Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN IVe

 

 

T́nh h́nh suy thoái

 

Tôi chọn Bửu Lộc để dự trù trong việc ngoại giao quốc tế, sẽ họp trong năm 1954. Bửu Lộc đă ở cạnh tôi rất lâu mỗi khi tôi về nghỉ ở Pháp, bởi ông ta là Cao ủy và Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Như vậy, ông ta thường có dịp học hỏi và quen biết giới chính trị gia Pháp, và các nhân vật ngoại quốc khác.

 

Chính phủ của ông thành lập ngày 12 tháng giêng 8. Đó không hẳn là một chính phủ đoàn kết quốc gia như tôi mong muốn, nhưng nó bao gồm nhiều nhân vật thông thạo, và tận tâm. Nếu các giáo phái từ chối không chịu tham dự, th́ chính phủ này cũng có hai đảng viên Đại Việt tham gia. Tôi ấn định cho Bửu Lộc hai mục tiêu là theo đuổi các công cuộc cải cách đang dở dang, và phải kết thúc với Pháp sự bảo đảm độc lập toàn vẹn trên toàn quốc.

 

Mục tiêu thứ hai này giúp cho ông ta có uy tín đối với các phe phái quốc gia, và củng cố vị trí trọng tài của tôi.

 

Hội nghị Berlin mở ra ngày 25 tháng giêng, với sự tham gia của các bộ trưởng Ngoại giao tứ cường, Dulles, Eden, Molotov và Bidault. Tôi cử Nguyễn Văn Tâm đến, với tư cách quan sát viên. Hội nghị này mở màn cho sự quốc tế hóa vấn đề tranh chấp ở Đông Dương. Việt Minh lợi dụng tối đa về t́nh thế này.

 

Tại chỗ, vị Tổng Tư lệnh đă mở nhiều cuộc hành quân, mà theo ông nghĩ, một mặt đẩy chúng bỏ chạy khỏi quấy rố́.sự phát triển của quân đội quốc gia, mặt khác để tảo thanh các vùng mà chúng tôi đang kiểm soát.

 

V́ vậy, ông cho tái chiếm từ nhiều tháng trước Điện Biên Phủ, một thị trấn trên đất Thái, ở sát biên giới Lào, để dử cho Việt Minh tấn công. Mặt khác, ông phải đối phó với một lực lượng Cộng sản tràn lan xuống sông Cửu Long, qua vùng Trung Lào. Cuối cùng, một cuộc hành quân rộng lớn được sử dụng ở cao nguyên miền Trung, để giữ vững vùng này.

 

Tướng Navarre đă báo cho tôi những cuộc hành quân đó. Ông chú trọng nhất về việc giải tỏa miền Trung Việt Nam. Tôi có đề nghị để các đơn vị Việt Nam cùng giữ Điện Biên Phủ ông ta đáp:

- Dạ không. Đây là một vấn đề hoàn toàn Pháp. Chúng tôi muốn bẻ găy bọn Việt Minh. Hai tiểu đoàn Thái đă có mặt ở đây là quá đủ.

 

Trong dịp tết Giáp Ngọ, ngày 3 tháng 2, tôi gửi một thông điệp chúc tết hàng năm cho dân chúng Việt Nam. Sau khi phân tách t́nh h́nh hiện tại, tôi giải thích những ưu và khuyết điểm mà có chứa đựng, không thể tránh.

 

“Ngày hôm nay, chủ quyền của chúng ta đă được thu hồi, và năm nay cũng là năm mà đường lối chính trị của chúng ta đă ra khỏi mẫu đất khó khăn đă cản mũi chúng ta. Nước Pháp, do gịng lịch sử đă để lại trên phần đất này, nhiều dấu vết tốt đẹp th́ chẳng bao lâu sẽ chấm hết do hiệp ước trả lại nền độc lập này… Quư hơn hết, quốc gia to lớn này đă không chấp nhận cho đế quốc Sô Viết, được bắt lấy cái chủ quyền vừa được thu hồi ấy, và nó đă chịu nhiều hy sinh nặng nề, để chứng tỏ rằng sự giải phóng cho chúng ta không phải là tṛ bịp bợm bi thảm… Tôi ước ao rằng dân chúng Pháp sẽ hiểu rằng, chỉ có sự thỏa măn giá trị tinh thần quốc gia của Việt Nam mới có thể bảo đảm được t́nh thân hữu, nền văn hóa và quyền lợi đă đẩy hai dân tộc chúng ta chung sống gần một thế kỷ cùng nhau.

“Vấn đề hiện tại là bây giờ chúng tôi phải gạt bỏ mọi dấu vết Cộng sản.

 

“Năm 1945, toàn thể nhân dân Việt Nam đă đứng lên giành lấy chủ quyền của ḿnh. Chính bọn Cộng sản đă thực hiện tội ác chống lại tổ quốc, và làm tan tác sự nhất trí này...”

 

Rồi tôi giải thích về những xáo trộn năm 1945, chúng tôi sẵn sàng thiết lập một cơ cấu chính trị dân chủ, theo căn bản dân vi quí, để đưa nước nhà lên đài vinh quang trong tương lai…

 

Một sự đồng minh b́nh đẳng với nước Pháp, sẽ hỗ trợ chúng tôi vào vị trí quốc tế. Cảm t́nh của 33 nước trong khối tự do, đă chính thức công nhận nước Việt Nam quốc gia này. Trong các nước ấy, sự biết ơn của chúng tôi đặc biệt dành chứ nước Hoa Kỳ đă giúp đở chúng tôi mạnh mẽ, và không vụ lợi…

 

“Cuộc chiến của chúng tôi là nội chiến, trong khi bọn chống đối trá ngụy mà chúng tôi phải đương đầu, lại do ngoại bang chi phối. Nó là lợi khí địa phương cho một chiến lược quốc tế, mà trung tâm là Moscou. Nếu bọn Cộng sản Việt Nam cho rằng chiến đấu để giải phóng Việt Nam trong tay Pháp, tại sao họ lại không đếm xỉa ǵ đến nền độc lập đă thu hồi được? Nếu bọn Cộng sản Việt Nam tự nhận chỉ riêng họ là yêu nước, tại sào họ lại đưa chiến tranh, ngay cả bây giờ nữa, sang đến tận Lào, ở ngoài biên giới của chúng tôi?

 

“Đồng bào thân mến,

Chính chung quanh lư tưởng quốc gia, mà chỉ chung quanh nó, mà tôi mời tất cả đồng bào tập hợp lại, để cương quyết hành động, hầu đập tan các điều thống khổ của chúng ta. C̣n nhiều người trong bọn chúng ta, vẫn c̣n thụ động, tin rằng c̣n có những người Việt khác cũng như người ngoại quốc, sẽ làm, giảm thiểu, hăm bớt đà t́ến công của Cộng sản mà đem lại ḥa b́nh. Họ không thể phạm một lỗi lầm to lớn hơn nữa, và tấm gương của Triều Tiên chứng tỏ cho họ biết, nếu một dân tộc không tự giải phóng được ḿnh, th́ nó sẽ bị tan ră, và vẫn phải chịu sống dưới quyền đô hộ của ngoại nhân. Nước Việt Nam cuối cùng sẽ là nước Việt Nam do chính tay người Việt Nam định đoạt…”

 

Khi nêu gương của nước Triều Tiên, tôi muốn cảnh cáo long trọng dân tộc tôi về hiểm họa mới đang đe dọa sự đoàn kết của họ, và sẽ đẩy tất cả vào công dă tràng xe cát trong bao năm vun vén xây dựng.

 

Trong suốt tháng 2 năm 1954, đây là cả một đoàn người đến thăm. Đầu tiên là ông Pleven, bộ trưởng Quốc pḥng; ông De Chevignée, quốc vụ khanh về chiến tranh; ông Jacquet, quốc vụ khanh các quốc gia liên kết; Tướng Ely, Blanc, và Fay, đến thăm nhiều địa điểm hành quân. Đoàn du lịch cuối cùng đến Điện Biên Phủ mà ai cũng trầm trồ khen ngợi công tŕnh thực hiện được về căn cứ Không quân này. Tôi tiếp ông Pleven hai lần ở Ban Me Thuột, rồi ở Đà Lạt, và tôi nói về quân đội quốc gia Việt Nam. Do sự thành lập sư đoàn thứ 8 của đoàn khinh quân hậu vệ, về đợt thứ hai, quân số của quân đội Việt Nam vào năm 1954, đă lên từ 200.000 đến 285.000 người, được phân chia như sau:

148,000 quân chính qui với 8 sư đoàn Bộ binh, 80.000 người do đoàn khinh quân, 44.000 trừ bị và 13.000 về Thủy quân và Không quân. Chương tŕnh này đă vượt quá 10.000 người đối với chương tŕnh mà tôi vạch cho Tướng Navarre vào tháng 6 năm 1953. Nó gặp khó khăn về sĩ quan và cấp chỉ huy. Chương tŕnh mà chúng tôi có thể cung cấp được sẽ bị thiếu hụt độ 14%, theo bảng cấp số. Cuộc thiếu sót đó sẽ được lấp đầy bằng cách đưa 6.000 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, cạnh quân đội quốc gia Việt Nam.

 

Khi viên Bộ trưởng Quốc pḥng trở về Pháp, th́ đă có cuộc bàn căi sôi nổi ở Quốc hội, trong đó Thủ tướng Laniel tuyên bố ngày 5 tháng 3, là ông ta nhất định “giải quyết vấn đề Đông Dương bằng đường lối ngoại giao”.

 

Một sự xác nhận như thế chẳng giúp đỡ ǵ cho chúng tôi, nó chỉ làm cho chúng tôi nản ḷng, nhất là để động viên tinh thần dân chúng. Nó lại c̣n một hậu quả tai hại nữa, là cấp thêm luận điệu cho phe quốc gia cực đoan. Tôi quyết định cử Hoàng thân Bửu Lộc đi ngay Paris, để thôi thúc việc trao trả nền độc lập hoàn toàn. Cuối cùng, ngày 29 tháng 3, tôi lập một chính phủ chiến tranh, đặt dưới quyền tôi đă tập hợp các bộ trưởng liên hệ đến sự pḥng thủ, viên Tham mưu trưởng Tướng Hinh… Bằng h́nh thức này, tôi muốn nhấn mạnh đến sự dấn thân của chúng tôi vào chiến tranh chống lại Cộng sản, và muốn chứng tỏ rơ ràng trước dư luận thế giới, ư chí nhất định của chúng tôi trong sự điều đ́nh về ḥa b́nh, để giữ cho được nền thống nhất và độc lập cửa Việt Nam.

 

Tiếng súng đầu tiên do Việt Minh bắn vào căn cứ Điện Biên Phủ, kể từ ngày 13 tháng 3, đă chứng tỏ sự suy diễn của tôi. Nước Pháp đă bị đặt dưới hoàn cảnh hạ phong đối với Hồ Chí Minh, và phe đảng của ông ta không bỏ phí cơ hội để thu lợi tối đa.

 

Về phần chúng tôi, nước Việt Nam, sau khi đă hoàn tất, trên b́nh diện quân sự, vấn đề chính là nói đến điều đ́nh. Tôi quyết định sang Pháp để đặt giữa trung tâm của cuộc bàn căi.

 

Tôi tới Cannes ngày 11 tháng 4. Ngày 16, tôi lên Paris, và gặp ông René Coty, Tổng thống Pháp tại lâu đài Vizille.

 

Khi tôi đến Paris, tôi gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles cũng đi qua đấy. Ông tỏ ra không chịu nhượng bộ nước Trung Hoa. Rồi đến ngày 21 tháng 4, tôi gặp Thủ tướng Laniel và ông Georges Bidault. Tôi xác nhận vị trí của tôi:

- Bởi v́ đă có một hội nghị, tôi chỉ đến dự khi được mời, do quốc thư của các nước tham dự hội nghị. Nhưng tôi không muốn nh́n Việt Minh. Tôi là chính phủ chính thức, và tôi không chấp nhận ngồi chung với bọn phiến loạn.

 

Ngày 23 tháng 4, tôi viết cho Tổng thống Coty một bức thư, để xin triệu tập hội đồng Liên hiệp Pháp. Tôi không được thỏa măn.

 

Ngày 24 tháng 4, tôi được chính thức thông báo về dự định của chính phủ Pháp đối với Hội nghị sẽ mở ở Genève, do một bản thông báo của ông Georges Bidault gởi cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Định. Lập tức tôi giữ ǵn thận trọng.

 

Hôm sau 26 tháng 4, tôi cho Văn pḥng của tôi ấn hành bản thông cáo nói rơ:

“Nước Việt Nam không thể chấp nhận những điều khoản về hội nghị dàn xếp, trong đó nước Pháp, đi trái với nguyên tắc của Liên hiệp Pháp, mà nhân danh nó, nước Pháp lại đi điều đ́nh với bọn phiến loạn chống lại nước Việt Nam và với những cường quốc đă chống lại Việt Nam”.

 

Tôi tố giác những dự định, mà tôi được biết: phân chia đất nước Việt Nam, như kiểu Triều Tiên, hay tập hợp riêng rẽ từng vùng một, và tôi kết luận:

“Cả từ Quốc trưởng lẫn chính phủ Việt Nam đều coi như không liên can ǵ đến những quyết định đi ngược lại với nền độc lập và thống nhất của đất nước”.

 

Hội nghị Genève mở ra ngày 26, bằng một h́nh thức mở đầu như ở Triều Tiên. Tôi đi Paris, và về với vợ con tôi ở Cannes. Ở Điện Biên Phủ, tướng Giáp bứt từng mảnh lần lượt những căn cứ chống cự trong ḷng chảo…

 

Tại Cannes, ông Marc Jacquet đến xin gặp tôi với tính cách cá nhân. Ông ta báo cho tôi biết là ông Georges Bidault đă gặp ông Molotov và vị này đă yêu cầu ông ta phải sắp xếp cho sự có mặt của đại diện Việt Minh ngồi cạnh đại diện của các quốc gia liên kết. Ông ta nhắc tôi nên chú ư:

- Thưa Hoàng thượng, Mỹ và Nga đă đồng ư với nhau ở Berlin, tất cả đều đă được sắp đặt sẵn rồi.

 

Hai hôm sau, đây là ông Đổng lư văn pḥng bộ trưởng Ngoại giao, ông Pierre Falaise đến gặp tôi. Cấp trên của ông ta phái ông ta đến đây để xin tôi đề cử nhân vật của phái đoàn Việt Nam đi dự Hội nghị, và cũng để biết vị trí của Việt Nam khi có mặt của phái đoàn Việt Minh. Nhiều nơi giục dă, kể cả người Mỹ, do Đại sứ của họ là ông Heath.

 

Tôi cảm thấy cái bẫy mỗi ngày một thắt chặt lại. Nhưng tôi muốn bảo vệ nền độc lập đến kỳ cùng. Tôi phải trả lời ông Bidault:

- Chúng tôi chỉ đến Genève để đàm phán về sự có chấp nhận Việt Minh vào hội nghị hay không, và với điều kiện là chúng tôi phải được các cường quốc Tây phương mời: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, để cùng với đại biểu của họ dự phiên họp đầu tiên.

 

Lời yêu cầu của tôi được chấp nhận, và ngày 3 tháng 5, Nguyễn Quốc Định đến Genève, có các ông Bedell Smith lănh đạo phái đoàn Mỹ, Antony Eden và Georges Bidault.

 

Con bài đă ném xuống. Tôi nhớ lại lời của ông Marc Jacquet: “Đây là người Mỹ đă bày ra tất cả: Ngài sẽ thấy viên Đại sứ Mỹ đi đi lại lại, để yêu cầu Ngài chấp thuận, nhưng kỳ t́nh tất cả đă được định trước giữa họ với các tay tổ Cộng sản rồi”.

 

Nhưng tôi cũng chẳng để họ khuất phục được. V́ thế, khi nó chưa từng đề cập đến, tôi vẫn từ chối bọn Việt Minh vào trong Hội nghị. Nay tôi cương quyết đặt vấn đề với phái đoàn Pháp để được rơ ràng, và buộc họ phải cam đoan bảo đảm cho nền thống nhất của Việt Nam.

 

Chắc chắn là sẵn sàng nhận hết, ông Georges Bidault đă được chính phủ cho toàn quyền giải quyết, cốt giữ cho Hội nghị được trơn tru, đă viết cho tôi ngày 6 tháng 5:

“Chính phủ Pháp trong thời gian này, không chỉ là đi t́m một giải pháp chính trị vĩnh viễn. Công việc của tôi, như đă nói rơ trong bản thông cáo ở Berlin, là t́m ḥa b́nh cho Đông Dương.

 

“Mục đích của chúng tôi như vậy là t́m việc ngưng bắn, trong khuôn khổ một cuộc đ́nh chiến, đem lại bảo đảm cần thiết cho các quốc gia Đông Dương, cho nước Pháp và cho các cường quốc đồng minh mà quyền lợi tổng quát của họ có liên hệ chặt chẽ với quyền lợi của chúng tôi ở khắp Đông Nam Á Cuộc đ́nh chiến đó không phải có định kiến cho một ư đồ nhất định nào, khi các trường hợp về ḥa b́nh và tự do đă có thề mở ra được tổng tuyển cử, khi đă hội đả.

 

“Ngay tự bây giờ, tôi sẵn sàng xác nhận với Hoàng thượng rằng không có ǵ trái với ư định của chính phủ Pháp là sửa soạn lập ra hai quốc gia, trên lưng riước Việt Nam thống nhất, để hai quốc gia này mỗi nước có xu hướng quốc tế khác nhau...”

 

Hai mươi lăm năm nay, tôi đọc lại đoạn cuối của bức thư này. Lời lẽ rất dứt khoát lời hứa hẹn rất long trọng… Nước Pháp không bao giờ chấp nhận sự chia xẻ nước Việt Nam. Ngày mùng 3 tháng 5, tại Sài G̣n, Đại sứ Dejean đă tuyên bố, theo chỉ thị của chính phủ:

- Chính phủ Pháp không có dụng ư t́m giải pháp về cuộc chiến Đông Dương trên căn bản một sự chia cắt nước Việt Nam… Những đảm bảo nhất định đă được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Định ngày 25 tháng 4 vừa qua, và quyết định ấy được xác nhận ngày 1 tháng 5.

 

Chúng tôi đang ở vào ngày mùng 6 tháng 5 năm 1954. Hôm sau, Điện Biên Phủ thất thủ, sự hy sinh của biết bao thanh niên như đă lấy máu ḿnh để kiềm ấn vào lời hứa hẹn của Pháp. Từ Paris, tôi gửi cho đồng bào của tôi và cho các bạn Pháp một thông điệp do hăng AFP đánh đi ngày 8 tháng 5:

“Dân tộc Việt Nam và dân tộc Pháp, vào giờ phút này, chia nhau niềm thử thách đau thương, sau kết quả bi thảm của chiến trường anh dũng Điện Biên Phủ, trong đó các chiến sĩ Pháp và Việt Nam đă cho một tấm gương lịch sử về can đảm, về lư tưởng và sự hy sinh cho chính nghĩa tự do.

 

“Đầu óc của tất cả chúng ta, Việt Nam cũng như Pháp là phải tương đồng trong lúc này, để tỏ ḷng tôn kính đối với sự hy sinh của các chiến sĩ đó. Tim chúng ta se sắt, chúng ta nghĩ đến những nỗi đau khổ của những người bị thương, những cái tang của các gia đ́nh, và chúng ta chỉ c̣n biết cúi ḿnh kính cẩn trước nỗi đau do cuộc chiến này đưa lại.

 

“Nhưng chúng ta cũng không phải là không có ít nhiều kiêu hănh, về giá trị của quân lực Pháp và Việt Nam trước một kẻ thù đông đảo và cuồng tín. Nước Pháp nhiều phen từng làm cho thế giới ngạc nhiên về ḷng can đảm, khi gặp trường hợp quật ngược, và bởi một tinh thần quốc gia mạnh mẽ, đă bùng lên vào lúc bị thử thách nặng nề. Nước Việt Nam, trong lịch sử từ ngàn xưa, đă trải qua nhiều thời kỳ đen tối. Tuy nhiên, nó không bao giờ nản chí để chiến đấu cho nền tự do, độc lập của ḿnh. Ngày hôm nay, sát cánh cùng nhau chung một mục đích là nền tự do thế giới, chống lại chủ nghĩa Cộng sản, hai nước chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua cái thử thách này, đang đánh phá nặng nề, gây nên bao chết chóc đau thương, nhưng cũng không thể nào làm suy yếu t́nh thần cũng như sinh lực của chúng ta.

“Tôi muốn rằng, ngày hôm nay, nhân danh các đồng bào tôi, nói riêng với các bạn Pháp của chúng tôi. Nay nước Pháp đă công nhận nền độc lập của Việt Nam, không ai c̣n có thể nghi ngờ về tinh thần mă thượng của nước Pháp, đă chiến đấu cho nước Việt Nam và cho thế giới tự do. Những vinh quang quân sự của nó được tô thắm bằng những điểm son cho tinh thần cao thượng, thể hiện tại Điện Biên Phủ theo ḍng lịch sử, mà tên của De Castries bừng bừng lên như tên của La Fayette với nhiều tên của các chiến sĩ chiến đấu cho lư tưởng, khác nữa.

 

“Người Pháp có thể tin được rằng, nước Việt Nam không bao giờ quên những hy sinh của nước Pháp. Bổn phận tôi là Quốc trưởng nước Việt Nam, buộc tôi phải đấu tranh cho quyền lợi và nền độc lập của đất nước tôi. Nhưng, từ nền độc lập đó, họ cần phải biết rằng, họ không sợ bị bất cứ một hậu quả tai hại nào, bởi nước Việt Nam lúc nào cũng muốn thắt chặt t́nh giao hảo với nước Pháp, và người Pháp có nhiều mối liên hệ vững chắc và có lẽ rất chặt chẽ hơn khi họ c̣n đặt dưới hệ thống chính quyền cũ v́ sự hợp tác mới này đặt trên căn bản tự do, không bị bắt buộc. Nó được cấu tạo trên một nền móng tâm lư và t́nh cảm, làm cho vững mạnh hơn, và bên chặt hơn bất cứ một giao kết pháp lư nào.

 

“V́ vậy, hỡi các bạn Pháp của Việt Nam, binh sĩ cũng như thường dân, khi gửi cho các bạn bản thông điệp tại Đông Nam Á, mà nền văn hóa Pháp được sáng ngời, đồng thời sẽ là một quốc gia luôn dính liền với quư quốc, bằng sợi dây thân hữu vĩnh viễn và sâu đậm”.

 

Tôi chú trọng, tất nhiên, nói về sự thất thủ ở Điện Biên Phủ chẳng phải là một tai họa chiến lược ǵ. Trên địa hạt quân số, sự mất mát chỉ vào khoảng 5% đối với quân đội của Liên hiệp Pháp. Trên lănh vực tinh thần, sự thất thủ một thị trấn xứ Thái quả là nặng nề, nhưng trong nhiều trường hợp khác, cũng chỉ có tầm quan trọng không hơn ǵ khi bỏ Ḥa B́nh. Cuối cùng, cuộc hội nghị tại Genève, trong sự giao dịch giữa Việt Nam và Pháp, trong bất cứ trường hợp nào cũng chẳng phải là đoạn kết, mà ngược lại nữa, đây lại chính là khúc mới để bắt đầu.

 

Về hai đại cường trên thế giới tự do Hoa Kỳ và Anh quốc, tôi biết vị trí của họ khác nhau. Tất nhiên, sự từ chối của Tổng thống Eisenhower không chịu can thiệp vào Điện Biên Phủ, nếu cần, sẽ dùng bom nguyên tử, - điều mà không bao giờ tôi chấp nhận, nếu được hỏi ư kiến - cho thấy Hoa Kỳ không muốn dính dấp vào nữa. Nhưng ông Foster Dulles, Ngoại trưởng đa số dư luận hỗ trợ, lại không chịu chấp nhận vấn đề bỏ rơi Bắc Việt Nam, dễ dàng và giản dị như thế được, bởi sự đó làm cho Hoa Kỳ mất mặt ở Á châu. Tôi không chắc mấy vào ông Bedell Smith đang lănh đạo phái đoàn Mỹ. Sau rốt, người Anh vẫn c̣n nhiều vướng mắc ở Đông Nam Á v́ sợ bọn Cộng sản đóng sát ở cửa ngơ Thái Lan và Mă Lai.

 

C̣n về người Nga và Tàu, mà sự dị biệt như c̣n tồn tại sau vụ đàm phán ở Triều Tiên, giữa Molotov và Chu Ân Lai, nên mong rằng họ sẽ có thái độ bớt khắt khe, mà người ta phải e dè.

 

Tôi quyết định đến gần Genève để theo dơi cho biết những chuyện mặc cả này nọ, và tôi ở trong một biệt thự thuê ở La Vergnaz.

 

Phái đoàn Việt Minh tới, do Phạm Văn Đồng cầm đầu. Thủ tướng Bidault tŕnh quan điểm của Pháp. Ông ta đề nghi nguyên tắc ngưng ngay mọi sự thù nghịch, và chia ra trường hợp riêng rẽ của Lào và của Cam Bốt. Ông ta không đá động ǵ về giải pháp chính trị.

 

Hai ngày sau, Phạm Văn Đồng trả lời ông ta đưa ra quan điểm của họ. Quan điểm này vơ trọn cả Lào và Cam Bốt, và bao gồm sự hồi hương quân đội viễn chinh Pháp, một dự định bầu cử tự do có dính líu chặt chẽ đến vấn đề quân sự và chính trị.

 

Ngày 12 tháng 5, đến lượt đại biểu của chúng tôi, là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Định tŕnh bày đề nghị của Việt Nam. Sau khi tố cáo những tội ác của Việt Minh và nói lên giá trị của những kết quả đạt được từ 1949 do chính phủ quốc gia: thống nhất, độc lập, tạo một đạo quân quốc gia, được 35 nước công nhận, đặt nền móng cho một nền hành chánh, ông ta đặt câu hỏi:

- Có cần thiết phải chấm dứt nền đô hộ thuộc địa, bằng cách đem vào trong nước chủ nghĩa Cộng sản là một h́nh thức rất tinh vi của chủ nghĩa đế quốc? Có cần phải, khi không là một thuộc địa của Pháp, lại trở thành một chư hầu của nước Tàu?

 

Ông xác nhận sau đó sự chống đối của chúng tôi về việc chia cắt đất nước “dù trực tiếp hay gián tiếp, dù nhất định hay tạm thời, dù thực tế hay pháp lư”.

 

Nhân danh Hoa Kỳ, Tướng Bedell Smith chấp nhận ư kiến của chúng tôi, và tuyên bố ủng hộ. Than ôi, nước Pháp và nước Anh lại im lặng. Tất nhiên, Trung Hoa công nhận giải pháp của bọn Việt Minh.

 

Kể từ lúc ấy, hội nghị sa lầy trong những chuyện đầu cua tai heo. Tôi ít gặp các đại biểu của Pháp trong thời gian ấy, c̣n người Mỹ th́ luôn luôn đến cho tôi biết về tiến tŕnh của hội nghị trong thời gian bàn căi này.

 

Tại Paris, một cuộc bàn căi sôi nổi đă xảy ra ở Quốc hội từ 11 đến 14 tháng 5 mà chính phủ Laniel chỉ thắng với số phiếu vừa đủ. Tướng Ely và Salan được cử đi SàiG̣n, đem chỉ thị đến cho Tướng Navarre, để sửa soạn thu xếp các quân trang quân dụng. Khi họ đi vào ngày 27 tháng 5, Uỷ ban Quân sự cao cấp họp ở SàiG̣n quyết định giao trọn trách nhiệm cho bộ Tổng Tư lệnh quân đội Việt Nam.

 

Cũng ngày hôm ấy, tại Genève, Phạm Văn Đồng trong một lời tuyên bố, đă cho biết là Việt Minh sẵn sàng chấp nhận trên nguyên tắc sự tham gia và hợp nhất quân đội.

 

Hai hôm sau, một cuộc họp hạn chế, định rằng hai bộ Tư lệnh Pháp và Việt Minh sẽ họp ở Genève để bàn về vấn đề các vùng tập kết ở Việt Nam, rồi ở Lào, và ở Cam Bốt, hầu đi đến sự chấm dứt nhanh chóng và tức khắc những hận thù, theo điều kiện ḥa b́nh. Bắt đầu từ mùng 2 tháng 6, Hội đồng Quân sự ấy bắt tay vào việc. Tạ Quang Bửu, thứ trưởng bộ Quốc pḥng của Việt Minh và Tướng Delteil, đại diện cho Tổng tư lệnh quân đội Pháp, có sự ủy nhiệm của tôi, điều khiển hai phía đối nghịch;

Trong thời gian đó, một việc lạ lùng xảy ra ở Paris, do một bài báo in trên tờ nhật báo Express, đ̣i loại bỏ ông Marc Jacquet, để thay vào chức Quốc vụ khanh đặc trách các quốc gia liên kết, bằng ông Frédéric Dupont. Ngày 3 tháng 6, Tướng Ely được bổ làm Tổng tư lệnh và Tổng ủy viên ở Đông Dương, và Tướng Salan làm phó cho ông ta.

 

Hoàng thân Bửu Lộc được ông Paul Reynaud mời sang nay lại đi SàiG̣n, duyệt kư với ông Laniel ngày 4 tháng 6, các bản hiệp ước về độc lập và hợp tác, vốn đợi từ lâu. Đây là lần thứ năm “nước Pháp công nhận nước Việt Nam là một nước hoàn toàn độc lập”, nhưng là lần đầu “… và chủ quyền với tất cả những thẩm quyền do luật quốc tế công nhận”.

 

Sự chấp nhận đó gồm hai bản dưới h́nh thức các hiệp ước. Bản đầu tiên, cho chúng tôi, thêm một lần nữa, nền độc lập, v́ nhắc lại nhiều quá thành ra lố bịch. Bản thứ hai nói về các điều kiện hợp tác giữa Việt Nam và Pháp. Tất nhiên chúng tôi đă nhận được, qua bản này là không được dính líu ǵ đên những điều khoản riêng của Hiến pháp Pháp liên hệ đến quốc pḥng và ngoại giao, nhưng tôi thấy nên nhắc lại: cần phải ngưng lại đây một chút. Tôi xin giải thích: hiệp ước về độc lập và hiệp ước về hợp tác chưa được kư, th́ nước Việt Nam không thể dự vào một cuộc đàm phán quốc tế nào. Từ chỗ đó, sự vắng mặt của chúng tôi ở Genève sẽ bịt kín chúng tôi mặc cho sóng vỗ bèo trôi, hay bị chia cắt tan tành.

 

Tôi rời Evian để trở về Cannes.

 

Kể từ ngày 1 tháng 6, Nghị viện bàn căi sôi nổi về hiện t́nh ở Đông Dương. Ông Mendès France chống lại chính phủ Laniel, dùng luận điệu của ông Molotov nói ở Genève ngày 8 tháng 6, đổ cho ông Georges Bidault là muốn phá hội nghị. Bị đặt trong thiểu số với 13 phiếu, chính phủ Laniel từ chức ngày 12 tháng 6. Tổng thống René Coty liền giao cho ông Pierre Mendès France lập chính phủ mới.

 

Tôi cho gọi đến Paris Tướng Hinh, và đ̣i rút phái đoàn về, để giao lại cho Tổng Tư lệnh quân đội. Nhưng tôi bị từ chối. Tôi nhắc lại với đại biểu của Mỹ ở Genève là ông Bedell Smith. Lúc đầu, chúng tôi cử làm trưởng phái đoàn, viên bộ trưởng Ngoại giao v́ chúng tôi nghĩ là một hội nghị chính trị, nhưng trong cuộc họp hạn chế, người ta lại bàn về vấn đề quân sự. V́ vậy, tôi ra lệnh cho tất cả nhân viên phái đoàn rút lui.

 

Chúng tôi không c̣n tin ǵ vào người Pháp nữa. Tại Genève, riêng c̣n người Mỹ là đồng minh của chúng tôi. Trước sự tiến triển về hoàn cảnh, họ định lập lại một hệ thống pḥng thủ mới ở Đông Nam Á. Họ có thể giúp đỡ chúng tôi tiếp tục cuộc chiến chống lại Cộng sản.

 

Tại SàiG̣n, Thủ tướng chính phủ gặp phải sự chống đối quyết liệt của các nhà quốc gia trong phong trào Mặt trận Đoàn Kết Cứu Quốc do Ngô Đ́nh Nhu lănh đạo. Mặt trận này không công nhận trước tất cả các quyết định có thể do Genève đặt ra.

 

Tôi cho vời đến Cannes các lănh tụ của tất cả các phong trào chính trị và tôn giáo ở Việt Nam để hỏi ư kiến. Tôi cho họ biết cái ǵ đă xảy ra, rằng tất cả đều đă được xếp đặt trước, đến chỗ sẽ chia đôi đất nước. Tôi vạch ra cho họ sự cần thiết đặt một đường hướng mới, và gợi ư họ là cho thay thế Hoàng thân Bửu Lộc bằng Ngô Đ́nh Diệm, để cầm đầu chính phủ. Tất cả hoan nghênh ư kiến của tôi.

 

Biết trước ḿnh khó ḷng theo đuổi được con đường đă vạch, Bửu Lộc đệ đơn xin từ nhiệm cho cả chính phủ.

 

Sau khi thảo luận với ông Foster Dulles, để cho ông ta biết ư định ấy, tôi cho vời Ngô Đ́nh Diệm và bảo ông ta:

- Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông th́ lúc nào cũng từ chối. Nay t́nh thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lănh đạo chính phủ.

 

- Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin tŕnh Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đă quyết định. Tôi định đi tu…

 

- Tôi kính trọng ư định của ông. Nhưng hiện nay, tôi kêu gọi đến ḷng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của ḿnh. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

 

Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp:

- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.

 

Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một pḥng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá, tôi bảo ông ta:

- Đây Chúa của ông đây. Ông hăy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đă trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.

 

Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nh́n tôi, sau nh́n lên thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:

- Tôi xin thề!

 

Bốn mươi tám giờ sau, sau khi giới thiệu ông với Tướng Ely, từ Washington trở về qua Paris, ông Diệm về Sài G̣n cùng với Hoàng thân Bửư Lộc để bàn giao quyền hành. Trước khi ra đi, tôi trao cho Diệm một đạo dụ ủy cho ông ta mọi quyền, hành chánh cũng như quân sự.

 

Trước đây đă dùng Diệm, tôi biết ông ta vốn khó tính. Tôi cũng biết ông ta rất cuồng tín, và tin vào đấng Cứu Thế. Nhưng trong t́nh thế này, không c̣n có thể chọn ai hơn. Thật vậy, từ nhiều năm qua, người Mỹ đă biết ông, và rất hâm mộ tính cương quyết của ông. Trước mắt họ, ông là nhân vật đủ khả năng đối phó được với t́nh thế, v́ vậy Washington sẵn sàng hỗ trợ ông. Nhờ thành tích cũ, và nhờ sự có mặt của em ông, đang đứng đầu Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc, ông được nhiều nhà quốc gia cuồng nhiệt ủng hộ, các vị này từng làm đổ chính phủ Tâm và chính phủ Bửu Lộc. Tóm lại, nhờ cương quyết và cuồng tín, ông là người chống Cộng chắc chắn. Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh.

 

Hai mươi bốn giờ sau, sự đề cử ông làm Thủ tướng Việt Nam trùng hợp với việc tấn phong chính phủ Pháp của ông Mendès France, do Quốc hội bỏ phiếu ngáy 17 tháng 6, với số phiếu tối đa 419 cho số cử tri 466 người. Trong khi hội nghị Genève đang họp, vị Thủ tướng tân cử này, liền tuyên bố một cách lạ lùng:

- Tôi đă nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ lưỡng và trịnh trọng. Tôi đă thăm ḍ các nhà chuyên môn quân sự và ngoại giao, rất giá trị. Quan điểm của tôi được xác nhận là một sự điều đ́nh ôn ḥa có thể thực hiện được.

 

Vậy th́ việc ngưng bắn phải thực hiện tức khắc. Chính phủ do tôi thành lập, định rằng, - và họ định cho các đôi thủ của chúng ta - một thời hạn là bốn tuần lễ phải đạt. Chúng ta ngày hôm nay là ngày 17 tháng 6. Tôi sẽ đến trước các Ngài vào ngày 20 tháng 7, và sẽ báo cáo cùng các Ngài về kết quả đạt được. Nếu không có giải pháp ǵ thích ứng vào ngày gị đó, các Ngài có thể không cần biết đến chúng tôi nữa, và chính phủ của tôi sẽ được trao trả lại cho Tổng thống…

 

Như vậy, trong thời gian này - tôi muốn nói kể từ ngày mai - tất cả các biện pháp quân sự phải được sẵn sàng, để đáp ứng với nhu cầu tức khắc, và để các chính phủ kế tiếp chính phủ tôi, có thể tiếp tục chiến đấu, nếu do bất hạnh, lại phải dùng đến.

Quan điểm của tôi như vậy là ḥa b́nh…

 

Ông Mendès France đang ở nước bài đó. Chỉ cần cụ thể hóa điều ông đang sửa soạn.

 

Mục đích của tôi vẫn theo đuổi từ năm năm nay, sự thống nhất đất nước, nay như bị phá đám. Miệng tôi đă bị khóa chặt. Tôi đă thi hành sứ mạng trong đó tôi đă chấp nhận thỏa măn dân tộc của tôi. Tôi đă đạt được thống nhất, rồi độc lập hoàn toàn. Tôi đă xây dựng được một quân đội để có thể bảo đảm cho nền độc lập ấy. Chúng tôi đă bắt đầu từ con số không, nay tất cả công việc của tôi trở thành nước lă ra sông. Giải pháp Pháp, do lỗi ở nước Pháp, đă thất bại.

 

Công việc không dễ dàng ǵ cho Ngô Đ́nh Diệm. Việc ông đến Sài G̣n, chẳng được ai hoan nghênh. Người ta cần phải động viên tinh thần mọi người cả nước đă rơi vào t́nh trạng hoang mang. Ngày 30 tháng 6, ông ta ra Hà Nội, mà những điều ông ta thấy không ai có thể tưởng tượng được. Chống lại Cộng sản, chẳng ai nghĩ đến… Trái lại nữa, người Pháp bắt đầu di tản trước tiên. Hàng trăm ngàn người đau khổ, trong đó có những người Công giáo thuộc các giáo phận miền Bắc, mà ông tin tưởng sẽ đứng bên cạnh ông, th́ chỉ nghĩ đến chạy vào Nam. Thật quá chậm trễ để không thể hành động ǵ được nữa.

 

Diệm trở về Sài G̣n. Ngày 9 tháng 7, ông lập chính phủ không phải dễ dàng ǵ 9. Cuối tháng 6, cuộc hành quân bi thảm ở đèo An Khê, cả đoàn quân đă bị tan ră v́ sa vào ổ phục kích rộng lớn của Cộng sản, Cuộc hành quân tảo thanh trong vùng cao nguyên miền Trung cho thấy rằng quân đội Việt Minh rất cần trấn đóng ở vùng này.

 

Ở Genève, hội nghị trên thực tế phải gián đoạn, kể từ ngày 18 tháng 6. Các cuộc gặp gỡ lại tăng trưởng. Ông Mendès France chửi các nhân viên của ḿnh. Ngày 4 tháng 7, ông Dejean, cựu Tổng ủy viên Pháp ở Đông Dương, đến báo cho tôi biết là những liên lạc giữa ông Chauvel, nhân viên của phái đoàn Pháp, đang xúc tiến với Phạm Văn Đồng, viên đại sứ này nói trước là câu chuyện giữa hai người nhằm vào vấn đề chia cắt. Thật sự, người ta đang dự vào một cuộc mặc cả của những tên lái buôn vải vóc, để định cắt đất nước theo chiều cao nào. Nhưng rồi tất cả đă được giải quyết vào phút cuối cùng.

 

Kể từ ngày 14 tháng 7 là ngày rất quan trọng, Thủ tướng Pháp đến Genève. Ông ta đă được người Mỹ chấp nhận để Tướng Bedell Smith trở lại hội nghị. Được thông báo ngày 12 tháng 7 do ông Heath Đại sứ Mỹ, về t́nh h́nh cuối cùng của hội nghị, tôi biết rằng Washington đă bằng ḷng nguyên tắc chia cắt. Những giá trị ủng hộ nước Việt Nam của họ chỉ c̣n là giá trị tinh thần. Kể từ lúc ấy, dưới áp lực của những ai từng là đồng minh mạnh mẽ nhất của chúng tôi, tôi chỉ c̣n biết hỏi họ xem sự hỗ trợ của họ đối với miền Nam Việt Nam.

 

Ván bài được kết thúc dứt khoát, vào phiên họp cuối cùng, ngày 20 tháng 7. Người ta phải vặn lại đồng hồ vào nửa đêm của pḥng hội nghị, để không thể quá thời hạn của ông Mendès France đă ấn định. Ông này như vậy là đă thắng cuộc.

 

Thể thức đ́nh chiến đă được kư kết bởi đại diện của hai viên Tổng Tư lệnh. Tướng Dehteil kư cho Tướng Ely, và Tạ Quang Bửu kư cho tướng Giáp, mà trên văn kiện đă trở thành Tổng Tư lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

 

Ngày 21, hội nghị bế mạc bằng một Thông Cáo Chung, chỉ do hai viên Tổng thư kư của hội nghị kư.

 

Người Mỹ công nhận bản Thông cáo chung, nhưng bất hợp tác. Trần Văn Đỗ, bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Diệm, lên tiếng phản đối:

- Chính phủ nước Việt Nam đ̣i phải được trao bản cộng nhận lời phản đối long trọng của ḿnh, về cách thức mà cuộc đ́nh chiến đă được thỏa thuận, và bằng những điều kiện của cuộc đ́nh chiến đă không đếm xỉa ǵ đến nguyện vọng tha thiết của dân chúng Việt Nam, và giành quyền tự do hành động, để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam về độc lập và tự do của ḿnh.

 

Một tác phẩm đầy mâu thuẫn, thỏa ước Genève đă chứa đựng những mầm mống mâu thuẫn xảy ra trong 25 năm sau.

 

Cuộc triệt thoái quân đội Pháp Việt từ miền Bắc vào miền Nam chia ra từng chặng liên tiếp: Hà Nội 80 ngày, Hải Dương 100 ngày, Hải Pḥng 300 ngày, kể từ lúc bắt đầu thi hành hiệp định.

 

Cuộc triệt thoái của Việt Minh từ miền Nam ra miền Bắc cũng theo thứ tự với thời hạn là 300 ngày.

 

Vùng tập kết đặt dưới quyền kiểm sát của quân đội Pháp Việt là phía Bắc sông Cửa Tùng, cách khoảng 20 cây số phía Bắc đường số 9, tức ở vĩ tuyến 17.

 

Bắt đầu bàn căi, Phạm Văn Đồng đă đ̣i đường cắt định vào vĩ tuyến 13. Ông Mendès France đă rất tự hào là đă tranh đấu được kết quả ấy. Sự nhượng bộ bề ngoài này chỉ có mục đích cũng cố vị trí cho chính phủ Pháp, mà Việt Minh muốn lưu giữ tại chức. Thật sự, phe Cộng sản lấy làm ngạc nhiên về thái độ khiêm tốn đối với những đ̣i hỏi của chúng tôi.

 

Họ sẵn sàng chấp nhận vĩ tuyến 18 hay hơn nữa. Họ không ngờ là Pháp lại chịu đầu hàng dễ dàng như vậy. Nikita Khrouchtchev đă công nhận về sau như thế trong cuốn Hồi Kư của ông ta.

 

Cuộc thả tù binh, cả hai bên, phải thực hiện trong ṿng 30 ngày, kể từ ngày ngưng bắn.

 

Lời tuyên bố cuối cùng nhấn mạnh rằng, các nền tự do căn bản, phải được bảo đảm ở cả hai miền Nam Bắc, không được báo thù, và một cuộc đ́nh chiến rộng răi sẽ được công bố. Quyền tự do chọn nơi ở đă được công bố, và tổ chức để tất cả mọi người Việt Nam có thể dễ dàng đến vùng mà họ thích.

 

Tất cả những chia cắt ấy chỉ có tính cách tạm thời, sự thống nhất đất nước phải được thực hiện nhanh chóng, trong khuôn khổ một cuộc tổng bầu cử, được tổ chức trong thời hạn hai năm, tức vào tháng 7 năm 1956, dưới quyền kiểm soát quốc tế, gồm một Uỷ ban của đại diện các nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan.

 

Trong cuộc bàn căi ngày 23 tháng 7 trước Quốc hội, điều khoản liên hệ đến vấn đề chính trị, đă gây ra nhiều phản ứng sôi nổi. Nhất là của ông Fréderic Dupont, khi tuyên bố:

- Sự thật là, tôi muốn bị lầm, tôi phải nói cho quốc dân đồng bào biết, cuộc đ́nh chiến này nhằm bỏ rơi, dưới ba giai đoạn, tất cả nước Việt Nam cho Cộng sản.

 

Ông Frédéric Dupont chỉ lầm về thời gian của các giai đoạn mà thôi.

 

Hiệp nghị ở Genève đă được Quốc hội chuẩn y với 561 phiếu chống lại 5. Như thế, đây là các đại diện Pháp đă giữ lời hứa long trọng như thế nào như ông Georges Bidault đă nói với tôi 75 ngày trước.

 

Sau ngày kư hiệp nghị thỏa thuận - nếu ta có thể nói đến cả những bản mà những nước liên hệ không thỏa thuận, và cũng chưa bao giờ được kư - Diệm đọc ở Sài G̣n, có treo cờ rũ, một bài diễn văn, trong đó ông lên tiếng chống lại sự bất công, đă giao cho Cộng sản tất cả miền Bắc đất nước, thêm bốn tỉnh ở miền Trung… Ông nhắc lại, “chúng tôi không thể đặt vào ṿng nô lệ hàng triệu đồng bào, trung thành với chủ ngỊiĩa Quốc gia...”

 

Sau hội nghị Genève, tất cả mọi người đều xa lảng tôi. Người Anh, người Mỹ, người Pháp đều không biết đến tôi nữa. Không ai c̣n đến gặp tôi.

 

Riêng có phái đoàn Việt Minh cử một người có tên là Văn Chí, đến xin gặp nói là đại diện của Phạm Văn Đồng. Ông ta là đại diện kín đáo của Việt Minh ở Paris, khi người trước bị bắt.

 

- Thưa Hoàng thượng, ông ta hỏi tôi, Ngài nghĩ sao về hội nghị Genève?

 

- Đó là việc giữa các anh và nước Pháp.

 

- Thưa Hoàng thượng, người ta đă cắt nước Việt Nam thành hai. Vua Gia Long, Đức tiên đế đă từng thống nhất đất nước, và sau này, Ngài đă phục hồi lại được. Tôi nghĩ rằng Ngài khó có thể chấp nhận sự việc đă xảy ra tại Genève.

 

- Anh định đề nghị cái ǵ? Tôi hỏi lại ông ta.

 

- Thượng cấp của tôi đă bảo tôi đến nói với Ngài là họ sẵn sàng quên hiệp ước Genève và các cuộc bầu cử, để định cùng Ngài bắt tay đi đến thống nhất đất nước.

 

- Nhưng anh định thống nhất như thế nào?

 

- Thưa Hoàng thượng, thật giản dị. Xin Hoàng thượng trở lại Sài G̣n, và gọi đến chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Ngài, theo lệnh của Ngài.

 

- Như vậy, chính tôi sẽ đưa chế độ Cộng sản vào Sài G̣n?

 

- Thưa Hoàng thượng. Không phải chỉ có người Cộng sản ở đây, đối với chúng tôi, Ngài là bậc quốc phụ của khắp thần dân Việt Nam. Hẳn Ngài không thể quên đă có hàng ngàn người chết, đă hy sinh cho tổ quốc.

 

- Thế th́ tại sao măi đến giờ phút này, các anh mới t́m tôi? Các anh có thể làm như thế trước đây cách ba năm. Như thế các anh đă tránh được bao sự chém giết vô ích. Trong các bản tuyên bố của tôi, không bao giờ tôi đả kích cá nhân ông Hồ Chí Minh… và đến bây giờ, khi tất cả đă được dàn xếp, các anh mới t́m tôi? Và các anh vẫn c̣n tiếp tục. Các anh ngày nay lại lao đầu vào cuộc chiến mới, làm xáo trộn tất cả đất nước, nhất là về địa hạt kinh tế, mà tôi đă dày công xây dựng từ 1949. Tất cả sự ấy, tại sao? Trong hy vọng lừa bịp để đặt nền móng cho một chủ thuyết không mấy thích hợp với tâm hồn người Việt chúng ta.

 

- Thưa Hoàng thượng, Ngài rất có lư. Nhưng xin Hoàng thượng đừng quên, Ngài đứng trên tất cả, Ngài là cha của toàn dân chúng tôi và Ngài có nhiều con đă phải hy sinh, và đă chết cho đất nước.

 

Chính là sau cuộc gặp gỡ này, tôi trao toàn quyền cho Ngô Đ́nh Diệm.

 

Nhưng mà thời của mâu thuẫn chưa chấm dứt. V́ lời tuyên bố của Tướng Ely ngày 3 tháng 8 ở Sài G̣n: “Vị trí của nước Pháp, tại Đông Dương, vẫn không thay đổi...” Câu nói này làm cho ta có cảm tưởng ông Mendès France đă cho các chỉ thị viên Tổng Tư lệnh Pháp, để ông này thu hồi lại đất Nam kỳ. Tṛ chơi này đă bị người Mỹ hất cẳng, bởi họ đă đặt chân vào miền Nam Việt Nam, và biết khai thác sự có mặt của Diệm trên vơ đài miền Nam.

 

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính