Mỹ bức tử VNCH theo yêu cầu của Tàu cộng để Mỹ-Tàu hợp tác chống Liên Xô (1972)

 

Đào Văn

 

 

 

* TT Nixon: Cuộc chiến phải được giải quyết ổn thỏa trước khi tôi đến TQ (1972) * TT Chu Ân Lai: Việc rút quân có thể được giải quyết chậm nhất vào năm sau? (1971)


* CT Khrushchev: Declaration in his “wars of national liberation” for South Vietnam. * Kennedy Administration began its efforts to counter the insurgency in South Vietnam. * Neil Sheihan: “Kennedy had instructed the Army to use Vietnam as a laboratory to develop techniques of counterinsurgency” để chống Liên Xô. Nhắc lại chuyện xưa, vào năm 1971 TS Kissinger đến Trung quốc, và một năm sau 1972, TT Nixon cũng đến nơi đây để gặp gỡ với các nhà lănh đạo Trung Cộng tại Bắc Kinh. Phần tŕnh bày sau là trích đoạn các văn bản ghi lại cuộc đối thoại của hai nhà lănh đạo Mỹ-Trung liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam, được giải mật và được công bố trên trang The Foreign Relations of the United States (FRUS) và trên Văn khố của Bộ Ngoại Giao (US Depart. Of States Archive). Nhưng trước hết bàn sơ qua về ” học thuyết Nixon”.


– Học Thuyết Nixon –Năm 1969 Chính phủ Mỹ đề ra chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh, thực chất là kế hoạch rút quân đội Mỹ ra khỏi vùng này. Một năm sau, năm 1970, điều này được ghi lại trong tiểu mục gọi là “Học thuyết Nixon và phản ứng của người Á Châu -The Nixon Doctrine and the Asian reaction”. Trong đó viết: “Tổng thống đă tuyên bố vào năm 1970 rằng “Chắc chắn v́ lợi ích của chúng tôi, cũng như lợi ích của ḥa b́nh và ổn định ở châu Á và thế giới, chúng tôi thực hiện những bước tiến nhằm cải thiện quan hệ với Bắc Kinh – take what steps we can toward improved practical relations with Peking.[1] ** Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Trung


Vào ngày 28 tháng 4 (1971), Tổng thống Nixon nói với TS Kissinger: “Những ǵ chúng tôi đang toan tính về cơ bản là hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc, đó là kế hoạch của tôi. Đó là ván cờ lớn. Bây giờ, đó mới chỉ là một nửa, phần c̣n lại của tấn tuồng này là thực hiện một số điều về cuộc chiến này. ” Kissinger trả lời: “Với điều đó, tôi nghĩ, những người ở vào thời kỳ 1954 họ cần ḥa b́nh, và sau đó họ đă giải quyết vấn đề Việt Nam. Họ cần ḥa b́nh ngay, điều đó có tác dụng đối với Hà Nội – 54 they needed peace, and they settled Vietnam then. They need peace now, it’s got to have effect on Hanoi. Đó là một lợi thế của người làm sứ giả.” Nixon nói thêm: “Chà, để tôi nói tiếp, cuộc chiến phải được giải quyết ổn thỏa trước khi tôi đến Trung Quốc- before I get there, the war has to be pretty well settled... Tôi chỉ đơn giản nóirằng, chúng ta chưa thể đến Trung Hoa cho đến khi chúng ta có một số kế sách. I’d just simply say, we can’t come there until we have some idea.” [2]


 * Cuộc họp giữa TS Kissinger và TT Chu Ân Lai (Ngày 07.09.1971) […] -Thủ tướng Chu: Kể từ khi Tổng thống Nixon nhậm chức, ông ấy đă bày tỏ sẵn sàng giải quyết các trở ngại cơ bản với chúng tôi. Ngay từ đầu, ông ta đă tỏ thái độ sẵn sàng đến Bắc Kinh gặp chúng tôi. Như ông đă biết, do biến cố ở Cambodian năm ngoái và năm nay có trận chiến Đường 9 (Hạ Lào 719), điều này ảnh hưởng đến quan hệ giũa chúng ta. – Tiến sĩ Kissinger: Chúng tôi đồng ư. Đó là lư do tại sao tôi muốn có cơ hội để bày tỏ quan điểm của chúng tôi về ḥa b́nh ở Đông Dương, để những mâu thuẫn này có thể được giải quyết, về vấn đề Đông Dương và về mối quan hệ của chúng ta. – Thủ tướng Chu: Liệu vấn đề rút quân khỏi Đông Dương có thể được giải quyết chậm nhất vào năm sau hay không? Ông vừa đến Sài G̣n- Can’t the matter of a military withdrawal from In-dochina be settled at the most by next year? You just came from Saigon... […]


– Tiến sĩ Kissinger: Tôi có thể đảm bảo với Ngài rằng chúng tôi muốn kết thúc chiến tranh ở Việt Nam thông qua các cuộc đàm phán, và chúng tôi đă chuẩn bị ấn định ngày rút toàn bộ lực lượng của chúng tôi ra khỏi Việt Nam và Đông Dương như Ngài đă đề nghị trước đây-withdrawalof all our forces from Vietnam and Indochina as you suggested before.” […] -Tiến sĩ Kissinger: Tôi thay mặt Tổng thống Nixon đề nghị, chúng tôi sẽ ấn định ngày rút khỏi Việt Nam.

-Thủ Tướng Chu: Ngày rút quân hoàn toàn? (A date for complete withdrawal?) Tiến sĩ Kissinger: Đúng.[3]


* Cuộc họp giữa TT Nixon và TT Chu Ân Lai (Ngày 22.02.1972) – Chu Ân Lai – V́ Mỹ đă quyết định rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Việt Nam và toàn cơi Đông Dương, và Mỹ muốn thấy khu vực này trung lập, nghĩa là không liên kết, không có lực lượng cụ thể nào chiếm đóng vùng này. Nếu đó là chính sách của Tổng thống và của Chính phủ qúi quốc, tôi nghĩ sẽ tốt hơn thời nên có hành động cụ thể. Nếu không, qúi quốc sẽ chỉ tạo điều kiện cho Liên Xô tăng cường ảnh hưởng của họ ở vùng này. Về phần chúng tôi, sẽ không sợ điều đó xảy ra, v́ cho dù giúp đỡ Việt Nam, Lào, Campuchia, chúng tôi chưa bao giờ đ̣i hỏi đặc quyền nào, cũng như chưa bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của họ.


– Tổng thống Nixon: Thưa Thủ tướng, vấn đề Việt Nam sẽ không thể chia rẽ chúng ta nữa. Thủ tướng đă gợi ư rằng nếu chúng tôi có thể tiến nhanh hơn th́ đó là một việc làm khôn ngoan, và như Ngài đă nói, đó là điều can đảm. Tôi rất tôn trọng quan điểm của Thủ tướng về chủ đề này, một vấn đề mà phía có lợi duy nhất là Liên Xô nếu Mỹ c̣n tiếp tục chiến tranh. Liên Xô muốn Hoa Kỳ bị trói tay ở vùng này. Tất nhiên, họ muốn ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn ở Bắc Việt Nam. Từ tất cả những thông tin t́nh báo mà chúng tôi có được, Liên Xô, thậm chí đang kích động phía Bắc Việt tiếp tục chiến đấu và không đàm phán.[4] * Cuộc họp giữa TT Nixon và TT Chu Ân Lai (24.02.1972)


– Tổng thống Nixon: Tôi muốn Thủ tướng biết rằng chúng tôi phải làm những ǵ cần thiết để bảo vệ lợi ích của ḿnh, bảo vệ lực lượng của chúng tôi và nhận lại tù binh của chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng chính phủ của Thủ tướng có thể có phản ứng với những ǵ chúng tôi làm. Để hoàn thành mục tiêu của ḿnh, chúng tôi sẽ không làm bất cứ điều ǵ mà chúng tôi không cho là cần thiết. Và mục tiêu của chúng tôi là rút hết quân đội ra khỏi Việt Nam sau khi các tù nhân của chúng tôi được trả về. Nhưng nếu chúng tôi không đạt được mục tiêu đề ra trong các cuộc đàm phán, th́ không phải là tại phía chúng tôi, mà là do phía Bắc Việt buộc chúng tôi phải tiếp tục sử dụng biện pháp quân sự. Nhưng việc giải quyết vấn đề tại Việt Nam thưa Thủ tướng là điều tất yếu v́ tôi đă quyết định, nhưng nó phải được thực hiện đúng cách. Việc này sẽ sớm được giải quyết. Người phiên dịch: Ư của Tổng Thống là sẽ rút quân liền?


– Tổng thống Nixon: Vâng. Sẽ thực hiện việc rút quân đội Mỹ. Nhưng như tôi đă nói, việc này phải được thực hiện một cách đúng đắn. Chúng tôi sẽ không rút lui đơn phương mà không đạt được các mục tiêu theo chính sách mà chúng tôi đă đề ra. – Thủ tướng Chu: Nhưng điều đó khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Bởi v́ cuộc chiến hiện tại không phải do chính phủ của ông khởi đầu, mà là bởi những người tiền nhiệm của qúi quốc. Ngay từ đầu, không cần thiết phải gửi lực lượng Mỹ đến đó. Một khi các ông gửi quân vào, và càng nhiều quân nhân được gửi đến, là các ông đă bị sa lầy. V́ vậy chính phủ đương nhiệm của qúi quốc buộc phải rút quân và vấn đề đáng tiếc này lại đang nằm trong tay của ông. – Tổng thống Nixon: Đối với Việt Nam, chúng tôi hiểu quan điểm của Thủ tướng. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng, ít nhất sẽ không làm những ǵ mà Liên Xô dường như họ đang làm, khuyến khích phía Bắc Việt từ chối đàm phán.
 

Vấn đề là Liên Xô muốn Hoa Kỳ bị trói chân tại Việt Nam-The problem is the Soviet Union wants the U.S. to be tied down in Vietnam. Họ không muốn chúng tôi kết thúc cuộc chiến- It doesn’t want our involvement to end. Họ dường như không khuyến khích phía Bắc Việt chấp nhận đàm phán-It appears to be discouraging the North Vietnamese from negotiating. Tôi không yêu cầu Thủ tướng trả lời, nhưng nếu phía Bắc Việt bị cả phía Liên Xô và Cộng ḥa Nhân dân đều không khuyến khích đàm phán, điều này sẽ tạo ra t́nh thế khó khăn.

 

– Thủ tướng Chu: Lúc đầu, khi Chính quyền Johnson tuyên bố ngừng ném bom vào năm 1968, lúc đó chúng tôi không có nhiều ư kiến về các cuộc đàm phán tại Paris. Vào thời điểm đó, chúng tôi cảm thấy không phải là thời cơ thuận tiện, nhưng sau năm 1969, quan điểm của chúng tôi chuyển sang ủng hộ các cuộc đàm phán. Trên thực tế, để giúp các cuộc đàm phán Paris có kết quả, chúng tôi đă dừng các cuộc Đàm phán tại Warsaw. Và sau đó, chỉ v́ những ǵ đă xảy ra trong một buổi tŕnh diễn thời trang ở Đại sứ quán Nam Tư ở Warsaw, những cuộc nói chuyện này mới bắt đầu lại. Và họ nói với chúng tôi những ǵ đang diễn ra trong các cuộc đàm phán. Kể từ thời điểm đó trở đi, chúng tôi chú ư đến các cuộc đàm phán bởi v́ trong chiến đấu cũng nhất định cần có các cuộc đàm phán, chẳng hạn như trong Chiến tranh Triều Tiên. – Thủ tướng Chu: C̣n ở Phnom Penh?


– Tổng thống Nixon: Tại Phnom Penh, và cả khi ông ấy (Sihanouk) đến Washington vào đầu năm 1953. Không phải chính sách của chúng tôi là đă hạ bệ ông ấy ở Campuchia.


– Thủ tướng Chu: (Cười) Chúng tôi đă tranh căi về vấn đề đó với Tiến sĩ Kissinger.


– Tổng thống Nixon: Tôi nghĩ rằng nếu ông ta thân thiết với Trung Quốc, điều này sẽ không làm tổn thương Sihanouk, nhưng sự gần gũi của ông ta với Bắc Việt khiến ông ta bị tổn thương v́ người Campuchia ghét phía Bắc Việt Nam. Đó là phân tích của tôi, có lẽ không giống như ư của Thủ tướng. Nhưng tôi nghĩ đó là những ǵ đă xảy ra.


Nếu Bắc Việt rút khỏi Campuchia, th́ người Campuchia có thể xác định về việc liệu họ có muốn Sihanouk trở lại hay không. Nhưng chừng nào phía Bắc Việt c̣n ở Campuchia, tôi nghĩ khả năng ông Sihanouk trở lại nắm quyền là rất ít. Đó là quan điểm của tôi, nhưng chúng tôi không có cách nào để kiểm soát sự kiện đó.

 

– Thủ tướng Chu: Do phương pháp phân tích của chúng ta khác nhau, nên chúng ta không thể đưa ra kết luận giống nhau. V́ như chúng tôi thấy, Chính quyền Johnson đă gửi lực lượng Mỹ đến đàn áp những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam, và trong hoàn cảnh này, làm sao có thể từ chối việc đồng bào của họ ở miền Bắc vào Nam hỗ trợ anh em của họ ở miền Nam?

 

– Tổng thống Nixon: Tôi nghĩ rằng tôi có thể hiểu điều này mặc dù tôi phản đối nó. Tôi có thể hiểu miền Bắc Việt Nam đưa quân vào miền Nam; đó là thuộc về Việt Nam. Nhưng Bắc Việt không có lư do đưa quân vào Campuchia. Người Campuchia luôn chiến đấu với quân Bắc Việt, tất cả đều là người Việt Nam. Đó là cách suy nghĩ của tôi, nhưng tôi sợ những ǵ chúng tôi nói ở đây sẽ không ảnh hưởng đến họ.

 

– Thủ tướng Chu: Đó là vấn đề ở góc độ lịch sử, v́ thực dân Pháp đă liên kết ba nước Đông Dương với nhau và liên kết lợi ích của họ với nhau. Chính là chữ “Đông Dương” do người Pháp đặt ra, trước đây không có tên như vậy. Trong lịch sử, họ là ba quốc gia riêng biệt. Quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam rất gần gũi; thứ hai, chúng tôi có quan hệ với Campuchia bằng đường biển; không có nhiều quan hệ với Lào.


 Chính chủ nghĩa thực dân của Pháp đă liên kết lợi ích của họ. Sau đó là việc người Pháp vẽ lại đường ranh giới, điều này làm tăng mâu thuẫn giữa ba nước, giống như người Anh ở châu Phi.

 

– Thủ tướng Chu: Và sau khi người Nhật bị đánh bại, người Pháp quay trở lại chiếm đóng ba nước Đông Dương. V́ vậy ba dân tộc liên kết với nhau để chống lại thực dân Pháp. Sau hiệp định năm 1954, ba nước lại bị chia cắt.
 

Và sau Hội nghị Genève, nếu Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ không phá hoại Hiệp định Genève th́ t́nh h́nh đă khác. Việt Nam đă được thống nhất. Campuchia có lẽ sẽ vẫn dưới quyền của Hoàng tử Sihanouk. Đối với Lào, t́nh h́nh nơi đó khác, lẽ ra đă được giải quyết bằng Hiệp định Genève 1962 về Lào.


Nhưng sau đó vào thời Chính quyền Johnson, đă gửi rất nhiều lực lượng vào miền Nam Việt Nam – nếu chỉ nh́n vào quân số, sức mạnh vật chất, họ vượt xa lực lượng vũ trang Nam Việt Nam và cả lực lượng vũ trang Bắc Việt Nam.
 

Và v́ thế, quân Việt Nam đă sử dụng Campuchia làm nơi chuyển quân và ẩn nấp nhưng chúng tôi chỉ biết về điều đó vào năm 1969. Thực tế là Hoàng thân Sihanouk đă thông cảm với quân Việt Nam và cho phép họ đi qua Campuchia v́ trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp họ đă sát cánh bên nhau. V́ vậy, sự cảm thông của Hoàng thân Sihanouk dành cho Bắc Việt Nam là điều dễ hiểu. V́ vậy, một khi chiến tranh kết thúc, quân Việt Nam chắc chắn sẽ rút khỏi Campuchia, và Campuchia sẽ là của người Campuchia – So if the war comes to an end, the Vietnamese forces will surely withdraw from Cambodia, and Cambodia will be Cambodian.


– Tổng thống Nixon: Thủ tướng nêu rơ nguyên tắc của Cộng ḥa Nhân dân là không can thiệp quân sự bằng các lực lượng vũ trang ở các quốc gia lân cận. Nhưng v́ sao Thủ tướng lại phản đối sự thống trị của quân đội Bắc Việt tại Campuchia và Lào?


– Thủ tướng Chu: 
Chỉ v́ chiến tranh đă nổ ra, và cuộc chiến này do Hoa Kỳ gây ra nên họ đă tiến hành các hoạt động ở đó.


– Tổng thống Nixon: 
Khi chiến tranh kết thúc, Thủ tướng có tin rằng Bắc Việt Nam nên rút khỏi Campuchia và rút khỏi Lào?

 

– Thủ tướng Chu: Nếu cuộc chiến chấm dứt hoàn toàn, Hoàng thân Sihanouk trở lại Campuchia, th́ Bắc Việt chắc chắn sẽ rút quân. Nếu vẫn c̣n Lon Nol ở Campuchia, điều đó là không thể. Bởi v́ ngay cả đa số người dân Campuchia cũng không ủng hộ Lon Nol. Ông ta là người bị áp đặt từ bên ngoài.


 Tôi vẫn duy tŕ câu hỏi về Đông Dương mà qúi quốc đă gây ra sự hỗn loạn. Tất nhiên, đó không phải là trách nhiệm về phía chính phủ của ông. Bởi v́ vào thời kỳ đó toàn khu vực, hoặc ít nhất hai phần ba khu vực đó có thể đă trở thành một khu vực ḥa b́nh và trung lập. Nhưng v́ chính sách của John Foster Dulles vẽ ra đă phá hoại Hiệp định Genève, nên toàn bộ sự việc đă trở thành một mớ hỗn độn. Điều đó đă được Anthony Eden đưa ra trong hồi kư của ông ta. Các thỏa thuận được kư kết tại Genève đă quy định rơ ràng một cuộc tổng tuyển cử sau hai năm, nhưng Dulles nói rằng việc đó thực hiện trong nội bộ. V́ vậy, nếu chúng ta muốn mang lại một khu vực ḥa b́nh và trung lập, không chỉ cho ba nước Đông Dương mà cho cả vùng Đông Nam Á, tôi nghĩ rằng đă đến lúc không quá muộn để làm điều này. Nếu không sẽ không có sự yên b́nh. Ư của tôi không chỉ là Đông Dương mà c̣n là Đông Nam Á – Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines. Hiện nay có xu hướng này ở các nước trong vùng. Chúng ta nên giúp họ đi theo hướng này, là kiến tạo nền độc lập trong khu vực.
 

Thưa Tổng thống, ông có thể nói rằng một khoảng trống quyền lực sẽ h́nh thành và nó sẽ làm phức tạp thêm t́nh h́nh. Dù sao, ông nên biết rằng chúng tôi sẽ không đến những nơi này. Ông thừa nhận rằng dựa vào niềm tin của chúng ta là nếu rắc rối xảy ra, chúng ta sẽ lấp đầy khoảng trống. Trong cuộc họp đầu tiên tôi đă thảo luận; nhưng, tất nhiên, thời gian có thể không nhanh như vậy. Nó phụ thuộc vào ư thức chính trị của người dân mỗi quốc gia.


 V́ vậy, rất có khả năng xảy ra ở một quốc gia trong vùng nếu dân chúng chưa vùng lên, th́ một cường quốc nào đó sẽ đến đó và thiết lập một vùng ảnh hưởng.


– Tổng thống Nixon: Chúng tôi có quan điểm khác. Như tôi đă nói với Thủ tướng, chúng tôi tôn trọng quan điểm của ông ta. Về phía Việt Nam, Bắc Việt đă bác bỏ đề nghị tám điểm của chúng tôi. Đây là một điều tốt có thể mang lại mục tiêu mà Thủ tướng đang mô tả về một Đông Dương trung lập, trong một chừng mực về nền trung lập của Campuchia, Lào và Việt Nam. Tôi nói rằng đây là vấn đề của chúng ta bây giờ, và tôi sẽ giải quyết nó theo cách đúng đắn.
 Tôi vui mừng rằng chính phủ của Thủ tướng sẽ không cố gắng ngăn cản Bắc Việt đàm phán. Đó là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề hơn là giải quyết bằng giải pháp quân sự.

 

– Thủ tướng Chu: Vậy đây là một câu hỏi cụ thể, chỉ là một vấn đề riêng lẻ. Phía Bắc Việt họ nói rằng họ muốn tiếp tục đàm phán. Qúi ông đă nói không vào ngày 17 của tháng này và sau đó đồng ư đến ngày 24. Lư do qúi ông từ chối là v́ Hội nghị ở Versailles.

 

– Tiến sĩ Kissinger: Chúng tôi cảm thấy nó không thích hợp cho các cuộc đàm phán. Họ đang gặp nhau hôm nay.

 

– Tổng thống Nixon: Đúng. Sắp tới chúng tôi sẽ cố gắng đàm phán, nhưng chúng tôi không thể bị Bắc Việt áp đặt về vấn đề này. Chúng tôi cũng không cố gắng ra lệnh cho họ. Họ không cố gắng thương lượng. Họ nói đây này, cầm lấy hoặc vứt bỏ nó đi và chúng tôi không thể chấp nhận đàm phán theo cách này. Nếu họ nói chuyện hợp lư, như Thủ tướng và tôi đang nói, dù không đồng ư, chúng ta vẫn có thể t́m thấy điểm chung. Sự việc có thể đă được giải quyết hai năm trước khi tiến hành các cuộc đàm phán bí mật, nhưng họ đă không nói theo cách đó-This could have been settled two years ago when secret talks started, but they won’t talk that way. [5]


** Nhận xét của báo chí Mỹ Theo trang History: ” Ở Việt Nam, Liên Xô, chứ không phải Trung Quốc, đă trở thành những người ủng hộ quan trọng nhất cho chế độ Bắc Việt. Và cuộc chiến ở Việt Nam diễn ra không suông sẻ. Người dân Hoa Kỳ nôn nóng muốn chấm dứt xung đột, và ngày càng thấy rơ rằng Hoa Kỳ không thể cứu được miền Nam Việt Nam, khỏi những kẻ xâm lược cộng sản. Do đó, chuyến đi của Nixon đến Trung Quốc là một động thái được tính toán để thúc đẩy quan hệ ngoại giao chặt chẽ hơn với Trung Quốc làm đ̣n bẩy trong việc đối phó với Liên Xô, đặc biệt là về vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể sử dụng Trung Quốc làm đối trọng với Bắc Việt Nam. Bất chấp những tuyên bố của họ về t́nh đoàn kết xă hội chủ nghĩa, CHND Trung Hoa và Bắc Việt Nam, là những đồng minh đáng ngờ. Như nhà sử học Walter LaFeber đă nói, “Thay v́ dùng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc, Nixon kết luận rằng ông ta nên dùng Trung Quốc để kiềm chế Việt Nam tốt hơn – Instead of using Vietnam to contain China, Nixon concluded that he had better use China to contain Vietnam.”. Về phần ḿnh, CHND Trung Hoa mong muốn có một đồng minh khác trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Liên Xô và chắc chắn hoan nghênh khả năng gia tăng thương mại Mỹ-Trung – the PRC was desirous of another ally in its increasingly tense relationship with the Soviet Union and certainly welcomed the possibility of increased U.S.-China trade. [6]


 ** Mỹ – Trung hợp tác chống chủ nghĩa bá quyền Liên xô. Theo cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu B́nh:” Khi tiếp xúc với giới báo chí, Đặng kêu gọi Mỹ, Trung quốc, Nhật Bản, Tây Âu và các nước khác trên thế giới liên hiệp lại để cùng chống chủ nghĩa bá quyền Liên xô. Ông nói: Chúng tôi cho rằng nguy cơ chiến tranh đến từ phía Liên xô, sự uy hiếp đến ḥa b́nh, an toàn và ổn định trên thế giới đến từ phía Liên Xô. Chúng ta có thể làm thế này: Liên xô hành động ở đâu, chúng ta sẽ ngăn trở ở đó, phá hoại, đập tan mọi hành động của Liên Xô ở bất cứ nơi nào…”.[7] 


 Nhiều nhà phê b́nh thời cuộc cho rằng Mỹ không muốn bảo vệ Miền Nam Việt Nam nên đă từ chối không kư kết thỏa hiệp Hỗ Tương quân sự / Mutual Defense Treaty với VNCH giống như Mỹ đă kư kết với các nước khác trong vùng Đông Nam Á. Điều này được xác nhận bởi Tài liệu Quốc Pḥng/Penpentagon Papers lưu tại Văn Khố quốc gia online năm 2011. Lần thứ hai Mỹ từ chối kư thỏa Hiệp Hỗ Tương Quân sự theo yêu cầu của phía VNCH vào ngày 18.10.1961 [8]. Theo Tài Liệu Quốc Pḥng: “Tháng 11 năm 1960, Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân của các nước Xă hội Chủ nghĩa một lần nữa tuyên bố ủng hộ chiến tranh dành “chính nghĩa” mà VNDCCH đang theo đuổi. Hoa Kỳ được xác định là đế quốc xâm lược, các đảng cộng sản có quyền và nghĩa vụ phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống thực dân này. Vào thời điểm Khrushchev đưa ra tuyên ngôn trên trong bài diễn văn đă đề xướng “các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc”, trong khi “cuộc chiến tranh giải phóng” tại miền Nam Việt Nam đă gần một năm rưỡi – By the time Khrushchev cited that Declaration in his “wars of national liberation” speech, the “liberation war” for South Vietnam was nearly a year and a half old.” [9]. Điều này phù hợp với chính sách Counter Insurgency Program (CIP) của Mỹ đề ra năm 1961, cho nên Mỹ đă không kư kết thỏa hiệp Hỗ Tương quân sự v́ không muốn bảo vệ VNCH lâu dài mà chỉ xử dụng VNCH như là chiến trường nhằm chống Liên Xô qua chiến tranh giải phóng do Liên Xô khởi xướng (1960). Cũng theo Tài Liệu Quốc Pḥng, việc Liên Xô hô hào chống Mỹ, cũng là mục tiêu chiến lược của Mỹ khi áp dụng chiến tranh chống giải phóng (CIP) vào Việt Nam năm 1961 nhằm chống Liên Xô, điều này có ghi trong Pentagon Papers:” Các vấn đề đối phó với Mạc-Tư-Khoa cấp bách hơn nhiều so với các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Cảm giác rằng vị thế của Mỹ trên thế giới đă bị xói ṃn bởi Liên Xô và họ đă chiếm ưu thế; Kennedy đặc biệt quyết tâm giành lại sức mạnh, uy tín và ảnh hưởng của Mỹ. Bất cứ điều ǵ có thể được hiểu là điểm yếu của Mỹ đối với Liên Xô đều phải tránh né. Điều này đă ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Việt Nam – Kennedy was particularly determined to regain American strength, prestige and influence. Anything which could be construed as American weakness vis-a-vis the USSR was to be avoided. This-affected policy toward Vietnam. “[10] V́ vậy theo tác giả Neil Sheihan sau khi ông ta công bố một phần tài liệu tối mật Pentagon Papers vào năm 1972, đă viết” Chính v́ lư do này mà Kennedy đă chỉ thị cho Quân đội sử dụng Việt Nam như một pḥng thí nghiệm để phát triển các kỹ thuật chống chiến tranh giải phóng – for this reason that Kennedy had instructed the Army to use Vietnam as a laboratory to develop techniques of counterinsurgency”. Khrushchev đă nói rằng Liên Xô sẽ tránh một cuộc chiến tranh nguyên tử với Hoa Kỳ nhưng sẽ ủng hộ các cuộc chiến tranh giải phóng và các cuộc nổi dậy ở các quốc gia nghèo của Thế giới thứ ba- Khrushchev had said that the Soviet Union would avoid an atomic war with the United States but would support “liberation wars and popular uprisings” in the poor nations of the Third World.“ [11] Vào tháng 9 năm 1995 Tướng Westmoreland đến Nam Cali và dành cho đài Radio Little Sàig̣n cuộc phỏng vấn về Tết Mậu Thân 1968 và về lư do quân đội Mỹ không được tiến quân ra Bắc. Cuộc phỏng vấn do Việt Dũng thực hiện, sau đó bài phỏng vấn được loan lại trên báo HồnViệt số tháng 10.1995:


Tướng Westmoreland: “Chúng tôi đă biết trước cuộc tổng công kích sẽ xảy ra. […] chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam, là chúng ta không phát triển cuộc chiến ra ngoài phạm vi lănh thổ này. […] chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này dù chúng tôi dư sức làm điều đó,… v́ việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều”. Phải chăng “chiến lược” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là để ” to develop techniques of counterimsurgency” nhằm chống Liên Xô nên đă từ chối không kư Thỏa hiệp Hỗ tương Quân sự (Mutual Defense Treaty) với VNCH?


 Trích đoạn bài viết trên Việt Báo ngày 21.02.2021 ghi lại tuyên bố của TT Nixon về vụ 1963 ” Thật không may cho chính quyền Kennedy, tay họ đă dính máu của Diệm –The Kennedy administration has Diem’s blood upon its hands, unfortunately.” Xin mượn lời TT Nixon (CH) rằng: Phải chăng cả hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ ” tay họ đều dính máu blood upon its hands” vào việc bức tử VNCH năm 1975?


Lại xin nhường bạn đọc đưa ra nhận xét và phê b́nh về chính sách của Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam trước 1975.

 

 

Đào Văn

----------------------------------

 

Tài liệu tham khảo:

 

[1]-Văn Khố BNG-Foreign Relations, p11- The Nixon Doctrine and the Asian reaction

[2]-Văn Khố BNG-Foreign Relations,p53- Conversation: Nixon & Kissinger, April 27, 1971

[3]-Văn Khố BNG- oreign Relations, p112-p118- Memorandum of Conversation1-Beijing, July 9, 1971

[4]- BNG-FRUS – Memorandum ngày 22.02.1972

[5]- BNG-FRUS – Memorandum ngày 24.02.1972

[6]- The History – Ngày Nixon đến Trung quốc

[7]- Kilopad.com-Mưu lược Đặng Tiểu B́nh-Chg 21-phần7-b:nhốt con gấu bắc cực vào chuồng,

[8]- BNG- FRUS – Telegram from VN to Dept. of State ngày 18.10.1961

[9]- Văn Khố QG-Pentagon Papers-Chương IV.A-5:Origins of Insurgency-trang 30

[10]- Văn Khố QG-Pen.Papers-Chương IV-B-Counterinsurgency-I: Kennedy Commitments-p.12

[11] – Neil Sheehan –A-Bright-Shining-Lie-Trang 59

Nguồn: https://vietbao.com/a307165/my-buc-tu-vnch-theo-yeu-cau-cua-tau-de-my-tau-hop-tac-chong-lien-xo-1972-

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính