Hồ Chí Minh là người Tàu, th́ đảng Cộng sản Việt Nam vô tội?

 

Bùi Anh Trinh


 

Trong bài “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh”, ông Phan Châu Thành đă đưa ra 2 chứng minh:

 

(1) Ông Phan Châu Thành đưa ra một câu văn của HCM dưới bút danh Trần Thắng Lợi: “Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ c̣n đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đ́nh Cửu…,”

 

Theo ông PCT th́ câu văn trên đây cho thấy có hai nhân vật là “Nguyễn Ái Quốc” và “tôi”. Nhưng “tôi” là Trần Thắng Lợi, mà Trần Thắng Lợi lại là HCM cho nên đoạn văn trên trở thành: “…ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, nay chỉ c̣n…”. V́ vậy ông PCT kết luận NAQ và HCM là hai người riêng biệt.

 

Nhưng suy luận như vậy không hợp lư. Nếu cũng cách này mà đọc sách của Trần Dân Tiên th́ sẽ có câu: “Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch”. Cũng có hai nhân vật là “tôi” và “Hồ Chủ tịch”. Nhưng “tôi” là Trần Dân Tiên, mà Trần Dân Tiên là HCM cho nên câu văn trên sẽ trở thành: “Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên Hồ Chí Minh trông thấy Hồ Chủ tịch”

 

* (Người này trông thấy người kia th́ bắt buộc phải là hai người. Nhưng sự thực Trần Dân Tiên chỉ là nhân vật ảo cho nên rốt cuộc chỉ có một người mà thôi).

 

                           Hồ trước hang Pắc bó

 

(2) Ông PCT cho rằng từ năm 1959 đến 1969 HCM mới dám tự nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc. Nhưng điều này không đúng. Hồi kư của Hoàng Quốc Việt cho thấy tháng Giêng năm 1941 Nguyễn Tất Thành mạo xưng ḿnh là Nguyễn Ái Quốc trong cuộc họp Trung ương ĐCSĐD tại Pác Bó: “Các anh phụ trách trong đoàn mới cho tôi biết: Đại biểu Quốc tế đấy, Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đấy”.

 

Hồi kư của Hoàng Tùng cũng cho biết tháng 8 năm 1945 Lê Đức Thọ đi gặp mặt Nguyễn Ái Quốc ở Tân Trào. Rồi cũng từ 1945 có hằng hà sa số tài liệu của CSVN tung hô rằng HCM là NAQ nhưng ông HCM không bao giờ phản đối hay đính chính, nghĩa là ngay từ 1945 ông ta đă mặc nhiên tự nhận ḿnh là NAQ. Do đó nếu cho rằng trước 1959 HCM không dám nhận ḿnh là NAQ th́ không đúng.

 

Sự thực theo ông Nguyễn Thế Truyền th́ Nguyễn Ái Quôc là bút hiệu chung của nhóm “ngũ phụng”, gồm có Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Paul Tất Thành (Hồi kư của lănh tụ CS Trotskyist Hồ Hữu Tường và sách “Những Hoạt Động Của Phan Châu Trinh Tại Pháp” của sử gia Thu Trang).

 

Do đó khi Nguyễn Thế Truyền c̣n sống tại Sài G̣n th́ ông HCM không dám công khai lên tiếng nhận ḿnh là NAQ. Nhưng rồi do v́ ông HCM chết trước ông Nguyễn Thế Truyền 17 ngày cho nên cho nên suốt đời ông HCM không có dịp nào công khai tự nhận ḿnh là Nguyễn Ái Quốc.

 

 

Mười sáu nghi vấn

 

Ngoài hai chứng minh trên đây, ông Phan Châu Thành cũng đưa ra 16 nghi vấn về lư lịch cá nhân của ông Hồ Chí Minh:

 

Về việc năm sinh của HCM không rơ ràng: Trong đời của HCM có ít nhất là 7 lần thay tên đổi họ trên giấy tờ với những tên giả, không phải tên do cha mẹ đặt ra. Cho nên ông có năm, bảy ngày sinh không giống nhau là chuyện thường. Năm sinh 1890 là do ông viết ra trong tự truyện “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”.

 

Đặc biệt tuy có nhiều nhiều lần đổi tên nhưng không có lần nào ông lấy tên trên giấy tờ là Nguyễn Ái Quốc. Biệt danh NAQ chỉ là tên do cảnh sát Paris đặt cho ông Nguyễn Tất Thành từ năm 1922. (Người đi rải truyền đơn cho hội “Ái Quốc Đông Dương” của ông Phan Văn Trường và Phan Chu Trinh. Hội này thành lập từ năm 1914 tại Paris).

 

Về h́nh dạng căn cước của ông Hồ Chí Minh: Hầu hết các h́nh ảnh của Nguyễn Tất Thành từ 1917 cho đến 1945 đều nằm trong hồ sơ lưu trữ của Văn khố quốc gia Pháp. Các chuyên gia điều tra căn cước của mật thám Pháp đă đặt các h́nh đó lên “kính hiển vi” nhưng cuối cùng đành nh́n nhận Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Tất Thành.

 

Về hộp sọ của Nguyễn Tất Thành: Các chuyên viên điều tra căn cước của cảnh sát Pháp cũng đă so sánh về diện mạo và nhân dạng của các h́nh của Nguyễn Tất Thành từ 1917 đến 1945 và họ không thấy có sự khác nhau về hộp sọ của các h́nh.

 

Về chiều cao của Nguyễn Tất Thành: Ông Phan Châu Thành đưa ra bức h́nh ông Vơ Nguyên Giáp đứng bên ông HCM rồi so sánh chiều cao của hai ông. Đây là bức h́nh nguyên thủy trong hồi kư của Trung tá t́nh báo Hoa Kỳ Archimede Patti. Nhưng h́nh của ông PCT đưa ra th́ đă được làm lại bằng phương pháp cắt dán của photoshop. Có thể nh́n thấy vết cắt dán bằng mắt thường ở hai vai của ông Giáp và vai phải, cánh tay trái của ông Hồ. C̣n nếu phóng đại lên 150% th́ chỗ giả mạo hiện ra rất rơ.

Và tấm h́nh ông HCM đứng bên ông Phạm Văn Đồng do ông Phan Châu Thành đưa ra cũng bị làm lại. Nếu phóng đại lên 200% th́ vết giả mạo hiện rơ bên má phải, cánh tay phải và chân phải của ông HCM. Tŕnh độ tay nghề của người làm h́nh giả rất kém. Tuy nhiên cả hai bức h́nh đă sửa không nói lên điều ǵ cả, ngoại trừ là gây hoang mang dư luận với thông tin rằng từ năm 1944 có hai người giả vai Hồ Chí Minh; một người lùn, một người cao.

 

Về lần đầu tiên ông Nguyễn Tất Thành đến Mạc Tư Khoa: Sổ thông hành của ông Nguyễn Tất Thành, tức Cheng Vang (Trần Vương), được kư ngày 25-6-1923. Ông qua cửa khẩu Đức ngày 30-6-1923. Sau đó ông lang thang đâu đó trên đất Nga hay nước nào đó; rồi đến mùa đông ông đến Mạc Tư Khoa vào lúc Lenin qua đời th́ không có ǵ lạ.

Ngoài ra, chuyện NTT đến MTK vào mùa Đông là do ông HCM kể ra sau này dưới tên Trần Dân Tiên và T.Lan. Tuy nhiên trí nhớ của ông HCM th́ rất tệ. Hơn nữa ông ta không bao giờ nói thật cho nên thắc mắc về lời kể của ông ta là một chuyện vô ích.

 

Về bệnh lao phổi của ông Nguyễn Tất Thành: Bệnh lao có xác xuất tử vong rất cao, nhất là trước 1948 chưa có thuốc trụ sinh. Tuy nhiên không có nghĩa là không thề nào qua khỏi, vẫn có người hết bệnh lao và những người này đương nhiên được miễn nhiễm lao. Cách chữa trị lao thời trước là thay đổi điều kiện sống và điều kiện dinh dưỡng. Việc ông NTT khỏi bệnh lao và hút thuốc trở lại là chuyện thường. Hơn thế nữa, v́ ông đă được miễn nhiễm lao cho nên nếu ông hút thuốc trở lại th́ vẫn không hại ǵ cho phổi của ông.

 

Ngoài ra cũng chưa chắc là ông NTT bị lao. Có thể chỉ là tṛ ảo thuật của ông ta để được hưởng quy chế chữa trị cách ly ở trong tù. Bởi v́ ở chung có thể ông ta bị thanh toán bởi hằng trăm đảng viên An Nam Cọng sản đảng đang bị giam v́ bị NTT bán cho mật thám Pháp (Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, thư tố cáo ngày 28-4-1935 của Hà Huy Tập).

 

Chuyện có một người Tàu giả ông Nguyễn Tất Thành nói được giọng Nghệ th́ cũng có thể có. Nhưng không v́ sự “có thể” đó mà kết luận ông HCM là một người Tàu giả Nguyễn Tất Thành.


Về phong cách ăn mặc của ông Nguyễn Tất Thành: Lúc c̣n ở Pháp th́ ông phải mặc theo lối lịch sự của người Paris. C̣n khi là một lănh tụ kháng chiến quân th́ ông phải ăn mặc theo kiểu kháng chiến (luôn luôn mang dép râu). Mà kiểu dép râu th́ dĩ nhiên không lịch sự cho lắm.


Về nét chữ của ông Nguyễn Tất Thành: Chuyên viên phân tích tự dạng của cảnh sát Pháp đă phân tích kỹ chữ viết của ông Nguyễn Tất Thành lúc c̣n ở Pháp và chữ viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1945 và họ kết luận rằng chữ viết của Nguyễn Tất Thành và Hồ Chí Minh là một.


Về văn phong của Hồ Chí Minh: Ông Nguyễn Tất Thành rời xa đất nước tới 34 năm mới trở về nước. Trong thời gian lưu vong ông không sinh hoạt với cộng đồng người Việt cho nên mớ văn hóa Việt mà ông học được trước năm 1911 hoàn toàn lỗi thời so với văn hóa Việt thời 1945. Nhưng không v́ vậy mà kết luận ông là người Tàu.

 

Về tŕnh độ nói tiếng Tàu của ông Nguyễn Tất Thành: Ngày nay văn khố Quốc gia Pháp c̣n lưu một báo cáo của mật thám Lâm Đức Thụ cho biết năm 1926 Nguyễn Tất Thành (Lư Thụy) đ̣i cưới Tăng Tuyết Minh là để học tiếng Tàu. Sau thời gian chung sống và có con với Tăng Tuyết Minh th́ NTT nói được tiếng Tàu, dĩ nhiên không thạo lắm. Rồi đến năm 1928 ông về Thái Lan sống trong cộng đồng người Hoa tại Thái. Đến năm 1930 ông sống tại Hồng Kong cho tới năm 1933. Trong 7 năm này ông dư sức tập nói tiếng Tàu.

 

Về t́nh cảm gia đ́nh của ông Hồ Chí Minh: Năm 1912 ông Nguyễn Tất Thành có gửi một lá thư cho chính quyền Pháp để xin việc cho cha của ḿnh. Rồi sau đó ông ta chớ hề viết thư thăm hỏi hay nhắn tin ǵ cho gia đ́nh. Kể như ông ta từ cha, từ anh chị vào năm đó.


Vậy th́ năm 1945 ông ta có lơ là với anh chị của ḿnh th́ không có ǵ kỳ lạ. C̣n đối với xóm làng Kim Liên cũng vậy, nếu ông ta về thăm thường xuyên th́ chỉ thêm rách việc, người ta sẽ bu lại nhận họ nhận hàng rồi xin xỏ, rồi lợi dụng, v.v…Ông hoàn toàn không muốn dây với họ, chỉ thêm phiền phức chứ không có lợi.

 

Con người của ông ta trước sao sau vậy chứ không phải là hai người khác nhau. Nếu mà HCM thiết tha với anh chị, xóm làng của ḿnh th́ mới là chuyện lạ, e rằng không phải là Nguyễn Tất Thành. Bởi v́ bản chất của Nguyễn Tất Thành là bạc ác vô ơn, không thể nào có chuyện ông ta nhớ anh chị, nhớ xóm làng.

 

Hồi kư của Hoàng Tùng cho biết khi chị của ông ta chết th́ ông ta đang ở bên Tàu, nhưng khi trở về nghe tin chị của ḿnh chết th́ ông chỉ lo đám đệ tử của ông ta không tŕnh diễn đúng thủ tục chia buồn chứ ông ta không mảy may buồn. Nhưng không thể v́ chuyện ông ta không buồn mà kết luận rằng ông ta không phải là Nguyễn Tất Thành. Trái lại, càng chứng tỏ ông ta chính là Nguyễn Tất Thành.

 

Về đạo nghĩa của ông Nguyễn Tất Thành: Ông Phan Chu Trinh là bạn đồng khóa thi Đ́nh với cha của Nguyễn Tất Thành. V́ vậy năm 1917 Thành đến Paris sinh sống đă nhờ ông Phan Chu Trinh t́m cho việc làm và t́m cho chỗ ăn ở. Ông PCT đă giới thiệu cho NTT làm việc tại tiệm chụp h́nh của ông Khánh Kư là nơi ông PCT đang làm việc. Ông PCT cũng giới thiệu cho NTT ở nhà của ông Phan Văn Trường (gác gian). V́ vậy thời này ông NTT một tiếng gọi “Bác Phan”, hai tiếng kêu “Hy Mă nghị bá đại nhân”….


Nhưng đến năm 1922 , khi Nguyễn Tất Thành đă đủ lông đủ cánh trong ĐCS Pháp th́ ông ta coi cụ Phan không ra ǵ, ông đi nói với người khác rằng cụ Phan là hủ lậu, không rành tiếng Pháp, không biết chính trị. Tức ḿnh cụ Phan viết thư chưởi cho một trận, trong thư có nhắc NTT nói xấu cụ thư thế nào. Bức thư đó hiện nay đang c̣n lưu giữ tại Viện bảo tàng Hồ Chí Minh. Vậy tŕnh độ đạo nghĩa của Nguyễn Tất Thành y hệt Hồ Chí Minh, nghĩa là hai người chỉ là một người. Đặc tính của người này là vô ơn, bất nghĩa.

 

Về cách cầm bút của Hồ Chí Minh: Cách cầm bút của HCM y chang cách cầm bút của Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Phạm Quỳnh… tức là của những người viết thạo chữ Hán trước khi học chữ Quốc ngữ. Nhưng không thể v́ vậy mà kết luận các ông là người Tàu.

 

Về khẩu vị của Hồ Chí Minh: Chưa chắc Hồ Chí Minh thích món ăn Tàu. Nhưng nếu quả thực ông ta thích món ăn Tàu th́ chưa chắc ông ta là người Tàu. Có hằng tỉ người trên thế giới thích món ăn Tàu nhưng không phải là người Tàu.

 

Về t́nh nghĩa vợ con của Hồ Chí Minh: Theo Hoàng Tranh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu lịch sử tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc: Năm 1926 Nguyễn Tất Thành cưới Tăng Tuyết Minh có sự chứng kiến của bà Đặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai; bà Thái Sướng, vợ của lănh tụ CSTQ Lư Phú Xuân; và ông Bào La Đ́nh.

 

Cũng theo Hoàng Tranh th́ năm 1950 bà Thái Sướng có làm một tờ chứng nhận Tăng Tuyết Minh là vợ của Nguyễn Tất Thành rồi gởi cho Đảng ủy Quảng Châu của ĐCSTQ, nhằm để cho Tăng Tuyết Minh và con gái là Tăng Ái Thụy được tái hợp với chồng, cha là ông Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Tuy nhiên sau đó ĐCSTQ đă ra lệnh cho bà Thái Sướng và Tăng Tuyết Minh không nên đề cập tới chuyện này nữa. Sử gia Hoàng Tranh không cho biết v́ sao ĐCSTQ lại làm như vậy. Ông chỉ nói: “Việc này vào thời đó không có ǵ là lạ”. Nhưng sau này các nhân vật Hà Nội đă cho biết là v́ “bác” đă được phong thánh cho nên Trường Chinh và ĐCSVN không muốn hạ “bác” xuống làm người trần tục. V́ vậy mà bà Tăng Tuyết Minh đành ôm mối hận cho tới khi bà qua đời vào năm 1991.

 

Quyết định cam chịu, không nhận lại vợ con của ông Nguyễn Tất Thành càng chứng tỏ HCM là một con người bạc ác, bất nhân bất nghĩa; v́ muốn hưởng vinh hoa phú quư mà không nhận lại vợ con. C̣n nếu như HCM là một người khác, thí dụ như Hồ Tập Chương chẳng hạn, th́ hành động từ bỏ Tăng Tuyết Minh và Tăng Ái Thụy của HCM là đúng với đạo nghĩa (Không thể nhận vợ con của người khác làm vợ con của ḿnh).

 

Sau này có một nghi án do ông Vũ Thư Hiên và các ông Nguyễn Minh Cần, Trần Đĩnh đă đưa ra. Đó là chuyện ông HCM không nhận người vợ hờ Nông Thị Xuân và đứa con Nguyễn Tất Trung. Đặt giả sử HCM là Hồ Tập Chương th́ ông Nguyễn Tất Thành vô can trong vụ này. Nhưng ngược lại, nếu đúng Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành th́ không có ǵ lạ bởi v́ bản chất của Nguyễn Tất Thành là tàn nhẫn và bất nghĩa.

 

Có nhiều người thắc mắc (rất tào lao) là tại sao ĐCSVN không thử DNA xem có phải HCM là Nguyễn Tất Thành hay không….(sic). Nếu mà mỗi tin tào lao đều phải kiểm nghiệm th́ người ta đă thử DNA cho Nguyễn Tất Trung, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Chí Vịnh, Lê Thị Hồng Minh… rồi.

 

 

KẾT LUẬN

 

Ngày nay có nhiều người không ưa Hồ Chí Minh nên có khuynh hướng muốn tách Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc ra thành hai người. Theo họ th́ Nguyễn Ái Quốc là một vị anh hùng thánh thiện (Do cái tên Ái Quốc); c̣n Hồ Chí Minh là người xấu xa. Thế rồi nhân giả thuyết “Hồ Tập Chương” của ông Hồ Tuấn Hùng, người ta khăng khăng đoan chắc người anh hùng cách mạng NAQ đă chết, c̣n HCM là một tên Ba Tàu đại gian ác.

 

Nhưng sự thực Nguyễn Ái Quốc chính là Nguyễn Tất Thành. Mà Nguyễn Tất Thành th́ không thể nào là anh hùng. Ngay từ khi c̣n mang tên Paul Tất Thành ông ta đă thể hiện là một lay lưu manh mạo danh Nguyễn Ái Quốc. Dẫn chứng:

Ngày 18-6-1919, tại Paris, báo L’Humanité đăng bản thỉnh nguyện thư 8 điểm của một người kư tên là Nguyễn Ái Quốc. Nhưng tự truyện của ông HCM dưới tên Trần Dân Tiên thú nhận khi bản thỉnh nguyện thư được đăng: “Ông Nguyễn lúc đó rất ít hiểu về chính trị , không biết thế nào là công hội, thế nào là băi công, thế nào là chính đảng…”. Nghĩa là trong khi ông Nguyễn Tất Thành c̣n chưa biết ǵ về chính trị và chưa biết Pháp văn th́ đă có một ông Nguyễn Ái Quốc viết một bài b́nh luận chính trị bằng Pháp văn rất nổi tiếng.

 

Sang năm 1920, ngày 10-2, L’Humanité lại đăng “Thư gửi dân biểu Outrey” của một người kư tên Nguyễn Ái Quốc, cảnh sát Paris nghi là luật sư Phan Văn Trường. Trong khi đó tự truyện của HCM dưới tên Trần Dân Tiên thú nhận cho tới tháng 12-1920 tại đại hội đảng Xă Hội: “Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rơ lắm, v́ người ta thường nhắc lại những tiếng những câu: Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xă hội… ông Nguyễn nhức đầu v́ khó hiểu” . Chứng tỏ ông ta không phải là tác giả của bức thư kư tên Nguyễn Ái Quốc gởi cho dân biểu Outrey trước đó 10 tháng. Nghĩa là Nguyễn Tất Thành không phải là NAQ.

 

Rồi đến khi ông ta bắt đầu biết chút đỉnh th́ đi nói xấu cụ Phan Chu Trinh, người đă từng cưu mang giúp đỡ ông trong những ngày đầu sinh sống tại Paris (1922). Tiếp đó là bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp (1925) để chia nhau 100 ngàn quan tiền với Lâm Đức Thụ. Rồi lừa đảo Hiệp hội Nông dân Quốc tế để lấy 2.500 đô la (1925). Tiếp đến là chiếm lấy tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội của cụ Phan Bội Châu (1925). Rồi phá nát tổ chức này để lập thành một tổ chức Cọng sản (1926).

 

Sau đó là phụ phàng người vợ Tăng Tuyết Minh (1927). Rồi bán đứng các đồng chí trong An Nam Cọng sản đảng của Hồ Tùng Mậu (1929). Tiếp đó là giả danh CSQT để lănh đạo Đông Dương Cọng sản đảng của Ngô Gia Tự và An Nam Cọng sản đảng của Hồ Tùng Mậu (1930). Rồi lại giả lệnh CSQT để phá nát Đảng Cọng sản Đông Dương của Trần Phú (1931).

 

Những tội ác trên đây đă h́nh thành xuyên suốt con người thật của nhân vật gian ác Nguyễn Tất Thành. Giờ đây tất cả những cố gắng gán cho ông ta là nhân vật anh hùng Nguyễn Ái Quốc chỉ là tung hỏa mù nhằm trút mọi tội ác của Nguyễn Tất Thành cho một anh Ba Tàu người Hẹ. Và rồi một khi anh ba Tàu Hồ Tập Chương đă chết th́ c̣n lại ĐCSVN ngây thơ vô tội bởi v́ những tội ác của CSVN từ 1945 đến 1969 (Tết Mậu Thân, 1968) là do Ba Tàu Hồ Tập Chương chứ ĐCSVN không hề ác với người Việt ḿnh (sic).

 

Nếu đúng Hồ Chí Minh là tên Ba Tàu gian ác th́ liệu cái người mạo danh Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) có phải là anh hùng cách mạng hay không? Hay cũng hiện nguyên h́nh là tay lưu manh? Vậy th́ cố gắng tách Hồ Chí Minh ra khỏi Nguyễn Tất Thành để làm ǵ?

 

 

Bùi Anh Trinh

Loạt bài liên quan:

 

Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh... chỉ là một -Kỳ 1-   (Nguyễn Văn Huy)

 

  

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính