Truyện Ngắn

 

T́nh người dân làng Tri Bưu

 

Giang Văn Nhân

 

 

 

Thảo đến Tri Bưu trong mùa Hè 1972. Xóm đạo lúc đó chỉ c̣n là những tường vôi loang lổ, đổ nát. Ngôi giáo đường đang xây dang dở đă hứng chịu biết bao nhiêu đạn pháo. Thảo và một số chiến sĩ trú ẩn bên dưới nhà thờ, được an toàn. Mọi người cảm thấy như có một bàn tay vô h́nh nào đó đang bảo bọc che chở. Đây cũng là nơi nhận tái tiếp tế, tản thương cũng như đón những chiến sĩ từ khối bổ sung vào trận chiến của đại đôi Thảo trước ngày chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị.

 

Đầu năm 1974, người dân Quảng Trị hồi cư trở về xây dựng lại làng củ. Dọc theo bờ Đông sông Vĩnh Định, từ xă Triệu Tài qua Tri Bưu, ngă ba Long Hưng đến La Vang, Tích Tường. Như Lệ, vùng đất chết đă hồi sinh. Đại đội Thảo bố trí quân ở làng Nại Cửu, bờ Tây sông Vĩnh Định.. Biết rỏ nhu cầu cần thiết của người hồi cư, đại đội chặt tre chở qua sông ủy thác cho người thư kư xă phân phối. Anh em cũng góp nhặt cột nhà tương đối c̣n tốt để giúp một phần nhỏ xây dựng nơi thờ phụng như Chùa, Nhà thờ. Bải đất trống trước chùa thường bị phóng uế nay đă trở thành vườn trẻ, nào cầu tuột, xích đu, ngựa gỗ. Bên cạnh là công viên hẹn ḥ với bàn, ghế dựa nh́n xuống ḍng sông. Công tŕnh h́nh thành do công sức của Hạ sĩ nhất Danh bu Di và Binh nhất Nguyễn Văn Liêm. Đồ án được Tiểu đoàn trưởng chấp thuận. Trong làng có cây ngô đồng cao ngất ngưởng được chặc hạ, xẻ lấy gỗ thực hiện công tŕnh.

 

Trước ngày Hiệp Đinh Paris có hiệu lực, bộ chỉ huy của Tiểu đoàn 3 TQLC, Tiểu đoàn ĐPQ của Thiếu tá Nông và một chi đoàn M113 của Thiết đoàn 18 đóng chung quanh cây nầy nên bị pháo nặng nề. Cây là điểm chuẩn để địch quân điều chỉnh chính xác vào mục tiêu v́ dễ nh́n thấy từ xa. Hạ cây cũng là điều cần thiết về chiến thuật.

 

Ngày 15 tháng 9 năm 1974, nhân dịp kỷ niệm 2 năm chiến thắng Quảng Trị, lễ bàn giao công tŕnh được cử hành trước sự hiện diện của hội đồng xă, dân chúng, các em học sinh, các em Hướng đạo, và gia đ́nh Phật tử Triệu Tài. Thiếu tá Dương Văn Hưng Tiểu đoàn phó TĐ 3 Thủy Quân Lục Chiến ngỏ lời chào mừng sự trở về của người dân yêu tự do trốn chạy cộng sản. Sau cùng Thiếu tá Hưng khẳng định -…Tiểu đoàn 3 TQLC chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quí xă trong khả năng cơ hữu của ḿnh. Một lần nữa quân nhân các cấp Thủy Quân Lục Chiến cầu chúc quư vị gặt hái mọi thành quả tốt đẹp…

 

Ban đại diện xă ngỏ lời cám ơn đơn vị đă giúp cho xă có được sắc thái như hôm nay. Thiếu tá Hưng và ban đại diện xă cắt băng khánh thành. Tiếng cười rộn ră đầy thích thú của các em trong vườn trẻ, tiếng cười đùa giỡn, đối thoại của các học sinh, gia đ́nh Phật tử tại công viên hẹn ḥ như kéo dài không bao giờ dứt.

 

Buổi tiệc khoản đăi của ban đại diện Xă có sự hiện diện của Thiếu úy Trần Trung Ngôn trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị, Đại úy Giang Văn Nhân Đại đội trưởng đại đội 2 và một số chiến sĩ các cấp cùng thân hào nhân sĩ. Đặc biệt hai chiến sĩ Di và Liêm được các nữ sinh xă Triệu Tài choàng ṿng hoa tưởng thưởng. Người lính Thủy quân lục chiến quả cảm trong thời chiến và cũng là người xây dựng trong thời b́nh. T́nh yêu nở rộ trên vùng đất mới hồi sinh. TQLC Nguyễn Văn Quang quê Vĩnh Long kết hôn cùng người đẹp Bích La Thôn Lê kim Ngọc, con của Trung sĩ Hiến ban An ninh Tiểu đoàn 121 Địa Phương Quân tỉnh Quảng Trị. Vị Tiểu đoàn trưởng,Thiếu tá Minh, xem Thảo thân t́nh như nghĩa tế, cấp 5 ngày phép đặc biệt cho anh Hiến.

 

 

Cuộc đời người lính Thủy Quân Lục Chiến hiện diện khắp các mặt trận khốc liệt của 4 vùng chiến thuật, cái chết thoáng hiện, thoáng mất. Buồn thay mấy ngày phép thường niên quyền lợi của người lính như ngoài tầm tay. Thảo cũng có bạn gái, có người yêu, măi tận miền Nam xa dịu vợi. Tuổi xuân th́ đời con gái biết khi mô mà đợi mà chờ nên đành lỗi hẹn. Cảm thông cuộc đời người lính chiến, Thảo sốt sắng lo cho hạnh phúc người binh sĩ được thành tựu.T́nh cảm thắm thiết của dân Triệu Phong và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến ngày càng bền chặt.

 

Cuối tháng 10, hai đại đội Địa phương quân tăng phái đến thay thế đại đội của Thảo mà cũng không bao được hết pḥng tuyến. Quân số nhiều mà lính hiện diện ít. Đại đội 2 di chuyển qua vị trí pḥng thủ mặt nam sông Thạch Hăn. Vùng trách nhiệm từ toà hành chánh Tỉnh qua đập đá giáp với đại đội bạn tại chợ Sải.

 

Người dân hồi cư của xóm đạo Tri Bưu xây nhà nguyện nhỏ trước mặt ngôi thánh đường cũ. Mỗi buổi sáng sớm trước giờ lễ, từng hồi chuông thánh thót trong không khí vắng lặng như đánh thức và thúc hối người Kitô hữu mau chân đến nhà nguyện để họp chung lời cầu nguyện.

 

Bước vào cổng làng có gia đ́nh thím An. Thím cùng cô con gái và đứa cháu ngoại tá túc trong căn chái nhỏ che đơn sơ bằng những tấm tôn cứu trợ. Trên kệ gỗ nhỏ bày bán gia vị như muối, đường, nước mắm, ớt, tỏi, kẹo, bánh... và đặc biệt bánh chưng nóng được các anh em Thủy Quân Lục Chiến ưa thích. Thảo cũng là một trong những khách hàng quen thuộc của thím.

 

Mỗi buổi chiều, đứa bé gái thường đi nhặt những mảnh gỗ vụn về cho thím An nấu bánh. Sợ em vướng ḿn bẫy c̣n sót lại, một người lính đại đội 2 đều đặn đặt bó củi nơi cửa nhà thím trước khi màn đêm buông xuống.

 

Ban ngày người dân địa phương ở Quy Thiện, Ngô Xá có người măi tận Trà Lộc, đem rau quả, thịt, cá, gà vịt bày bán bên vệ đường. Phía sau nhà thờ cũ có quán “Nhớ” đầy đủ món ăn nhậu hợp khẩu vị. Đối diện nhà Cha xứ là nơi thưởng thức hương vị bánh bèo “Mụ Rớt”. Quán bà Mai, quán “O” Vang. Mỗi nơi có những món ngon đặc biệt đà biến khu vực nầy ngày càng sầm uất, nhộn nhịp người qua lại.

 

Những ngày đầu tiên hoán đổi vị trí làm Thảo luôn bận rộn. Kiểm soát lại tuyến pḥng thủ, tu bổ các hầm hố, và phối trí hoả lực tác chiến giữa các trung đội. Điểm chính yếu là quan sát địa h́nh và bố trí của địch quân. Nhân dịp nầy Thảo tṛ chuyện, sinh hoạt với anh em nơi chiến tuyến mới. Làng Tri Bưu nằm xa phía sau tuyến đóng quân, nhưng trong vùng trách nhiệm của đại đội, một toán tuần tiểu khu vực thuờng xuyên có mặt để giữ an ninh đến lúc hoàng hôn. Thượng sĩ Trần Văn Nuôi thường vụ Đại đội, Trung sĩ Trịnh huy Duyên trung đội phó thay phiên làm trưởng toán.

 

Sau buổi họp ở bộ chỉ huy Tiểu đoàn gần Trường trung học Nguyễn Hoàng, Thảo ghé vào làng Trí Bưu. Toán tuần tiểu đang chuẩn bị trở về vị trí. Trong lúc màn đêm buông xuống có tiếng đàn thoảng vọng lại. Dưới ánh đèn dầu mờ ảo, dáng người con gái tóc dài ôm kín bờ vai ngồi dạo nhạc. Những ngón tay thon dài di động trên cần đàn, mái tóc phủ che khuôn mặt lay động. Người con gái như quên thực tại, hồn đang hoà vào nhạc Thánh, các ngón tay chạy trên dây đàn đưa âm thanh bay luồn qua song cửa toả rộng trong bầu trời đêm thanh vắng. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Thảo thưởng thức và rung động thực sự trước h́nh ảnh liêu trai đẹp tuyệt vời.

 

Thảo biết ḿnh có cái thú đam mê do cái quan niệm đôi khi bị cho là lập dị.

 

Khi bàn về vẻ đẹp của người đàn bà. Người th́ bảo thế nầy, người kia cho là thế nọ, nhưng tới khi Thảo nói mọi người đều ngạc nhiên. Theo Thảo nhận xét nét đẹp người đàn bà thể hiện khi mang bào thai sắp đến ngày sanh hoa nở nhụy.

 

– Ôi! mặt mày nhăn nhó, sưng mập như bị phù thủng, vậy mà đẹp à?

 

– Tại sao không ai thấy sự chịu đựng và hy sinh cao quí của người đang lảnh nhận thiên chức làm mẹ. Đi đứng nặng nề, khó khăn. Ăn uống kiêng cữ. Đau nhói khi thai nhi cḥi đạp. Đặt bàn tay chồng vào chỗ con đạp, người đàn bà cười sung sướng. Nụ cười nở trên gương mặt lúc đó quả là tuyệt đẹp. Nhưng đẹp nhất là của những người chinh phụ, cô đơn lẻ bóng trong thời gian nầy v́ chồng đang chiến đấu miền xa. Thảo biết những người lính Thủy Quân Lục Chiến ngoài trận tuyến, mấy người được thấy cái đẹp của vợ ḿnh. Có người về con đă tṛn tuổi và có người nằm xuống không bao giờ trở lại Thảo cảm thấy ḿnh lăng mạn quá! Nh́n bầu trời mà suy tưởng bóng liêu trai.

 

Ánh sáng lung linh của giải Ngân Hà

như suối tóc dài óng ả.

Ánh sáng lấp lánh của các v́ sao

là những ngón tay đang lă lướt trên phím đàn.

Tiếng gió thoảng qua tay thay lời nhạc du dương

th́ thầm dành cho ai đó, bạn đường tri âm

 

Thảo bước vào quán Nhớ vào một buổi chiều gần giờ đóng cửa

– Chào anh, anh dùng chi. Cô gái hỏi Thảo

 

– Chào chị, nhờ chị cho tôi ly cà phê sữa nóng. Trời Quảng Trị bắt đầu chớm lạnh, có hôm mưa rỉ rả suốt ngày. Người dân địa phương dùng câu nói “mưa thúi đất” để diển tả mùa mưa dai dẳng ở miền Trung. Cô gái để trên bàn phin cà phê, b́nh nước nóng rồi trở về góc quán ôm đàn dạo nhạc. Nốt nhạc đang lúc cao thánh thót, rồi những nốt trầm trầm tiếp nối. Âm hưởng bản nhạc đưa Thảo xa rời thực tại.

 

– Chị đang dạo nhạc hợp xướng phải không?

 

Thảo hỏi cô gái khi tiếng đàn vừa dứt. Cô gái khẻ quay mặt nh́n Thảo.

 

– Sao mà anh biết hay vậy?

 

Nụ cười nở trên môi, giọng nói từ tốn cô gái giải thích:

– Tôi đang soạn hoà âm bản nhạc cho lễ Giáng Sinh sắp tới. Tôi đàn thử xem có ǵ không thông suốt trước khi tập dượt. Chắc anh hiểu biết nhiều về âm nhạc!

 

– Tôi thích ca hát nhưng không rành về nhạc lư. Rồi Thảo kể cho cô gái nghe về ca đoàn Tự Thắng của người chọn nghiệp Vơ. Tinh thần anh nhạc sĩ Phạm thanh Thư khổ nhọc tập dượt cho từng nhóm. Giọng ca khoẻ, hùng hồn của Cha Ngô Duy Linh điều khiển ca đoàn trong thời gian tổng dượt. Bàn tay đánh nhịp của Cha Linh thật dịu dàng. Ánh mắt Cha nh́n về nhóm Thảo, ngầm ư chuẩn bị, chờ khi đũa nhạc hất mạnh lên, bè cao đồng cất tiếng hát:

 

“Đây phút linh thiêng đă khởi đầu,…Đă khởi đầu…

…Và để xem trời, xem trời giải nghĩa YÊU ”

 

Các bản họp ca “Trăng mờ Đà Lạt”, “Ḥ Dô Ta” và “Giọt mưa trên lá” được Cha Linh tận t́nh hướng dẫn. Trong lảnh vực nhạc Đạo có lẽ hầu hết người am tường âm nhạc đều biết anh Thư và Cha Linh. Do đó khi nói về điều nầy Thảo lấy làm hănh diện.

 

– Nhờ sinh hoạt đó nên khi nghe chị dạo nhạc tôi chỉ phỏng đoán vậy thôi.

 

Câu chuyện bàn về âm nhạc giúp không khí trở nên thân mật hơn.

 

– Tôi tên Mẫn. Bảng tên anh không có dấu, anh có thể cho Mẫn biết quư danh để dễ xưng hô.

 

– Chào chị Mẫn, tôi tên Thảo. Anh em gọi tôi thân mật Nguyên Thảo.

 

Mỗi lúc có Thánh lễ vào sáng sớm, Thảo đến dự cùng một số anh em trong đơn vị. Chuẩn úy Nguyễn Đ́nh Lương, Trung sĩ Nguyễn Văn Lợi, Trung sĩ Đào Ṭ, Hạ sĩ nhất Ngô Văn Sáu, Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Anh thơ kư đại đội… Các Kitô hữu Viễn Thám và các đại đội bạn cũng có mặt. Cha Cầu người chủ chăn họ đạo, được nhiều ơn lạ trong lúc ngài ở họ đạo Phú Thứ thỉnh thoảng về đây chủ tế… Lúa mọc đầy đồng, nhưng thiếu thợ gặt. Cha bôn ba qua các xóm đạo, xây dựng lại giáo đường, chủ tế thánh lễ và làm trọn chức năng của người môn đệ Chúa. Chị Mẫn phụ giúp các Soeur lo phụng vụ và điều khiển phần nhạc trong thánh lễ. Đôi khi Cha mới về nên trong thánh lễ Thảo gặp cả gia đ́nh thím An và mọi người trong xóm đạo. Người dân làng Trí Bưu dành cho đại đội Thảo nhiều thiện cảm.

 

Sau thánh lễ, chị Mẫn hỏi Thảo

 

– Anh Thảo, Mẫn đang tập bản “Mừng Chúa ra đời”, bè cao chỉ mới có hai người nhờ anh góp tiếng hát vào.

 

– Thật hân hạnh cho tôi được gia nhập vào ca đoàn, nhưng tôi không biết đơn vị có được hưởng lễ Giáng Sinh cùng xóm đạo hay bị di chuyển đi chỗ khác. Thảo đắn đo nh́n chị Mẫn trả lời.

 

– Không sao, anh Thảo cứ tập đi. Bè nầy có Mẫn và Mai em gái của Mẫn thôi, cũng dễ dàng cho sự tập dượt. Nếu anh Thảo có di chuyển chỗ khác th́ Mẫn phải chịu thôi.

 

– Xin chị chớ chê cười, nếu tôi hát quá dở nhé. Thảo vui vẻ nhận lời.

 

Một hôm chị Mẫn cho Thảo xem tấm ảnh Đức Mẹ Maria bị loang lổ nhiều chỗ. Nh́n ánh mắt có vẻ u buồn của chị, Thảo đề nghị:

 

– Chị Mẫn, tôi có thể hoạ lại bức h́nh nầy. Tôi không có học hội hoạ nhưng rất thích vẽ. Hay chị cứ thử xem. Một câu nói tự phát rất chân thật giúp Thảo dễ hoà đồng với người đối thoại.

 

– Ồ hay quá! Mẫn làm phiền anh Thảo vậy.

 

Thảo đă học xong lớp Giáo lư hàm thụ của Nha tuyên úy Công giáo cuối năm 1973. Sau cuộc chiến năm 1972 cái khoảng cách trở lại đạo của Thảo như được thu ngắn. Những sự việc xảy ra trong trận chiến phải chăng có một ơn nào đó. Một buổi sáng vào tháng 5 năm 72, chiến xa CSBV chọc thủng pḥng tuyến Mỹ Chánh từ hướng tháp một, một số dân chúng chạy vào Hương điền bị địch bắn phải trở về. Khi vào thăm và giúp đỡ Cha xứ nhà thờ tháp đôi Thanh Hương bị thương nhẹ, Ngài cho biết địch đang phục binh ở ấp Vĩnh Xương. Nhờ tin tức trên nên vào lúc nữa đêm chiến xa xung kích Cộng Sản tràn ngập, đơn vị Thảo rút lui an toàn và cố thủ ở ấp Ma Nê bên kia bờ sông. Chiến xa địch vượt sông Ô Lâu tấn công Lữ đoàn Thủy quân lục chiến ở Chính An vào mờ sáng ngày 23 tháng 5 năm 1972.

 

Người hoạ sĩ dùng tất cả cảm xúc, kết hợp những tinh hoa để vẽ nên h́nh ảnh Mẹ Maria, một người Nữ đẹp tuyệt vời. Khi hoạ lại chân dung, Thảo với tâm hồn sắp trở lại đạo như được cùng chung rung động với người hoạ sĩ. Tác phẩm ngoại giao đầu tay được một Soeur ḍng Mến Thánh Giá, cô ruột chị Mẫn ra thăm làng Trí Bưu rồi đem bức hoạ vô Huế.

 

Kể từ dạo đó, Thảo biết nhiều về chị Mẫn. Soeur Marie, người nữ tu ḍng Kim Đôi ở Bao Vinh, Huế, nơi nh́n ra gịng sông Hương thơ mộng chảy qua Đông Ba xuôi về Vĩ Dạ.

 

Trong cuốn album gối đầu của chị, h́nh ảnh người nữ tu lúc mới bước vào ḍng. H́nh chụp các nữ Tập Sinh tươi cười bên nhạc cụ. Từ ánh mắt, nụ cười của mỗi người biểu hiện một vẻ đẹp chung: “Thánh thiện”. H́nh Soeur Marie với bộ áo Ḍng trong lễ khấn tạm thật trang trọng. Người nữ tu tham gia sinh mọi hoạt trong Ḍng và ngoài xă hội. Thời gian sinh hoạt ngoài đời là giai đoạn thử thách vô cùng quan trọng. Soeur tốt nghiệp trường Quốc gia Âm nhạc, thành thạo công việc của người điều dưỡng, băng bó vết thương thể xác cũng như xoa dịu và hướng dẫn cuộc sống tâm linh. Với ước vọng tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa Trước lúc xét ḿnh để khấn trọn đời, Soeur Marie nhận thấy ḿnh không được “Ơn Gọi”, Soeur buồn bă trở về cuộc sống ngoài đời.

 

Ngày xưa Soeur ước mong đem t́nh thương bao la của Thiên Chúa đến khắp mọi nơi. Đem bàn tay xoa dịu nổi đau đớn thể xác do căn bịnh hiểm nghèo hủy hoại theo năm tháng. Đem ánh sáng vào miền quê hẻo lánh, đến các làng mạc trên miền rừng núi mù sương... Ngày nay chị Mẫn tuy phục vụ hạn hẹp trong xóm đạo, nhưng ḷng chị vẫn dạt dào. Cuộc sống buồn tẻ vô vị với những ai không có mục đích. chị Mẫn vẫn cảm thấy cuộc đời là con đường đi trải dài với những ánh mắt yêu thương dành cho những người có tâm hồn hiến dâng và phục vụ.

 

– Chị Mẫn, tôi thấy tấm h́nh nầy rất đẹp. Chị cho tôi được phép phóng to ra.

 

– Bức ảnh nầy chụp lúc Mẫn đang công tác xă hội. Có vẻ Huế nên Mẫn ưng ư. Rất tiếc ảnh hơi đổi màu. Nhờ anh Thảo thêm lần nữa.

 

H́nh chụp nghiên gương mặt chị Mẫn bên vành nón bài thơ. Tâm hồn Thảo bị cuốn hút vào dáng người con gái liêu trai đêm nào. Gương mặt chị Mẫn trở nên sống động, ánh mắt dừng lại nơi tháp nhà thờ ḍng Chúa Cứu Thế ở An Cựu mà Thảo vẽ thêm vào góc trái cho phù hợp ư hướng của chị. Sau nầy được đọc về cuộc đời của nhà danh hoạ Leonard de Vinci Thảo mới hiểu được t́nh cảm ḿnh cũng như sự rung động lăng mạn của người hoạ sĩ bên giá vẽ trước người mẫu, khi thực hiện bức chân dung nổi tiếng “Mona Lisa”. Thảo nhờ Kha, hiệu thính viên đại đội tháp tùng toán tuần tiễu đem bức hoạ cho chị Mẫn.

 

Người lính “Tổng trừ bị” hiện diện khắp bốn vùng chiến thuật. Những mối t́nh không đoạn kết là những kỷ niệm thật buồn

 

V́ tôi là lính áo rằn

Ra đi không biết mấy trăng trở về (1)

 

Đám cưới của chiến sĩ Viễn thám Thiếu úy Đoàn ngọc Quí cùng người đẹp làng Trí Bưu, “O” Vẽ thật đơn giản trong thánh lễ được Cha chủ tế làm phép hôn phối. Đàng trai mặc toàn quân phục, Thảo và một số anh em Sói Biển tham dự chia vui cùng đôi bạn. Thiếu úy Lê Đ́nh Lời, cựu trung đội trưởng gan dạ của Thảo, trung đội Lời đă liệt oanh cắm cờ trên Cổ thành Đinh công Tráng Quảng Trị năm 1972, nay trách nhiệm trưởng ban an ninh Tiểu đoàn 3 cũng có mặt. Những đôi mắt xa lạ t́m gặp nhau giữa hai họ trong thánh lễ như ngầm một giao ước:

 

Ngày hôm nay tiếng hát bay cao

Quỳ bên nhau trước đấng tối cao

Hứa yêu nhau, trao câu thề, chung sống trọn đời

Rồi mai đây kiếp sống có đôi

Đời buồn vui, măi măi bên nhau

Khẩn xin Mẹ thương dắt d́u, t́nh yêu dâng cao

….

 

Chị Mẫn đệm nhạc lễ hướng về Thảo khẽ mĩm cười.

 

Cô dâu và chú rể đứng trước cửa nhà thờ bắt tay cám ơn mọi người đă đến dâng lời cầu nguyện. Chú rể, bạn đồng khoá đang cười đùa với Lời và nói về một cô gái tên Vang nào đó.

 

– Thôi! Mầy theo đường tao đi là tốt nhất.

 

Một cô gái duyên dáng trong toán ca nhạc lễ đến bên Thảo tươi cười xă giao và hỏi:

– Đại úy bạn của chị Mến phải không?

 

Thảo vô cùng ngạc nhiên trả lời

– Chắc cô lầm rồi. Tôi có quen ai tên Mến đâu!

 

Cô gái vẫn tinh nghịch

– Thôi đại úy dấu làm chi. Tôi chộ(2) rồi!

 

Câu nói làm Thảo thêm thắc mắc.

 

Trong lúc đàm thoại, cô gái nheo mắt nh́n chị Mẫn gật đầu. Thảo nhận biết Mến chính là chị Mẫn người nữ tu ḍng Kim Đôi. Cô đă phát hoạ lại h́nh ảnh thật đẹp, trang trọng, về cuộc sống đạo và đời của Mến, người bạn học từ thuở tập đánh vần cho đến lúc trưởng thành. Mến chọn con đường đi nhiều thử thách, hy sinh cho nhân loại.

 

Cô gái nói thật nhiều qua cái nh́n khách quan nhưng hàm ư một vấn đề mà Thảo c̣n e ngại.

 

Cô gái từ biệt, gởi lại câu chào theo bước chân đi.

– Mong gặp lại Đại úy vào đêm Giáng Sinh và nghe tiếng hát của người ngoài họ đạo.

 

Bản nhạc “Mừng Chúa ra đời” các bè ca đă thuần thuật. Chị Mẫn cho biết vài ngày tới sẽ tập dượt chung cả ca đoàn.

– Anh Thảo, các bản nhạc Cao cung lên, Đêm Thánh vô cùng, Mẫn sẽ tập sau. Nhờ hát mỗi năm nên không đáng quan tâm.

 

Thảo đă hát khi c̣n ở quân trường nên quả quyết trả lời:

– Tôi thấy chị sắp xếp như vậy quá chu đáo. Mắt Thảo dừng lại trên vách quán, bức hoạ chị Mẫn bên vành nón bài thơ đă gắn lên đó tự bao giờ.

 

– Anh Thảo, đêm qua nghe tiếng súng nổ nhiều nơi sông Thạch Hăn, cả nhà sợ quá. Câu nói dừng lại giây lát.

 

– Riêng Mẫn không biết có chuyện ǵ cho các anh. Mẫn đă cầu xin Chúa quan pḥng, che chở cho các anh b́nh an Thảo nh́n sâu vào mắt chị Mẫn, giọng cảm xúc.

 

– Thay mặt anh em, tôi cám ơn mối quan tâm của chị. Đêm qua bọn đặc công lội qua sông, anh em gác phát hiện và bắn hạ ngay dưới gịng sông.

 

Trong ánh sáng lờ mờ của ánh sao, với kinh nghiệm tác chiến dầy dạn, hạ sĩ Lê Ngọc Dũng phát hiện mặt nước gợn sóng lan rộng vào bờ. Nhắm vào trung tâm sóng nước, Dũng cho luôn một băng đạn M.16.

 

Ba ngày sau, xác anh bộ đội Cộng sản nổi lềnh bềnh trên ḍng sông Thạch Hăn. Dũng được thưởng 3 ngày phép đặc biệt và bằng tưởng lục cấp Sư đoàn ngay sau đó. Thông thường các quán đều có máy cassette và một số băng nhạc chủ đề dành cho người đi chiến đấu bảo vệ quê hương. Người thực khách có thể chọn để nghe bản nhạc và ca sĩ ḿnh mến chuộng.

 

Lính Thủy Quân Lục Chiến là con bà Phước. Khi biết chị Mẫn là “bà Phước” thật sự nên anh em thường hay yêu cầu bản nhạc “Em hiền như Ma Soeur” như một tâm t́nh và cũng là niềm vui thật Văn nghệ của người lính trận.

 

– Chị Mẫn cho tôi được nghe bản nhạc mà anh em Thủy Quân Lục Chiến hay yêu cầu. Thả hồn theo lời hát, Thảo thoáng gặp ánh mắt với màu đỏ nhạt chớm ửng trên làn da mặt chị Mẫn. Một ánh sáng long lanh dịu nồng ở người con gái liêu trai chỉ dành cho Thảo. Thảo bỗng thấy ḷng ḿnh chao động, một cảm giác lâng lâng, một chút lửa hồng ấm áp trong không khí lành lạnh và tiếng mưa rơi rộn ră trên mái nhà tôn. Cuộc đời người lính chiến, ngày đêm đối diện với kẻ thù, cái chết chờ đợi ngay trên đường nhắm qua đỉnh đầu ruồi Thảo biết được mấy lần để tận hưởng cảm giác ngây ngất men say đó.

 

Buổi chiều về Tiểu đoàn gặp vị Tiểu đoàn trưởng, Thảo được lịnh ngày mai bàn giao đại đội cho Trung úy Nguyễn Đ́nh Chánh, về tŕnh diện Bộ Tư Lệnh, nhận sự vụ lệnh đi học khoá Bộ Binh cao cấp tại Trường Bộ Binh Long Thành.

 

Người lính Tổng trừ bị mỗi khi được đi học là một điều sung sướng, đó là lẽ thường t́nh. Thời gian đi học như được phép dài hạn. Tự do, không vướng bận, thoải mái, không lo lắng, không trách nhiệm và có dịp để tiêu xài sau những năm tháng hành quân gian khổ.

 

Thảo mời Thiếu tá Cảnh Tiểu đoàn trưởng, Trung úy Chánh đại đội trưởng đại đội chỉ huy công vụ, và các sĩ quan tham mưu tiểu đoàn tới quán Nhớ. Buổi tiệc mừng cho Thảo bước đi lên trong binh chủng và cũng là tiệc chia tay với gia đ́nh Sói Biển. Thiếu tá Tiểu đoàn phó Nguyễn Cao Nghiêm và các đại đội trưởng đóng quân xa nên không đến được. Đêm hôm đó nhiều men đắng của chất bia, Thảo không nhớ tâm trạng ḿnh và đă nói ǵ khi tạm biệt chị Mẫn.

 

Buổi chiều tập họp đại đội phía sau chùa Tỉnh hội Quảng Trị cũ để làm lễ bàn giao thật đơn giản dưới sự chứng kiến của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng.. Thảo bùi ngùi ngỏ những lời thân t́nh chia tay với anh em đă cùng Thảo sống chết cho Đại đội 2 Tiểu đoàn 3 TQLC. Trên gương mặt cương quyết và quả cảm của người lính, Thảo và anh em cũng có những giây phút yếu mềm trong t́nh cảm. T́nh huynh đệ chi binh thể hiện qua những năm dài bên nhau chiến đấu cho miền Nam tự do. Người nằm xuống, kẻ giă từ vũ khí, người c̣n lại sao tránh phút giây quyến luyến lúc chia tay. Cao quư thay t́nh chiến hữu chỉ có những người luôn luôn trực diện với kẻ thù mới thấy được rơ giá trị đích thực của nó.

 

Sau buổi lễ bàn giao, Kha người hiệu thính viên đại đội từ toán tuần tiểu trở về trao cho Thảo hộp giấy nhỏ và nói:

– Ông thầy, chị Mẫn nhờ giao tận tay ông thầy.

 

“Một khăn choàng cổ bằng len màu trắng.”

 

H́nh ảnh người con gái dạo đàn trong đêm vắng, những ngón tay như chạy nhảy trên giây đàn đưa âm thanh hoà lẫn trong không gian.

 

Trên bầu trời xanh thẳm

Giữa những v́ sao,

Chúa đă viết tên tôi

Giữa những v́ sao,

Chúa đă sắp đặt cho tôi một cuộc sống

Giữa những v́ sao,

Chúa đă dọn sẵn cho tôi nơi trú ngụ

Chờ ngày tôi được hưởng cùng Người trên Thiên Quốc.

 

Cũng đôi bàn tay đó thoăn thoắt với đũa đan len tạo thành những khăn quàng cổ, sưởi ấm ḷng người đi chiến đấu miền xa.

 

Phải chăng chị Mẫn đă dùng màu trắng của sự trinh nguyên để diễn đạt t́nh cảm Thánh thiện như tâm hồn người con gái chọn cho ḿnh hướng đi với ước mong tận hiến trọn cuộc đời cho Thiên Chúa.

 

Thảo choàng khăn lên cổ, tận hưởng cái hương vị của đêm tối liêu trai trong lúc cơn gió Bấc đang thổi qua thành phố Quảng Trị.

 

* * * * *

 

Đoàn tù đi làm thủy lợi từ trại cải tạo Ái Tử đi hàng dọc qua cầu. Hàng cây Phượng vĩ trên đường Trần Hưng Đạo đă trổ hoa, vài anh cúi xuống nhặt cánh hoa như tưởng nhớ lại mùa chia tay của thuở học tṛ hoa mộng cùng tiếng hát thánh thót của nữ ca sĩ Thanh Tuyền c̣n phảng phất đâu đây.

 

Bạn hàng nhóm chợ bước vội vàng với đôi gánh trĩu nặng khoai sắn, bầu bí nhún nhẩy trên vai.

 

Xuyên qua thành phố Quảng Trị, quẹo phải trên đường Lê Văn Duyệt về cầu Ba Bến để đến xă Kim Long. Trong đám đông dơi mắt nh́n theo người tù, Thảo nhận ra người đàn bà thật lam lũ trước cổng làng Tri Bưu

– Chào Thím…

 

Tự dưng Thảo quên mất tên người bán bánh chưng nóng Người đàn bà ngỡ ngàng nh́n Thảo, nhíu mày suy nghỉ, rồi như chợt nhớ

– Ồ!... Đại úy.

 

Thảo thấy hai ḍng lệ trên đôi má gầy của thím An, Thím quay người, tay móc vội trong túi một cọc tiền Cộng Sản chạy theo dúi vào tay Thảo - Đại úy! Cầm lấy.

 

Bản tính tự nhiên Thảo nhét trả tiền vào túi áo thím

– Cám ơn thím! Cám ơn thím!. Thảo nghẹn ngào.

 

Tại khúc quẹo gần cầu Ba Bến, Thảo quay đầu lại vẫn thấy thím An vẫy tay chào.

 

Mỗi khi nghĩ đến thân phận của người xa Quê hương, Thảo mơ màng nhớ về người dân vùng đất cày lên sỏi đá, những người nơi xóm đạo Trí Bưu. Mến, người nữ tu ḍng Kim Đôi; thím An, người đàn bà nghèo nhưng giàu ḷng nhân hậu giống như chuyện người đàn bà goá trong dụ ngôn (3), mà ḷng Thảo dạt dào cảm mến.

 

(1) Trích đoạn thơ của Cố Trung Tá Lê Hằng Minh Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trâu Điên.

(2) chộ tiếng địa phương có nghĩa là thấy.

(3) Chúa kể cho các môn đồ về chuyện một người giàu có bỏ vào thùng công quả một tờ giấy bạc, một người đàn bà goá nghèo bỏ vào thùng vỏn vẹn một xu. Chúa bảo Cha trên trời thưởng công bội hậu cho người đàn bà goá v́ một xu là cả một gia tài to lớn của bà.

(Trích hồi kư “người lính Tổng trừ bị”)

 

 

Giang Văn Nhân

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính