Trong trí nhớ của tôi lúc nào cũng in đậm nét cảnh ngôi chùa nghèo tên
Quang Tự, có thầy trụ tŕ đă già và hai chú tiểu nhỏ khoảng mười tuổi và
mười hai tuổi trông hiền lành, gương mặt phảng phất nét buồn. Ngôi chùa
nhỏ xây bằng gạch, mái lợp gỗ nâu và chung quanh chùa được ngăn cách với
bên ngoài bằng cái hàng rào bằng gỗ đóng sơ sài, trông siêu vẹo nhưng nó
đứng vững được nhờ những cây hoa bông bụp đủ màu nở quanh năm trồng sát
cạnh và nhờ vậy ngôi chùa trông có vẻ sáng sủa, xinh xắn một chút. Bên
trong chùa rất ngăn nắp, sạch sẽ và thoáng mát.
Vào những ngày rằm và mùng một mẹ tôi hay cho tôi đi theo đến chùa để lễ
Phật và nghe thầy giảng kinh, thuyết pháp. Mẹ tôi đi lễ nhiều chùa như
chùa Xá Lợi, chùa Vĩnh Nghiêm và một ngôi chùa nhỏ tên Quang Tự nằm sâu
hút tận trong một xóm nghèo.
Ở vào tuổi mười ba của tôi ngày đó, tôi c̣n khờ dại và nhút nhát so với
tuổi trẻ sau này. Tôi chỉ biết làm theo những ǵ cha mẹ ra lịnh. Nếu có
thắc mắc cũng chỉ hỏi cho biết rồi thôi và đôi lúc cũng không dám hỏi
luôn. Thế mà không hiểu sao, cứ gần đến ngày rằm hay mùng một là tôi lại
nhắc mẹ và xin đi chùa Quang Tự mà thôi, tôi không thích đến những ngôi
chùa lớn nào cả. Có lẽ mẹ tôi cũng cảm nhận thấy mỗi lần đến ngôi chùa nhỏ
này, trông tôi có vẻ thích thú và vui hơn.
Tôi c̣n nhớ ngày rằm hôm đó mẹ tôi xách một cái giỏ mây nặng đựng đủ thứ
trái cây, c̣n tôi th́ mẹ chỉ giao cho một cái túi nhỏ đựng nhang, đèn cầy
và ôm theo một bó hoa huệ trắng. Mùi thơm của hoa và nhang quyện vào nhau
làm tôi cứ ngỡ như ḿnh sắp sửa được đi đến một cơi riêng của Phật; nơi đó
chỉ nghe tiếng chim hót với muôn hoa, tiếng chuông chùa ngân vang trong
cơi bồng lai và an lạc không có dấu chân của người phàm tục lai văng. Đầu
óc non dại của tôi đang miên man suy tưởng đến chuyện thần tiên nơi hạ
giới mà chốc nữa đây tôi sẽ cùng mẹ ngoạn cảnh nơi đó, chợt nghe tiếng mẹ
nhắc: “Con phải ôm bó hoa huệ cho cẩn thận kẻo hoa bị dập.”. Trí tưởng
tượng của tôi lúc đó đang ngao du vụt thức tỉnh. Xe xích lô đă ngừng trước
cổng chùa. Tôi theo mẹ vào chánh điện, mẹ tôi sắp trái cây ra thành mấy
mâm ngũ quả trông thật đẹp mắt và đặt từng đĩa lên trên các bàn Phật rồi
đốt bó nhang thơm tôi đem theo. Tôi theo mẹ thắp nhang trước mỗi tượng
Phật, c̣n bó hoa huệ mẹ tôi cắm vào b́nh đặt lên bàn Phật chánh điện. Tôi
bắt chước mẹ vừa chắp tay lạy Phật vừa niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, tôi
chỉ thuộc ḷng có mỗi câu kinh này thôi. Xong công việc thắp nhang, lạy
Phật, tôi chắp tay ngồi xuống cạnh mẹ, các tăng ni và các nam nữ bạn
đạo để nghe thầy thuyết pháp, giảng kinh. Tôi để ư thấy đa số là những
Phật tử lớn tuổi. Có hai chú tiểu nhỏ ngồi sau lưng thầy, gơ chuông theo
nhịp mơ của thầy khi xong một thời kinh. Hai chú tiểu đọc kinh theo thầy
rất là nhuần nhuyễn và trông thật dễ thương.
Khi mọi người c̣n đang đọc kinh chưa xong, tôi đă trốn ra sau chùa vào
hậu liêu xem các cô, các bác nấu cơm chay và lang thang ra xem vườn rau
của thầy trụ tŕ cùng hai chú tiểu trồng. Tôi đi quanh co theo những luống
rau lang, rau cải bẹ xanh, một giàn khổ qua trái xanh mướt ṭn teng xen
lẫn những đóa hoa màu vàng bé nhỏ, xinh xinh có cả những con bươm bướm,
chuồn chuồn đủ màu sắc bay lượn chung quanh trông giống như một bức
tranh thủy mạc miền quê tuyệt mỹ với màu sắc hài ḥa trông thật thanh
b́nh, êm ả và tĩnh mịch. Đang thơ thẩn một ḿnh đứng ngắm khoảng đất trồng
rau xanh mướt sau hậu liêu, tôi nghe tiếng mẹ tôi gọi t́m, tôi vội đi vào
bên trong chùa. Lúc vào đến chánh điện, tôi thấy thầy trụ tŕ đang nói
chuyện với mẹ tôi và một cô trông c̣n trẻ lắm, tôi đoán chừng độ tuổi mười
tám, hai mươi. Gặp thầy, tôi chắp tay cúi đầu “A Di Đà Phật”, quay sang cô
gái bên cạnh tôi cũng nói như vậy.
Thầy khen tôi c̣n nhỏ mà đă biết theo mẹ đến chùa nghe kinh, thuyết pháp
là tốt lắm. Thầy đâu có biết tôi chỉ ngồi nghe thầy giảng kinh và thuyết
pháp thôi c̣n đến phần tụng kinh chưa dứt là tôi đă trốn ra sau hậu liêu
để thăm thú mảnh vườn v́ lẽ tôi không thuộc kinh, phần bắt chước mẹ tôi
ngồi theo kiểu bán già, ngồi lâu tôi chịu không nổi v́ mỏi quá.
Thầy c̣n nhắc ngày rằm tháng sau thầy sẽ làm lễ quy y tam bảo cho tôi theo
lời xin của mẹ tôi. Tôi nh́n thầy mà ḷng vô cùng kính mến. Thầy tu khổ
hạnh, mỗi buổi sáng thầy đi khất thực với hai chú tiểu. Thầy và hai chú
tiểu mặc áo cà sa màu vàng đă cũ, đi chân trần. Buổi trưa trở về chùa ăn
những thức ăn của bá tánh thập phương cúng dường. Thầy và hai chú tiểu tự
đào đất cuốc vườn trồng rau trái để ăn. Các Phật tử cúng dường cho chùa:
gạo, muối, tương chao. Tôi không trông thấy ai cúng tiền và cũng chẳng bao
giờ thấy tay thầy cầm đồng tiền của bá tánh. Ai mang gạo, muối, tương,
chao cúng chùa th́ tự mang xuống hậu liêu cất. Nếu chùa có hư hỏng chỗ
nào, Phật tử chung nhau sửa chữa. Trông thầy cỡ bảy mươi trở lại nhưng v́
tu khắc khổ nên thấy thầy lụm khụm, đi đứng chậm chạp.
Ngày xưa, chùa sư nữ dành riêng cho sư bà và sư cô tu. Chùa của các
thầy chỉ dành riêng cho sư ông và chú tiểu tu. Tôi không thấy sư bà, sư nữ
và sư ông, chú tiểu tu chung một chùa bao giờ.
Nh́n hai chú tiểu đi khất thực sao tôi cảm thấy thương quá. Tôi tự hỏi:
- Hai chú tiểu c̣n quá nhỏ, chắc chưa được hưởng trọn vẹn hạnh phúc và
niềm vui của tuổi thơ mà đă vào chùa theo thầy tu khổ hạnh, mưa cũng như
nắng phải ôm b́nh bác đi khất thực.
Tôi có nghe mẹ tôi kể về sự tích cuộc đời của Đức Phật Thích Ca:
- Ngài là thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn. Ngài thường hay trốn vua
cha để ra khỏi hoàng cung quan sát cuộc sống của dân chúng. Ngài đă tận
mắt nh́n thấy chung quanh ngài toàn cảnh khổ nghèo đói, người già cả bịnh
tật và cái chết không chừa một ai từ kẻ nghèo khổ đến người giàu sang phú
quư. Chính v́ những lẽ đó mà Ngài quyết định xin vua cha từ bỏ ngai vàng,
từ bỏ cả đời sống vương giả, vợ đẹp con ngoan để được đi tu và t́m
con đường giải thoát khỏi kiếp sinh tử luân hồi.
Tôi thắc mắc: thế c̣n hai chú tiểu nhỏ này v́ lẽ ǵ mà đi tu?
V́ ṭ ṃ, tôi hỏi mẹ tôi về hai chú tiểu. Mẹ tôi kể: thầy nhận nuôi hai
chú là hai anh em ruột, cha mẹ chết khi làm rẫy đạp phải ḿn của việt cộng
gài. Người ta đem hai chú đến chùa gởi thầy nuôi từ lúc c̣n nhỏ mới 5 và 7
tuổi, thầy nuôi hai chú đă 5 năm rồi. V́ chùa nghèo quá không có tiền cho
hai chú đi học nên thầy dạy hai chú tiểu học chữ những lúc làm xong công
quả và Phật sự. Ban ngày hai chú theo thầy tụng kinh và học kinh Phật.
Kể cho tôi nghe xong, mẹ tôi nói: - Đời là bể khổ. Đi tu sớm được là tốt.
Tôi hỏi lại mẹ tôi: - Hai chú tiểu đâu đă biết đời là ǵ, cũng giống như
con vậy. Con chỉ nghe nói hai chữ “cuộc đời” mà không hiểu đời như thế nào
hở mẹ? Tại sao lại phải khổ? Đă biết đời là khổ th́ tại sao mẹ lại sinh ra
con làm chi để rồi sau này đời con lại sẽ bị khổ?
Chắc mẹ tôi cảm thấy khó trả lời cho cái đầu rắc rối của tôi nên bà phải
nói:
- Thôi đừng hỏi vớ vẩn nữa, con đi t́m đôi dép của mẹ mang lại đây rồi sửa
soạn đi về.
Tự nhiên câu nói “Đời là bể khổ” của mẹ tôi đă gieo vào đầu tôi một thắc
mắc về cuộc đời trần ai khổ năo này sẽ ra sao về sau cho cuộc đời tôi.
Khi sửa soạn ra về, tôi gặp lại cô gái mà mẹ tôi gọi tên là Lan.
Tôi đứng cạnh mẹ nên được biết qua câu chuyện chị vừa kể với mẹ tôi xong:
Chị vào chùa để xin thầy làm lễ quy y tam bảo và chị có ư định xuống tóc
đi tu luôn nhưng thầy nói chỉ làm lễ quy y cho chị thôi, c̣n chuyện xuống
tóc đi tu phải cần thời gian học về giáo lư Phật pháp, nhất là chùa của
thầy không thể nhận sư nữ ở chung.
Vừa ra khỏi chùa là tôi hỏi mẹ tôi ngay:
- Tại sao trông chị Lan có vẻ buồn và tại sao chị lại muốn đi tu hở mẹ? Mẹ
nói tôi c̣n nhỏ, không nên t́m hiểu chuyện của người lớn. Tôi im lặng
không dám hỏi thêm nhưng trong ḷng vẫn cảm thấy buồn và thắc mắc khi nghĩ
đến chị Lan.
Hôm đó đi chùa tôi được biết hoàn cảnh của hai chú tiểu và chị Lan, cả
hai hoàn cảnh này đều mang đến cho tôi một nỗi buồn mà đáng lư ra cái tuổi
của tôi c̣n nhỏ vô tư, không nên nghĩ đến.
Sau khi nghe mẹ tôi kể về hai chú tiểu, tôi thấy thương hai chú tiểu như
em ḿnh nên mỗi lần được theo mẹ đến chùa là tôi hay mua bánh in có nhân
đậu xanh, bánh ít chay nhân đậu mang lên cúng bàn thờ Phật. Tôi canh
chừng nhang vừa tàn là tôi lạy Phật rồi mang đĩa bánh xuống đưa cho hai
chú tiểu dặn cất riêng để tối pha trà mời thầy ăn chung. Mẹ tôi không để ư
và tôi cứ âm thầm làm như vậy mà không ai biết. Hai chú tiểu rất vui khi
thấy tôi đến chùa lễ Phật. Hai chú quấn quít bên tôi mỗi khi làm xong Phật
sự và dẫn tôi ra sau vườn khoe luống rau cải vừa trổ hoa để dành hột cho
mùa sau gieo tiếp.
***
Về đến nhà rồi mà tôi vẫn c̣n trầm ngâm, nghĩ ngợi. H́nh ảnh thầy trụ tŕ
khắc khổ, h́nh ảnh hai chú tiểu ngây thơ ngồi tụng kinh gơ chuông, cộng
thêm h́nh ảnh buồn ảo năo của chị Lan đă đưa tôi vào cái ṿng lẩn quẩn với
nhiều ư tưởng hơi triết lư vụn của tuổi thơ dại:
Mẹ nói: Đời là bể khổ.
- Không lẽ cái bể khổ của cuộc đời chỉ dành riêng cho hai hoàn cảnh này
hay sao? Cả hai đều c̣n trong tuổi trẻ, sao lại bị đời bắt khổ sớm quá
vậy? Người nào cũng mất cha mẹ, không nơi nương tựa và con đường duy nhất
chỉ có cổng chùa là từ bi rộng mở.
- Không lẽ cuộc đời có nhiều khổ lụy nên mỗi khi nghe tiếng chuông chùa
vang vọng đâu đó là ḷng tôi cảm thấy buồn hiu hắt và ngay cả khi nghe
tiếng tụng niệm trầm buồn trong tiếng chuông, tiếng mơ th́ tâm hồn tôi như
đang bước vào cơi tĩnh lặng vô ưu, trầm tư yếm thế. Có lẽ v́ vậy mà khi
bước chân vào chùa ai cũng mang theo tấm ḷng từ bi và bác ái.
- C̣n đời tôi mai sau sẽ ra sao? Ôi, sao cơi đời này lại quá nhiêu khê,
nhiều khổ đau và phiền toái như vậy?
Với cái tuổi mười ba của tôi khi đó đúng ra tôi chẳng nên để ư và suy tư
về hoàn cảnh của người khác. Tuổi đời của tôi c̣n quá ngây thơ, khờ dại
nhưng không hiểu v́ sao trong tâm tôi lại cảm thấy bất an khi trực diện
với bất kỳ điều ǵ không được hoàn mỹ như tôi mong muốn.
Sau này tôi cũng tự thắc mắc tại sao cái tuổi non dại của tôi ngày đó lại
có nhiều âu lo đến ngoại cảnh cuộc đời sớm như vậy. Càng t́m hiểu biết
sớm, càng mang vào tâm trí nhiều đa đoan và bận rộn trong cuộc đời trầm
luân.
