Kho tàng của Bảy Viễn ở Rừng Sát

 

Đại tá Nguyễn Hữu Duệ

 

 

 

Khi quân đội Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu thành lập đến cấp Sư Đoàn, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 32 đóng ở Quảng Ngăi. Bộ Tư Lệnh này được di chuyển về Biên Ḥa, đóng tại Nhà Dù, để lấy ba Trung đoàn 10, 11, 12 lập ra Sư Đoàn (sau đó đổi tên là Sư Đoàn 7, xuống đóng ở vùng 4). Trung Đoàn 12 là tên của Trung Đoàn 54 cũ, do Thiếu tá Đỗ Hữu Độ làm Trung Đoàn trưởng. Thiếu tá Độ học khóa 5 Đà Lạt, tôi học khóa 6, nên ông là niên trưởng của tôi. Chúng tôi biết nhau từ khi ông coi Tiểu đoàn 2 ở Quảng Ngăi. Ông giầu kinh nghiệm chiến trường v́ hành quân nhiều ở ngoài Bắc, là một trong những Tiểu Đoàn trưởng trẻ ở Bắc Việt. Tôi sau khi đi học ở Fort Benning về, được làm Trung đoàn phó cho ông. Trong Sư Đoàn ngày ấy, người ta đồn ông rất giàu có, v́ khi hành quân dẹp B́nh Xuyên ở Rừng Sắt, ông đă bắt được Lê Paul là con của tướng Bảy Viễn, và đă thu được một trong những kho tàng của Bảy Viễn ở Rừng Sát. Ông cũng nổi tiếng là người dám tổ chức cướp kho súng của Pháp, kể cả xe tăng, khi quân Pháp tập trung ở căn cứ Bà Rịa để rút về Pháp qua ngả Vũng Tàu. Căn cứ này sau là nơi tạm trú của Trung đoàn 12. Khi Trung Đoàn 12 thuộc Sư Đoàn 7 chuyển về miền Tây, nơi này trở thành Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng sau này. Khi quân Pháp đóng tại căn cứ này, Trung đoàn 54 cũng đóng cùng trại. Một số quân nhân của Trung đoàn được sự đồng ư của Thiếu tá Độ, tổ chức lấy lại một số súng của Pháp trước khi họ về nước, và cũng định lấy lại một số xe tăng nữa cho quân ta sài sau này. Họ cho lính Pháp lái xe tăng và coi kho uống rượu pha thuốc ngủ, để dễ hành động. Rủi sự việc có người tiết lộ, hay không biết do đâu mà cấp chỉ huy Pháp biết được, nên báo động kịp thời. Quân ta chỉ mới lấy được một số súng cá nhân. Đại sứ Pháp liền viết thư phản đối với Thủ tướng Diệm. Thủ Tướng giao cho Nha An Ninh Quân Đội điều tra. Ngày ấy Nha An Ninh do Thiếu tướng Mai Hữu Xuân coi. Buổi sáng Chủ nhật hôm ấy tôi lên tư thất Đại tá Tôn Thất Xứng, là Tư lệnh Sư đoàn 4 lúc bấy giờ để đi cùng ông xuống trại Tam Hiệp (thuộc Biên Ḥa) để t́m nơi lập Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn. Tôi đến gặp lúc ông đang cắt tóc, nên ngồi đợi và nói chuyện cùng ông (ngày ấy tôi là Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Sư đoàn). Chợt có tiếng điện thoại reo, tôi ra nghe, người đầu dây bên kia xưng là Thiếu Tướng Xuân Nha An Ninh. Tôi tŕnh Đại tá Xứng ra nghe. Không rơ bên kia nói ǵ, nhưng nét mặt Đại tá có vẻ nghiêm trọng, và hỏi lại: Thiếu tướng muốn Thiếu tá Độ về ngay hôm nay? rồi ông trả lời tiếp là “vâng” và cúp máy.


Ông quay nh́n tôi hỏi:

– Anh có biết việc Độ đầu độc quân Pháp để cướp súng và xe tăng không?

– Tôi có nghe đồn, nhưng sự việc xảy ra từ hồi ḿnh c̣n ở Quảng Ngăi, và có thành công đâu.

– Sao moa không biết ǵ. Ông Xuân nói Thủ tướng bắt điều tra gấp, và bắt Độ về tŕnh diện An Ninh quân Đội. Anh gọi Độ ra gấp gặp tôi.

Tôi dùng ngay điện thoại gọi Thiếu tá Độ. Ông hỏi lại tôi: Anh biết Đại tá gọi về có việc ǵ? Moa có phải mang thêm tài liệu ǵ không?

– Dạ chắc không cần mang tài liệu ǵ. Thiếu tá về gấp đi, tôi đang ở tư thất của Đại tá Tư lệnh, vậy Thiếu tá về thẳng nhà Đại tá. Tôi cũng đợi thiếu tá ở đây.


Vừa gác điện thoại th́ Đại tá Xứng nói với tôi, có vẻ băn khoăn lắm:

– Moa lo Độ sẽ gặp khó khăn về việc này. Ông Xuân nói với moa có vẻ quan trọng lắm, moa sợ Độ về gặp ổng dám giữ lại lắm.

– Th́ Đại tá phải lo cho ông ấy chứ. Ông làm v́ quân đội, đâu phải cho cá nhân ông. Đại tá nghĩ lấy súng và xe tăng để giữ cho quân đội chứ ông bán được sao!
– Vẫn biết vậy, nhưng toa biết không, ông Xuân này là người của Pháp, và là một mật thám cũ, thế nào cũng bênh Pháp, làm lớn chuyện ra.

– Hay Đại tá đừng cho ông Độ về tŕnh diện vội. Đại tá gọi giây nói cho Thiếu tướng Xuân trước, nói Thiếu tá Độ đang bận hành quân, xin cho xong rồi về tŕnh diện sau.


– Đâu có được, moa đă đồng ư rồi. Vả lại, hoăn ít hôm cũng phải về tŕnh diện.


Đại tá Xứng là người nóng tính, thanh liêm, nhất là quư mến anh em hết ḷng. Bất cứ việc ǵ có hại đến người dưới quyền, ông bênh đến cùng. Điều cần là tŕnh thẳng với ông và phải thành thực.


Lúc bấy giờ, tuy là thời b́nh nhưng ông gay gắt vấn đề huấn luyện lắm. Ông là người đầu tiên bắt binh sĩ tập di hành. Tuần nào binh sĩ cũng phải di hành, đeo ba lô nặng 20 kí, đi cả mấy chục cây số. Lính đứng gác cũng phải đeo ba lô. Có lần binh sĩ của tôi di hành qua Hố Nai, dân chúng hỏi các anh đi hành quân chiến dịch nào đây. Có anh trả lời – chúng tôi đi chiến dịch Tôn Thất Xứng đây, mọi người cười vang. Thế mà có người mách ông, ông chỉ cười và hỏi lại tôi có đúng không? Nhiều lần cần tiền, ông nhờ tôi cho vay lương trước, để chi tiêu trong gia đ́nh. Tôi làm việc với ông rất thoải mái, tuy hơi vất vả nhưng yên tâm, v́ biết tính ông rất tốt với anh em. Có lần tôi gặp khó khăn với Nha Quân Nhu về việc đổi quân trang cho anh em. Khi lên tŕnh xin ông can hiệp, ông gọi ngay cho Đại tá Giám đốc Quân Nhu phàn nàn, và tôi được đổi ngay.


Về Thiếu tướng Xuân, tôi cũng được biết ông khá nhiều sau này. Năm 1955, có hai chiến dịch là Trương Tấn Bửu ở miền Đông, và Thoại Ngọc Hầu ở miền Tây. Tướng Dương Văn Minh chỉ huy chiến dịch Thoại Ngọc Hầu, Tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy chiến dịch Trương Tấn Bửu.

 

Sư đoàn 4 hành quân ở miền Tây, tôi là chỉ huy trưởng hậu cứ Biên Ḥa.
Đại úy Trương Văn Minh là Trưởng pḥng 2 Sư đoàn, kiêm nhiệm trưởng pḥng 2 chiến dịch Trương Tấn Bửu. Tham mưu trưởng là Đại tá Trần Thiện Khiêm. Một lần Đại úy Minh gặp tôi, nói Thiếu tướng Xuân nhờ anh về Sư đoàn mượn từ 20 đến 80 chiếc GMC để có thêm phương tiện di chuyển quân, và chở vũ khí tịch thu được của binh sĩ Cao Đài về hàng, cùng các vũ khí thặng dư của các tỉnh. Tôi tŕnh cho Đại tá tư lệnh, ông đồng ư cho mượn theo tôi thu xếp. Thiếu tướng Xuân bằng ḷng lắm. Ngay gần bộ Tư lệnh chiến dịch có một trại giáo huấn khá lớn, giam giữ khá đông tù chính trị, hầu hết là Cộng sản (tôi không biết chắc là bao nhiêu, nhưng ước lượng từ 6 đến 7 trăm người). Trại này đóng ngay trước dưỡng trí viện (nhà thương điên) Biên Ḥa. Một sáng Chủ nhật, tù nhân lợi dụng canh gác lỏng lẻo vào cuối tuần, bắt giam giám thị, phá cổng chạy trốn vào rừng cao su quanh đó. Trại giam báo động, gọi về bộ Tư lệnh chiến dịch xin tiếp ứng, gọi cả về Sư đoàn cầu cứu nữa. Rất may hôm ấy tôi có mặt, vội điều động lính gác Sư đoàn, và cho xe đi trại gia binh điều động các quân nhân đi tiếp cứu. Cả một vùng rộng lớn bị bao vây, bắt lại được gần 40 tên trốn trại (tính ra chỉ mất có 12 người).

 

Anh Minh kể với tôi là Thiếu tướng Tư lệnh mừng lắm, tặng tôi cùng một số anh em Huy chương của chiến dịch. Ông Xuân cũng nói may mà bắt lại được đám này, nếu không, Tổng Thống biết được th́ khó mà trả lời, v́ trại giam nằm gần ngay Bộ Tư lệnh chiến dịch. Anh Minh cũng đưa tôi lên tŕnh diện theo lời yêu cầu của ông, để ông có dịp khen ngợi và cám ơn. Khi chào ra về, ông bảo anh Minh ở lại gặp riêng ông. Tôi ra đợi anh Minh ở pḥng làm việc của anh. Sau đó, anh Minh về pḥng gặp tôi, có vẻ đăm chiêu lắm – anh và tôi rất thân nhau, v́ cùng làm việc với nhau từ hồi mới thành lập Sư đoàn, việc ǵ anh em cũng tâm sự cùng nhau. Anh than với tôi: chết thật rồi, ông giao cho tôi một nhiệm vụ mà tôi nghĩ khó thi hành quá anh Duệ ơi. Ông ra lệnh cho tôi phải đem đám tù trốn trại bắt lại được vào rừng thủ tiêu hết. Ông bảo nuôi tụi này làm ǵ cho tốn cơm. Anh nghĩ tôi phải làm sao bây giờ (Anh Minh hiện ở Washington D.C.).

 

Tôi trả lời ngay:

– Sao anh phải thi hành lệnh nầy, và anh làm ǵ có người? Anh nên tŕnh lại và xin ông ra lệnh cho trại cải huấn, hay nhân viên của ông ở An ninh quân đội. Chả nhẽ anh và anh em ở pḥng 2 này đi thủ tiêu người sao? Anh nhớ đừng chuyển lệnh của ông cho ai, đâu phải việc của anh.

– Th́ tôi cũng nghĩ như anh vậy, anh Minh trả lời. Và chợt reo lên:
– Ḿnh chỉ là một trưởng pḥng trong Bộ Tham mưu. Đâu dám làm việc ǵ không tŕnh ông Tham mưu trưởng được. Tôi phải đem tŕnh Đại tá Khiêm để Đại tá giải quyết. Anh đi với tôi sang Đại tá Khiêm, tiện thể tôi giới thiệu anh với Đại tá luôn.


Tôi từ chối, v́ không muốn để anh Minh khó xử trong việc bí mật này trước mặt tôi Anh nói: – Vậy anh đợi tôi sang Đại tá, rồi tụi ḿnh về nhà tôi ăn cơm chiều (nhà anh Minh ở trong cư xá sĩ quan Biên Ḥa). Tôi đợi anh Minh về, mặt mày tươi rói, anh kể với tôi: Anh biết không, tôi tŕnh Đại tá Khiêm và nói v́ không biết thi hành lệnh của Thiếu tướng Xuân ra sao, nên phải tŕnh để đại tá quyết định.


Đại tá Khiêm trả lời ngay: Thiếu tướng Xuân là sĩ quan đồng hóa từ Công an Pháp sang, c̣n ḿnh là quân đội chính qui, làm việc ǵ cũng phải theo đúng nguyên tắc tham mưu. Phải coi chừng, thi hành ẩu là anh ra ṭa án lúc nào không hay. Nếu ông Xuân hỏi, anh cứ thưa là đă tŕnh tôi rồi, và tôi ra lệnh không thi hành, ḿnh chỉ làm công việc tham mưu mà thôi. Ông muốn th́ để tay chân ông làm; ḿnh không làm theo kiểu mật thám được.


– Đúng, thế là xong! Nên nhớ anh là Trưởng pḥng 2 Sư đoàn, chỉ kiêm nhiệm Pḥng 2 chiến dịch mà thôi. Ít lâu nữa chiến dịch chấm dứt, anh lại về Sư đoàn, tôi trả lời.


Sau này, anh Minh và tôi xuống Bộ Tư lệnh Tiền Phương, gặp Đại tá Xứng tŕnh lại ông sự việc, ông nói làm theo lệnh Đại Tá Khiêm là đúng và ông bảo anh Minh ở lại làm việc theo sư đoàn. Cử trung úy Phó trưởng pḥng làm việc ở Bộ Tư lệnh chiến dịch, anh Minh chỉ về ít ngày một tuần, hoặc khi có hành quân mà thôi.

 

Sau Sư đoàn 4 đổi thành Sư đoàn 7, tôi có một Tiểu đoàn đặt dưới quyền của Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, do Trung tướng Xuân coi. Theo lệnh Tổng Tham Mưu, Tiểu đoàn biệt phái này để lo giữ an ninh cho Trung tâm, nhưng Trung tâm đă sử dụng Tiểu đoàn này như Tiểu đoàn Công vụ, bị chia cắt biệt phái đủ mọi nơi, khiến việc huấn luyện không theo kịp các đơn vị khác. Tôi lại phải đến tŕnh diện Trung tướng Xuân, xin ông xem lại. Gặp tôi ông vui lắm, nhắc tới việc tôi giúp bắt lại đám tù ở Trung tâm Cải huấn. Nghe tôi tŕnh vấn đề, ông bảo để xem lại, nhưng mọi việc vẫn như cũ, chẳng có ǵ thay đổi.


Tôi c̣n nhớ lúc ngồi nói chuyện với ông, có một sĩ quan đem vào đặt trên bàn làm việc một cái giá để gần chục cái tẩu hút thuốc (pipe) đă nhồi sẵn, cái nào cũng đẹp. Ngày tôi làm ở tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, được đọc một báo cáo của Cục An ninh, tŕnh về việc một Thượng sĩ biệt phái làm việc cho ông, đă dám chống cự ông và xô ông té nặng, bị ông trả đương sự về lại Cục An ninh và xin trừng phạt nặng. Tôi không rơ sự việc đă giải quyết ra sao, v́ không phải phần việc của tôi. Ngày ấy ông đă giải ngũ khỏi quân đội. Theo lệnh của Tổng Tham mưu, các vị tướng hồi hưu có quyền giữ một sĩ quan chánh văn pḥng, tài xế và một cận vệ, nhưng ông giữ với ông quá số ấy nhiều.


Trở lại vụ Thiếu tá Độ bị gọi về tŕnh diện. Đại tá Xứng bảo tôi gọi giây nói cho Trung đoàn 10 ở trại Tam Hiệp rơ, là ông bận việc, không xuống t́m dịa điểm để lập Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn được. Khi Thiếu tá Độ về tŕnh diện, lúc ấy khoảng 10 giờ. Ông cau mặt hỏi sự việc và trách Thiếu tá Độ sao không cho ông rơ. Thiếu tá Độ có vẻ lo, thưa lại là việc ấy đă xẩy ra lâu rồi, khi Trung đoàn 12 c̣n là Trung đoàn 54, và lúc đó Đại tá c̣n ở ngoài Trung. Thiếu tá Độ nói tiếp:

– Tŕnh Đại tá, thấy tụi Tây chuyển về toàn súng tốt của Mỹ viện trợ, hầu hết là súng máy và carbine, chúng chất đầy kho, súng garant chúng xếp như đống củi, mà quân đội ḿnh có toàn là mas 36 của Tây. Tụi sĩ quan tiếp liệu kể là số vủ khí này sẽ chuyển sang Algérie, và nhiều quá, chúng không kiểm kê hết được. Vả lại, đóng tại trại này là để đợi triệt thoái về Algérie hay Pháp, chúng chỉ lo nhậu nhẹt ăn chơi. V́ vậy, các sĩ quan Trung đoàn và binh sĩ cho chúng “boire un coup” là xin ǵ chúng cũng cho. Thấy vậy, anh em bàn nhau cho chúng uống say, rồi lấy lại một số súng, để quân đội ḿnh dùng sau này. Việc này tôi không nhúng tay vào, để cho một số anh em lo, coi như tôi không biết.

– Thế c̣n việc lấy thiết giáp th́ sao?

– Dạ, thấy chúng đậu ngổn ngang, các anh em định lấy độ 5, 7 chiếc đem vào rừng giấu, cũng là để cho quân đội thôi. Anh em cũng đă rủ được mấy thằng Tây lái xe tăng đào ngũ ở lại với ḿnh rồi!

– Thật rủi là có thằng Tây báo cho tụi an ninh Pháp biết, nên chúng báo động, và chuyển cấp tốc các xe tăng ra Vũng Tàu, cả kho súng nữa. Ḿnh chỉ mới lấy được ít khẩu súng lục và carbine, hiện các tiểu đoàn vẫn xài riêng, coi như đồ thặng dư. (Sau này, khi tôi thay Thiếu tá Độ làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 12, trong kho của Trung đoàn vẫn c̣n một số mấy khẩu Garant và 2 máy truyền tin, tôi tặng cho cha Dụ là chánh xứ Cao Xá, để trang bị cho tự vệ của xứ đạo di cư tại Tâm Long (tôi không nhớ rơ) ở Tây Ninh, giáp biên giới Cam Bốt.)


Thiếu tá Độ có vẻ lo lắng, xin Đại tá Xứng giúp đỡ cách nào để ông khỏi về tŕnh diện Thiếu tướng Xuân. Sau một hồi suy nghĩ, Đại tá Xứng nói: Như vậy moa phải xin yết kiến Thủ tướng để tŕnh bày rơ sự việc. Rồi Đại tá đi ngay Saigon. Chiều hôm ấy trở về, ông rất vui vẻ, v́ vào ngày Chủ nhật, Thủ tướng không bận ǵ nên được tiếp ngay. Thủ tướng đồng ư bỏ qua, và tỏ vẻ bằng ḷng về ḷng yêu nước của Thiếu tá Độ. Từ đó, Thiếu tá Độ và tôi trở thành thân thiết.

 

Sau đó, tôi được đi học lớp Bộ binh cao cấp ở Fort Bennimg Hoa Kỳ (lớp advance đầu tiên sĩ quan Việt Nam học với sĩ quan Hoa Kỳ). Khi tốt nghiệp, về lại Sư đoàn 4, lúc đó do Đại tá Trần Thiên Khiêm là Tư lệnh. Tôi được bổ nhậm làm Trung đoàn phó cho Thiếu tá Độ. V́ không có gia đ́nh, Thiếu tá Độ hay rủ tôi về nhà ông ăn cơm. Một buổi tối sau khi ăn cơm xong, tôi hỏi về tin đồn ông t́m được kho tàng của Bảy Viễn ở Rừng Sát. Ông kể cho tôi nghe rất rành mạch:
– Ngày ấy, tôi cũng ở căn nhà này (là kho bạc cũ của Bà Rịa, được cấp cho Trung đoàn làm tư thất của Trung đoàn trưởng). Lớ ngớ làm sao mà Tiểu đoàn 3 của ḿnh bắt được một toán quân của B́nh Xuyên, trong đó có Lê Paul, là con của Bảy Viễn, tại Hắc Dịch. Lúc đó chỉ biết là quân B́nh Xuyên có vơ khí, và không ai biết con của Bảy Viễn ở trong đó. Toán này được Tiểu đoàn giải về Pḥng 2 Trung tâm để khai thác. Anh c̣n lạ ǵ thằng Trung úy Lưu đen là trưởng pḥng nữa, ai gặp hắn mà không sợ (Thật vậy, Trung úy Lưu người đen đủi, mắt lác nhiều, môi dày và thâm, trông dữ dằn lắm). V́ vậy Lê Paul và đồng bọn gặp hắn là hết hồn. Lưu đen hô lớn dọa: Các anh mang mấy tên giặc này đến đây làm ǵ, mắc công anh em phải tra khảo, sao không thủ tiêu tụi nó đi? (anh Lưu dọa vậy chứ đâu có ngờ trong đám này có một tù binh quan trọng vậy). Thế là Paul sợ quá, vội xin gặp riêng Trung úy Lưu, nhận y là con của Bảy Viễn, để xin giữ mạng sống. Chưa tra khảo, nó đă khai ngay là biết chỗ chôn tiền, để lập công. Tôi (Thiếu tá Độ) vội dẫn hắn đến chỗ giấu tiền, đựng trong những sac marin (sắc này h́nh tṛn to và cao dùng đủ để đựng toàn bộ quân trang cho một quân nhân) và trong các thùng gỗ. Tôi cũng giấu được vài sắc trong đựng toàn giấy $500, rồi báo về Bộ Tư lệnh hành quân của Đại tá Dương Văn Minh, lúc đó đóng tại Thủ Đức. Kho tàng này đâu có chôn giấu ǵ, chỉ gác lên các nhành cây rậm rạp, v́ ở Rừng Sát lúc đó đang ngập nước. V́ Lê Paul là một tù binh quan trọng, nên Bộ Tư lệnh hành quân đích thân đến khai thác. Tôi nghĩ hắn c̣n chỉ nhiều chỗ dấu tiền khác nữa.

 

Tôi hỏi lại:

– Thiếu tá nói dấu được mấy sac marin th́ độ bao nhiêu tiền?

– Th́ đếm làm sao cho xuể, tôi nghĩ cả mấy mươi triệu chứ đâu có ít. Ngay đêm đó, tôi mang số tiền giấu được, xuống xuồng máy cùng ông bác sĩ Huấn, là bác sĩ của Trung đoàn (bác sĩ Huấn sau là Đại tá trưởng khối của Cục Quân Y, tôi không rơ ông có sang được Mỹ hay không), và thằng Trung sĩ Dương Tác Nam, là cận vệ của tôi (Trung sĩ Nam là người Nùng, anh này nhanh nhẹn, cao lớn và giỏi vơ, sau này anh cũng là cận vệ của tôi, nhưng v́ hay say sưa nên tôi không dùng) đi xuồng máy về ngay Bà Rịa. Sáng sớm hôm sau, tôi khởi hành thật sớm về Saigon định giao cho gia đ́nh giấu đi. Mới về qua khỏi Biên Ḥa, đến cầu Hang th́ bị hai xe Quân Cảnh đón sẵn ở đó giữ lại. Gần đó có Đại tá Dương Văn Minh, Tư lệnh Hành quân, đang đi đi lại lại với mấy cận vệ và sĩ quan tùy viên. Có xe traction của ông đậu gần đó (Tướng Minh chỉ đi xe traction, kể cả khi ông làm Quốc trưởng). Tụi Quân Cảnh đối xử với tôi rất lễ phép, mời tôi đến tŕnh diện Đại tá Minh. Gặp tôi, ông bắt tay và nói: Thôi về Bộ Tư lệnh ở Thủ Đức nói chuyện. Ông bắt tôi lên xe với ông, và bảo sĩ quan tùy viên của ông đi xe Jeep của tôi để gác tiền.

 

Trên xe, tôi phân trần cùng ông, nhưng ông gạt đi và nói chuyện khác vui vẻ lắm. Đến Bộ Tư lệnh, thấy nhiều anh em sĩ quan chạy ra cửa nh́n, tôi biết là tin tôi lấy được tiền, nhiều người đă biết rồi. Vừa ngồi xuống ghế ở văn pḥng ông, tôi vội tŕnh ngay: Thưa Đại tá, xin Đại tá xét cho, bắt được Lê Paul là tôi báo cáo ngay về cho Bộ Tư lệnh, chứ tôi đâu có dấu diếm ǵ đầu. Tuy nhiên, xin Đại tá xét cho, ai cũng có ḷng tham, tôi chỉ xin dấu lại chút ít, định đem về Saigon cho gia đ́nh. Ông cười: Th́ moa có trách ǵ toa đâu, ai ở địa vị toa cũng làm như vây, nhưng toa biết là không ai qua mặt moa được. Thôi, để lại cho toa ít nhiều, v́ số c̣n lại moa phải tŕnh thượng cấp. Thế là ông cho lại tôi ba trăm ngàn, tôi xin thêm ông cho hơn trăm ngàn nữa, rồi cho tôi về. Ngày ấy, lương của tôi độ trên dưới hai ngàn ǵ đó, cũng là hơn một lạng vàng, mà có đến gần nửa triệu như ông Độ, là điều tụi tôi không bao giờ dám mơ tới.

 

Tôi hỏi tiếp:

– Thế tại sao Thiếu tá không giấu cất lại ít nhiều ở hậu cứ Trung đoàn?

– Thật là dại, v́ lúc đó ḿnh có nhiều tiền quá nên bối rối, có nghĩ ǵ đâu. Nếu giấu được ít nhiều th́ tôi sống cả đời không hết.

– Thế Thiếu tá ước lượng số tiền ông thu được của Thiếu tá và tại chỗ giấu là bao nhiêu tất cả.

– Nhiều lắm, làm sao tính cho xuể. Chỉ mấy cái xác marin của moa, ông lấy ra cho lại 400.000 mà chỉ vơi chút đỉnh. C̣n cả một kho tiền và nhiều chỗ cất dấu khác do Le Paul chỉ, th́ biết bao nhiêu mà kể. Số tiền ông cho lại moa mua được một căn nhà ở đường Đồn Đất, và một xe Peugeot 203, c̣n cất làm vốn gửi nhà bank. Lạ một điều là măi khuya ḿnh mới về tới Bà Rịa, và sáng đă đi sớm mà bị lộ, nên moa chắc ở Trung Đoàn có thằng báo với ông Minh. Anh nghĩ, tôi chỉ được một số tiền nhỏ mà đồn ầm ĩ cả quân đội. C̣n ông Minh giầu đến mức nào…

 

Tôi bàn thêm:

– Bảy Viễn c̣n giàu gấp mấy nữa, dù hắn có lưu vong sang Pháp th́ bao giờ mới tiêu hết tiền.

 

Buồn cười nhất là, tối đó về tôi bị mất ngủ, v́ cứ lẩn thẩn miên man nghĩ ngợi, là nếu vào địa vị ḿnh, th́ phải sắp xếp làm sao, chia cho anh em bằng cách nào, và làm sao giữ được số tiền này. Nghĩ thật vô duyên, tự dưng bị mất ngủ một cách lăng xẹt.

 

Ghi chú thêm:

– Thiếu tá Độ đă tử nạn khi làm Tham Mưu trưởng Sư đoàn l, do Đại tá Nguyễn Đức Thắng làm Tư lệnh, trong khi đi máy bay vào tiền đồn A Sao, A Lưới ủy lạo binh sĩ trong dịp Tết.


– Thiếu tướng Tôn Thất Xứng định cư ở Montreal Canada.

– Trung tướng Mai Hữu Xuân đă qua đời tại vùng Washington D.C.

– Đại tướng Trần Thiện Khiêm cư ngụ ở vùng Washington D.C.

– Tướng Dương Văn Minh đă qua đời tại Pomona, Califomia.

– Cha Dụ, chánh xứ Cao Xá, khi di cư vào Nam được định cư ở Tây Ninh với các con chiên Cao Xá đi theo lập thành một xứ đạo di cư chống Cộng triệt để. Người hiện ở Houston, Texas.

– Tôi cũng nghe nói là Lê Paul đă tiết lộ thêm nhiều chỗ chôn tiền và quí kim nữa. Sau đương sự bị bắn chết với lư do chạy trốn, nhưng dư luận lúc bấy giờ nói đương sự phải chết để bịt miệng. Tôi không dám chắc tin đồn này có đúng hay không, v́ không biết rơ sự việc.

 

(Trích từ “Những năm tháng bên cạnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm” của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính