Tàu Trường Xuân và Thuyền Trưởng Phạm Ngọc Lũy

 

Giao Chỉ

 

 

 

 Tháng 4 năm 1975-Saigon / “Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành tŕnh không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không ch́m được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Woong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Đông: Chiêu Anh. (Shining Light).Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai c̣n kể lại...

 

* * *

 

Có con tầu nằm trên bến đỗ...

 

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hăng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipco Line của chủ nhân Trần đ́nh Trường. Ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước. Ông qua đời và dường như sắp giỗ lần thứ ba...

 

 

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.

 

Một trong các thương thuyền của hăng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Định, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đă có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

 

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đă xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông t́m đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.

 

Thông thường thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào. Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Sài G̣n giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.

 

Saigon hấp hối

 

Tại Saigon mặt trận Long Khánh đă tan vỡ, tất cả 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ c̣n miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đă chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đă có mặt tại các vị trí quân sự.

 

Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Ḥa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Đài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia, xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui ḷng ra đi.

Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Đài quân đội Việt Nam Cộng Ḥa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng. Đó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.

 

Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ

 

Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngă đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai. Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Đứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sinh sớm rồi chạy, hay là t́m đường chạy rồi muốn ra sao th́ ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào ṭa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay chuyến cuối cùng không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngơ Saigon. Gia đ́nh bà t́m đường xuống Khánh Hội. T́m ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đ́nh, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo dây lên Trường Xuân.

 

Gia đ́nh bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đă thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.

 

Đứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan ĺ nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Đứa bé mới chịu ra đời. Đó là câu chuyện 40 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 40 năm sau

 

Trở lại với Trường Xuân

 

Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đă thành lập xong 1 thủy thủ đoàn t́nh nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đă lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề. Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Ḥa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Đủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lăo ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ tŕnh diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá t́nh nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đă đưa 3,628 con người đi t́m tự do đến được bến tự do. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đă nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Đây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đ̣i nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Ḷng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân. Khi anh già Trường Xuân từ giă cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Đừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó. Với tâm t́nh như vậy, tàu kéo Song An từ giă Trường Xuân. Tiếng c̣i tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào. Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Đây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly. Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 ḿnh. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia. Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”. Ông thuyền trưởng Nam Định đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi. Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. T́m vớt 1 người để cứu 4,000 người. Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động b́nh tĩnh quay tầu lại t́m 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự b́nh an của toàn thể con tàu. Có thể Thượng Đế trên cao đă nh́n thấy chuyện vớt người giữa biển của Trường Xuân nên đă đem lại vị cứu tinh số hai. Đó là con tàu Đan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Đan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đă kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Đan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

 

Ra đời giữa trời biển mênh mông

 

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Đứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sinh ra giữa biển Đông, Thái b́nh dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo. Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Đan Mạch. Bà mẹ nh́n theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi. Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Đan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

 

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !

 

Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một ṿng. H́nh ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cơng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ c̣n là băi rác. Một người đàn ông ạch đụi cơng mẹ qua tàu Đan Mạch, quả thực là h́nh ảnh hết sức ngậm ngùi. Đó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas. Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân th́ nước đă tràn vào khoang máy. Vẫn c̣n dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu. Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Đan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không ch́m. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó. Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đă nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Ḥa: Đại tá Woong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

 

Một thế hệ tương lai 

 

Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nă Đại có từ ngày đó. Đứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái B́nh Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh c̣n độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện ḿnh như sau: “Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài G̣n thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Đó là giây phút của hăi hùng và hy vọng. Đời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị găy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn c̣n ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Đan Mạch Aston Martin Olsen đă cứu gia đ́nh con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. V́ những giấy tờ này, ṭa đại sứ Đan Mạch lo cho cả gia đ́nh định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đă tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đ́nh tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con có sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hăng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đă có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng măi măi vẫn là một thuyền nhân sống xót, một Trường Xuân Baby.”

 

40 năm nh́n lại

 

Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2015 chúng ta có 40 năm nh́n lại. Nhưng 5 năm trước  chúng tôi đă chọn nhiều nhân vật hay sự kiện để giới thiệu. Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.

 

Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy 91 tuổi, với h́nh ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Đan Mạch.

 

Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù. Bây giờ lại nhắc lại. Măi măi không quên

 

Chuyến đi của Trường Xuân

 

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen. Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định. Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 40 năm nh́n lại. Xem ai c̣n ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới. Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt ḷng. Giữa mênh mông trời biển. Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại... Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm c̣n nhớ măi...

 

Nhân dịp 40 năm, tôi viết chuyện Trường Xuân. Phần tiếp theo là cụ Lũy kể lại.

 

 

Giao Chi San Jose 

giaochi12@gmail.com 

(408) 316 8393

 

******************************

 

Hồi tưởng lại 40 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân

 

Phạm Ngọc Lũy 

 

 

Tháng 11/1974, tàu Trường Xuân ra Ḥn Khói lấy muối để chở đi Singapore. Gió Đông Bắc thổi mạnh, lùa từng cơn gió giật vào vịnh, khiến những ghe nhỏ không thể cặp vào tầu để vợi muối. Số muối dự định chở sang Singapore phải bỏ lại đến 1 phần 3.

 

Tàu Trường Xuân rời Việt Nam đang lúc t́nh h́nh chiến sự nghiêm trọng. Giao kèo chuyên chở hàng hóa trong vùng Đông Nam Á đến hết tháng 6/75 mới có thể trở về Việt Nam. Tôi thật sự lo lắng miền Nam không thể đứng vững, v́ đồng minh đă bỏ chạy, c̣n Bắc quân có cả một hậu phương rộng lớn: Trung Cộng và các nước trong khối Liên Xô.

 

Trường Xuân đến Singapore, ghé Bangkok, rồi đi Phi Luật Tân... Hết Cebu đến Manila, qua Ternate Nam Dương rồi đến Balikpapan thuộc Borneo. Trong khi đó coi trên TV thấy t́nh h́nh đất nước ngày một khẩn trương. Qua đài BBC, VOA, hết Quảng Trị, Đà Nẵng, Quy Nhơn, đến Nha Trang, miền Cao Nguyên Trung Phần rơi vào tay Cộng Sản. Quân đội miền Nam tiếp tục di tản, cảnh dân chạy loạn thật hỗn loạn, bi thảm. Những sà lan, những ghe thuyền chở đồng bào tị nạn từ miền Trung trôi dạt ngoài biển, không lương thực, không nước uống.

 

H́nh ảnh những bao rác đựng xác trẻ con đem từ các sà lan xếp thành hàng dài ngoài băi biển Vũng Tàu cùng những h́nh ảnh bầy trẻ lạc cha mẹ trong các trại tị nạn đă gây nhiều bàng hoàng và xúc động mănh liệt.

 

Tôi không phải là một sĩ quan trong quân đội cầm súng chống quân thù. Tôi là một nhà hàng hải, có thể giúp được ǵ cho Quê Hương, cho đồng bào trong cảnh khói lửa điêu linh này? Tôi rất muốn được giúp đồng bào tôi, được cùng chia sẻ với đồng bào trong giờ phút đau thương này. Ngồi trên con tàu cách xa quê hương ngàn dặm mà ḷng tôi bồn chồn như lửa đốt...

 

Tôi cố hồi tưởng và viết lại những sự kiện đă giúp cho 3628 đồng bào chúng tôi bất chấp hiểm nguy, cùng nhau vượt biển khơi để tránh khỏi rơi vào tay Cộng Sản và đi t́m Tự Do. Sau đây là diễn tiến của nhiều việc đă đưa đến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân. Những sự kiện mà sau này lúc ngẫm nghĩ lại th́ tôi thấy dường như đă được sắp đặt một cách huyền diệu để đưa tàu Trường Xuân ra khơi, để thử thách mọi người trên tàu phải phấn đấu để đạt được niềm ước vọng quư giá là hai chữ Tự Do.

 

Bến Kho 5, Khánh Hội, Saigon, 30/4/1975

 

Tàu Trường Xuân rời bến Kho Năm, Khánh Hội, Saigon hồi 1 giờ 25 phút trưa ngày 30/4/1975 sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, và quân Cộng sản tiến chiếm Saigon hồi 10 giờ sáng...Diễn tiến lịch tŕnh của Trường Xuân như sau.

 

(1) Ngày 3/4/75, đài phát thanh Úc loan tin: “Quân đội Cộng sản c̣n cách Thủ đô Sài G̣n 60 cây số và đang tiến về Thủ đô không gặp sự kháng cự nào.” Tàu cập bến Pare Pare, tôi loan tin trên cho thủy thủ đoàn. Tất cả đều muốn về với gia đ́nh. Tàu Trường Xuân quyết định chỉ ghé Singapore lấy hàng rồi quay trở về Saigon.

 

(2) Lúc ghé Singapore, Cơ khí trưởng tàu Trường Xuân đi phố chơi, ăn nhậu say, khi về đến cổng thương cảng th́ bị vấp ngă, bị thương ở đầu bất tỉnh nhân sự. Cảnh sát phải chở đi nhà thương điều trị. Tàu Trường Xuân về đến Saigon, Cơ khí trưởng xin tạm nghỉ việc để điều trị vết thương. Vị Cơ khí trưởng này thường phát biểu ư tưởng có nhiều thiện cảm với phe bên kia cho nên tôi nghĩ rằng nếu anh ta không gặp tai nạn th́ đến ngày 30/4 chưa chắc anh ta đă chịu xuống tàu để di tản và đến giờ phút cuối cùng th́ không dễ ǵ t́m được một người Cơ khí trưởng.

 

(3) Tàu Trường Xuân về đến Saigon ngày 17/4/75, cặp bến Thương cảng Khánh Hội gặp nước ṛng nên tàu cặp bến quay lại (phía sau tàu) ra biển. Tàu đă đến hạn lên ụ để tu sửa đại kỳ hàng năm. V́ công xưởng hải quân bận việc nên tàu chỉ tu sửa những bộ phận cần thiết ngay tại bến thay v́ nằm ụ cả tháng trời. Tàu lấy hàng 300 tấn sắt vụn, lấy 80 tấn dầu, 100 tấn nước ngọt và 10 bao gạo để chuẩn bị đi Manila. Tàu có thể khởi hành ngày 24/4/75 nhưng tôi nấn ná chưa khởi hành v́ t́nh h́nh đất nước mỗi ngày một nghiêm trọng...

 

(4) Tôi xin Công Ty Vishipco tuyển dụng Cơ khí trưởng Lê Hồng Phi. Măi đến sáng ngày 29/4/75 Công Ty mới chấp thuận cho Cơ khí trưởng Phi nhận việc.

 

(5) 5 giờ chiều ngày 29/4/75, tôi xuống tàu không gặp Cơ khí trưởng Phi, và sĩ quan phụ tá cho biết là Phi đă về nhà đưa gia đ́nh ra bến thương cảng để cùng di tản. Tôi dùng phấn viết lệnh rời bến lên bảng đen cho thủy thủ đoàn: “Tàu rời bến ngày 30/4/75 hồi 11:30 sáng.”

 

(6) 6 giờ sáng 30/4/75, Trần Khắc Thuyên chở tôi ra tàu cùng với Phạm Trúc Lâm. Đường sang thương cảng Khánh Hội bị chắn nhiều khu phố. Sau khi quan sát tàu, Thuyên đưa tôi về nhà để hướng dẫn hai xe GMC chở khoảng 200 người gồm gia đ́nh, thân nhân và bà con lối xóm, ra thương cảng...

 

(7) B́nh thường trước khi tàu khởi hành, sĩ quan phụ tá phải cho thử tay lái trên đài chỉ huy để bảo đảm chạy tốt, và chính tôi cũng thân hành tự kiểm soát lại. Tuy nhiên sáng 30/4/75, tôi nhớ là đă tự nhủ phải đi kiểm soát lại tay lái xem có ǵ trục trặc không, nhưng tôi lại quyết định không thử tay lái v́ bụng bảo dạ: “Giờ này mà c̣n đi lo những việc nhỏ... Cộng quân đă tiến vào Saigon rồi... Việc thử tay lái đă có sĩ quan phụ tá lo...” Rồi tôi lại tự trách sao lại đi lo những chuyện không đáng lo. Và thực ra không hiểu v́ sao chính sĩ quan phụ tá lần đó cũng quên thử tay lái trước khi nhổ neo, v́ nếu được biết trước tay lái đă bị hỏng hay bị phá hoại th́ tôi đă không dám cho tàu rời bến.

 

(8) 9 giờ sáng 30/4/75, Sĩ quan Vô tuyến điện Nguyễn Văn Diệt yêu cầu tôi ra cổng thương cảng để can thiệp với nhân viên cảnh sát gác cổng cho gia đ́nh anh vào trong lên tàu để di tản. Ra đến cổng th́ thấy đồng bào chạy nhớn nhác như một đại nạn đang ập đến. Không thấy gia đ́nh, Diệt xin nghỉ ở lại t́m gia đ́nh... Một thủy thủ đoàn tối thiểu phải có Thuyền Trưởng, Cơ khí trưởng và Sĩ quan Vô tuyến, nhưng bây giờ Sĩ quan Vô tuyến đă xin ở lại. Tôi đành phải chấp thuận v́ biết dù có ra lệnh buộc anh phải đi cũng chẳng được... (Ba năm sau anh Diệt di tản bằng thuyền, định cư ở vùng Virginia. Sau bị tai nạn xe cộ đă mất.)

 

Tôi buồn bă trở về tàu, trong ḷng hoang mang lo ngại v́ không biết t́m đâu ra một Sĩ quan Vô tuyến điện trong giờ phút này. Vừa về đến tàu th́ gặp anh Nguyễn Ngọc Thanh, Sĩ quan Vô tuyến điện của một tàu khác đến xin nhận việc. Tôi mừng rỡ nhận lời ngay và thầm cảm ơn Trời Phật sao đă khéo léo xếp đặt. (Anh Nguyễn Ngọc Thanh đă mất tại Pháp quốc.)

 

(9) Khoảng 12 giờ trưa 30/4/75 , dân cũng như quân ào ào đổ xuống tàu. Cầu thang để leo lên tàu đă bị găy. Cơ khí trưởng Phi báo tin tàu có thể khởi hành và tôi ra lệnh khởi hành. Vừa mở dây buộc cho tàu tiến nhẹ, bẻ nhẹ tay lái sang phải, tàu chạy thẳng. Tay lái không ăn! Tàu ngừng chạy, cặp lại bến. Tôi mới nhận ra là tay lái đă bị hỏng. Hệ thống tay lái dùng dầu ép để điều khiển bánh lái, nhưng sau được biết hệ thống điều khiển bánh lái đă bị kẻ nào phá hoại trút dầu ra và cho nước vào. Thật là một sự kiện kinh hoàng đến choáng óc. Tôi đă thoáng nghĩ đến việc hủy bỏ chuyến đi... Cơ khí trưởng sau khi xem xét lại hệ thống lái, cho biết tay lái pḥng hờ c̣n xử dụng được. Trong suốt cuộc đời làm Thuyền trưởng tôi chưa bao giờ phải xử dụng tay lái pḥng hờ, mà bây giờ lại không có lấy được một người thủy thủ biết lái. Chưa biết đối phó với t́nh huống nan giải th́ một người đứng gần đó tự nguyện nhận điều khiển tay lái phụ...

 

(10) Khoảng 13 giờ, (1 giờ chiều 30 tháng tư-75) nước bắt đầu lớn - thủy triều lên. Tôi cho mở giây ở phía lái tàu để tàu tự động xoay 180 độ trên sông, hướng mũi ra khơi... Ngay lúc tàu vừa rời bến, một cơn gió nhẹ thổi từ bờ đẩy tầu ra giữa sông. 13 giờ 25 tàu khởi hành. Từ đài chỉ huy, tôi ra lệnh lái tàu qua một ống loa dài chừng 20 thước dẫn đến người bẻ bánh lái ngồi trong một cái cḥi ở phía sau tàu. Lúc đầu tôi ra lệnh sang phải 10 độ th́ tàu lại hướng sang phía trái. Tôi chợt nhận ra ngay là núm điều khiển tay lái phụ chỉ ngược chiều với hướng tàu chạy. Bắt đầu từ đó, muốn tàu sang bên phải th́ tôi lại ra lệnh ngược lại. Cứ thế mà đi trên sông.

 

(11) Đến khúc sông rộng, tàu đang chạy ngon trớn, bỗng Cơ khí trưởng hét lên qua ống loa: “Thuyền trưởng cho bỏ neo ngay! Phải ngừng máy đèn!” Ai bỏ neo bây giờ? Bỏ neo rồi làm sao kéo neo lên? Máy tàu ngưng, tàu vẫn chạy ngon trớn.

 

Đầu óc rối như tơ ṿ! Nhưng lúc này cần phải b́nh tĩnh, không thể làm một quyết định sai lầm. Tôi biết rằng không thể bỏ neo ngay lúc này khi máy trên tàu bị hỏng và sẽ không dùng máy để kéo neo lên được. Cũng không thể để tàu chết máy nằm dọc bờ sông v́ khi nước triều xuống th́ tàu sẽ mắc cạn và tầu sẽ lật nghiêng. Cách c̣n lại duy nhất mà tàu có thể tự cứu văn là t́m cách cho tàu lên cạn, mũi ghếch lên bờ, chân vịt ch́m dưới nước. Chờ máy sửa xong th́ tàu sẽ tự rút ra được. Chiều xuống, tàu vẫn đâm mũi vào bờ chờ sửa máy. Hỏa châu của Cộng sản mừng thắng trận nổ vang rền, sáng rực khu Rừng Sát. Tàu không thể rút ra được v́ không c̣n hơi ép cho nổ máy. Cái nguy căn bản nhất là không c̣n hơi ép để cho chạy máy đèn. Máy đèn chạy mới có thể có hơi ép làm nổ máy cái. Cơ khí trưởng Phi cho biết nhân viên châm dầu đă tự ư khóa hệ thống làm nguội máy đèn... Đây có thể là một hành động vô ư thức hay là phá hoại, nhưng tôi nghĩ bây giờ không phải là lúc xét xử và điều tra mà phải làm sao cứu văn được con tàu.

 

Tàu ở t́nh trạng hiểm nghèo. Tôi đă phải tự trấn an: “Cần b́nh tĩnh! Nếu tàu nằm mắc cạn ở đây chắc chắn Cộng sản sẽ bắt hết mọi người. Cùng lắm chúng xử bắn ḿnh là cùng...” Tự nhủ như thế để tâm trí không bị rối loạn v́ nếu làm những điều sai lầm trong giờ phút này là mất hết. Tàu kéo Song An từ Vũng Tàu về đi ngang vào đúng lúc này. Nhiều người lên tiếng kêu cầu cứu nhưng Song An vẫn chạy thẳng. Trong lúc đó có một chiếc tàu Hải quân nhỏ chạy từ hướng Saigon đến. Tàu Hải quân thấy vậy bèn nổ một phát súng thị uy. Tiếng nổ ầm vang chấn dội lồng ngực, Song An phải quay trở lại. Sau nhiều lần cố gắng kéo tàu Trường Xuân dây kéo đều bị đứt. Đến gần tối th́ nước lớn, Song An mới kéo được tàu Trường Xuân ra sông, rồi tiếp tục kéo cho măi đến 8 giờ ngày 1/5/75 mới tới Vũng Tàu.

 

(12) Rút kinh nghiệm di tản từ miền Trung đă có bạo động trên những xà lan, cho nên tàu vừa rời bến Saigon, tôi đă kêu gọi thành lập Ban Trật tự và Ban Cứu thương. Nhờ sự tận tâm của Ban Trật tự nên không xảy ra bạo động. Nhờ Ban Cứu thương, đă có em bé sinh ra trên tàu, giữa biển cả, được mẹ tṛn con vuông.

 

(13) Vừa tới hải phận quốc tế, (ngày 1 tháng 5-75) lệnh hạ khí giới được triệt để tôn trọng.

 

Tàu khởi hành ra khơi mà tám cần trục kéo hàng vẫn chưa được hạ xuống. Thật là may mắn khi chúng ta gặp biển lặng và sóng êm. Nếu biển động những dây buộc cần trục sẽ bị đứt. Cần trục nặng cả tấn sẽ rớt xuống tàu và nhiều người có thể bị thương hay bị thiệt mạng v́ tai nạn khủng khiếp này.

 

(14) Một người rớt xuống biển. Gần tối ngày 1/5/75, sau khi vớt được anh Vũ Văn Thụ, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Tôi tin tưởng đồng bào đều chứng kiến việc làm đầy thiện chí, lo lắng cho sự an nguy của một nhân mạng, mà mọi người cũng sẽ từ bỏ ḷng vị kỷ và nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ với ḿnh.

 

Tàu Clara Maersk và Trường Xuân

 

(15) Nhờ có Sĩ quan Vô tuyến gửi đi những tiếng kêu cầu cứu nên con tàu thiên thần Clara Maersk (Đan Mạch) đă đến cứu và đưa chúng ta đến bến bờ Tự Do.

 

(16) Ngày 2/5/75, khi tất cả mọi người đă được chuyển sang tàu Clara Maersk an toàn th́ một người từ pḥng máy đi lên, thấy tôi vẫn đứng một ḿnh trên đài chỉ huy.

 

Ḷng tôi vẫn luyến tiếc con tàu đă cứu bao nhiêu đồng bào và gia đ́nh mặc dù họ đă phải trải qua những hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Thân hữu này nh́n tôi với cặp mắt thật buồn rồi nói: “Tôi vừa ở pḥng máy lên, pḥng máy đă ngập nước. Thuyền trưởng phải rời tàu ngay.” Nói xong anh lặng lẽ bước sang tàu Clara Maersk. Tôi đă đi nhiều nơi và gặp nhiều thân hữu Trường Xuân, có để ư t́m gặp vị thân hữu này nhưng vẫn chưa t́m ra.

 

(17) Hội Ngộ Trường Xuân 30 năm ở Houston vào đúng ngày 30/4/2005, tôi đă gặp Đại Úy Cơ khí trưởng Nguyễn Thế Phiệt, người đă tự nguyện xử dụng tay lái phụ.

 

(18)Ngày 12/6/2006,  tôi được gặp lại Trưởng Ban Lực Lượng Đặc Biệt Bùi Đăng Sự đi trên chiếc tàu Hải Quân nhỏ từ Saigon chạy ra. Anh đă bắn phát súng thị uy bằng súng phóng lựu M79, nên tàu Song An đă quay lại đưa 3628 người chúng ta ra khơi. Anh Sự và một số người trên tàu Hải quân đă lên tàu Trường Xuân trong lúc tàu Song An buộc dây kéo tàu Trường Xuân ra khỏi cạn.

 

(19) 40 năm đă trôi qua mà h́nh ảnh và diễn tiến chuyến đi định mệnh của tàu Trường Xuân vẫn c̣n in rơ trong tâm trí tôi. Những sự kiện dường như đă được tiền định để cho tất cả chúng ta cùng gặp nhau trên con tàu để phải cùng phấn đấu và cùng đến được bến Tự Do.

 

 

Phạm Ngọc Lũy

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính