42 mùa Quốc Hận: Việt Nam Cộng Ḥa vẫn Sống!

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 


 

 

Nếu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa được đánh một trận thư hùng với đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, th́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa chắc chắn sẽ Chiến Thắng!

Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không được đánh một trận thư hùng cuối cùng với Cộng sản Bắc Việt, nên đă không được Chiến, th́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không hề có Bại!

 

* * *

 

Kể từ ngày Quốc Hận 30/04/1975, khi đất nước Việt Nam Cộng Ḥa đă bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội, cho tới giờ này, người viết đă thấy trên các báo chí, các diễn đàn, nhất là từ khi có “Phong trào nhạc Vàng” quay trở lại ở trong nước, th́  thường có câu “Việt cộng luôn sợ cái bóng ma của Việt Nam Cộng Ḥa”.

 

Thế nhưng, người viết bài này, luôn có niềm tin chắc chắn rằng:

 

Sau 42 mùa Quốc Hận, nhưng Việt Nam Cộng Ḥa không phải là “cái bóng ma”, mà  Việt Nam Cộng Ḥa vẫn Sống!

 

Chính bạo quyền Cộng sản Hà Nội cũng biết như thế, nên chúng mới lo sợ - sợ lá Cờ vàng - sợ bộ Quân phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa - sợ những lời ca viết về người lính Việt Nam Cộng Ḥa - sợ tất cả những ǵ thuộc về Việt Nam Cộng Ḥa. Và hơn hết, là sợ mất chế độ - Sợ phải đền tội trước toàn dân - sợ chết!

 

V́ vậy, ngay từ sau ngày Quốc Hận 30/04/1975, Cộng sản Việt Nam đă cố t́m mọi cách để “giết chết”; đặc biệt là nền Giáo dục của Việt Nam Cộng Ḥa, và  những tác phẩm văn học như:  Phim, ảnh, sách, truyện, tiểu thuyết, thơ và âm nhạc, nhất là những bài hát về Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa. Thế nhưng, bạo quyền Hà Nội vẫn không thể “giết chết” được những h́nh ảnh của Việt Nam Cộng Ḥa. V́ vậy, nên Việt Nam Cộng Ḥa vẫn Sống. Sống như những người Lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă Sống- Sống cận kề với cái chết, đối diện với quân thù suốt hơn 20 năm trong lửa khói trên khắp chiến trường xưa. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa dẫu đă phơi xương ngoài chiến địa, đă rời ra trần thế; nhưng những h́nh ảnh của người Lính Việt Nam Cộng Ḥa đời đời vẫn Sống. Sống trong tâm thức của mọi người dân Việt biết yêu Quê Hương và Dân Tộc!

 

Ngược ḍng lịch sử, về biến cố đau thương sau những ngày 30/04/1975, Cộng sản Hà Nội đă từng bắt bỏ tù những người lưu giữ những sách, báo, băng nhạc, và “đốt sách” chẳng khác Tần Thủy (Thỉ) Hoàng; nhưng Cộng sản Hà Nội không cấm được những h́nh ảnh của đất nước Việt Nam Cộng Ḥa với những cảnh sống tự do, nhân ái, trong kư ức của người dân miền Nam đă từng được sống dưới thể chế Cộng Ḥa từ 1954-1975.

 

Đồng thời, Cộng sản Hà Nội v́ luôn lo sợ tinh thần yêu nước và ư chí bất khuất của Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa, có thể sẽ  cùng nhau đứng lên đánh đổ bạo quyền Cộng sản, nên ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, Hà Nội đă bắt bỏ tù tất cả những Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, là những vị đă được đào luyện, và xuất thân từ các Quân trường khác nhau, để trở thành những vị Chỉ huy trên các chiến trường. Ngoài ra, bạo quyền Cộng sản cũng t́m mọi cách để cướp nhà cửa, tài sản các vị Sĩ Quan đă vào tù “cải tạo” cũng như các vị Hạ Sĩ Quan và các Chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, bằng cách đày gia đ́nh họ phải rởi bỏ thành phố, lên những “vùng kinh tế mới” nơi rừng núi hoang vu, đất đá khô cằn, với mục đích, để cho họ phải chết v́ đói và bệnh tật.

 

Cùng thời điểm ấy, cũng như Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa,  Cộng sản Hà Nội đă bỏ tù các vị thuộc các Chính đảng - Các vị thuộc các cấp trong chính quyền của Việt Nam Cộng Ḥa và các Văn nghệ sĩ, trí thức không chấp nhận Cộng sản. Trong số ấy, có nhiều người đă bị bạo quyền Cộng sản giết chết, đày đọa bằng nhiều cách trong các nhà tù “cải tạo”. Có nhiều vị đă bị cùm kẹp, đánh đập tàn bạo, bỏ chết đói,  ở những nơi rừng thiêng núi thẳm, trên khắp ba miền Trung-Nam-Bắc.

 

Cho đến hôm nay, khi nhắc lại ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau khi cướp được đất nước Việt Nam Cộng Ḥa, dẫu không nói ra, nhưng bạo quyền Hà Nội phải tâm phục trước những vị anh hùng đă tuẫn quốc như: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vĩ... Đặc biệt là cách tuẫn quốc của Trung tá Cảnh sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long, mà h́nh ảnh đă được một phóng viên người Pháp ghi lại, để măi măi hậu thế c̣n thấy và kính phục muôn đời.

 

 

 

“Quân đội” của Cộng sản Bắc Việt chưa hề và không bao giờ có được những người như các vị Anh Hùng của Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Và hậu thế sẽ không bao giờ quên được những tấm gương trung liệt của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, đă chấp nhận cái chết, không đầu hàng giặc Cộng. Ngoài những vị anh hùng đă tuẫn quốc mà mọi người biết tên, biết mặt qua những h́nh ảnh. Chúng ta, là con dân của nước Việt Nam Cộng Ḥa c̣n có những vị anh hùng cũng đă tuẫn quốc qua các nhân chứng bằng những bài viết đầy tự hào, nhưng cũng thấm đẫm nước mắt!

   

Tôi đă đọc nhiều lần Hồi kư: Cuối Đường của Thiếu tá Vương Mộng Long với những h́nh ảnh bi hùng của người lính Việt Nam Cộng Ḥa ở “Cuối Đường”

 

 Xin được trích đoạn như sau:

 

“…Chua xót thay! Tôi không mơ. Tôi đang sống với thực tế phũ phàng. Thằng Y Don Near nắm chặt sợi dây ba chạc của tôi, nó khóc sướt mướt:


- “Thiếu tá ơi! Sao lại thế này? Thiếu tá ơi! Hu...hu..hu…

 

Có ai cho tôi biết ông Dương văn Minh lên chức Tổng thống lúc nào đâu? Tôi biết hỏi ai rằng ông Tổng thống này là thiệt hay giả? Theo tôi biết, ông tướng này, sau khi giết cụ Diệm để tiếm chức, đă bị các nhóm khác hất cẳng về vườn lâu rồi. Sao tự nhiên ông ta trở thành Tổng thống VNCH được nhỉ? Sao một thường dân có thể lên làm Tổng thống dễ dàng thế nhỉ? Đùng một cái, sáng nay, ông ta ra lệnh cho tôi buông súng. Đầu hàng? Đầu hàng cách nào? Đầu hàng ở đâu? Đầu hàng với ai? Giữa đồng không, tôi đứng chết trân. Mặt trời lên, thày tṛ chúng tôi lặng lẽ nh́n nhau. Những bàn tay đen đủi Bana, Jarai, Rhadé đưa lên quệt nước mắt.

 

Trên mặt lộ là cả chục xác Biệt Động Quân không toàn thây. Khẩu M60 của Hạ sĩ Phi đă găy nát. Hạ sĩ Phi vỡ óc. Hạ sĩ Đinh Lít cũng vỡ óc. Sáu bánh xe be xẹp lép. Chiếc xe nằm bẹp xuống mặt đường. Trên sàn xe, trên mặt lộ, chỗ nào cũng ngập máu. Máu đọng thành vũng, máu chảy tràn xuống ruộng”.

 

Tôi biết, có một số người, khi đọc “Cuối Đường” của Thiếu tá Vương Mộng Long sẽ khó có thể hiểu được nhiều về những người lính Biệt Động Quân Biên Pḥng.

 

Vậy, nhân đây, v́ giới hạn của một bài viết, nên tôi chỉ xin nói qua đôi nét về những người lính mà nhiều người đă gọi là “Biệt Kích Mỹ” hay “Dân Sự Chiến Đấu”, về sau đă được “cải tuyển” sang các Tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Pḥng  như sau:

 

Từ năm 1965, khi Quân đội Hoa Kỳ đặt chân đến thành phố Đà Nẵng, th́ sau đó, họ đă thành lập các “Căn Cứ” thường gọi là “Trại” Lực Lượng Đặc Biệt trên Bốn Vùng Chiến Thuật. Mỗi vùng, đặt một Bộ Chỉ Huy như: Bộ Chỉ Huy C1, C2, C3, C4. Tại các Trại ở những vùng biên pḥng xa xôi ấy, họ đă tuyển mộ các lính “Biệt Kích” thường gọi là “Biệt Kích Mỹ”.

 

Ở các vùng này, mọi thanh niên, thiếu nữ, nếu muốn, đều có thể đến ghi danh t́nh nguyện làm lính “Biệt Kích”. Tôi xin nhắc lại, những người lính “Biệt Kích” đều hoàn toàn T́nh Nguyện, chứ không một ai bắt buộc họ cả. Trong số này, tôi biết, có một số thanh niên, là bạn hữu của tôi, đă có bằng Tú tài toàn phần (Tú tài 2); nhưng không đi vào các Quân trường, để trở thành Sĩ Quan, mà thích đi làm “Biệt Kích”. Họ nói: “Tui thích bộ áo quần rằn ri, thích con Cọp trắng “phi thân” ngang chiếc dù, thích đời lính phong sương sống cùng trại với các Ông Lực Lượng Đặc Biệt, nên muốn đi lính Biệt Kích, dù ở những nơi núi rừng, sát nách với Việt cộng, mau chết lắm”.

 

Quả thật, đúng như vậy, v́ các Trại này, ở những vùng rừng núi xa xôi, nên có rất nhiều người của các sắc dân khác nhau. Nhưng cần phải ghi nhớ, Việt Nam gồm Bách Việt.

 

Trong “đoàn quân” Bách Việt ấy, đă có những người lính “Biệt Kích” vô cùng dũng cảm, như Thiếu tá Vương Mộng Long đă viết trong Hồi kư Cuối Đường.

 

Trong khuôn khổ của một bài viết này, tôi không thể viết nhiều hơn, mà chỉ xin nói gọn, là đến năm 1971, th́ hầu hết những người lính “Biệt Kích Mỹ” này đă được “Cải tuyển” thành Biệt Động Quân Biên Pḥng, và họ được đưa về các Tiểu đoàn khác nhau.

 

Tôi biết những trại như: Minh Long, Ba Tơ, Trà Bồng, An Phước… Thuộc Bộ chỉ Huy C1 - Lực Lượng Đặc Biệt KBC 3420. Sau này, trại Trà Bồng, trở thành Tiểu đoàn 61, Biệt Động Quân Biên Pḥng, KBC 7509,; Trại An Phước, trước đó KBC 3425, đă trở thành Tiểu đoàn 79, Biệt Động Quân Biên Pḥng, KBC 7545…

 

Nhưng có mấy ai biết rằng: Những “Hạ sĩ Đinh Lít… Thằng Y Don Near…” ấy. Họ là những cựu “Biệt Kích Mỹ” hay “Dân Sự Chiến Đấu”. Họ đă từng được huấn luyện trước khi cầm súng ra các chiến trường, chứ không phải là “Dân Sự…”. Họ là những người lính với tinh thần chiến đấu dũng cảm cho đến chết, như những “Thằng Y Don Near … Hạ sĩ Đinh Lít cũng vỡ óc…” mà Thiếu tá Vương Mộng Long đă ghi lại.

 

Cũng nên biết,  những cựu “Biệt Kích Mỹ - Dân Sự Chiến Đấu”, nếu họ không chết, không bị Cộng quân bắt đưa ra đất Bắc, th́ sau này, họ đều được “Cải tuyển” sang các Tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Pḥng cả.

 

Những người lính như “Hạ sĩ Đinh Lít… Y Don Near …”, cũng như những “Đoàn viên”  Nhân Dân Tự Vệ ở Hố Nai đă cầm súng đối đầu với quân giặc cho đến phút cuối cùng của cuộc chiến. Họ xứng đáng là Chiến sĩ, hơn hẳn những kẻ được học hành dưới các mái trường của Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa; được cho đi “Tu Học” ở các nước Âu-Mỹ, để rồi họ luôn tận dụng nhiều âm mưu và thủ đoạn để đâm, chém sau lưng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa trong suốt trong thời gian đi “học” ở ngoại quốc. Họ đă đi khắp nơi, để kêu gào “phản chiến” đ̣i Mỹ phải rút quân, đ̣i Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa phải ngưng oanh kích vào các vùng đất đă bị Cộng quân đánh chiếm và kiểm soát; đ̣i thả hết tù b́nh Cộng sản. Nhưng, tuyệt đối, họ không đ̣i quân xâm lăng của  nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa phải rút khỏi lănh thổ của nước Việt Nam Cộng Ḥa,  phải ngưng pháo kích vào các thành phố tại miền Nam, để giết chết đồng bào và trẻ em vô tội. Họ cũng không hề nhắc đến số phận của những Chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă bị Cộng quân bắt đưa ra miền Bắc!

 

Người viết đă từng chứng kiến đời sống của các Chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa ở những nơi địa đầu, giới tuyến, từng ngồi nh́n ánh hỏa châu soi sáng trên những vùng núi hoang vu cùng với tiếng súng giao tranh với Cộng quân; từng nh́n những đôi Cánh Thép vượt phi đạo, rồi chao lượn trên không, xuống thấp, để ném những quả bom xuống đầu của quân thù xâm lăng, nên mỗi lần nghe trên YouTube bài Cuối Đường! hay bài Những Phi Vụ Hành Quân Cuối Cùng, và những bài viết về những cuộc chiến đấu anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, là mỗi lần tôi khóc. Khóc v́ Tiếc v́ Thương và v́ uất hận cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă bị bức tử, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa vẫn c̣n thừa sức để chiến đấu với Cộng quân xâm lăng, v́ tôi tin rằng: Ngày 30/04/1975; Nếu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa được đánh một trận thư hùng với đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, th́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa chắc chắn sẽ Chiến Thắng!

 

Và cho đến giờ này, tôi vẫn tin như vậy. Bởi chỉ cần nh́n lại cuộc “Tổng công kích” Tết Mậu Thân, 1968. Lúc ấy, đa số các Chiến sĩ đă về nhà ăn Tết với gia đ́nh theo “Lệnh Hưu chiến 3 ngày”. V́ vậy,  Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa chỉ c̣n có phân nửa tại các đơn vị.

 

Chính v́ vậy, lịch sử đă chứng minh: Trong trận chiến Tết Mậu Thân, 1968, chỉ có phân nửa quân số của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, mà cả đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, cộng thêm với quân đội của Tầu cộng và Hàn cộng cải trang thành Việt cộng, mà bọn chúng vẫn không chiếm được đất nước Việt Nam Cộng Ḥa, th́ vào tháng Tư 1975, với ḷng yêu nước nhiệt thành, với Tinh thần chiến đấu dũng cảm - luôn luôn đặt Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm và Bảo Quốc An Dân lên trên hết, th́ chắc chắn trong trận chiến thư hùng này, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa sẽ vùi chôn vĩnh viễn cái đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt.

 

Với những điều đă nêu trên, nên xin các vị cầm bút, cũng như không cầm bút, đừng viết hay đừng tự cho ḿnh là “chiến bại”. Bởi, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không được đánh một trận thư hùng cuối cùng với Cộng sản Bắc Việt, nên đă không được Chiến, th́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không hề có “Bại ”!

 

Và v́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, cũng như các vị các cấp của Chính Quyền và các vị thuộc các Chính đảng, đă từng tham chính, đă từng góp phần vào đại cuộc chiến đấu để bảo vệ Tự Do, bảo vệ đồng bào, kể cả người dân, qua hơn hai mươi năm của Thể chế Việt Nam Cộng Ḥa, cũng không hề “bại”.

 

Chính v́ thế,  nên dẫu đă 42 mùa Quốc Hận 30/ tháng Tư, nhưng Việt Nam Cộng Ḥa vẫn Sống. Và Thể chế Việt Nam Cộng Ḥa – Với các Chính đảng như:  Đại Việt – Việt Nam Quốc Dân Đảng -  Việt Nam Nhân Xă Đảng- Dân Xă Đảng… Là những chính đảng, có đa số người chống Cộng thực sự, đă từng góp công, góp sức cùng với chính quyền trong đại cuộc chống đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, là những chính đảng thực hữu trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 - 1975. Cho đến sau ngày 30/04/1975, có nhiều vị đă bị Cộng sản Hà Nội giết chết bằng nhiều cách trong và ngoài các nhà tù “cải tạo”.

 

Ngoài ra, có những người dân lành vô tội đă bị bạo quyền Hà Nội cướp đoạt hết tài sản, nhà cửa, đày ải họ lên vùng “kinh tế mới”, nên bắt buộc họ đành phải liều chết t́m đường vượt biên, vượt biển, đi t́m tự do. Trong số ấy, đă có nhiều phụ nữ và các bé gái đă bị rơi vào những bàn tay tàn ác của hải tặc Thái Lan. Tất cả phải gánh chịu những đau đớn kinh hoàng trước khi chết một cách tức tưởi. Có những em gái chưa chết, nhưng đă bị hải tặc quăng xác sống xuống biển, làm mồi cho cá. Những tang thương này không có bút mực nào diễn tả cho hết!

 

Kể từ những thảm cảnh ấy, cả thế giới đều biết, khiến cho họ đă “đặt tên” cho người Việt vượt biển là “Thuyền Nhân”. Và những h́nh ảnh của “Thuyền Nhân” đă đi vào lịch sử của nhân loại. Một trang sử đầy đau thương, và đẫm nước mắt, với biết bao sinh mạng đă bỏ ḿnh dưới ḷng biển sâu lạnh lẽo!

 

  

 

Ấy thế, mà vừa qua, Cộng sản Hà Nội đă “cấm”, rồi lại “không cấm” hát 05 bản nhạc, trong đó, có bài: Cánh Thiệp đầu Xuân của Nhạc sĩ Minh Kỳ, và Con đường xưa em đi, nhạc của Châu Kỳ, Lời của Hồ Đ́nh Phương. Nên biết, Nhạc sĩ Minh Kỳ và Ông Hồ Đ́nh Phương, là hai nạn nhân đă chết bởi bạo quyền Hà Nội.

 

Về nhạc sĩ Châu Kỳ, Việt cộng đă cho ông từ Việt Nam sang Mỹ, để thâu h́nh cho nhạc “Chương tŕnh” nhạc của ông. C̣n Ông Hồ Đ́nh Phương đă bị Cộng sản Hà Nội đẩy vào chỗ chết, nên “cấm” hay “không cấm” hát những bài hát do ông viết lời, ông cũng không c̣n trên cơi đời này, để lên tiếng, hay không lên tiếng.

 

Do đó, nhân đây, người viết chỉ xin nói qua về Ông Hồ Đ́nh Phương:

Trước 30/04/1975, Ông Hồ Đ́nh Phương là một nhà thơ, nhà văn, đă viết cho nhiều tờ báo, trong đó, có Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong của Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng. V́ thế, Ông đă viết lời cho nhiều bản nhạc của các Nhạc sĩ như: Lam Phương, Minh Kỳ, Châu Kỳ, Hoàng Trọng…  mà mỗi lời ca, như một bài thơ, thường ca ngợi miền Nam vào thời kỳ đầu của nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Ḥa, cho đến thời chiến tranh khốc liệt, lời ca do ông viết đă đi vào ḷng người, không bao giờ phai nhạt.

 

C̣n Nhạc sĩ Minh Kỳ, đă bị Việt cộng giết chết trong nhà tù “cải tạo”.

 

Nhạc sĩ Minh Kỳ​

 

Riêng  Ông Hồ Đ́nh Phương, vào năm 1960, Ông từng là Phó tỉnh trưởng  Tỉnh Ninh Thuận.

 

Sau 1963, Ông giảng dạy tại trường Đại học Thương mại Đà Lạt, rồi giữ chức Giám đốc công ty Kỹ nghệ Giấy Đồng Nai, Biên Ḥa.

 

Sau ngày 30/04/1975, Ông Hồ Đ́nh Phương bị Việt cộng bắt vào nhà tù “cải tạo”. Tháng 11/1979,  khi ra tù, Ông cùng vợ là bà Trần Thị Ngọc Oanh và bốn người con đă rời bỏ quê hương, lên đường vượt biển, chạy trốn Cộng sản. Nhưng đau đớn thay! Cả vợ chồng và bốn người con của Ông Bà đă “mất tích” trên biển Đông. Nghĩa là đă làm mồi cho cá, hay đă vùi chôn thân xác dưới ḷng đại dương!

 

Ông Hồ Đ́nh Phương

 

Ông Hồ Đ́nh Phương, người đă viết lời cho rất nhiều bản nhạc, là một trong vô số những cựu tù nhân chính trị dưới chế độ Cộng sản, và là một gia đ́nh nạn nhân của bạo quyền Cộng sản Hà Nội. Như vậy, giờ đây, Việt cộng có “cho hát” hay “cấm” những bài ca có lời của Ông Hồ Đ́nh Phương viết, cũng như của các tác giả khác đă viết về Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, lại càng khiến cho giới trẻ yêu thích những bài hát ấy nhiều hơn. Chẳng những vậy, mà tất cả những bài hát, những sách, truyện, những phim, ảnh, những bài thơ của các tác giả đă được phát hành tại miền Nam, đă từ lâu lắm, cũng đă đi vào ḷng của người dân miền Nam. C̣n giờ đây, th́ người dân ở cả ba miền đất nước, khi vào Internet, họ đều thấy được đời sống sung túc, tự do, no ấm dưới thể chế Việt Nam Cộng Ḥa hơn hai mươi năm, từ 1954-1975.

 

Những h́nh ảnh trung thực ấy, kể từ ngày Quốc Hận 30/04/1975, Cộng sản Hà Nội đă t́m mọi cách để “giết chết” tất cả những ǵ tươi sáng của miền Nam: Việt Nam Cộng Ḥa, để giới trẻ không biết ǵ cả…

 

Viết đến đây, người viết lại nhớ đến chuyện Khổng Minh bên Tầu. Khổng Minh được đa số người đời ca tụng hết lời với những trận hỏa công nổi tiếng. Song, những ai chịu khó đọc về những “tài liệu sách sử”, th́ phải biết rằng: Cả đời Khổng Minh luôn muốn giết chết Tư Mă Ư, mà đặc biệt, là trận hỏa công ở Hang Thượng Phương (Thượng Phương Cốc), khi Khổng Minh cho quân vây hăm và lừa được ba cha con Tư Mă Ư phải đi đến đường cùng, không c̣n lối đi nào khác, nên cả ba cha con của Tư Mă Ư phải chạy vào Thượng Phương Cốc, th́ Khổng Minh ra lệnh ném những cây đuốc lớn bằng những bó củi, rơm, rạ vào hang, bịt kín hai đầu hang lại, rồi reo mừng, v́ tin chắc rằng cha con Tư Mă Ư phải chết.

 

Thế nhưng, trong lúc Khổng Minh vui mừng v́ “đắc thắng”, c̣n cha conTư Mă Ư tuyệt vọng, nghĩ ḿnh chờ chết, th́ lạ lùng thay: Kỳ Sơn chín tháng không hề có giọt mưa, bỗng Trời đổ cơn mưa rất lớn, dập tắt hết những ngọn lửa. Nhờ thế, cha con Tư Mă Ư thoát chết, chạy khỏi Thượng Phương Cốc. Từ trận hỏa công này, mà theo dân gian lưu truyền cho đến tận ngày nay rằng: Lúc ấy, Khổng Minh đă ngửa mặt lên Trời mà than: “Mưu sự tại nhân; Thành sự tại Thiên!”

 

Và rồi, dẫu suốt đời, Khổng Minh luôn t́m mọi cách để giết Tư Mă Ư, nhưng cuối cùng Khổng Minh lại chết trước Tư Mă Ư.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 42 năm qua, lúc nào cũng muốn “giết chết” những trang sử đẹp, những h́nh ảnh hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa – Của Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa. Một thể chế đă thực hữu trong suốt hơn 20 năm. Một Chính Quyền có đầy đủ Tam quyền Phân lập: Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp; có Tổng Thống, có Hiền Pháp, có Luỡng Viện Quốc Hội, có Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa với  tinh thần chiến đấu vô cùng dũng cảm, với những vị Anh Hùng, từ hàng Tướng lănh, Sĩ Quan, Hạ Sĩ quan, cho đến các Chiến Sĩ đă tuẫn quốc vào ngày mất nước. Các vị Anh Hùng ấy, dẫu biết được phương danh hay vô danh - Tất cả các vị đều đă đi vào Sử Xanh của dân tộc!

 

Cũng vậy, Mưu sự tại… Đảng Cộng sản Việt Nam; c̣n “Thành sự tại Thiên”, mà giờ đây, đă đến thời điểm, và thời cơ cho toàn dân Việt thoát khỏi “Hang Hồ Ly” hay “Hồ Ly Cốc”. Chúng ta, tất cả người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại hăy hướng về quốc nội, để hỗ trợ đồng bào bằng mọi cách, để quốc nội sẽ cùng nhau đứng lên, sát cánh, kề vai dấn thân trên con đường Đại Nghĩa, đấu tranh, giải trừ bạo quyền Hà Nội- Xây dựng lại một nước Việt Nam Tự Do - Dân Chủ - Không Cộng sản!

 

Một lần nữa, người viết xin nhắc lại: Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có những “anh hùng” ma, như “anh hùng Lê Văn Tám”. Hà Nội cũng đă bịa đặt ra một “anh hùng Nguyễn Văn Bé”, trong lúc Ông Nguyễn Văn Bé đă trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa theo chính sách Chiêu Hồi. Sau 30/04/1975, Ông Nguyễn Văn Bé đă sang Hoa Kỳ, sống và  chết trên đất Mỹ. Ấy thế, mà cho đến thời điểm này, ở trong nước vẫn có những con đường, những ngôi trường mang tên “anh hùng Nguyễn Văn Bé”.

 

 

Từ những điều đă chứng minh ở trên, nên Cộng sản Việt Nam chỉ có những “anh hùng” ma, chứ chưa hề có, và không bao giờ có được một con người như các vị Anh Hùng của Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Ḥa, đă lẫm liệt tuẫn quốc vào ngày Quốc Hận 30/04/1975!

 

 

Tạm kết

 

Như đă thưa, qua tựa đề của bài này: Việt Nam Cộng Ḥa vẫn Sống!

 

Nhưng để Sống măi măi, bất tử với thời gian, giờ đây, đứng trước cảnh quốc phá, gia vong, th́ các con dân của nước Việt Nam Cộng Ḥa, dẫu ở quốc nội hay hải ngoại, cũng nên đồng tâm, hiệp ư, hỗ  trợ những cuộc đấu tranh đ̣i những quyền chính đáng của người dân, cũng như những cuộc biểu t́nh của các dân oan ở cả ba miền đất nước. Họ là những người dân lành, đă và đang bị bạo quyền Hà Nội cướp đoạt tài sản, đất đai, hoặc những cuộc biểu t́nh đ̣i tống xuất “Khu công nghiệp” Formosa,  và các  “Đặc khu kinh tế” của giặc Tầu, từ Hải Pḥng, Cam Ranh, Đà Nẵng, B́nh Dương, Tây Nguyên…

 

Chúng ta phải hiểu rằng: Ngày nay, chúng ta không c̣n “chiến đấu” với bạo quyền Hà Nội bằng súng đạn trên các chiến trường, nên chúng ta cần phải tận dụng nhiều Kế-Sách… trên Mặt Trận  Đấu Tranh Chính Trị;Đấu Tranh Chính Trị, th́ cần phải “Thiên biến, vạn hóa…” nhiều phương diện. Đó là cách hữu hiệu nhất trên con đường đấu tranh để giải trừ đảng Cộng sản Việt Nam!

 

C̣n một điều nữa, là hiện nay, có lẽ nhiều người đă “thấy”, nên có nhiều người lo ngại, không muốn ủng hộ những cuộc biểu t́nh của đồng bào trong nước, v́ đă nhận ra trong những cuộc biểu t́nh cũng như trên “mặt trận truyền thông”, chống bạo quyền Cộng sản tại quốc nội, cũng như ở hải ngoại, đều có những tên Công an Việt cộng và tay sai của Hà Nội cài vào, như trước năm 1975, Việt cộng cũng đưa người vào “Chiêu Hồi” giả vậy. Nhưng không v́ thế, mà chúng ta lo sợ và không ủng hộ những cuộc biểu t́nh; v́ chúng ta ủng hộ những người đấu tranh thật, c̣n thiểu số của Việt cộng cài vào, cũng như một số tổ chức ngoại vi của bạo quyền Hà Nội… hoặc vài tổ chức đă và đang có tham vọng, nghĩ  rằng: “ḿnh … sẽ dễ dàng ra tranh thế cầm quyền hậu Cộng sản”. Mấy cái tổ chức này, đă và đang chen chân vào các cuộc biểu t́nh, th́ không đáng lo ngại. Đồng bào quốc nội có cách để nhận diện ra…mà qua những cuộc biểu t́nh, cũng như những tay “anh chị” đă và đang lên mặt liên tục “dạy đời”… Nhưng nếu tinh mắt, theo dơi từng lời nói, th́ chắc chắn sẽ hiểu, sẽ nhận ra… Nhưng xin mọi người cứ “bỏ lơ”; Bởi, chúng ta cần có nhiều, thật nhiều  những “Anh hùng Lương Sơn Bạc” thật…

 

Tuy nhiên, xin hăy nhớ,  Việt Nam Cộng Ḥa vẫn Sống; nhưng không phải “sống” qua mấy cái “chính phủ” và mấy cái “đảng” ma trơi kia, mà Sống trong ḷng của những người Việt Nam yêu nước chân chính!

 

V́ vậy, nên chúng ta cần phải hỗ trợ những cuộc đấu tranh của đồng bào tại quốc nội, cho đến một ngày, khi bạo quyền Cộng sản Việt Nam sụp đổ, th́ lúc ấy, bắt buộc phải có một “Ủy ban” một “Hội đồng” hay “Chính phủ lâm thời…” có các Chính đảng thực hữu, đă một thời  đi vào “Tranh đấu sử” trong suốt hơn hai mươi năm: 1954-1975, sẽ cùng ngồi lại, để quyết định một cuộc “Tổng Tuyển Cử”.

 

Xin các vị đừng lo lắng, v́ nhân loại đang sống ở thiên niên kỷ thứ ba, không c̣n ở vào thời “Phong kiến”, nên đến thời “hậu cộng sản”; Tuyệt đối, không có một cá nhân, hay một tổ chức nào được có cái “quyền” đứng ra tự xưng là “Chính phủ” hay “Xưng Vương-Xưng Đế” cả.

 

Bởi; đến lúc đó, mọi Công Dân Việt Nam có đủ Uy-Tín-Tài-Đức, đều có thể ra tranh cử, để toàn dân dùng lá phiếu của ḿnh sẽ bầu lên người Lănh đạo Quốc Gia - Thành lập Nội Các - và viết Hiến Pháp mới.

 

Và trong một lần tham dự cuộc Biểu t́nh vào ngày Quốc Hận 30/4, người viết đă nói trước cổng “Ṭa đại sứ” của Việt cộng tại London, Anh quốc, cũng như đă viết điều này nhiều lần rồi. Nhưng hôm nay, người viết vẫn tin như thế, nên xin lập lại rằng:

 

 Chế độ của Tầu Cộng sẽ phải sụp đổ. Nước Tầu sẽ phải tan vỡ ra từng mảnh, sẽ trở về với thời kỳ Lục quốc. Và bạo quyền Cộng sản Việt Nam chắc chắn cũng sẽ phải sớm bị giải trừ. Một trang sử mới sẽ được mở ra. Toàn dân Việt sẽ được cùng nhau bắt nhịp trong khúc hát hoan ca:

 

Đẹp thay! Chính thể Cộng Ḥa,

Vui thay! Tiếng hát câu ca Thanh B́nh.

Cộng Ḥa như ánh B́nh Minh,

Như gịng nước mát, như t́nh lúa xanh.

 

 

           28/04/2017

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

------------------------------------------------------

 

 

Thật đáng buồn và tiếc cho một số người đă không biết về "anh hùng" Nguyễn Văn Bé!

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Người viết bài này, thật rất bất ngờ, v́ cứ nghĩ rằng câu chuyện về “anh hùng” Nguyễn Văn Bé, th́ mọi người đă biết, v́ vào thời điểm ấy, nhất là người dân của miền Nam tự do, gần như ai cũng được biết; bởi trong lúc Hà Nội ca tụng “anh hùng-liệt sĩ diệt Mỹ ngụy” Nguyễn Văn Bé, th́ tại Sài G̣n, Bộ Chiêu Hồi đă công bố những tin tức về Nguyễn Văn Bé, đồng thời c̣n đưa Nguyễn Văn Bé lên ngay đài truyền h́nh để cho mọi người được nh́n cho rơ một con người thật bằng xương, bằng thịt, để chứng minh Nguyễn Văn Bé vẫn c̣n sống. Mặc dù vậy, nhưng Hà Nội vẫn tin những “tin tức t́nh báo - quân báo của ta” là Nguyễn Văn Bé trên đài tuyền h́nh Sài G̣n là “người giả”. Có lẽ v́ thế, nên bây giờ mới xảy ra “sự cố”.

 

 Trở lại với chuyện “anh hùng” Nguyễn Văn Bé, người viết vẫn c̣n nhớ, lúc ấy,  Bộ Chiêu Hồi cũng phát hành rất nhiều những tấm truyền đơn, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, do những chiếc máy bay loại L.19, thường đem răi xuống những vùng đất đă bị mất an ninh, cùng lúc là những lời nói của chính Nguyễn Văn Bé vọng từ chiếc máy bay xuống đất, kêu gọi: “Các anh cán binh cộng sản hăy mau mau trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia theo Chính Sách Chiêu Hồi...”. tôi c̣n nhớ  nguyên văn một đoạn mở đầu như sau đây:

 

“Tôi, Nguyễn... Nguyễn.... Nguyễn.... Văn... Văn... Văn... Bé ... Bé... Bé... vẫn c̣n sống đây...”

 

 

Tuy nhiên, dẫu rằng chính mắt người viết đă nh́n thấy những tấm truyền đơn bay từ trên những chiếc máy bay rơi xuống đất, và cùng lúc cũng đă nghe rơ ràng những lời nói của ông Nguyễn Văn Bé cũng phát xuất từ những chiếc loa phóng thanh từ trong ḷng máy bay phát ra  một cách rơ ràng, và chắn chắc như thế, nhưng v́ người viết không theo dơi được chuyện trong nước, nên không lên tiếng, mà bây giờ mới biết, và cũng chẳng ngờ đảng cộng sản Việt Nam lại có thể làm những chuyện phản tuyên truyền như đến độ đặt tên trường và tên đường Nguyễn Văn Bé. Riêng về ông Nguyễn Văn Bé, như đă có tin ông đă về Việt Nam và đă chết ở Mỹ; song chưa chắc, mà biết đâu rồi một lần nữa chúng ta lại nghe: “Nguyễn... Văn.... Bé...  vẫn c̣n sống đây...”

 

Và để tuyên truyền cho một “anh hùng-liệt sĩ diệt Mỹ ngụy” Nguyễn Văn Bé, th́ cái “ông” nhạc sĩ Huy Du nào đó, đă viết một bài hát, để ca tụng một “anh hùng liệt sĩ ôm ḿn diệt Mỹ ngụy” c̣n sống tại miền Nam lúc ấy như sau:

 

“ Ai về Cửu Long, qua Đồng Tháp Mười, gặp hoa ô môi, biết mùa xuân đă tới.
Nơi đây sinh ra anh Bé hiền hoà. Cuộc đời sớm xông pha nên ḷng thêm sắt đá.
Anh như bông hoa rực sáng bầu trời. Hương toả ngát nơi nơi. Tiếng ḿn anh vang dội....
Bầu trời ngàn ngôi sao lấp lánh...nhớ măi tên anh Nguyễn Văn Bé...
Đường dài hành quân xa, xin khắc tên anh trên vách chiến hào....”

 

Nhưng chưa hết, v́ đảng Cộng sản Hà Nội c̣n in cả h́nh ảnh của Nguyễn văn Bé trên những con “Tem Quân Đội”, với những ḍng chữ: “Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa - Nguyễn Văn Bé - Trung kiên Bất khuất Anh dũng Tuyệt vời” kèm theo là h́nh ảnh của một Nguyễn Văn Bé “ôm bom diệt Mỹ-Ngụy” !

 

“Tuyệt vời” thiệt, v́ có như thế, th́ tất cả người dân Việt từ quốc nội, đến hải ngoại và cả thế giới nữa,  mới biết được những ǵ mà Cộng sản đă làm, đang làm, và sẽ làm trong tương lai, để đừng bao giờ nghe, đừng bao giờ tin tất cả những ǵ đảng Cộng sản Việt Nam nói hay làm; bằng chứng là một chuyện trước mắt như cái con đường dài nhất mang tên “anh hùng diệt Mỹ ngụy” Nguyễn Văn Bé. Song với con đường, th́ bỏ đi, đổi tên khác, cũng xem như tạm ổn, nhưng cái tên “Trường Nguyễn Văn Bé” mới là vô vàn khó khăn; bởi v́ trên tất cả giấy tờ, chứng chỉ của các học sinh đă học ở ngôi trường này, kể từ lúc mới h́nh thành từ năm 1976, đều đă ghi  tên “Trường Nguyễn Văn Bé”, th́ rồi đây, khi mọi sự thật được phơi bày cho cả nước đều biết hết, và lỡ khi các phụ huynh và học sinh của trường này đều đồng loạt lên tiếng, đ̣i hỏi “nhà nước” phải giải quyết những văn thư, chứng chỉ, giấy tờ của học sinh, v́ họ không muốn con cái và chính bản thân của họ đă phải ngồi học dưới một cái trường mang tên của một “anh hùng-liệt sĩ” c̣n sống, th́ “nhà nước” sẽ phải giải quyết như thế nào về những điều gian dối ấy ???

 

Nhưng “tuyệt vời” nhất, là đảng Cộng sản Hà Nội, nên trở về với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, như những ḍng chữ đă tự xác định trên con “Tem Quân Đội” vậy,  và trả quyền tự quyết cho nhân dân của nước Việt Nam Cộng Ḥa theo như những điều khoản đă ghi rơ trong Hiệp định Paris, 1973, về Việt Nam.

 

 

Pháp quốc, 10/4/2012

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

-------------------------------------------------

 

"Lộ Chuyện anh Hùng" Chiêu Hồi, Xuân Lộc Phải Đổi Tên Đường

 

 Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương.

 

Nhà văn kư tên Cô Gái Đồ Long vừa phổ biến bài viết nhan đề  “Thà chết chứ hổng chịu hy sinh!” cho biết rằng con đường dá nhất thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, từng được đặt tên là Nguyễn Văn Bé để vinh danh “anh hùng diệt Mỹ” bây giờ đă lặng lẽ đổi tên là đường “Hồ Thị Hương” sau khi lộ ra sự thật rằng cán bộ đảng viên CSVN Nguyễn Văn Bé thực ra đă “về chiêu hồi với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa.”

 

Bài viết của Cô Gái Đồ Long đăng trên mạng Facebook và nhiều trang khác, trích một số đoạn như sau:

“Ngay sau 1975, khi thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) được kiến thiết và xây dựng lại với chính quyền mới; người ta đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Hồi nhỏ đi học ở đây, tui nhớ trong tài liệu từ pḥng truyền thống của trường sơ lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ – ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đă dùng mưu cầm quả ḿn Claymor đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ – ngụy và nhiều xe tăng địch; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…

 

37 năm trôi qua, Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được nhiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây giờ đă là Thị xă Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lănh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời chính thức nào. Dân thị trấn xầm x́ với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết v́ bệnh!”. “Th́ thiếu ǵ người chết bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những ǵ họ cống hiến là xứng đáng!”. “À…chắc c̣n chuyện ǵ khó nói.”. Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!). Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể t́m kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải h́nh ảnh anh Nguyễn Văn Bé c̣n sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đă chiêu hồi Mỹ – ngụy, tin đầu hàng của Nguyễn Văn Bé c̣n được in trong truyền đơn nữa. Vậy đó. Thực hư thế nào hổng chịu trách nhiệm nha, ai hỏi là tui nhất định không khai thằng cha Vixi đang núp trong bụi chuối đâu à. Túm quần lại là nhân vật Nguyễn Văn Bé có lư lịch không rơ ràng trong sáng. Hahahha… Thay v́ ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ – mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xă Long Khánh đă quyết định đổi tên cho chắc ăn. Thà quê c̣n hơn bị chê! Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận B́nh Thạnh – TP.Hồ Chí Minh). Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đă từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa sáng tỏ, nơi này đă viết lại lư lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh!…”

 

Bài của Cô Gái Đồ Long cũng kể thêm chi tiết về các trận đánh ở Xuân Lộc trong tháng 3 và tháng 4-1975, và về quả bom CBU. Cũng như kèm một tấm h́nh cho thấy tên đường “Hồ Thị Hương” mới tinh màu sơn.

 

—————————————————————————————————————

Theo FaceBook Cô Gái Đồ Long

 

Sợ sự thật

 

 

Blog FB của Cô Gái Đồ Long (tại đây!) cho hay: “Huyện Xuân Lộc bây giờ đă là Thị xă Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lănh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương”.

 

Thế là câu chuyện Nguyễn Văn Bé đă lộ sáng. Hoặc anh ta là nhân vật anh hùng không có thực, anh hùng tuyên huấn như kiểu anh hùng Lê Văn Tám; hoặc đó là kẻ chiêu hồi, anh ta không hy sinh năm 1966 mà chết v́ bệnh năm 2002 tại Mỹ. “Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể t́m kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải h́nh ảnh anh Nguyễn Văn Bé c̣n sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đă chiêu hồi. Mỹ – ngụy.”  Tin này của Cô Gái Đồ Long giống như nhiều nguồn tin khác mà ḿnh đă biết từ lâu. Ḿnh biết từ lâu th́ các cấp chính quyền lớn nhỏ c̣n biết trước ḿnh lâu hơn nữa.

 

 Nguyễn Văn Bé có phải là nhân vật anh hùng hay không? Câu trả lời ở tấm biển đường Hồ Thị Hương vừa mới thay thế biển đường Nguyễn Văn Bé. Sự thay thế lặng lẽ đó cho thấy người ta đă biết sai nhưng không dám công bố. Cũng như  câu chuyện Lê Văn Tám là do ông Trần Huy Liệu dựng lên, chính gs Phan Huy Lê đă công bố điều này (tại đây!). Thế nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà gs Phan Huy Lê đă nói.

 

Để tránh phải đụng chạm đến sự thật, người ta hô hoán lên câu chuyện “lật đổ thần tượng”. Khốn thay, nào có thần tượng đâu mà lật đổ? Không lẽ lật đổ thần tượng giả mà sai, mà nguy hiểm? Vô lư! Giải thích cho việc công bố anh hùng Lê Văn Tám là không có thật, một thần tượng giả mà ta đă tôn thờ bấy lâu,  gs Phan Huy Lê đă nói: “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong ḷng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực”.

 

Quá đúng!

 

Th́ tại sao người ta sợ sự thật đến thế? V́ sự thật là thứ luôn gây bất lợi, rất nguy hiểm cho chế độ ta, có phải thế chăng?

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính