Ơn gọi chính trị của người Công giáo

 

 Bs. Nguyễn Tiến Cảnh

 

 

Đọc huấn từ của Đức thánh Cha Biển Đức XVI ban cho các Giám Mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina vừa qua, tôi lại nhớ đến quyển sách “Hăy trả lại cho Caesar / Render unto Caesar” của Tổng Giám Mục Denver, Colorado Charles Chaput mà tôi mới đọc cách nay một tuần lễ. Đang viết về cuốn sách thú vị này th́ lại có dịp đọc bài nói chuyện của chính tác giả nói về cuốn sách đó trong một cuộc hội luận hồi đầu năm tại Đại học Toronto, dưới sự bảo trợ của Tổng giáo phận Toronto trong chương tŕnh Truyền h́nh Công giáo ‘Muối và Ánh Sáng’.

 

Đối chiếu những lời khuyên của Đức Thánh Cha với các giám mục Việt Nam và những tư tưởng gói ghém trong cuốn sách của Tổng Giám Mục Charles Chaput để t́m một bài học cho chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam ở trong nước và ở hải ngoại cũng là điều thú vị và thích đáng.

 

Cuốn sách nói về đời sống và bổn phận chính trị của người Công Giáo. Đức Thánh Cha khuyên các Giám mục Việt Nam hăy cộng tác với cộng đồng chính trị một cách lành mạnh,….. mọi phần tử hăy chân thành dấn thân xây dựng một xă hội công chính, liên đới và công bằng để phục vụ toàn dân, nêu cao tinh thần bác ái của đạo Công Giáo, biểu hiệu Thiên Chúa là T́nh yêu.

 

Chính trị là ǵ, tại sao lại có nhiều người, ngay cả trí thức, linh mục và cả giám mục vẫn hay dị ứng với hai chữ chính trị, cứ nói “chúng tôi không làm chính trị”. Tôi không bàn ở đây cái quan niệm sai lầm lệch lạc này, bởi lẽ đă có nhiều người nói tới rồi, nhất là Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Đọc lời khuyên của ĐTC Biển Đức XVI và ư nghĩa cuốn sách của TGM Denver rồi suy nghĩ cẩn thận th́ chắc chắn chẳng c̣n ai lại cố t́nh bám lấy cái ư tưởng sai lầm và lạc điệu “Tôi không làm chính trị” để lẩn trốn bổn phận của ḿnh. Đức Thánh Cha nói rất vắn gọn, chúng ta phải hiểu nhiều……Tổng Giám Mục Chaput nói rất rơ ràng…Ngài nói với người Mỹ. Nhưng là người Công Giáo th́ ở đâu cũng vậy thôi. Nhất là ở Việt Nam, với t́nh trạng đất nước hiện nay, áp dụng lời khuyên của Đức Thánh Cha và Đức Tổng quả là hợp lư, đúng nghĩa và cần thiết.

 

 

*****

  

Trước khi bắt đầu câu chuyện, Đức Tổng Chaput xác định vài điều:

 

1-     Canada và Hoa Kỳ là hai nước bạn láng giềng thân thiết từ lâu, đến độ người Hoa Kỳ cứ tưởng hai nước là một, nhưng thực sự lịch sử của hai nước, cấu trúc chính trị của hai nước và ngay cả cách nh́n ra thế giới của hai nước –về một vài phương diện- lại khác nhau. Nhưng thiết nghĩ, trọng tâm ư nghĩa của ơn gọi chính trị của người Công Giáo th́ ở đâu cũng vậy, cho dù sẽ có ít nhiều thay đổi chi tiết tùy theo quốc gia. Tuy nhiên cốt lơi của sứ mệnh người môn đệ Chúa Kitô trong đời sống công cộng th́ luôn luôn giống nhau, bởi v́ tất cả chúng ta cùng chia sẻ chung một bí tích rửa tội.

 

2-     Điều xác định thứ hai là NIỀM TIN và CHÍNH TRỊ . Nó chẳng phải là cái ǵ mới mẻ. Nó rất cũ và xưa như trái núi; đă từng được Đức Tổng nói đi nói lại, nói mỗi năm từ 12 năm qua. Nếu ai đă nghe biết rồi th́ cứ việc tự nhiên bỏ ngoài tai, ngủ kḥ. Tuy nhiên Henry Ford  đă từng nói là: “2% dân chúng có suy tư, 3% nghĩ rằng ḿnh có suy tư, c̣n 95% th́ cho rằng thà chết c̣n hơn là cứ phải trầm ngâm suy nghĩ”. Đức Tổng không bàn về cái nh́n quá bi quan của Ford về con người. Nhưng ngài xác nhận rằng đa số những người ngài đă gặp như mục sư, linh mục chẳng hạn, họ có đầu óc và biết suy nghĩ để sống một đời sống đầy đủ và hoàn hảo. Tuy nhiên mặc dù không chủ ư như vậy nhưng Ford đă nói rất đúng: Nền văn hóa tiêu thụ của Hoa Kỳ nó như một loại ma túy cực mạnh. Nói về luân lư th́ xem ra người ta có vẻ rất khó khăn, ngại ngùng nhưng coi truyền h́nh th́ lại là một thú tiêu khiển không thể bỏ qua, một phương thuốc chấn thống tuyệt diệu. Điều này ảnh hưởng khá nhiều về chính trị. Tự do thực sự đ̣i hỏi phải có khả năng suy nghĩ và phần lớn đời sống tân tiến ngày nay –không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà ở tất cả những nước phát triển trên thế giới- xem ra đựợc cố t́nh thiết kế để khỏi phải suy nghĩ. Vậy nói về Chúa và Caesar, nếu thức tỉnh được tâm tư của một Kitô hữu trong số khán thính giả hiện diện th́ cũng đáng công lắm rồi.

 

Điều quan trọng là mỗi người chúng ta cần phải tu luyện để có một lương tâm Công Giáo chính đáng, tinh tuyền và mạnh mẽ để dựa theo đó mà thi hành bổn phận công dân, và phải biết lănh trách nhiệm, chấp nhận hậu quả của việc ḿnh làm. Không ai có thể làm thay cho chúng ta được. V́ vậy nhận thức chính xác, sống và dấn thân thực sự theo niềm tin Công Giáo của ḿnh quả là rất quan trọng. Nó là chỉ dẫn duy nhất và đáng tin cậy để một môn đệ Chúa Kitô hành sử trong đời sống công cộng.

 

 

 “HĂY TRẢ LẠI CHO CAESAR…” [1]

 

Bây giờ nói về cuốn sách: “ Hăy trả lại cho Caesar…”. Tại sao Đức Tổng viết quyển sách này? Sách nói ǵ? Sách có ư nghĩa ǵ đối với người Công Giáo?

 

 

LƯ DO VIẾT CUỐN SÁCH NÀY

 

Vào năm 2004, một luật sư trẻ thuộc đảng Dân Chủ nhưng chủ trương bảo vệ sự sống / Pro life ra tranh một chức vụ dân cử ở Colorado . Ông suưt nữa thắng ngay trong chính một quận thuộc đảng Cộng Ḥa. Nhưng ông cho tôi biết quả là khó khăn khi phải trong cùng một lúc vừa vận động gây quĩ tranh cử vừa phải trung thành với niềm tin Công giáo. Do đó sau bầu cử, ông yêu cầu tôi viết lại tất cả những suy tư về NIỀM TIN và CHÍNH TRỊ thành sách để giúp cho giới trẻ Công Giáo học hỏi, suy tư và sử dụng, hành sử như là một “Ơn Gọi Chính Trị” thực sự.

 

Ngoài ra tôi cũng có một lư do khác nữa để viết cuốn sách đó. Thực sự mà nói, tôi chán ngấy cái điệu cứ phải nghe người ta nói cả ở trong giới công giáo lẫn ngoài công giáo là người Công Giáo nên yên lặng, đừng nói về tôn giáo của ḿnh và những quan điểm luân lư của đạo ḿnh trong những cuộc tranh luận công khai giữa công chúng trong xă hội. Đó quả là một tư tưởng áp chế. Người Công Giáo chúng ta nhất định không thể chấp nhận  nó được.

 

Một lư do nữa khiến tôi viết là khi tôi t́m kiếm một tài liệu rất đơn giản nói về ơn gọi chính trị của người Công Giáo th́ không có.  Đó là một sự kỳ lạ! Mỗi công dân cũng như mỗi người công giáo đều có bổn phận góp công sức của ḿnh vào đời sống công cộng. Đó không phải là một phù phép hay một khoa học cao siêu ǵ. Là công dân một nước, chúng ta không bao giờ được ỷ lại mà phải tích cực góp phần xây dựng đất nước cùng với những chuyên viên kinh tế và chính trị. Đời sống chính trị của một quốc gia, cũng giống như đạo Kitô giáo của chúng ta, nó là chung của hết mọi người và mỗi người đều có trách nhiệm phải góp phần vun trồng và phát triển. Nền dân chủ của một nước phụ thuộc vào sự dấn thân tích cực của tất cả mọi công dân, không phải chỉ của những nhà vận động, các chuyên viên, bô phận đầu năo quốc gia và khối truyền thông báo chí. Đối với người Công Giáo, chính trị -tức đ̣i hỏi Công Lư, Công Bằng và Công Ích- là một phần của lịch sử ơn cứu độ. Không ai là phụ, không ai đóng vai nhỏ bé trong kịch bản đó cả. Mỗi cá nhân đều quan trọng.

 

 

NỘI DUNG CUỐN SÁCH ‘RENDER UNTO CAESAR’

 

Vậy th́ cuốn sách nói ǵ? Đầu đề cuốn sách đă nói lên cái nội dung của nó. Hăy trả lại cho Caesar cái ǵ thuộc về Caesar hay là Phục vụ Quốc Gia bằng Niềm Tin Công Giáo của ḿnh trong Đời Sống Chính Trị. Sách được tóm gọn trong những điểm sau:

 

*Nhận biết lịch sử của ḿnh.

Từ nhiều năm nay, nghiên cứu cho thấy dân Hoa Kỳ đă chẳng biết ǵ về lịch sử. Đó là điều rất nguy hiểm, bởi v́ cả Thucydides, Machiavelli lẫn Thomas Jefferson đều đă nói “Lịch sử rất quan trọng”. Quan trọng bởi v́ quá khứ làm nên hiện tại và hiện tai sẽ tạo ra tương lai. Nếu người Công Giáo không biết lịch sử, nhất là lịch sử của chính ḿnh là người Công Giáo th́ sẽ có người khác –thường  thường lại không thân thiết với ḿnh- sẽ làm lịch sử thay cho ḿnh. Nói một cách khác, một người mất trí nhớ th́ không có hiện tại và tương lai bởi v́ họ không thể nhớ lại được quá khứ. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy quá khứ là cái neo của con người. Không có nó, con người như bay lơ lửng vô định ở trên không. Tương tự như vậy, nếu người Công Giáo chúng ta không nhớ và không bảo vệ lịch sử tôn giáo ḿnh th́ chẳng có ai làm thay cho ta đâu. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ chẳng có tương lai bởi lẽ chúng ta không có quá khứ. Nếu chúng ta không biết Giáo Hội đă hành động, làm việc và tranh đấu thế nào để có những qui luật chính trị ở trong quá khứ th́ ngày nay chúng ta chẳng có thể hiểu biết và suy nghĩ một cách trong sáng về những tương quan, liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia.

 

*Hoa Kỳ là một quốc gia tôn giáo

Hoa Kỳ không phải là một quốc gia thế tục, vô đạo. Sử gia Paul Johnson có lần đă nói “Hoa Kỳ là một quốc gia được sinh ra là Tin Lành” Đó là tôn giáo gốc duy nhất. Dĩ nhiên Hoa Kỳ không có Quốc Giáo nhưng có những cơ sở công không thuộc về giáo phái nào cả. Cũng có nhiều địa điểm để cho những người có đạo và không có đạo sinh hoạt. Nhưng Hiệp Chủng Quốc không bao giờ được thiết lập với chủ trương vô tôn giáo. Hầu như tất cả các nhà lập quốc đều hoặc là Kito hữu hay ít nhất cũng chấp nhận tôn giáo.  Tất cả những cơ sở công và những tư tưởng của chúng ta về con người đều dựa trên căn bản tôn giáo. Nếu chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống công cộng tức là chúng ta cũng loại bỏ nguồn gốc chúng ta ra khỏi lư tưởng quốc gia của chúng ta.[2]

 

*Hăy làm sáng tỏ các ngôn từ về chính trị

Chúng ta cũng nên xác định những danh từ thuộc về Chính Trị cho rơ ràng, bởi v́ ngôn từ rất quan trọng; nó biểu hiện suy tư của chúng ta, và suy tư của chúng ta sẽ dẫn đưa chúng ta đến hành động. Khi chúng ta diễn tả sai lạc ư nghĩa của ngôn từ như danh từ “Công Ích”  “Lương Tâm” hoặc “Cộng Đồng” hay “Gia đ́nh” th́ chúng ta đă làm mất ư nghĩa của ngôn ngữ là thứ ta dùng để diễn tả suy tư của chúng ta về pháp luật. Ngôn ngữ “bất lương” hay cố t́nh làm sai lạc ư nghĩa của ngôn từ sẽ đưa tới tranh luận bất lương và luật lệ bất hảo. Đan cử một thí dụ: Chúng ta biết rằng “Nhân nhượng không phải là một nhân đức Kito giáo. Bác Ái, Công Lư, Từ Bi, Khôn Ngoan, Lương Thiện….mới là những nhân đức Kitô giáo. Vậy mà trong nhiều cộng đồng, nhân nhượng, chịu đựng lại là một nguyên tắc quan trọng để sống trong khi đó nhân nhượng tự nó  không bao giờ là một cứu cánh cùng đích. Thực vậy, nhân nhượng, chịu đựng tội ác trong xă hội và cuộc sống th́ tự nó đă là một h́nh thức của tội ác rồi. Người ta thường nói: “Yên lặng tức là đồng lơa”. Cũng giống như vậy, dân chủ đa nguyên không có nghĩa là người Công Giáo phải yên lặng trước công chúng, không được phát biểu / lên tiếng về những vấn đề luân lư quan trọng và cần thiết, lấy cớ hoàn cảnh khó khăn và tế nhị…. do những quan niệm lệch lạc trong cung cách hành sử.  Một nền dân chủ lành mạnh, để được tồn tại lâu bền, đ̣i hỏi phải có những tranh luận gắt gao về luân lư. Đa nguyên thực sự cũng đ̣i hỏi người dân phải có một niềm tin sắt đá, luôn luôn sẵn sàng đưa ra những phán quyết của ḿnh trước công luận, một cách ôn ḥa và tương kính trong khuôn khổ luật pháp nhưng phải quyết liệt, không chơi bẩn hạ nhục ai. Không làm được như vậy th́ chứng tỏ chỉ là một công dân dở, một loại đạo trích, gian dối hoặc lừa đảo trong đối thoại mà thôi.

 

*Ranh giới giữa Thần Quyền và Thế Quyền

Khi Chúa Giêsu nói với những người Pharisiêu và nghững người thuộc phe Herođe như trong Tin Mừng thánh Mathew (Math. 22: 21) là “Hăy trả cho Caesar cái ǵ thuộc về Caesar và trả cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa” là Người đă vẽ ra quá rơ ràng cái cấu trúc của tôn giáo và quốc  gia. Ngài đă dạy chúng ta phải nghĩ thế nào về tôn giáo và quốc gia thời bấy giờ và ngay cả hiện nay. Caesar là vua có cái quyền của một ông vua. Chúng ta là dân có bổn phận dân sự là vâng lời và kính trọng vua. Nhưng sự vâng lời đó có điều kiện là bị giới hạn bởi những cái ǵ thuộc về Thiên Chúa.[3]. Caesar không phải là Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới là Chúa mà thôi. Mà quốc gia th́ phụ thuộc vào Thiên Chúa và phải trả lời Thiên Chúa về những công việc mà họ đă làm đối với dân là những người mà Thiên Chúa đă tạo dựng nên. Bổn phận của chúng ta là những tín hữu  phải biết h́nh dung ra xem cái ǵ thuộc về Caesar, cái ǵ thuộc về Thiên Chúa để mà đặt nó vào đúng vị trí tương xứng của nó trong cuộc sống của chúng ta, trong những tương quan giữa chúng ta với tha nhân và nhà nước.

 

*Tham gia sinh hoạt chính trị là Bổn Phận và Ơn Gọi của người Công Giáo

Sau khi đă nói tất cả những điều như ở trên th́ cuốn sách “Hăy trả lại cho Caesar”, trong thực tế, có ư nghĩa ǵ đối với mỗi người Công Giáo chúng ta?  Dĩ nhiên mỗi người chúng ta có bổn phận phải trau dồi học hỏi để cho niềm tin của chúng ta triển nở dưới sự hướng dẫn của giáo huấn của Giáo Hội. Nó cũng c̣n có nghĩa là chúng ta có bổn phận phải tham gia vào những sinh hoạt chính trị. Tại sao vậy? Bởi v́ chính trị là thực thi quyền lực, và việc sử dụng cái quyền đó phải luôn luôn có một nội dung luân lư, đạo đức và nhân bản hầu đem lại kết quả tốt cho người dân.

 

Là Kito hữu, chúng ta không thể nói chúng ta yêu Chúa mà lại không nghĩ ǵ đến những nhu cầu của người hàng xóm và của tha nhân. Yêu Chúa cũng giống như yêu người phối ngẫu. Một ông chồng nói với vợ là ‘anh yêu em’ th́ quả là tuyệt đẹp rồi. Nhưng bà vợ vẫn c̣n phải chờ xem ông chồng chứng tỏ cái t́nh yêu đó thế nào. Tương tự như vậy, nếu chúng ta nói chúng ta là người “Công Giáo”, chúng ta cũng phải chứng tỏ bằng tư cách và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Phục vụ tha nhân bằng cách làm việc, tranh đấu cho công lư, công bằng, cho bác ái và sự thật trong đời sống chính trị của quốc gia là một trong những phương cách rất quan trọng mà chúng ta phải làm.

 

Tách biệt Tôn Giáo ra khỏi Chính Trị hay Đạo ra khỏi Đời không có nghĩa –hay chẳng bao giờ có nghĩa- là tách biệt Niềm Tin Công Giáo ra khỏi (hay dửng dưng trước) những bất công xẩy ra trong xă hội, ra khỏi những chọn lựa chính trị và những hành động / hành vi chính trị. Tách biệt ra như vậy tức là tự từ chối ḿnh là người Công Giáo; khước từ lời Chúa dạy chúng ta “Hăy là Men cho đời” (Math.13:33) và “ Hăy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” (Math.28:19). Tách biệt như vậy là ta đă đánh cắp mất cái nền tảng / nội dung đạo lư của xă hội, tương tự như biểu một anh chàng đă có vợ hăy hành sử như là độc thân nơi công cộng. Dĩ nhiên anh chàng đó có thể làm như vậy, nhưng cuộc hôn nhân của hắn chắc cũng chẳng bền vững được bao lâu.

 

 

ĐẢNG PHÁI VÀ BẦU CỬ

 

Đức Tổng Chaput nói là ngài chẳng thuộc về đảng phái chính trị nào cả, bởi v́ một phần ngài là giám mục, một phần v́ bây giờ ngài đă lớn tuổi nên khôn hơn hồi xưa. Nhưng khi  c̣n là một linh mục trẻ, ngài ở trong ban vận động tranh cử của Bobby Kennedy. Sau này năm 1976 và 1980 Đức Tổng t́nh nguyện vận động cho Jimmy Carter.  Nếu hỏi đảng gốc của Đức Tổng là đảng nào th́ phải nói là đảng Dân Chủ. Nhưng trong sách Đức Tổng nói là một trong những bài học mà chúng ta học được 50 năm trước là kiếm một đảng chính trị Công Giáo vừa ư th́ lại không có.  Nhưng kinh nghiệm cho thấy người Công Giáo càng cảm thấy thoải mái với bất cứ một đảng chính tri nào sớm hơn th́ cái đảng ấy càng lợi dụng họ lẹ hơn bấy nhiêu và chẳng c̣n đếm xỉa ǵ đến những ưu tư của người Công Giáo nữa.. Trung thành với đảng phái theo thói quen hay theo truyền thống gia đ́nh hoặc quyền lợi giai cấp, sắc tộc màu da th́ chỉ là nhắm mắt theo đuôi mà thôi.. Đó là loại ỷ lại, lười biếng, nguy hiểm chết người…. Vấn đề nào cũng quan trọng cả.  Đặc tính nào cũng hay hết. Hành sử theo nguyên tắc cũng cần thiết. Nhưng trung thành với đảng chỉ v́ đảng th́ là con đường cùng không lối thoát.

 

Viết cuốn sách “Hăy Trả lại cho Caesar” –Đức Tổng nói- không phải để ủng hộ hay công kích bất cứ một ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị nào.  Mục đích viết sách đơn giản chỉ là tŕnh bày những điều thực cần thiết mà người Công Giáo cần phải có và áp dụng trong những sinh hoạt chính trị và cuộc sống hàng ngày nơi cộng đồng xă hội, quốc gia và với mọi người, đặc biệt thi hành trong những cuộc bầu cử ở địa phương hay toàn quốc hay trước những bất công xẩy ra trong xă hội đối với cá nhân hay chung cho cả cộng đồng dân tộc và đất nước

 

Ba tuần trước ngày bầu cử tổng thống HK hồi tháng 11 năm 2008, Đức Tổng đă viết:

   -Tôi tin rằng nghị sĩ Obama, không cần biết ông tài năng thế nào, nhưng chắc chắn ông là một ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ ủng hộ phá thai từ khi vụ Roe vs Wade năm 1973 được quyết định. Trong cuộc tranh cử, Obama không chỉ là một ứng viên TT chủ trương phá thai một cách điên cuồng, ông c̣n  phản đối, đ̣i hủy bỏ tư tưởng giết trẻ con c̣n trong bụng me là một hành động đáng trách. Nên nhớ là mục sư Dietrich Bonhoeffer thuộc Giáo Hội Lutheran đă công khai gọi hành động giết hài nhi là SÁT NHÂN. Ây vậy mà tại Đại Hội đảng Dân Chủ ở Denver tháng 8 năm 2008, chống sự sống / anti life / Pro choice, phá thai đă là chủ trương chính thức của đảng dân chủ.

 

Giống như một số người Công Giáo hay nói, tôi tưởng tượng là “ Obama trở thành ứng cử viên tổng thống “pḥ sự sống / ProLife” th́ ông ta cần phải có một khả năng đặc biệt và phi thường là ông có thể tự thôi miên ông hoặc ông có một lầm lẫn luân lư nào đó hay cái ǵ tệ hại hơn nữa…để trở thành nhân vật pḥ sự sống (chống phá thai). Như vậy th́ đại hội đảng dân chủ chọn ứng viên tổng thống cho đảng ḿnh là “Pḥ Sự Sống”. Lúc đó ư nghĩa của từ “Pḥ Sự Sống” sẽ phải đảo ngược lại.

 

Như vậy th́ tôi lại có lư do để làm sáng tỏ vấn đề này nữa. Trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay –kể cả trong Giáo Hội Công Giáo- người ta thường bị lương tâm giày ṿ, áy náy v́ những điều giả mạo gian dối ngoài ư muốn để chứng tỏ ḿnh là kẻ khôn ngoan và có tư cách, nhưng thường lại biến ḿnh thành một thằng hèn. Con người th́ phải biết kính trọng và đối xử lịch sự với nhau, nhưng đồng thời cũng phải biết nói với nhau lời chân thật một cách thẳng thắn.

 

TT Obama là một người thông minh và có vài khả năng đặc biệt. Ông có tài lôi cuốn người nghe. Nhưng dù ông có tài giỏi đến đâu đi nữa, ông cũng không thể che dấu được ông là người chủ trương “Phá Thai” và vẽ ra một viễn tượng, chương tŕnh huy hoàng về Đoàn Kết, Hy Vọng và Thay Đổi. Dĩ nhiên ông có thể thay đổi. Tất nhiên một vài điều sẽ phải thay đổi khi một người bước vào Ṭa Nhà Trắng. Quyền lực làm cho người ta trở thành quí phái, nhưng đồng thời lại làm giảm giá trị của những người khác. Những tư tưởng dở có thể được cải tiến. Những luật lệ tốt có cơ hội triển nở thêm. Nhưng là người Công Giáo, ít nhất chúng ta cần phải lương thiện với chính ḿnh và với tha nhân, những người chung quanh ta về những sự thật lịch sử chính trị mà chúng ta có từ những bước khởi đầu.[4]

 

Nhưng buồn thay, với chính quyền hiện tại, người Công Giáo tại Hoa Kỳ lại gặp khá nhiều khó khăn. Tại sao vậy? Tinh thần a dua nịnh bợ đă thấy thấp thoáng nơi một số những người Công Giáo có cảm t́nh với đảng Dân Chủ như văn sĩ, học giả, chủ bút và những nhà hoạt động xă hội đă tố cáo những người “Pḥ Sự Sống” là quá thân thiết với đảng Cộng Ḥa. Nhưng họ đâu có biết rằng, cuối cùng khi lộ ra th́ đảng nào cũng vậy thôi.(Caesar is an equal opportunity employer).

 

Thiết nghĩ, người Công Giáo nên nhớ 4 điều sau đây:

 

1-     Quyền hành của tất cả mọi thủ lănh chính trị, những nhà lănh đạo quốc gia là do Thiên Chúa mà có, cho nên chúng ta không bắt buộc phải thần phục hay cộng tác với họ khi họ làm điều ác. Trái lại, chúng ta có bổn phận phải thay đổi những luật lệ bất công bất chính và chống lại tội ác trong đời sống công cộng bằng cả lời nói lẫn hành động một cách ôn ḥa. Sự nể trọng thực nhất của chúng ta đối với chính quyền là chứng tá niềm tin Công Giáo và phán quyết luân lư của chúng ta không cần phân trần xin lỗi.

 

2-     Trong một chế độ dân chủ, qua bầu cử chúng ta chọn người để phục vụ dân  tức“đầy tớ của dân” chứ không phải là chọn người để chỉ dạy dân. Trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái hiện nay, người dân, kể cả chúng ta là người Công Giáo, chọn người tài để chỉnh đốn t́nh trạng kinh tế. Họ không  ủy nhiệm cho bất cứ ai để sơn phết làm lại văn hóa của đất nước về những vấn đề hôn nhân và gia đ́nh, tính dục, đạo đức sinh học, tôn giáo trong đời sống công cộng và phá thai. Chuyện đó có thể xẩy ra một cách dễ dàng, và rơ ràng là nó sẽ xẩy ra, nhưng chỉ có người Công Giáo và tín hữu của những đạo giáo khác cho phép làm mà thôi.

 

3-     Điều thứ ba cần nhớ. Nếu chúng ta chỉ tuyên bố điều chúng ta tin mà không muốn sống và hành động với NIỀM TIN đó th́ chẳng có ư nghĩa ǵ cả.. Tuyên bố ḿnh là người Công Giáo th́ dễ, nhưng Sống và Hành Động để chứng tỏ là người Công Giáo mới là quan trọng. Nhiều người Công Giáo đă bỏ phiếu bầu cho Obama và cho cả Mc Cain nữa, bởi v́ cả hai đảng đều có những người đàng hoàng tử tế. Nhưng khi biết rằng 54% người công giáo bầu cho Obama tháng 11 vừa qua th́ rơ ràng là suy tư của con người quả như sóng biển nương dâu. Chúng ta có thể đặt vấn đề là có bao nhiêu người thực sự thi hành Niềm Tin của ḿnh? Nếu bầu cho Obama là thực hành niềm tin th́ phải chăng bầu cho McCain là không thi hành niềm tin hoặc ngược lại? Dĩ nhiên khi bầu cho người ḿnh muốn th́ ai cũng có lư của ḿnh cả. Chẳng có ai có thể làm thống kê cái bí mật thầm kín trong tâm can con người. Nhưng con số người bầu cho thấy nó có một giá trị nào đó, mặc dù chúng ta không thể bị xét đoán bằng cuộc bầu phiếu. Chúng ta sẽ bị phán xét xem chúng ta có chứng tỏ bằng hành động của chúng ta hay không khi chúng ta nói “Tôi là người Công Giáo và Chúa Kitô là Thiên Chúa của tôi”.

 

4-     Điều thứ tư là điều cuối cùng cần phải nhớ, nó chẳng vui vẻ ǵ khi phải nói ra. Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ từ hơn 40 năm nay đă không chu toàn tốt trách nhiệm của ḿnh trong việc kiến tạo ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO, thành thử bây giờ chúng ta đang gặt hái hậu quả của việc chúng ta làm ngoài xă hội, trong gia đ́nh và trong đời sống cá nhân đang bị đảo lộn và phá sản. Chúng ta có thể thấy nhiều người tốt chứng minh ngược lại điều tôi nói. Nhưng chúng ta có thể kể ra tên những người chứng minh cho điều tôi nói không sai mà một số hiện đang làm việc và sinh sống ở Washington D.C.[5]

 

Vấn đề là biết bao nhiêu lầm lỗi của chúng ta đă chồng chất quá nhiều ở trong quá khứ mà hậu quả của nó chính là tương lai trừ khi chúng ta biết nhận ra nó và sửa chữa. Sự thật là cử tri đoàn Hoa Kỳ đang thay đổi cả về phương diện luân lư đạo đức lẫn tuổi tác. Đừng kể trường hợp những người công giáo biết cải đổi tâm hồn và tự nhận biết ḿnh bê bối. Chúng ta không phải chỉ tự đồng hóa ḿnh với cái văn hóa gọi là “Hoa Kỳ” hay văn minh thời đại, toàn cầu hóa mà chúng ta c̣n bị nó thu hút, cải biến và tiêu hóa luôn. Lúc đó chúng ta không làm tṛn bổn phận của chúng ta đối với những thế hệ tương lai và cử tri đoàn. Sự hiện diện thực sự của người Công Giáo trong đời sống người dân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yếu dần và rồi biến mất.

 

Cứ mỗi lần có bầu cử là tôi lại nghe những người Công Giáo than phiền là có quá nhiều vụ phá thai. Nhưng đó có phải là t́nh trạng bắt buộc nó phải như vậy không? Một trong những xác định rơ ràng nhất là người Kitô hữu thời sơ khai khác biệt với những người ngoại và văn hóa của họ là “tôn trọng sự sống con người”, và đặc biệt “ từ chối phá thai”. Chúng ta không thể nhận ḿnh là Công Giáo mà lại lảng tránh và nhân nhượng để cho người ta giết hài nhi vẫn c̣n trong bụng mẹ. Chúng ta không thể nhận ḿnh là “Công Giáo” mà lại đồng ư tán thành “Pḥ lựa chọn / Pro-choice” cùng một lúc mà không nhận lănh trách nhiệm về việc ḿnh làm cùng hậu quả việc giết hài nhi. Chúng ta không thể nói xuông về những chương tŕnh giảm phá thai mà không hành động một cách tận lực để có thể thay đổi luật lệ giết hài nhi.  Là người Công Giáo, chúng ta phải tin rằng mạng sống con người đă được thánh hóa. Nếu chúng ta thực sự không tin là đứa nhỏ trong bụng mẹ là con người khi mà sự sống bắt đầu th́ chúng ta không thể tự dối ḿnh, dối người và dối cả Chúa và hăy nói rằng “tôi không phải là con người”.

 

Giáo huấn xă hội của Công Giáo vượt qua cả vấn đề phá thai. Ở Hoa Kỳ chúng ta c̣n nhiều vấn đề khẩn cấp cần phải để ư, từ việc cải tổ vấn đề di dân đến y tế, vấn đề nghèo đói và vô gia cư.[6] Giáo Hội tại Denver và toàn thể Hoa Kỳ đă hứa làm những chuyện đó. Nhưng chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa để giúp những phụ nữ có vấn đề khi mang thai. Các giám mục Hoa Kỳ đă áp lực trên những người lănh đạo quốc gia về vấn đề này từ hơn 30 năm nay. Thà rằng chúng ta bỏ tiền ra giúp đỡ những phụ nữ mang thai bất đắc dĩ đó được mẹ tṛn con vuông, có nghề nghiệp công ăn việc làm, đứa con được nuôi dưỡng đàng hoàng c̣n hơn là bỏ tiền ra để cho phép và tài trợ những hành động giết người một cách thầm kín. Chúng ta không thể kiến tạo một xă hội bằng máu của những đứa trẻ chưa được mở mắt chào đời. Quyền được Sống là một quyền căn bản của con người tức nhân quyền. Nếu chúng ta làm ngơ như không biết tới nó th́ sớm muộn các quyền lợi khác về nhân quyền cũng sẽ bị chính trị hóa và chiếm đoạt.

 

 

HY VỌNG / ĐỨC CẬY

 

Một trong những từ mà chúng ta nghe đến nhàm tai trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua là “HY VỌNG”. Tôi thấy từ “Hy Vọng” là danh từ duy nhất trong Anh ngữ mà người ta thường dùng một cách sai lạc tệ hại hơn cả từ “T́nhYêu”. Đôi khi người ta dùng nó một cách rỗng tuếch để phân bua giă lả, thí dụ như câu nói: “Tôi ‘hy vọng’ hôm nay tôi không nói điều ǵ quá ngu xuẩn”. Nhưng đối với người Công Giáo, hy vọng là một nhân đức tức Đức Cậy, nó không phải là một sự chống chế có cảm tính hay làm bộ giả h́nh nhân đức hoặc tuyên truyền chính trị tranh cử nhất thời. Từ nhân đức / Virtue do từ tiếng La tinh là VIRTUS mà ra, có nghĩa là sức mạnhcan đảm. Hy Vọng Thực th́ không có cảm tính. Nó chẳng có nghĩa ǵ để mà lạc quan tếu như trong những cuộc vận động tranh cử. Hy Vọng bao gồm / đ̣i hỏi và là cốt lơi / cột trụ của những ai tin tưởng. V́ vậy, ít nhất là đối với người Kito hữu, Hy Vọng đ̣i hỏi chúng ta phải t́m cho ra câu trả lời đích đáng cho vấn đề hay một chọn lựa khó khăn trong cuộc sống khi phải nói “Không, chúng ta không thể làm điều thất đức này được” thay v́ “Có, chúng ta có thể làm được…”

 

Bảy mươi năm về trước văn hào nổi tiếng người Pháp là Georges  Bernanos đă viết tiểu luận “Bài giảng của một tên bất khả tri[7] vào ngày lễ kính thánh Teresa thành Lisieux”  Bernanos đa nghi kinh khủng đối với chính trị nhưng lại yêu mến Giáo Hội Công Giáo vô cùng. Ông rất mực công minh. Ông chẳng thích phe tả mà cũng chẳng ưa phe hữu. Ông lại có óc khôi hài châm biếm rất sắc bén đối với những người tỏ vẻ thoải mái, những kẻ tự măn và những người dửng dưng hững hờ làm bộ ta đây là người Công Giáo, cả giáo dân lẫn giáo sĩ.

Trong câu chuyện của ông, ông tưởng tượng “Điều mà bất cứ một người bất khả tri xứng đáng nào có trí thông minh trung b́nh cũng có thể nói được, nếu chẳng may một dịp bất khả kháng nào đó mà cha xứ cho phép anh ta đứng trên ṭa giảng mà giảng vào ngày lễ kính thánh nữ Teresa thành Lisieux”:

Anh chàng bất khả tri nói trên ṭa giảng như sau:

Anh em thân mến, rất nhiều người chẳng tin ǵ cả mà ḷng họ lại không trai đá như các anh em tưởng tượng….Nhưng khi chúng ta t́m kiếm Chúa Kito ở trên thế gian này th́ chính anh em phải t́m và chỉ có anh em mà thôi…..Chính anh em là những Kito hữu được tham dự vào bản tính Thiên Chúa như trong phụng vụ nói. Chính anh em, những “người có bản tính Thiên Chúa”, đă là đại diện của Chúa ở trên dương thế này từ khi Chúa Kitô về trời ….Anh em là muối của trần gian, nếu thế gian mất vị muối th́ tôi phải quở trách ai đây?....Tân Ước th́ luôn luôn hiện đại trẻ trung, c̣n anh em th́ lại quá già…..bởi v́ anh em không sống với niềm tin của anh em; niềm tin của anh em đă ngừng hoạt động, đă chết rồi”.

 

Bernanos không ưa những học giả, những tay kênh kiệu và những tên đạo đức giả. Ngược lại, ông tin tưởng ở những bông hồng tươi thắm nhỏ bé như nữ thánh Teresa thành Lisieux, người đă chống đỡ Giáo hội và biến cải thế giới bằng sự thánh thiện, đơn sơ, hồn nhiên với một đức tin nhiệt thành nồng cháy. Đó là một hồng ân mà mỗi người chúng ta phải cầu xin th́ sẽ được, nếu chúng ta có ḷng can đảm chọn lựa nó và hành động theo nó. Chỉ có những ai thực sự biến cải, thay đổi thế giới mới là thánh nhân mà thôi. Mỗi người chúng ta có thể là thánh nhân, nhưng chúng ta cần phải ước muốn và bước theo những bước đường dẫn đưa tới đó.

 

Bernanos đă có lần viết là chủ nghĩa lạc quan tếu về một thế giới hiện đại, gồm cả những  loại “chính trị dựa vào hy vọng” nó giống như một người đi qua nghĩa địa vừa đi vừa huưt sáo một cách thản nhiên. Đó chẳng qua chỉ là một h́nh thức thay thế hoặc che đạy một hy vọng thực, “một loại ích kỷ, tự cô lập tách biệt ḿnh ra khỏi những nỗi bất hạnh đau khổ khốn cùng của người khác một cách xảo quyệt” bằng cách tỉnh bơ làm bộ suy nghĩ về những tiến triển đâu đó. Hy vọng thực “cần phải tranh đấu mới có được . Chúng ta chỉ đạt được hy vọng bằng sự thật với một cố gắng và nhẫn nại phi thường…..Hy Vọng là một nhân đức / virtus có nghĩa là sức mạnh, một quyết chí và can dảm anh hùng. Và một h́nh thức cao nhất của Hy Vọng là chiến thắng, vượt qua nỗi tuyệt vọng”.

 

Bất cứ ai không nhận ra được nỗi tuyệt vọng ở trên thế giới ngày nay th́ có lẽ nên đi ngủ. Từ HY VỌNG  dùng trên những tờ quảng cáo vận động tranh cử làm cho chúng ta hứng khởi một chút xíu v́ tưởng công lư gần kề, nhưng thế giới thực sự vẫn rách nát khi mà liều thuốc mê hoặc đó tan đi[8]. Chúng ta chỉ có thể đạt được hy vọng qua sự thật. Điều đó có nghĩa  -kể từ lúc Chúa Giêsu nói: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”-.th́ bất cứ ai cũng có thể nói được “Chúa Giêsu Kito là Vua”. Đó là một tuyên cáo chính trị rất quan trọng.

 

Chúng ta phục vụ Caesar / chính quyền một cách đầy đủ khi mà chúng ta phục vụ Thiên Chúa trước.  Chúng ta vinh danh ca tụng tổ quốc đất nước chúng ta bằng cách sống Niềm Tin Công Giáo của chúng ta một cách lương thiện và quyết liệt, tuyên xưng biểu lộ nó ra trước công luận, trước công chúng không cần bàn căi, phân trần xin lỗi. Chúng ta là những công dân của Nước Trời trước tiên., bởi lẽ Chúa đă thương yêu trần gian quá mức đến độ sai con một người xuống cứu chuộc chúng ta….V́ vậy cuộc sống của người tín hữu Kito giáo có thể tóm gọn như sau: Chúng ta càng yêu Chúa một cách chân thật đúng với Niềm Tin của chúng ta bao nhiêu th́ chúng ta phục vụ đất nước chúng ta thực sự bấy nhiêu.

 

 

ĐÔI LỜI KẾT

 

Để kết thúc bài viết, xin được trích lời Đức TGM Charles Chaput trong lời mở đầu cuốn sách “Hăy trả lại cho Caesar…”:

 

- Ai coi việc Tin Chúa là quan trọng –Đức Tổng Chaput nói- th́ sẽ không giữ Đức Tin cho riêng ḿnh. Nếu họ có bất đồng ư kiến về một vấn đề ǵ th́ họ sẽ không ngồi yên cấm khẩu. Họ sẽ hành động để thực hiện điều họ tin cho dù có phải trả giá đắt cho thanh danh hay sự nghiệp của họ. Dĩ nhiên theo lẽ b́nh thường, họ phải tôn trọng ư kiến khác biệt của những người có niềm tin khác với họ. Nhưng đối với người Công Giáo, lẽ b́nh thường đó không có nghĩa là họ phải ngậm miệng trong những cuộc tranh luận trước công chúng về những vấn đề nhân bản nền tảng. Đức Tin Kito giáo luôn luôn có tính cách cá nhân nhưng không bao giờ nó là của riêng của bất cứ ai. V́ vậy ư niệm ‘nhân nhượng’ hay ‘chịu đựng’ làm cho Niềm Tin thu hẹp về riêng cho ḿnh thành một thói quen hay một quan niệm đến độ cảm thấy thoải mái dễ chịu khi yên lặng không lên tiếng trước công luận về những vấn đề luân lư đạo đức, nhân phẩm, nhân quyền th́ không bao giờ có thể chấp nhận được.

 

Đó phải chăng Đức Tổng cũng chỉ nhắc lại ư của Chúa mà thôi: “Đức Tin mà không có thực hành là Đức Tin chết” ( ) “Nếu nói yêu Chúa mà không yêu tha nhân, không đếm xỉa đến những đau khổ, bất công mà những người chung quanh, những người ngoại đang phải gánh chịu là nói láo, nói dối” (  )

 

Cũng về những vấn đề thuộc con người, đức đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă phải cảnh cáo những người có trách nhiệm mà “Không lên tiếng cảnh tỉnh, phản đối, lên án những bất công, những vi phạm nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm trong xă hội th́ chẳng khác ǵ những con chó câm”.

 

Sau bài này, chúng tôi sẽ có dịp bàn về thông điệp thứ ba của ĐTC Biển Đức XVI  “Bác Ái trong Sự Thật / Caritas in Veritate” mới được tuyên đọc cho toàn thể CĐCG thế giới ngày 7-7-2009. Đây là một thông điệp sống mà James Stoner, giáo sự Chính trị học thuộc Đại học quốc gia Louisiana đă phải nói: “Thông điệp này có sức mạnh buộc người Công Giáo phải xuất đầu lộ diện, bước ra khỏi hầm trú ẩn”.[9]

 

Fleming Island , Florida

12-7-2009

Bs. Nguyễn Tiến Cảnh

 

 

[1] RENDER UNTO CAESAR: Serving The Nation by Living our Catholic Beliefs in Politic life. Tác gỉả: Charles Chaput, TGM Denver, Colorado. Xuất bản 2008.

[2] Việt Nam chúng ta từ nguyên thủy cũng là một nước có tôn giáo. Dĩ nhiên không phải là Công Giáo hay Tin Lành, nhưng tổ tiên chúng ta tin ở Trời. Chúng ta thờ đạo Ông Bà, đạo Phật, đạo Lăo, đạo Khổng, Nho giáo…Sau này đạo Công giáo, Tin Lành …mới du nhập vào, nhưng tất cả mọi tôn giáo đều dạy người ta ăn ngay ở lành, thờ cha kính mẹ, làm lành lánh dữ. Quan niệm Thiện Ác của dân ta dù là Phật giáo hay Lăo giáo, Khổng giáo, Công giáo.…đều giống nhau, nằm trong khuôn khỏ 10 điều răn Đức Chúa Trời. Tất cả  mọi người đều tin tưởng là trên đầu chúng ta, tức trên trời có ông Trời mà bây giờ ta gọi là Thiên Chúa.

[3] Theo quan niệm Đông phương, Nho giáo, Vua là đại diện Trời (Thiên Tử) để cai trị dân bằng điều nhân nghĩa. Khổng giáo quan niệm Trời và Người cùng đồng một thể, cho nên dân muốn thế nào là Trời muốn như vậy (Ư dân là ư trời). Ông vua chỉ là một phần trong toàn thể, chỉ đại diện Trời coi sóc dân để dân nước được an b́nh thịnh vượng yêu thương nhau. Nhưng nếu vua làm điều ǵ trái ḷng dân, tức là trái mệnh Trời. Vua, tuy đại diện Trời, nhưng đối với dân lại phải chịu hết trách nhiệm. Dân tuy chịu quyền của vua, nhưng vẫn có quyền bắt vua phải theo điều nhân đức mà làm. “Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tất ṭng chi”. Quan niệm xưa của ta cũng đâu có khác quan niệm của Công Giáo bây giờ là: Đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải lấy nhân nghĩa mà trị dân, tạo điều công ích. Đó phải chăng là giới hạn của Thiên Chúa cho phép ta không phải vâng lệnh chính quyền khi họ làm điều thất đức, bất công, bất chính….

[4] Giáo Hội có biết bao nhiêu là Thánh anh hùng tử đạo, VN chúng ta có hơn 160 vị chính thức được GH phong hiển thánh v́ các ngài đă chấp nhận cái chết v́ Niềm Tin vào Chúa. Ở thời hiện đại, dưới chế độ CSVN cũng có biết bao vị cả giáo sĩ lẫn giáo dân như HY Trịnh như Khuê, GM Nguyễn kim Điền, cha chính Nguyễn văn Vinh, thày giảng Đỗ bá Lung, giáo dân Lâm đ́nh Túy….đă chết rục tù v́ niềm Tin. Nhưng cũng có không ít những người, lấy cớ này nọ để giữ yên lặng cho được yên thân, không dám mở miệng phản đối tội ác và bất công xẩy ra trong xă hội.

[5] Nh́n về Giáo Hội VN hiện giờ, người ta tuyên bố GH thăng tiến và phát triển, nhiều người chịu phép rửa tội, lễ nhà thờ đông nghẹt người xem, nhiều nhà thờ, cơ sở công giáo được xây dựng huy hoàng tráng lệ…Nhưng xă hội VN, CĐCGVN thực chất thế nào? T́nh trạng bất công, xă hội sa đọa, tha hóa có khá hơn 30 năm trước kia không hay c̣n tệ hại hơn nhiều. Hậu quả do đâu? Một chế độ xấu hay tốt là do chính người dân đă giúp cho chính quyền có cơ hội trở nên xấu hay tốt.

[6] Ở VN không phải không có những vấn đề như vầy. Nó c̣n tệ hại hơn nhiều. và c̣n nhiều vấn đề khác nữa như t́nh trạng bất công xă hội, giàu nghèo quá chênh lệch, trẻ con thất học, sống trên vỉa hè, ăn xin, x́ ke ma túy, nạn gái măi dâm, tệ nạn buôn người….đă gây chấn động thế giới và làm nhục quốc thể

[7] Người đa nghi, cho rằng trí khôn con người không thẻ hiểu được những điều cao siêu về Thiên Chúa ngoài những việc cụ thể trước mắt.

[8] Chủ nghĩa CS / Marxit đưa ra một viễn tượng nghe thật tuyệt vời. Nó vẽ ra một h́nh ảnh thế giới đại đồng trong đó mọi người đều b́nh đẵng, không ai giàu hơn ai, mọi người đều là anh em đồng chí sung sướng thoải mái, mọi sự đều là của chung. Mọi người đều làm việc theo khả năng mà hưởng thụ th́ theo nhu cầu. Sướng chưa? Làm ít mà lại được hưởng nhiều nếu ḿnh cần.. Sự  thực ra sao? Hăy nh́n vào thế giới CSVN hiện nay xem nó thế nào?  Nó đă bị lột trần sự thật, nhưng người ta vẫn cố gắng biện minh, vẫn cố vẽ tranh, tô sơn để che đặy những bất công thối nát tội lỗi của nó ….

[9] James Stoner: Encyclical forces Catholics out of the Bunker

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính