60 năm Đảo Chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm

(Phần 2)

 

Cù Mai Công 

 

 

III- TỔNG THỐNG VÀ BÀO ĐỆ BỊ SÁT HẠI TRONG NGÀY LỄ CÁC LINH HỒN 2-11

 

Tượng Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm trong thành Cộng Ḥa
cũng trúng nhiều vết đạn.
(Ảnh: Douglas Pike Photograph Collection
– Vietnam Center and Archive)

 

Có nhiều đánh giá khác nhau, tranh căi về công, tội của nền Đệ nhất Cộng ḥa Ngô Đ́nh Diệm; đúng sai của cuộc đảo chính… Đó không phải là chủ đích của loạt bài này như đă nói từ đầu: “Tôi không viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ”.

 

Nhưng có một thực tế khó ai phủ nhận: Đây là thời kỳ phát triển hoàng kim của miền Nam trước 1975, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục… lẫn nền nếp, trật tự xă hội. Những thành quả, h́nh ảnh, tư liệu… của miền Nam trước 1975 hay được nhắc tới hiện nay thường nằm trong thời kỳ này. Và nó kết thúc vào sáng 2-11-1963, ngày lễ Các linh hồn của Công giáo.

 

Sáng sớm ngày 2-11, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm rời nơi ḿnh tạm lánh từ tối 1-11: Một ngôi nhà xây thời Pháp của ông Mă Tuyên (một bang trưởng người Hoa ở Chợ Lớn) ở số 36A Đốc Phủ Thoại (nay là Vũ Chí Hiếu) đi dự lễ ở nhà thờ Cha Tam cách đó vài trăm thước.

 

Cũng trong lúc này, binh sĩ Sư đoàn 5 Bộ binh do đại tá Nguyễn Văn Thiệu làm tư lệnh vẫn tiếp tục tấn công và chuẩn bị tiến vào Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trên đường Lư Tự Trọng) và thành Cộng Ḥa (nay ở góc ngă tư Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng) do Lữ đoàn Liên binh Pḥng vệ phủ Tổng thống trấn đóng.

 

Điều ngẫu nhiên là nhà của ông Thiệu và ông Trần Thiện Khiêm ở gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) – trục đường chính, qua trung tâm vùng Ông Tạ, trong cư xá sĩ quan Trần Hưng Đạo. Lễ vu quy của con gái ông Thiệu ở nhà này và hai ông Thiệu, Khiêm di tản hồi 1975 cũng từ ngôi nhà này. Bà Thiệu và bà Khiêm hồi đầu thập kỷ 1960 thường đi chợ Ông Tạ chung bằng ngồi xe xích lô đạp. Em họ ông Thiệu là Hoàng Đức Nhă, sau này là bí thư, kiêm tham vụ báo chí (press secretary) cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, có nhà ở cư xá Việt Nam Thương Tín trên đường Thoại Ngọc Hầu, đối diện trường Ngô Sĩ Liên tôi học cho tới 1975. Nhà riêng của ông bà Khiêm ở sau nhà thờ Chí Ḥa.

 

Dự lễ Các thánh xong, từ nhà thờ Cha Tam, ông Diệm gọi điện thoại cho nhóm sĩ quan lực lượng đảo chính, đề nghị cử người đến nhà thờ Cha Tam gặp ông đang ở đó.

 

Thiết vận xa (xe bọc thép) M113 của phe đảo chính đă tới đây để đưa hai anh em ông Diệm và Nhu về Bộ Tổng tham mưu, trụ sở của Hội đồng Quân nhân Cách Mạng. Trên đường đi, vị Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng ḥa Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ là ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu bị sát hại man rợ trong một chiếc M113. Một ngày sau khi hai anh em ông Tung – ông Triệu bị thảm sát ngày 1-11 trước đó.

 

H́nh chụp thi thể cho thấy cả hai ông đă bị trói ngoặt tay ra sau. Khám nghiệm tử thi, trên người hai ông Diệm và Nhu đầy vết bầm dập, vết đâm và những phát đạn. Ai là thủ phạm trực tiếp, tới giờ cũng chưa rơ, dù đa số dư luận cho đó là đại úy Nhung nổi tiếng hiếu sát – cận vệ của tướng Dương Văn Minh theo mật lệnh “hai ngón tay” của ông Minh. Đại úy Nhung cũng là nghi can số một trong vụ giết hai anh em ông Tung và ông Triệu trước đó một ngày.

 

Sau những ngày lịch sử đó cho tới giờ những sĩ quan trong Hội đồng Quân nhân Cách Mạng đều không ai nhận ḿnh là chủ mưu hai cuộc thảm sát này, dù sách giáo khoa miền Nam sau đó viết cuộc đảo chính 1-11 là “lật đổ chế độ độc tài”. Ông Minh đến cuối đời cũng không nhận ḿnh chủ mưu hai cuộc thảm sát dù nhiều ư kiến ám chỉ, nói thẳng ông.

 

Nhưng thôi, đó là lịch sử mà tôi không có ư định viết và xin không tranh luận về sự thật lịch sử. Cái tôi biết đó là thân xác của hai anh em ông Tung và ông Triệu bị vùi đâu đó ở khu vực nghĩa trang Bắc Việt (nay là khu vực chùa Phổ Quang, Tân B́nh), bên hông Bộ Tổng tham mưu. Đây là nghĩa trang xưa có từ ít nhất đầu thập kỷ 1920, gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu. Khi hay tin dữ, gia đ́nh ông Tung từ vùng Ông Tạ tất tả lên đây t́m kiếm nhưng không thấy.

 

Điều trùng hợp là thoạt đầu, thân nhân hai ông Diệm – Nhu do e ngại những người giận dữ hai ông quật mồ, xúc phạm thi thể nếu thời điểm nhạy cảm đó chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay là công viên Lê Văn Tám) nên đề nghị được an táng tạm trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo (Bộ Tổng tham mưu).

 

“Hồ sơ an táng hai ông Ngô Đ́nh Diệm và Ngô Đ́nh Nhu”, đóng dấu “mật” do trung tá Lê Soạn, ban Nghi lễ Bộ Tổng tham mưu thực hiện ghi: “Hai chiếc huyệt được đào tai khu đất sau chùa Hưng-Quốc-Tự, bên cạnh mồ của ông Lê-Văn-Phong (triều thần đời Nguyễn và là bào đệ của Đức Tả quân Lê-Văn-Duyệt). Đây là khu đất thuộc khu lăng mộ danh tướng Vơ Tánh (lăng Vơ Tánh vẫn c̣n trong hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, nhưng khuôn viên lăng đă bị thu hẹp. nơi chôn cất hai anh em ông Diệm – Nhu ban đầu đă thành nhà cửa).

 

Mộ hai ông Diệm – Nhu rất gần nơi hai anh em ông Tung – Triệu bị giết một ngày trước đó. Nếu nghĩa trang Bắc Việt ở bên hông một cạnh trại Trần Hưng Đạo th́ cạnh đối diện, nhưng trong khuôn viên trại là mộ hai ông Diệm – Nhu.

 

Sáu tháng sau, ngày 22-4-1964, em trai Tổng thống Diệm là ông cố vấn miền Trung Ngô Đ́nh Cẩn bị Ṭa án Cách mạng tuyên án tử h́nh. Ông Cẩn đệ đơn lên Quốc trưởng Dương Văn Minh xin ân xá. Tổng giám mục Sài G̣n là Phaolô Nguyễn Văn B́nh cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá với lư do ông Cẩn đang bị bệnh rất nặng, không c̣n sống được bao lâu cho nên không cần thiết phải hành quyết. Ông Minh bác đơn. Ngày 9-5-1964, ông Cẩn bị xử bắn, chôn cất cũng ở nghĩa trang Bắc Việt.

 

Đại úy Nhung sau đảo chính lên thiếu tá, sau đó vài tháng đă “lấy dây giày thắt cổ tự tử” khi bị tướng Nguyễn Khánh ra lệnh bắt giam, điều tra để “trả thù cho ông cụ” (cụm từ của tướng Nguyễn Khánh đă nói với bà Trần Trung Dung – cháu gọi ông Diệm bằng cậu). Thiếu tá Nhung khi bị giam ở đây đă viết tờ khai nhận chỉ có ḿnh giết hai ông Diệm – Nhu, không ai chỉ đạo. Sự thật như thế nào, chỉ ông Nhung xuống tay hay c̣n ai nữa? Ai chỉ đạo? Ông Nhung có bị bức cung, ép khai hay không? Tự tử hay bị tra tấn chết… Tới giờ vẫn c̣n những ư kiến khác nhau. Chỉ biết là vợ ông Nhung, theo bài viết “Người bắn hạ hai anh em ông Ngô Đ́nh Diệm nói ǵ trước khi chết?” trên báo Dân Trí ngày 18-8-2014, “bà Huỳnh Thị Nhi cho biết thêm khi khâm liệm ông Nhung bà thấy trên mặt trên đầu trên thân thể ông có hàng chục vết bầm tím, có vết c̣n in nguyên dấu đế giày bốt-đờ-xô”.

 

Sau cuộc đảo chính, đại lộ Ngô Đ́nh Khôi trước mặt Bộ Tổng tham mưu đổi thành Cách Mạng 1 Tháng 11 (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Ngô Đ́nh Khôi là con đầu của quan đại thần nhà Nguyễn, Ngô Đ́nh Khả, anh các ông Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn, Ngô Đ́nh Luyện. Ông Khôi bị lực lượng Việt Minh ở Hiền Sĩ, Huế bắt, kết tội “nội ứng cho Pháp” và xử tử ngay sau Cách mạng Tháng Tám cùng với thượng thư nhà Nguyễn, nhà văn hóa Phạm Quỳnh – cùng tội danh.

 

Một trùng hợp ngẫu nhiên, trong chuyến đi Pháp năm 1922, ông Phạm Quỳnh cũng từng ghé nghĩa trang Bắc Việt sát bên đường Ngô Đ́nh Khôi sau này. Ông viết “Pháp du hành tŕnh nhật kư” mô tả: “5 giờ chiều (ngày 14/2/1922) cùng mấy ông ngoài ta (người Bắc) đi xem vườn Bắc kỳ nghĩa trang, cách thành phố 6 – 7 kilomet. Đó là nơi nghĩa địa của người Bắc ở Sài G̣n. (…) T́nh đồng quận, nghĩa tử sinh, thật là một việc đáng khen lắm”.

 

Năm ngày sau, 6-11-1963, đại tá Bùi Dzinh phải bàn giao Sư đoàn 9 cho tư lệnh phó là trung tá Đoàn Văn Quảng, về tŕnh diện Hội đồng Quân nhân Cách mạng tại Bộ Tổng tham mưu. Tại đây, ông đă có cuộc tranh luận dữ dội với thiếu tướng Tôn Thất Đính khiến ông Đính nổi nóng, móc súng đ̣i bắn. Tướng Lâm Văn Phát nhảy vào can thiệp và tướng Khiêm kéo ông Dzinh sang pḥng khác, rồi mời “về nhà nghỉ ngơi”.

 

Mấy ngày sau nữa, đại tá Bùi Dzinh có tên trong danh sách 31 sĩ quan cao cấp (thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, đại tá Cao Văn Viên, đại tá Bùi Đ́nh Đạm, đại tá Nguyễn Văn Phước…) nhận quyết định “Nghỉ dài hạn không lương”.

 

 

IV- SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH

 

Cái chết của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: Một, vui mừng khi lật đổ chế độ “gia đ́nh trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.

 

Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho nhóm sĩ quan làm đảo chính lật đổ nền Đệ nhất Cộng ḥa Ngô Đ́nh Diệm th́ ai cũng rơ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa ḿnh vào Nam th́ bàng hoàng.

 

Khi nghe ba tôi nói ông Diệm bị giết, mẹ tôi thốt lên “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi vào ngồi trong góc nhà, đầm đ́a nước mắt, đấm ngực than: “Hết về Bắc lại rồi ông ạ”. Chả là nhiều người Bắc 54 đến lúc đó vẫn tin sẽ có ngày ông Diệm đưa ḿnh về lại quê hương.

 

Tiễn tướng Nguyễn Khánh (đội nón sĩ quan ở giữa) tại Bộ Tổng Tham Mưu lên đường làm đại sứ lưu động ngày 20-2-1965. Người mặc áo vest là thủ tướng Phan Huy Quát, anh nhà sử học Phan Huy Lê.
(Ảnh: Francois Sullyu)

 

Phải chăng v́ vậy, không nói đâu xa, ngay chính vùng Ông Tạ là vùng Bắc 54 làm ăn phát triển nhất trong các khu Bắc 54 ở miền Nam trước 1975 nhưng nhà cửa cơ bản vẫn chỉ xây tạm bợ. Nhiều nhà vẫn nhà lá hoặc nhà gỗ, mái tôn… Tiền bạc làm ra dành dụm cho ngày về lại quê xưa. Ông Diệm không c̣n, nhiều nhà cửa vùng Ông Tạ bỗng vọt lên nhà đúc, nhà bê tông ba, bốn tầng. Năm 1964, nhà ảnh Á Đông ở ngă ba Ông Tạ là cả một “ṭa cao ốc” năm tầng. Có lẽ họ đă thôi nghĩ chuyện về Bắc mà ở lại miền Nam lâu dài…

 

Nhưng sự giận dữ phe đảo chính vẫn c̣n đó, có dịp là bùng lên. Một đêm đầu tháng 9-1964, hàng ngàn người dân các khu xóm trong vùng Ông Tạ và lân cận kéo nhau đến trụ sở Bộ Tổng tham mưu đầu đường Thoại Ngọc Hầu, cách ngă ba một cây số, phản đối tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh không thuộc nhóm đảo chính 1-11-1963, nhưng ngay sau đó phát biểu ủng hộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng và là người ủng hộ việc Mỹ đưa quân vào miền Nam.

 

Tuy nhiên vài tháng sau, có vẻ như tướng Khánh có cảm nhận ḿnh bị đối xử không tốt. Cạnh đó, tướng tham gia đảo chính là Trần Thiện Khiêm cũng cảm thấy ḿnh bị coi nhẹ nên hai người bắt tay nhau làm đảo chính Hội đồng Quân nhân Cách mạng sáng sớm 30-1-1964, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Mai Hữu Xuân. Nhóm này gọi đây là Chỉnh lư.

 

Không chỉ bắt thiếu tá Nhung – nghi can số một đă giết hai anh em đại tá Tung – thiếu tá Triệu, Tổng thống Diệm – cố vấn Nhu, tra tấn đến chết để “trả thù cho ông cụ” mà c̣n bắt hai tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Trung tướng Khánh lên nắm chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng thay trung tướng Dương Văn Minh.

 

Bộ chỉ huy cầm đầu cuộc Chỉnh lư đặt trong Ṭa hành chính tỉnh Gia Định (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận B́nh Thạnh). Khi đó, đại tá Huỳnh Văn Tồn làm tỉnh trưởng Gia Định. Nhà ông Tồn trong cư xá Thoại Ngọc Hầu (nay trong hẻm 15 Phạm Văn Hai), cách nhà tôi hơn hai trăm thước, tôi đi học qua lại hàng ngày.

 

Không hiểu sao, ba tuần sau, ngày 13-9-1964, đảng Đại Việt lại làm cuộc binh biến, cầm đầu là đại tá Huỳnh Văn Tồn, tư lệnh Sư đoàn 7 và trung tướng Dương Văn Đức, tư lệnh Quân đoàn IV. Tướng Nguyễn Văn Thiệu dù đang là tham mưu trưởng liên quân ở Bộ Tổng Tham mưu nhưng không có quân trong tay nên cầu cứu với thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh Sư đoàn 1 về Sài G̣n phản đảo chính thành công.

 

Trở lại cuộc biểu t́nh của dân Ông Tạ. Đoàn biểu t́nh phá rào, tràn vào cổng. Mười năm sau di cư, dân Ông Tạ mới có một đêm náo động như vậy. Đi suốt đêm, đến sáng th́ hung tin báo về: Sáu người biểu t́nh bị bắn chết.

 

Lại biểu t́nh tiếp, diễu hành tới Ṭa Đô chánh (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Dân di cư các xóm đạo cũng kéo tới tiếp viện. Chính quyền Sài G̣n lúc ấy phải xoa dịu bằng cách cho chôn sáu nạn nhân ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi – chủ yếu dành cho sĩ quan cấp cao và người nổi tiếng thời Pháp, thời Việt Nam Cộng ḥa. Linh mục Trần Ngũ Nhạc, chánh xứ An Lạc lên tới nghĩa trang làm lễ tang.

 

Như đă nói, tư dinh của ông Thiệu, ông Khiêm ở cư xá sĩ quan cao cấp Trần Hưng Đạo – Bộ Tổng tham mưu. Con gái ông Thiệu làm lễ vu quy ở nhà này và ông cũng di tản cùng ông Khiêm hồi 1975 từ đây. Bà Thiệu và bà Khiêm hồi hai ông chưa làm tổng thống, thủ tướng thường ngày đi chợ Ông Tạ chung.

 

Ông Thiệu trước đảo chính 1-11-1963 cũng lân la tính mua khu đất của bà con người Nam cố cựu xă Tân Sơn Ḥa, cạnh khu đất của trung tá Dư Quốc Đống, tư lệnh phó Lữ đoàn Nhảy dù (sau lên trung tướng). Sau đảo chính, thấy ông Đống bán đất cho trung tá Huệ, xây rạp Đại Lợi (nay là trung tâm hội nghị tiệc cưới trước chợ Phạm Văn Hai), ông Thiệu bỏ ư định này. Miếng đất đó ông Huệ mua luôn xây building Đại Lợi cho Mỹ thuê. Sau 1975 là trại giam Đại Lợi của quận Tân B́nh, hiện là chung cư.

 

C̣n ông Khiêm có nhà riêng sau nhà thờ Chí Ḥa, sát tường rào phía sau trại dù Phạm Công Quân (năm 1971, bà Thiệu tổ chức quyên góp, làm hội chợ xây bệnh viện V́ Dân, nay là bệnh viện Thống Nhất). Ba má bà Khiêm có một khu đất khá rộng sát bên vùng Ông Tạ xây cho thuê trên đường Huỳnh Quang Tiên (nay là Đặng Văn Ngữ), gần cơm tấm Ba Ghiền hiện nay. Khu đất này sau 1975 một thời gian là Công an quận Phú Nhuận, hiện là cao ốc 40 Đặng Văn Ngữ. Chị bà Khiêm là giám thị trường Ngô Sĩ Liên vùng Ông Tạ tôi học.

 

Đối diện trường Ngô Sĩ Liên là cư xá Việt Nam Thương Tín, trong đó có nhà em họ ông Thiệu là Hoàng Đức Nhă, bí thư kiêm tham vụ báo chí (press secretary) của Tổng thống Thiệu; sau đó làm tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi. Gia đ́nh ông Nhă ở đây từ đầu thập niên 1960 đến 1975.

 

Trong khi đó, sau khi phản đảo chính thất bại và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng của tướng Dương Văn Minh tước binh quyền, đại tá Bùi Dzinh – viên sĩ quan trung thành tuyệt đối với nền Đệ nhất Cộng ḥa Ngô Đ́nh Diệm, nhà cửa cho tới nay vẫn ở vùng Ông Tạ đă lên kế hoạch “trả thù cho ông cụ” bằng việc âm thầm chuẩn bị cho cuộc đảo chính của chính ḿnh, cùng với tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo (sau 1975 mới biết là đại tá Thảo là t́nh báo của phía bên kia).

  

(C̣n tiếp) 

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính