Thầy Tôi: Bùi Giáng
Tác giả: TÔ MẠN THÙ (Su Manshu)
Bản dịch:
Bùi Giáng (1926-1998)
Ta cứ tưởng xuống trần chơi một chốc
Nào ngờ đâu ở măi đến hôm nay
Người từ vô tận tái sinh
Đi qua trần thế mang t́nh nhân gian.
Bùi Giáng
Thủ bút của Bùi Giáng
Tặng người bạn cũ một bài thơ vui
Gửi anh Trịnh Công Sơn
(Uống xong nằm ngủ chiêm bao thấy ǵ)
Uống xong chén rươụ nồng nàn
Về vườn nằm vơng dịu dàng ngủ say
Diệu kỳ thay! Giấc mộng dài
Tận cùng bờ bến, thiên thai ghé về
Gặp em khắp mặt sơn khê
Em thành tiên nữ đề huề tiên nương
Gặp em ở khắp phố phường
Em thành thơ mộng thôn nương thôn làng
Cuối cùng tận tuyệt bóng vang
Em thành Thần Nữ huy hoàng không tên.
Bùi Giáng
***
Phạm Công Thiện
Tạp ghi:
Có một người bạn đă chuyển cho tôi đọc một bài viết về ông
Phạm Công Thiện
(PCT).
Sau khi xem xong, tôi thấy ông
PCT
khi về già có khuôn mặt hao hao giống như ông
Bùi Giáng
(BG),
kể cả đầu tóc xơ xác, lưa thưa. Đọc vài đoạn trích dẫn về PCT,
tôi cảm thấy h́nh như ông có vẻ hơi “ngông” và xem thường
thiên hạ. Thiên hạ đây
là những người cũng nổi tiếng tài cao và học rộng như ông.
Nếu
PCT
c̣n kẹt lại ở VN
như BG
sau 1975, có lẽ
rồi
cũng
tàng tàng,
điên điên chẳng
khác
ǵ v́ thất chí.
Người cộng sản lúc nào cũng đè đầu, bóp cổ dân th́ làm sao ông PCT có
thể dám coi thường họ như lúc c̣n sống dưới chính thể VNCH được. Ngay
cả một cán ngố i-tờ nhỏ tuổi đáng cháu chắt c̣n gọi các cụ đáng bậc ông
bà, cha mẹ là ‘anh” và “chị” để san bằng giai cấp, như vậy một người tâm
tánh như ông PCT khó mà sống dưới chế độ cộng sản!
Xin xem bài viết của ông Nguyễn Văn Trung:
http://www.viet-studies.info/NguyenVanTrung_OngPhamCongThien.htm
V́ đọc bài viết về
PCT
mà tôi mới nhớ lại những kỷ niệm của tuổi học tṛ với người thầy dạy
Việt Văn Bùi Giáng.
Tôi không dám lạm bàn xa hơn về ông
PCT,
tôi chỉ so sánh thơ của
hai ông
thôi. Theo thiển ư của tôi, thơ ông
PCT
không hay bằng ông
BG.
Thơ của
BG
hay v́ đượm chút điên
lăng tử
mà thành thâm thúy.
Ông PCT có một bài thơ được Lê Uyên Phương phổ nhạc, nếu tôi nhớ không
lầm:
Hiu Hắt Quê Hương
Mười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay trắng cả rừng cây
Gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn c̣n bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
Gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược ḍng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông
Kim Tuấn cũng có một bài thơ thất ngôn, cách gieo vần và âm điệu đọc
nghe cũng tương tự như bài thơ của ông Phạm Công Thiện, được Phạm Đ́nh
Chương phổ nhạc:
Ta ở trời Tây nhớ trời Đông
Ta ở trời Tây nhớ trời Đông
Nhớ trong sợi khói cuốn phiêu bồng
Có muôn trùng núi ngăn người đến
Có một nguồn xa chia mấy sông.
Ta ở trời Tây, nhớ trời Đông
Nhớ nhau ngh́n nỗi xót xa ḷng
Sao ta chợt thấy men đời đắng
Thấy một ḿnh trong nỗi nhớ mong.
Ta trời Tây nhớ trời Đông
Nhớ như con nước trôi thành ḍng
Như chim mỏi cánh, bay t́m núi
Có một ḿnh riêng, hoài ngóng trông
Ta ở trời Tây, nhớ trời Đông
Nhớ mưa nḥa phiếm, nắng tơ hồng
Nhớ đôi ḍng tóc, chia đường gió
Cơi ḿnh ta mù, như hư không.
Bùi Giáng có dịch bài thơ “L'Adieu” của Guillaume Apollinaire
(1880-1918) rất hay:
L'Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Bản dịch của Bùi Giáng
Lời vĩnh biệt
(1)
Ta đă hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đă chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...
Nhưng Bùi Giáng không phải chỉ dịch một lần. Nhà thơ Bùi Giáng đă khai
triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai:
(2)
Đă hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu c̣n sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.
Và tiếp tục dịch thoát ư sang bài thứ ba:
(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Đă chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.
Bùi
Giáng
(1926-1998)
- Trích
từ “Đi
vào cơi thơ” Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bảng Ca Dao, Saigon, Việt
Nam 1969.
Suốt 15 năm sau
khi
Bùi
Giáng mất,
tôi có đọc rất nhiều bài viết huyền thoại về Bùi Giáng nhưng
tôi không thấy có bài viết nào viết về Bùi Giáng của những năm ông đi
dạy học từ 1953-1956. Tôi không nhớ rơ là năm nào tôi đă học lớp đệ lục
hay đệ ngũ với thầy
Bùi Giáng (1953 hay 1954) tại trường Tân Thanh do Giáo Sư Phan Ngô làm
hiệu trưởng.
Trong kư ức của tôi,
tôi
không thể quên được những tháng ngày học với
thầy
Bùi Giáng. Tôi có một vài kỷ niệm vừa sợ hăi, vừa đam mê văn chương thơ
phú qua con người
h́nh như không được b́nh thường
của
BG ngày đó.
Không biết có những ai đă học qua lớp Việt Văn tại trường Tân Thanh thuở
đó, bây giờ có c̣n nhớ đến những giờ Việt Văn vừa vui vừa hồi hộp với
thầy BG
không?
Riêng tôi, tôi nghĩ rằng tôi phải kể lại những giai thoại mà tôi đă hân
hạnh được học với người thầy Việt
Văn BG.
Tôi nói hân hạnh v́ sau 1975,
BG
được nổi tiếng v́
cái
điên của ông trong đời thường lẫn trong thơ văn chứ những ngày học với
ông lúc trước th́ sợ lắm, không thể nói là hân hạnh được. Tuy nhiên, nếu
nói thế th́ hóa ra phản thầy,
tôi
phải nói là nhờ được
học với
BG
mà tôi mới hấp
thụ
được cái tâm hồn thơ văn
lăng mạng của chính ông và của những thế hệ thi văn đi trước (thơ văn
thời tiền chiến). Sau này nghĩ lại tôi mới biết ông BG là người hơi bất
b́nh thường mà dạo đó chưa có ai khám phá ra đó thôi.
Ngày ông chưa bị điên, ông đă sáng tác rất nhiều bài thơ và ông cũng là
dịch giả và nhà biên khảo.
Xin trích vài bài thơ rất t́nh của BG lúc b́nh thường:
Trẫm Nhớ Em
Trẫm nhớ em như nhớ một người
Rất gần mà cũng rất xa xôi
V́ sao? Quả thật Trẫm không biết
Giải thích thế nào cho rơ ra
Chỉ biết rằng em đẹp quá chừng
Khiến linh hồn trẫm nhớ mông lung
Nhớ xa vắng quá như người lạ
Nhớ một người xa lạ quá chừng.
Vỗ Về
Ta đứng lại bên này chồ đợi
Ô phải không? Em đó phải không
Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
Đời chúng ta là mấy trăng tṛn
Ngày vui ngắn? Ḷng đă vui mấy bận
Ngày vui đi? Mấy bận giữa ḷng ta
Để lây lất mưa về xuân lấm tấm
Ô thiều quang ta biến vội sao mà
Em có khó? Ta xin em đừng khóc
Em nh́n ta lệ chảy có vui ǵ
Trang phượng mở giữa nguồn em hăy đọc
Nước xuôi ḍng ngàn thu hận mang đi
Môt bài thơ vui:
Tặng Diêm Vương
Ngày sau Thượng Đế hỏi anh
Ở trần gian có thấy đành ḷng không
Thưa rằng: rất có và không
V́ chưng nửa cuộc Nường Mông* vội ǵ
Hỏi rằng giờ có muốn đi
Về Thiên Đường ngó mấy D́ Tiên Nga?
Thưa rằng: thà ở với ma
Miễn là được thấy lại Ṭa Mông Rô*.
*Marilyn
Monroe
***
Tôi không ngờ người thầy mà tôi vừa học vừa hồi
hộp
khi xưa, sau ngày
30 tháng 4 năm 1975, ở lại sống với cộng sản ông đă điên v́ thất chí. Có
người nói ông giả điên để bề chửi cộng sản. Ông hay đi lang thang khắp
nơi với h́nh dáng tiều tụy trông rất tội nghiệp.
V́
ông điên nên thơ của ông dạo đó cũng mang nét điên theo, nhưng là cái
điên lăng mạng có t́nh người.
Tôi nói
thơ ông
lăng mạng v́ sau này có giai thoại kể về chuyện ông đă yêu Kim Cương một
cách rất ngộ
nghĩnh
và rất đáng yêu. Bà Kim Cương cũng thương ông v́ tội nghiệp.
Kính Thưa
Kính thưa công chúa Kim Cương
Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây
Tờ thư rất mực nóng dày
Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau?
***
Kể từ tao ngộ đầu tiên
Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng
Bốn mươi năm đă lẫy lừng
Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân
Trái tim thiết thạch vô ngần
Từ tam thu tới tử phần hôm nay.
Bùi Giáng
Tôi không kể thêm nữa v́ có rất nhiều người đă viết
về Bùi Giáng sau khi ông mất. Ở đây, tôi chỉ kể lại những chuyện khi tôi
c̣n là người học tṛ trong lớp Việt Văn của Bùi Giáng mà thôi.
Tôi nhớ có một lần vừa vào lớp, Bùi Giáng chưa kịp ngồi xuống, ông đă
nói:
-
Hôm nay bài viết luận văn của chị N là hay nhất.
Trời ơi, vừa nghe Bùi Giáng phán một câu như vậy là hồn vía tôi muốn bay
lên mây và tôi ao ước nếu
ḿnh có phép tàng h́nh ngay lúc đó được th́ quá tốt. Tôi thấy có một anh
bạn
cùng lớp đă bị Bùi Giáng nói giỡn
chơi thôi, anh
cảm thấy
mắc cở và
quê quá nên
bỏ luôn lớp học. Do đó
tôi nghĩ
chắc ông
Bùi Giáng chê bài viết của tôi dở v́ tánh ông hay nói tàng tàng, không
ai đoán trước được là ông nói thật hay giả, v́
thế
tôi rất
lo
sợ và
cảm thấy
mắc cở.
Tôi lo sợ cũng có lư do
v́ hôm đó gần đến giờ đi học
rồi
tôi mới nhớ
ra
là quên
chưa
làm bài luận văn. Tôi quưnh quáng lên cố viết
cho xong
trong ṿng có khoảng nửa giờ thôi
v́ xe nhà của người bạn
sẽ
đến đón đi học. Bài luận văn ngày đó tôi nhớ mang máng h́nh như là đề
bài “Tả con mèo và con chó ở chung nhà và kể lại hành động của hai con
khi gặp nhau.” Quả thật bài luận văn của tôi đă được ông Bùi Giáng cho
điểm cao nhất lớp và ông c̣n đọc lại cho cả lớp nghe. Ông khen từng đoạn
mà tôi kể chuyện hai con chó và mèo vờn nhau rồi cắn nhau ra sao. Lúc đó
tôi không dám nh́n ông v́ sợ lỡ
bất ưng
ông điên điên rồi ông bắt tôi làm thêm điều ǵ khác lạ nữa chắc chết!
Ngày đó h́nh như lớp học có khoảng trên dưới 30 người cả nam lẫn nữ. Nam
sinh nhiều hơn nữ sinh. Nữ sinh đi học mặc áo dài từ lớp đệ thất trở lên
và nam sinh mặc quần tây dài với áo sơ mi ngắn tay hay dài tay bỏ
trong quần trông rất lịch sự, nghiêm trang và chững chạc, tuy chúng tôi
chỉ vào khoảng 14, 15 tuổi thôi.
Có lần Bùi Giáng gọi một anh nam sinh đứng lên ngâm thơ của Quang Dũng,
ông Bùi Giáng đă viết sẵn bài thơ đó lên bảng rồi. Anh bạn đó đứng như
trời trồng v́ ngâm thơ đâu có dễ ai ngâm cũng được. Thế là Bùi Giáng cho
ngồi xuống và ông nói:
- Có ai ngâm được bài thơ này không? Tôi sẽ gả con gái đẹp của tôi
cho, thế rồi ông đảo mắt nh́n quanh. Tôi nghĩ lúc đó chắc cả lớp muốn
độn thổ nhưng không làm sao chui xuống đất được để trốn. Nam sinh ngày
đó c̣n nhỏ xíu mà Bùi Giáng nói sẽ gả con cho. Thấy chẳng có ai dám hó
hé đứng lên, ông tự ngâm một ḿnh, đó là bài thơ “Tân Thời” của Quang
Dũng mà tôi c̣n thuộc nằm ḷng trong mấy chục năm qua. Điều này chứng
tỏ rằng Bùi Giáng đă in đậm nét trong tôi chỉ v́ ông dạy bọn tôi học với
vẻ tàng tàng, hơi mát mát nhưng tiềm ẩn nhiều điều thi vị mà ngày c̣n
nhỏ tôi đă không nhận ra. Sau này tôi cố t́m kiếm bài thơ này v́ tôi
nghĩ tôi nghĩ ḿnh chưa nhớ hết nguyên bài. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy
nó xuất hiện trong bất cứ bài b́nh luận nào về thơ văn của thi sĩ Quang
Dũng trong sách vở văn chương và kể cả t́m kiếm trên internet. Tôi nhớ
rất rơ là chính ông Bùi Giàng viết lên bảng bà́ thơ “Tân Thời” và ghi
tên tác giả là Quang Dũng.
Tân Thời
Em diện tân thời anh cũng yêu
Song yêu chỉ được dáng yêu kiều
Em ơi lộng lẫy ngoài thôi đó
Chưa đủ ḷng anh thấm thía nhiều
Muốn mua cho được trái tim anh
Mua được tim anh khó đă đành
Chớ tưởng ḷng anh là gỗ đá
Ái t́nh anh thật rộng mênh mông
Ái t́nh anh đă có hẳn rồi
Xưa nay anh vẫn thấy không người
Không người chi để ḷng anh đắm
Anh đắm anh say suốt một đời.
…………..
Nhà thơ Quang Dũng
Dựa vào chi tiết bài phỏng vấn nhạc sĩ Trịnh Hưng của Thy Nga, phóng
viên đài RFA: “Các giai thoại về nhà thơ Quang Dũng”, tôi càng đoán
chắc tác giả bài thơ “Tân Thời” là của Quang Dũng v́ lời kể lại của
nhạc sĩ Trịnh Hưng:
- “Ông
Quang Dũng lên Việt Bắc giúp con một người công chức đặc trách tỉnh đó
là cô Loan. Là gái mới, lại thấy ông này đẹp trai, học giỏi thành ra cô
ấy yêu ông này ghê gớm lắm. Nhưng Quang Dũng lại không dám chuyện t́nh
cảm v́ sợ đang hoạt động trong đảng, hai nữa là thấy việc chống Tây chưa
thành công, nên từ giă cô ấy, sang tỉnh khác hoạt động th́ bị mật thám
Tây bắt, v́ thế đảng mới đưa ông qua Tàu. Sang Tàu, ông ấy học trường
Hoàng Phố.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/QuangDungPoetryWithSbsFromSongwriterTrinhHung_TNga-20071021.html
Bùi Giáng thuộc nằm ḷng rất nhiều bài thơ của Quang Dũng, Hồ Zdếnh, Tố
Hữu, Xuân Diệu, v..v…Ngày nào có giờ học với ông, ông cũng không quên
viết lên bảng ít nhất là một bài thơ tiền chiến thật hay. Tôi là người
góp nhặt thơ do Bùi Giáng viết lại trong những giờ học với ông. Tôi chỉ
học với ông có hơn nửa năm rồi tôi chuyển lên Dalat học. Sau đó tôi có
trở lại trường Tân Thanh để học tiếp lớp đệ nhị và tôi không c̣n thấy
ông Bùi Giáng dạy ở đó nữa.
Xin cám ơn và tưởng nhớ người thầy nửa điên nửa tỉnh
và đa tài lẫn đa t́nh
Bùi Giáng, tâm hồn
ông đă mang nặng chất lăng mạng của thi văn và ông là người đă gieo mầm
văn chương, thơ phú vào đầu óc non dại của tôi ngày xưa.
Bùi Giáng đọc thơ Kim Cương?
Kim Cương: Người t́nh bất diệt của BG
Tạc tượng Bùi Giáng
Chùa Giác Ngộ thờ Bùi Giáng
GiọtMưaThu
9
-
CĐ