*Nhạc NOEL - Việt Nam in dấu bao k niệm*

 

 

 

 

‘Hang BêLem’ -1  

(Hải Linh & Minh Châu) 

 

 

 

 

 

“Hang Bêlem” là một ca khúc Giáng sinh tiếng Việt quen thuộc, ngợi khen Chúa Giê-su sinh ra tại Bê-lem. Đây cũng là bài hát chúng ta thường được nghe trong mùa Giáng Sinh hằng năm.

 

Ca khúc này do nhạc sĩ Công giáo Phanxicô Hải Linh (tên thật là Trần Văn Trị) sáng tác. Đây là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc rất được phổ biến trong các thánh lễ Giáng sinh ở Việt Nam.

 

Mùa Giáng Sinh năm 1945, khi đi qua ṭa soạn báo “Đường Sống” ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề Giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại. Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc “Hang Bêlem” tới ṭa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong ṭa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ư cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh – Minh Châu.

 

Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không t́m đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đă mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Đêm vọng Lễ Giáng Sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà thờ chính ṭa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.

 

Bài hát này đă dần trờ thành ” bất hủ ” trong ḷng những người Công giáo. Như lời nhận xét của linh mục Kim Long, phó chủ tịch Uỷ ban thánh nhạc Hội đồng Giám mục Việt Nam:

 

“Có thể nói đêm Giáng sinh mà không hát “Hang Bê Lem” của Hải Linh th́ thấy thiếu một cái ǵ đó, v́ nó có âm hưởng riêng và nó diễn tả được tâm t́nh của con người phải có khi đón chờ Chúa, gặp gỡ Chúa trong đêm hồng phúc”

 

 

Đôi Nét Về Tác Giả Hải Linh*

 

Nhạc sĩ Hải Linh tên thật là Trần Văn Linh, ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, trong một gia đ́nh Công giáo ở Ninh B́nh. Ông có tên thánh là Phanxicô. Trong cuộc đời ḿnh, ngoài 2 bút danh thường dùng là Hải Linh, Minh Đệ, ông c̣n dùng nhiều tên khác như Phanxico Assisi Trần Văn Đệ, Trần Văn Trị.

 

Thuở nhỏ, ông theo học ở trường Thử ở Trung Linh (Nam Định). Năm 16 tuổi, ông vào học ở Tiểu chủng viện Ninh Cường. Đến năm 18 tuổi, ông học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Thời gian này, ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời..

 

 

Ngày 1 tháng 5 năm 1951, ông theo học nhạc tại Viện Giáo nhạc thuộc Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), đồng thời học sáng tác tại Nhạc viện César Frenck do giáo sư Guy de Lioncourt làm giám đốc. Ông tốt nghiệp hạng ưu năm 1956 tại đây với luận án “La Couleur Vietnamienne dans le chant Grégorien” Năm 1956, ông trở về Việt Nam, dạy hợp ca tại Viện Quốc gia âm nhạc. Ông cũng thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài băo của ḿnh là tŕnh tấu sống động các tác phẩm được soạn ra bằng một lối viết thoáng mỏng theo tinh thần Á Đông.

 

Năm 1961, ông nhận được học bổng sang nghiên cứu âm nhạc, giáo dục tại Đại học Ohio (Hoa Kỳ). Từ năm 1970 đến năm 1975, ông dạy nhạc tại Đại học Đà Lạt và tham gia Ủy ban Thánh Nhạc toàn quốc. Từ năm 1973 đến đầu năm 1975, ông làm Phân khoa trưởng của Phân khoa Âm nhạc Viện Đại học Đà Lạt.

 

Sau năm 1975, ông không tham gia các hoạt động âm nhạc công khai dù vẫn sáng tác và dạy nhạc trong cộng đồng Công giáo tại Việt Nam. Ông đă hướng dẫn 2 lớp ca trưởng tại nhà thờ Huyện Sỹ, đường Bùi Chu, quận 1, cho đến khi đi xuất cảnh sang Hoa Kỳ.

 

Ngày 8 tháng 5 năm 1986, ông xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đ́nh. Tại Mỹ, ông trở lại hoạt động âm nhạc trong cộng đồng người Việt tại Mỹ với việc mở các lớp Ca trưởng ở nhiều Tiểu bang khác nhau (New Orleans (LA), California, Portland (Oregon), Missouri, Texas…); đồng thời, tập luyện cho nhiều ca đoàn ở nhiều nơi khác nhau để hát trong nhiều dịp lễ.

 

 

* Cao Cung Lên - 2

(Hoài Đức – Nguyễn Khắc Xuyên)

 

Hôm nay là 25/12, khắp nơi hân hoan chào đón một mùa Giáng Sinh lại về. Ḥa trong niềm vui đó, [dongnhacxua.com]  giới thiệu bản “Cao cung lên” của nhạc sỹ Hoài Đức, tức linh mục Giuse Lê Khắc Triệu. Đây có thể nói là một trong những bản nhạc về Giáng Sinh nói riêng và Thánh Ca nói chung đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

 

 

 

 Cao Cung Lên & Nhạc sĩ Lm. Hoài Đức

 

 

Nhạc sỹ Hoài Đức, tức linh mục Giuse Le Đức Triệu. Ảnh: wikipedia.com

Bản thánh ca nổi tiếng của Việt Nam: “Cao cung lên” được sáng tác bởi Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức từ năm 1945.

 

Thực ra bản nhạc này là sáng tác của hai người. Lm Hoài Đức soạn nhạc và lời phần I, c̣n lời của những phiên khúc sau là của Lm.Nguyễn Khắc Xuyên.

 

Lm. Hoài Đức tên thật là Lê Đức Triệu (1923 – 2007) quê quán Nam Định.

 

Linh mục Hoài Đức (cha Triệu) có thời gian dài từng sống ở BanMêThuột (từ 1969- 1975), làm quản lư tài sản Nhà Chung Ban Mê Thuột, thuở Đức Cha Nguyễn Huy Mai đang cai quản Giáo phận.

 

Theo lời cha Triệu, thời điểm 1940 chưa có thánh ca bằng tiếng Việt. Những bài hát trong phụng vụ đều bằng tiếng…Latinh. Thánh lễ, chầu Thánh thể phải hát hay đọc bằng tiếng Latinh. Những bài hát đều lấy từ cuốn “Paroissien Romain” hay ” Cantus Pro Festis Solemnioribus” hoặc “Cantus Officiorum in Cantus Greoriano”.

 

Đôi khi được hát nếu không bằng tiếng Latinh th́ bằng tiếng Pháp, chủ yếu lấy từ cuốn “Cantiques de la Jeunesse”.

 

Sau 1940 mới xuất hiện những ca khúc Việt Nam hoàn toàn.

 

Như vậy bài hát “Cao cung lên” được coi như mở đầu cho ḍng nhạc thánh ca Việt Nam. Một bản nhạc xưa mà c̣n măi ngân vang mỗi độ Giáng sinh về, và mỗi độ nghe lại ca khúc này, ḷng ta tựa hồ rộn ră tiếng chuông ngân…

 

 

* Con qùy lạy Chúa trên trời-3

(Thơ Nhất Tuấn- Nhạc Phạm Duy)

 

 

Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con yêu
Đời con đau khổ đă nhiều
Từ khi thơ dại đủ điều đắng cay
Số nghèo hai chục năm nay
Xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo
Chúa ơi… Chúa ơi…

. . . . . .

Mối t́nh đầu trót bọt bèo
V́ người ta đă chạy theo bạc tiền
Âm thầm ôm mối t́nh điên
Cầm bằng Chúa định nhân duyên bẽ bàng
Chúa ơi… Chúa ơi…
Con quỳ lạy Chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con thương

. . . . . .

Bây giờ con đă gặp nàng
Không giầu không đẹp, không màng lợi danh
Chúng con hai mái đầu xanh
Chắp tay khấn nguyện trung thành với nhau
Chúa ơi…
Thề rằng sóng gió biển dâu
Đă yêu trước cũng như sau giữ lời

. . . . . . .

Người ta lại bỏ con rồi, Chúa ơi…
Người ta lại bỏ con rồi, Chúa ơi…
Con quỳ lạy Chúa trên trời
Chúa trên trời thương con…

 

  

*Lá Thư Trần Thế- 4

(Hoài Linh)

 

 LỜI NHẠC 

 

Lạy Chúa con là lính trận ngoài biên
V́ xa thành phố xa quá nên quên.
Đêm nay ngôi hai trời xuống
Ánh sao lung linh muôn màu,
con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu

 

Lạy Chúa con là thiếu phụ miền quê
Chồng con v́ nước nên đă ra đi
Hai ba năm chưa thỏa chí
Hết Thu qua Xuân sang Hè
Con đợi tàn Đông mới tin về.

Đạn xé không trung đêm đừng đêm vẫn nghe
Từng lớp trai đi cho ngày mai vẫn đi
Đêm nay Người xuống đời
Xin đem nguồn vui tới
Những đôi môi cằn cỗi lâu không cười.

Lạy Chúa con c̣n lứa tuổi học sinh
V́ cha là lính con thiết tha xin
An vui cho người đầu tuyến
Trẻ thơ yên tâm sách đèn
Để mẹ hiền con hết ưu phiền.

 

 

 

   

* Nửa đêm Mừng Chúa ra đời- 5

        (Phaolô Đào Quang Đạt)

 

Nửa đêm mừng Chúa ra Đời


Nửa đêm, mừng Chúa ra đời.
Bức khăn sạch vấn để nơi hang lừa.
Nửa đêm, mừng Chúa ra đời.
Cỏ rơm trải lót bơ thờ.

Cỏ rơm trải lót bơ thờ.
Mượn ấm ḅ lừa quỳ thở dâng hơi,.
quỳ thở dâng hơi
Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.

Kiểng tinh soi sáng thâu đêm.
Chói lói giữa trời nhỏ xuống Bê Lem.
Thiên thần chín đẳng chầu quanh
Thiên thần chín đẳng chầu quanh

Tấu nhạc rập ràng đàn hát, đàn hát xướng ca.

Vậy có ca rằng, rằng ca Thiên Chúa

Ớ loài người, ấy phúc lành b́nh an cho người

V́ cửa Thiên Đàng rộng mở

 

Tang t́nh t́nh tang Thiên Đàng rộng mở

Tang t́nh t́nh tang Thiên Đàng rộng mở

Chúa Cả ra ơn, ơn cả chữa đời

Rằng: Ớ chúng nhân tới xem điềm lạ

 

Ḱa trong hang đá nọ, trước lều tranh

Rằng tính t́nh tinh Thánh Tiểu Hài Sinh

Thật Ngôi Linh tính tang t́nh,

Là t́nh Thiên Chúa,

 

Nằm trong máng cỏ, bó bức khăn đơn

Rằng: Báo chúng nhân tơi xem th́ biết

Tiêu thiều nhạc thiết,

Tiêu thiều tấu cách vô biên

 

Rằng: Tính t́nh tinh Thánh Tiểu Hài Sinh

Thật Ngôi Linh tính tang t́nh là t́nh Thiên Chúa.

Thiên thần vô số, nhạc thổi tung hô!

Thiên thần vô số, nhạc thổi tung hô!

 

Bài thánh ca này hiện nay chỉ đề mỗi tác giả là Phaolô Đạt, nhưng chúng tôi đang có trong tay một bản đề tên 2 người đồng tác giả. Đó là thêm Lm G. Long ghi trước Phao Lô Đạt. Như vậy có lẽ cha giáo sư Gabriel Long đă cộng tác với thầy Phaolô Đạt trong sáng tác này.

 

Đến nay, nhiều người vẫn c̣n thắc mắc không rơ bản nguyên tác như thế nào. Sau nhiều năm tháng, bản thánh ca NĐMCRĐ đă tam sao thất bổn, như nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ khi so sánh 4 ấn bản có trong tay, đă phát hiện ra đến 39 điểm dị biệt.!

 

Trước đây, trong một bài báo của Lm Vũ Đ́nh Trác, tựa đề “Ca Nhạc Công Giáo” đăng trên Vietcatholic, đă viết: ..Các Lm Paulô Quy, Paulô Đạt (…) sáng tác những bài thánh ca mới theo điệu b́nh ca và ngũ cung Việt Nam (…) Lần đầu, hai Lm trên sáng tác những bài hát mới rất khởi sắc, như các bài:”Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời”, “Kinh Nguyện Chúa Thánh Thần” (…) Các bài hát mới này vừa hay lạ, vừa sốt sắng, lại có giọng điệu dân tộc, hợp với tinh thần người Việt. v́ thế, được các nhà thờ miền Trung và miền Nam đón nhận nhiệt t́nh…

(Lm Vũ Đ́nh Trác, Vietcatholic, ngày 16/7/1997)

 

* Mùa đông năm ấy-6  

        (Hoài Đức)

 

 

“Mùa Đông năm ấy sao sáng soi cuối trời.

Mùa Đông năm ấy Con Chúa sinh xuống đời.

Nhịp ca véo von bao thiên thần vang hát.

Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai…..”.

 

Giáng sinh – mùa yêu thương lan tràn cho nhân thế, đem b́nh an và hơi ấm để trao ban cho nhân loại. Và mùa đó đến với nhân loại như một  Hồng ân cao quư, cũng như một món quà để tôn vinh Ngôi Hai giáng trần. 

 

“…..Con hợp với thiên thần ḥa vang câu hát.

Con hợp với thiên thần ḥa vang câu hát.

Mừng sinh nhật Chúa vinh quang.

Mừng sinh nhật Đấng Yêu Thương.

Sinh nhật từ ái sáng như côɴԍ b́nh….”

 

Tiếp theo, mọi thần dân hợp với các thiên thần hát vang bài thánh ca, vẫn là lời chúc mừng sinh nhật Chúa vinh quang – “Đấng yêu thương”. 

 

Bấm vào h́nh trên để nghe ca khúc do Phương Hồng Hạnh tŕnh bày

 

“……Mùa Đông năm ấy vui tiếng ca nhịp nhàng.

Mùa Đông năm ấy theo ánh sao huy hoàng.

T́m hang Belem những mục đồng mau bước.

Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai…..”

 

Mỗi mùa đông , mùa giáng sinh đi qua để lại nơi trái tim con người những dư âm lắng đọng, Những bài thánh ca vạng dội, những tiếng chuông ngân vang bên ngôi giáo đường quen thuộc hay h́nh ảnh những mục đồng bên hang Belem “ tôn thờ Ngôi hai giáng sinh trần ai”.

 

“…..Con hợp với mục đồng cùng thờ lạy Chúa.

Con hợp với mục đồng cùng thờ lạy Chúa.

Mừng sinh nhật Đấng Cứu Tinh.

Mừng sinh nhật Đấng Uy Linh.

Sinh nhật ngày Chúa xuống ơn thái b́nh……”

 

Ngày Chúa Giê-su giáng sinh là ngày đem lại niềm vui lớn cho muôn dân, Mừng giáng sinh là chúng ta mừng sinh nhật của chúa Giê-su.

 

“…….Mùa Đông năm ấy sao sáng soi vọng về.

Mùa Đông năm ấy theo ánh sao huy hoàng.

Nh́n về Bêlem Ba Vua t́m hang đá.

Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai.

Con hợp với Ba Vua quỳ dâng lên Chúa.

Con hợp với Ba Vua cùng thờ lạy Chúa.

Mừng sinh nhật Chúa Ngôi Hai.

Mừng sinh nhật Đấng Thiên Sai.

Dâng Ngài vàng Vương với mật ong rừng……”

 

Ngày mùa đông sao sáng chiếu rọi khắp nơi,mỗi khi kỉ niệm ngày sinh nhật của Chúa, chúng ta lại nhắc đến h́nh ảnh và những câu chuyện lạ lùng liên quan đến sự ra đời của chúa, ở đoạn này là h́nh ảnh Ba Vua.

 

“……..Mùa Đông năm ấy quên lắng lo ưu phiền.

Mẹ Maria âu yếm cung kính nh́n.

Nh́n con mới sinh dâng tấm ḷng kính mến.

Tôn thờ Ngôi Hai giáng sinh trần ai.

Con hợp với Maria quỳ đây ngắm Chúa.

Con hợp với Giuse quỳ đây ngắm Chúa.

Mừng sinh nhật Chúa hiển linh.

Mừng sinh nhật Đấng quang vinh.

Sinh nhật một lễ đáng ghi muôn đời……”

 

Và ở đoạn này là h́nh ảnh Maria, cùng “Mừng sinh nhật Chúa hiển linh”, Mừng sinh nhật Đấng quang vinh”, ‘Sinh nhật một lễ đáng ghi muôn đời”.

 

“… Mùa Đông năm ấy Con Chúa xa cơi trời

Mùa Đông năm ấy Con Chúa sinh xuống đời.

Ngày xưa có qua những sinh nhật Con Chúa.

Tâm  нồn con ghi dám đâu hoài nghi.

Con quỳ gối ôn lại ngày qua đáng nhớ.

Con quỳ gối cảm tạ t́nh yêu quư giá.

Mừng sinh nhật Chúa chí nhân.

Mừng sinh nhật Chúa muôn ân.

Sinh nhật cùng với tháng năm vững bền.”

 

Ngày sinh nhật Chúa là ngày trọng đại và đáng nhớ, bất kỳ ai là người theo đạo đều phải ghi nhớ ngày này để chuẩn bị chào đón Chúa và ước nguyện cho bản thân và gia đ́nh. Luôn phải có tinh thần mừng lễ đích thực một cách thiện chí và rồi sẽ được hưởng “ơn phúc lộc” an b́nh trong tâm  нồn và trong gia đ́nh mỗi người, như lời các Thiên thần hát mừng trong đêm chúa Giáng sinh. 

 

 

* “Hai Mùa Noel” - 7  

     (Đài Phương Trang)

 

 

* Bài Thánh Ca Buồn - 8

        (Nguyên Vũ)

 

 

*Giáo đường im bóng - 9                                                                  

(Nguyễn Thiện Tơ)

 

 

“GIÁO ĐƯỜNG IM BÓNG” cнíɴн là ca khúc viết về mối t́nh đầu tiên và cuối cùng của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ, cùng với người vợ kết tóc se ᴅuyên cùng ông – Mỹ nhân Hà Tiên. Ca khúc được viết vào năm 1938, lần đầu tiên chàng nhạc sĩ rung động với một cô gái xιɴh đẹp trong buổi biểu diễn ghita ở Nam Định. Lần đầu tiên trong đời biết rung động, nhưng lại bị cắт quăng giữa chừng khi biết tin nàng là người theo đạo. Phải làm sao để vẽ tiếp câu chuyện t́nh của cô nàng Thiên Chúa giáo cùng anh chàng ngoại đạo? Phải làm sao để lấy được sự chấp thuận của gia đ́nh nhà nàng? Một bài toán khó đă mở ra trong con đường t́nh ᴅuyên của tác giả. Nguyễn Thiện Tơ đă hoàn thành phần nhạc trước tiên, c̣n phần lời bài hát được hoàn thiện bởi thi sĩ Phi Tâm Yến – người bạn thân thiết của ông. Sự đồng điệu của hai người tri kỷ đă mang đến cho người nghe một t́nh khúc Giáng sinh vô cùng иổi bật và gây thương nhớ cho hàng triệu con tim của khán giả.

“Nhớ tới  đêm đầy ánh sáng

Hương trong gió tràn mênh mang

Giây phút như ngừng thôi rơi

Tiếng kinh muôn lời

Dáng xιɴh xιɴh bao tiên kiều

quỳ ngân Thánh kinh ban chiều

Trong giáo đường đêm Noel ấy

ngàn đời tôi mến yêu…..”

 

Chỉ một ánh mắt cơn say theo cả đời – Chính là nói về t́nh cảnh của nhạc sĩ bây giờ. Thời điểm nơi giáo đường chiều hôm ấy, h́nh bóng nàng quỳ bên hang đá ngân vang Thánh kinh, từng  нồi âm thanh vang, từng hương thơm thoang thoảng theo làn gió. Ông đă ước rằng phải chi lúc đó thời gian ngừng trôi để ông giữ măi trong ḿnh h́nh ảnh tuyệt đẹp ấy, tim như ngừng đập tạm thời bởi khoảnh khắc rung động. Trong giáo đường của mùa Noel năm ấy, ông đă đánh mất  нồn ḿnh vào người con gái tên Hà Tiên, đời này chẳng thể nào buông xuống được – “Trong giáo đường đêm Noel ấy, ngàn đời tôi mến yêu…”.

 

Đêm ấy, với Nguyễn Thiện Tơ là một đêm vô cùng sáng, không chỉ v́ ánh sáng sao trời mà c̣n v́ nàng – ánh sáng của cuộc đời ông. Nàng đă mở ra cho cuộc sống này một cánh cửa rộng, tô thêm bức тʀᴀɴн ấy nhiều màu sắc tươi sáng hơn.

 

“…..Tiếng A men đều âm u

Ḥa theo gió vàng đêm thu

làm xao xuyến tâm  нồn quá

Thời khắc mơ

 

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân

Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm

Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng

Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ…..”

 

Làm thế nào đây khi nhận được tin nàng là người theo đạo, sao chấp nhận được một người ngoại đạo như chàng? Tiếng a men cùng với từng  нồi chuông nhà thơ như đánh nát trái tim chàng, cứ vang vọng trong tâm trí, như giông băo thổi mạnh vào đêm thu.

 

Những giọt mưa thu kéo đến như khóc thương cho t́nh cảm của chàng, t́nh cảm c̣n chưa được nở rộ th́ đă bị cắт đứt khỏi cành. Ngồi im lặng nơi giáo đường không c̣n bóng người, chàng chỉ biết mong ngóng nàng quay lại để được một lần nữa nh́n thấy ánh mắt mơ huyền, được đắm ch́m vào đôi mắt ấy thêm một lần nữa. Dù có đαυ thương, dù có không thu được kết quả người người hài ḷng, chàng vẫn chấp nhận.

 

“….Tới chốn xưa nàng vắng bóng,

Tôi mơ mắt huyền nhung trông.

Bao phút vui thần tiên qua,

Thấy đâu bây giờ.

Lá êm rơi trên gương  нồ,

H́nh như mối ᴅuyên xa mờ.

Nay đến làm tôi xao xuyến,

Hồi đời tươi sáng êm…..”

 

Hoài niệm về h́nh ảnh đă từng của nàng nơi sân khấu xưa đôi ta cùng biểu diễn, những ánh mắt, những nụ cười vẫn cứ quẩn quanh trong tâm trí chàng nhạc sĩ trẻ. Bao vui tươi lúc ấy, tưởng chừng như hạnh phúc đang hé môi cười, tưởng bản thân lạc vào chốn tiên cảnh cùng nàng tiên nữ xιɴh đẹp, nhưng giờ đă tan biến rồi c̣n đâu.

 

 

* Lạy Chúa con là người ngoại đạo- 10

      (Nhật Trường-Trần Thiên Thanh)

 

Lời bài hát

 

Lạy Chúa tôi, con người không đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Những buồn đen hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ngự nơi nào?

Lạy Chúa tôi, con người không đạo
Nhưng yêu nhớ lắm nhạc chuông khuya
Đêm đêm con chắp tay nguyện cầu
Cầu cho người yêu c̣n xa măi xa
Mà suốt đêm dài ánh sáng chưa qua

Những cuộc t́nh mong manh
Như chiều vàng biển xanh
Nhưng dấu chân t́nh nhân
Kéo theo mơ ước đầu

Đứa nhỏ ngồi ôm em
Bên thềm nghe đạn nổ
Một người phơi tóc bạc
Đếm thầm 20 năm

Chúa ơi, Chúa ơi, con người không đạo
Nhưng tin Chúa giúp đời thương đau
Con tin trong một lần đă lâu
Những hờn ghen thu ngắn
Để áng xuân hồng âu yếm bay sang

Những cuộc t́nh mong manh
Như chiều vàng biển xanh
Nhưng dấu chân t́nh nhân
Kéo theo mơ ước đầu

Đứa nhỏ ngồi ôm em
Bên thềm nghe đạn nổ
Một người phơi tóc bạc
Đếm thầm 20 năm

Chúa ơi, Chúa ơi, con người không đạo
Nhưng tin Chúa giúp đời thương đau
Con tin trong một lần đă lâu
Những hờn ghen thu ngắn
Để áng xuân hồng âu yếm bay sang

Con tin trong một lần đă lâu
Những hờn ghen thu ngắn
Để áng xuân hồng âu yếm bay sang

 

 *Bóng Nhỏ Giáo Đường - 11

(Phượng Linh – Nguyễn Văn Đông)

Trong ḍng tân nhạc Việt Nam, nhạc phẩm “Bóng Nhỏ Giáo Đường” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông được kư dưới bút danh Phượng Linh là một trong những bản bất hủ về mùa Noel nói riêng và về t́nh yêu Thiên Chúa nói chung. Hôm nay nhân dịp Giáng Sinh về, [dongnhacxua.com] xin gởi đến bạn yêu nhạc tác phẩm này. 

 

 

*Dư âm mùa Giáng Sinh-12

             (Ngân Giang)

 

Dư âm mùa Giáng Sinh là nỗi nhớ thương da diết về một "tà áo Noel thướt tha trong chiều nao", niềm khát khao quê hương được b́nh yên, thống nhất cùng niềm tin tưởng vào Chúa Ngôi Hai giáng thế đă tạo sự đồng cảm cho biết bao thế hệ người Việt Nam.

 

Sự kết hợp giữa đạo và đời, giữa nỗi niềm của con người đương thế và ḷng tin vững vàng vào Chúa Giáng Sinh đă khiến cho ca khúc của nhạc sĩ Ngân Giang luôn bất hủ với thời gian.

 

 

 

Đinh văn Tiến Hùng - Sưu tầm & Tổng hợp   

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính