Chính sách đi hàng hai

 

Bút Sử

 

 

Hơn 75 năm kể từ ngày Việt Minh cướp chính quyền, hằng năm vào khoảng gần ngay 2/9, Đảng Cộng Sản Việt Nam hâm nóng cái gọi là “giành độc lập” để tuyên truyền ru ngủ rằng Đảng có chính nghĩa. Thế th́ hai chữ “độc lập” đối với Đảng có ư nghĩa ǵ? Hăy thử phân tích xem trên thực tế Đảng có bao giờ được tự ḿnh quyết định những vấn đề liền quan tới quốc gia dân tộc?

 

Sau khi cướp chính phủ Trần Trọng Kim, Hồ Chí Minh (HCM) thành lập “Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa”. Việc làm thiết thực nhất trong lúc này là HCM muốn “chính phủ” này được công nhận, và không ai hơn là Hoa Kỳ.

 

Ngày 2/9/1945

 

Ngày 2/9/1945, buổi ra mắt tại Hà Nội, người ta thấy biểu ngữ dựng ngay gần khán đài với ba chữ ” THE DOC LAP”. Người có hiểu biết về ngoại ngữ hiểu ngay chữ “the” (article) là mạo từ trong tiếng Anh, thí dụ như: the house, the event, the dress…Nhưng tại sao biểu ngữ này lại là “THE DOC LAP” thay v́ “NGÀY ĐỘC LẬP”? Không ǵ hơn là HCM đang o ép Mỹ trong lúc này. Nhưng dùng một chữ “THE” có đáng để lấy ḷng những người Mỹ chăng? Nhất là quyết định có công nhận chính phủ của Hồ không phải từ các ông sĩ quan trong OSS -cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ- mà phải là cơ quan đầu năo tại Washington DC.

 

Đại Úy Ray Grelecki, thuộc OSS, đă kể lại nhiều chi tiết trong buổi 2/9 đó. Trong phim Uncle Ho, Uncle Sam“:

Grelecki: People were coming from jungle, from country…Here we were symbolically a few American. They went over and over…Who else would they want reviewing the parade? I am American and captain Patti an American. Symbolically I represented my country.

Grelecki: Nhiều người tới dự từ rừng núi, từ đồng quê…Tại đây chúng tôi là biểu tượng của vài người Mỹ. Họ diễn hành đi qua đi lại… Ai nữa mà họ muốn xem trong buổi diễn hành ngoài chúng tôi? Tôi là một người Mỹ và đại úy Patti là người Mỹ. Một cách biểu tượng, tôi đại diện cho quốc gia của tôi.

 

Quang cảnh ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đ́nh với biểu ngữ “THE DOC LAP”

 

Ở đây đại úy Grelecki có ư là tập đoàn HCM muốn dùng vài người Mỹ này để tuyên truyền. Đoàn diễn hành phải đi qua lại nhiều lần trước mặt họ để ghi lại h́nh ảnh rằng có Mỹ tham dự, ám đặt vào đầu người xem như là chính phủ Hoa Kỳ đă công nhận. Thử hỏi chỉ có vài người Mỹ, trong đó ông Patti là trưởng cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ, mà các ông đứng trong đám đông với vai tṛ quan sát thôi th́ làm ǵ có sự công nhận? Hơn nữa Hoa Kỳ đă thừa biết HCM chính là Nguyễn Ái Quốc, một quốc tế cộng sản, mà OSS đặt bí danh cho ông ta là Lucius, đă dùng và trả lương cho Lucius một số ngày để làm công tác t́nh báo khi đang đương đầu với Nhật.

 

Mọi chiêu dụ để được Hoa Kỳ công nhận đă thất bại. Vào ngày 7/ 3/1946, “Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa” của Hồ được Pháp công nhận tại một buổi lễ được tổ chức tại Hà Nội vừa sau khi HCM và Vơ Nguyên Giáp trịnh trọng đón rước phái đoàn Pháp vào thành phố. Phái đoàn Pháp này thuộc chính phủ Gouin và Thorez, tức phe Đảng Xă Hội và Cộng Sản đang nắm quyền quốc hội. Ba tháng sau th́ họ bị mất ghế qua cuộc bầu cử ngày 2/6/1946.

 

Khi bị Pháp tái chiếm vào 12/1946 để dẹp làn sóng đỏ ở Đông Dương, qua sự trợ giúp của Hoa Kỳ, lúc này Việt minh chưa được tiếp tay của Trung Cộng, HCM và bộ đội phải dạt vào rừng cho đến cuối năm 1949 khi Mao đánh thắng phe Tưởng.

 

Cuộc chiến tranh ư thức hệ bắt đầu từ 1946 đến 1954 và kéo dài đến 1975 phải kể là một cuộc chiến với các khối cộng sản và dân chủ tự do. Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa có Hoa Kỳ hỗ trợ, miền Bắc cộng sản có khối Liên Sô và Trung Cộng.

Đáng đem ra ở đây là Việt cộng (Việt Nam cộng sản) kể cả hai miền lănh đạo bởi HCM và tập đoàn dùng thủ đoạn hai mang (double dealings) để bảo vệ quyền lực. Người ta ví Hồ như con tắc kè thay đổi màu sắc tùy theo hoàn cảnh xung quanh. Ông ta đi theo bất cứ thế lực nào, không kể cộng sản hay không cộng sản miễn sao làm lợi cho ư đồ của ḿnh. Phương cách làm chính trị hàng hai này kéo dài cho tới ngày nay.

 

Điều nhục nhă và mâu thuẫn là trên báo đài, trên miệng của những chóp bu cộng sản vẫn ra rả nào là “độc lập, tự do, giải phóng…” để mị dân, c̣n thực tế th́ Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn bị ḱm kẹp bởi trước kia là Liên Sô, nay là Trung Cộng. Có những giai đoạn nội bộ Đảng xảy ra tranh chấp, phe theo Liên Sô thanh trừng phe ngả về Trung Cộng, và ngược lại.

 

Trung Cộng đă và đang khống chế biển đông qua nhiều năm qua, giết hại nhiều ngư dân Việt Nam, chiếm các biển đảo, lănh thổ, chủ quyền 99 năm trên những đặc khu…Những buổi họp kư giao như Mật Ước Thành Đô từ 1990 dần dà được thực hiện. Khi dân chúng biểu t́nh chống đối th́ bị vào tù.

 

Theo Đảng th́ mất nước, mà theo Mỹ th́ mất quyền hành. Nói theo Mỹ th́ cũng chưa đúng hẳn về mặt chính trị, bởi v́ chính nhà nước cộng sản này nhiều năm nay đang phải cúi đầu van xin sự trợ giúp của Hoa Kỳ về nhiều phương diện. Hầu hết dân chúng vẫn ngưỡng mộ người Mỹ, đề cao kinh tế Hoa Kỳ cùng những công nghệ, kỹ thuật, máy móc, nhu liệu hàng đầu thế giới, và chính cá nhân từng người đang hưởng những sản phẩm giá trị đó. Ngay cả nhiều con cháu của đảng viên, cao cấp cũng như thấp hơn, du học tại Hoa Kỳ chứ không phải là Trung Quốc.

 

Khó xử quá! Gần đây Đảng cho ra thái độ như là “không theo bên nào” để làm vừa ḷng đàn anh Trung Cộng. Phía Hoa Kỳ th́ có vẻ o ép hơn, nhất là bắt đầu thời Tổng Thống Donald Trump, chuyển một số công ty từ Trung Quốc qua Việt Nam. Người dân có thêm chuyện làm.

 

Chuyến Thăm Việt Nam của Phó Tổng Thống Kamala Harris

HANOI (AP) — Vice President Kamala Harris called on Vietnam to join the U.S. in challenging China’s “bullying” in the South China Sea, continuing her sharp rhetoric against Beijing as she met with Vietnamese leaders on Wednesday.

We need to find ways to pressure and raise the pressure, frankly, on Beijing to abide by the United Nations Convention on the Law of the Sea, and to challenge its bullying and excessive maritime claims, she said in remarks at the opening of a meeting with Vietnamese President Nguyen Xuan Phuc.

Hà Nội (AP) Phó Tổng thống Kamala Harris kêu gọi Việt Nam tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc thách thức “sự bắt nạt” của Trung Quốc ở Biển Đông, tiếp tục lời hùng biện sắc bén chống lại Bắc Kinh trong cuộc gặp với các nhà lănh đạo Việt Nam hôm thứ Tư.

Chúng tôi cần phải t́m cách gây áp lực và gia tăng sức ép, nói thẳng ra là Bắc Kinh phải tuân thủ Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và thách thức các các sự bắt nạt, tuyên bố chủ quyền trên biển quá mức của họ, bà phát biểu khi mở đầu buổi họp với ​​chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

 

Bà Harris bày tỏ ủng hộ việc cử thêm một tàu tuần duyên của Hoa Kỳ tới Việt Nam để giúp bảo vệ lợi ích an ninh của nước này trên tuyến đường thủy đang tranh chấp và cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ “duy tŕ sự hiện diện mạnh mẽ ở Biển Đông” để thách thức Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng sẽ cung cấp 23 triệu USD để giúp Việt Nam mở rộng phân phối vaccine, đồng thời cũng sẽ gởi thêm 1 triệu doses vaccine Pfizer đến Việt Nam, 77 máy lạnh freezers để chứa vaccine. Những viện trợ khác của Hoa Kỳ cho Việt Nam bao gồm các khoản đầu tư để giúp nước này chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng sạch hơn và mở rộng việc xử dụng các phương tiện như điện dùng cho xe hơi, và hàng triệu những viện trợ khác.

 

Nguyễn Xuân Phúc chỉ biết cúi đầu gật gù trước tuyên bố của bà Harris. Trở lại khoảng 5 năm trước, tướng cộng sản Trương Giang Long đă bị cho “về hưu” vào 2017 v́ những tuyên bố trước đó, rằng Trung Cộng bằng mọi cách có chủ quyền trên lănh thổ Việt Nam. Ông ta dẫn chứng qua nhiều t́nh tiết như người Trung Quốc được gài vào mọi ngơ ngách từ hạ tầng cơ sở lên tới cấp trên. Hiện tại, t́nh báo Hoa Nam ngày càng bị lộ thêm những tin vô cùng bất lợi cho Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.

 

Vấn đề thời sự nóng này không biết Đảng có dám tŕnh bày trước nhân dân nhân ngày gọi là “độc lập” đang sắp diễn ra của một nhà nước độc tài toàn trị?

 

 

Bút Sử

29/8/2021

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính