Nhớ lại cuộc thảm sát Thanh Bồ - Đức Lợi, Đà Nẵng

24-8-1964

(Phần 2/2)

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

 

Cuộc Thảm Sát Bắt Đầu:


Khi nói đến Thanh Bồ, th́ nhiều người đều có kèm theo Đức Lợi; v́ phường Thanh Bồ nằm phía mặt tiền, cổng quay mặt ra đường Đống Đa, c̣n phường Đức Lợi lại nằm phía sau Thanh Bồ sát bờ biển. Ngoài chiếc cổng nhỏ ở góc đường Bạch Đằng, người dân Đức Lợi và Thanh Bồ thường ra vào thành phố cùng một cánh cổng chính dẫn ra đường Đống Đa. Ngoài ra, hai khu này đa số là đồng bào miền Bắc di cư. Bởi thế, mọi người đều gọi chung là Thanh Bồ-Đức Lợi.

Sau khi đốt cháy ṭa Thị Chính Đà Nẵng, các thầy chùa như: Thích Minh Chiếu, Thích Như Huệ, Thích Hạnh Đạo... và những hạ bộ như: Phan Xuân Huy, La Thành Tỵ... là đám cầm đầu ra lệnh cho đoàn “biểu t́nh” đi thẳng xuống Thanh Bồ- Đức Lợi.


Lúc “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc” đến trước một cao ốc cho Mỹ thuê, phía trái cánh cổng Thanh Bồ, quay mặt ra đường Đống Đa. Đám này đă kiếm chuyện gây hấn với các nữ công nhân tại cao ốc này, chúng hét to bằng những lời lẽ hạ cấp, tục tĩu, vô giáo dục nhưng tôi chỉ ghi lại một câu thôi, nguyên văn như sau:


“Ê! Mấy con đĩ Mỹ... Mấy con đĩ Mỹ...


Lúc đó, các nữ công nhân đang lau nhà ở lầu 01. Bỗng nghe những lời lẽ ấy. Tự ái và danh dự bị tổn thương. Nên trong số người đó, có chị Phạm Thị Liễu quê ở xă Kỳ Hà, Quảng Tín, ra Đà Nẵng làm công. V́ uất ức nên chị Liễu đă bưng nguyên xô nước bẩn đang lau nhà đem tạt thẳng xuống đầu đám “Phật giáo Cứu quốc”.

Việc làm này của chị Liễu, nếu b́nh tâm mà suy xét, th́ không thể trách chị được. Bởi các chị ấy, là những người dân từ các làng quê đă bị Việt cộng đánh chiếm, hoặc đă mất an ninh v́ sợ bị Việt cộng bắt đưa lên rừng núi làm du kích, nên họ đă chạy về thành phố, nhưng chính quyền lại vô trách nhiệm, chẳng hề giúp đỡ một chút ǵ cả, nên họ phải tự t́m cách để mưu sinh. Họ là những phụ nữ thật đáng thương. Ngược lại, “Phật giáo cứu quốc” chẳng những không hề thương xót mà lại c̣n buông những lời hạ nhục họ nữa?!!!


Nhưng, mọi chuyện chưa kết thúc ở đó. V́ sau khi bị tạt nước lau nhà, “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc” đă dùng gạch vụn, đá ném lên ṭa cao ốc này, làm mấy cánh cửa kiếng vỡ tan. Thấy vậy, một người Hoa Kỳ mới dọa bằng cách lấy súng tùy thân bắn mấy phát chỉ thiên. Rồi bảo công nhân vào nhà đóng cửa lại.

Không làm ǵ được chị Liễu. “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” bèn kéo nhau tới trước cổng Thanh Bồ. Tay múa gậy, mồm la hét:


“Cần Lao ác ôn! Chúng mầy ở trong nầy! Chúng mầy ra đây! Chúng mầy không ra, th́ chúng tao cũng vô lôi cổ chúng mầy ra mà đánh cho chết hết.


Tiếp theo là những tiếng hét to hơn:


“Bọn Cần Lao ác ôn, chúng nó ở trong nầy! Vô đi! Vô đi! Giết sạch hết đi!”


Nghe những tiếng la hét như thế, đồng bào có mặt ở đó cứ tưởng là chúng la cho đỡ tức, v́ bị tạt nước bẩn. Không ai ngờ là chúng giết người thật.



Thanh Bồ-Đức Lợi Máu Lửa:


Khi nghe những tiếng la hét vang dậy của “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc”, và thấy đồng bào hoảng hốt, v́ Thanh Bồ-Đức Lợi cũng là khu Tổng kho, trong đó gồm có: Kho gạo, kho lương thực… Nên các chủ kho là những người đă có sáng kiến xây dựng lên chiếc cổng, mục đích để bảo vệ an ninh và tài sản của các kho. Họ thấy lo sợ nên đă bảo hai thiếu niên Pḥng Vệ Dân Sự (PVDS) ra đóng cổng lại.


Thấy vậy, “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc” liền xúm nhau xông vào phá cổng và túm lấy hai thiếu niên, rồi dùng gậy gộc, gạch, đá, nắm đấm, chân giày cùng nhau vào đấm, đá, đánh, đạp vào tấm thân gầy yếu của hai em, cho đến khi cả hai thiếu niên đều gục chết!


Thương xót hai em, một Hạ sĩ quan Không quân không biết từ đâu chạy ra t́m lời phân giải. Th́ lập tức cũng bị “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” vồ lấy vị quân nhân, rồi cũng dùng gậy gộc, gạch, đá, đánh anh cho đến khi chết hẳn!

Nhưng “Phật Giáo Cứu Quốc” cũng chưa chịu buông tha. Mà chúng cùng nhau bẻ dây kẽm gai ở bờ tường rào, đem cột vào cổ hai thiếu niên và vị quân nhân. Rồi chúng xúm nhau đem treo cả ba cái xác chết này lên cổng Thanh Bồ mới hả dạ.

Trước mắt mọi người lúc ấy. Xác chết của hai em bé, và vị quân nhân bị treo lơ lửng trên cổng Thanh Bồ. Mọi người đều bàng hoàng, đau xót khi nh́n thấy hai cái cổ của hai em bị găy nơi bị cột dây thép, máu ứa ra từ những chỗ có mắt kẽm gai đâm vào. Đầu ngă sang một bên. Áo quần đẫm máu. Cả khuôn mặt đă biến dạng, sưng vù. Bốn ḍng máu đỏ sẫm ứa ra từ hai chiếc miệng của hai em dù đă chết. Nhưng bốn con mắt ngây thơ của hai em đều mở to như đang nh́n xuống đám “người” đă nhân danh là “Lực Lượng Phật Giáo Cứu Quốc”!!!


Nhưng chưa hết đâu. Bởi trong cơn say máu người “Phật Giáo Cứu Quốc” đă ồ ạt xông vào khu dân cư Thanh Bồ-Đức Lợi. Tay vung gậy gộc, gạch, đá mồm la hét:

“Cần lao ác ôn đâu!… Giết hết …! ”


Rồi có những tiêng la to:


“Hăy đốt nhà chúng nó! Đốt hết! Đốt sạch đi!”


Chúng cũng đă dùng loa phóng thanh kêu gọi:


“Yêu cầu đồng bào Quảng Nam, hăy mau mau tách rời khỏi dân Bắc cầy, và gia hăy nhập vào Lực lượng Phật giáo Cứu quốc, th́ nhà sẽ được chừa ra không bị đốt.”


Nhưng đồng bào Quảng Nam chẳng có một người nào chịu nghe lời của chúng cả. V́ chỉ có người ngu tới tin là “Gia nhập LLPGCQ, th́ nhà sẽ được chừa ra không bị đốt”. V́ lửa đâu có biết phân biệt cái nhà nào là của người Quảng hay người Bắc. Bởi nhà cửa liền kề nhau, hễ đốt một cái là nó sẽ lan ra cháy sạch hết cả Thanh Bồ-Đức Lợi.


Vả lại, qua những năm dài chung sống với người Bắc di cư, người Quảng Nam đâu có thấy “Cần Lao ác ôn” ở chổ nào, mà họ chỉ thấy đồng bào miền Bắc với những tấm ḷng đầy nhân ái. V́ thế, máu của đồng bào Quảng Nam đă ḥa lẫn với máu của đồng bào miền Bắc trong cuộc Thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi!


Sau một hồi la hét, chẳng thấy bóng dáng ai cả. Chúng đă dùng xăng tưới vào mấy căn nhà nhà của đồng bào ở đầu con đường chính dẫn vào Thanh Bồ-Đức Lợi và châm lửa đốt.


Lúc này, dân Thanh Bồ-Đức Lợi đa số là ngư dân nên đàn ông đă ra biển. Chỉ c̣n đa số là phụ nữ và trẻ em.


Khi ngọn lửa bốc cháy, th́ những người không ra biển hôm ấy đă kêu gọi mọi người chạy ra phường Đức Lợi ở ven biển phía sau Thanh Bồ. Rồi tất cả đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi đều bồng bế nhau lên thuyền cùng chạy ra khơi để tỵ nạn Phật giáo.


Trừ bốn nạn nhân đă bị chết thảm trước mắt đồng bào, đó là: Ông Trần Sô sau khi bị đánh chết, đă bị dập đầu, hai em bé và vị Hạ sĩ quan Không quân sau khi bị đánh chết đă bị treo cổ trên cổng Thanh Bồ bằng dây kẽm gai. Ngoài ra, không ai biết chính xác được về con số thương vong, trong cuộc thảm sát này. V́ ngay cả chính quyền lúc ấy đă làm ngơ, không hề để tâm đến, không hề giúp đỡ đồng bào lâm nạn. Nhưng người ta đều biết đă có những cụ già, em bé, phụ nữ mang thai không chạy kịp, nên sau đó người thân chỉ c̣n t́m lại được nắm xương khô trong đống lửa đă tàn, v́ cả hai phường Thanh Bồ-Đức Lợi đă bị cháy sạch.


Riêng số đồng bào chạy thoát được lên thuyền, cũng lâm vào cảnh rất thương tâm:

Bởi, khi cố chạy từ trong đám cháy để thoát thân, nên rất nhiều người lớn, bé đă bị bỏng, bị thương, mà họ không hề mang theo được một thứ ǵ để cứu thương cả. V́ thế, có những phụ nữ mang thai đă sinh non trên thuyền, đă chết cả mẹ lẫn con. Đến lúc các thuyền t́m cách đưa những người bị thương đến các bệnh viện, th́ có người đă chết. C̣n các bệnh viện lúc ấy đă chứa đầy bệnh nhân và cũng là nạn nhân của Phật giáo tại Thanh Bồ-Đức Lợi.


Cũng trong “Mùa Biển Động- tập 1” Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có viết về cuộc thảm sát này như sau:


Cháy, cháy. Chúa ơi! Chúng nó đốt nhà. Cứu tôi với!... Khói ngùn ngụt bốc lên, cùng với tiếng nỗ gỗ và tre nỗ lốp bốp... Thanh niên cầm sẵn Garant vẫn được phát cho Nhân dân tự vệ khu từ trước. Toán thanh niên ô hợp cầm biểu ngữ truy lùng Cần Lao vừa hiện ra th́ tất cả chuông nhà thờ đều rung lên liên hồi. Cuộc thánh chiến bắt đầu.”


Những điều nhà văn Nguyễn Mộng Giác đă viết ở trên. Tôi chắc chắn chỉ đúng với chuyện đốt nhà, và cái đám “truy lùng Cần Lao”. Nhưng “Thánh chiến” th́ KHÔNG. V́ “Phật giáo Cứu quốc” đánh, giết người, đốt nhà, c̣n đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi chỉ biết bồng bế nhau chạy lên thuyền ra khơi để trốn. Chứ không có vũ khí, không chống trả lại PGCQ, nên không có thánh chiến. Và tôi cũng khẳng định là dân Thanh Bồ-Đức Lợi không có “cầm sẵn Garant” không có nhân dân tự vệ, mà chỉ có Pḥng Vệ Dân Sự (PVDS). Lúc đó, chỉ được phát gậy để pḥng gian. Mà PVDS cũng chỉ toàn là thiếu niên v́ các thanh niên từ 18 tuổi trở lên đều đă lên đường nhập ngũ.


Về Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ, (LLNDTV) th́ ai cũng biết là sau tết Mậu Thân 1968, chính phủ mới cho thành lập lực lượng NDTV có vũ trang. Nhưng đa số là nữ và những người ngoài hạn tuổi quân dịch. Đều được phát súng Carbine M.1 hoặc M. 2. C̣n súng Garant th́ có phát nhưng v́ NDTV đa số là thiếu nữ, nên nhiều người khi bắn không kềm giữ súng được nên lúc bắn thường hay bị giật mạnh, khiến báng súng dộng vào ngực rất đau. Một điều khó nữa là súng Garant lúc đó khó t́m được đạn, v́ loại súng nầy vốn là của lực lượng Dân Vệ rồi chuyển sang cho Nghĩa Quân để lại, khi họ đem giao nộp để nhận súng R.15. Thêm nữa là súng Garant cồng kềnh, và nặng các thiếu nữ và những người già thuộc LLNDTV không chịu nhận.

 

Tuy nhiên, tôi cảm thông được là nhà văn Nguyễn Mộng Giác, vừa viết vừa run, vừa sợ không bán được sách. Bởi mười năm trước đây. Chính ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong và tôi cũng từng bị những người thuộc cựu “Phật giáo cứu quốc” hăm dọa, khi ông chấp nhận đăng những bài viết của tôi trên báo. Ông đă hỏi tôi: “Có dám bất chấp mọi thứ hay không?” Và tôi đă trả lời với ông rằng tôi đă sẵn sàng trước khi viết. Dù bây giờ ông đă ra đi, nhưng cho đến giờ nầy và măi măi tôi vẫn giữ bút hiệu Hàn Giang kèm theo tên thật để nhớ về ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng.

Vậy, từ nay nếu có viết về các biến cố “Tranh Đấu” của các thầy chùa tôi rất mong nhà văn Nguyễn Mộng Giác hăy viết những ǵ thật trung thực và đầy đủ. Đó là điều mà những người cầm bút phải luôn luôn tâm niệm.


Trở lại với cuộc Thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi. Tôi muốn nhắc đến một người dù đă chết. Đó là tướng Nguyễn Chánh Thi.


Ấy là, sau khi nhà cửa của đồng bào bị “Phật giáo Cứu quốc” đốt cháy sạch sẽ, Thanh Bồ-Đức Lợi chỉ c̣n một băi cháy, với từng đống cột, kèo và từng vật dụng đă trở thành những đống than, tro. Th́ không biết tại sao tướng Nguyễn Chánh Thi lại ngồi trên một chiếc xe thiết giáp. Chỉ huy một đoàn thiết kỵ, trang bị vũ khí đủ loại ầm ầm tiến về phía Thanh Bồ-Đức Lợi.


Khi đến trước cổng Thanh Bồ, tướng Thi đă dùng loa phóng thanh kêu gọi như sau:

“Yêu cầu tất cả Cần Lao hăy mau mau ra đầu hàng trong ṿng bốn tiếng. Nếu sau bốn tiếng đồng hồ mà không ra đầu hàng, th́ tôi sẽ cho san bằng tất cả”.

Sau bốn tiếng đồng hồ, không thấy động tĩnh. Tướng Thi đă ra lệnh cho đoàn xe tăng thiết giáp tiến sâu vào Thanh Bồ-Đức Lợi. Lúc đó, tướng Thi thấy được toàn cảnh chỉ là một băi cháy. Ông bèn dùng loa phóng thanh hỏi có ai trong khu này không, th́ bỗng có mấy cụ bà xuất hiện. Hỏi ra, các cụ vừa khóc vừa cho biết là “con cháu chưa đứa nào dám trở về cả, nên chúng tôi liều thân về trước xem thử t́nh h́nh ra sao, không ngờ tất cả đều cháy sạch sẽ.”


Người ta thấy khuôn mặt tướng Thi lúc ấy có vẻ như đang suy nghĩ điều ǵ? Rồi ông buột miệng nói:


“Đ. M. Cái thằng Minh Chiếu nó bịp tao mà. Chỉ có mấy bà già. Cần Lao đâu?”

Sau đó, tướng Thi đă ra lệnh cho “Lực lượng Phật Giáo Cứu Quốc” phải rút khỏi các khu của đồng bào miền Bắc di cư.


Qua những sự kiện đă kể ở trên, tướng Thi bây giờ đă chết. Nhưng các “Ḥa thượng” Thích Minh Chiếu, Thích Như Huệ, Thích Hạnh Đạo, Thích Minh Tuấn... hiện c̣n sống, đang có mặt tại Hoa Kỳ và Úc Châu. Ngày 1/10/2003, đă được “Đại hội Phật giáo Suy cử” vào “Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”. Tất nhiên, phải biết rơ hết tất cả mọi căn nguyên.


Cảnh Ngộ Của Đồng Bào Thanh Bồ- Đức Lợi Sau Cuộc Thảm Sát.


Sau cơn máu lửa, quay thuyền trở lại, th́ đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi đă bàng hoàng trước một băi than, tro tàn rộng lớn, trải dài theo ven biển. Những tiếng khóc ngất, kẻ lịm đi trước nắm xương tàn khô của người thân vừa t́m được trong sân nhà cũ!!!


Nhưng cái khó khăn nhất trước mắt. Là mọi người phải đối diện với cảnh màn Trời chiếu đất! Tất cả đều bị cháy sạch. Không có bộ áo quần thứ hai, không c̣n một chiếc đũa ăn cơm!


Trước cảnh Trời sầu đất thảm ấy. Các vị đă chứng kiến cuộc thảm sát. Trước hết là các vị Linh Mục của các giáo xứ như: Linh Mục Nguyễn Quang Xuyên, Quản nhiệm Nhà thờ Chính Ṭa, Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Linh Mục Đinh Văn Lợi, Linh Mục Lê Như Hảo...


Kế đến là các tôn giáo như: Mục Sư Dương Thạnh, và các tín hữu Hội Thánh Tin Lành Đà Nẵng. Mục Sư Dương Thạnh hiện nay là Chủ tịch Tổng Liên Hội Tin Lành Việt Nam. Quản nhiệm ngôi nhà thờ Tiên khởi của Hội Thánh Tin Lành tại số 164, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.


Giáo Sĩ Trần Văn Quế, Chánh Phối Sư Cao Đài Miền Trung, Giáo sĩ Trần Thanh Thuyền, Phụ tá Chánh phối sư, Đặc trách ngoại giao Cao Đài Miền Trung - Trung Hưng Bửu Ṭa Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài Miền Trung” ở số 35, đường Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng. Tôi xin nói thêm là Cao Đài Miền Trung không trực thuộc Cao Đài Tây Ninh.


Sau khi được sự giúp đỡ. Đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi đă tự dựng lên những chiếc lều bằng vải bạt, hoặc bằng lá. Rồi họ phải làm lại từ đầu như mười năm trước, khi phải nuốt nước mắt để rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn nơi cố lư của miền Bắc thân yêu, để vào miền Nam chạy trốn Cộng sản.


Về phía chính quyền. Cũng có một số người muốn giúp đỡ, nhưng họ nói họ rất sợ tướng Nguyễn Chánh Thi. Bởi lúc ấy, sau khi tướng Tôn Thất Xứng v́ sợ Phật giáo nên đă vào Sài G̣n tránh mặt. V́ vậy, tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Tiền Phương đă xử lư Thường vụ Tư lệnh Quân Đoàn I, kiêm Tư lệnh Quân khu I, kiêm xử lư Đại Biểu Chính Phủ tại Vùng I Chiến Thuật. Mà ác hại thay, tướng Thi lại có vai tṛ quan trọng từ trong bóng tối trong cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi. V́ thế, như đă nói là các viên chức chính quyền tại Đà Nẵng rất sợ tướng Thi và thầy chùa. Mà trước mắt là cái chết thảm khốc của ông Trần Sô và hai em bé và vị quân nhân Không quân đă làm mọi người khiếp đảm, nên không có ai dám ra mặt giúp đỡ đồng bào. Ngay khi Phật giáo tưới xăng và đốt nhà của đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi mà sở cứu hỏa cũng đành ngồi nh́n ngọn lửa đốt sống đồng bào, trong đó có những cụ già, em bé, những phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, cùng lúc với nhà cửa và tài sản do mồ hôi nước mắt của họ đă bao năm gầy dựng bởi “Ăn dè hà tiện”.


Và cũng chính v́ những điều đă nói ở trên. Bởi, những kẻ cầm đầu của cuộc thảm sát này, không hề bị xét xử theo luật pháp nghiêm minh. Nên tất cả từ căn nguyên đă di họa cho đến các cuộc Bạo loạn miền Trung: Mùa hè 1966 - Cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 - và 30/4/1975: Ngày nước Việt Nam Cộng Ḥa rơi vào tay cộng sản. Và không biết nó sẽ c̣n di họa cho đến bao giờ?!

 


Thay Lời Kết


Như cả nước Việt Nam đều biết. Mấy chục năm qua Phật giáo đă từng đẻ ra rất nhiều những tổ chức ngoại vi. Từ danh xưng “Gia đ́nh Phật tử” do Bác sĩ Lê Đ́nh Thám, một đảng viên cộng sản kỳ cựu thành lập. Thực ra, cũng là một cách “Đoàn ngũ hóa nhân dân”; và cho đến những tổ chức sau này. Nhưng có những tổ chức đă gây ra máu lửa nhiều nhất mà ai cũng biết, nó được dán lên những nhăn hiệu khác nhau như sau:


*- Lực lượng Phật giáo cứu quốc, Lực lượng Thanh niên Phật tử cứu quốc: Cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi: 24/8/1964.


*- Phật Giáo Xă Hội Đảng, Quân đoàn Vạn Hạnh, Lực lượng Tranh thủ Cách mạng, Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử: Cuộc bạo loạn miền Trung: Mùa hè 1966. Và Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân: 1968.


*- Lực lượng Phật giáo Ḥa hợp, Ḥa giải: 30/4/1975, Đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội cộng sản Bắc Việt vào các thành phố, trên khắp lănh thổ của Việt Nam Cộng Ḥa.


Nhưng lịch sử đă chứng minh. Trên mặt địa cầu này. Tất cả những cuộc chiến chinh, đều có căn nguyên, có mục đích. Riêng những cuộc “Đấu tranh” của Phật giáo tại Việt Nam với những lư do mà họ đă nêu ra đều không phải là thật.


Theo tôi, với khối óc và cặp mắt b́nh thường. Tôi khẳng định rằng: Sỡ dĩ bao nhiêu năm qua, Phật giáo cứ liên tục gây ra không biết bao nhiêu máu lửa. Không biết bao nhiêu người đă chết thảm dưới bàn tay của những “tăng-ni” và lũ hạ bộ. Ấy chính bởi cái cuồng vọng là muốn tái lập triều Lư. Phật giáo luôn luôn mơ màng về một triều đại Phật giáo là “quốc giáo”, và chỉ c̣n có Phật giáo.

Chính v́ vậy, để đạt được cái cuồng vọng ấy. Phật giáo đă chủ trương phải tiêu trừ, tận diệt hết tất cả các tôn giáo khác. Đồng thời, cũng phải tận diệt hết tất cả các đảng phái chính trị. Để cuối cùng, chỉ c̣n duy nhất Phật giáo là tôn giáo và cũng là Phật đảng. Tất cả phải thần phục Phật giáo.


Tôi nghĩ rằng, trong tương lai, dù không c̣n Cộng sản. Dù bất cứ một đảng phái nào, một vị nào dù tài cao đức trọng có đứng ra lănh đạo đất nước, th́ Phật giáo cũng cứ ca những bài: “Độc tài, Gia Đ́nh trị, Pháp nạn...” Rồi cũng lại, “tranh đấu, biểu t́nh”, xúi dục người khờ dại “tự thiêu”, nếu không có ai chịu “tự thiêu”, th́ bức tử, rồi đem ra đốt, có khi đem xác chết ra để đốt, rồi hô hoán là họ “tự thiêu”.


Nghĩa là, ngày nào chưa thành lập được một “Việt Nam Phật Quốc”. Th́ ngày đó, Phật giáo c̣n “tranh đấu”.


Nhưng ở đời “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Theo tôi, Phật giáo nên theo lời Đức Phật đă dạy, mà hăy “Tự đốt đuốc t́m đường mà đi”. Bởi Phật giáo qua bao nhiêu năm vẫn c̣n ngủ mê trong đêm dài tăm tối.


Tuy nhiên, nếu vẫn cứ ôm hoài cái cuồng vọng tái lập “Lư triều”, th́ hăy cứ mơ, cứ tưởng, cứ phiêu lưu măi trên con đường đầy chông gai và đầy bất trắc. Nhưng cũng phải nên nhớ kỹ rằng:


“Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”.

 


Pháp quốc 20/7/2008

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

---------------------------------------------

 

PHỤ CHÚ:
 

Chú Ư: Phần tài liệu dưới đây để nh́n rơ bộ mặt của Nguyễn Đắc Xuân và những tên Cộng Sản phật giáo, trí thức dính máu đồng bào vô tội. Xin đừng quên những nạn nhân vô tội đă chết oan ức .
 

Ai gây ra vụ đốt phá Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng 45 năm trước?

 

Nguyễn Đắc Xuân

tác giả gửi ngày 27 tháng 1, 2009

 

NguyenDacXuanBốn mươi lăm năm trước, ai gây ra vụ đốt phá xóm đạo Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng vào ngày 25-8-1964 ? Đây là một câu hỏi những người trong cuộc hiện c̣n tại thế cần phải trả lời cho lịch sử Phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam Việt Nam.

Ông Lê Công Cơ - một người lănh đạo bí mật thanh niên sinh viên học sinh Giải phóng ở các đô thị Đà Nẵng-Huế trong hồi kư Năm Tháng Dâng Người (Nxb Phụ Nữ, 2006) kể lại rằng:

Tiếp sức với Huế (đấu tranh chống Nguyễn Khánh với Hiến Chương Vũng Tàu do Khánh nặn ra), lực lượng của ta tại Đà Nẵng đă chủ động tổ chức băi khóa và xuống đường. Hàng vạn học sinh Đà Nẵng giương cao biểu ngữ:

- Đả đảo Hiến chương Vũng Tàu !

- Đả đảo Nguyễn Khánh!

[...]

 

Ḍng biểu t́nh cứ kéo qua các phố chính tại Đà Nẵng không dứt, càng về trưa ḍng người càng đông nghịt, ngăn tất cả các lối đi trong thành phố. Sơn Hải và Cẩm Nhung cùng một số cốt cán của ta dẫn đ̣an biểu t́nh đến thẳng khách sạn Đà Nẵng, nơi mà các gia đ́nh cố vấn Mỹ ở.

Đ̣an biểu t́nh vừa đến th́ một số lính Mỹ đứng trên tầng cao khách sạn ném chai lọ xuống và to mồm chửi tục. Lập tức, ḍng người biểu t́nh ào vào xông lên khách sạn, lính Mỹ nổ súng, cuộc ẩu đả xảy ra mỗi lúc một ác liệt. Cuộc biểu t́nh lui về phía Thanh Bồ Đức Lợi để tránh đạn, th́ từ phía sau nhiều tóan thanh niên được trang bị gậy gộc xông vào đánh túi bụi đám đông đang cố thủ dọc đường rầy xe lửa. Thế là một cuộc đánh nhau đă diễn ra giữa đ̣an biểu t́nh với khu Thanh Bồ Đức Lội, cho măi tới xế chiều đ̣an người được tăng viện mỗi lúc một đông hơn và cơn giận đă biến thành ngọn lửa đốt rụi nhiều nhà tại đây.

Tôi đến tận nơi lúc trời gần tối, gặp Sơn Hải và anh Đồng đang gào thét :“đả đảo Mỹ” với hàng ngàn người biểu t́nh. Tôi kéo anh Đồng lại và nói ngay:

- Hăy hướng dẫn đ̣an biểu t́nh về ngay Ṭa Thị chính Đà Nẵng bên bờ sông Hàn.

Hàng vạn người tràn qua đường Bạch Đằng nối theo không dứt và tràn vào chiếm ṭa Thị chính”. (tr. 208-209).

 

Qua đọan trích trên chứng tỏ ông Lê Công Cơ (CS) đă lănh đạo các cơ sở Giải phóng ở Đà Nẵng mà chủ chốt là Sơn Hải, Cẩm Nhung và sau đó có thêm anh Đồng hô hào quần chúng Đà Nẵng chủ động đến khách sạn Đà Nẵng chống Mỹ, chủ động chống lại thanh niên Thanh Bồ Đức Lợi và cũng chủ động gây lên cuộc đốt phá khu Thanh Bồ Đức Lợi và chủ động hô hào đồng bào rút khỏi Thanh Bồ Đức Lợi để về chiếm ṭa thị chính Đà Nẵng.

 

Có đúng như vậy không ?

 

Trong lúc đó, Phạm Văn Liễu, trước năm 1966, từng đứng đầu ngành công an cảnh sát Việt Nam Cộng Ḥa , trong hồi kư Trả Ta Sông Núi lại cho rằng cuộc bạo động ở Thanh Bồ Đức Lợi do sự hiềm khích giữa Phật tử và thanh niên Thiên chúa giáo Đà Nẵng gây ra:

Ngày 25-8, bạo động đổ máu ở xă Thanh Bồ, Đà Nẵng. Khi một đ̣an biểu t́nh đi ngang qua trạm tự vệ của xă Thanh Bồ, một số tự vệ có thái độ khiêu khích. Những người đi biểu t́nh bèn tấn công trạm tự vệ trên. Tự vệ Thiên chúa giáo nổ súng khiến 11 người chết, 42 người khác bị thương. Hàng ngàn Phật tử bèn tràn vào đốt phá xă Thiên chúa giáo nầy. Khỏang 500 căn nhà trong xă chỉ c̣n ít chục căn nguyên vẹn”. (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi tập 2, Nxb Văn Hóa tại Hoa Kỳ, 2003, tr.143).

 

Cái dư luận “Phật tử gây ra vụ đốt phá khu Thanh Bồ Đức Lợi” đă qui trách nhiệm cho ông Ḥang Văn Giàu - người đứng đầu đ̣an Sinh viên Phật tử Huế lúc ấy. Nhiều người hỏi tôi (một Sinh viên Phật tử của Ḥang Văn Giàu những năm 1963-1964) dư luận ấy có đúng không ? Tôi đă kể lại rằng:

- Lần đầu tôi nghe chuyện Thanh Bồ Đức Lợi bị đốt phá ở pḥng riêng ông Ḥang Văn Giàu (Đ̣an trưởng đ̣an SVPT Huế), trên dăy lầu sau Morin. Hôm ấy ông tiếp sinh viên ban sử địa Đại học Văn khoa Lê Đ́nh Cai. Không biết hai người đă trao đổi với nhau trước đó những ǵ, tôi đến sau chỉ nghe ông Giàu phê b́nh Lê Đ́nh Cai đă gây ra vụ đốt phá Thanh Bồ Đức Lợi trái với đường lối bất bạo động của Phật giáo. Lê Đ́nh Cai ngồi chống cằm nghe rất buồn. Lê Đ́nh Cai vốn có họat động với Đ̣an SVPT nhưng từ sau ngày bị ông Giàu phê b́nh như thế Lê Đ́nh Cai xa dần chúng tôi. Có người giải thích rằng Lê Đ́nh Cai bị SVPT bỏ rơi nên mới chuyển qua họat động cho đảng Đại Việt. Người khác lại bảo Lê Đ́nh Cai đă là đảng viên Đại Việt trà trộn vào họat động với Phật tử sau khi bị khuyết điểm với Phật giáo Lê Đ́nh Cai ra mặt họat động cho Đại Việt thế thôi. Lê Đ́nh Cai có thời là bạn học sử với tôi nhưng chưa bao giờ tôi hỏi chuyện ấy thực hư như thế nào.

 

Biết chắc Phật tử không gây ra vụ Thanh Bồ Đức Lợi cho nên trong Nhật kư của tôi viết ngày 25-8-1964, (do Nhận Thức xuất bản tháng 11-1964), có đọan:

“Ngày hôm qua đă nói h́nh như có đến ba bốn người chết và mấy người bị thương. Máu đă chảy th́ không có nước sông biển nào rửa sạch. Máu của những người yêu nước chỉ có lịch sử mới đánh giá được. Người ta đă tự tạo ra những đối lực dùng người VN trị người VN những người VN ở Đànẵng và ở Thanh Bồ ơi, ai là người VN của người VN ai là người VN không phải của người VN?

Dù sao ḿnh cũng phải nhận rằng: đó là một bài học của những người thiếu kỹ thuật và ít sành tâm lư. Con người vốn có mặc cảm có tội dù cái mặc cảm không phải do con người thời đại đă tạo nên mà do khúc quanh của lịch sử.

 

Chúng ta phải đổ máu để tranh đấu cho nước VN nhưng chúng ta đừng làm vấy máu của người VN”. (Nguyễn Đắc Xuân, Chứng Nhân Của Miền Trung Tranh Đấu, Nxb Nhận Thức, Huế 11-1964, tr. 38 và 39)

Mới đây trên Website tại địa chỉ “www.giaodiemonline.com/thuvien/mluc/ mluc_II06/606_khaiphong- hvg.htm-63k”Thêm một nạn nhân của nạn lộng quyền ở trại tị nạn Songkhla: Hoàng Văn Giàu” của Trường Giang. đăng lại tờ Khai Phóng - một tạp chí của cư sĩ Phật giáo đầu tiên trên đất Mỹ, xuất bản năm 1981, mở đường cho tiếng nói giải hoặc lịch sử, trong số 4, tháng 6/81 có đề cập đến tai ương chính trị mà ông Ḥang Văn Giàu đă gặp phải trên bước đường “lưu đày” trong bài mang tựa đề :

 

Trong bài viết ấy có một đọan đề cập đến vụ Thanh Bồ Đức Lợi như sau:

Biến cố này xảy ra năm 1964, và khởi sự từ một cuộc biểu t́nh do Đảng Đại Việt Cách Mạng tổ chức để phản đối Thủ tướng Nguyễn Khánh trong việc tranh chấp quyền lực giữa lănh tụ đảng này với Thủ tướng Nguyễn Khánh.

Kẻ tổ chức cuộc biểu t́nh này là Lê Đ́nh Cai, đặc trách Thanh niên, Sinh viên Học sinh của Đảng này tại miền Trung v́ thiếu tổ chức và lănh đạo cho nên sự việc đă xảy ra như sau : Đám biểu t́nh được hướng dẫn qua một khu dân cư, một bên kia là khu các bar, các room-for-rent cho lính Mỹ thuê ở. Đám biểu t́nh bị các cô bán bar trêu ghẹo diễu cợt. Một số người biểu t́nh phản đối, đấu khẩu, một số lấy đá ném các cô. Các cô ấy hoảng hốt kêu cứu các ông bạn Mỹ. Những người Mỹ này tưởng lầm bị biểu t́nh tấn công, lấy súng bắn. Dân biểu t́nh hoảng hốt dạt về phía bên làng Công giáo. Vốn sẳn mặc cảm bị đàn áp sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm đổ, nhưng người dân nơi đây tưởng là đám biểu t́nh tấn công, nên họ đă nổ súng vào đám biểu t́nh khiến có người chết và người bị thương. Quân đội và Cảnh sát phải đến can thiệp và đ̣i giải giới dân Thanh Bồ Đức Lợi. Họ không chịu. Quân đội phải nổ súng thị uy và tiến vào. Trong lúc đó, một số nhà bị cháy, một số do chính dân trong khu đốt để vu cáo cho quân đội theo phe biểu t́nh đàn áp họ. Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rơ vụ này. Ngoài ra, một nạn nhân khác của vụ Thanh Bồ Đức Lợi đă viết sách có nói đến vụ này, đó là nhà văn Lệ Hằng và quyển “Bản Tango Cuối Cùng”, sách đă được tái bản ở Hoa Kỳ. Tác giả là người Công giáo và ở Thanh Bồ Đức Lợi. Phật tử Huế cũng như Hoàng Văn Giàu không dính líu ǵ đến vụ này” .

 

Tiến sĩ Quán Như Phạm Văn Minh tại Úc châu, trực tiếp hỏi chuyện lịch sử Ḥang Nguyên Nhuận (tức Ḥang Văn Giàu), c̣n lưu lại trên Website tại địa chỉ

www.giaodiem.com/doithoai/phongvanhvg.htm, đă đặt câu hỏi :

Có những điều không sáng tỏ và đă trở thành mục tiêu để người ta công kích anh như vụ đem bàn thờ Phật xuống đường, vụ Thanh Bồ, các hành động chống Mỹ như đốt xe, đốt pḥng thông tin, thư viện, đ̣i Mỹ rút quân... Hypothetically nếu làm lại th́ theo anh nên làm thế nào?”

 

Ḥang Nguyên Nhuận (tức Ḥang Văn Giàu) đáp:

[...] Thanh Bồ Đức Lợi ở Đà Nẵng là một biến cố xảy ra ngoài ư muốn của chúng tôi và cũng không do chúng tôi tự ư gây ra trước. Sự việc xảy ra là v́ giáo dân trong vùng đă bị tẩy năo nên quá lo sợ sẽ bị trả thù. Họ đă phản ứng quá đáng rồi gây đổ máu v́ trong tay họ sẵn súng đạn mà họ đă thủ đắc một cách hợp pháp qua chính sách Ấp Chiến Lược và âm mưu thành lập các đặc khu yễm trợ cho chiến dịch xâm nhập Miền Bắc của Mỹ. Giáo dân trong vùng đă nổ súng và ném lựu đạn vào đoàn biểu t́nh tay không. Lệ Hằng đă nói lư do nào gây ra vụ này trong quyển Bản Tango Cuối Cùng. Lệ Hằng là người Thanh Bồ Đức Lợi và đă sống ở đó trong thời gian xảy ra vụ nầy. Tướng Thi lúc đó là Tư Lệnh Khu XI Chiến Thuật hẳn cũng c̣n nhớ vụ này khi ông cho lệnh tước khí giới của những toán dân quân tự vệ trong Thanh Bồ.[...]”

 

Ḥang Văn Giàu đề cập đến “giáo dân Thanh Bồ Đức Lợi có sẵn súng đạn” và tướng Nguyễn Chánh Thi “cho lệnh tước khí giới” các giáo dân.

 

Vậy tướng Nguyễn Chánh Thi c̣n nhớ vụ Thanh Bồ Đức Lợi như thế nào ?

 

Trong hồi kư Việt Nam Một Trời Tâm Sự, Nguyễn Chánh Thi viết:

Đ̣an biểu t́nh được một số người quá khích và Cộng sản xúi giục có ư định đốt phá các làng di cư Tam Ṭa, Thanh Bồ và Đức Lợi. Tôi nhận được kêu cứu của vị tham mưu trưởng Quân đ̣an, cho biết là t́nh trạng rất nguy hiểm mà thiếu tướng Tôn Thất Xứng và ông Thị trưởng Đà Nẵng là Lê Quang Mỹ vắng mặt (Tin cho biết, tướng Xứng đi sài G̣n, c̣n Lê Quang Mỹ lánh mặt v́ được tin dân chúng có ư định đốt ṭa Thị chính và bắt ông ta làm con tin). (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Một Trời Tâm Sự, Anh Thư xuất bản tại California, 1987, tr.245).

Qua các tư liệu hiện có ta có thể khái quát sự kiện Thanh Bồ Đức Lợi như sau:

 

Nhân kỷ niệm một năm Pháp nạn, (21.8.1963-21-8-1964) Sinh viên học sinh và đồng bào Phật tử xuống đường tranh đấu chống độc tài Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng tàu. Không khí tranh đấu ở Huế lan vào các tỉnh miền Trung. Lê Đ́nh Cai - đặc trách Thanh niên, Sinh viên Học sinh của Đảng Đại Việt, mượn danh nghĩa Sinh viên Phật tử Huế vận động quần chúng Đà Nẵng (trong đó có nhiều người là Phật tử), đi biểu t́nh “phản đối Thủ tướng Nguyễn Khánh”, một phần v́ mục đích chống độc tài của quần chúng và một phần thể hiện “việc tranh chấp quyền lực giữa lănh tụ đảng này với Thủ tướng Nguyễn Khánh”. Thấy quần chúng Đà Nẵng xuống đường tranh đấu chống Nguyễn Khánh và Hiến chương Vũng Tàu, ông Lê Công Cơ-người lănh đạo bí mật thanh niên sinh viên học sinh Giải phóng, chưa biết đó là cuộc xuống đường do đảng Đại Việt giật dây cũng vận động cơ sở hợp pháp tham gia. Đoàn biểu t́nh diễu qua khách sạn Đà Nẵng - nơi có các bar, các room-for-rent cho Cố vấn quân sự Mỹ thuê ở. Đoàn biểu t́nh bị các cô bán bar diễu cợt. Một số người biểu t́nh phản đối, đấu khẩu, một số lấy đá ném các cô. Các cô ấy sợ hăi bèn kêu cứu với “cố vấn” Mỹ. “Cố vấn” Mỹ tưởng lầm là ḿnh bị biểu t́nh tấn công nên xách súng ra bắn tứ tung. Đoàn biểu t́nh tay không hoảng hốt chạy dạt vào các làng Thiên chúa giáo di cư Thanh Bồ, Đức Lợi ở bên kia đường sắt. Thanh niên Thiên chúa giáo trong các làng di cư nầy, vốn có mặc cảm là người của chế độ Ngô Đ́nh Diệm vừa bị lật đổ, nghĩ rằng họ bị Phật tử tấn công, nên sẵn vũ khí đă thủ đắc một cách hợp pháp qua chính sách Ấp Chiến Lược và âm mưu thành lập các đặc khu yễm trợ cho chiến dịch xâm nhập Miền Bắc của Mỹ, đă nổ súng và ném lựu đạn vào đoàn biểu t́nh tay không.

 

Thông tin đồng bào và Phật tử bị giết phát tán khẩn cấp khắp thành phố Đà Nẵng, dân chúng các nơi đổ về, một cuộc xung đột đốt phá đẫm máu diễn ra ở Thanh Bồ Đức Lợi. Cuối cùng ông Nguyễn Chánh Thi -tư lịnh khu 11 chiến thuật của Quân đội VNCH phải đưa một tiểu đ̣an Biệt động quân và một Tiểu đ̣an bộ binh đi kèm theo đến tước khí giới của những toán dân quân tự vệ trong Thanh Bồ mới dẹp yên được. Theo Đ̣an Thêm (1945-1964, Việc từng Ngày, Nam Chi Tùng Thư, 1966, tr. 402) cuộc xung đột ấy đă có “11 người chết, 42 bị thương, nhiều nhà bị đốt”. Những con số của Đ̣an Thêm ghi được nhỏ hơn con số thực tế nhiều lần.

 

Sự kiện gọi là “vụ Thanh Bồ Đức Lợi” là một việc đáng tiếc do sự hiểu lầm từ nhiều phía (“Cố vấn” Mỹ, Thanh niên tự vệ Thiên chúa giáo ở Thanh Bồ Đức Lợi, quần chúng trong tay những người thiếu kinh nghiệm tổ chức đấu tranh). Nguyên nhân gây ra sự kiện nầy do tâm lư bất ổn của các thành phần tham gia, không một ai muốn nó xảy ra như thế cả.

Đính chính sự kiện nầy để cho nó đúng với thực tế đă xảy ra, đồng thời ghi lại một sự kiện không vui trong lịch sử đấu tranh chống Mỹ và chống các chính quyền tay sai ngọai bang ở các đô thị miền Nam 45 năm trước.

 

Gác Thọ Lộc, đầu năm 2009

 

Nguồn: Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam (CSVN), số Xuân 205 (1-2009) từ tr.51 đến tr.54

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính