Tội nghiệp lục bát theo “văn hóa” Cộng sản
Bùi Bảo Trúc
Lục bát
là thể thơ đặc biệt của người Việt Nam. Người Hoa không có lục bát. Ở Đông
Nam Á, chỉ có Thái Lan có lục bát với cách gieo vần giống như lục bát của
chúng ta.
Nguyễn Du, Nguyễn Đ́nh Chiểu và nhiều tác giả khác
trong văn học Việt Nam đă sử dụng lục bát trong các tác phẩm của họ. Người
b́nh dân trong những câu ḥ, câu lư, trong ca dao cũng đă đến với lục bát.
Nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc cho rằng thơ lục bát dễ làm nhưng
làm được một bài lục bát hay th́ rất khó. Dở một chút th́ lục bát thành vè
ngay.
Nhưng có thật là lục bát dễ làm không?
Ở bậc trung học trước năm 1975: Việt Nam Cộng Ḥa ngay ở năm đầu, tôi nhớ
là học sinh lớp đệ thất cũng đă được dậy về luật thơ lục bát: Chữ cuối của
câu sáu phải vần với chữ thứ sáu của câu tám; chữ cuối của câu tám phải
vần với chữ cuối của câu sáu, và chữ thứ sáu của câu sáu phải vần với chữ
thứ sáu của câu tám ... và cứ như thế tiếp tục trong suốt 3,254 câu của
truyện Kiều.
Cách hiệp vần lục bát như vừa nêu ra ở trên thoạt nghe th́ có vẻ khó nhớ,
nhưng chỉ cần lẩm nhẩm mấy câu đầu của truyện Kiều là nhớ ngay cách hiệp
vần lục bát:
Trăm năm trong cơi người TA
Chữ tài chữ mệnh khéo LÀ ghét NHAU
Trải qua một cuộc bể DÂU
Những điều trông thấy mà ĐAU đớn ḷng
Trong những câu trên, TA vần với LÀ; NHAU vần với DÂU, với ĐAU. Tuy dễ như
vậy, nhưng h́nh như không phải người Việt Nam nào cũng biết cách hiệp vần
của thơ lục bát. Mới đây, một cựu học sinh của một trường trung học danh
tiếng ở Sài G̣n trước đây cũng đă lạc vận một cách tệ hại trong mấy câu
gọi là lục bát của ông:
... Ấy ơi, ấy hăy vào ĐÂY
Cho em đổi lại cái QUẦN chút COI
Cái quần duy nhất của EM
Hôm qua anh lấy về BÊN ấy rồi
...
Hôm nay mưa đổ sụt SÙI
Tơ không hong nữa cái QUẦN không PHƠI
Bên hiên vẫn vắng bóng NÀNG
Rưng rưng tôi nghiện cái QUẦN của em
Trong 8 câu lục bát, chỉ có mấy chữ EM, QUÊN và NÀNG, QUẦN là tạm có thể
coi là có vần với nhau mặc dù có hơi khiên cưỡng. Những câu khác th́ đều
lạc vận. ĐÂY không thể vần với QUẦN; COI không thể vần với EM; SÙI không
thể vần với QUẦN; PHƠI không thể vần với NÀNG.
Thơ tự do th́ không cần phải có vần. Nhưng nếu một câu sáu kế đó là một
câu tám th́ đó là lục bát và phải theo luật của lục bát và phải hiệp vần.
Mấy câu đó được nghe thấy trong một cuộc họp mặt tất niên của các cựu học
sinh mấy trường trung học ở Sài G̣n trước đây. (có lẽ tại v́ ảnh hưởng
“văn hóa” của Cộng sản)
Nguyên đó là một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính gồm 42 câu kể chuyện một
cuộc t́nh bi thảm của một thanh niên với cô hàng xóm. Mối t́nh chưa có dịp
thổ lộ th́ người phụ nữ trẻ qua đời. Bài thơ này đă được ít nhất hai nhạc
sĩ phổ thành nhạc. Và một trong hai bản nhạc cũng được sửa lời để hát diễu
thành hai người lấy lộn quần của nhau v́ cùng phơi trên một cái cọc giữa
hai căn nhà. Nhưng rồi chính lời diễu của bài hát diễu đó cũng lại được
sửa lại thành những câu lục bát lạc vận một cách thảm hại được hát lên
trong buổi họp mặt vừa qua.
Tác giả của những lời ca được sửa lại lần nữa với những câu lục bát què
quặt ấy, theo bài tường thuật trên báo, cho biết có “giữ bản quyền”. Việc
đó không cần thiết v́ lục bát mà như vậy th́ sẽ không có ai chôm chỉa của
ông đâu khiến ông phải quá lo xa.
Nếu tác giả chỉ đọc cho vợ con nghe trong bếp th́ tôi sẽ không bao giờ có
ư kiến. Nhưng v́ nó được phổ biến ở một nơi công cộng nên người nghe được
quyền có ư kiến và nhận xét.
Có ư kiến v́ tôi sợ rằng sẽ có người nghe hay đọc thấy những câu ấy rồi
tưởng thơ lục bát là như thế rồi cứ thế mà bắt chước làm thơ lục bát th́
tội cho cụ Tiên Điền biết là chừng nào. Bỗng nhớ hai câu bi thảm của
Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Ba
trăm năm nữa có dư/Biết c̣n ai khóc Tố Như Tiên Điền)
Thưa Tố Như tiên sinh, lục bát, thể thơ mà tiên sinh dùng để viết truyện
Kiều đă bị thảm sát như vậy th́ con số người khóc tiên sinh chắc chắn
không phải là nhỏ.
Mà cũng tội nghiệp cho lục bát biết là chừng nào! Ấy là chưa nói tới câu
cuối (rưng rưng tôi nghiện cái quần của em) là một câu tuyệt “đại cực kỳ”
nham nhở và dơ dáy.
Nên cũng tội nghiệp luôn cả Nguyễn Bính nữa.
Bùi Bảo Trúc
|