***
Vài hôm sau chị Lan đến nhà thăm mẹ tôi. Mẹ tiếp chị ngoài pḥng khách,
tôi ngồi học bài bên cạnh cửa sổ thông qua nên tôi nghe rất rơ câu chuyện
giữa mẹ tôi và chị. Không hiểu sao khi nh́n thấy chị Lan lần đầu tiên tôi
đă có cảm t́nh và thấy thương chị ngay. Có lẽ gương mặt chị trông hiền hậu
và phảng phất nét buồn liêu trai cộng thêm giọng nói nhẹ nhàng dễ mến của
chị chăng? Tôi ṭ ṃ muốn biết hoàn cảnh của chị ra sao nên tôi làm bộ mở
sách ra xem nhưng thật sự cái đầu đă để vào câu chuyện giữa mẹ tôi và chị.
Tôi nghe mẹ tôi hỏi thăm chuyện gia cảnh của mẹ chị Lan. Tôi chỉ nghe
tiếng khóc sụt sùi của chị mà chẳng nghe chị nói ǵ cả. Một lúc lâu, có lẽ
nước mắt đă làm vơi bớt đi niềm xúc cảm nên chị bắt đầu kể cho mẹ tôi
nghe:
- Bác ạ, mẹ cháu mất chưa đầy hai năm sau khi di cư vào Nam năm 1954. Khi
di cư, chỉ có hai mẹ con trốn thoát được thôi, c̣n bố cháu và người anh bị
kẹt lại v́ gia đ́nh cháu phải chia ra làm hai. Mẹ cháu và cháu đi ngơ khác
qua đường làng vào ban đêm để ra Hải Pḥng. Bố cháu và anh cháu đi sau bị
việt cộng giữ lại. Trước khi đi, bố mẹ cháu có dặn nhau là ai lên tàu được
cứ đi trước, khi vào Nam sẽ t́m nhau sau. Nhờ vậy mà mẹ cháu và cháu mới
đi thoát. Nhưng Bác ơi, mẹ cháu nhớ gia đ́nh và thương cho chồng con nên
mẹ cháu cứ đau ốm hoài. Ngày vào đến trong Nam, cháu mới có mười lăm tuổi.
Cháu thương mẹ cháu quá nhưng không thể giúp mẹ cháu được ǵ hơn. Mẹ cháu
bắt cháu phải đi học lại, c̣n mẹ cháu theo người bạn ra chợ buôn bán đắp
đỗi qua ngày. Một ngày kia, cháu thấy mẹ cháu đau nặng quá mới đưa mẹ vào
nhà thương thí để chữa bịnh, c̣n cháu xin đi làm trông con nít cho người
quen để có chỗ ở và có cơm ăn. Gia đ́nh ông bà đó cũng tốt, cho cháu được
nghỉ buổi chiều đi thăm nuôi mẹ cháu và trả tiền lương hàng tuần để cháu
mua thuốc cho mẹ. Nhưng mẹ cháu đă chết trong nhà thương sau hơn một tháng
nằm chữa bịnh. Kể đến đây chị lại sụt sùi khóc làm mẹ tôi cảm động, thương
xót cho hoàn cảnh của chị. Tôi nghe mẹ tôi khuyên chị nên can đảm, cố
gắng lo cho bản thân ḿnh trước và đừng có quẩn trí. Chị cũng làm cho tôi
âm thầm khóc theo câu chuyện thương tâm này, tôi vội đi xuống nhà sau để
tránh khỏi nghe tiếp.
Khi tôi đi trở lên nhà, tôi thấy mẹ tôi đang cầm tay chị Lan và nhét vào
túi chị một nắm tiền, tôi vội vàng đứng vào sau cánh cửa nh́n ra. Mẹ tôi
đưa chị Lan ra xe xích lô, xe chạy rồi mà mẹ tôi vẫn c̣n đứng nh́n theo
chị một lúc rồi mới vào nhà. Tôi cố giữ b́nh tĩnh, không dám hỏi mẹ tôi về
chuyện chị Lan.
***
Hơn mười năm sau, t́nh cờ tôi gặp lại chị Lan khi vào tiệm bán quần áo con
nít ở chợ Saigon để mua cho con tôi một vài thứ. Tôi nhận ra chị ngay v́
trông chị không khác xưa là mấy. Chị vẫn c̣n nét hiền hậu và xinh xắn
nhưng gương mặt lẫn cặp mắt vẫn c̣n thoáng vẻ buồn tuy chị bây giờ trông
khoẻ mạnh và hồng hào hơn xưa. Gặp lại chị lần này tôi nhất định phải t́m
hiểu thêm về cuộc đời của chị sau ngày mẹ chị mất như thế nào.
Tôi đến đứng bên cạnh chị và khẻ gọi:
- Chị Lan.
Chị đang lay hoay xếp lại đống quần áo mà khách hàng vừa lựa mua xong,
nghe tiếng gọi nhỏ của tôi, chị vội ngửng lên nh́n, chắc chị không nhớ ra
tôi nên chỉ cười rồi hỏi:
- Cô có cần mua món ǵ ở đây không? À mà sao cô biết tên tôi?
Tôi nh́n kỹ chị một lúc rồi nói:
- Chị Lan trông vẫn xinh đẹp như xưa, nếu em có nói tên chắc chị cũng
chẳng nhớ ra em đâu. Bé Ngọc ngày xưa hay theo mẹ lên chùa Quang Tự đó,
chị nhớ không nào? Pháp danh của mẹ em là bác Diệu Điền.
Tuy nói vậy nhưng tôi chắc chắn chị vẫn không h́nh dung nổi tôi là ai. Chị
trầm ngâm một lúc rồi mới “à” một tiếng và nắm tay tôi mừng rỡ, chị dẫn
tôi vào chiếc ghế bên trong, mời ngồi. Chị gọi người giúp việc ra phụ bán
hàng.
Chị nói:
- Trời ơi, trông cô lớn và khác hẳn hơn xưa nên nh́n không ra. Cô cho chị
xin địa chỉ nhà cô để hôm nào rỗi chị sẽ ghé thăm Bác và cô. Chị c̣n nhiều
điều muốn kể với Bác nhưng ngày đó không có dịp và nhất là chị c̣n phải
bương chải lo cho cuộc sống. Sau này chị có đến nhà nhưng bác đă không c̣n
ở chỗ cũ nữa, phải không cô?
Tôi biết chị đang bận rộn với khách hàng nên cũng chẳng nói chuyện ǵ dài
ḍng. Chắc chị nghĩ tôi c̣n đang tiếp tục đi học nên không hỏi thăm về gia
cảnh.
Sau khi ghi địa chỉ nhà đưa cho chị, tôi nói cho chị biết để khi đến chị
không bỡ ngỡ:
- Em đă lập gia đ́nh và đă có hai con rồi. Chị ghé nhà em chơi rồi em sẽ
đưa chị đến nhà mẹ em sau. Mẹ em đă dọn đi nơi khác lâu rồi chị ạ.
Chị Lan vui vẻ nhận lời và hẹn thứ hai chị sẽ đến nhà tôi vào buổi sáng.
Có lẽ chị tránh không muốn gặp ai ngoài tôi. Tôi cũng mừng khi gặp lại
chị. Tôi mong t́m hiểu thêm về người đă làm cho tôi khóc về câu chuyện
buồn lẫn khuôn mặt cũng buồn héo hắt của chị. Câu chuyện của chị lâu lâu
nó lại khơi dậy trí ṭ ṃ của tuổi thơ trong tôi tận măi đến bây giờ khi
gặp lại chị.
Tôi đă chuẩn bị sẵn thức ăn nhẹ cho buổi trưa để tiếp chị Lan. Chị Lan đến
sớm hơn dự tính của tôi. Mới có gần chín giờ sáng chị đă gơ cửa. Tôi mời
chị vào pḥng khách uống tách trà nóng tôi vừa pha xong và ăn bánh choux à
la crème tôi đă làm sẵn hôm qua.
Thấy chị vừa uống trà, nói chuyện vui vẻ và c̣n khen bánh choux xốp, kem
bên trong tôi làm vừa ăn ngon lắm. Tôi chụp ngay cơ hội để khởi đầu câu
chuyện trước. Tôi muốn t́m hiểu cơn giông băo tàn nhẫn nào đă vùi dập cuộc
đời son trẻ của chị để đến nỗi chị phải xin vào cửa Phật xuống tóc đi
tu:
- Chị Lan ơi, em vẫn không quên cái ngày chị đến chùa xin thầy cho quy y
tam bảo và xin xuống tóc đi tu. Hôm đó trông chị buồn quá làm em buồn lây
cho đến lúc về nhà.
Nói xong tôi ân hận v́ chị đang ăn và đang vui, tôi sợ chị nhớ lại chuyện
cũ và lại khóc như xưa nên tôi vội quàng vai chị cười thật vui như thể câu
hỏi chỉ vu vơ chứ không có mục đích khêu lại dĩ văng buồn của chị. Thế
nhưng câu hỏi của tôi không phải lúc. Chị hơi trầm ngâm sau khi nghe tôi
nói. Tôi vội rót thêm nước trà vào tách của chị và ép chị ăn thêm cái bánh
nữa để chị khuây khỏa.
Chị nh́n tôi một lúc rồi chậm răi nói:
- Cô Ngọc khéo lắm, chắc chồng cô yêu thương cô nhiều lắm phải không?
Chị vừa hỏi vừa quan sát nhà cửa. Chị không chờ câu trả lời của tôi mà chị
đứng lên đi qua đi lại ngắm nghía từng món đồ tôi trang trí một lúc như
thể để lấy lại b́nh tĩnh. Tôi cũng nh́n chị không nói ǵ v́ sợ lại nói lỡ
lời. Ngắm xong, chị đến ngồi cạnh tôi, nhỏ nhẹ hỏi:
- Cô Ngọc, tôi biết cô muốn t́m hiểu lư do v́ đâu mà tôi muốn đi tu ngày
đó phải không?
Tôi c̣n ngần ngừ chưa dám trả lời muốn nghe hay không. Tim tôi cũng cảm
nhận được nỗi đau của người khác, tôi không phải là người vô cảm, trái
lại tôi là người rất dễ xúc cảm.
- Chị Lan à, chị có biết em là người mau nước mắt lắm không? Do đó em
không muốn khơi lại niềm đau của chị dù ḷng em rất muốn v́ tính ṭ ṃ.
Chị có hứa với em là không khóc khi kể chuyện được không? Chị mà khóc là
em khóc theo đó nghe!
Nói xong tôi thấy chị cười vui, tôi vào đề ngay:
- Rồi, em sẵn sàng nghe chị kể chuyện kẻo th́ giờ qua nhanh lắm chị Lan à.
Mới đó mà thấm thoát muời năm trôi qua như gió thoảng, như mây bay, như
tên bắn, như…như…. Nói đến đây tôi bật cười thành tiếng làm chị Lan cũng
cười theo và nói:
- Trông cô Ngọc vui và tính t́nh c̣n trẻ con quá nhỉ?
Tôi chạnh nghĩ thầm:
- Trời ơi, tôi đâu đă già, cái tuổi hai mươi ba của tôi đáng lư ra vẫn c̣n
tung tăng, nhí nhảnh vui chơi với bạn bè mà. Chuyện buồn của chị đă chắc
ǵ buồn hơn chuyện của tôi. Chưa chắc chị đă chịu đựng được như tôi …và
tuy rằng không hẳn tôi có nhiều nghị lực hơn chị nhưng có lẽ v́ tôi c̣n
dại khờ, chưa đủ trí khôn để suy tính cặn kẽ nên đành chấp nhận và chịu
đựng đó thôi; nhất là cuộc đời tôi c̣n nằm dưới quyền điều khiển của cha
mẹ, áo mặc sao cho qua khỏi đầu!
***
Chị bắt đầu kể với giọng nói trầm buồn:
- Cô Ngọc biết không, sau khi mẹ tôi chết rồi, lúc đó tôi vừa mười bảy
tuổi. Tôi không có tiền để chôn cất mẹ tôi. Tôi về nhà người quen mà tôi
làm việc để xin được nghỉ ba ngày và hỏi mượn trước hai tháng lương để
chôn cất mẹ. Hai ông bà này cũng rất tốt. Họ thấy tôi c̣n nhỏ nên đi theo
tôi lên nhà xác và đề nghị xin hỏa thiêu rồi đem tro gởi ở chùa Quang Tự.
Xong việc ma chay, tôi trở lại tiếp tục làm việc nhà cho ông bà Thông này
để trả nợ và trả cái ơn giúp đỡ tôi.
Tôi làm cho ông bà Thông vừa được hơn nửa năm th́ người con trai lớn du
học ở Pháp về nghỉ hè ba tháng. Sau ba tháng hè, anh Khanh trở lại Pháp.
Trước ngày lên máy bay, anh có đưa riêng cho tôi một lá thư và dặn giấu
kỹ, khi nào anh đi rồi hăy đọc lá thư này. Tôi sợ ông bà Thông biết nên
giấu kỹ trong bao gối. Tôi không nghĩ anh Khanh yêu tôi mà tôi nghĩ anh
ấy chỉ tội nghiệp v́ tôi c̣n nhỏ mà gặp cảnh khổ mất mẹ, sống bơ vơ không
có ai là người thân thuộc nên trước khi đi viết thư an ủi, thế thôi. Khi
đọc xong lá thư, tôi đă khóc cả đêm.
Trong thư anh Khanh nói đă thương yêu tôi v́ thấy tôi ngoan, hiền và v́
hoàn cảnh mà phải đi làm cho gia đ́nh anh. Anh nói tôi đă học đến lớp đệ
tam rồi mà phải bỏ học, anh thương lắm nên muốn giúp đỡ tôi tiếp tục đi
học lại. Anh sẽ ra trường trong ba năm nữa. Với mảnh bằng bác sĩ, anh sẽ
lo cho tôi học thành danh để tương xứng là người vợ tương lai của anh sau
này. Đây là điều anh đă suy nghĩ kỹ v́ yêu thương tôi thật ḷng. Anh sẽ đi
làm thêm sau giờ học để gởi tiền về cho tôi đi học tiếp và ráng chờ đợi
anh đến ngày anh trở về. Anh dặn tôi cho anh địa chỉ của một nơi nào an
toàn để nhận thư từ qua lại, anh không muốn gia đ́nh biết sớm lúc này.
Cô Ngọc biết không, đọc xong thư của anh Khanh, tôi cảm thấy như ḿnh ôm
được cái phao cứu rỗi linh hồn cũng như cứu cuộc đời thơ dại của tôi vậy
đó! Tôi chẳng c̣n ai là người thân thích, ruột thịt ở trong Nam cả. Nếu
nói rằng tôi đă yêu thương anh Khanh th́ chưa hẳn đúng, nhưng tôi có cảm
t́nh với anh v́ gặp mặt nhau hằng ngày, ra vào sống chung cùng một nhà
trong ba tháng hè anh về chơi. Anh ít nói chuyện với tôi nhưng qua ánh mắt
và cử chỉ, tôi biết anh để ư đến tôi nhiều. Anh rất nghiêm nghị và đứng
đắn lắm.
Chị Lan kể đến đây, tôi thấy h́nh như chị có vẻ đăm chiêu, suy tư về một
dĩ văng buồn. Tôi lại vội châm thêm nước trà vào tách và bưng tách trà đưa
tận tay ép chị phải uống ngay kẻo để trà nguội. Đây là cách tôi muốn để
chị tạm ngưng cảm xúc một lúc, tôi chỉ sợ nh́n cảnh nước mắt chảy dài thay
cho lời nói lắm. Tôi muốn nghe tiếp câu chuyện của chị ngay v́ sợ chị
không có th́ giờ ở chơi với tôi lâu hơn và biết đâu chừng cơ hội lần sau
không có nữa. Tôi hỏi tiếp:
- Thế rồi chị có dọn ra ở riêng và tiếp tục đi học như lời anh Khanh dặn
không?
Chị ngập ngừng một lúc rồi nói:
- Mong cô Ngọc đừng nghĩ tôi là người ham tiền và danh vọng nhé. Thú thật
tôi chỉ cần có một điểm tựa tinh thần lẫn vật chất trong lúc đó và anh
Khanh đă đến đúng lúc nên tôi phải nghe lời dẫn dắt của anh ấy. Anh có cho
biết là anh hơn tôi năm tuổi.
Tôi cũng mừng cho chị:
- Chị chấp nhận sự giúp đỡ của anh Khanh như vậy là đúng lắm. Anh Khanh ở
măi tận bên tây chứ đâu có ở đây mà nghĩ anh lợi dụng t́nh cảm nhẹ dạ của
chị và chị cũng đâu có ǵ phải đánh đổi mà xấu hổ.
Chị kể tiếp:
- Sau vài ngày suy tính, tôi đến chùa Quang Tự, gặp thầy trụ tŕ để xin
thầy giúp đỡ chứ tôi không quen biết ai cả. Thầy biết hoàn cảnh của tôi
nên đồng ư cho tôi mượn địa chỉ của chùa để anh Khanh gửi thư. Thế là tôi
trả lời thư cho anh Khanh biết và cũng nói rơ là tôi rất mang ơn anh đă
cứu giúp cuộc đời tôi. Tôi xin anh cứ xem tôi như người em gái cũng đủ rồi
và cũng đừng đi làm quá sức lỡ ốm đau bên đó không có ai lo. Tôi cho anh
biết tôi sẽ t́m việc làm thêm sau giờ học, anh đừng lo lắng nhiều cho tôi.
Kể đến đây, chị Lan nh́n đồng hồ rồi nói:
- Cô Ngọc ơi, chị ngồi chơi với em thêm một chút nữa thôi v́ chị phải ra
tiệm.
Tôi quưnh lên v́ câu chuyện chị kể chưa ngă ngũ ra sao mà đă muốn đi về
rồi. Thấy chị đổi cách xưng hô “chị” và “em” nghe có vẻ thân t́nh nên tôi
nhơng nhẽo với chị ngay:
- Thôi, chị cứ kể cho em biết là chị và anh Khanh có lấy nhau sau này
không đă, em sốt ruột muốn biết chuyện t́nh “Lan và Điệp” của chị đến phần
kết thúc ra sao.
- Chuyện c̣n dài lắm em ạ. Nhưng thôi, thấy em và bác thương nên mới theo
dơi cuộc sống của chị. Chị cũng tóm tắt để em biết là chị và anh Khanh
không lấy được nhau trên danh chính ngôn thuận nhưng v́ t́nh nghĩa quá
nặng, chị không thể một sớm một chiều rời xa người đă yêu thương chị thật
ḷng. Chị đă sống chung với anh Khanh không cưới hỏi sau khi anh đậu bác
sĩ và trở về. Bố mẹ của anh không chấp nhận cho anh cưới chị dù lúc đó chị
vừa ra trường, là cô giáo dạy trung học đệ nhất cấp.
Khi anh dẫn chị về để xin phép gia đ́nh chấp nhận th́ chính mẹ của anh đă
xua đuổi chị không cho vào nhà. Chị c̣n nấn ná đứng ngoài cửa chờ xem phản
ứng của anh Khanh như thế nào. Chị thấy anh Khanh quỳ gối, nắm lấy tay
của mẹ anh để xin gia đ́nh chấp nhận chị nhưng mẹ anh quyết liệt đ̣i từ
anh. Tuy nhiên bố của anh lại rất trầm tĩnh, ôn ḥa. Ông cụ đỡ anh Khanh
đứng lên và khuyên anh chờ lúc khác hẵng nói chuyện này. Mẹ anh bỏ đi lên
lầu. Lúc đó v́ tủi thân và quá đau ḷng khi để người ḿnh yêu thương phải
khổ nên chị bỏ chạy ra khỏi nhà anh, không dám quay lại.
Chị cũng chẳng dám trở về nhà chị thuê v́ không muốn anh bỏ gia đ́nh cha
mẹ trở về sống với chị. Lúc đó chị như người quẩn trí nên vào chùa Quang
Tự xin xuống tóc đi tu như em và Bác thấy đó.
V́ thầy nghĩ chị c̣n nhỏ, chưa biết kinh kệ Phật pháp nên không làm lễ
xuống tóc chứ thực ra ngày đó chị đă hơn hai mươi mốt tuổi rồi và vừa học
xong Đại Học sư phạm. Chị ghé lại nhà mẹ em chào để ra Nhatrang dạy học
cho xa anh Khanh, mẹ em tội nghiệp nên có cho tiền để chị tiêu dùng trong
lúc đi xa và mẹ em dặn chị có chuyện ǵ cần cứ viết thư cho bà biết. Khi
chị trở về nhà để thu xếp đồ đạc th́ anh Khanh đă có mặt ở đó lâu rồi v́
chị có đưa riêng cho anh ch́a khoá nhà. Vừa bước vào nhà trông thấy anh là
chị quỵ xuống, không đứng vững nữa. Anh bế chị lên giường rồi xoa dầu bóp
chân tay cho chị tỉnh. Khi chị tỉnh lại, anh ôm chị vào ḷng và anh
khóc. Anh nói đời anh không thể bỏ chị bơ vơ một ḿnh, anh yêu thương chị
thật ḷng. Anh mong chị cố gắng sống với anh. Thế nào rồi cũng có ngày bố
mẹ anh nghĩ lại.
Chị biết không thể bỏ nhau trong lúc này được. Chị cũng cần có anh v́ chị
đang bơ vơ. Anh cũng cần có chị v́ t́nh yêu chân thật, trinh nguyên của
tuổi thơ dại chị đă trao hết trọn vẹn cho anh. Anh và chị sống vào niềm
tin yêu nhau.
Cám ơn trời Phật đă cho anh và chị c̣n có nhau. Anh chị cần nhau và cùng
mang ơn nhau.
Chị chấp nhận lấy anh ngoài lễ nghi v́ đời chị chỉ c̣n có anh Khanh mà
thôi. Chị có với anh hai đứa con, một gái đầu ḷng sáu tuổi và một con
trai ba tuổi. Anh hay đem hai cháu đến thăm bố mẹ và ông bà rất thương hai
cháu v́ chúng nó giống anh Khanh nhiều lắm, chẳng giống chị tư nào.
Tôi lại buột miệng hỏi không kịp nghĩ:
- Chị Lan ơi, em hỏi câu này có vẻ ṭ ṃ thật đấy. Anh Khanh đă là bác sĩ
du học từ Pháp trở về nước, thế anh có mở pḥng mạch không? Và tại sao
chị không ở nhà lo cho con cái mà phải mở tiệm buôn bán chi cho vất vả
vậy?
Tôi hỏi dồn dập như vậy v́ sợ rằng chị lại đ̣i đi về để ra tiệm bán hàng.
Nếu mẹ tôi có mặt ở đây chắc thế nào bà cụ cũng la cho một trận v́ cái
tính ṭ ṃ, cái ǵ cũng muốn biết có ngọn có ngành.
Chị Lan vẫn vui vẻ, từ tốn nói:
- Anh Khanh về nước là t́m địa điểm mở pḥng mạch ngay. C̣n chị, anh Khanh
không cho đi dạy học v́ anh muốn chị quay lại học dược. Anh nói anh sẽ
nuôi chị học tiếp. Tuy nhiên, em nghĩ xem chị đâu c̣n đầu óc nào mà
học được nữa cơ chứ. Anh muốn chị ở nhà để tịnh dưỡng cho khoẻ rồi sẽ
tính sau khi anh biết chị đă xảy thai cháu đầu ḷng lúc thai khoảng gần ba
tháng. Sau khi có với anh được hai cháu, chị không muốn đi dạy học v́ phải
g̣ bó giờ giấc nên mở tiệm bán quần áo con nít cho vui. Chị không muốn cho
mẹ của anh Khanh nghĩ là chị quyết lấy anh Khanh v́ anh là bác sĩ, có danh
vọng lẫn tiền tài. Chị muớn người trông các cháu. Lúc nào khoẻ và rảnh rỗi
chị mới ra tiệm, c̣n không th́ chị chỉ ra một chút rồi giao cho người làm
trông coi.
Anh Khanh độ này không được khoẻ lắm v́ anh bị bịnh đau tim. Có lẽ chị
cũng phải dẹp tiệm sớm để ở nhà chăm sóc cho anh kỹ hơn.
Tôi nghe xong cũng mừng cho chị. Tôi đă thật sự thoả măn cái óc ṭ ṃ chỉ
v́ thương hoàn cảnh của chị nên mới hỏi cho ra lẽ.
Thấy chị có vẻ muốn về nên tôi vào nhà lấy hộp bánh đă gói sẵn dành riêng
biếu chị:
- Em gửi biếu anh chị và hai cháu ít bánh em làm từ hôm qua, em cất trong
tủ lạnh. Thôi thế là em mừng cho chị và anh Khanh thật hạnh phúc nhé và
nhớ giữ Hạnh Phúc cho đến cuối đời nhe chị. Em cám ơn chị đă ghé thăm em
và c̣n vui ḷng kể chuyện t́nh “Lan và Khanh” cho em nghe nữa. Chuyện t́nh
“Lan và Khanh” hạnh phúc hơn chuyện t́nh “Lan và Điệp” đấy nhé!
Chị ôm tôi và cũng chúc lại gia đ́nh tôi có nhiều hạnh phúc như tôi chúc
chị vậy. Chị hẹn một ngày khác sẽ đến thăm bố mẹ tôi.
Tiễn chị ra cửa xong tôi quay vào nhà, vừa sửa soạn qua nhà mẹ tôi để đón
hai đứa con vừa nghĩ đến buổi tiếp chuyện chị Lan. Tôi mới nhận ra là ḿnh
vừa học được một bài học từ chị Lan cái tính nhẫn nại, biết chấp nhận hoàn
cảnh khổ đau để đánh đổi lấy cái hạnh phúc vĩnh cửu trong kiếp sống của
một đời người ngắn ngủi.