Mỗi địa danh rờn rợn những oan hồn

Vài ư nghĩ về thơ thời chiến của Trần Hoài Thư

 

Đoàn Nhă-Văn

 

 

“Tai họa của chiến tranh dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào và giáng xuống bất cứ ai, đều là một thảm kịch cho toàn thể nhân loại” (The calamity of war, wherever, whenever and upon whomever it descends, is a tragedy for the whole of humanity).  Đó là lời của một người phụ nữ, trong một tác phẩm của bà được xuất bản vào năm 1991. Bà chính là Raisa M. Gorbachev, đệ nhất phu nhân Liên Xô cũ. Bà viết như thế trong một đất nước ḥa b́nh. Nếu phải sống qua một cuộc chiến được xem là khốc liệt vào bậc nhất của thế kỷ 20, hẳn ư nghĩ của bà về chiến tranh c̣n mạnh mẽ và bạo liệt đến chừng nào. Ngược lại với bà, một nhà văn của miền Nam Việt Nam đă kinh qua những ngày dài chiến tranh, những đêm chong súng nơi tiền tuyến, đối đầu với cái chết từng phút giây, và cũng đă sống c̣n sau cuộc chiến mà khi viết về chiến tranh, nhất là những bài thơ trong thời chiến với một cách thế b́nh thản và chấp nhận nó như một định mệnh. Người ấy chính là nhà văn Trần Hoài Thư.

 

Ở lớp tuối 80, Trần Hoài Thư đă cho in tác phẩm mơ ước cho riêng ḿnh: “Thơ Tuyển Toàn Tập”, vào năm 2021. Ngay phần lời mở, ông cho biết “tôi mơ ước được có một tập thơ gọi là “cuối đời” gồm những bài viết trong khói lửa và sau 1975”. Tập thơ này chia làm nhiều phần, trong đó có “Dưới trời khói lửa”, “Những bài lục bát thời chiến” là hai phần mở đầu.  Và trong bài viết ngắn này, tôi cũng chỉ muốn xoáy vào chủ đề Thơ-thời-chiến của ông.

 

I. Chiến tranh: chết chóc, hoang tàn và đổ nát

 

Trước khi làm thơ, Trần Hoài Thư là một người lính chiến thực thụ. Muốn biết thêm về ông, chỉ cần “google” là bao nhiêu tin tức hiện ra. Khác với rất nhiều những nhà thơ cùng thế hệ, theo tôi con người thật của Trần Hoài Thư nằm ở những con chữ của ông, trên những ḍng thơ này. Đó là một người b́nh thường, cũng sợ … té đái như ai, khi vác súng lên đường.

 

“Ta đi, tráng sĩ hề con khỉ …

Nó chửi thề bởi nó cũng run”

(Tráng sĩ hề …)

 

 “Tổ cha cái bọn trong rừng

Bắt ông phải ướt cả quần, teo chim”

(Khi tăng phái chiến trường Tây Nguyên)

 

Hoặc

“Trời hỡi, đêm nay bùng trí năo

Trùm mền, thêm một lớp poncho

Đốt lên sợi khói, cho qua buổi

Hít vội cho cầm cự nỗi lo”

(Ráng Thức)

 

Và cũng muốn b́nh an trở về sau những ngày dài lội nát núi rừng như bao người lính chiến khác, chứ không muốn làm anh hùng nơi trận mạc.

 

“Buổi sáng anh chờ lệnh lên đường

Buổi chiều anh theo đám người xuống núi

Buổi tối anh bầu bạn cùng âm hồn

Cùng những v́ sao

(…)

Anh không sao

Không sao hết

Có g̣ đất che chở anh

Có cây rừng che thân anh

Có đồng đội cơng anh

(…)

Hăy cầu nguyện giùm anh nghe em

Để anh được b́nh an trở về

Trước ngày đám cưới”

(Cho người hôn thê trước ngày đám cưới)

 

Những bài thơ thời chiến của Trần Hoài Thư như những mẩu chuyện rất nhỏ, những chi tiết của lịch sử, tạm gọi là lịch-sử-ngoại-biên. Bởi những chi tiết này không nằm trong sách sử bao giờ. Những khổ nạn, đớn đau, mất mát của người lính không phải sử gia nào cũng quan tâm. Sử gia, thời nào cũng vậy, chỉ quan tâm tới những điều lớn lao, những chiến công hiển hách, mặt trận này thắng, mặt trận kia thua, chứ chắc ǵ hiểu và thấm cái đau da thịt, nghe tiếng rên la của người lính bị thương, những cánh tay bị mất, những đôi mắt không c̣n, những phần thân thể bị cháy xém …

 

Trần Hoài Thư kể lại lịch sử với một góc nh́n khác, bằng những ḍng thơ của người sĩ quan cấp úy. Ông chép cái bạo liệt ấy bằng chất liệu sống của cuộc đời. Ông không nói nhiều, người đọc vẫn thấy cái tàn khốc của chiến tranh. Và v́ “sống”, thơ ông đă đi thẳng vào ḷng người.

 

 “Kỳ Sơn đồi trọc chim không đậu

Đại đội đi, một nửa không về

Lớp lớp người nhào lên ngă gục

Đạn sủi bờ sủi đá u mê”

(Kỳ Sơn)

 

“Tôi qua đèo xám, mây mờ núi

Thương về đâu, một lũ sáo rừng

Hôm qua đồi ngập hàng trăm xác

Đạn pháo đào sâu băi chiến trường”

(Đồi xưa)

 

“Mười thằng Thám Kích về đây

Chín thằng thương tích bỏ thây trên đồi

Ta hên, đạn để trên người

Kỷ vật ngậm ngùi thế hệ chiến tranh”

(Số hên)

 

“Ở đây đèo ải ngăn sinh lộ

Trăm đứa lên có mấy kẻ về

Giày trận bám bùn mưa tối mặt

Mùa hè gió thốc bụi tê tê”

(Về với núi)

 

Một sĩ quan cấp úy, nắm trung đội, đại đội, đă nh́n thấy “một nửa không về”, đă kinh qua “đồi ngập hàng trăm xác”, đă vỡ tim khi thấy “Trăm đứa lên có mấy kẻ về”, th́ những trận đánh lớn cấp trung đoàn, sư đoàn, hẳn bao máu xương đă len vào mạch đất, đă chôn vùi dưới những hầm hố tang thương.

 

Thơ của người lính đơn giản như một lời nói, không cần vần điệu, không cần hoa văn, chải chuốc, không son phấn che đậy. Vậy mà càng đọc càng thấm, càng ngẫm càng chia sẻ được những thương đau ấy cùng ông.

 

 “Ta đi, b́nh bát không c̣n gạo

Nước thánh vơi dần, chỉ nước sương

Dao phạt mở đường lên lạc cảnh

Cả mặt mày gai sướt máu tươm

 

Ta đi lời kệ vang trong miếu

Ông từ già nhắm mắt tụng kinh

Ông ạ, cho tôi nằm một lát

Để tôi mơ cực lạc thiên đường”

(Tráng sĩ hề …)

 

Bạn đọc thấy ǵ không? Những “b́nh bát”, “nước thánh”, “cực lạc”, “thiên đường” v.v., là những h́nh ảnh hoặc cách nói rất … b́nh dân để chỉ về những tôn giáo. Trước ḥn đạn, hỏa tiễn, xe tăng, th́ Phật hay Chúa làm cách nào để bảo vệ được những sinh linh? Thôi th́ xin được nằm một lát để “mơ cực lạc thiên đường”, trước khi đi vào cơi … chết. Đó là tâm trạng của người lính thực thụ nơi chiến trường. Bởi họ đă kinh qua những mưa gió, băo bùng, sống với mồ mả của người đă nằm xuống. Đó là những đêm nằm chong súng giữa những trận mưa thúi đất, đă trầm ḿnh dưới nước lạnh buốt của đêm khuya, đă nghe tiếng rên rỉ của những chiến hữu trên chiến trường đầy xót xa, ứa máu …

 

“Đêm xuống đồi gặp con nước nổi

Súng đưa khỏi đầu

Từng con một vượt sông …

 

Rồi trước khi trèo ngọn Kỳ Sơn

Anh lạc trên cánh đồng trăng mênh mông

Không biết nơi nào là cơi dữ

Trên đôi vai anh nặng nề lịch sử

May mà c̣n em

Vầng trăng mười sáu

Anh giữ

Ở đáy ba-lô …”

(Đêm vượt sông)

 

“Con” là cách gọi của người chỉ huy với những người lính thân thương của ḿnh. Đưa những đứa “con” ra trận, rồi đưa “con” trở về an lành là trách nhiệm lớn lao của người chỉ huy, là bổn phận của những “ông Thầy”. Ở những bài thơ khác, có chỗ ông dùng chữ “đứa”, có chỗ là “thằng” rất thân thương, gần gũi. Ở đây ông dùng “con”, từng con một vượt sông. Ông thương từng chiến hữu như thương chính da thịt của ḿnh. Vâng, mỗi người lính đều là một đứa con của người chỉ huy, cũng là con của bà mẹ này hay bà mẹ khác trong đời sống. Nói cho cùng, thằng lính chiến nào cũng là “con” của Mẹ Việt Nam.  Chữ “con” ở đây gắn với một chữ khác, “lịch sử” như “Trên vai anh nặng nề lịch sử”. Cùng là “con”, mà chắc ǵ lịch sử của đứa này đă giống của đứa kia. Lính trận như THT đi gánh lịch sử cho những người khác ngồi ở đâu đó trong pḥng máy lạnh ở một góc nào trên quả địa cầu. C̣n “lịch sử” của những người lính trận như ông chỉ là: mồ hôi, máu và nước mắt. Nước mắt xót thương cho những đứa con nằm xuống ở những nơi mà tên gọi rất lạ lẫm với rất nhiều người, chẳng hạn: ngọn Kỳ sơn, sông Dakbla, đồi Bánh Ít, cây xăng Ông Tề, xóm G̣ Bồi, Truông Bà Đờn, Tháp Bạc, Đệ Đức, Phù Cũ, Nho lâm, v.v. Đó là những địa danh ở miền Trung, mà chỉ có những người lính trận thực thụ hoặc người dân ở địa phương ấy mới biết đến.  Những địa danh mà tên gọi chưa quen với người dân thị thành cũng là những nơi bao đứa “con” nằm xuống. Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của những bà Mẹ mất con.

 

Trong thời loạn ly, người trai trẻ chấp nhận như một định mệnh, chẳng nề hà.  Cái mà họ mang theo là “vầng trăng mười sáu” hay h́nh ảnh người em gái thân thương, như một sự an ủi nằm nơi đáy ba-lô. Bài thơ này THT không hề gọt dũa vẫn chứa mênh mông cảm xúc.  Cái cảm xúc ấy không chỉ ở một bài, mà tôi thấy ở rất nhiều bài.  Không chỉ nhiều bài, mà gần như là xuyên suốt trong những ḍng thơ thời chiến của ông. Xin trích lại vài đoạn dưới đây như một chia sẻ.

 

“Chiến trường th́ cũng thây người chết

Cũng là biển lệ cũng hờn căm

Trường Sơn chưa dứt cơn kinh động

Đồng Tháp ḍng sông máu đỏ ṛng

(…)

Người bạn kể ǵ nghe đứt ruột

Ra trường hai đứa về bên nhau

Nửa năm một đứa về Cao lănh

T́m đứa trôi sông, xác cụt đầu

 

Ta ấn hầm sâu không thấy nắng

Chiến trường chó đẻ chỉ toàn ma

Ra ngồi hong đít trên cầu ván

Tiếng cắc bùm đă dội từ xa”

(Quán gió đồng bằng)

 

Chữ nghĩa tháp ngà có khi nào dùng được những chữ trần trụi đời thường mà đầy uy lực như “chó đẻ”, “Ra ngồi hong đít” như Trần Hoài Thư không? Tuyệt nhiên không, v́ đó là cảm xúc thật, xương máu thật, chết chóc thật, mà chỉ có đối diện và sống từng phút giây với nó mới bật ra được.

 

C̣n nhiều nữa, chẳng hạn:

 

“Đêm tôi bầu bạn cơi âm

Người sống kẻ chết kề nằm bên nhau

(…)

Đêm tôi sấm sét ́ ầm

Mưa cuồng gió nộ hành h́nh đám con

Poncho không đủ che thân

Roi trời xối xả quất bầm thịt da

(…)

Đêm bây giờ đêm thất thanh

Ngợp trời đạn lửa ṛng ṛng máu me”

(Đêm Tôi (II))

 

Khi đối diện với “cơi âm”, với “roi trời xối xả”, với “đạn lửa ṛng ṛng”, th́ chữ nghĩa không cần ưởn ẹo, không cần làm dáng, không cần trau chuốt. Bởi viết khác một chút, nói khác chút, nó không c̣n là cái sự thật trần trụi và khốc liệt của chiến tranh. Nói cho cùng, khi pháo chụp, người gào, khi xác thân ngă xuống th́ mùi tử thi của bạn bè và kẻ thù đều nồng nặc như nhau.

 

“Pháo chụp người gào khan cả họng

Máy sôi tắt nghẹn chờ phi tuần

Miếng thép đâm xiên, thằng bạn gục

Hỏa châu vàng thoi thóp triền sơn

(…)

 

Nước nguồn đổ xuống ngày binh lửa

Những xác nào đă thúi hôm qua

Ai bạn ai thù sao quá thảm

Trên một ḍng cuồn cuộn oan gia”

(Trung Đội)

 

Là một người lính, một sĩ quan cấp thấp, ông chí t́nh với bằng hữu qua rất nhiều những khổ thơ những bài thơ trong ḍng này. Ông thương người lính Nùng vừa ngă xuống. Ông thương thằng “con” lạnh cẳng khi làm một tiên phong, ḍ đường. Bạn bè cùng khóa, đứa này ngă xuống chỗ này, đứa mất một phần xác thân nơi địa danh khác. Ông đưa họ vào thơ như những nhân chứng của điêu linh. Khi chứng kiến cái chết những đứa con, của những bạn bè, của: Vọng, Nga, Nai, B́nh Ḷ Heo, Chấn, Hảo, Sơn, Tài xóc đĩa, v.v., th́ cái viết của người lính như những ḍng chúc thư để lại cho hậu thế, v́ không biết lúc nào ḿnh “giă từ vũ khí”.

 

“Đêm tôi mền lính poncho

Chữ nguệch ngoạc, viết những ḍng chúc thư”

(Đêm Tôi (II))

 

Chết chóc là thế, nhưng thơ của ông không hề thấy chữ nghĩa sắt máu, không hề thấy “thề phanh thây uống máu quân thù”, không thấy “tao phải giết mày cho bằng được”. Chẳng hạn như bài thơ “Để trả lời một câu hỏi”, “Ta lính miền Nam”, và lác đác trong nhiều đoạn thơ của những bài thơ khác.

 

“Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẫng

Trong túi ta một gói thuốc chuồn

Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm

Để thấy miền Nam lính hiền ghê gớm”

(Ta lính miền Nam)

 

 

II.  Không gian và nỗi ám ảnh của chiến tranh

 

Miền Trung bạt ngàn rừng núi Trường Sơn, nên không gian trong thơ của Trần Hoài Thư phần lớn là núi rừng mênh mông ấy. Giày trận ông ṃn theo núi rừng An Lăo, Kỳ Sơn, Phước Lư, An Khê, từ ngọn đèo này qua ngọn đèo khác, từ thung lũng này qua thung lũng nọ, từ đỉnh cao này qua đỉnh cao kia. …

 

“Rừng ơi rừng ơi, lửa dậy Ban Đông

Lửa lan về đồn điền Darlac”

(Ngày với núi)

 

“Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước

Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng”

(Kỳ Sơn)

 

“Tháng ba dừng quân dưới chân đèo

Ngồi trên đường sắt

Không có tàu xuôi tàu ngược

Làm sao anh gởi nhớ nhung này được về em?”

(Dừng quân dưới chân đèo)

 

Có những lúc cùng quân về hậu cứ, những thị trấn buồn hiu, Qui Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan. Cũng có lúc ông về đồng bằng. Có những đêm cùng trung đội vượt sông, qua đập.

 

“Qua đập hoàng hôn, con nước lớn

G̣ Bồi xa hút, buồn níu chân

Trời cũng sắp đi vào giấc ngủ

Lội sông, lội sông về Tân Dân”

(Qua đập hoàng hôn)

 

“Nước lên trời thổ mật vàng

Nửa lan mây núi nửa tràn băi sông

Nước lên kéo mặt trời gần

Khanh vàng lai láng một gịng vàng khanh”

(Nước lên)

 

“Trời thổ mật vàng”, “Khanh vàng lai láng” là những h́nh ảnh tuyệt đẹp, tuyệt thơ.

 

Phải nói rằng thiên nhiên trong thi ca thời chiến của Trần Hoài Thư không gói gọn trong màn đêm, trên những đỉnh đồi. Thiên nhiên trong thơ ông giàu có và sống động. Bởi v́ người lính đi và đi, không hề ngưng nghỉ. Trên mỗi bước chân đi, trên những bánh xe lăn, trên những lần tiến tới hay chạy thục mạng thối lui ngược lưng đèo, mỗi cảnh tượng mỗi khác, mỗi thời khắc thiên nhiên biến đổi không ngừng. Có thể nói không ngoa rằng: Thơ thời chiến của Trần Hoài Thư như một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc. Không chỉ màu sắc của thiên nhiên, mà c̣n màu sắc của ḷng người trai thời chinh chiến: vui, buồn, giận dữ, phẫn nộ, tiếc thương, v.v.

 

Đọc thơ Trần Hoài Thư trong thời chiến, tôi phát hiện ra một điều: ông dường như bị ám ảnh bởi tiếng gà gáy. Có lúc tiếng gà ở buổi sớm, có lúc buồn tê tái ở buổi chiều, có lúc như hoang dại ở buổi trưa nắng quái. Tiếng gà ở An Lăo, tiếng gà ở B́nh Khê, tiếng gà ở Bà Gi, tiếng gà ở đồi Tháp Bạc, v.v. Có lúc, nghe tiếng gà báo thức lúc trời bắt đầu sáng là thấy ḿnh và của đồng đội cùng tồn tại sau một đêm dài căng mắt.  Cũng có khi tiếng gà lạc loài giữa trưa mang tận cùng hoang mang và tủi hận…

 

“Khi tiếng gà đầu tiên vừa gáy trong thôn

Tôi biết ḿnh là một người may mắn

Tôi có quyền đốt lên điếu thuốc

Xếp lại chiếc mền bỏ vào lại ba-lô

 

Cả đêm qua trời trú xuống trận mưa

Tôi che súng bằng poncho sợ ướt

Mưa ào ạt lính ngủ ngồi ngủ đứng

Giữa mả mồ, người sống chết đêm qua”

(Bản tấu khúc ân sủng)

 

Hoặc

“Xin tạ từ những mồ hôi và nước mắt

Những đêm ngày nơi chiến địa tha ma

Những xóm làng đă cháy thành tro than

Những băi chiến trường chất chồng xác chết

Xin tạ từ chú gà con sống sót

Giữa trưa hè cất tiếng gáy lẻ loi”

(Tạ Từ)

 

Giữa những đổ nát hoang tàn của chiến tranh ấy, có tiếng gà là c̣n thấy sự sống chung quanh. Nghe được tiếng là là biết ḿnh c̣n hít thở giữa trời khét mùi khói súng.

 

***

 

Trong “Thơ Tuyển Toàn Tập”, không thấy có những bài về chiến tranh mà tôi đă đọc từ mấy mươi năm trước, và rất thích. Đó là những bài thơ dù không gây sững sờ toàn bài nhưng chứa những khổ thơ ám ảnh người đọc. Có thể ông không chọn chúng v́ một lư do nào đó rất riêng tư. Ngược lại, cái ông chọn trong tuyển tập này không hẳn là bài nào tôi cũng thích, từ góc độ một người đọc không cùng thế hệ với ông. Có thể là do độ lệch về thời gian tuổi tác bởi tôi không cùng thế hệ với ông. Cũng có thể tôi không có cùng kinh nghiệm chiến tranh như ông, người đứng nơi đầu ải điêu linh, chạy đua từng tích tắc với thần chết. Một số bài trong tập này, ông để cảm xúc của ḿnh tuôn trào, không cần nén lại, không cần kềm hăm, nên lượng chữ có khi dài hơn sự cần thiết, làm cho những bài thơ ấy đă loăng đi ít nhiều.

 

Trong 20 năm chiến tranh, miền Nam có biết bao người lính chí t́nh với quê hương với chiến hữu, và giai đoạn ấy cũng sản sinh hàng trăm cây viết xuất thân từ lính. Tuy nhiên, vừa là người lính chí t́nh, vừa là người viết văn đích thực và sống chết với những con chữ của ḿnh, con số ấy chỉ trên đầu ngón tay. Trong số hiếm hoi ấy, tôi từng chọn cho riêng ḿnh ba “người-lính-viết-văn”, trong đó Trần Hoài Thư là một.

 

Chữ nghĩa của Trần Hoài Thư là chữ nghĩa đích thực của một người lính tiền đồn, đôn hậu và chân t́nh, không màu mè ưởn ẹo, không trá h́nh bằng những con chữ “đẹp” đầy son phấn để lấy ḷng ai.  Thơ trong thời chiến của Trần Hoài Thư cũng chính là máu thịt của ông, của “con cái” và bạn bè ông.  Chính v́ cái rất riêng ấy, khó có thể so sánh thơ ông với bất kỳ ai, hoặc soi rọi dưới bất kỳ lư thuyết nào. Bởi lư thuyết th́ nằm trên sách vở, được bàn luận ở giảng đường hoặc có khi ở nơi bàn nhậu, trong khi đó máu thịt cùng thương tích của ông là sự thật; xác thân của chiến hữu nằm ở chiến trường cũng là sự thật, những sự thật đắng chát cơi ḷng.

 

Nói cho cùng, thơ thời chiến của Trần Hoài Thư bàng bạc những địa danh, mà mỗi địa danh đều rờn rợn những oan hồn.

 

 

Đoàn Nhă-Văn

San Diego 01/2023

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính