- Bài 1 -

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền



Ngày xưa... vào một thuở nào, nghe như xa lắc, xa lơ; song tôi vẫn luôn luôn nhớ về những mùa Xuân cũ, cứ mỗi lần Tết đến, những ngày đầu năm th́ tại nhà của tôi lúc nào cũng đông khách tới để chúc Xuân và để... bói Kiều, v́ nhà tôi là một trong số ít ở thôn quê có truyện Kiều.


Tôi cũng không hiểu tại sao nhiều người vẫn tin ở chuyện bói Kiều, v́ cứ nghe cái tên:
Đoạn Trường Tân Thanh, th́ cũng nghe đến “đứt ruột” rồi, thế c̣n phải bói làm cái ǵ cơ chứ ? Nhưng tôi vẫn thấy những nụ cười thật rạng rỡ trên môi của những thanh niên, thiếu nữ khi “bói” trúng được một đoạn “hên” trong truyện Kiều như đoạn Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng hoặc Thúc Sinh hay Từ Hải, chứ họ không cần biết sau những cuộc gặp gỡ ấy, rồi mọi chuyện sẽ ra sao cả.

Mùa Xuân này, chẳng biết có phải v́ tâm hồn của ḿnh có thể đă quay về với một thời thơ ấu, mà bỗng dưng tôi lại muốn viết về truyện Kiều. Nhưng v́  không phải là một cây bút chuyên môn viết về văn chương như các vị học giả. V́ thế, nên tôi chỉ viết theo những ǵ ḿnh nghĩ, và chỉ viết ngắn, gọn, về ba mối t́nh “lớn” của Thúy Kiều mà thôi.


Như mọi người đều biết, khi nói về gia thế của Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đă viết:
“Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”. Nghĩa là chỉ trung b́nh, chứ không phải là giàu có, nhưng Cha Mẹ của Thúy Kiều th́ lại muốn có danh, và có lẽ cũng muốn cho hai cô con gái của ḿnh có được một tấm chống xứng đáng, nên mới bỏ tiền ra để mua cái “chức” Viên Ngoại, v́ thế, mà đă tự rước họa cho cả gia đ́nh.


Mà cũng chính v́ vậy, nên khi thấy một gia đ́nh mà bề ngoài có vẻ giàu sang, lại có hai cô con gái trẻ đẹp, nên khiến cho bọn nha lại đă t́m cách để gieo họa cho nhà viên ngoại, để đưa” viên ngoại” vào nhà tù “cải tạo”, th́ mới có cơ hội mà “vào vơ vét về”.


Về mối t́nh đầu của Thúy Kiều với Kim Trọng, đây là mối t́nh “học tṛ”, lúc Thúy Kiều mới vào tuổi “cập kê”, một mối t́nh trong sáng, nên “chỉ đẹp khi c̣n dang dở”; bởi vậy, chàng Kim mới nguyền: “Bao nhiêu của mấy ngày đàng, C̣n tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi”, chứ nếu lấy nhau rồi, th́ không chắc đă vẹn trăm năm. Đối với chàng Kim cũng thế, v́ chưa “hương lửa”, nên chàng chưa thỏa, và lại càng không bao giờ thỏa, v́  đă: “Đem t́nh cầm sắt, đổi ra cầm cờ” th́ chuyện “lửa hương”cũng không bao giờ có nữa. Vả lại, Kim Trọng đă được một Thúy Vân: “trang trọng khác vời, khuôn trăng đầy đặn mặt ngài nở nang, Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” rồi, th́ c̣n ước muốn ǵ hơn, hay v́ chưa thỏa, nên lại muốn “hoa thơm đánh cả cụm” bởi trước đó, chàng Kim chỉ cần “gặp mặt nàng”, chứ đâu có “đ̣i” thêm điều ǵ nữa...


Mối t́nh thứ hai, là Thúy Kiều với Thúc Sinh, mối t́nh này, mới có “lửa” có “hương” thiệt à nghe. Cứ theo những lời của cụ Nguyễn Du, th́ Thúy Kiều và Thúc Sinh đă được ở bên nhau suốt cả năm trời, nhưng xem ra trong cuộc t́nh này rất đượm sắc
“truy hoan”:


“Sinh càng một tỉnh mười mê,

Ngày Xuân lắm lúc đi về với Xuân.

......
Khi hương sớm, khi trà trưa,

Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn.

Miệt mài trong chốn truy hoan,

Càng quen thuộc nết, càng dan díu t́nh”.


Suốt cả năm Thúy Kiều-Thúc Sinh đă “Miệt mài trong chốn truy hoan”, và vào thời ấy, mà Thúy Kiều c̣n “bạo” hơn cả một số phụ nữ thời hay, khi dám cả gan để cho Thúc Sinh nh́n thấy thân thể của ḿnh khi nàng đang tắm:


“Buồng the phải buổi thong dong,

Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.

Rơ ràng trong ngọc trắng ngà,

Dầy dầy sẵn đúc một ṭa thiên nhiên”.


Qua những đoạn thơ ấy, không biết có phải v́ thế, nên nàng không có ư nhờ Thúc Sinh giúp nàng trở về đoàn tụ với gia đ́nh. Bởi chuyện này, đối với:”Thúc Sinh quen thói bốc trời, Trăm ngh́n đổ một trận cười như không”, th́ sá ǵ một việc nhỏ là đưa Kiều trở về thăm viếng cha mẹ của nàng, song có lẽ, Kiều nhận ra rằng chỉ là “phận cát đằng” nên đâu có hay ho ǵ mà làm “Cô Thắm về làng”, mà phải chờ cho đến khi gặp được Từ Hải rồi, nàng mới nói: “Chi bằng phu quư phụ vinh”.


Về Thúc Sinh, trong lúc “một tỉnh mười mê”, nên chàng đă “bốc” với Kiều:


“Đường xa chớ ngại Ngô, Lào,

Trăm điều hăy cứ trông vào một ta.

Đă gần chi có điều xa,

Đá vàng đă quyết, phong ba cũng liều”.


“Bốc” là như vậy, nhưng đến lúc lén lút gặp Thúy Kiều, Hoạn Thư bắt gặp, th́  hồn vía lên mây, nên Thúc Sinh đă:


“Khuyên nàng xa chạy, cao bay,

Tơ duyên ta có ngần này mà thôi”.


Đọc những đoạn này, có lẽ, cụ Nguyễn Du đă muốn nhắn nhủ cho đến “Tam bách dư niên hậu” rằng:  đàn bà con gái chớ bao giờ nên tin các “đấng” đàn ông đă có vợ, v́ đàn ông  nào cũng sợ vợ hết; khi nó “một tỉnh mười mê”, th́ nó “bốc trời” là vậy, nhưng khi vợ nhà biết được là liền ca bài “tẩu vi thượng sách”. Nên nhớ, khi Thúc Sinh khuyên Kiều hăy “xa chạy cao bay”, nhưng không hề nghĩ Thúy Kiều chẳng những không có một đồng xu dính túi, mà trên người c̣n đang khoác chiếc áo cà sa với pháp danh Trạc Tuyền; như vậy, rồi Thúy Kiểu sẽ phải sống ra sao, cũng không hề t́m cách để trao cho nàng lấy chút tiền “giắt lưng”. Đó là câu trả lời: những “đấng” đàn ông đă có vợ như Thúc Sinh không bao giờ nhớ đến phút giây “một tỉnh mười mê” , và đă “bốc: “Đá vàng đă quyết, phong ba cũng liều” ?! Xin các cô, các bà hăy nhớ cho cái “chân lư” này, là vậy.


Đấy, xin các chị em phụ nữ, chớ có bao giờ ngây thơ mà đem ḷng tin vào những “đấng” đàn ông đă có vợ. Cụ Nguyễn Du đă “cảnh báo” như thế, chứ không phải tôi nói đâu.


Mà làm sao để “xa chạy cao bay” được nhỉ? V́ thân gái dậm trường, trong lúc Thúy Kiều không hề có một xu dính túi; bởi vậy, nên trước khi trốn đi, v́ lo sợ: “Tay không chưa dễ t́m vành ấm no”, nên: “Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân, Bên ḿnh giắt để hộ thân”; Nghĩa là, chỉ để “hộ thân” thôi, chứ không phải do động ḷng tham lam khi “giắt ḿnh” chuông vàng, khánh bạc của nhà họ Hoạn ,và đă đến xin “tỵ nạn” tại “Chiêu ẩn am”, với món quà “vi thiềng” chính là chuông vàng, khánh bạc của Hoạn gia, và khi không thể giấu diếm được, nàng đă kể thật hết mọi sự cùng sư Giác Duyên.


Phần sư Giác Duyên, khi biết rơ ngọn ngành, th́ sư sợ oai quyền của nhà họ Hoạn, nên đă nhờ nhà họ Bạc:


“Có nhà họ Bạc bên kia,

Am mây quen lối đi về dầu hương.

Nhắn sang dặn hết mọi dường,

Dọn nhà hăy tạm cho nàng trú chân”.


Song có một điều làm người viết cứ không thể hiểu được; đó là, nhà họ Bạc  là một kẻ đă từng
“Am mây quen lối đi về dầu hương” chứ đâu có xa lạ ǵ, nên mới đem gửi Thúy Kiều, để “tạm cho nàng trú chân”; như thế, mà kể từ đó,  sư Giác Duyên lại không một lần hỏi thăm nhà họ Bạc về Thúy Kiều, mặc cho nhà họ Bạc đem bán Kiều vào lầu xanh một lần nữa ! 


Rồi c̣n chuông vàng, khánh bạc của nhà họ Hoạn, mà Thúy Kiều đă đem dâng cho sư Giác Duyên:
“Dạy đưa pháp-bảo sang hầu sư huynh”, và sư Giác Duyên đă nhận cả hai “pháp bảo”, nhưng khi “gửi” Thúy Kiều cho nhà họ Bạc, c̣n chuông vàng, khánh bạc th́ sư Giác Duyên vẫn giữ tại “Chiêu ẩn am”.


Điều này, người viết tuy đă đọc truyện Kiều từ lúc c̣n bé; song không hề thấy một đoạn nào trong truyện cho biết hai “pháp bảo” là chuông vàng và khánh bạc của nhà họ Hoạn, mà Thúy Kiều đă “dâng” cho sư Giác Duyên cất giữ, rồi sau đó hai “pháp bảo” này đă rơi vào tay ai; bởi rơ ràng, sư Giác Duyên không đưa cho Thúy Kiều khi “tạm lánh” sang nhà họ Bạc; mà cũng không trả lại lại cho nhà họ Hoạn. Như thế, chỉ c̣n một cách giải thích là: hai  “pháp-bảo” chuông vàng và khánh ngọc của nhà họ Hoạn có lẽ đă phải bay ra ... chợ trời mà thôi.

Mà kể ra, Thúy Kiều không phải là một kẻ tham lam, v́ thân gái dậm trường, nên bắt buộc phải “mượn đỡ” chuông vàng, khánh bạc của nhà họ Hoạn, nhưng không đem ra ... chợ trời để bán, mà đem “đưa pháp-bảo sang hầu sư huynh”, xem như là món quà... “vi thiềng”, để được nương thân tại “Chiêu ẩn am”, chứ không hề có ư giữ lại làm của riêng cho ḿnh.


Về tiểu thư nhà họ Hoạn, có người th́ gọi là: “máu hoạn Thư” để chỉ những cách ghen của nàng, cũng có người cho rằng Hoạn Thư ghen một cách khôn ngoan của một tiểu thư trí thức, v́ nàng là con gái của “Thiên quan trủng tể”, chứ không ghen như những hạng thường t́nh như... trường hợp của vũ nữ Cẩm Nhung đă bị vợ của Trung tá Thức hủy hoại tất cả, đến trở thành thân tàn ma dại.


Riêng người viết, th́ đă lưu ư vào hai câu thơ này:


“Người vào chung gối loan-pḥng,

Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài”.


Đọc hai câu thơ trên, những người đă đọc truyện Kiều, đa số đều cho rằng trong lúc Hoạn Thư và Thúc Sinh đă
“vào chung gối loan pḥng”, là hai người đă hạnh phúc, chỉ riêng có Thúy Kiều “ra tựa bóng đèn chong canh dài” là đau khổ. Nhưng ta thử hỏi, Thúc sinh mới vừa bị “phách lạc hồn xiêu” rồi, th́ khi “vào chung gối loan-pḥng”, liệu Thúc Sinh có c̣n đủ tinh thần, đủ sức để ... làm chồng, và có c̣n đủ hơi để... thở hay không ?


Xin hăy chia xẻ với Thúc Sinh khi đă “được” vợ của ḿnh “yêu” đến mức độ như những câu thơ:


“Rơ ràng thật lứa đôi ta,

Làm ra con ở chúa nhà, đôi nơi.

Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Mà trong nham hiểm giết người không đao!

... Sinh càng phách lạc hồn xiêu:

Thương ôi! chẳng phải nàng Kiều ở đây ?

 

Và...


 
“Vợ chồng chén tạc chén thù,

Bắt nàng đứng chực tŕ hồ hai nơi.

Bắt khoan bắt nhặt đến lời,

Bắt qú tận mặt, bắt mời tận tay.

Sinh càng như dại như ngây,

Giọt dài giọt ngắn, chén đầy chén vơi.

Ngoảnh đi chợt nói chợt cười,

Cáo say, chàng đă giợm bài lảng ra.

Tiểu thư vội thét: Con Hoa!

Khuyên chàng chẳng cạn th́ ta có đ̣n!

 Sinh càng nát ruột tan hồn,

Chén mời phải ngậm bồ-ḥn ráo ngay.

Tiểu thư cười nói tỉnh say,

Chưa xong cuộc rượu, lại bày tṛ chơi.

Rằng: Hoa nô đủ mọi tài,

Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.

Nàng đà tán hoán tê mê,

Vâng lời ra trước b́nh the vặn đàn.

Bốn dây như khóc như than,

Khiến người trên tiệc cũng tan nát ḷng!

 Cùng chung một tiếng tơ đồng,

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm!.

Giọt châu lă chă khôn cầm,

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương.

Tiểu thư lại thét lấy nàng:

 Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi\?

Sao chẳng biết ư tứ ǵ?

Cho chàng buồn bă tội th́ tại ngươi!

Sinh càng thảm thiết bồi hồi,

Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua.

 Giọt rồng canh đă điểm ba,

Tiểu thư nh́n mặt dường đà can tâm.

Ḷng riêng khấp khởi mừng thầm:

Vui này đă bơ đau ngầm xưa nay!

Sinh th́ gan héo ruột đầy,

 Nỗi ḷng càng nghĩ càng cay đắng ḷng!

Người vào chung gối loan pḥng,

Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài!”.


Ai đau khổ hơn ai ? Hoạn Thư có thực sự được giây phút hạnh phúc cùng Thúc Sinh
chung gối loan-pḥng” ?!


Câu hỏi này, người viết xin dành cho các “đấng tu mi nam tử” của thời nay, có “đấng” nào có đủ “dũng khí” để “yêu vợ” trong một t́nh huống như thế hay không ?

 

Về Thúy Kiều, theo người viết, chắc chắn là đau khổ, nhưng phần Thúc Sinh, th́ không thể nào không thương, không xót nàng Kiều, và cũng không thể nào quên ngay đi những “đ̣n ghen” của Hoạn Thư đă dành choThúy Kiều và cả chàng nữa. Bởi thế, tuy cùng “chung gối” với vợ, nhưng Hoạn Thư vẫn cứ xa lắc xa lơ, nên “loan-pḥng” chỉ là nơi chàng Thúc đang nằm, chứ không thể là đang hạnh phúc.


Và Thúy Kiều vẫn là người “thắng cuộc” v́  đă và đang được yêu - h́nh ảnh của Kiều đang ở trong trái tim của chàng Thúc, c̣n Hoạn Thư chỉ là người được “chung gối” chứ không cùng chung nhịp đập với trái tim của chàng.

Đàn bà ai cũng đều có “máu ghen” cả. Nhưng “ghen” như thế nào để giữ được h́nh ảnh dịu dàng, đáng yêu quư của ḿnh trong trái tim của chồng, cũng như không đẩy chồng ḿnh vào “ṿng tay” của “t́nh địch”, và để không vĩnh viễn mất chồng, là một điều vô cùng khó; bởi v́, một khi đă ghen, th́ lư trí hầu như đă bị hoàn toàn tê liệt.


Như vậy, giá như,  lư trí của Hoạn Thư thắng được những thói ghen thường t́nh ấy, để Hoạn Thư với uy quyền trong tay, mà dám sắm sửa kiệu hoa rồi sai thị nữ đưa Thúy Kiều trở lại với gia đ́nh họ Vương, th́ chắc chắn v́ sự gia ân của tiểu thư họ Hoạn mà Thúy Kiều không bao giờ dám gặp mặt Thúc Sinh, dù một lần nào nữa; nhưng Hoạn Thư phải hết mực yêu thương chồng, và không bao giờ choThúc Sinh biết những việc của ḿnh đă làm, để tránh những tổn thương cho chồng, th́ chàng Thúc vẫn cứ tin rằng Thúy Kiều đă chết trong cơn hỏa hoạn, rồi thời gian sẽ khiến cho h́nh ảnh của Thúy Kiều chỉ c̣n là những kỷ niệm; c̣n như đă giáng những trận “đ̣n ghen” ấy, th́ chỉ khiến cho thúc Sinh phải đau xót, yêu thương và nhung nhớ Thúy Kiều cho đến măn đời, và Hoạn Thư phải sống với chồng trong cảnh “đồng sàng dị mộng” mà thôi.


Cuối cùng, là mối t́nh “lớn” của Thúy Kiều-Từ Hải, mà theo người viết, đây là mối t́nh đẹp nhất, v́ ngoài t́nh yêu tha thiết mà Thúy Kiều đă dành cho Từ Hải, nàng c̣n hết ḷng kính phục Từ Hải:
“Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”, nên “Tấm ḷng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. Song đặc biệt, và cao quư nhất, là Từ Hải đă chứng minh được “lượng cả bao dung” của ḿnh, là biết quư Thúy Kiều về mặt tinh thần qua những câu thơ:


“Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.

Trai anh hùng, gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh Phượng, đẹp duyên cưỡi Rồng”.


Từ Hải-Thúy Kiều đă
“tương phúc tương tri”, Thúy Kiều đă từng muốn theo Từ Hải ra chiến trường, không sợ gian nguy, sinh tử:


Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đă động ḷng bốn phương,

Trông vời trời bể mênh mông,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong.

Nàng rằng: Phận gái chữ Ṭng,

Chàng đi thiếp cũng một ḷng xin đi”.


Họ đă gắn kết với nhau cho đến khi Từ Hải đă “chết đứng” mà vẫn c̣n chờ giọt nước mắt của Thúy Kiểu, và không như với Kim Trọng và Thúc Sinh, mà  Thúy Kiều đă nhiều lần xác định Từ Hải là chồng, cũng như đă muốn chết theo chồng:


“Mặt nào c̣n thấy nhau đây,

Thà liều sống thác, một ngày có nhau!

Ḍng thu như xối cơn sầu,

Dứt lời, nàng cũng gieo đầu một bên.

Lạ thay! Oan khí tương triền,

Nàng vừa phục xuống, Từ liền ngă ra.


... Ngỡ rằng Phu quư, Phụ vinh,

Ai ngờ một phút tan tành thịt xương.


... Giết Chồng mà lại lấy Chồng,

Mặt nào c̣n đứng ở trong cơi đời ?


... Thôi th́ một thác cho rồi,


Trông vời con nước mênh mông,

Đem ḿnh gieo xuống giữa gịng Trường Giang .


Trên đây, là những ḍng thơ của cụ Nguyễn Du đă viết thật trọn vẹn về mối t́nh của Từ Hải-Thúy Kiều. C̣n bây giờ, là ngày đầu Xuân, nên người viết chỉ nói về ba mối t́nh của Thúy Kiều, chứ không muốn nói đến những chuyện khác.


Nhưng ở đây, qua bài này, trong hiện tại, người viết chỉ muốn nói đến T́nh yêu thương Chồng-vợ: T́nh nghĩa Chồng-vợ chỉ thực sự bền chặt măi măi, đều luôn luôn được gắn kết với một chữ ĐỒNG:


Đồng tâm, đồng chí hướng, đồng cam cộng khổ... và cuối cùng là đồng tịch, đồng sàng, để đồng cho nhau những ḍng mật ngọt, những phút giây hạnh phúc tuyệt vời, để suốt cả cuộc đời đồng tận hiến cho nhau.Và đặc biệt: Trong t́nh yêu Tổ quốc Ta có nhau.

 

 

Pháp quốc,

Mùng một Tết Nhâm Th́n, 2012

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính