳn tin tức gia đ́nh và suốt mấy năm tù chưa hề được một lần thăm nuôi.
Những ngày cuối tuần, bạn bè háo hức chờ đợi được gọi tên gặp thân nhân. Riêng Lực chỉ biết chú tâm vào cái nghề khắc bản gỗ. Anh đă học được nghề nầy từ một thuộc cấp chuyên ngành điêu khắc trong đơn vị.
Khởi đầu, trong lúc nhàn rỗi, Lực khắc chơi tên ḿnh vào mảnh gỗ đơn sơ. Thấy đẹp, cán bộ bắt anh khắc tên cuả họ trên những bản gỗ công phu hơn. Nhờ khéo tay và óc sáng tạo Lực trở thành “điêu khắc gia” bất đắc dĩ chuyên thực hiện những bức tranh điêu khắc cho cán bộ từ cấp nhỏ đến cấp lớn.
Công việc mỗi ngày thêm bề bộn. Từ chỗ “làm ăn nhỏ” tiến lên “sản xuất lớn”. Trước, Lực hành nghề trong nội bộ, bây giờ phát triển lên toàn tổng trại và lan sang cả Trung đoàn bộ. Gỗ lồng mứt do toán tù đi rừng đốn mang về, toán thợ cưa xẻ thành ván, đội thợ mộc bào láng mặt. Lộc chỉ lo phác họa h́nh ảnh và khắc vào bản gỗ.
Mùa lúa chín đă vàng đồng. Đợt thu hoạch vụ hè-thu lại bắt đầu. Các đội tù được xuất trại sớm hơn thường lệ. Mọi công tác đều phải ngưng lại, ngoại trừ toán nhà bếp và chăn nuôi. Riêng “điêu khắc gia” Trần Xuân Lực được lệnh ở lại trại khắc cho xong bức tranh của quản giáo T. để kịp mang về Bắc nhân chuyến nghỉ phép.
Lực làm việc tại trại nhưng cũng không kém phần vất vả, bởi bức tranh có khá nhiều chi tiết phức tạp: Một thiếu nữ khỏa thân đứng bên dưới tàng dừa nh́n ra mặt biển có chiếc thuyền buồm bồng bềnh trên sóng. Màu trắng mịn của loại gỗ lồng mức chẳng khác ǵ màu da trắng ngà của người con gái ngoài đời. Bộ ngực căng đầy cùng với cặp đùi thon dài thêm chiếc mông khêu gợi đă làm cho con mắt “chuyên chính vô sản” mê mẫn.
Bầy cán bộ tranh nhau đặt hàng. Lực điên đầu bởi sự hối thúc, hăm dọa nếu không được ưu tiên. Nghề của Lực trở thành mối hành hạ lại anh. Để được công b́nh, Lực đề nghị cán bộ theo qui tắc nếp sống “văn hóa mới” ghi tên theo thứ tự. Người nào muốn lên ưu tiên phải được sự đồng ư của người ghi trước. Với số lượng hàng đặt ấy, Lực phải làm hết tháng này qua tháng khác.
o0o
Chính uỷ Sư đoàn bất ngờ đến thanh tra trại tù. Mọi người đều ra ruộng, lán trại trống vắng, chỉ c̣n Lực đang ung dung ngồi trên sạp khắc bức tranh. Cán bộ chính uỷ rất ngạc nhiên khi thấy Lực vẫn điềm nhiên ngồi làm việc. Đến gần nh́n vào bức tranh, da mặt cán bộ Chính uỷ từ màu xám ngoét của bịnh sốt rét kinh niên đổi sang màu đỏ bầm. Cơn tức giận dồn vào đôi mắt làm nổi lên những đường gân máu đỏ. Tiếng gầm gừ phát ra từ đôi hàm răng nghiến lại. Luồng máu sát nhân đang thôi thúc y xuống tay giết người! Nhưng hắn kịp gh́m lại vội giật bức tranh trên tay Lực và cả gói đồ nghề bỏ vào túi dết rồi ra lệnh vệ binh giải Lực về Trung đoàn bộ.
Sau hai ngày bắt khai báo và viết bản tự kiểm, Lực được áp giải về lại trại để thi hành kỷ luật.
Bản án kết tội Lực được công bố trên toàn tổng trại như sau:
“Tên Trần Xuân Lực, Đai úy Ngụy quân đă dùng sách lược Tâm lư chiến của Mỹ Ngụy cố t́nh đầu độc cán bộ bằng h́nh ảnh đồi trụy. Y đă khắc những bức h́nh không lành mạnh, làm băng hoại tinh thần đạo đức cách mạng của người chiến sĩ quân đội nhân dân. Y đă trốn tránh lao động, phá hoại tài sản xă hội chủ nghĩa. Toàn bộ hành động trên là ư đồ chống phá đảng và nhà nước. Nay quyết định trừng phạt Trần Xuân Lực 10 ngày cùm sấp hai chân,7 ngày nhốt hầm kỷ luật, cắt giảm tiêu chuẩn phần ăn và cấm thăm nuôi sáu tháng”.
Sau hơn hai tuần lễ thọ h́nh, khuôn mặt anh tóp lại, trông dài ra. Đôi má trũng sâu làm nổi bật bộ râu quai nón tua tủa như h́nh Chúa Ki-tô bị đóng đinh trên thập tự giá. Lực ra khỏi nhà cùm đúng ngày Chúa nhật, bạn hữu đăi anh bằng bữa cháo gà và chè nếp.
Có một điều, anh em tự hỏi là tại sao Lực không t́m nơi kín đáo ngồi làm việc hoặc giấu bức tranh khi cán bộ chính uỷ vào lán?
Nhân lúc này, Lực thổ lộ:
“Biết việc làm của ḿnh khá nguy hiểm, nhưng đây là dịp để triệt hạ tên quản giáo T. Hắn luôn tự thần thánh hóa bản thân ḿnh bằng cái mặt nạ đạo đức cách mạng để che giấu cái tâm địa ti tiện và bản chất dâm ô của ḿnh.”
T. là một hung thần đối với tù. Hắn xục xạo, ŕnh rập, cố bắt những tù nhân vi phạm nội quy. Tù kiếm được khúc sắn, ngọn rau mà y bắt gặp là bị hành hạ bằng những tờ kiểm điểm. Hắn bắt viết đi viết lại nhiều lần với lư do chưa thành khẩn. Mặt hắn lúc nào cũng vênh váo của kẻ chiến thắng, nhục mạ tù bằng những lời hạ cấp, xấc xược, không giấu giếm ḷng hận thù đối với tù chính trị.
Có lần hắn thẳng thừng tuyên bố: “Thằng pháo binh ngụy đă lấy mất bắp chân trái này đây, thằng giặc lái đă múc của tao con mắt phải này. Chúng bay có trả lại được phần thân thể của tao đă mất”? Kẻ thua trận chỉ c̣n ngậm đắng nuốt cay trước lối lư luận hàm hồ!
Nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4, ban Giám thị ra lệnh các đội tù thực hiện tờ báo tường. Nhóm phụ trách được tuyển chọn gồm ba người. Công tác đầu tiên là phát họa một bức tranh mô tả đoàn quân chiến thắng tiến vào thành phố. Đi đầu là lá cờ đỏ sao vàng phất phới bay. Tiếp sau là đơn vị bộ binh cùng những chiến xa yểm trợ chĩa ṇng trọng pháo hướng về phía trước. Nền phông của bức tranh là dăy núi xanh mờ từ xa.
Khi hoàn tất, nhóm phụ trách mời quản giáo T. đến duyệt xét. Nhóm ba người yên chí là sẽ được những lời khen ngợi, bởi bức tranh mang nội dung hợp với tinh thần ngày lễ, màu sắc khá hài ḥa, h́nh ảnh lại vô cùng sống động.
T xem bức họa một hồi lâu rồi đưa cặp mắt xoi mói về phía ba tác giả với một giọng lạnh lùng, đay nghiến:
.“Hừm, đến giờ này mà các anh c̣n ngấm ngầm chống lại tổ quốc” Hắn ngừng nói, hít một hơi thuốc rồi tiếp:
“Nầy nhé: các anh vẽ ṇng súng hướng vào lá cờ là các anh có ư đồ kêu gọi bọn phản động tấn công vào chính quyền cách mạng. Lá quốc kỳ là tượng trưng cho tổ quốc mà tổ quốc là Đảng và chính quyền. C̣n nữa, phía sau đoàn quân là rừng núi, rơ ràng các anh muốn chơi xỏ những chiến sĩ cách mạng của chúng tôi là những thằng Mán xuống đồng!”
Nói xong, hắn cuốn bức tranh mang về ban giám thị. Ngày hôm sau, hắn ra lệnh cho ba người phụ trách tờ bích báo viết tự kiểm, phải xoáy vào trọng điểm: có tư tưởng che giấu ư đồ phản động. Kết quả, ba nạn nhân của bức tranh “đoàn quân chiến thắng trở về” bị nhốt tại pḥng kiên giam bảy ngày, cùm chân ba hôm với lư do: lợi dụng vẽ tranh để hô hào nổi dậy chống Đảng và nhà nước, làm sai lạc ư nghĩa ngày lễ, hạ thấp giá trị người chiến sĩ cách mạng.
Tục ngữ ta có câu: “Bói ra ma quét nhà ra rác”. Ma và rác ở đây lại được moi ra từ bức tranh để nâng lên hàng quan điểm. Chỉ tội nghiệp cho nhóm ba người đă bỏ công sức trong giờ nghỉ để trở thành công cốc chuốc họa vào thân. Anh em tù th́ có được một trận cười thỏa thích trước lư luận của "loài cáo xem tranh"! Nhờ biến cố đó mà những ngày lễ lớn sau này tù khỏi phải khốn khổ v́ báo tường!
Lực cố t́nh để cán bộ Chính ủy Sư đoàn bắt quả tang bức tranh với mục đích đẩy tên quản giáo T. đầy nham hiểm nầy ra khỏi trại. Lộc đă viết bản khai báo cụ thể là làm theo lệnh cán bộ T. với h́nh ảnh cô gái lõa thể là do chính tay quản giáo T phác họa và buộc Lực phải vẽ theo sở thích cuả ông ta. Bức tranh phải khắc cho xong kịp ngày ông đi phép mang về Bắc. Ngoài ra anh c̣n liệt kê tất cả những cán bộ có tên trong danh sách đặt hàng.
Đúng với sự mong muốn của Lực và toàn thể tù nhân trong trại, tên quản giáo T. bị chuyển đi nơi khác và nghe đâu c̣n bị kỷ luật nặng nề. Để tránh lây nhiễm “dịch mê h́nh đồi trụy” số cán bộ quản giáo và vệ binh cũ đều được thay thế bằng loạt người mới.
o0o
Mùa trăng Trung Thu thứ ba đến với tù nhân. Niềm hy vọng đoàn tụ với gia đ́nh hoàn toàn tiêu tan trong ḷng mọi người. Cái mốc “mười ngày mang gạo đi học tập” của cộng sản chẳng ai ngờ nó kéo dài đến mười năm, mười lăm năm.
Xưa Lưu Thần Nguyễn Triệu lạc vào động tiên vui hưởng một năm, khi trở về trần gian mất trăm năm. Giờ đây, sống một ngày ở chốn “thiên đường cộng sản” dài đằng đẵng bằng một năm địa ngục!
“Chính sách khoan hồng nhân đạo” của đảng và nhà nước là thế đấy. Giết người không tuyên án, bỏ tù không xét xử… Sau ngày 30/4/1975, Hà Nội đă thủ tiêu, sát hại biết bao nhiêu cán bộ Quân Cán Chính của miền Nam mà có tổ chức quốc tế nào đứng ra thống kê số nạn nhân ấy?
Một bằng chứng cụ thể, chỉ trong một xă của Quận Nghĩa Hành thuộc tỉnh Quảng Ngăi, VC đă tập trung số người cộng tác với chế độ cũ về tŕnh diện địa phương trên dưới một trăm người. Du kích dồn họ vào trong một căn hầm chỉ huy của một tiền đồn cũ rồi cho nổ ḿn làm sập hầm chôn sống trọn gói.
Mười lăm năm sau, một nạn nhân (Trung trưởng Nghĩa quân) trong căn hầm ấy xuất hiện, như bóng ma đội mồ sống dậy. Mười lăm năm sợ lưng mật, mười lăm năm mai danh ẩn tích không dám đối mặt với người quen thân. Anh là người sống sót duy nhất trong căn hầm đó, thoát chết một cách hết sức kỳ diệụ. Mười quả ḿn nối dây chuyền phát nổ không có lực nào có thể chịu đựng sức ép cả ngàn cân thế mà anh vẫn sống. Khi tỉnh dậy thấy lỗ hổng trên đầu, anh dồn tàn lực vào đôi tay moi đất thoát ra ngoài.
Anh thất thểu đi trong bóng đêm mà tưởng chừng như đi giữa miền âm phủ. Vào đến đất Sài G̣n, anh thay họ đổi tên, sống lây lất đơn độc suốt mười lăm năm. Mười lăm năm, thời gian đủ để hận thù phôi pha - anh nghĩ thế, và quyết định về quê để báo tin cho các thân nhân những người đă chết. Trước áp lực của số người dân hoạt động cơ sở và đảng viên bất mản, chính quyền địa phương đành cho phép gia đ́nh các nạn nhân quật hầm nhận cốt người thân.
Một nhà báo Pháp đă viết về chủ nghĩa Cộng sản bao gồm bốn chữ M: Mensonge, Meurtre, Misère và Menace, có nghĩa là Lừa dối, Giết chóc, Đói khổ và Khủng bố. Thật vậy, có sống trong chế độ Cộng sản mới cảm nhận chính xác về nhận định này. Trước kia, câu nói: “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào miền Nam rất thờ ơ trước ư nghĩa của nó, nhưng sau khi sống với Cộng sản một thời gian, người dân mới thấy thấm thía và thán phục sự chính xác có tính cách tiên tri của lời cảnh cáo ấy.
o0o
Đêm rằm tháng Tám, ánh trăng sáng vằng vặc trên miền thung lũng. Núi rừng vây quanh khu trại giam như be bờ kiên cố cho cái hố tử thần. Ánh trăng xuyên qua mái lá, lồng qua cửa liếp khiến cho tù nhân ray rứt thêm nỗi nhớ nhà. Những kỷ niệm thời vàng son lần lượt hiện ra như đoạn phim chiếu chậm trong trí nhớ người tù.
Mùa Trung Thu là mùa Tết Nhi Đồng nhưng cũng là mùa hạnh phúc của những gia đ́nh có trẻ thơ. Nh́n trăng, tù lại nhớ đến bánh Trung thu ngày nào. Những chiếc bánh nướng thơm mùi nhân thịt, mùi trứng béo ngậy và ngon ngọt. Thế là nước bọt tiết ra làm cho bao tử bào xót kéo người tù trở về với thực tại phũ phàng khiến cơn đói đang hành hạ họ tăng thêm gấp bội, tàn nhẫn hơn, khốn khổ hơn!
Những dăy nhà tranh vách nứa san sát dưới chân đồi vây quanh một khu đất rộng như ngâm ḿnh trong ánh trăng. Tiếng dế, tiếng ễnh ương nhịp đều cùng tiếng vượn hú từ xa vọng về tạo thành một âm thanh năo nề giữa rừng đêm tĩnh mịch. Bỗng, những tiếng bốp! hự! bịch! hộc! nổi lên liên tiếp rồi tiếng la ú ớ vang lên ngoài sân. Anh em tù nhốn nháo nh́n qua cửa liếp thấy Trần Xuân Lực bị bốn tên bộ đội trụ bốn góc thay nhau đấm đá vào người như thoi vào bao cát tập vơ. Anh muốn thoát thân hướng nào cũng đều bị chận đánh. Chúng vừa đánh vừa đẩy Lộc ra cửa sau của rào vi trại. Biết được âm mưu muốn ám hại ḿnh, Lực bèn dồn hết tàn lực lao vào tên đứng trước mặt. Với cú đẩy bất ngờ ấy, tên bộ đội bật ngă xuống đất. Thừa cơ hội Lực phóng thẳng vào dăy nhà gần đó.
Bốn tên sát thủ liền đuổi theo. Rất bất ngờ, gần một trăm bạn tù trong căn lán Lực đang trốn, không ai bảo ai đồng loạt ùa đến khung cửa độc nhất bít ngay lối vào. Bọn bộ đội côn đồ cố lách ḿnh vào giữa đám đông. Nhưng với lực trụ của một trăm con người như những chiếc nêm đóng chặt vào khung cửa, chúng đành lui ra.
Đứng ngoài sân, một tên quát lớn:
“Nghe đây, ông ra lệnh chúng mầy phải giải tán ngay, về chỗ nằm, kẻ nào không thi hành sẽ bị bắn bỏ!”
Một sự yên lặng nặng nề đầy thách thức. Giờ phút nầy anh em tù không c̣n là những cá thể riêng rẽ nữa. Họ hiện hữu như một thực thể có một quả tim duy nhất và chung cùng một ḍng máu luân lưu trong cái phần đại thể đó. Mọi hành động bỗng nhiên rập ràng, nhanh nhẹn. T́nh chiến hữu dâng cao vượt lên trên mọi sợ hăi. Máu căm phẫn chảy rần rật trong từng mỗi tế bào. Tuy vậy, họ đă kiềm chế được một hành động có thể gây tai hại là tràn ra ngoài sân đánh gục bốn tên bộ đội để trả đ̣n cho Lực. Họ vẫn giữ đúng nội quy không ra khỏi pḥng giam khi tối trời, nhưng tù có quyền ngăn chận hành động trái phép của những người không trách nhiệm đột nhập vào trại tù giữa đêm khuya.
Trước sức cản của khối người nơi khung cửa, chúng biết khó đột nhập vào trong bèn rút dao găm ra hăm dọa. Bỗng, có tiếng người la lớn: “Hăy cứu chúng tôi, có người hành hung tù!” Tức th́, bạn tù trong chín dăy nhà c̣n lại trong toàn khu trại đồng loạt la lên: “Có người hành hung tù, có người hành hung tù!...” Cứ như thế, tiếng la ḥa thành một vang cả một góc trời. Trong sự đồng cảm h́nh như mọi biểu hiện đều rập ràn, tiếng la cầu cứu nhịp nhàng cùng âm lượng. Bởi vậy mà tiếng kêu cứu trong đêm của gần một ngàn tù nhân làm tăng thêm sức mạnh tinh thần cho nhau.
Không ngờ tù phản ứng quá mănh liệt trước hành động phi pháp của mình, bốn tên bộ đội hoảng hốt kéo nhau chuồn khỏi trại.
Ai là người đứng sau lưng chủ trương hành hung Trần Xuân Lực giữa đêm khuya, ban Giám thị, tên Quản giáo T hay cả nhóm cán bộ bị Lực tố cáo? chẳng biết nữa. Duy có một điều chắc chắn là đêm ấy c̣n hai tên bộ đội khác chỉa súng đứng chờ ngoài hàng rào phía cổng sau sẵn sàng nổ súng một khi Lưc bị đám côn đồ đẩy ra khỏi rào vi. Cái chết của người tù ngoài rào vi trong đêm khuya là lý do chánh đáng dành cho tù trốn trại. Bộ đội đảng ta muốn giết Lực để trả thù !
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích