Gia đ́nh tôi và ngày 30.04

 

BS. Trần Văn Tích

 

 

Vào ngày 30.04.75 tôi đang giữ chức vụ Y sĩ trưởng Bệnh xá Phủ Đặc uỷ Trung ương T́nh báo. Nhân viên t́nh báo an ninh được xếp vào thành phần bị đe doạ tính mệnh nếu Miền Nam rơi vào tay cộng sản. Theo tác giả Frank Snepp trong “Sauve qui peut”, bản dịch tiếng Pháp cuốn “Decent Interval” th́ Kissinger yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chấp nhận cho 130.000 công dân Đông Dương nhập cảnh Hoa Kỳ, trong số có 50.000 người được xem là ở hoàn cảnh “chí nguy“ (de haut risque). Nhân viên Mỹ thuộc cơ quan DAO phải làm việc 24 giờ trên 24 để tiến hành thủ tục di tản các thành phần này*.


Tuy nhiên cầu di tản hàng không bằng trực thăng (chiến dịch Gió Tới Tấp, Frequent Wind) chỉ hoạt động từ 2 giờ chiều ngày 29 đến 4 giờ 42 sáng ngày 30 th́ chấm dứt và chỉ bốc đi được hầu hết người Mỹ và 5.500 người Việt, chí nguy hay không. Trong khi đó th́ nhiều tàu Hải quân lúc rời bến di tản vẫn c̣n rất rộng chỗ. Cuộc di tản bằng đường thuỷ kéo dài nhiều ngày. Ở Sài G̣n đến chiều ngày 30-4, khi VC đă vào chiếm Đô thành rồi, vẫn có những tàu Hải quân bắt đầu nhổ neo di tản. Cả những tàu đă nằm ụ từ lâu ở bến Bạch Đằng hay đang tu bổ ở Hải quân Công xưởng cũng được sửa chữa vội vàng để làm sao có thể chạy th́ thôi.

 

Những ngày cuối tháng tư năm 1975 đó, trong không khí hoang mang lo sợ của toàn Miền Nam, các ông Trưởng ban – chức vụ tương đương với Giám đốc – thuộc Phủ Đặc uỷ thường xuống bệnh xá ngồi nói chuyện với tôi. Họ cho biết phía Mỹ đă yêu cầu Phủ Đặc uỷ thiết lập một danh sách toàn thể nhân viên của Phủ. Các cô nữ thư kư đang đánh máy không ngừng nghỉ danh sách đó, qui tụ đến vài ngàn nhân viên và gia đ́nh. Danh sách đă hoàn tất kịp thời và một phái đoàn của Phủ, gồm một Trung tá và một Đại uư, đă mang danh sách sang Guam để chuẩn bị đón tiếp nhân viên Phủ. Từ ngày 28.04 trở đi, tôi được thông báo phải thường xuyên liên lạc với Phủ để nếu có lệnh tập họp di tản là phải chở vợ con đến địa điểm tập họp ngay tức khắc. Ngày 28 và ngày 29 tôi vào Bệnh xá Phủ và cùng với nhân viên Bệnh xá ngồi chờ lệnh. Chiều ngày 29 tôi không vào trụ sở Phủ ở bến Bạch Đằng mà đến một cơ quan phụ thuộc của Phủ đóng trụ sở tại đường Trần B́nh Trọng gần nhà tôi để cùng các nhân viên khác của Phủ ngồi chờ. Rất nhiều nhân viên của Phủ Đặc uỷ không t́m cách khác để chạy trốn cộng sản v́ tin tưởng vào lệnh của Phủ bảo phải chờ để được di tản chính thức, hợp lệ. Chúng tôi cùng có chung tâm trạng là người Mỹ đă hứa th́ không thể phủ nhận sự tin cậy vào lời hứa của họ để tự minh dấn thân theo những con đường di tản ngoài dự trù.


Tối 30.04, tôi được nhân viên y tá thông báo phải đưa vợ con đến tập trung tại một ngôi nhà an toàn của Phủ nằm ngay sát cạnh Toà Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Thống Nhất để chuẩn bị được di tản. Tại địa điểm này tôi đă gặp mặt đầy đủ các giới chức cao cấp phục vụ tại Phủ Đặc uỷ mà tôi từng quen biết hàng chục năm qua. Chúng tôi nằm ngồi la liệt trên sàn nhà. Riêng gia đ́nh tôi được dành cho một cái bàn làm việc. Bà xă tôi và thằng con út nằm nghỉ trên bàn c̣n tôi và hai đứa con lớn th́ chỉ có sàn nhà mà thôi. Cổng ra vào được bộ phận an ninh mang súng M16 canh gác chặt chẽ. Càng về khuya càng sốt ruột v́ tiếng máy bay trực thăng lên xuống nóc nhà toà Đại sứ Mỹ ầm ĩ liên miên mà phía chúng tôi không nhận được chỉ thị ǵ cả. Không thể nào ngủ được và để bớt hoảng sợ, hai ba ông Trưởng ban rủ tôi ra ngoài đến gần Toà Đại sứ Mỹ xem cơ sự ra sao. Chúng tôi đă đứng nh́n cảnh trực thăng vần vũ hạ xuống rồi bay lên trên nóc toà Đại sứ. Chúng tôi đă đứng nh́n cảnh bàn dân thiên hạ đổ xô chen chúc nhau thành một khối người đông kinh khủng trước hai cánh cổng bằng sắt đóng im ỉm của Toà Đại sứ.


Rồi máy bay trực thăng không xuất hiện nữa trong khi trời bắt đầu hửng sáng. Chúng tôi đối diện với sự thực phũ phàng và chỉ c̣n cách thất thểu ai về nhà nấy. Riêng tôi th́ xe Lambretta tôi chở vợ con đến nơi tập trung đă bị đánh cắp. Chúng tôi ra đứng bên lề đường chờ tắc xi nhưng măi chẳng thấy. Bỗng một chiếc Volkswagen đậu xịch cạnh tôi. Hoá ra đó là xe của một vị Trung tá biệt phái phục vụ trong Phủ. Gia đ́nh tôi lủi thủi lên xe nhờ vị Trung tá chở về nhà.


*


Theo wikipedia th́ có 1.932 nhân viên t́nh báo đă tham gia tŕnh diện “học tập cải tạo”. Hăy tạm chấp nhận con số gần hai ngàn người vào tù mút mùa sau 30.04 v́ tin vào lời hứa di tản của phía Mỹ. Trong thực tế, có một số người tránh tŕnh diện mà không ai có thể biết rơ là bao nhiêu. Sau khi tôi ở tù cộng sản về, có vài ba anh em đă đến thăm tôi và cho biết rằng họ giấu biệt gốc gác t́nh báo nên không bị tù. Trái lại, có nhân viên của Phủ Đặc uỷ nằm trong tù cộng sản đến mười bảy năm và chỉ được “cấp giấy ra trại” cùng thời điểm với một số sĩ quan cấp tướng Việt Nam Cộng Hoà.


Những ngày cuối tháng tư, thấy phía T́nh báo có vẻ im ĺm, Hải quân Việt Nam Cộng Hoà đă gọi điện thoại hỏi T́nh báo có cần phương tiện di tản bằng đường thuỷ không, nếu cần Hải quân rất sẵn sàng cung cấp. Lúc này phụ trách lănh đạo Phủ Đặc uỷ Trung ương T́nh báo là Ông Nguyễn Phát Lộc, Quyền Đặc uỷ trưởng. Người nhấc máy điện thoại để Ông Nguyễn Phát Lộc trả lời phía Hải quân là một vị Đại uư biệt phái, hiện nay đang ở bên Cali. Nhưng Ông Nguyễn Phát Lộc chỉ biết cám ơn Hải quân và từ chối lời mời gọi di tản v́ phía Mỹ đă hứa sẽ đảm trách chuyện này rồi. Các chi tiết này tôi được nghe kể lại vào những dịp tôi hội ngộ trên đất Hoa Kỳ cùng cựu nhân viên Phủ Đặc uỷ. Họ sang Mỹ theo diện HO. Có người c̣n cho biết là Colby, đầu sỏ CIA ở Sài G̣n năm 1975, đă xin lỗi Tướng Nguyễn Khắc B́nh v́ tổ chức di tản nhân viên t́nh báo Việt Nam Cộng Hoà thất bại!?


Kết quả là hầu như toàn bộ nhân viên Phủ Đặc uỷ vào tù cộng sản và một số chết trong tù. Ông Quyền Đặc uỷ trưởng Nguyễn Phát Lộc và Ông Trưởng ban T Nguyễn Kim Thuư là hai nhân vật cao cấp nhất hy sinh trong ṿng ngục tù Việt cộng. Ông Nguyễn Phát Lộc vốn xuất thân từ Trường Quốc gia Hành chánh. Ông có tài đặc biệt về xem tử vi. Ông đă biên soạn hai ba cuốn sách xem tử vi được giới độc giả rất hâm mộ. Các anh em cùng ở tù với Ông kể cho tôi nghe là Ông Nguyễn Phát Lộc bảo rằng theo tử vi th́ số Ông không chết trong tù. Quả nhiên khi Ông lâm bệnh nặng sắp mất th́ giặc di chuyển Ông ra khỏi những hàng rào kẽm gai lớp lớp bao quanh trại giam và đưa Ông ra ngoài khu giam giữ tù nhân để cho Ông vào nằm cái gọi là bệnh xá của trại cải tạo và Ông ĺa đời tại đây, dẫu sao th́ cũng ở ngoài khuôn viên nhà tù cộng sản. Ông Nguyễn Kim Thuư rất thân với tôi khi chúng tôi cùng phục vụ tại Phủ Đặc uỷ. Ông mang nhiều bệnh khá trầm trọng nên thường được tôi khám bệnh cấp thuốc. Khi biết tin Ông vào tù, tôi rất lo cho sức khoẻ của Ông. Quả nhiên Ông đă không thể sống sót để trở về với vợ con. Bà vợ Ông Thuư là Hiệu trưởng một trường Trung học ở Sài G̣n trước 75.


*


Năm 1954, khi giao Miền Bắc cho Việt Minh, người Pháp đă thương thuyết để những người không chấp nhận sống với cộng sản có đủ, thậm chí có thừa, thời gian di cư vào Miền Nam. Do đó đă có chừng một triệu người dân Miền Bắc chọn di cư và tự do. Hải quân và Không quân Pháp phải cáng đáng và đă chu toàn mọi công việc chuyển di, với sự hỗ trợ của chừng ba mươi chiếc tàu thuỷ Mỹ và Anh. Đến lượt ḿnh, năm 1975, người Mỹ đă không làm được như người Pháp.

Họ dự trù ngân khoản, phương tiện, cơ sở để đón những người không được cộng sản cho tiếp tục sống trong chế độ mới. Nhưng họ tính một đàng mà làm một nẻo. Thậm chí v́ tin tưởng vào lời hứa của Mỹ nên Phủ Đặc uỷ Trung ương T́nh báo Việt Nam Cộng Hoà đă từ chối lời mời gọi di tản bằng đường thuỷ của Hải quân Việt Nam.


Chiến dịch di tản người Mỹ và nhất là người Việt do phía Mỹ tổ chức ngày 30.04.75 là một chiến dịch tiến hành trong hỗn loạn. Có thể người Mỹ đă rút quân trong danh dự theo Hiệp định Paris nhưng Đại sứ Mỹ Martin th́ lại phải ôm quốc kỳ Mỹ tháo chạy trối chết trên nóc toà Đại sứ. C̣n người Việt Nam th́ chẳng những cả ngàn nhân viên t́nh báo đă bị kẹt lại mà bên cạnh c̣n có nhiều nhân vật hoạt động chính trị chống cộng rất tích cực cũng chẳng được ai đoái hoài nên đă không thoát được thân.


Đành rằng Hoa Kỳ đă có những chương tŕnh thương thuyết với Việt cộng để đón tiếp một tập thể rất đông đảo quân cán chính Miền Nam không chấp nhận sống chung với cộng sản. Nhưng cái giá mà người Việt Miền Nam phải trả v́ cung cách bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà của Mỹ vẫn là một cái giá quá cao. Hơn nữa, sau Nam Việt Nam, đă có những t́nh huống bỏ mặc, không quan tâm đến đối với một số các sắc dân hay quốc gia khác đă từng cộng tác với Hoa Kỳ.


Theo suy tư của cá nhân tôi, đây là một cục diện hết sức đáng buồn và đáng tiếc.

06.04.2021
BS. Trần Văn Tích  

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính