Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN IVf

 

 

Ngô Đ́nh Diệm cầm quyền

 

Tổng thống Mỹ Eisenhower cũng ra một lời tuyên bố, sau khi Hiệp định Genève được kư kết. Lời tuyên bố này tiên đoán những hậu quả đáng ngờ. Ông nói:

- Hoa Kỳ không dính dấp ǵ về những quyết định của Hội nghị và cũng không bị ràng buộc ǵ bởi những quyết định đó. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng nó sẽ đưa đến việc xây dựng một nền ḥa b́nh thích ứng với những nhu cầu của các nước liên hệ. Nhưng thỏa hiệp vẫn mang nhiều dự kiện mà chúng tôi không mấy hoan nghênh. Nhiều khoản sẽ tùy thuộc vào những yếu tố này khi được áp dụng.

 

Trong khi chờ đợi, người Mỹ bắt đầu đặt cơ sở. Tại Sài G̣n, người ta đă thấy một đoàn cố vấn mang danh hiệu là MAAG (Military Aid Advisory Group) tức Cơ quan Viện Trợ Quân sự Mỹ, do Tướng O’Daniel lănh đạo, nhưng thực tế là ở tay chủ chốt Đại tá Landsdale, nhân viên CIA, vốn là tay tổ chống Cộng sản, khi đặt ra đủ các vại tṛ, như tân Tổng thống Phi Luật Tân Ramon Masaysay… sau khi đă là cố vấn rất được Hồ Chí Minh tin nghe năm 1945.

 

Thực tế, ông Diệm rất cần đến nhân vật này, v́ vị trí của ông rất bấp bênh. Khi mới lên cầm quyền, đó là một người hoàn toàn đơn độc, chỉ có một người phụ tá đắc lực là em của ông ta, qua phong trào Mặt trận Cứu Quốc Quốc gia. Tự giam ḿnh trong một pḥng nhỏ của Dinh Gia Long, ông sửa soạn chương tŕnh của ḿnh. Nhăn quan của ông về Việt Nam là cách mạng, tức phải cải tổ lại guồng máy xă hội. Một nước mạnh, có uy tín cần phải có một đạo quân mạnh và kỷ luật. Việc đầu tiên của ông, là chống lại tất cả cái ǵ là phân tán, là chia rẽ. Những giáo phái với đạo quân của họ là điều không thể tha thứ được. Quân đội phải đặt dưới quyền của ông ta. Hinh vốn có tiếng ở đây, là quá thừa.

 

Ngày 10 tháng 9, ông Diệm ra một nghị định cử viên Tổng Tham mưu trưởng sang Pháp để học thêm, và ra lệnh cho Hinh phải cấp tốc đi ngay. Hinh từ chối. Những giáo phái đều biết số phận của ḿnh, nên chống lại ông Diệm.

 

Để đem lại tin tưởng cho quân đội, ông Diệm bổ Xuân làm Quốc vụ khanh, phụ trách Quốc pḥng. Tám ngày sau, ông này từ chức, và chín vị bộ trưởng khác cũng từ chức tập thể.

 

Bảy Viễn lănh tụ B́nh Xuyên đến Cannes để gặp tôi, và xin tôi nhân danh ba giáo phái để chấm dứt sự lộng quyền của ông Diệm. Cũng trong thời gian ấy, tướng Hinh gửi cho tôi một thông điệp, và cho biết sự hợp tác giữa quân đội và chính phủ không thể đi đôi với nhau được.

 

Ông Diệm dùng h́nh thức biểu t́nh với mấy ngàn người di cư Công giáo. Lực lượng cảnh sát B́nh Xuyên, lấy cớ là không được thông báo trước, đă giải tán họ rất tàn bạo và có người chết. Quân đội liền can thiệp, để tránh xáo trộn do Cộng sản có thể lợi dụng. Ngày 26 tháng 10, Hinh cho bao vây dinh Gia Long và chiếm đài phát thanh.

 

Tướng Ely can thiệp đến gần Hinh và bảo “Đừng làm ǵ. Nếu có sự nổi dậy ǵ, người Mỹ sẽ cắt mọi viện trợ tài chánh, và mọi đồ tiếp dụng cho quân đội”. về phần họ, người Mỹ làm áp lực cạnh các giáo phái.

 

Tướng Hinh hỏi tôi nên làm thế nào. Bằng điện tín, tôi nói rơ cho ông ta biết, tôi chống lại tất cả mọi bạo động, chỉ đưa đến sự sứt mẻ của quân đội, và nhiều tai họa khác cho dân tộc.

 

Hinh đành khuất phục, và rời Sài G̣n đi Paris.

 

Quân đội đă ṭng phục, ông Diệm tự dựng cho ḿnh một đạo quân cận vệ, gồm toàn những người t́nh nguyện, để phụ trách an ninh cho bản thân, và giữ dinh thự, rồi bắt đầu cải tổ chính phủ 9.

 

Hai tháng sau các thỏa hiệp Genève, tại Manille được kư kết hiệp ước SEATO. Đây là hiệp ước về an ninh quân sự, bao gồm chính các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Thái Lan, Phi Luật Tân và Pakistan. Nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt không ở trong hiệp ước ấy, nhưng được thụ động che chở.

 

Về cuối kỳ đệ tứ tam cá nguyệt, không tháng nào mà giới hữu trách Pháp và Mỹ không gặp nhau.

 

Ngày 24 tháng 10, Tổng thống Eisenhower gởi một bức thư cho Ngô Đ́nh Diệm, để hứa hẹn với ông ta sự bảo đảm vô điều kiện của Mỹ.

 

Sau rốt, ngày 13 tháng chạp, hai Tướng Ely và Collins đă kư với nhau những thỏa hiệp ấn định quyền hạn và trách nhiệm giữa nhà binh Pháp và Mỹ trong việc thành lập quân đội quốc gia Việt Nam.

 

Mỗi ngày, miền Nam Việt Nam đi sâu vào giải pháp Mỹ. Thật vô ích khi nói rằng tôi tự đặt ra ngoài tất cả những chuyện thay Tề đổi Sở này. Giải pháp Pháp đă chấm dứt, và Washington trở thành người bảo trợ chính thức cho chế độ của ông Diệm.

 

Tại chỗ, quân đội viễn chinh Pháp tiếp tục cuốn gói, Ngày 9 tháng 10, quân đội Liên hiệp Pháp bắt đầu triệt thoát ra khỏi thủ đô miền Bắc Hà Nội.

 

Vào tháng 11, tôi tiếp ở Paris Tướng Salan, vừa tự ư dời Đông Dương do một mâu thuẫn với Tướng Ely. Viên cựu Tổng Tư lệnh nói với tôi, về sự băi bỏ Tướng Hinh, mà ông thấy là đáng tiếc, và về hành động của Thủ tướng Diệm đối với các giáo phái mà ông cho rằng rất độc hại, bởi v́ họ c̣n có thể dùng được ở miền Nam Việt Nam. Thật sự, tôi rút tướng Hinh ra khỏi vị trí quyền hành của ông ta, là để che chở cho ông ta, v́ người của ông Diệm muốn sát hại ông ta.

 

Ngày 30 tháng chạp, tại Paris, các hiệp ước nhất định giữa nước Pháp, Lào, Cam Bốt và Việt Nam được kư kết. Nhưng nước Pháp đang có nhiều vấn đề khác: kể từ ngày 1 tháng 11, người Algeri bắt đầu nổi dậy.

 

Trong các thung lũng của vùng Hoàng triều cương thổ miền Bắc, nhiều nhóm người dân tộc, vẫn tiếp tục chiến đâu, với sự thất vọng điên cuồng.

 

Tại Cannes, ngày 24 tháng giêng năm 1955, nhân dịp tết năm Ất Mùi, tôi gửi một thông điệp cho đồng bào của tôi. Bức thông điệp này gồm năm đoạn. Việc chia xẻ đất nước Việt Nam không nên coi là một cớ để thất vọng; chúng ta phải biết đoàn kết với nhau trong thử thách mới này, nước Việt Nam đă được thế giới tự do giúp đỡ th́ nền ngoại giao quốc tế sẽ do ḿnh tự chọn. Chúng ta phải đi vào nền cách mạng kỹ nghệ hóa của Âu châu.

 

Đầu tiên, tôi nhắc lại, kết quả chua cay của hội nghị Genève:

“Việc chia cắt nước Việt Nam ra làm đôi, ám ảnh đầu óc đồng bào. Đồng bào nghĩ đến sự ngoan cường và kiêu hănh của những người ở miền Bắc đă từ chối tất cả h́nh thức sống và nghĩ vốn không phải là của họ. Đồng bào lo ngại rằng ngày mai đây họ sẽ đưa tới đến miền Nam này, ư đồ ghê gớm của họ. Sự chán nản làm đồng bào thất vọng, trước nỗi chia cắt đau thương của đất nước. Những kẻ hoài nghi, kẻ vô tích sự, bọn giả đạo đức, đứng vào phe những tên gián điệp để vu cáo rằng miền Nam không đủ lực để chống lại cái thác lủ của miền Bắc kéo vào… Tại sao lại chịu để mất ḷng tin tưởng vào tương lai của chúng ta?”

 

Tôi kể lại mấy điều tỉ dụ trong sự kháng chiến của dân tộc trong lịch sử, rồi tôi mời đồng bào vào nghĩa vụ và đoàn kết. Tôi nhắc cho họ biết những đảm bảo của các đại cường trong khối tự do, trên b́nh diện quốc tế, và sự cần thiết phải dựa vào Tây phương. Rồi tôi kết luận:

“Nhưng trước khi từ giă đồng bào, tôi chắc rằng, tôi đă làm tṛn sứ mạng của người thông ngôn, truyền đạt sự chúc mừng nồng nhiệt của tôi cho các đồng bào ở miền Bắc, kém may mắn hơn đồng bào, đă không thể thoát được một chế độ mà họ không ưa thích. Mong rằng họ sẽ hiểu biết là hàng ngày tư tưởng của chúng ta vẫn hướng ḷng về họ, để giúp họ chịu đựng được sức đè nặng đang quàng lên đầu lên cổ họ. Mong rằng sự cầu nguyện của chúng ta sẽ đem đến cho họ nguồn an ủi mà họ đang cần, để chờ ngày mà chúng ta lại cùng nhau xum họp lại”.

 

Đầu tháng 2 năm 1955, ông Mendès France bị thiểu số, phải đưa đơn từ chức. Ông ta được thay thế bằng ông Edgar Fauré, đă đề cử ông Henri Laforet làm bộ trưởng các Quốc gia Liên kết.

 

Tại Sài G̣n, do lời yêu cầu của ông Diệm, người Mỹ nhận trách nhiệm huấn luyện quân đội Việt Nam kể từ ngày 12 tháng 2.

 

Theo sáng kiến của Giáo chủ Cao Đài là Phạm Công Tắc, Mặt trận Quốc gia Thống nhất bao gồm các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên và đảng Dân chủ Xă hội Việt Nam được thành lập.

 

Tôi cảm thấy một sự thử lửa giữa ông Diệm với các khối vơ trang của các giáo phái khó ḷng tránh khỏi. Trong đầu tháng 3, một phái đoàn của Mặt trận Thống nhất đă sang Pháp để liên lạc. Nhưng không cần phải đợi sự trở về của đoàn đại biểu này, các lănh tụ của Mặt trận đă gửi cho Diệm một tôi hậu thư, buộc Diệm trong ṿng năm ngày phải lập lại chính phủ bao gồm trong hàng ngũ những đại diện của lực lượng dân chủ đối lập.

 

Ông Diệm t́m cách tŕ hoăn để lợi thời gian, để thảo luận với đại diện của Mặt trận nhưng không chịu nhượng bộ về điểm chính. Những giáo phái không chịu bị mất mặt, tập họp lại xung quanh Sài G̣n. Một biến cố thứ nhất đă xảy ra ngày 30 tháng 3, mà quân B́nh Xuyên phải chịu thiệt hại. Ông Diệm lợi dụng sự xáo trộn đang xảy ra để chia rẽ phe Cao Đài.

 

V́ vậy, một người trong giới chỉ huy quân sự của họ, Tŕnh Minh Thế, từ giă Mặt trận để liên kết với chính phủ.

 

Trong suốt thời gian đó, ông Diệm không ngớt gởi cho tôi các điện tín. Mỗi ngày tôi nhận được nhiều điện tín đại ư: “Tên này nói xấu Hoàng thượng. Tôi đă cho nó vào tù. Tên này đă làm thế này...”

 

Về phần tôi, tôi gửi cho ông ta ngày 4 và 12 tháng 4 mấy thông điệp khuyên ông tạ nên cẩn thận, và cho ông ta những lời khuyên giải khôn ngoan.

 

Mặc dù, đă thắng phe Cao Đài, t́nh thế bắt đầu suy nhược xung quanh ông Diệm, chỉ c̣n có mấy người trong gia đ́nh. Ngày 28 tháng 4, mười bốn bộ trưởng cùng nhau từ chức nhất loạt. Ông ta vẫn cương quyết, ra lệnh cấm tụ họp trong ngày lễ Lao động 1 tháng 5, và tung ra một cuộc hành quân đánh thẳng vào đại bản doanh của B́nh Xuyên.

 

Tôi gửi cho ông ta bức điện sau đây:

“Có nhiều xáo trộn mới và nặng nề đang đưa đến một t́nh trạng khó thở, không có lợi cho sự đoàn kết quốc gia, mà ta đang cần đến. Điều chủ đích chính buộc tôi nhận thấy rằng, đối với những cuộc từ chức mới và quan trọng chứng tỏ vị trí không ổn định của chính phủ… Hẳn ông đồng ư với tôi rằng không phải bằng những biện pháp có tầm hoạt động hạn chế, có thể giải quyết được sự việc gấp rút cấp thời. Nó sẽ là nguồn móng của những xáo trộn có hạn định dài hay ngắn, mà sự khủng hoảng hiện nay, rất đáng tiếc đă xảy ra, nhưng có thể giải quyết được… Đồng ư với những giả thuyết ấy, tôi đă quyết định dùng h́nh thức tham khảo các nhà trí thức, chính trị, tôn giáo. Cùng lúc đó, tôi lại triệu tập các đại biểu của giới nhà nông, rất có uy tín, giới thợ thuyền, mà điều kiện sống vẫn được tôi chú trọng đặt lên hàng đầu, và những người có nhiệm vụ bảo vệ xứ sở bằng súng đạn… Nơi tham khảo ấy nên để tại Pháp, để giúp cho sự trao đổi ư kiến được xảy ra xa vị trí của những tham vọng sôi nổi. Theo vị trí của ông là Thủ tướng chính phủ, và vẫn quí trọng những đức tính cao quí của ông, tôi mời ông tham dự cạnh tôi cuộc hội thảo dự trù này… Cuộc khủng hoảng hiện tại, cần phải giải tỏa không tŕ hoăn, theo lời tôi hửa hẹn với quốc dân, tôi triệu tập ngày 5 tháng 5 năm 1955 tại Cannes, những nhân vật mà tôi cho rằng có thể là đại diện có lực lượng của dân tộc Việt Nam… Tôi yêu cầu ông sẽ đến bên tôi bằng mọi cách thật sớm trước ngày mùng 3 tháng 5, đề góp chung ư kiến với tôi. Chiếc phi cơ của hoàng gia sẽ đặc biệt dưới quyền sử dụng của ông vào việc ấy...”

 

Chính phủ Pháp như lại bắt đầu chú ư đến mọi hoạt động của tôi, và ông Edgar Fauré ngày hôm sau, trong một cuộc họp báo, đă tuyên bố rằng “ông theo dơi với tất cả nhiệt t́nh và với cảm t́nh đặc biệt, đối với lời kêu gọi hội họp của Quốc trưởng Việt Nam”.

 

Vừa lúc tôi nhận được một bức điện của Tướng Vỹ xin tôi cho phép ông ta hoàn tất điều mà Tướng Hinh, đă không thể đạt vào tháng 10 trước đây.

 

Nói rơ hơn, ông ta xin phép tôi lật đổ ông Diệm.

 

Hiểu biết sự khôn ngoan của Vỹ, tôi đoán rằng, trước khi gửi bức điện cho tôi, ông ta đă được sự chấp thuận, hay ít ra được sự hứa hẹn của các nhân vật có trách nhiệm Pháp và Mỹ. Nhất là tôi càng tin chắc, vào ngày hôm trước, có gặp ông Gibson, đệ nhất bí thư của Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris, ông này đă khuyến khích tôi hành động gấp, và chính Thủ tướng Edgar Fauré, trong buổi họp báo đă kín hở nói ra là ông ta không chống lại bất cứ một sự thâu đoạt lại quyền hành nào.

 

Tin vào sự đó, quả là nhầm lẫn lớn nếu không kể đến các sự can thiệp của cơ quan Hoa Kỳ ở Sài G̣n. Sáng ngày 29, họ đă thúc đẩy Diệm thanh toán cho xong với đám B́nh Xuyên. Các cố vấn chính trị và quân sự của cơ quan MAAG, chính tự tay ḿnh đảm nhiệm công tác này, và đến chiều th́ những tàn quân của Bảy Viễn bắt buộc phải rút vào vùng śnh lầy Rừng Sát. Cuộc chiến thật khốc liệt, đă có đến hơn 500 người chết, nhưng Diệm đă thắng theo như ư muốn.

 

Lấy cớ đó, ông ta trả lời bức điện của tôi ngày 28 bằng cách không đến được, lư do Hội đồng bộ trưởng đă ngăn cản ông ta đến Cannes, v́ không một ai trong hoàn cảnh này, có thể thay thế ông ta được.

 

Đến ngày 30 tháng 4, tôi lại gửi một bức công điện khác, có tính chất quyết liệt hơn:

“Những lư lẽ của ông viện dẫn trong bức điện tín, chứng tỏ rằng chính phủ của ông thật sự ra đă thật mỏng manh, đă mất đường hướng, vốn chú trọng đến việc thực hiện đoàn kết quốc gia, chứ không phải gom góp hận thù.

 

“Những cộng sự viên cuối cùng của ông, cũng như chính ông, đă chỉ cho tôi thấy h́nh như ông chỉ thich hợp với sự đào sâu hố chia rẽ giữa các đồng bào, và theo đuổi một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ngược lại, ông cố gắng né tránh kỹ càng sự báo cáo trung thực với tôi về mọi tổn thất về nhân mạng. Tuy nhiên, đă có hàng ngàn người chết và bị thương, không kể hàng ngàn người khác bị vong gia thất thổ, mà họ đều là đồng bào ruột thịt của chúng ta. Và danh sách này c̣n tiếp tục dài lê thê, với chính sách sắt máu mà ông đang theo đuổi.

 

“Tôi cũng được biết rằng, ông không hề phổ biến những thông điệp của tôi, vốn là những lời kêu gọi đoàn kết, và ḥa giải quốc gia. Cũng như, h́nh như ông không thông báo các chỉ thị của tôi cho các Tướng Nguyễn Văn Vỹ và Lê Văn Tỵ. Làm cho tôi có cảm tưởng rằng, những lệnh ấy rất phù hợp với quân đội, vốn không bao giờ dùng để phục vụ cho ư đồ của một nhóm người muốn tạo phản.

 

“Những lư do mà ông nêu lên trong bức điện tín như vậy, không đủ hiệu năng, ông chỉ cần thi hành các lệnh của tôi. Tôi nhắc lại lần nữa, và lần cuối cùng, lệnh mà tôi gửi cho ông, là phải sang Cannes ngay tức khắc”.

 

Chiều hôm ấy, Tướng Vỹ tin tưởng vào đặc quyền của tôi, một ḿnh vào dinh Thủ tướng để đặt các điều kiện, th́ bị ông Diệm ra lệnh bắt nhốt tức khắc. Ông này chỉ được trả lại tự do nhờ Đại tá Đỗ Cao Trí can thiệp, vốn là bạn của ông, vừa thắng quân B́nh Xuyên trở về hợp tác với chính phủ. Ngay sau khi được thả, Vỹ lên ẩn trên Đà Lạt.

 

Như vậy, ông Diệm đă loại trừ được hai người trong các phần tử chống lại ông ta. Lập tức, ông thừa thế làm tới, và tất nhiên có các cố vấn Mỹ sau lưng. Ngày 1 tháng 5, ông ta tổ chức một cuộc hội họp gọi là Hội Nghị Các Lực Lượng Nhân Dân, mà người ta đă vội vă mời đến hầu hết các giới quốc gia cực đoan ở Sài G̣n. Hội nghị này quyết định, sẽ vận động mời đến Sài G̣n ngày 5 tháng 5, tất cả “các lực lượng chung” của toàn thể Việt Nam gồm khoảng 1.000 đại biểu cho miền Nam và miền Trung.

 

Trong bức điện đầu tiên của tôi đề ngày 1 tháng 5, tôi lưu ư Thủ tướng là sự can thiệp của tôi nhằm vào hai mục đích: tránh nội loạn, hay ít ra là ngăn cản sự bành trướng của nó, v́ do hàng loạt đơn từ nhiệm, đứa chính phủ đến chỗ chỉ c̣n lại ba hoặc bốn người, để t́m một giải pháp hết sức rộng răi, bao gồm tất cả mọi khuynh hướng quần chúng. Chính v́ thế mà tôi thấy cần thiết phải tham khảo với ông ta, nên tôi đă nhất định ra lệnh cho ông ta phải đến Cannes ngay tức khắc.

 

Bức điện tín thứ hai được gửi đi ngày 3 tháng 5, trong khi Thủ tướng chính phủ báo cáo với tôi về sự triệu tập của “những lực lượng quần chúng”. Đây là bản tường tŕnh:

“Tiếp theo bức điện tín của Hoàng thượng hôm nay, tôi xin thành cẩn báo cáo với Ngài rằng, tôi phủ nhận cái Hội nghị đó, mà sự bất hợp pháp không cần phải chứng minh nữa. Trong hoàn cảnh hiện tại, và giữa lúc nội chiến đang bùng nổ, một hội nghị được tổ chức ở Sài G̣n, cầm đầu bởi một số cách mạng, quá khích, không thể nào chứng tỏ được là do ư muốn của nhân dân, và loại hội nghị ấy cũng không quyết định được gi cho số phận đất nước, và những nghị quyết của nó có thể có những hậu quả tai hại cho an ninh xứ sở. Tôi nghĩ rằng v́ quyền uy của Hoàng thượng, cũng như v́ địa vị của Ngài, không thề để cho họ lợi dụng được, v́ nó d́m đắm dân tộc chúng ta vào sự khổ ải mới, và biến Việt Nam thành hỏa ngục ở Đông Nam Á, sẽ đưa quốc gia vào sự bại vong”.

 

Rất được người Mỹ nâng đỡ, ông Diệm giữ vững vị trí. Ông ta gặp phải hai điều bất măn. Tướng Trịnh Minh Thế, thuộc phe Cao Đài ly khai, vừa trở về theo chính phủ, vốn là tay pḥ trợ trung thành của ông ta, ngày 4 tháng 5, bị tử trận trong một cuộc đụng độ với quân đội B́nh Xuyên. Thứ nữa, ngày mùng 5 tháng 5, trong hội nghị của “các lực lượng quần chúng” nếu những đại biểu các tỉnh miền Trung nhắm mắt nghe theo ông ta, th́ các đại biểu các tỉnh miền Nam, lại bỏ phiếu bất tín nhiệm ông ta, và từ chối tham dự vào các hoạt động của hội nghị.

 

Dữ kiện thứ hai này là sự thất bại lớn cho ông Diệm, nhưng ông ta biết cách đối phó.

 

Không trả lời các bức điện của tôi, và cũng không đếm xỉa ǵ đến cái gọi là dự trù hội nghị, do chính ông ta dựng nên, ông Diệm lập một chính phủ, lấy cớ là kêu gọi đến chuyên viên, một chính phủ chỉ bao gồm những tay chân, thủ hạ của ông ta. Rồi ông ta lần lượt thủ tiêu cái ǵ c̣n lại ở các giáo phái.

 

Chẳng bao lâu, quân đội chỉ c̣n là vài mảnh tả tơi, các cấp chỉ huy quân sự thuộc các giáo phái tập trung lại xung quanh Tướng Hinh, người của tôi cử về, đóng ở biên giới Cam Bốt. Ở đây có Trần Vàn Soái, Ba Cụt, là thuộc phe Ḥa Hảo, Bảy Viễn và Đại tá Leroy của Lực Lượng Dân Chủ Cách Mạng (UDMC). Họ đợi trong tuyệt vọng chiến tầu chở khí giới, mà cơ quan t́nh báo Pháp hứa hẹn, do Bảy Viễn đă bao thuê trước. Tuyệt vọng, điên cuồng, họ đành chia tay. Hinh sang Pháp ngày 19 tháng 6 năm 1955. Leroy rồi Bảy Viễn tiếp tục theo gót ông ta. Trần Văn Soái, ít lâu sau phải trở về theo Diệm. Riêng có Ba Cụt là tiếp tục chiến đấu, và bị bắt vào tháng 4 năm 1956, và bị chém.

 

Cố gắng giữ ḿnh, Diệm không dám sang Pháp, phải cử một phái đoàn sang Paris để điều đ́nh sự rút quân của Pháp, và điều đ́nh với những điều khoản mới, sự hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Nhưng cuộc đàm thoại đă diễn ra trong một không khí bực bội. Phái đoàn được Thủ tướng gọi về vào trung tuần tháng 10, không đạt được kết quả ǵ. T́nh giao hảo Pháp Vịệt mỗi ngày một thêm trầm trọng.

 

Tướng Ely xin được gọi về, đă rời Sài G̣n ngày 2 tháng 6. Ông ta được Tướng Jacquet thay thế, làm Tổng Tư lệnh quân đội Pháp, và ông Hoppenot làm Thượng sứ. Ông này sau mang danh vị là Đại sứ. Đó là sự thanh toán của nước Pháp ở Viễn Đông.

 

Ngày 19 tháng 7 năm 1956, theo như dự trù của hiệp định Genève, Hà Nội yêu cầu Sài G̣n cử đại diện của miền Nam tham dự Uỷ ban dự thảo về tổng tuyển cử định vào tháng 7 năm 1956. Hà Nội cũng yêu cầu chỉ định một nơi làm chỗ gặp gỡ của Uỷ ban này.

 

Thay v́ trả lời, ông Diệm cho tổ chức ở Sài G̣n những cuộc diễn hành cấp tốc và những cuộc xuống đường chống lại tổng tuyển cử. Vào ngày 5 tháng 8, trong một lời tuyên bố trên đài phát tranh, ông ta loan báo rằng, nước Việt Nam tự coi ḿnh không có ràng buộc ǵ với hiệp ước Genève, mà ông ta không phải là người kư kết.

 

Bất cứ cách nào, ông ta giải thích, những điều kiện về tự do của cuộc sống, và tự do về bầu cử, đă không thỏa măn được ai ở miền Bắc th́ sự đó cũng đủ là lư do để từ chối với mọi sự điều đ́nh với miền Bắc.

 

Ông ta vừa được sự ủng hộ to lớn của Washington, khi ông Foster Dulles cũng tuyên bố về phần Hoa Kỳ:

“Hoa Kỳ rất đồng ư với chính phủ Diệm, để nhận định rằng các điều kiện hiện hữu ở miền Bắc Việt Nam chưa thích ứng được trong hiện tại để bầu cử tự do trên toàn quốc Việt Nam đồng nhất”.

 

Đó tức là sự từ chối hoăn vô hạn định, bất thành văn, về tổng tuyển cử.

 

Gạt bỏ được sự chống đối của các giáo phái, hất bỏ cái di sản ám ảnh về tổng tuyển cử sắp đến ngày cận kề, với quân đội trong tay, vào cuối hè năm 1955, Diệm đă là kẻ đắc thắng, và chỉ c̣n có một trở ngại cần loại trừ để thỏa măn tham vọng của ḿnh: làm Quốc trưởng…

 

Trong giới thân cận tôi, người ta liền khuyên tôi, khi tôi hăy c̣n quyền lực trong tay, là truất phế Thủ tướng, trở về Sài G̣n để tự tay cầm đầu một chính phủ mới. Nhưng tôi không c̣n tin vào một sự phiêu lưu mới trong t́nh trạng hiện tại của quốc gia. Sau cuộc thất bại của giải pháp Pháp, một giải pháp Mỹ như đang được thực hiện, chỉ có thể đưa đến một sự thất bại mới, c̣n to lớn, nặng nề và sâu đậm cho dân tộc Việt Nam hơn nữa. Nước Việt Nam chỉ được tự ḿnh cứu rỗi, có lẽ phải qua đến bước đường cùng, để lấy làm nguồn để bắt đầu.

 

Tại Paris, từng nhóm nhỏ chính khách hoạt động. Ngày 7 tháng 10, có mở cuộc đại hội ở khách sạn Raphael. Chung quanh cựu Thủ tướng Trần Văn Hữu có Tướng Xuân, Tướng Hinh, vốn rất thất vọng về cuộc phiêu lưu vừa qua, Đại tá Leroy, ông William Baze… Cả h́nh ảnh của xứ Nam kỳ cũ. Người ta nói đến chính phủ lưu vong, đến trung lập hóa, nhưng tất cả những sự bàn phiếm ấy chẳng đi tới đâu.

 

Về phần tôi, tôi muốn tách rời hẳn với Ngô Đ́nh Diệm, mà tôi không thể đi chung đường được. Nhất là tôi không muốn liên hệ vào với chính sách chống Cộng, thanh trừng ở Việt Nam, nó làm cho nước tôi trở thành một quốc gia cảnh sát trị. Chính ông ta đă cho tôi cơ hội, để đoạn tuyệt với nhau vĩnh viễn.

 

Thật vậy, ông Diệm loan báo vào ngày 20 tháng 10 cái gọi là trưng cầu dân ư, do ư chí của dân chúng Việt Nam quyết định. Câu hỏi trong cuộc trưng cầu dân ư là:

“Tôi truất phế Bảo Đại và chấp thuận Ngô Đ́nh Diệm làm Quốc trưởng Việt Nam, với nhiệm vụ đặt nền móng dân chủ”

 

“Tôi không truất phế Bảo Đại, và không chấp nhận Ngô Đ́nh Diệm là Quốc trưởng để đặt một nền móng dân chủ”.

 

Sự tŕnh bày thật khôn khéo, sự lựa chọn của cử tri đă được hướng dẫn rơ ràng.

Dựa vào công tác, chức Thủ tướng không được trao cho nhiệm vụ tổ chức loại thăm ḍ liên can đến chế độ, ngày 18 tháng 10, tôi chấm dứt nhiệm vụ của Ngô Đ́nh Diệm.

 

Ngày hôm sau, tôi lệnh cho văn pḥng tôi trao cho các chính phủ Pháp, Mỹ, Anh, Ấn Độ và Nga, một công văn, yêu cầu sự giao hảo giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam phải được b́nh thường hóa, và hướng vào sự hợp tác chân thành, mặc dù mỗi bên không cần phải từ chối vị trí chính trị của ḿnh.

 

Cũng trong thời gian ấy, tôi gửi cho dân chúng Việt Nam một bức thông điệp.

 

Trước hết, tôi giải thích lư do nào tôi đă chọn Diệm vào tháng 6 năm 1954; và nhất là tính chất giao hảo của ông ta với người Mỹ. Sau rồi, tôi tỏ ư thất vọng trước những biện pháp độc tài mà mỗi ngày ông ta càng đi sâu vào, biện pháp mà tôi kết án một cách dứt khoát. Cuối cùng, tôi kết luận là cảnh giác dân chúng Việt Nam phải đề pḥng con người có thể đưa họ tới một tương lai đen tối của tàn phá, đói khổ và chiến tranh.

 

Tôi không có ảo tưởng nào, tôi không c̣n hậu thuẫn ở Sài G̣n nữa. Vả lại bức thông điệp này cũng không được phổ biến ở Việt Nam. Như mọi người từng biết chắc, Ngô Đ́nh Diệm được bầu làm Quốc trưởng.

 

Ngày 26 tháng 10 năm 1955, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa được tuyên bố thành lập.

 

Nhưng nó không phải là nước Việt Nam, nước mà tổ tiên tôi và triều đại của tôi đă dầy công xây dựng, bảo vệ và tái thiết. Quân đội mà tôi tạo nên để giữ vứng nền độc lập ấy, đă trở thành một thứ lính bảo chính, nhằm để thực hiện các công tác mật vụ, nếu tôi c̣n là Hoàng đế, tôi lại phải thoái ngôi lần nữa.

 

 

Giải pháp Mỹ

 

 

Thế là từ nay tôi trở thành một thường dân, di cư sang Pháp, y như những người khác. Từ xa, tôi theo dơi cuộc sống của dân tộc tôi, chịu chung nỗi đau thương, vui buồn cùng họ.

 

Sau khi người lính Pháp cuối cùng cuốn gói ra đi vào tháng 4 năm 1956, ông Diệm có xung quanh những người thân tín là ông Nhu, Cẩn, Đức cha Thục và nhất là người em dâu, bà Nhu, đă ngự trị thành chúa tể ở miền Nam Việt Nam. Thỉnh thoảng, chỉ có sự văng lai che chở của các cố vấn Mỹ, đem đến cho ông ta một chút mặc cảm về tinh thần quốc gia u ám của ḿnh.

 

Tuy nhiên, sự chống đối không phải là chấm dứt hẳn. Việc tiêu diệt giáo phái đă giao cho Việt Minh từng vùng rộng lớn và ph́ nhiêu ở nông thôn, vốn c̣n có những phần tử Việt Minh đóng tại chỗ, trái lại các điều khoản của hiệp ước Genève.

 

Bởi v́, nếu ông Diệm có dẹp bỏ được sự lo âu về tổng tuyển cử, th́ Việt Minh cũng chẳng thành tín ǵ, đối với việc tập kết mà chứng c̣n để lại ở miền Nam, từng bộ phận quân sự của họ.

 

Thật sự, những điều khoản của Genève chẳng bao giờ được ai tôn trọng cả.

 

Chẳng bao lâu, đây là sự xuất hiện của bọn du kích Việt Cộng mà những sự khủng bố đă làm mất an ninh ở khắp miền Nam. Trước hiểm họa đó, người Mỹ vội vă xúc tiến việc thành lập quân đội Việt Nam. Nhưng trong lănh vực này, họ đă không chịu theo kinh nghiệm của người đi trước, lại đi lập các đạo quân chính qui cổ điển với đầy đủ trung đoàn, sư đoàn, bộ tham mưu, và các cơ sở quân sự… Lẽ ra, họ phải giữ lấy nguyên tắc vẫn để các đoàn khinh binh lưu động, như tôi đă từng buộc Pháp phải chấp nhận là đúng. Các đoàn khinh binh này có sự uyển chuyển co dăn, để đối phó với quân du kích địch, do chúng có thể đột xuất nhanh chóng và được áp dụng đúng với chiến tranh du kích cách mạng.

 

Trong khi đó, ông Diệm và các anh em là Nhu và Đức cha Thục, đă t́m cách chống lại tứ đổ tường hầu thanh sạch hóa miền Nam vốn mang tiếng là thối nát. Các ṣng bạc và nhà chứa đều bị đóng cửa, nạn đa thê và măi dâm bị triệt để cấm hẳn, ngay cả khiêu vũ cũng bị nghiêm cấm. Rượu và thuốc phiện, tất nhiên bị liệt vào hàng tệ nạn xă hội, không thể được dung túng. Nhưng tất cả cái phong trào thanh hóa ấy, cũng chẳng thu được kết quả nào đáng kể. Ngay cả Nhu, dựa vào lư thuyết của Emmanuel Mounier, đă muốn đặt thành quốc sách cái gọi là Cần Lao Nhân Vị cũng chẳng đạt được kết quả mong muốn, v́ thuyết đó không thích ứng với tâm hồn của người Việt Nam, từng được tiêm nhiễm về Khổng Mạnh sâu đậm. V́ vậy, các dự định cải cách lớn lao của Ngô Đinh Diệm, nhằm vào cải cách ruộng đất, lập các ấp chiến lược chẳng những đă không đi đến đâu, c̣n làm dân chúng bất măn, trở thành yếu tố cho bọn du kích bành trướng.

 

V́ vậy, ngày 20 tháng chạp năm 1960, đă phát sanh ra cái gọi là Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, và đến ngày 1 tháng 2 năm 1961, Quân Đội Giải Phóng Miền Nam thành h́nh. Tuy quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă mạnh tới 150.000 người, được trang bị đầy đủ do người Mỹ viện trợ, người ta có cảm tưởng rằng quyền hành đang bị vượt qua.

 

Cũng do đó, ngày đầu tháng giêng năm 1962, tuy không ai muốn nói đến đoàn quân viễn chinh Mỹ, đă có từng đơn vị quân đội đang bắt đầu đổ bộ Sài G̣n. Nhiệm vụ của họ là thay thế cho các đoàn cố vấn, để họ cùng đi hành quân cùng với quân đội Việt Nam. Hoa Thịnh Đốn càng ngày càng dấn thân thêm nữa, và sự leo thang trong lănh vực quân sự đă bắt đầu.

 

Về mặt kinh tế cũng vậy, để trám vào các sự khiếm khuyết của Diệm, các cố vấn Mỹ đă đưa các chuyên viên của họ vào các bộ, và các cơ quan thông tin. Ông Nhu dần dà thay thế anh. Thông minh, can đảm, tàn bạo, Nhu lập ra nhiều tổ chức, mà mục đích là kiểm soát dân chúng, công chức, thanh niên và phụ nữ. Sự đoàn ngũ hóa ấy tăng trưởng măi lên thành phong trào gọi là đoàn Thanh Niên Cộng Ḥa, mà tất cả mọi người đều phải ghi tên kể từ khi lên tám tuổi. Việc tiểu trừ Cộng sản dâng cao tột độ nhưng v́ có những sự vụng về, nên người ta bỏ ra bưng theo Cộng sản.

 

Tất cả đang tiến tới, chính phủ gặp phải sự chống đối của các nhà sư. Ông Diệm và Nhu là người Công giáo. Các nhà sư được Cộng sản giật giây, và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hoạt động. Chính quyền phải đổi phó lại, vô h́nh chung như mang mặc cảm kỳ thị tôn giáo.

 

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông Diệm bị lật đổ, với sự đồng ư của Mỹ, và bị giết cùng với ông Nhu. Phe quân nhân đảo chính, do tướng Dương Văn Minh “Cồ” lên cầm quyền.

 

Ở miền Bắc, sau khi thắng năm 1954, một chính sách độc tài nghẹt thở đè nặng lên nhân dân toàn xứ. Tuy tin tức ít lọt ra ngoài, nhưng người ta cũng biết rằng Hồ Chí Minh và phe nhóm đang sửa soạn chiến tranh. Họ đă bắt đầu chịu gánh nặng viện trợ cho quân du kích miền Nam. Đối với họ, chẳng c̣n hồ nghi ǵ nữa, sự thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện, nhưng dưới lá cờ của Đảng Cộng sản. Dù cho vị lănh tụ già nua có chết đi vào năm 1969, các diễn tiến ấy vẫn không thay đổi.

 

Ở miền Nam, sau khi ông Diệm bị lật đổ, các tướng lănh đua nhau lần lượt cầm quyền và người Mỹ ngày càng đi sâu vào vấn đề Việt Nam. Đă được một năm, máy bay Mỹ không ngớt ném bom đều đặn xuống miền Bắc. Nhiều sư đoàn quân Đại Hàn, quân Úc, và quân Tân Tây Lan đều tham gia chống lại Cộng sản.

 

Diễn biến ngày hôm nay chỉ là hậu quả của diễn biến ngày hôm qua. Làm sao mà tôi không thể nghĩ đến Tổ quốc Việt Nam của tôi, khi tôi đang sống trong đó, và tôi đă từng lănh đạo lâu năm, và vẫn c̣n mang nặng trách nhiệm?

 

Đă có một sự đứt đoạn về thời Diệm, nhưng kể từ ngày ông ta mất đi, sự việc đă hoàn toàn thay đổi. Bắt đầu, tôi lại có liên lạc với dân chúng và chúng tôi đă gặp lại nhau. Chưa hẳn là một cuộc tái hồi, nhưng cũng đă có những môi manh mới.

Tiếc thay, sự chia rẽ ở Nam Việt Nam quả thật trầm trọng. Nhiều đoàn thể quá, chỗ này chỗ khác, đâu cũng là phe phái, chia rẽ. Phe dân sự chống lại phe quân sự, và ngược lại. Người theo đạo Phật chồng lại người Công giáo.

 

Và trên hết, sự tái sanh các giáo phái nẩy lên như cũ. Cần phải chấm dứt tất cả, v́ đó là điều sinh tử của xứ sở. Cần phải có một chính quyền trung ương vững mạnh để tái lập lại sự thống nhất quyền hành.

 

Trong nhiều cuộc biểu dương ở Sài G̣n, người ta đă đ̣i bầu cử. Nhưng làm sao mà có được bầu cử trong một nước bị rách nát bởi chiến tranh? Quả là dễ dàng để buộc dân chúng bầu cho ai với khẩu súng dí phía sau lưng. Nếu người ta tổ chức các cuộc bầu cử, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, th́ hai bên vẫn cân bằng, nơi nào bầu cho nơi ấy. Như vậy th́ đâu phải là h́nh thức thực hiện thống nhất đất nước ở Việt Nam?

 

Người ta đă nói đến nhiều về sự các nhà sư tự thiêu, nhưng vấn đề các nhà sư là vấn đề giả tạo. Phần lớn các nhà tu hành, đă trở về chùa của họ. Vậy th́ ai đă xúi giục họ gây loạn, ai? Họ ở đâu tới? Làm sao mà biết được nếu họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới. Không giống như các nhà tu hành Công giáo, mà người ta ai cũng biết, để hiểu được tự cội nguồn, và t́m ra được lư do.

 

Tuy nhiên, cũng chẳng có ǵ là sáng sủa hơn ở Hà Nội. Tôi vẫn có những người liên lạc, từ nơi đó, và tôi biết miền Bắc cũng đang gặp đầy rẫy khó khăn, những lo sợ cấu rứt. Ở đó đang đói khổ, và có những mâu thuẫn dị biệt, hay quan điểm trái ngược. Chẳng hạn như tướng Giáp, ông ta đâu có thân Tầu?

 

Ở đây, cả thế giới như đang muốn có một giải pháp để chấm dứt chiến tranh. Th́ ngay Đại tá Boumedienne hay Tổng thống Nasser cũng đều tự hào là có những giải pháp tốt đẹp có thể áp dụng được. Tất nhiên, trường hợp nào cũng đầy rẫy các cố vấn tài ba cả.

 

Là một người Việt Nam, và từng là Quốc trưởng, tôi đă suy nghĩ nhiều, nghiền ngẫm nhiều. Vấn đề hết sức phức tạp. Quả nhiên là quan trọng quá độ, để có thể t́m được một giải pháp nhiệm mầu. T́m cách giải quyết, có hàm ư là phải gặp hàng loạt sự đi đêm, sự thăm ḍ chính trị và phải tŕnh bày cho các bên liên hệ, những mục tiêu dự định, và phương pháp để thực hiện. Kế hoạch mà tôi muốn đưa ra để đem lại ḥa b́nh cho Việt Nam, vướng mắc vào sự va chạm quốc tế, và quyền lợi riêng tư của dân chứng, mà người ta đă thường không chú trọng đến.

 

Dù sao, tất cả các quan điểm được tŕnh bày, quan điểm của Tướng De Gaulle chắc chắn là điều rơ ràng hơn cả, và cũng có thể là điều hữu lư hơn cả.

 

Tuy nhiên, nó chỉ thực sự đáng lưu ư nếu được các nước liên hệ nhất định tôn trọng, và tùy theo tâm trạng của người Việt Nam. Bởi v́ chúng ta chẳng nên nhầm giữa cái gọi là trung lập hóa và vị trí trung lập của một nước. Về vị trí trung lập, th́ như nước Cam Bốt đă chứng tỏ rồi. C̣n vấn đề trung lập hóa, là sự gạt bỏ tất cả mọi sự du nhập ngoại lai, và chỉ có sự tự lực tự cường của quyền lợi quốc gia. Liệu dân chúng Việt Nam đă nắm vững được ư thức ấy, và tất cả các nước ngoài chịu cái giải pháp ấy? Chúng ta có thể ngờ.

 

Trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chiến tranh cứ tiếp diễn, tương lai về nước Việt Nam sẽ là một nước Việt Nam không có người Việt Nam, một vùng đất cháy với toàn xác chết.

 

Tôi không kết án cũng không phê b́nh về nền chính trị Mỹ đối với Việt Nam. Người Mỹ đă bị lôi cuốn, đă bị bắt buộc phải vào cuộc chiến này. Ngược lại, có lẽ họ đă muốn, tôi nghĩ không biết có đúng không, họ đă muốn giúp nước chúng tôi theo kiểu khác, ḥa b́nh và đáng quí hơn là không phải những khẩu canon, và bom đạn… Tuy nhiên, họ đă bị vướng mắc, sa vào một lưới nhện, mà họ không thể t́m thấy lối thoát, nên đành chấp nhận chiến tranh.

 

Chỗ này cần phải quay trở lại quá khứ. Người ta đă dùng Diệm. Chính tôi đă cho t́m ông ta, khi ông ta mải mê theo tu học, và tôi đă đưa ông ta vào quyền hành. Than ôi, rất nhanh chóng, nước Việt Nam bị đặt dưới quyền gia đ́nh trị của ông ta. Toàn gia ấy đă làm hỏng việc của Diệm.

 

Thế rồi trước nữa, đó là sự chấm dứt của sự có mặt của người Pháp Điện Biên Phủ, rồi Genève… Tuy nhiên, không phải là sự liên hệ hỗ tương giữa hai sự việc. Cái này không phải là kết quả của cái kia. Điện Biên Phủ là một băi chiến trường, trong đó vẫn c̣n tôi ở đấy, miễn là nếu tôi được trang bị khả quan hơn, th́ tôi vẫn quật ngược được Giáp đến từ phương Bắc. Bộ Tổng Tư lệnh Pháp đă từ chối, với cớ là đang chuẩn bị cuộc hành quân Atlante. Dù sao, hai tuần lễ sau đó, lực lượng đối kháng của địch đă bị thiệt hại nặng nề, và quân địch phải yêu cầu tạm đ́nh chiến để rút các xác chết và thương binh của họ. Lúc ấy, người ta có thể phản công, nhưng các tư lệnh Pháp th́ chỉ muốn đánh ngay tại chỗ.

 

Có lẽ họ đă hồi tưởng đến quan niệm có từ thời Verdun, nên đành chui trong một xó để im lặng khiếp nhược. Với một chiến lược như thế, th́ dù binh sĩ có can trường đến mức nào, cũng không tài nào đạt nổi chiến thắng được. Mọi hy sinh đều vô ích. Genève ngược lại là một sáng kiến chính trị. Một năm trước khi có hội nghị, lúc đó ông Georges Bidault làm Ngoại trưởng, ông ta đă nói trước với tôi là số phận Việt Nam đă được định đoạt, và cũng không phải là do hậu quả của một Điện Biên Phủ nào. Số phận Việt Nam được định đoạt, không có tôi trong đó.

 

Thực tế, Genève chỉ là một giai đoạn của chiến tranh ở Việt Nam, mà luôn trong hai mươi lăm năm người ta không ngớt giết chóc nhau. Xứ sở Việt Nam của chúng tôi thật là xứ sở tuyệt vời, với một dân chúng đặc biệt, và chúng tôi cũng có thể có một sự tiến triển ngang với Nhật Bản, nếu chúng tôi không bị đưa vào ḷ thử lửa giữa hai khối Đông Tây.

 

Vào năm 1966, không c̣n phải Paris là chỗ làm mất Đông Dương, mà là Hoa Thịnh Đôn. Thật sự, người Mỹ đă phải chịu một đ̣n chiến tranh tâm lư nặng. Phe Bồ câu chủ ḥa đă huy động tất cả các phần tử khiếp nhược và đầu hàng, các kư giả săn tin, bọn thanh niên phản chiến, sinh viên và báo chí khuynh tả. Ở khắp nơi, tại Hoa Kỳ đă thành lập các ủy ban phản chiến khuyến khích binh sĩ Mỹ đào ngũ. Tổng thống Johnson không biết và không dám leo thang chiến tranh. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26 tháng 7 ra một bản tuyên ngôn: Hoa Kỳ không muốn xâm lăng miền Bắc Việt Nam, hơn nữa, Hoa Kỳ không muốn mở rộng chiến tranh, và cũng không muốn lật đổ một chế độ nào”.

 

Vào lúc cần phải áp dụng sáng kiến để thay đổi số phận của chiến tranh, như phong tỏa các miền duyên hải Bắc Việt, đưa chiến tranh du kích vào châu thổ sông Hồng, đánh ra miền Bắc qua vĩ tuyến 17, người Mỹ lại buông lơi dưới áp lực của phe chủ ḥa.

 

Tại Phnom Penh, ngày 1 tháng 9, Tướng De Gaulle đích thân, không đá động ǵ đến sự can thiệp của Cộng sản vào dưới vĩ tuyến 17, lại kết án dứt khoát sự can thiệp của ngoại quốc từ “bờ bên kia Thái B́nh Dương” và kêu gọi Mỹ hăy rút lui khỏi miền Nam Việt Nam.

 

Nhờ sự giúp đỡ của quân đội Mỹ nên quân lực Việt Nam không đến nỗi đổ sụp ngay, nhưng miền Nam Việt Nam cũng không đạt được tiến bộ vững chắc nào về chính trị, tuy ngoài mặt có h́nh thức khả quan. Quân đội có tiến triển, nhưng sự b́nh trị vẫn chẳng đi đến một kết quả tốt đẹp nào.

 

Nhân dịp sang thăm Paris vào kỳ hè năm 1965, ông Richard Nixon có t́m gặp tôi. Ông nói:

- Thưa Ngài, sự t́m gặp Ngài là do cá nhân của tôi. Tôi chẳng ăn nhằm ǵ với chính phủ Mỹ, nhưng tôi muốn biết Ngài nghĩ sao về “leo thang” nhất là về sự ném bom ào ạt vào miền Bắc?

 

Tôi hỏi lại ông ta:

- Leo thang để làm ǵ? Nếu để phá hoại, th́ tôi có thể trả lời Ngài là chúng tôi cũng đă từng làm về thời của chúng tôi… Nhưng xin đừng có đụng chạm đến đê điều miền Bắc. Và nếu lại dùng đến bom nguyên tử nữa, th́ đó là một tội ác…

 

Nixon ra về, có vẻ suy tư.

Tháng 9 năm 1967, Tướng Thiệu được bầu làm Tổng thống chính phủ, Tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ làm phó. Chính phủ mới được thành lập dưới quyền của Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc.

 

Cuối tháng giêng năm 1968, tiếng sét nổ ra. Đó là cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Quân Việt cộng và bộ đội chính qui miền Bắc mở cuộc xung phong nhiều đợt. Ai cũng ngạc nhiên hoàn toàn. Tất cả các tỉnh lớn ở miền Nam như Huế, Đà Nẩng, Đà Lạt, Kontum, Pleiku, Nha Trang đều bị chiếm đóng. Tại Sài G̣n, quân Cộng sản tấn công vào dinh Độc Lập và ṭa Đại sứ Mỹ.

 

Trong một tháng, chiến trận vẫn khốc liệt, có hàng ngàn người chết. Nhưng cuộc tấn công Tết Mậu Thân đă hoàn toàn thất bại. Quân Bắc Việt trở về vĩ tuyến 17, và du kích Việt cộng lại trở vào bưng. Khi chúng đă quay về, thế giới mới khám phá ra rằng khi Cộng sản mà chiếm được quyền hành, chúng sẽ tàn sát như thế nào. Một điểm nữa đáng chú ư, đó là những dân t́m cách chạy trốn trước quân giải phóng, vốn tự cho ḿnh là đi giải phóng cho mọi người.

 

Đất nước đông nghẹt hàng đoàn người đi tị nạn. Sau này, người ta đă phải nói rằng, “người Việt Nam đă đi bỏ phiếu bằng chân”.

 

V́ vậy, lời tuyên bố của Tổng thống Johnson ngày 31 tháng 3, thật đáng tiếc vô cùng. Khi tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, sự mong muốn của Hoa Kỳ chỉ là được mở các cuộc đàm phán ḥa b́nh “bất cứ ở đâu, và bất cứ lúc nào” đồng thời tuyên bố từ chối ra ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ tới, để giải giới dư luận Mỹ.

 

Ngày 13 tháng 5 năm 1968, tại Paris, miền Bắc Việt Nam chịu mở cuộc điều đ́nh. Ḥa hội này lâu tới năm năm. Qui chế của ḥa hội năm 1954 lại được áp dụng. Ngày 27 tháng 6, để tránh một Điện Biên Phủ mới, người Mỹ rút khội căn cứ không quân Khe Sanh.

 

Tại đường Keber ở Ba Lê, ông Averell Harriman, sau được thay thế bằng ông Cabot Lodge, xúc tiến việc thảo luận với trưởng phái đoàn miền Bắc là Xuân Thủy. Nhưng đằng sau phái đoàn chính thức này, công việc thực sự là ở tay hai nhân vật là Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, vốn là cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ. Bởi v́ vào tháng 11 năm 1968, ông Richard Nixon được bầu làm Tổng thống.

 

Ông Nixon trong cuộc hội đàm với Tướng Thiệu ở Guam, đă tŕnh bày quan điểm của ḿnh. Không màu mè ǵ, ông muốn rút hết trách nhiệm của quân lực Mỹ tại Việt Nam, nhưng không phải v́ thế mà để cho Cộng sản có thể làm chủ t́nh thế được. V́ vậy, ông muốn thay thế quân đội Mỹ bằng quân đội Việt Nam. Tức là Việt Nam hóa chiến tranh. Câu nói đă làm mọi người kinh dị. Bởi v́ chẳng mới mẻ ǵ. Mười tám năm trước, chính Tướng De Lattre đă từng cố gắng thực hiện, mặc dù không nói đến danh từ ấy.

 

Trong một bài diễn văn đọc ngày 4 tháng 11 năm 1969, Tổng thống Nixon nói với dân chúng Mỹ, đồng bào của ông ta như sau:

“Đừng bao giờ để cho các sử gia của chúng ta có thể bảo được rằng: Mỹ quốc vào thời kỳ cực thịnh của nó vốn là siêu cường mạnh nhất của nhân loại, đă bị các lực lượng độc tài, bắt đưa tay bịt kín niềm hy vọng cuối cùng về ḥa b́nh và tự do, của biết bao nhiêu triệu người nuôi dưỡng…

 

Trong kỳ vận động bầu cử của tôi, tôi đă cam kết là chấm dứt chiến tranh, để có thể giúp chúng ta t́m thấy ḥa b́nh. Tôi đă thiết lập ra một sáng kiến đề giúp tôi hoạt động hữu hiệu. Dân chúng Mỹ càng giúp đỡ tôi bao nhiêu, tôi càng mau chóng đạt được lời hứa hẹn. Bởi v́ chúng ta càng chia rẽ bao nhiêu, th́ khó ḷng buộc địch chịu ḥa đàm bấy nhiêu. Chúng ta cần phải đoàn kết để tiến tới ḥa b́nh, chúng ta càng phải đoàn kết để chống lại mọi thất bại”.

 

Tại Paris, việc đàm phán dù chính thức hay kín đáo, vẫn kéo dài. Thực hiện chính sách chiếc gậy và củ cà rốt, Nixon quyết định vào đầu năm 1970 đánh vào hành lang của Bắc Việt Nam, nằm trên xứ Chùa Tháp. Cuộc hành quân hỗn hợp của quân đội Mỹ và Nam Việt Nam buộc Thái tử Sihanouk phải chạy sang Bắc Kinh. Sự thay đổi đột ngột đó, lôi cuốn Trung cộng phải tỏ thái độ trong cuộc đàm phán Paris, mặc dù có thể chỉ để dằn mặt Moscou. Ông Nixon khôn ngoan đă muốn khơi to sự rạn nứt giữa hai nước Cộng sản đàn anh. Từ ngày 21 đến 28 tháng 2 năm 1972, ông ta sang thăm Trung quốc, rồi đến tháng 5 cũng sang thăm Moscou. Trước mặt ông ta, việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn ở Việt Nam là khúc đầu trong lịch sử bang giao quốc tế. Hành động khôn khéo đó, rất có lợi cho Việt Nam.

Hà Nội cảm thấy nguy hiểm. Mùa xuân năm 1972, tướng Giáp mở cuộc tiến công mới qua vĩ tuyến 17. Trước mặt, chỉ có vài sư đoàn quân Việt Nam Cộng ḥa, c̣n lính Mỹ th́ có hơn 50.000 quân đóng tại chỗ.

 

Ngày 12 tháng 7 năm 1972, trước hoàn cảnh mới này, tôi gửi dân chúng Việt Nam lời kêu gọi ḥa b́nh dưới đây:

“Giờ đă điểm để chúng ta chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, giúp cho dân tộc chúng ta băng bó vết thương, để trở về với nền ḥa b́nh của sự ḥa đồng tương thân tương ái. Mong rằng tất cả mọi người hăy xóa bỏ mọi hận thù và nỗi chua cay, và tất cả hăy đoàn kết lại để xây dựng lại tổ quốc. Đối với nhiệm vụ thiêng liêng ấy, tất cả mọi người đều có bổn phận góp phần cũng như có quyền tham dự. Như tất cả mọi công dân Việt Nam khác, tôi thành thực kêu gọi và ao ước sự ḥa giải dân tộc. Hăy cùng nhau giơ tay ra đoàn kết để Việt Natn được tồn tại đời đời”.

 

Tôi cho ấn hành một thông cáo, giải thích tại sao sau khi vắng mặt luôn 17 năm trường nay tôi lại xuất hiện công khai trong mâu thuẫn hiện tại. Thật vậy, nếu t́nh h́nh quân sự có bề khẩn trương, t́nh h́nh ấy đang có lợi cho miền Nam Việt Nam Khốn thay, t́nh h́nh kinh tế lại đang bị suy thoái đáng ngại. Thế mà chính trị bao giờ cũng lệ thuộc nhiều vào kinh tế. Vậy th́ đă đến lúc để lại bắt đầu.

 

Cuối mùa hè, th́ người ta có thể nói dứt khoát là Cộng sản đă thất bại. Quân đội Cộng ḥa đă đứng vững. Liệu quốc gia có thể hồi phục được tinh thần?

 

Tại hội nghị Paris, bọn Cộng sản đề nghị một thỏa hiệp rời rạc và đầy thiếu sót v́ nó chỉ quanh quẩn đến vấn đề ngưng bắn tại chỗ. Thiệu với lư do rất xác đáng, đă từ chối cái thỏa hiệp đó. T́nh thế lại bế tắc. Thế là ngày 18 tháng 12 năm 1972, Nixon quyết định lại ném bom miền Bắc. Cuộc oanh tạc này thật khủng khiếp, và kéo dài tới 12 ngày.

 

Trước quyết định đó, ngày 27 tháng giêng năm 1973, miền Bắc Việt Nam kư ở Paris, về cuộc chấm dứt hận thù, và tái lập ḥa b́nh ở Việt Nam. Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam, Mặt trận Giải Phóng Miền Nam và Bắc Việt đồng kư kết.

 

Thỏa hiệp ấy dựa vào sự tôn trọng vào căn bản của chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam, và quyền tự quyết của từng cá nhân, đồng thời nói lên mối quan tâm đối với nền ḥa b́nh của Á châu và của toàn thế giới.

 

Trong đó có một chương chứa đựng điều quan trọng:

“Nền thống nhất của Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước một, bằng h́nh thức ḥa b́nh, trên căn bản thảo luận và hiệp ư giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không có chuyện sát nhập miền này vào miền kia, giữa hai bên, và cũng không có sự can thiệp ngoại lai. Ngày thống nhất sẽ được quyết đỉnh bởi một thỏa hiệp chung giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam”.

 

Trong tháng chạp năm 1972, tôi có gặp ở Paris, một số chính khách Nhật, họ mời tôi sang thăm nước họ.

 

Ngày 6 tháng giêng năm 1973, tôi rờí nước Pháp sang Hong Kong, và lấy làm thích thú được hồi tưởng lại những ngày cũ tôi đă sống tại đây về năm 1946. Không biết bao lần, tôi nhận được cảm t́nh nồng hậu và ḷng trung thành của các kiều bào hải ngoại. Như cộng đồng kiều bào ở Nouméa, đă đánh điện chúc mừng tôi, qua trung gian một vị đại diện của họ, lúc ấy đang làm Giám đốc Đài phát thanh ở Nouméa (Tân Thế Giới).

 

Tôi đến Tokyo ngày 7 tháng 2. Ngày ấy, lẽ ra Thiên hoàng Hiro Hito bận phải xa kinh đô, Ngài đă cho lui lại chuyến công du 24 giờ, v́ sợ hiểu lầm là thất kính đối với tôi.

 

Ngày hôm sau để chứng tỏ tôi rất cảm động về ḷng ưu ái đó, tôi đến đặt ṿng hoa anh đào trong đền thờ Vua Minh Trị Thiên hoàng. Vua Minh Trị đă giống như tổ tiên tôi là vua Gia Long, đă đem nền văn minh Âu Tây vào đất Nhật. Cũng chính là vị Vương, ngày đầu thế kỳ này, đă đặt kinh đô ở Tokyo, và đặt ra Hiến pháp, sau khi tuyên bố bỏ chế độ phong kiến, và thể chế quân phiệt ở Nhật.

 

Trong thời gian lưu lại Tokyo, tôi đă gặp lại Ngài Yokoyama, cựu Sứ thần Nhật ở Huế trong những giờ phút khó khăn năm 1945.

 

Chính ông ta đă thông đạt cho tôi biết quyết định của chính phủ Nhật là trao trả nền độc lập cho Việt Nam. Ông cụ già này rất cảm động được gặp lại tôi.

 

Các nhà kinh doanh Nhật đă liên miên mời tôi dự các buổi tiệc tùng chiêu đăi.

 

Chính tại Tokyo mà tôi được biết về bản văn kiện kư ở Paris 31 tháng 1 năm 1973. Lập tức, tôi nhận thấy có nhiều sơ hở, nhất là về những chỗ nói về sự đảm bảo quốc tế, và nền tự quyết của dân tộc. Qua trung gian hăng AFP địa phương, tôi ra một bản công bố nói rằng: “Dân tộc Việt Nam qua nội dung bức văn kiện, không chịu để bị ràng buộc bởi loại hiệp ước kiểu Yalta trao đổi giữa ông Kissinger và Bắc Việt Nam”.

 

Nhấn mạnh đến chỗ xây dựng đất nước, tôi lưu ư rằng:

“Mọi viện trợ ngoại quốc, dù to lớn và cần thiết đến đâu, nó cần phải căn cứ vào nền ḥa b́nh xă hội, nền ḥa b́nh này lại phải do toàn thể nhân dân Việt Nam chấp nhận. Nếu không có sự đoàn kết quốc gia, th́ viện trợ nào cũng trở thành vô ích, nếu không c̣n trở thành nguy hiểm cho tương lai xứ sở nữa”.

 

Điều cảnh cáo của tôi từ Tokyo chẳng phải là vô ích. Áp dụng thỏa hiệp ngày 27 tháng giêng, một hội nghị quốc tế được mở ra ở Paris một tháng sau, để các bên kư kết ngày mùng 3 tháng 3, một văn kiện mới, trong đó nhấn mạnh:

“Trong trường hợp vi phạm vào ḥa b́nh, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ ở Việt Nam, hay vi phạm vào quyền tự quyết của dân chúng miền Nam Việt Nam, các bên kư kết hiệp ước này hoặc riêng biệt, hoặc thỏa đồng, phải tham khảo với các phái đoàn khác có kư trên hiệp ước, hầu định đoạt hay t́m phương thức giải quyết thích đáng”.

 

Sự tái xác nhận những bảo đảm quốc tế đă được đại biểu 12 nước tham dự hội nghị quốc tế về Việt Nam cùng kư là nước Pháp, Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, Hung Gia Lợi, Nam Dương, Ba Lan, Bắc Việt Nam, Anh quốc, miền Nam Việt Nam, Nga Sô, Canada, Trung quốc của Bắc Kinh và Mỹ. Để cho được long trọng, cuộc kư kết được tổ chức với sự chứng kiến của Tổng thư kư Liên hiệp Quốc đặc biệt đến Paris về việc ấy. Chúng ta sẽ thấy sự tín nhiệm mà người ta đặt cho bản văn kiện quan trọng như vậy, nó có giá trị.to lớn và bảo đảm bực nào, cho những chữ kư được đề cao quan trọng như vậy.

 

Thật vậy, nhưng thỏa hiệp ấy, nếu có đem đến sự thắng lợi cho Hoa Kỳ, đă rút chân ra được một bi kịch như vậy, vẫn c̣n ghi dấu lại lâu lắm. C̣n đối với miền Bắc Việt Nam, nó lại là một sự đồng lơa, hầu tránh một cuộc chiến bất lợi, chỉ đưa đến sự thất bại về cho toàn thể dân chúng Việt Nam chẳng c̣n hy vọng giữ lấy tự do và độc lập của ḿnh.

 

Thỏa ước Paris đă chẳng đưa đến ḥa b́nh ở Việt Nam, mà nó chỉ đưa đến sự chấm dứt sự can thiệp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh này.

 

Chẳng bao lâu, quả nhiên, chiến tranh lại bùng nổ, chẳng những ở miền Nam Việt Nam, mà thực tế chưa bao giờ chấm dứt, mà nó c̣n lan rộng sang Cam Bốt và nước Lào.

 

Hai mươi ba sư đoàn của Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Cộng sản, ở phía nam vĩ tuyến 17 đă chẳng bao giờ chịu rút đi, càng làm áp lực mạnh.

 

Tuy nhiên, sau khi việc phóng thích 500 tù binh Mỹ được chấm dứt vào ngày 29 tháng 3, Tổng thống Nixon bị dính líu vào vụ Watergate, đó là một biến cố bất hạnh lớn lao cho Nam Việt Nam.

 

Thế là sự đồng minh của phe Cộng sản Nga Tàu và khác nữa, cộng với sự đồng lơa của bọn người tưởng t́m ra được sáng kiến để quân b́nh thế giới, cũng như sự im lặng của bọn khác, hầu mong được cảm t́nh của địch bất chấp ư chí và quyền lợi của các dân tộc, đă thắng, và Tổng thống Nixon rút lui khỏi chính trường kể từ ngày 8 tháng 8 năm 1974.

 

Thế rồi từng đoàn tàu vận tải của Nga, nối đuôi nhau ở cửa bể Hải Pḥng để tháo gỡ quân trang, quân cụ cho Cộng sản Hà Nội, để trang bị từng sư đoàn Cộng sản vào đầu năm 1975, th́ Quốc hội Mỹ đă từ chối, không chịu thổi cho chính phủ miền Nam Việt Nam một quả bóng dưỡng khí nào, để có thể giúp cho nó khỏi bị chết ngạt.

 

Đó là dấu hiệu của sự chia phần. Văn Tiến Dũng tung các sư đoàn tiến công. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột bị hy sinh trước tiên, để rơi vào tay bọn Cộng sản.

 

Cuộc tiến đánh khá mạnh mẽ và rơ rệt, nhưng chẳng có một quốc gia nào từng kư ḥa hội bảo đảm ngày 2 tháng 3 năm 1973, chịu lên tiếng phản đối. Đối với miền Nam Việt Nam, bị tất cả bỏ rơi nên sụp đổ mau chóng.

 

Mười lăm ngày sau cuộc di tản đẫm máu của dân chúng Phnom Penh, các chiến xa Sô viết do quân đội miền Bắc lái, húc đổ các hàng rào của dinh Độc Lập ở Sài G̣n vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 

Những cảnh tượng thê thảm đă đè nặng lên cuộc di cư đẫm máu của cả một dân tộc chạy trốn Cộng sản Biết bao ngh́n người chết trong những ngày ấy, bao nhiêu vụ tự tử, và các gia đ́nh tan tác… Ai có thể, lập được bản đúc kết của các sự bi thảm đó?

 

Từ đó, đến nay đă được bốn năm. Thành phần của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam biệt tăm mất tích. Bọn thống trị miền Bắc đă thực hiện điều thống nhất kư kết ở Paris, không khác ǵ tờ giấy lộn ném trong sọt rác, điều thống nhất ấy chỉ có nghĩa là các trại tập trung goulag. Bốn năm đă qua đi, nhưng máu vẫn chảy, làm cho đất nước Việt Nam bị thất thoát biết bao con em, làm quang sạch xứ sở, và nếu Hà Nội chỉ khẽ bỏ chiếc gông cùm đè nặng lên đầu lên cổ họ, th́ đó là cả một nguồn vô tận nhân mạng, đă băng hóa ra khỏi vết thương mà đất nước Việt Nam mang nặng ở bên ḿnh.

 

Sự thắng trận của Hà Nội, cũng là sự thất bại của họ.

 

Sự thất bại ấy đă được in hằn trong sự bỏ chạy của bọn đồng lơa với thực dân Pháp, hay nói với bọn đế quốc Mỹ, mà ngày nay chưa ai có thể qui trách nhiệm riêng cho một bọn nào.

 

Sự thất trận ấy, đă được in hằn trong sự kháng chiến của cả một dân tộc đă từ chối nếp sống ô nhục ấy, và đặt niềm hy vọng vào sự phụe hưng của một nước Việt Nam ḥa b́nh và tự do.

 

Ngày nay đây, trong khi đất nước Việt Nam chỉ c̣n chiến tranh, hận thù, lầm than và chết chóc, từ Đà Nẵng đến Cam Ranh, Nga Sô đang ngự trị làm chủ nhân ông, th́ chính phủ Hà Nội chỉ c̣n thấy một con đường sống là chúi đầu chúi cổ mà tiến lên phía trước.

 

Sống trong gọng ḱm của chiến tranh và đói khổ, nước Việt Nam Cộng sản buộc phải đi sâu măi vào chiến lược cổ lỗ của giấc mộng bành trướng của Hồ Chí Minh, làm nước Đại Việt Nam bao gồm chẳng những Ai Lao, Cam Bốt, mà c̣n nhiều tỉnh cũ của Ai Lao, nằm trong lănh thổ của Thái Lan.

 

Sau sự thất bại của giải pháp Pháp, đên giải pháp Mỹ, nước Việt Nam sẽ lại gặp sự thất bại của giải pháp Cộng sân, không c̣n nghi ngờ chi nữa.

 

 

Cảm nghĩ

 

Vậy th́ dân chúng Việt Nam đă xứng đáng để được thấy thái b́nh chưa?

 

Từ hai mươi lăm năm qua, trên các ngọn đồi ở Huế, lời cam kết nguyện cầu đối với Trời Đất theo như phong tục cổ truyền, đă được ai thắp nén hương thờ cúng, dâng lễ Nam Giao, để được Đất Trời và thần linh phù trợ cho đất nước này chưa?

 

Được tiếp dẫn linh thiêng bởi h́nh thể địa dư, và hoàn cảnh lịch sử, lẽ ra Việt Nam phải là đất của gặp gỡ, ḥa đồng, bỗng trở thành đất của thù hận và đương đầu đoạn tuyệt hẳn với tinh thần quốc gia cố cựu. Hỏi dân tộc Việt Nam đă được lợi lộc những ǵ? Đă mất cả tự do, lại bị kết án lưu đầy, đuổi ra khỏi quê hương đất tổ, để cố gắng vớt vát ǵn giữ lấy linh hồn.

 

Cuộc thống nhất bằng vũ lực đă chẳng đưa đến kết quả ǵ. Nước Việt Nam vẫn c̣n là miếng mồi của sự tranh giành. Dù các chữ kư ở các ḥa hội Paris năm 1973 đă chẳng đưa đến chấm dứt chiến tranh, th́ cuộc chiếm đóng bằng quân sự của miền Bắc vào miền Nam Việt Nam cũng chẳng hơn ǵ, để chấm dứt những giông băo đang làm sôi sục dân tộc rách nát tả tơi này. Máu đă đổ, tang tóc đă đầy, và đau đớn hận thù, trong ba mươi năm càng đào hố thêm sâu sắc.

 

Chỉ c̣n mỗi một cách để hàn gắn vết thương ấy, là những người chiến thắng phải có một thái độ đặc biệt. Họ phải tự nén ḿnh xuống, và tuyên bố những điều tương thân tương ái, đồng thời phải tỏ độ lượng khoan hồng. Nhưng miền Bắc đă theo đuổi chính sách sắt máu, ngoan cường không chịu thay đổi. Họ chưa bằng ḷng với sự thống trị miền Nam, mà c̣n muốn bắt nó phải khuất phục, phải chối bỏ bản ngă, để nhồi sọ nó, bắt nó phải coi chỉ riêng họ là nắm vững được chân lư.

 

Thế là trên b́nh diện luân lư, triết lư Cộng sản quả là độc hại, bởi nguyên lư của Cộng sản đưa đến sự phá sản về nền móng luân thường và xă hội, mà nước Việt Nam đă dầy công xây dựng trong suốt hai mươi thế kỷ lịch sử. Dân chúng không thể cảm thấy ḿnh là chủ của ḿnh, trên địa hạt quốc gia, để có thể theo định lệ tự nhiên của đại thể mà phục vụ tổ quốc của ḿnh.

 

Theo ḍng lịch sử của hơn hai mươi thế kỷ, tánh thái của đất nước, làm cho nó như cái đáy của mọi biến cố, đường bộ lên phía Bắc khó có thể sang Tàu, đường sang phía Tây hầu như bịt kín. Do thế, nếu có một biến thiên ǵ bỏ dọc từ trên xuống dưới hay từ dưới lên trên, dân chúng chỉ c̣n có nước đổ xô ra bể, Họ như bị đẩy vào hỏa lộ Thermopyles 10 ở Đông Nam châu Á. Điều đáng chú ư nhất trong tâm t́nh của họ, là phải bám sát vào đất đai mà họ sống. Từ hai mươi thế kỷ qua, chưa có một cuộc chiếm đóng nào được dài lâu.

 

Vậy mà ngày nay, đám dân chúng đó đều trở thành thuyền nhân…

 

Đă hai mươi lăm năm qua, tôi rời bỏ quê hương của tổ tiên tôi. Hai mươi lăm năm tại Pháp, vùng đất bao dung đă đón nhận tôi, đă ràng buộc tôi với bao kỷ niệm thời niên thiếu. Từ khi Hoàng hậu Nam Phương mất đi, vốn được tôi thương yêu từ lúc thanh xuân, nay đă ra đi, và các con tôi cũng bay xa, tôi thường bơ vơ đơn chiếc. Tôi đă cảm thấy, và đă sống như biết bao đồng bào của tôi, nam cũng như nữ, đang sống hiện nay. Nơi th́ cảm t́nh, bao dung với t́nh bằng hữu, nơi th́ hiểu lầm, đầy ác ư. Nỗi mừng vui khi gặp lại người xưa, hay sự u sầu của cô thân chích ảnh.

 

Trong thời gian đó, tôi không ngớt đập cùng nhịp tim với các đồng bào khác, đang sống trong lo âu, khắc khoải. Tự đặt ḿnh vào hoàn cảnh của họ, tất cả tư tưởng của tôi đều hướng về họ, nuôi chung một nguyện cầu, hay nguồn hy vọng.

 

Cuộc sống trong xă hội Việt Nam giống y như cuộc sống tâm linh của vị Hoàng đế, vẫn ấp ủ linh thiêng đến từng thôn dă. Nhưng nếu Người có thánh thiện mọi hành động nào, ra chỉ thị nên theo hay kiểm soát chỉ thị ấy, Người cũng chẳng mang một trách nhiệm nào. Ngược lại nữa, triết lư tuyệt vời của Việt Nam đối với vị Hoàng đế của ḿnh, là bậc minh quân thánh chúa, trị v́ mà không cần phải huyên hoa “với hai tay thong thả buông xuôi, và với bộ y phục giản dị, nhẹ nhàng...”. Nhưng hăy bỏ chuyện ấy ra ngoài, như đă từng nói đến về thời năm 1945, hoàn cảnh bây giờ thật vô cùng nghiêm trọng. Nhưng khí thiêng sông núi c̣n ngự trị tại quê hương tổ quốc, và tư tưởng nổi bật vẫn là tư tưởng của sự phục hồi, có lẽ dưới h́nh thức mới, sự phục hồi của thuần phong mỹ tục cố hữu của ḿnh.

 

Thời gian mà chúng tôi đang sống, không phải là thời gian của buông xuôi, tuyệt vọng, mà chỉ là sự tạm ngừng. Với những ai hiện đang nắm quyền hành số phận của tổ quốc, tôi nói: Sửa sai không phải là điều mất mặt… Như Khổng Phu Tử đă từng nói: “Cái ǵ mà chúng ta có thể vứt bỏ, th́ không phải là Đạo. Thời đen tối tiếp diễn thời sáng sủa. Sự đó làm nẩy ra Đạo”.

 

Nước Việt Nam với một nguồn nhân lực, với tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản đầy rẫy, sẽ thành công trong lănh vực kiến thiết, nếu nó không bị chia rẽ, mà sống trong nền thống nhất thực sự. Nền thống nhất thực sự ấy phải được xây dựng, theo sự an b́nh của nội tâm, truyền thống tốt đẹp của hiền ḥa và cảm thông dễ dàng. Đó là đường đi của ḥa b́nh. Như vậy, dân tộc Việt Nam đoàn kết trong một nước gồm trên bốn mươi triệu dân, tự do, b́nh đẳng như anh em, một dân tộc cần cù, đầy sáng kiến và kiêu hănh, họ có thể đổi chỗ đứng xứng đáng trên hoàn cầu, và tự t́m thấy bản chất xứng đáng của ḿnh.

 

Một bản chất ấy khởi từ cỗi nguồn, đă t́m ra được nguyên lư. Đó là nguyên lư của sự xử thế giữa con người với con người, và gieo rắc t́nh thân hữu với các quốc gia, đồng thời thể hiện được nền độc lập của ḿnh, coi như một vấn đề tự nhiên, bởi tất nhiên.

 

Trong tất cả các dân tộc, dân tộc Việt Nam trong suốt ba mươi lăm năm đă dẫn đầu về sự hy sinh. Từ thế kỷ thứ 19, con số Tử v́ đạo cho Thiên Chúa đă rạng danh nước Việt Nam là Trưởng nữ của Công giáo ở Viễn Đông.

 

Nhưng bây giờ, đây là cả một dân tộc, dù họ đă bị hướng dẫn lầm lạc bởi bọn chăn cừu kém cỏi, hay v́ họ quá yêu chuộng tự do, vâng, tôi nói cả một dân tộc, đă minh chứng trước mắt thế giới, khả năng hy sinh tột độ của ḿnh. Một sự hy sinh bị ép buộc, chịu sống trong nhẫn nhục và cam phận, với một tư cách khuôn mẫu, với đầy đủ ư nghĩa đó.

 

Cũng như sự hy sinh của hàng chục ngàn trẻ con, đàn bà cũng như đàn ông, đă sẵn sàng trao phó đời sống của ḿnh trên một chiếc thuyền mỏng manh, để không biết bao nhiêu đă mất tích trong sóng cuồng giông băo.

 

Sự hy sinh đó có giá trị như một bản thông điệp. Bản thông điệp gửi cho khắp cả các nước trên hoàn cầu. Liệu các nước có hiểu được ư nghĩa bức thông điệp đó? Đă có một thời mà nước Việt Nam, trong sự lo âu, thất vọng chờ mong một cử chỉ của t́nh thương. Ngày hôm nay, sự lo âu tuyệt vọng đó đă quá độ rồi, tiếng kêu thương của họ không c̣n là lời kêu gọi suông nữa. Nó phải là sự can thiệp tức khắc.

 

 

Paris tháng 7-1979

BẢO ĐẠI

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính