Năm Ngọ phiếm về ngựa: Mă vô thập toàn


Cử Tạ

 

 

Ngựa là một con vật đẹp đẽ thanh cao, trung thành, t́nh nghĩa. Ngựa gắn với người ngay từ khá sớm, từ đời sống hằng ngày đến nơi trận mạc. Con người thường “dựa hơi” ngựa để tạo dáng vẽ tranh, chụp ảnh cho thêm phần quư tộc. Ngựa được đúc thành tượng, đặt nơi trang trọng trong nhà cùng với các nhân vật nổi tiếng như Quan Công hay Napoleon. Có hẳn một trường phái hội họa chuyên vẽ về ngựa, họa sỹ nổi tiếng nhất vẽ về ngựa đó là ông Từ Bi Hồng (1895-1953) người Giang Tô, Trung hoa.

 

Ngựa có nhiều màu, màu trắng gọi là ngựa bạch, đen tuyền gọi là ngựa ô, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, tím đỏ pha đen là ngựa tía, trắng sọc đen là ngựa vằn, ngoài ra c̣n có ngựa xám, ngựa đỏ (Xích Thố mă)... Về cách đi đứng của con ngựa có nhiều động từ để diễn tả như: Đi, bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi (bay), tế, sải, lao, vọt, phốc, phi nước đại, phi nước kiệu, phi rạp ḿnh, ngựa lồng... do đó trong nghệ thuật rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa, họa sĩ nổi tiếng đă tạc tượng, vẽ tranh ngựa trên sách báo,  đền đài, lăng tẩm. Nhiều nơi đều có tượng danh nhân ngồi trên lưng ngựa đặt trang trọng ở các quảng trường, công viên. Nhân vật huyền thoại nổi tiếng nhất nh́ nước ta được phong Thánh là Thánh Gióng cũng được gắn với con ngựa.

 

Gần đây, các nhà sinh vật học vương quốc Anh vừa t́nh cờ phát hiện ra một giống ngựa vằn độc nhất vô nhị trên thế giới tại một khu băi tắm nổi tiếng ở Việt Nam. Người dân ở đây thường sử dụng chúng cho khách du lịch thuê để chụp ảnh trong mỗi dịp hè. Đây là giống ngựa vằn khá nhỏ có tên khoa học là Variabilis color Equus quagga... Điều đặc biệt, những sọc đen trên giống ngựa vằn này cứ một thời gian là bị mờ đi thậm chí chúng c̣n bị trôi màu khi trời mưa, chính v́ vậy sau một vài tháng người ta phải vẽ lại các sọc đen để loài ngựa vằn “độc đáo” này không tự động bị biến thành ngựa trắng. Sau sự kiện phát hiện ra tổ tiên người Việt cổ tại khu dự trữ sinh quyển Tràng An, Ninh B́nh th́ có lẽ đây là phát hiện gây ngạc nhiên không kém của các nhà khoa học Anh.

 

Ngựa trong chiến trận, trong văn học nghệ thuật tượng trưng cho sự dũng mănh, nhanh nhẹn. Trong đời thường ngựa tượng trưng cho sự khỏe khoắn, lăng mạn. Hẳn trong chúng ta nhiều người đă từng ngồi trên chiếc xe ngựa chạy nước kiệu, vó ngựa gơ lốc cốc trên con đường ch́m trong sương sớm Đà Lạt.

 

Tất nhiên ngựa đẹp là thế, nhưng đời vốn “mă vô thập toàn” nên người ta cũng hay bôi xấu nhau: Mặt dài như mặt ngựa, răng như răng ngựa. Những người hung hăn côn đồ được gọi là: “Đầu trâu, mặt ngựa”. Những người thiếu khiêm tốn, thích ra oai bị gọi là “Ngựa non háu đá”.

 

Hạng người tầm thường, hạ đẳng chơi với nhau th́ gọi là “Ngưu tầm ngưu, mă tầm mă” (Trâu t́m trâu, ngựa t́m ngựa). Một lời nói vô ư lỡ lời tuôn ra không thể nào lấy lại được miêu tả bằng thành ngữ: “Nhất ngôn kư xuất tứ mă nan truy” (Một lời trót nói bốn ngựa đuổi không kịp…)

 

Tuy nhiên v́ là con vật nên ngựa vẫn  có bản năng gốc của loài vật. Chuyện kể rằng vào thời Pháp thuộc, ở Hà Nội người ta cũng cấm xe không chính chủ nên có khá nhiều người đă chọn phương tiện giao thông là ngựa để đi lại trong thành phố, tuy nhiên ngựa lại có tật xấu đó là phóng uế tự do, ngay cả khi đang đi dạo cùng công tử, tiểu thư, ngựa vẫn sẵn sàng tùy tiện bĩnh vài băi ra đường. Hành động này gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan thành phố nên bị chính quyền thời đó phạt rất nặng, do vậy người dân đă sáng chế ra một loại quần bọc vào mông ngựa để hứng chất thải, không cho rơi xuống đường, loại quần này phổ biến đến mức có hẳn một con phố chuyên sản xuất kinh doanh loại quần này, đó chính là phố… Quần Ngựa – Một con phố ở quận Ba Đ́nh ngày nay. Tất nhiên đây rất có thể chỉ là tin vịt.

 

Phương tiện giao thông hai chỗ ngồi, chạy trên mọi địa h́nh, có khả năng tăng tốc nhanh, lư tưởng để sử dụng trong nông nghiệp, thân thiện với môi trường, không sợ ngập lụt “chết máy” khi trời mưa… điều khiển bằng giọng nói hoặc xúc giác. Sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc thảo mộc thiên nhiên, giá thành hạ…” – Đó chính là định nghĩa vô cùng sang trọng dành cho Ngựa của tạp chí khoa học danh tiếng nước Mỹ Omni.

 

Chuyện xưa kể rằng, có một chàng trai bị thọt, chân ngắn chân dài muốn cưới vợ; một cô gái có dị tật mũi dài muốn t́m chồng. Bà mối đă làm mai hai người cho nhau. Để che đi nhược điểm trong lần ra mắt, người ta bố trí cho chàng trai cưỡi ngựa đến, c̣n cô gái đứng trước cửa ngửi một bông hoa để giấu mũi. Hai người ưng ư lấy nhau, đến khi cưới về mới phát hiện ra khuyết điểm.

 

Người đời dùng thành ngữ “Cưỡi ngựa xem hoa” để miêu tả sự việc này, về sau thành ngữ ấy được hiểu rộng ra, ám chỉ một việc làm qua loa, đại khái, không xem xét kỹ càng của con người.

 

Một trong những tṛ chơi thể thao mà nhiều nước ưa thích đó là tṛ đua ngựa, đua ngựa đem lại sự thích thú, sảng khoái, tiền bạc cho người cá độ, thậm chí giúp đàn ông “làm rơ sự thật” về ḿnh, có chuyện rằng:

 

Có 2 anh chàng nhà giàu rủ nhau đi xem đua ngựa ở Monaco. Khi đang chứng kiến ṿng đua thứ nhất, bất chợt một anh hỏi:

- Cậu có bao nhiêu du thuyền?

- 2 cái – Anh chàng kia đáp.

- Xoàng quá! Tớ có 3 cái.

- Vậy chúng ḿnh sẽ cùng đặt cược con ngựa số 5 về nhất nhé.

- Đồng ư.

Và thật bất ngờ, con ngựa số 5 về nhất. Hai chàng thắng lớn. Một lát sau, vẫn dán mắt vào những con ngựa, chàng kia lại hỏi:

- Cậu có mấy phi cơ riêng?

- Tớ có 3 cái.

- Quá xoàng, tớ có 4.

- Vậy chúng ta cùng đặt cược cho con ngựa số 7 nhé!

Như có phép màu, con ngựa số 7 vô địch. Hai chàng lại kiếm bộn tiền. Một lát sau…

- Hỏi tế nhị nhé! Mỗi đêm cậu có thể làm “chuyện ấy” bao nhiêu lần?

- 4 lần.

- Quá xoàng, tớ th́ phải 5 lần.

- Ồ, vậy ta đặt cửa con ngựa số 9 nhé!

- Tất nhiên rồi!

Và họ đặt cược tất cả số tiền vào con ngựa số 9. Nhưng thật bất ngờ, lần này con ngựa số 2 về đích đầu tiên. Ngẩn người tiếc của, một chàng than thở:

- Tiếc quá, biết thế tớ nói thật.

- Ừ, đáng lẽ tớ cũng nên thế!

 

Những con ngựa nổi tiếng trong văn học nghệ thuật có thể kể tên như: Ngựa sắt của Thánh Gióng, ngựa Xích Thố của Quan Công, ngựa Đích Lư của Lưu Bị, ngựa Bạch Long Mă của Đường Tăng. Thần thoại Hy Lạp c̣n có h́nh ảnh về Nhân Mă là một sinh vật có nửa thân trên của người và toàn bộ phần dưới của ngựa. Ở Triều Tiên có ngựa Ngựa thần Chollima (Thiên Lư Mă) xuất hiện trong thần thoại châu Á, giống như loài ngựa trắng có cánh Pegasus của thần thoại Hy Lạp, Chollima trong văn hóa dân gian châu Á cũng sở hữu đôi cánh sải rộng. Ngoài ra trong thần thoại Hy Lạp c̣n có điển tích “Con ngựa thành T’roa” để nói về một mưu kế nội ứng trong đánh ra, ngoài đánh vào trong quân sự.

 

Nói về ngựa, không thể quên món ăn, món uống, vị thuốc  từ ngựa. Xương Ngựa (đặc biệt là ngựa trắng) rất bổ, nên người ta mới đua nhau nấu cao ngựa để uống. Người H'mông có Thắng cố (lẩu ngựa) là món ăn đặc trưng truyền thống làm từ ngựa rất thơm ngon bổ dưỡng với đầy đủ thịt thủ, thịt mông, tim, gan, ḷng, tiết, thịt, xương… bốc khói nghi nghút, chỉ cần nghe tả đă rỏ nước dăi v́ thèm. Người Trung Hoa có món đồ uống truyền thuyết “Trảm Mă Trà”. Một loại trà mọc hoang dă trên núi cao, ngựa ăn loại lá trà này bị người ta mổ bụng lấy trà ra chế biến, chính dịch vị dạ dày của ngựa làm cho loại trà này trở nên có hương vị đặc biệt.

 

Loài ngựa cũng được nhắc tới trong tiếng lóng để nói về sức mạnh t́nh dục của phái nữ, từ lóng "con ngựa" hay "con đĩ ngựa", “quá ngựa” dùng để ám chỉ về những người phụ nữ có sức mạnh t́nh dục cao. Trong phim ảnh người ta c̣n dùng thuật ngữ “phi ngựa”(gallop) để miêu tả một tư thế t́nh dục được các nhà giáo dục giới tính Âu Châu ưa thích. Đối với đàn ông, cũng thật sự quư giá khi cái làm nên đàn ông ở họ được nói là “dài như ngựa”, đó là một lời khen.

 

Trong tṛ chơi số đề, người chơi đề khi nằm mơ gặp con ngựa họ sẽ đánh các số 12 - 52 - 92, tất nhiên rất ít khi... trúng!

 

Gần đây, điệu nhảy Gangnam style của Psy (Hàn Quốc) mô phỏng những động tác cưỡi ngựa c̣n gọi là “Nhảy Ngựa” đă được mọi người khắp nơi trên thế giới đón nhận rất cuồng nhiệt. Tuy nhiên không ai biết rằng trên thực tế điệu “Nhảy Ngựa” này đă được một chàng trai có tên là Chiêu Hổ (người yêu của nữ sỹ Hồ Xuân Hương) sáng tạo từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Hăy xem Hồ Xuân Hương tả lại điệu “Nhảy Ngựa” của ḿnh trong những câu thơ sau sẽ rơ:

 

Thoạt mới vào chàng liền Nhảy Ngựa

Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.

(Trích trong bài thơ “Đánh Cờ” của Hồ Xuân Hương).

 

Các cụ xưa thường nói: Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ” (Bóng ngựa trắng chạy vụt qua cửa sổ) quả nhiên không sai. Mới đó mà đă hết năm con Rắn, bước sang năm con Ngựa. Hy vọng trong năm mới mỗi người chúng ta sẽ chạy đua với “bóng câu” để làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đ́nh và xă hội. Kính chúc quư vị độc giả năm con ngựa: Dẻo dai, khỏe mạnh, giữ tinh thần ngựa chiến, mă đáo thành công!

 

26/12/2013

Cử Tạ

 

 

 

 

Trang Chính     Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Phỏng Vấn     Văn Học Nghệ Thuật     Tham Khảo