Những trận Giết Người Long Trời Lở Đất

 

Bút Sử

 

 

Trong giai đoạn chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh (HCM), 1951-1956, hàng ngàn dân miền Bắc bị sát hại. Theo một số tài liệu th́ con số có thể ít nhất 200 ngàn. Chết v́ bị Đảng xử tử, bị Đảng chôn sống, bị bắt rồi chết trong tù, con cháu nông dân không nhà cửa lang thang chết v́ đói, người nhà giết nhau để giành sự sống, tự tử…Chết thảm đến lúc Đảng phải chấp nhận đó là những trận giết người “long trời lở đất.” Giết dân ḿnh để phục vụ quyền lợi của Nga Tàu, và HCM luôn tuân thủ lệnh cấp trên của đàn anh quốc tế đưa ra. Chung quanh chiến dịch giết  người này là những thủ đoạn tinh vi khôn lường của lănh tụ HCM. Sau đây là phần ghi lại của những nhân chứng, nhân xét của những nhà báo và sử gia quốc tế về những trận giết người đẫm máu này.

 

Được nghe bà kể khổ

Con thấy đời con thực là đáng chết!

Con đă đi bóc lột để nuôi bà

Con bây giờ không dám nhận là cha

Dù bà là do con đẻ ra

Con, thành phần địa chủ thối tha

Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà

Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!

Đó là lời môt cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội

Trước đấu trường giăng giối với con

(Nguyễn Chí Thiện, 1972)

 

Bài thơ trên của thi sĩ bị tù ngục Nguyễn Chí Thiện đă lột tả cảnh con đấu tố cha thật dă man để may ra c̣n mạng sống, và Đảng rất muốn người con này phải làm như vậy. Đảng không trực tiếp đấu tố mà! Đây là  một trong những người con trong gia đ́nh tố cáo cha mẹ ḿnh, bằng không th́ khó mà sống yên với Đảng, dù biết cha mẹ không có tội ǵ cả con vẫn phải bịa chuyện để tố khổ. Cha, một cụ đồ già, phải gọi con bằng bà và khấn đầu chịu tội trước khi bị xử tử.

 

Chết v́ bị “cô lập” nghe qua hơi khó mường tượng, nhưng theo tác giả Hoàng Văn Chí trong cuốn Từ Thực Dân đến Cộng sản th́ thành phần này c̣n cao gấp nhiều lần những nông dân địa chủ bị xử bắn. Họ bị tuyên bố là địa chủ (kể cả những nông dân nghèo bị nâng cấp thành địa chủ) đáng bị khinh khi. Cha mẹ, ông bà bị xử tử hay trong tù, con cháu c̣n lại đi đến đâu cũng bị người người xa lánh, không ai giúp đỡ, chết v́ lang thang đói khát. Bài thơ của Hoàng Cầm lột tả cảnh đời thống khổ của những trẻ thơ: Em bé lên sáu tuổi. Lủi thủi t́m miếng ăn. Bố: cường hào nợ máu. Đă trả trước nông dân…Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan cũng là nhân chứng của Cải Cách Ruộng Đất. Trong một buổi phỏng vấn những năm gần cuối đời ông đă thẳng thắn nói rằng: HCM là thằng mất đạo đức, thằng mất dạy!

 

Vụ xử tử bà Nguyễn Thị Năm gây nhiều ấn tượng trong dân chúng thời bấy giờ. Bà được Đảng đem ra đầu tiên để bắn làm gương, một người giàu có từng đóng góp rất nhiều tiền của cho phong trào gọi là “cách mạng” của HCM. Những tài liệu ghi lại sau này, gồm cả sách của Trần Đĩnh với tác phẩm Đèn Cù (2014), rằng trước khi giết bà Năm, HCM đă dọn đường bằng những bài viết trên báo Nhân Dân kích thích ḷng thù hận bằng cách bịa ra những câu chuyện địa chủ ác độc gán cho bà Năm. Trần Đĩnh từng là cây viết gạo cội của tờ báo nên ông biết rơ khi nhận bài “Địa Chủ Ác Ghê” của C.B., tức HCM.

 

Đại kịch sĩ HCM c̣n thêm một màn này nữa. Trần Đĩnh: Trong cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh th́ đeo kính râm suốt” (Đèn Cù, trang 84).

 

Giáo sư Bernard Fall, đại học Howard, một trong số người nghiên cứu về thời sự Việt Nam rất sâu sắc vào giai đoạn những năm đầu của chiến tranh, biết rơ bản chất của Hồ, mà sau này những cây viết khác phải dùng tài liệu của ông Fall khi viết về HCM. Ông cho rằng HCM là một người có đặc tính cứng cỏi, dùng lư trí nhiều hơn t́nh cảm,  làm việc  với kế hoạch 24/24. HCM ra lệnh miệng giết người, ngay cả giết những đồng chí của ḿnh, rồi ông ta đứng ra xa làm như không dính dáng ǵ tới…Ông đă đạt một kết quả như ư muốn trong vụ xử tử bà Nguyễn Thị Năm.(fantastic performance!)

 

Một hiện tượng tàn sát nông dân khủng khiếp rất quy mô tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, khi người dân nổi dậy chống lại chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của nhà nước HCM. Sự việc xảy ra vào 11/1956, khi sư đoàn 325 của Quân Đội Nhân Dân đă được điều động đến thẳng tay tàn sát (full-blown). 

 

Giết hại dân không ngừng trong 3 năm liên tiếp, rồi nảy ra thủ đoạn “xin lỗi.” Theo giáo sư  Christopher Goscha, môn Sử Học trường Université du Québec à Montréal, th́ tṛ “điều chỉnh” chỉ là phỉnh lừa thôi.

 

The party promised to right the wrongs, to “re-class” those who had been wrongly categorized, to return land and assets, and dismantle the special courts. But as Ho admitted, ‘the party could not bring the dead back to life.’ Instead, the party organized a massive ‘Rectification of Errors Campaign’, during which leaders and cadres publicly confessed their sin. (Vietnam A New History, Christopher Goscha, 2016, page 295) 

 

Đảng hứa sửa những lỗi lầm, hứa “đổi lại giai cấp” cho những ai bị sắp xếp sai giai cấp, hứa trả lại đất và tài sản, và hủy bỏ những phiên ṭa xử đặc biệt. Nhưng như Hồ đă hứa, ‘đảng không thể trả lại sự sống.’ Thay vào, đảng lại tổ chức một ‘Cuộc Chỉnh Sai’, trong đó những lănh đạo và cán bộ công khai thú tội. 

 

Tại sao có vụ “nâng giai cấp”? Theo chỉ thị của Mao là 5% người dân miền Bắc là địa chủ, con số này phải bị đem ra xử tử. Nhưng không thể t́m ra cho đủ chỉ tiêu 5% trong tổng số dân khoảng 17 triệu, nên Đảng phải “nâng cấp” những nông dân nghèo chỉ có vài sào ruộng cũng phải trở thành “địa chủ.” Khi giết xong hằng ngàn nông dân, giàu và nghèo, th́ lại ra chương tŕnh “sửa sai”, nhưng không phải thật tâm sửa mà là kế hoạch mồi những ai có ư chống Đảng ra thú tội, rồi Đảng làm danh sách cho họ vào thành phần cần xét lại hay thanh trừng sau đó. Đảng chủ trương quét sạch những ư tưởng không theo đúng chủ nghĩa cộng sản đề ra. Những  nông dân được cho là có phúc lợi cũng phải trả lại ruộng đất cho Đảng vài năm sau đó.

 


H́nh trên, tại Liên Sô. Chiến dịch tịch thu tài sản và giết nông dân bằng nhiều cách, trong đó có chết v́ đói nằm la liệt ngoài đường, đói đến độ người ta phải ăn thịt người.

 


H́nh trên, tại Trung Quốc. Cảnh Đảng của nhà nước cộng sản giết nông dân qua chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất.

 

Mao Trạch Đông cho cán bộ qua miền Bắc Việt Nam huấn luyện cán bộ của HCM với nhiều giai đoạn trước khi thực hiện những vụ đấu tố giết địa chủ và nông dân.

 

Từ Thực Dân đến Cộng Sản, một trong những sách viết cặn kẽ về Cải Cách Ruộng Đất của tác giả Hoàng Văn Chí, đă đưa ra nhiều h́nh ảnh khủng khiếp tại buổi xử tử nông dân.


Tập đoàn của chính phủ HCM kêu gọi dân chúng tụ họp mỗi lần có cuộc đấu tố và xử tử địa chủ và nông dân.

 

Những người bị kêu án tử h́nh bị bắn ngay sau khi tuyên án và hố chôn đă đào sẵn, trước khi ṭa nhóm họp. Hồi đầu, những người bị xử tử h́nh được phép tuyên bố vài lời trước khi bị bắn, nhưng sau khi một người , trước khi chết hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Đảng Lao Động muôn năm!” th́ thủ tục “tư sản” này bị băi bỏ. Từ đó về sau, hễ ṭa tuyên án tử h́nh th́ tức khắc một cán bộ đứng sau nạn nhân nhanh tay nhét giẻ vào miệng và lôi đi. Một điều đáng thương cho những người bị hành quyết là những tự vệ xă cầm súng bắn phần nhiều mới cầm súng lần đầu, nên bắn trật bậy trật bạ. Nhiều nạn nhân bị lôi đi chôn chưa chết hẳn. Mồ chôn địa chủ bao giờ cũng san phẳng và cây cỏ lên trên. Những cuộc xử bắn địa chủ bao giờ cũng tổ chức thành biểu t́nh.

 

Công chúng vỗ tay hoan hô khi nạn nhân ngă gục dưới lằn đạn. (Từ Thực  Dân đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, trang 254)

 

Đảng cũng c̣n biết nhột khi nạn nhân hô to “HCM  muôn năm!..” nên sau đó đă cấm không cho ân huệ hô la ǵ nữa trước khi chết. Thời nay th́ chỉ có đảng viên hô la “HCM muôn năm!” v́ nhờ Hồ mà Đảng c̣n quyền lực và giàu có, nhưng không phải nhột mà là chai lỳ như dân gian từng nói là họ đă không c̣n giây thần kinh hỗ thẹn!

 

 

Bút Sử

 

Sources: Vietnam A New History, Christopher Goscha, 2016; Từ Thực Dân đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, 1964; Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện, 2007; Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hal Buell, 2003.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính