Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN IVd

 

 

Ngày 1 tháng 11, Tổng giám mục Đức Cha Dooley được Giáo hoàng cử làm Khâm mạng Ṭa Thánh tại Việt Nam. Sự công nhận chính thức này của Ṭa Thánh Vatican, rất quan trọng, v́ Giáo hội Việt Nam cũng như cộng đồng Công giáo toàn thế giới, đều cam kết trong cuộc chiến đấu chung này.

 

Tại Minh Giảng, ngày 5 tháng 11, Cao ủy đọc một bài diễn văn trước hơn 10 ngàn nông dân. Ông ta nói với họ về những thành quả chính trị đă đạt được:

- Công tác này đă đánh dấu một chỗ ngoặt, công tác của những kẻ đi xây dựng, bởi v́ nền chính trị, trong xă hội đang theo đuổi, ở đây đầu tiên phải là căn bản xây dựng. Nhưng công tác ấy, chỉ có thể thực hiện được, do sự hoạt động của Hoàng đế Bảo Đại, người đă thể hiện được nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam.

 

Trong khi tôi tiếp Cao ủy Anh, là ông Malcolm Mac Donald ở Đà Lạt, th́ Tướng De Lattre đến gặp tôi ngày 9 tháng 11. Sau khi dùng cơm với vị thượng khách xong ông ta nói riêng với tôi:

- Thưa Hoàng thượng, tôi phải trở về Pháp chữa bệnh. V́ sức khỏe suy nhược, tôi phải về để chịu một sự giải phẫu, nhưng trước khi tôi đi, tôi muốn đánh một đ̣n quyết liệt đối với Việt Minh.

 

Ông cho tôi biết những lời phê b́nh ông ở Paris, trên lănh vực quân sự, người ta đă gán cho ông là “bất động”, sự đó càng chứng tỏ các chính khách Pháp đă không biết một tí ǵ. Ông đă tỏ ra bất măn với những luận điệu đả kích ông, liên can đến hành động chính trị của ông, nhất là một loạt bài đăng trên báo Le Monde do một ngựi tên Danielle Hunebelle viết. Tôi cũng không được chừa ra.

 

Vị Tổng tư lệnh quyết định hành động. Ông nói cho tôi biết chương tŕnh của ông đă được đặt rồi.

 

- Tôi sẽ cắt đôi lực lượng của tướng Giáp. Cho đến bây giờ, chúng ta chỉ đóng vai thụ động, tùy theo sáng kiến của họ. Nay đến lượt tôi tung đ̣n ra để xem chúng đối phó cách nào. Mùa khô sắp tới, trường hợp rất thuận tiện. Chúng ta sẽ mở cuộc tấn công ra quá phạm vi đồng bằng…

 

Trước tiên ông nhắm vào Ḥa B́nh, một tỉnh nằm ở khuỷu sông Đáy, và là điểm giao liên bắt buộc thông miền Trung với miền Bắc Việt Nam, và với miền Bắc Lào. Đây là điểm mà các đơn vị Việt Minh tiếp tế vũ khí và quân cụ. Đánh chiếm Ḥa B́nh là đánh một đ̣n chí mạng đối với địch thủ. Ông Cao ủy lại trông thấy một ưu điểm nữa: Đó là sự giải phóng cho một sắc dân thiểu số, dân Mường, sống ở nơi này, mà sự giải phóng sẽ tạo nên một yếu tố có lợi cho chính phủ. V́ lư do đặc biệt ấy, Tướng De Lattre muốn xung vào trận chiến, một số tối đa các tiểu đoàn Việt Nam.

 

Công việc có vẻ hấp dẫn, và không mấy nguy hiểm nhiều. Tôi hơi dè dặt, v́ tôi biết Việt Minh rất nặng ở xung quanh chốt này. Hơn nữa, tôi lo sợ một tai hại cho dân chúng, thường dân. Biết bao người nhà quê sẽ bị cảnh đạn lạc tên bay trong vụ này.

 

Cuộc nói chuyện của chúng tôi đă tăi ra trong một bầu không khí hoàn toàn tin cậy. Chưa bao giờ tôi thấy sự thông cảm cùng với Cao ủy đến mức ấy. Ông này đă nói với tôi bằng một giọng vô cùng ưu ái, y như t́nh ruột thịt của người cha, mà ông đă lưu luyến với tôi, kể từ ngày chết của con ông. Thật sự, Tướng De Lattre chỉ kém cha tôi là Vua Khải Định có bốn tuổi, mà thôi.

 

Ngay giờ đây, ông như có ư muốn chia xẻ trách nhiệm làm tướng của ḿnh. Bất th́nh ĺnh, ông kêu lên:

- Thưa Hoàng thượng, tôi quá yêu Hoàng thượng, bởi v́ Ngài bí mật.

 

Tôi hiểu ông muốn nói ǵ. Cái bí mật kia, không phải đứng trên phương diện tâm t́nh, người Á Đông, mà ông muốn nhắc đến, mà là cái bí mật của người lănh đạo quốc gia. Rồi ông vẫn tiếp tục tâm sự với tôi. Ông rất thất vọng đối với nước Pháp. Ông chẳng được giúp đỡ ǵ. Trong khi nước Mỹ sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi, th́ ở Paris, ông lại gặp những sự thiếu thông cảm. Ông muốn phàn nàn, để ám chỉ bọn thực dân ở Sài G̣n đă được các chính khách ở Paris nâng đỡ.

 

Ông nhắc lại:

- Tất cả bọn ấy, chúng chẳng hiểu ǵ hết.

 

Tôi mới lấy giọng hài hước, hỏi lại ông rằng:

- Vậy th́ thưa Đại tướng, sao Ngài c̣n phải nhận lệnh từ Paris nữa? Gần đây, đă có người lập một nước Pháp tự do ngoài biên giới lănh thổ. Tại sao Ngài không lập một nước Pháp tự do ở Sài G̣n?

 

Tướng De Lattre nh́n tôi rất lâu, mắt trông rất mơ màng, nhưng không nói ǵ. Đến chiều, sau bữa cơm, ông lại bảo tôi:

- Cần phải một năm nữa, mớí hoàn thành xong sứ mạng của tôi ở đây… Cái chiến thắng mà chúng ta sẽ thu lượm được ngày mai này, Tổng tư lệnh của Ngài xin dâng Ngài. Và lúc ấy, chúng ta sẽ cùng đến Ḥa B́nh để thu nhận quyền chiếm lănh tỉnh đó.

 

Đây là lần gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi vậy.

 

Ngày 10, cuộc tiến công bắt đầu. Chợ Bến bị chiếm ngay, và với tốc độ đó, ngày 14, quân lực Liên hiệp Pháp chiếm đóng Ḥa B́nh. Tướng De Lattre đă chiến thắng. Ngày 19 tháng 11, ông bay ra Hải Pḥng để về thẳng Pháp từ 29 tháng 11 đến 16 tháng chạp, ông dự Thượng hội đồng Liên hiệp Pháp. Ngày 12, trong dịp dự tiệc có ông Letourneau, và các nhân vật của chính phủ Việt Nam, Lào và Cam Bốt, ông đánh một bức điện để cám ơn tôi đă đến Ḥa B́nh, như tôi đă từng ngỏ ư. Bức điện ấy vẫn mang một h́nh thức mà Tướng De Lattre thường dùng để xưng hô với tôi, trước lúc chia tay: “Tổng tư lệnh quân đội của Ngài”. Ngày 19 tháng chạp, Cao ủy vào bệnh viện.

 

Trước ngày ông đi, tôi đă có một quyết định có tầm quan trọng rất lớn. ít ngày trước đây, Thủ hiến Bắc Việt Đặng Hữu Chí, lấy cớ là sức khỏe kém, xin được thoái lui. Nguyễn Hữu Trí t́m cách để trở lại quyền hành, và các chân tay của ông ta, cánh Đại Việt, loan tin rằng nếu Nguyễn Hữu Trí không được trở về chức cũ thi lại có cách mạng nữa ở Bắc Việt Nam.

 

Tại miền Nam, tôi cũng phải đối phó với nhóm Đại Việt. Thực tế, tôi phải thúc đẩy, tài trợ, cho một nhóm trẻ để họ len lỏi vào trong đảng này, mà họ gây khó khăn cho mấy lănh tụ già nua.

 

Tại miền Bắc, tôi suy nghĩ cách khác. Để thỏa măn yêu sách của Đặng Hữu Chí, ngày 19 tháng 11, tôi cho ông ta từ chức, và bổ nhiệm vào chỗ của ông ta, viên bộ trưởng An ninh Nguyễn Văn Tâm, làm Thủ hiến Bắc Việt. Bổ một người miền Nam làm Thủ hiến, cầm đầu miền Bắc, quả là một sự thách thức. Chỉ riêng tôi mới có thể làm được, mà không gây phản ứng tai hại. Quyết định ấy nhằm hai mục tiêu. Trước hết, đó là sự chứng tỏ, tôi đang nắm vững quyền hành. Sau nữa, khi trao cho một người miền Nam, trọng trách về miền Bắc, chứng tỏ đó là sự thống nhất ba kỳ. Thật là một thành công tuyệt vời. Với sự hăng say, như từng hăng say ở miền Nam, trong nhiệm vụ bộ trưởng An ninh, Tâm đă chứng tỏ ở miền Bắc là một vị Thủ hiến rất có quyền uy, và thuộc loại giá trị đáng kể.

 

Tôi vẫn hy vọng kéo dài được thời gian, để Việt Nam đủ sức pḥng vệ lấy ḿnh. Nay th́ không thể được nữa.

 

Sau cái chết của Tướng De Lattre, tôi có cảm tưởng rằng ḥa b́nh chỉ là hy vọng hăo huyền.

 

Thế mà, tôi trở về để đem lại ḥa b́nh cho đất nước. Tôi chỉ thấy chiến tranh mỗi ngày một nặng. Những sự bàn phiếm của bọn chính khách Pháp, và sự sợ hăi quân đội của Mao đến sát biên thùy phía Bắc Việt Nam, làm mất bao th́ giờ không thể nào lấy lại được. Ngay giờ đây, khi Nghị viện Pháp biểu quyết cấp ngân khoản cho Bộ trưởng Letourneau th́ nước Pháp t́m cách quanh co và chỉ viện trợ nhỏ giọt, không có ǵ là thiện chí. Tôi cần phải nghĩ đến tương lai, một tương lai, trong đó giải pháp Pháp rất dễ bị thất bại, để kịp thời đối phó.

 

Mỹ quốc sẵn sàng giúp đỡ chúng ta, Tướng De Lattre bảo tôi như vậy. Nhưng liệu nước Việt Nam có thể trở thành, như Y Pha Nho năm 1936, khi nhận viện trợ quân sự của Đức, băi chiến trường trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, không lố́ thoát, để hai bên thi tài, thử sức nhau, do hai khối đối lập đang tranh nhau thống trị hoàn cầu?

 

Trống rỗng hoàn toàn

 

Như tôi đă từng e ngại từ cuối tháng giêng, quân đội Liên hiệp Pháp bắt đầu rút khỏi Ḥa B́nh. Tất nhiên, phải rút để né tránh cái có thể tồi tệ hơn, nhưng c̣n dân tộc Mường khốn khổ kia sẽ ra sao, khi họ đă đặt hết hy vọng vào quân đội của chúng tôi? Tôi bỗng nhớ lại câu hỏi của viên Tổng ủy khi tôi đến đây lần trước, và nỗi lo âu của ông ta qua câu hỏi ấy. Chắc chắn bọn Việt Minh sẽ thu lợi đối với sự bỏ ngỏ này. Theo tôi nghĩ, không nên tái chiếm Ḥa B́nh, và cũng không nên tới đây, để rồi hai tháng sau rút lui. Tôi đă nói thế trước đây, nhưng chẳng được ai nghe.

 

Trong những biến cố đó, lại có khủng hoảng mới của chính phủ Pháp. Nội các Pleven đổ ngày 7 tháng 1 năm 1952, và thay bằng nội các của ông Edgar Fauré, ngày 23 cùng tháng. Ông Letourneau vẫn giữ bộ Quốc gia Liên kết, rồi sau đó, kiêm nhiệm luôn chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương, trong khi Tướng Salan trước quyền Tư lệnh tạm thay Tướng De Lattre, nay trở thành Tổng tư lệnh quân đội. Như vậy, chúng tôi lại trở về thế cũ: quyền lực chia hai giữa văn và vơ.

 

Trong dịp Tết, ngày 27 tháng giêng, tôi gởi một thông điệp hàng năm cho dân chúng Việt Nam. Ngay phần mở đầu, tôi nhấn mạnh đến nguồn hy vọng về những đức tính cao quí lẫn sự anh dũng của quân đội trẻ của nước tôi, và tôi tỏ ḷng ngưỡng mộ cá nhân của Đại tướng De Lattre:

“Chúng ta không thể nói đến quân đội Việt Nam mà không nhắc đến khuôn mặt cao thượng, đầy vinh quang của Đại tướng De Lattre De Tassigny, mà tư tưởng lẫn hành động đă đề lại cho chúng ta một giá trị vĩnh cửu và tuyệt vời. Vào giờ phút mà nền độc lập mới phối thai của chúng ta đang bị thử thách bởi tập đoàn Cộng sản, người hiệp sĩ Pháp này đă đem đến đất nước ta, sự tôn thờ của tự do, bản tính chiến đấu, ḷng can đảm vô biên và tài dụng binh rực rỡ của người. Trước hương hồn ông cũng như đối với các anh hùng tử sĩ khác, từng da ngựa bọc thây trên đất nước tôi, tôi xin tỏ tri ân của toàn thể đất nước Việt Nam. Nguyện cầu cho tất cả những anh linh tử sĩ được vĩnh cửu tôn thờ trên đài chiến sĩ trận vong, và trên hương án các gia đ́nh, nhờ gương anh dũng của họ, mà ra thoát được cảnh đọa đày nô lệ, gương sáng ấy c̣n làm rạng rỡ đến con cháu chúng ta, làm cho tất cả đàn con dân Việt Nam siết chặt hàng ngũ với nhau, đoàn kết chặt chẽ cho nên phục hưng mà đất nước đ̣i hỏi”.

 

Tôi lại giải thích đến nhiệm vụ của Quốc trưởng, phải là một nhân vật biết suy tư và đầy kinh luân thao lược, phải xa các nhiệm vụ hàng ngày của quyền bính, đă trao cho chính phủ, v́ Quốc trưởng chỉ c̣n có nhiệm vụ quốc kế dân sinh, dựa vào thực tế hiện tại, để vạch ra được kế hoạch đáp ứng cho tương lai. Vị đó phải t́m đường hướng thuận lợi ở trong cũng như ngoài nước, và phải biết lư thuyết vĩnh cửu nào sẽ đưa đến sự vinh quang và bền vững cho tổ quốc.

 

Sau khi nhắc nhở các viên chức ngành cai trị, xă hội, kinh tế, về những mục đích mà tôi đă đọc trong bản thông điệp năm ngoái, tôi nhấn mạnh đến sự cần thiết của đoàn kết, biết tương thân tương ái. Chúng ta phải ư thức lấy trách nhiệm quốc gia để có chính nghĩa bảo vệ xứ sở:

“Có cái ǵ khác biệt giữa nước Việt Nam với các nước khác? Chúng ta có những điểm ǵ đặc biệt?

“Ai cũng biết rằng vào giữa lúc trên đất của chúng ta, Đông và Tây đang va chạm vào nhau, xă hội chúng ta đă được xây dựng trên căn bản của đạo Khổng, lấy gia đ́nh làm nền tảng, mà giai tầng xă hội đă được cấu tạo vững chắc tự ngàn đời lấy hiếu trung làm gốc.

 

“Khi con người lấy ngũ luân làm phương châm xử thế, người ấy đă già dặn biết bảo tồn xă hội, dựa vào tam cương mà thực hiện: Quân thần, Phụ tử, Phu phụ.

“Tất nhiên là chúng ta không thiên hết về đạo Khổng, bởi v́ chúng ta c̣n biết tham bán vào đạo Phật; nhưng các nguyên tắc Khổng Mạnh vẫn là những bí quyết tạo nên sức mạnh, của chúng ta. Dù sao th́ nước Tân Việt Nam ngày nay củng chẳng phải là ngoan cố phong kiến, lạc hậu ǵ. Cách đây một thế kỷ, Tây phương, do các bạn Pháp của chúng ta đă đặc biệt đem đến đây một nền văn hóa mới. Tây phương đă đem lại phương pháp trật tự, bí quyết của t́nh thần sáng tạo, t́nh thần tổ chức, t́nh thằn dân chủ và b́nh đẳng, bí quyết của sự chinh phục nhân tâm.

 

“Đó là đặc điểm nhiệm màu, phong phú của dân tộc Việt Nam chúng ta.

 

“Ngày nay, nếu tất cả thực tế của thời đại làm cho Việt Nam khó có thề đứng riêng rẽ một ḿnh, và tất cả mọi nền chính trị ngoại lai không thể tự nó một ḿnh thực hiện được, th́ ngược lại, chúng ta tự thâm tâm, chúng ta đủ lực tự cường, do tinh thần tập thể đưa lại.

 

“Thế mà, chủ nghĩa Cộng sản định đem đến chúng ta cái ǵ? Ly dị hẳn những mối liên hệ tương quan với Tây phương, đă lầm chúng ta giàu thịnh về tinh thần, lại canh tân nước ta thành một nước tiền tiến. Sức ép ghê gớm của Tàu, trong hơn 20 thế kỷ đă truyền bá nghệ thuật, văn chương, triết lư, muốn tranh hơn thua với chúng ta sự hấp thụ ấy, đă biến tất cả liên văn minh của Trung Hoa ra thành của ta, bởi v́ những tinh hoa ấy, đă nâng cao phẩm giá con người và giá trị của quốc gia.

 

“Thay v́ đem cái t́nh thần trật tự, chủ thuyết Cộng sản đem đến cho chúng ta một tư tưởng bí hiểm, Mác-xít; thay v́ cái tinh thần của tổ chức, họ định đem đến cái hệ thống của Mốt-cu (Moscou); thay v́ một liên dân chủ, họ lại đưa đến sự phục ṭng mù quáng bọn cán bộ đảng viên… Đó là một phong trào thoái hóa, mà chúng ta ngày nay, chúng ta phải cầm súng chiến đấu. Đó là ư nghĩa của trận chiến này.

“Đó là cuộc thánh chiến quốc gia, để hoàn tất nên cách mạng trong nền độc lập của từng khối óc, và t́nh cảm của mọi trái tim, mà tôi muốn nói với các anh.

 

“Sự gặp gỡ giữa Tây phương và Đông phương, như Tagore đă nói, rất cần thiết cho nhân loại, phải mang theo t́nh, cảm tế nhị, tương thân tương ái, và đấy tinh thần sáng tạo…

 

“Huynh đệ quốc gia, đó là bí quyết của nước Tân Việt Nam và của xă hội mới Việt Nam.

 

“Như vậy, thời đại quan liêu, dân chi phụ mẫu, nay đă cáo chung rồi, chỉ c̣n riêng một uy quyền của vị quân vương đồng loạt cho khắp nhân dân. Ngày nay, người công chức là kẻ dẫn đường thân ái của đồng bào, thực sự dân chủ, tức là trong guồng máy cai trị, đă có những uỷ ban chặt chẽ, sự kiểm soát các quyền hành và nhân sự, quốc gia Việt Nam trở thành một quốc gia rất xă hội, và v́ dân mà phục vụ, theo đúng khẩu hiệu: Dân vi quí.

 

“Như vậy, tất cả con dân nước Việt Nam sẽ cảm thấy một sự ấm ḷng của huynh đệ chi t́nh, và niềm vui phục vụ vô cầu lợi, cảm thấy b́nh đẳng, và biết thông cảm lẫn nhau hơn. Chúng ta đều là con một gia đ́nh, cùng chung một tổ. Về điểm này, tôi cần phải nói riêng với bên nữ giới. T́nh yêu tổ quốc rất mạnh trong đầu óc họ, tinh thần đoàn kết rất bén nhạy trong trái tim họ. Đă có nhiều chị em tỏ sự hăng say khi vào đoàn thể “Hội chữ Thập đỏ Việt Nam”. Đây là ở người đàn bà Việt Nam đă đem đến nguồn sinh lực vào khắp mọi nơi trong xă hội chúng ta, trong t́nh huynh đệ quốc gia. Và kể từ hôm nay, tôi sẽ đặt một ngày làm quốc lễ cho phụ nữ Việt Nam là ngày kỷ niệm, hàng năm để ghi ơn Hai Bà Trưng.

 

“Vậy th́ trong t́nh huynh đệ quốc gia, phải hoàn tất nền cải cách xă hội của chúng ta. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, t́nh huynh đệ đó được hữu hiệu, bởi đă được nghiên cứu khôn ngoan và kỹ lưỡng. Nhưng giờ mà người lại bóc lột người ở nước ta đă cáo chung rồi…”

 

Tôi nêu lên vài đặc điểm, sau khi cải cách điền địa đă được thực hiện, và tôi kết luận bằng lời kêu gọi như sau:

“Mỗi một người trong chúng ta đều có trách nhiệm đối với quốc gia.

 

“Hỏi để làm ǵ, khi mà khai thác đất đai, mở mang trồng trọt, và xây cất những nhà máy, nếu người dân không được lănh phần chính đáng về công quả của ḿnh đă bỏ ra. Bởi xă hội như thể là xă hội chưa săn sóc đến mối lo âu của dân chúng. Sự lo âu của xă hội, c̣n thúc đẩy người chủ, phải săn sóc đến thợ nhiều hơn là chỉ biết thu hoạch nhờ kết quả lao động của mọi người.

 

“Năm ngoái, tôi đă đảm bảo với các xí nghiệp Pháp và ngoại quốc rằng sẽ miễn cho họ nhiều thể lệ, trực tiếp hoặc gián tiếp. Tôi xác nhận lại ngày hôm nay, sự bảo đảm ấy. Khi đến đều tư tại Việt Nam, trong tinh thần tôn trọng luật pháp và sự công b́nh xă hội, v́ lư do sáng tạo sinh lời, các xí nghiệp ấy đă mang công ăn việc làm cho dân chúng, trong một quốc gia c̣n thiếu nhiều phương tiện hoạt động th́ đó là một sự hữu ích đáng quí. Họ đă năng cao mức sống của thợ thuyền và sự tín nhiệm của họ vào người thợ chắc chắn sẽ không bị phản bội.

 

 “Nước Việt Nam, được tự do liên kết với nước Pháp trong Liên hiệp Pháp, được các nước bạn hỗ trợ; mỗi ngày một củng cố vị tri của ḿnh trước quốc tế. Dinh liền vào cơ thể khổng lồ của Á châu ở khúc giữa quan trọng nhất, và ở ngă ba quyết định của toàn thể Đông Nam Á, nó ư thức được vị trí và nhiệm vụ của ḿnh. Nó đă chọn sự đứng vững và không cho tự ḿnh lui bước, mặc dù bị thách thức trước một cuộc cách mạng đang diễn ra trước mắt. Đây cũng là một cuộc cách mạng, mà nó quyết theo đuổi, chứ không phải sự suy thoái, như Cộng sản đă rêu rao.

 

 “Chính trong sự canh tân của đầu óc, và sự thanh lọc trái tim, mà tổ quốc thân yêu của chúng ta sẽ t́m thấy một ngày gần đây, tôi chắc vậy, nên ḥa b́nh trong tự do và trong lẽ công b́nh”.

 

Sau khi đă giải thích rơ ràng tư tưởng của tôi trong bản thông điệp ấy, đă được phổ biến rộng răi ngày 27 tháng giêng năm 1952, tôi hy vọng rằng dân chúng cũng như các quốc gia bạn đă được nghe biết, và viện trợ của họ sẽ đem đến để giúp đỡ cho sự cố gắng này. Sau đó ít ngày, quả nhiên tôi được tiếp ông Etienne Denis của công ty Denis Frères. Tôi bảo ông ta:

- Chính phủ Pháp sợ cho các ông. Họ rất lo ngại về công việc của các ông. Vậy các ông muốn tôi bảo đảm ǵ cho các ông?

 

- Thưa Hoàng thượng, chúng tôi chỉ mong người Việt Nam mua 50% cổ phần là đủ. C̣n chúng tôi, chúng tôi không lo ngại ǵ hết, chúng tôi chỉ mong làm việc với họ…

 

Như vậy, tôi chỉ c̣n có vơ lại nền độc lập, từng mảnh một, và sự đó không phải là dễ.

 

Về viện trợ ngoại quốc, ông Letourneau đă cho tôi biết điều mà Tướng Juin đi Washington dự hội nghị với các Tham mưu trưởng, là Tướng Bradley của Hoa Ky, và Thống chế Shim của Anh quốc. Họ đă nghiên cứu về sự phát triển Á châu, đă dự trù trong cuộc hội nghị ở Singapour, về tháng 5 vừa qua. Tướng Juin trở về, khá thất vọng về thái độ của Hoa Kỳ. Người Anh th́ xin dành Hải quân của họ để di tản người Pháp nếu có ǵ thất bại. Vị Tham mưu trưởng Pháp có cảm tưởng là tất cả như thất vọng, và muốn rút chân ra khỏi ổ kiến càng này, tức sẽ mất cả Đông Nam Á và Viễn Đông, Người Mỹ th́ t́m cách điều đ́nh về vấn đề Triều Tiên. C̣n người Anh, dụng ư chỉ nhằm vào Singapour, nếu có sự tràn lan của quân Tàu. Tướng Juin kết luận trong bản tường tŕnh là cần nhất quân đội Việt Nam đủ mạnh, để Pháp có thể “trao lại” trọng trách, càng nhanh càng tốt. Đó là điều rất hợp với tôi.

 

Tại chỗ, các quân dụng đă đến. Về cuối tháng giêng, chiếc tàu thứ 100 chở đồ viện trợ cho chúng tôi, đến cảng Sài G̣n. Để xúc tiến mọi việc được nhanh nhẹn, ngày 3 tháng 3, tôi bổ nhiệm Nguyễn Văn Hinh làm Thiếu tướng, Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam. Cũng trong thời gian ấy, tôi đặt ra bốn quân khu. Về sư đoàn thứ tư quân thổ, phụ trách giữ an ninh cho vùng cao nguyên, đă được thành lập xong, và đặt bản doanh ở Ban Mê Thuột. Điều đó làm giảm bớt gánh nặng cho quân đội Pháp về phần đất này. Sư đoàn đó được đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Lecoq, mà phó là Lê Văn Kim, tiểu đoàn trưởng, vừa tốt nghiệp xong ở trường tham mưu. Các sĩ quan người Thượng đều được huấn luyện ở Ban Mê Thuột, ở trường quân sự Bợ Hồ.

 

Trong dịp này, tôi tiếp Tướng Salan ở Ban Mê Thuột. Ông ta nhấn mạnh là xin tăng cường nhiều tân binh, nhân dịp có viện trợ Mỹ này, và tôi đồng ư. Mặt khác, Tướng Salan cũng rất hài ḷng về công việc của Tướng Hinh. Vị này đă tỏ ra rất đắc lực với nhiệm vụ Tham mưu trưởng của ḿnh, và sự liên lạc của ông ta với nhà binh Pháp rất được khen ngợi.

 

Tại Paris, Thủ tướng Antoine Pinay đă thay thế Thủ tướng Fauré chỉ đứng có hai tháng. Sự thay đổi chính phủ luôn luôn ở Pháp, làm tê liệt nền chính trị dài hạn cho nước Pháp. May mắn, ông Letourneau vẫn giữ bộ Quốc gia Liên kết.

 

Ngày 4 tháng 4 năm 1952, tôi đặt ra qui chế cho các sắc dân thiểu số miền núi ở miền Bắc, và do một đạo dụ khác ngày 24 tháng 4, tôi đặt các đất đai của người Thượng miền Bắc và miền Nam vào đất của Hoàng triều cương thổ (Xin xem các phụ đính VI và VII). Tôi cử viên Chánh văn pḥng của tôi là Nguyễn Đệ đảm trách chức vụ đó.

 

Trong tháng 5, miền Nam gặp khá nhiều khó khăn. Tất nhiên, sau cái chết của Nguyễn B́nh, t́nh h́nh đă yên tĩnh hơn. Nhờ vậy, một phần lớn trách nhiệm, trước kia trao cho quân đội Pháp, th́ nay trả lại cho chúng tôi. Đây chính là chỗ mà chúng tôi gặp khó khăn. Nguyên do, có nhiều khu vực được trao cho các quân đội Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên, không kể khu vực do Đại tá Jean Leroy, là một người lai ở Bến Tre, đă b́nh định do lực lượng của ông ta, là lực lượng UMDC (Unites mobiles de défense des chrétientés) tức lực lượng lưu động pḥng vệ các giáo khu Thiên Chúa. Nay là lúc phải đặt tất cả mọi người vào hàng ngũ của quân đội quốc gia. Trần Văn Hữu thiếu tế nhị ngoại giao đă đụng độ nẩy lửa với Leroy, và xin đổi Leroy đi ngay nơi khác. Không đổi nổi, v́ viên đại tá 31 tuổi này, là con của một người làm ruộng Pháp với một cô gái Nam kỳ đă thắng. Trước đây, năm ngoái đă có một sự kiện đặc biệt xảy ra. Nguyên do Leroy đă đứng đầu để tổ chức một cuộc bầu cử. Ông ta muốn tổ chức nông dân thành một nhóm dân chủ nông dân… Đối với Leroy, Hinh có một giải pháp. Lực lượng UMDC vốn đặt dưới quyền lănh đạo của nhà binh Pháp, nhưng trong các cuộc lễ chính thức, Leroy thường vận binh phục quân đội Việt Nam, để chứng tỏ trước mắt nhân dân là tỉnh này hoàn toàn đặt dưới quyền lănh đạo quốc gia. Đối với các phe Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên, họ sẵn sàng chấp nhận đặt dưới quyền tôi, với điều kiện là tôi kư với họ những thỏa thuận như trước kia bộ Tư lệnh Pháp đă kư với họ. Tôí từ chối dứt khoát, v́ họ là nhân dân của quốc gia.

 

Chuyện đặt họ vào hàng ngũ quân đội quốc gia này, là vấn đề mà tôi thảo luận với Tướng Salan ngày 10 tháng 5 trên du thuyền của tôi ở Nha Trang. Thoạt đầu đă có điềm không may. V́ một sự vụng về, tướng Tư lệnh rơi xuống biển cùng với tùy viên quân sự của tôi là Đại tá Nguyễn Tuyên. Tôi cho đưa quần áo của tôi để ông thay.

 

Thật sự, Tướng Salan đang bận nghĩ về vấn đề sát nhập các lực lượng tự trị này vào quân đội quốc gia Việt Nam. Paris muốn giảm quân số và đang là lúc cần đến các chuyên viên đă cho quân đội Việt Nam mượn. Ông ta yêu cầu tôi trưng dụng các thợ chuyên môn, các kỹ thuật gia về cầu cống, về viễn thông và tài xế lái ô tô nữa. Ông khẩn khoản thêm là tôi lại gọi đến sinh viên. Tôi không phải là muốn chống lại sự tham gia của khắp cả các tầng lớp nhân dân Việt Nam vào nỗ lực chiến tranh, nhưng những thỉnh nguyện của ông Tổng tư lệnh có thể làm tê liệt ngành kinh tế mới phôi thai, nên tôi trả lời ông là cần phải hết sức khôn ngoan để khỏi gây xáo trộn đến nếp sống ổn định một cách mong manh ở đất nước.

 

Đầu tháng 6, tôi để Hoàng thái tử Bảo Long lúc ấy đă 16 tuổi, sang Anh thay tôi, dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elisabeth II. Hoàng thái tử đi cùng với Bửu Lộc, với tính cách là Hoàng thân.

 

Để chứng tỏ ư chí về sự tăng cường động viên trên toàn quốc, ngày 3 tháng 6, tôi chấm dứt nhiệm kỳ của Trần Văn Hữu, và bổ nhiệm vào chỗ ông, vị Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Văn Tâm. Ông này rất cương quyết, đă tỏ ra thành công trong mọi lănh vực được trao phó, dù là bộ trưởng An ninh, hay bộ trưởng Nội vụ, hay cuối cùng như Thủ hiến Bắc Việt. Tại đây, ông đă làm tan biến thành kiến đánh vào ông, v́ ông gốc ở Nam kỳ. Thay vào chỗ của ông, tôi bổ Phạm Văn Bính làm Thủ hiến Bắc Việt.

 

Nguyễn Văn Tâm liền đặt một chính phủ quốc gia đoàn kết 7 gồm những nhân vật từng tỏ ra tha thiết với nền độc lập quốc gia. Nội các ấy được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1952, chứng tỏ trong mọi lănh vực, sự tăng cường nỗ lực chiến tranh trên toàn quốc. Lần đầu tiên, người ta thấy xuất hiện một bộ trưởng coi về cựu chiến binh, để chứng tỏ rằng quốc gia rất chú trọng đến những con dân chiến đấu cho nền độc lập và bị hy sinh v́ nước.

 

Trong tháng 7, Lănh sự quán của Hoa Kỳ ở Sài G̣n, được đổi thành Ṭa Đại sứ. Đối với tân chính phủ, đó là một triệu chứng tốt đẹp. Phần khác, t́nh h́nh chiến sự dịu dần trên khắp lănh thổ, nhờ vậy Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm có thể lợi dụng thời gian này để đặt nền móng cho một chính phủ mạnh, hầu động viên toàn lực quốc gia. Đối với ông ta, đó là sự thi hành các quyết định đă từng thảo luận vào tháng 4 ở Đà Lạt, với ông Letourneau và Tướng Salan. Hậu quả đầu tiên về cuộc họp này là sự xúc tiến việc đào tạo các sĩ quan, nhất là do trường sĩ quan Đà Lạt. Mỗi khi có cuộc lễ ra trường, tôi đều đến dự để nghe lời tuyên thệ, và không quên nhắn nhủ họ, phải tuân theo kỷ luật trung thành và chặt chẽ.

 

Ngày 7 tháng 8 tôi đi Pháp chữa bệnh ở Evian.

 

Sau khi chữa xong, ngày 4 tháng 9, tôi đến Muret do lời mời của Tổng thống Vincent Auriol. Ông tiếp tôi tại nhà riêng:

- Thưa Hoàng thượng, không phải chỉ cần một giải pháp quân sự, mà tất cả các người Việt Nam phải thu hồi lấy đất nước. Và Ngài phải hoạt động về mặt trận quân sự. Song phương với vấn đề về quân sự, lại phải có những cải cách chính trị, để đạt tới tự do, dân chủ xă hội. Có như vậy, Ngài mới có thể b́nh trị được.

 

- Thưa Tổng thống, chúng tôi vừa đặt nền móng cho một đạo quân quốc gia xong. Với vị Tổng tư lệnh, quả không có vấn đề. Về cấp thấp hơn, th́ chưa hẳn tốt đẹp như vậy. Nhưng với các cơ quan dân sự, th́ lại khác. Chính phủ Pháp vẫn c̣n đó, không có ǵ thay đổi, và hầu ở khắp mọi nơi. Và sự bàn giao thường thường được coi như tṛ hề. Người ta không để tôi hoàn tất nhiệm vụ, mà trong khi ấy, báo chí Pháp lại không ngớt đả kích tôi, cho là bất động và bôi đen giải pháp.

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi sẵn sàng sang thăm Việt Nam để kêu gọi chính phủ Pháp phải tôn trọng điều hứa hẹn và thi hành một cách nghiêm chỉnh.

 

- Thưa Tổng thống, chúng tôi xin đợi Tổng thống.

 

- Xin Hoàng thượng hiểu cho tôi, tôi sẽ sang thăm Việt Nam với tư cách là thượng khách do Quốc trưởng mời, chứ không phải là với địa vị Chủ tịch Liên hiệp Pháp, do Cao ủy tổ chức. Trong khi chờ đợi, xin Hoàng thượng tin rằng, tôi sẽ truyền đạt cho chính phủ Pháp tất cả nhận định của Ngài. Tôi chỉ làm được có thế, tiếc thay, Quốc hội Pháp không cho phép hơn nữa…

 

Sau vụ này, tôi quyết định đổi chức Cao ủy ở Pháp của Hoàng thân Bửu Lộc ra là Ṭa Đại sứ Việt Nam tại Pháp. Để đánh dấu sự liên lạc giữa hai nước, ông Lejean cũng được cử làm Đại sứ Pháp ở Việt Nam.

 

Mặc dù có quyết định tương đồng giữa hai nước độc lập như nhau Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc vẫn từ chối đơn xin gia nhập của Việt Nam, kể cả Lào và Cam Bốt.

 

Tôi trở về Đà Lạt vào cuối tháng 9, và về đến nơi tôi được biết mùa khô đă tới để Việt Minh mở cuộc tấn công lên đất Thái. Vậy th́ đất Hoàng triều cương thổ bị đe dọa trực tiếp. Việt Minh khi đánh sang mặt Lào, muốn tỏ ra rằng muốn rải chiến tranh đến khắp mọi nơi trên cái gọi là Liên bang Đông Dương, đồng thời muốn chứng tỏ trước dư luận dân chúng Việt Nam, nhất là trước các sắc dân thiểu số, chúng tôi không đủ khả năng bảo vệ họ. Việc bắt đầu tỏ ra bất lợi cho chúng tôi. Kể từ tháng 10, chúng tôi đành phải bỏ vị trí quan trọng là Nghĩa Lộ.

 

Tướng Salan liền có ư kiến là nên lập ở Nà Sản một căn cứ không quân nhằm hai mục đích: nhử cho quân đội Việt Minh đến thử sức, để chống cự lại, đồng thời dùng làm bàn đạp tiến công, chứng tỏ chúng tôi có mặt tại vùng này. Địa thế đă được lựa chọn, ở giữa ḷng xứ Thái, trên con đường sang Lào bắt buộc, không có lối khác, vừa phải, không gần Hà Nội, mà cũng không xa lắm. Địa thế đủ để máy bay đáp xuống, và được bao quanh bằng một dẫy đồi, giúp cho sự pḥng thủ dễ dàng. Tôi đồng ư và chấp thuận điểm chọn.

 

Để chứng tỏ sự xác nhận chúng tôi sẽ đóng ở Nà Sản, ngày 28 tháng 11, tôi cùng với viên Tổng Tư lệnh đến địa điểm đang được xây cất rất nhanh chóng. Tôi có một cảm tưởng nhẹ nhơm. Buổi chiều, Tướng Salan mời tôi dự cơm chiều ở Hà Nội. Tôi có ngỏ cho ông biết những khó khăn trên b́nh diện chính trị, và tôi lấy làm tiếc về sự chậm trễ của nước Pháp trong việc tổ chức quân đội Việt Nam, điều làm cho Việt Minh lợi thế trong sự củng cố quân đội của họ, nhất là điểm tâm lư có lợi cho họ trước mắt dân chúng.

 

Như vậy, thật là mệt để bắt lại thời gian mất đi này và do thế tôi thấy tương lai quả là bi thảm.

 

Tuy vậy, tôi bảo ông ta, là tôi rất phấn khởi được trông thấy tại Nà Sản, sự kiến tạo này, và quân đội của tướng Giáp sẽ cắn phải miếng mồi quá hóc, nếu y định đánh vào căn cứ này. Tháng chạp qua đi, trong khi chờ cho cá đớp mồi.

 

Tướng Salan đồng ư với tôi, và chúng tôi được rảnh tay ở miền Nam. Tôi lên cho chỉ thị Tướng Hinh.

 

Cuối năm, chỉ có một sự việc đáng kể xảy ra, đó là ông Antoine Pinay từ chức ngày 23 tháng chạp. Nước Pháp trong dịp lễ Noel và lễ Saint Sylvestre, không có chính phủ, sự đó vốn rất thường ở Pháp.

 

 

T́nh h́nh suy thoái

 

Tướng Eisenhower được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1952. Khi nhận chức vào Ṭa Bạch Ốc, ông đọc một bài diễn văn trong đó có câu: “Người lính Pháp chiến đấu ở Đông Dương, và người lính Mỹ chiến đấu ở Triều Tiên, đều cùng chung một mục đích...” Như vậy, đối với người Mỹ, cuộc chiến ở Đông Dương không phải là chiến tranh giữa thuộc địa với mẫu quốc, mà chiến tranh của phương Tây chống Cộng sản, một cuộc chiến để giành lấy tự do ở Việt Nam.

 

Một đề tài khác khá hài ḷng. Nhờ quân đội và nghĩa dũng quán, tỉnh Hưng Yên ở Bắc Việt hoàn toàn nằm trong tay người Việt, cũng như các tỉnh Tân An, Bến Tre, G̣ Công ở Nam Việt.

 

Trên tất cả đất nước, chương tŕnh b́nh định đang được Thủ tướng Tâm áp dụng, đều mang lại kết quả tốt đẹp. Sau cuộc hành quân của quân đội, th́ hệ thống hành chánh và chính trị được thế ngay vào đó, đầu tiên do một hạt nhân từ trung ương lan dần ra như vết dầu loang, tăi rộng ra măi. Nhiệm vụ ấy được trao cho một cơ quan gọi là Quân Thú Lưu Động GAMO (Groupement Administration Mobile Opérationnel). Đoàn này hoàn toàn do người Việt Nam đảm nhận, và lần lượt đóng ngay vào vùng vừa được càn quét, để đảm trách các vấn đề hành chính, xă hội, y tế, cảnh bị, học chính và tuyên truyền. Cuộc b́nh định này đă tỏ ra rất hữu hiệu ở vùng Hải Pḥng và Hà Nội.

 

Nguyễn Văn Tâm dùng một chính sách khôn khéo. Nhân vật này, từng tỏ ra cương quyết và chống Cộng triệt để, thích bắt chước Thủ tướng Clémenceau, nên đă thành công trong việc tập hợp rộng răi trong chính phủ của ḿnh, mọi giai tầng xă hội trong nước. Nhờ vậy, ông ta đă được nhóm Cao Đài ủng hộ, đưa hai đại diện vào trong chính phủ, thêm hai đại diện phe Việt Nam Quốc dân đảng trong đó có lănh tụ Vũ Hồng Khanh, từng ở trong chính phủ với Hồ Chí Minh năm 1946, có thêm một đại diện của Đại Việt, v́ khi Nguyễn Văn Tâm làm Thủ hiến Bắc Việt, Tâm đă trù ếm phe này khá nặng.

 

Ngoài ra, những ưu đăi của ông trước quân đội quốc gia, v́ có con là Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng, càng củng cố vị trí chiến đấu của ông, nên rất lừng danh. Cuộc cải cách điền địạ, sự chuẩn bị một Quốc hội toàn quốc, đă đem lại cho ông một số đông dân chúng, nhất là trong giới b́nh dân.

 

Như vậy, chúng tôi không thể bị coi là bất động được. Tuy nhiên, điều đó không đúng như ở Pháp. Dư luận dân chúng vẫn không hiểu ǵ về t́nh thế cả. Các đảng phái chính trị tỏ vẻ lo âu, và đảng Xă hội lại có ư định quay về điều đ́nh với Hồ Chí Minh. V́ vậy t́nh h́nh chính trị nước Pháp đứng im tại chỗ. Tuy nhiên, chúng tôi được nhiều lợi điểm đối với các nước Tây phương, bây giờ tỏ ra đoàn kết trước cuộc chiến ở Đông Dương. V́ vậy, ngày 17 tháng chạp, Hội đồng Đại Tây Dương họp ở Paris, đă ra một thông cáo nói rằng:

- Cuộc chiến do quân đội Liên hiệp Pháp đang phải đương đầu ở Đông Dương, rất đáng được các chính phủ Đại Tây Dương yểm trợ liên tục. Cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ viện trợ cho Đông Dương, v́ gần một nửa các binh phí đều do Mỹ đài thọ. Sự viện trợ đó không phải không đưa lại vài vấn đề giữa Pháp và chúng tôi. Chúng tôi th́ mong rằng, viện trợ của Hoa Kỳ được đưa thẳng cho chúng tôi không phải qua trung gian nước Pháp, mà chúng tôi biết nền kinh tế của họ sẽ được hưởng một nguồn lợi quan trọng, riêng về mặt chuyển ngân thôi. Tuy rằng điều mong ước của chúng tôi giống như của Hoa Kỳ, chính phủ Pháp không bao giờ chấp nhận điều thỉnh cầu đó.

 

Tổng thống Auriol nói:

- Chúng tôi rất mong họ (Hoa Kỳ) giúp đỡ cho Đông Dương, nhưng xin họ đừng có để chân vào.

 

Nhưng điều chính của tôi vẫn là việc thành lập đạo quân quốc gia. Cuộc nói chuyện của tôi với Tướng Salan vào tháng 11 là đề tài của một chương tŕnh dự trù tỉ mỉ, mà tôi bảo Hinh soạn thảo, khi chính phủ mới được thành lập ở Paris.

Ông René Mayer làm Thủ tướng của chính phủ mới này, được thành lập ngày 8 tháng giêng. Ông Letourneau vẫn c̣n là thành viên và vẫn giữ bộ Quốc gia Liên kết.

 

Tướng Hinh được sự đồng ư của Paris về chương tŕnh này, là tạo dựng đợt đầu, 54 tiểu đoàn khinh quân. Các tiểu đoàn này tương đương với lực lượng địa phương của Việt Minh, đủ khả năng đánh lại họ tại chổ, dùng để b́nh trị khi những đơn vị của quân đội viễn chinh Pháp dành cho các trận di động. Đến năm 1953, quân số của chúng tôi sẽ tăng cường tới 40.000 người. Dự trù này được viên Bộ trưởng Quốc pḥng của chính phủ Tâm muốn nói biến ra thành đạo quân qui ước với các sư đoàn nặng, để kể từ tháng 10, sẽ đem ra sử dụng trên trận địa được.

 

Sự tham gia đó rất cần thiết, khi có cuộc phản công vào trung tuần tháng giêng trên vùng sơn cước ở miền Trung. Tại đó, các đơn vị của sư đoàn 4 lính thổ, đă bị đụng độ nặng nề. Sau cuộc tấn công mùa thu ở vùng sơn cước miền Bắc Việt Nam, quân đội Việt Minh bị chặn đứng ở Nà Sản, nay th́ chúng sẽ cố gắng đánh vào miền cao nguyên Trung phần này. Tại Nà Sản, căn cứ không quân đóng vai tṛ chiến lược. Th́ đây sẽ là trái đấm đối với các cuộc đổ bộ vào bờ biển Qui Nhơn mà chúng vẫn sử dụng thường xuyên. Như tại Nà Sản, quân địch có vẻ lảng xa, ít nhất cũng tạm thời. Nhiều cuộc tuần tiễu phát ra từ Qui Nhơn đến An Khê làm giảm bớt dự định của Việt Minh.

 

Tết năm Quí Tị, ngày 13 tháng giêng, tôi gửi bản thông điệp thứ ba hàng năm cho dân chúng Việt Nam. Bản thông điệp thứ nhất vào năm 1951, tôi vạch ra những nét chính để kiến thiết quốc gia. Trong bản thông điệp năm ngoái, tôi ấn định về nền cải cách văn hóa. Và năm nay, tôi dành để vạch một đường lối quốc tế cho Việt Nam trên thế giới và vào thế kỷ 20:

“… Chúng ta ở cửa ngơ một đế quốc bao la, vĩ đại v́ văn hóa, nhưng đối với chúng ta vẫn là một mối đe dọa cụ thể thường xuyên. Hai bên chênh lệch quá nhiều, tôi bảo cho những người lầm đường hay những Việt giăn đă xúi giục họ lầm lạc. Các anh hẳn biết rằng ngày mà thể chất quốc gia của chúng ta đông hóa với đế quốc đó, th́ nó sẽ hút hết chúng ta. Chúng ta chỉ có thể tồn tại, khi giữ ḿnh nguyên vẹn, khác xa với họ.

 

“Hỡi đồng bào,

 

“Vào ngày tết thiêng liêng của quốc gia này, hăy nhớ rằng h́nh dáng và nhiệm vụ của Việt Nam làm cho chúng ta có mặt trên quả địa cầu. Chúng ta chỉ dính vào Á châu, phải chăng có một chút ở bên sườn? Thật sự, chúng ta ngoảnh lưng vào châu Á, và nh́n ra bể, nh́n ra các hải đảo và bán đảo, nh́n vào các dân tộc sống trên bể và do bể mà ra. Chúng ta là một cái sườn núi dốc hướng vào Mặt Trời. Thế mà một dân tộc phải có liên chính trị địa dư của nó. Chính là trên ngọn sóng, và ngoài ngọn sóng, mới là bạn, là khách hàng và đồng minh của chúng ta.

 

“Về phương diện ấy, sự tập hợp của những dân tộc đầy tương lai, ở rải rác khắp năm châu, là Liên hiệp Pháp, đối với chúng ta là chỗ tựa đáng quí. Ngay một lần đầu, nó đă cho chúng ta một địa bàn đầy bè bạn, khách hàng, và người hợp tác...”

 

Về phần hai của thông điệp, tôi kêu gọi các đồng bào c̣n rụt rè chưa dám tham gia, và đặc biệt là giới thanh niên học sinh:

V́ thế mà nhiều người phần đông là các thanh niên trẻ tuổi, chỉ biết cái học sách vở, tự hào là trí thức để hợm hĩnh, đă coi địa bàn chính trị như một sân khấu, chỉ có động tác đóng kịch là đáng kể…”

 

Rồi tôi kêu gọi tất cả những ai đă chiến đấu chống lại chúng tôi:

“Những con đường quá khích nào cũng đều ngắn ngủi, và sẽ làm cho kẻ sử dụng phải lao đao. Chỉ có con đường trung dung, thanh thản, là dùng được, mà tôi muốn tập hợp tất cả đồng bào lại, kể cả những người đă đi quá trớn, hay những ai c̣n đang chờ đợi, những ai nhạo báng, hay c̣n ngờ vực loanh quanh. C̣n đối với ai đă đi ngược lại quyền lợi quốc gia, liệu có cần phải nói rằng, cửa ngơ gia đ́nh vẫn luôn luôn bỏ ngỏ?”

 

Trong tháng 2, nhiều cuộc viếng thăm tới tấp. Đầu tiên là Tướng Lechères đến để xác nhận với Tướng Tổng Tư lệnh mục đích chiến tranh đă được chính phủ ấn định rơ rệt. Rồi đến ông Paul Raynaud, Chủ tịch Uỷ ban Tài chính Quốc hội, đi du lịch qua, từ ngày 10 đến 24 tháng 2. Sau là cuộc viếng thăm của dân biểu phái tả Paul Devinat, đi công cán cho Quốc hội, đến để kiểm soát việc sử dụng các binh phí, t́nh trạng quân nhu, quân cụ và sự tiến triển của các quân đội quốc gia Việt, Miên, Lào. Cuối cùng, là sự viếng thăm của Thống chế Juin, đi cùng ông Letourneau. Chúng tôi lợi dụng sự có mặt của ông này để triệu tập một hội nghị quân sự ở Đà Lạt ngày 24 tháng 2.

 

Hội nghị này đặt dưới quyền chủ tọa của tôi. Tham dự ngoài ông Letourneau có Tướng Salan, Tướng Hinh, Thủ tướng Tầm, quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Lê Quang Huy và Chánh văn pḥng của tôi là Nguyễn Đệ.

 

Nhiều quyết định quan trọng được đề ra. Trước tiên là sự chấp nhận dứt khoát chương tŕnh thành lập đoàn khinh quán, mà binh phí một phần sẽ do ngân quỹ Việt Nam đài thọ, vào khoảng 50 tỉ quan.

 

Cũng quyết định trên nguyên tắc, rằng tất cả các đơn vị đó sẽ đặt dưới quyền chỉ huy của Việt Nam. Phần khác, vị Tổng Tư lệnh vốn là Quốc trưởng, và vị Tham mưu trưởng Việt Nam phải có những phối hợp với viên Tổng Tư lệnh Pháp liên hệ đến các cuộc hành quân và đặt kế hoạch. Quân đội Việt Nam không c̣n là một quân đội nằm trong quân đội Pháp, mà là một quân đội đồng minh. Đó là Việt Nam hóa chiến tranh.

 

Chương tŕnh tổng quát được chấp nhận là sự nâng giá trị của quân đội Việt Nam đến năm 1955 trên căn bản là 8 sư đoàn, bao gồm 175.000 quân chính qui trong đó có 50,000 quân trừ bị. Ngoài ra chương tŕnh ấy c̣n đặt ra các cơ quan liên hệ, sự h́nh thành của một đoàn Không quân, gồm có một trường học hai nhóm chiến lược, và một tiểu đoàn, cũng như sự thành lập đoàn giang đĩnh và tuần duyên. Như vậy, điều chúng tôi đ̣i hỏi cho chương tŕnh này, để hoàn tất vào năm 1953, 54 tiểu đoàn khinh quân, 14 đại đội pháo binh, và 19 đơn vị dân chuyển, đưa tổng số quân đội lên 40.000 người nữa. Sự đánh giá chương tŕnh này được ấn định ở Paris, để vào tháng 6, sẽ đưa cho Washington, hầu được viện trợ tương xứng.

 

Tôi ghi nhận với tất cả sự hài ḷng, v́ các quyết định này đă được toàn thể hội nghị chấp nhận trong bầu không khí hoàn toàn thông cảm và nhất trí.

 

Bốn ngày sau, Thống chế Juin và ông Letourneau đến Nà Sản để khen thưởng binh sĩ đă đạt được mục tiêu, làm cho tướng Giáp phải thu quân bỏ chạy.

 

Viên thanh tra quân lực Pháp vừa đi thăm Triều Tiên một tuần về. Tôi tiếp ông ta ngày 4 tháng 3, tại biệt điện của tôi ở Ban Mê Thuột. Ông có vẻ bớt lo lắng hơn lần trước khi ông gặp tôi ngày 15 tháng 2. Ông bảo cho tôi biết, ông đă được ông Letourneau đồng ư, sẽ mời Tướng Clark, Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Viễn Đông, đến quan sát tại chỗ, những điều chúng tôi đă làm ở Việt Nam. Rồi ông kể cho tôi nghe dự định Mỹ về Triều Tiên:

- Người Mỹ không biết làm cách nào để rút chân ra khỏi vụ này mà khỏi bị mất mặt. Họ đă dự định những giải pháp rất mâu thuẫn là đưa cả người Tàu ở Đài Loan vào trong vụ lộn xộn này. Nhưng rồi họ lại bỏ cuộc. Dù sao nữa, nếu sự đàm phán hiện nay mà thành, th́ Triều Tiên sẽ bị cắt làm hai. Như vậy, họ sẽ tạo ra miền Nam Triều Tiên một đạo quân, theo kiểu Mỹ. Theo tôi, đó là sự nhầm lẫn lớn. Dù sao nữa, không phải đó là điều mà người ta sẽ làm ở đây.

 

- Thưa Thống chế, hẳn Thống chế đă biết những điều mà chúng tôi đang muốn sử dựng các tiểu đoàn khinh quân đặc biệt?

 

- Vâng, đây chính là điều cần thiết. Những người thấy cần phải chống lại với đoàn quân du kích Việt Minh, nhưng cần phải đem đến cho họ một nền hành chánh, do các công chức đă thành, để đến ngay vùng đất vừa chiếm được.

 

- Đó là chúng tôi đang dự định với đoàn GAMO (Quân thư lưu động), nhưng chúng tôi chưa đủ nhân viên. Hẳn Thống chế thấy nước Pháp đă để lại đây cả một đống công chức vô ích, chỉ dùng th́ giờ để chọc gậy bánh xe. Những người mà chúng tôi cần, đó là các kỹ thuật gia, các chuyên viên, chứ không phải bọn người trong ngành cai trị thuộc địa…

 

- Thưa Hoàng thượng, khi tôi qua Triều Tiên, điều tôi đă nh́n thấy ở Việt Nam làm tôi tin tưởng, nhất là ở miền Nam, dân chúng đă bắt đầu ư thức được sự chuyển tiếp chế độ, nền độc lập của đất nước, ở miền Trung và miền Bắc th́ chưa nhất định, v́ vậy, tôi muốn rằng Ngài sẽ thành lập sớm đạo khinh quân của Ngài. Tôi đă trông thấy viên Tham mưu trưởng trẻ tuổi, Tướng Hinh, mà tôi từng biết, đó là một thanh niên vững chăi, và kết quả mà y đă đạt được đều rất đáng khen. Quân đội của Ngài đánh trận giỏi, nó đă mất nhiều người, bởi v́ chưa quen đánh trận lắm.

 

- Thưa Thống chế, tôi xin đa tạ Thống chế về những điều nhận xét vừa qua, tôi mong rằng Thống chế sẽ nhắc lại ở Paris, mà người ta thường không hiểu lắm về nỗ lực của chúng tôi.

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi sẽ không quên điều đó. Nhưng tôi xin Ngài nên đề pḥng. Một mặt, nước Pháp đă phải gánh chịu quá nặng, mà nó c̣n nhiều điều bắt buộc khác nữa. Mặt khác, dù cho công việc tiến triển ra sao, không thể chỉ lấy quân sự mà giải quyết hết được, c̣n cần phải có sự điều đ́nh khác nữa, và đó là việc của Ngài…

 

Ư nghĩ điều đ́nh chính trị chẳng phải mới nhen lên lần đầu. Trước khi chính phủ đổ, ông Pinay với sự thỏa hiệp của Tổng thống Auriol đă có ư định dùng cách đi đêm để nói chuyện với phe đối nghịch. Được ông Letourneau báo động, v́ ông này thành thực ác cảm với bọn Việt Minh, tôi phải miễn cưỡng chấp nhận sự đi đêm, trên nguyên tắc.

 

Giáo sư Bửu Hội, một nhà bác vật (kỹ sư) Việt Nam đă ở Pháp lâu năm, được tôi cử vào sứ mạng này. Thủ tướng René Mayer liền lo liệu việc này. Bửu Hội đến Rangoon, để gặp đại diện của Việt Minh ngày 26 tháng 2. Tôi không bao giờ rơ cái ǵ đă xảy ra, v́ câu chuyện này không có đoạn cuối. Nhưng sự việc ấy đă giúp tôi hiểu được tâm trạng của giới chính trị gia Pháp, Tôi sợ rằng, dưới áp lực của dư luận quần chúng, chính phủ Pháp có thể có một sáng kiến mới loại ấy, đẩy tôi vào chỗ sự đă rồi. Vậy th́ cần ǵ đến bao sự hy sinh, và nỗ lực do dân chúng Việt Nam đă bỏ ra trong mấy năm liền? Giả thuyết ấy thật độc ác đối với chúng tôi, cũng như nước Pháp là kẻ đầu tiên đă nản ḷng trước những khó khăn bởi tiên thiện bất túc. Thế th́ phản ứng của bọn người đầy nhiệt tâm mà chúng tôi đưa vào cuộc kháng chiến này, mà họ phải riêng ḿnh gánh chịu với vài người lính Pháp tất cả những hậu quả tai hại?

 

Tôi mong rằng có thể nói nỗi khổ tâm ấy với vị đại diện của chính phủ Pháp, nhưng ông Letourneau đến đây như gió, mỗi khi sự có mặt của ông là cần thiết, rồi trở về Pháp ngay do những hoạt động chính trị khác của ông ở Paris. Sự biến dạng của Đại tướng De Lattre bỗng trở lại với tôi ngày nay như một điều tai hại vô cùng.

 

Đáp lời mời của Thống chế Juin, Tướng Clark đến Sài G̣n ngày 19 tháng 3. Tôi tưởng rằng cuộc thăm viếng này sẽ có lợi. Dù sao nữa, nó cũng giúp cho viên Tư lệnh quân lực Mỹ để xác nhận công khai là: “tính chất tương đồng giữa cuộc chiến ở Triều Tiên và ở Đông Dương y hệt như nhau”.

 

Sự thăm viếng đầu tiên của Tướng Clark trùng hợp với những triệu chứng đầu tiên cho thấy sự chuyển quân của Việt Minh muốn tiến về Bắc Lào. Tại đây, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp phải đương đầu. Như ở Nghĩa Lộ năm ngoái, người ta mở đầu trận đánh mùa xuân, để di tản Sầm Nưa, thị trấn của tỉnh cùng mang tên ấy, ở sát biên giới nước tôi.

 

Chính vào lúc đó, có một sự kiện khá lạ lùng. Năm 1953 lẽ ra phải tổ chức tế Nam Giao. Đức bà Từ Cung Thái hậu vẫn có liên lạc với các nhà chiêm tinh cũ của Triều đ́nh báo cho tôi biết ngày giờ thuận tiện để làm lễ. Lúc ấy tôi đang ở Ban Mê Thuột, nên định rằng sẽ cử hành buổi tế ngay tại chỗ, v́ con đâu cha mẹ đấy, theo đúng phong tục Việt Nam.

 

Nơi đất được chọn là làng Boun Trap, cách xa Ban Mê Thuột khoảng trên 10 cây số, trên đường ra Hồ và ở cửa rừng. Tôi cho đem đoàn voi của tôi đến, độ 20 con to lớn đồ sộ, tập trung thành ṿng tṛn, để như là dâng buổi tế sống vậy. V́ hiện nay đang có chiến tranh, tôi muốn cho đoàn voi của hoàng gia tham dự, để tỏ ḷng tôn kính như xưa kia Đức Vua Gia Long đă thu phục sơn hà, voi đă đóng vai tṛ khai quốc công thần.

 

Mỗi một con vật đó, có một tiểu sử ly kỳ. Trong bọn này, đặc biệt có con gọi là Buôn Con, tôi từng cỡi thường nhật, là con voi đực cao tới ba mét. Khi tôi tới Ban đơn viên chủ làng Kim Jo Nop cho tôi mượn con voi này để đi săn. Đó là con vật giá trị nhất của ông ta. Thấy con vật cực kỳ tinh khôn, tôi đề nghị với Kim Jo Nop bán lại cho tôi, ông ta từ chối và kêu lên: “Người ta có thể lấy vợ tôi, lấy con gái tôi, nhưng không lấy được voi của tôi...”

 

Cuối cùng, với sự hỗ trợ với viên công sứ sở tại, sau khi tổ chức nhiều buổi hội hè, viên tù trưởng mềm ḷng và bằng ḷng bán lại cho tôi, những quản tượng người Rhadé đă đưa nó đến kho sưu tập thú rừng của tôi ở Quảng Trị. Khi đến gần Cam Lộ, họ liền trao cho các quản tượng Việt Nam, mà con voi kiêu hănh này ṭng phục ngay. Tôi cỡi nó hàng tuần.

 

Theo gương của các tay săn bắn người Bandon, thà chết đói c̣n hơn là trồng một cây lúa, Buôn Con cũng từ chối làm việc, kể cả việc đi lấy thức ăn. Tôi phải đưa từ Huế ra một con voi cái, để gom góp đồ ăn lại cho nó. Buôn Con chấp nhận và ăn.

 

Nhưng voi cái lợi dụng lúc đi t́m thức ăn để lảng ra xa và chạy trốn. Có đến sáu lần như vậy. Cứ mỗi lần bỏ chạy, Buôn Con phải cùng viên quản tượng đi t́m, đưa về đoàn. Đến lần thứ bảy, viên quản tượng lại đi t́m, và khi bắt được con voi cái vô kỷ luật này th́ bị nó quật chết tươi.

 

Buôn Con nghe được đủ thứ tiếng mọi, tiếng Việt Nam và cả tiếng Pháp. Nó rất quen thuộc các động tác của tôi, để mỗi khi đi săn, th́ bao giờ cũng ngưng lại cách xa con mồi độ 40 thước, để tôi có thể bắn với độ hữu hiệu nhất.

 

Một hôm, có con hổ nhẩy lên lưng nó từ phía sau, và cào nó rất sâu. Vết thương bị nhiễm trùng. Cần phải giải phẫu nơi bả vai. Người thú y không có thuốc tê. Trong suốt thời gian giải phẫu, người quản tượng nói với nó, bảo nó rằng cần phải chịu đau một chút, v́ điều đó có ích cho nó. Nó nằm im không nhúc nhích. Sau đó nó khỏi.

 

Gặp biến cố năm 1945, bọn Cộng sản chiếm được Quảng Trị, nó không chịu làm ǵ với họ. Rồi có thể là do chính biến, nó bỏ chạy và vào rừng trong suốt thời gian tôi vắng mặt. Khi tôi trở về năm 1949, nó lại về khu sưu tập thú rừng. Không phải chỉ có một ḿnh nó, nhiều con khác cũng lục tục trở về, có cả quản tượng. Có lẽ bọn này cũng chẳng muốn hợp tác với bọn Cộng sản.

 

Buôn Con chỉ có một ngà. Voi một ngà rất dữ tợn, nên khi trông thấy voi một ngà là các loài khác đều sợ hăi.

 

Vào đêm mùa xuân của tháng 4, quăng 3 giờ sáng, bên cửa rừng đầy đuốc cháy sáng, chúng tôi hành lễ Nam Giao. Trong sự lặng thinh của núi rừng, giữa thiên nhiên tươi tốt, tất cả như thân cận gần nhau, nghi thức buổi lễ đă vô cùng cảm động, hơn cả buổi tế ở đàn tế Nam Giao ở Huế. Buổi lễ đă nhuốm màu vĩ đại mà ít khi tôi được cảm thấy. Tôi báo cáo lên Trời Đất sứ mạng của tôi, và buổi tế đă kéo dài cho tới gần sáng. Một con voi đă tỏ ra nóng ruột. Bất th́nh ĺnh, nó tấn công con voi kế cận. Tất cả ṿng tṛn voi, như một lâu đài giấy bồi nghiêng ngửa, trở thành lộn xộn và tan ră. Tất cả những người dự lễ, đều mạnh ai nấy chạy, cố gắng tránh những con vật hung hăng phá đổ mọi vật trên đường. Tôi đứng lại một ḿnh ở giữa chỗ hỗn loạn đó, trong bộ đại trào, nhiều khi bị con voi điên chạm phải.

 

Tôi liền gọi Buôn Con, bảo nó đến gần tôi, và ra lệnh cho nó dẹp cuộc náo loạn này. Nó liền đi gọi từng con một, lần lượt, có khi chỉ bằng vài tiếng hí, để bắt đứng vào hàng ngũ. Trong ṿng mươi phút, trật tự lại trở lại như cũ, tôi chưa hề đổi chỗ lần nào. Một số người từng theo tôi dự lễ này, cho rằng đây là một triệu chứng của nhà Trời.

 

Cần phải nói rằng, vào mùa xuân năm 1953, nếu t́nh h́nh quân sự không có ǵ nghiêm trọng, th́ t́nh h́nh chính trị lại gia tăng. Ngay trong lănh vực này, thời gian không làm việc cho chúng tôi.

 

Mỗi một ngày, chúng tôi đi sâu vào trách nhiệm, mỗi một ngày chúng tôi phải đối phó với chiến tranh, và cũng mỗi một ngày trên b́nh diện chính trị, chúng tôi gặt hái được kết quả tốt. Nhưng nước Pháp, do quan niệm liên hiệp của khối quốc gia liên kết, vẫn khư khư giữ lấy vai tṛ chỉ đạo vốn đă lỗi thời rồi.

 

Quốc vương Sihanouk hành động đầu tiên, theo kiểu của ông, bằng một thái độ đáng khen. Sau khi nắm vững tất cả mọi quyền hành quốc gia trong tay, ông ta sang Pháp vào tháng 4. Tại đây, ông giải thích cho Tổng thống Vincent Auriol và cho chính phủ là quan điểm hệ thống của Liên hiệp Pháp không phù hợp với thực tế. Ngày nay, nếu người ta muốn chúng tôi giải quyết việc dẹp loạn nội bộ, th́ chúng tôi cần phải được hoàn toàn độc lập, với tất cả các mặt ngoại giao, quân sự và kinh tế. Nếu lên những điều của Hiến pháp, cần phải sửa đổi, chính phủ Pháp từ chối mọi yêu sách của ông Hoàng chùa Tháp. Ông này rời bỏ Paris để sang Hoa Kỳ, và khi đến Nữu Ước, đă tuyên bố một lời nẩy lửa:

- Nếu người Pháp không thỏa măn yêu sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ đi theo đường lối chung của Việt Minh.

 

Phản ứng của René Mayer thật bất ngờ. Ngày 9 tháng 5, không cần sự tham gia ư kiến của Hội đồng, tự ư ông ta hạ giá đồng bạc Đông Dương, đang từ 17 quan xuống c̣n có 10 quan. Biện pháp ấy có hiệu lực nhằm hủy bỏ mọi khả năng hố́ đoái, và gây xáo trộn nặng nề cho nền kinh tế của Đông Dương.

 

Chính phủ Pháp c̣n đưa ra một quyết định nữa, mà đến khi thi hành, tôi mới được thông báo: Tướng Salan được thay thế bằng Tướng Navarre, mà ngày 21 tháng 5 đă được ông Letourneau đón tiếp ở Sài G̣n. Ba hôm sau, Tướng Salan đến chào biệt tôi ở Ban Mê Thuột. Tôi không giấu ông ta về sự ngạc nhiên của tôi về thái độ của chính phủ Pháp, và sự mù tịt mà họ để cho tôi trong mọi quyết định, làm tôi rất bực ḿnh.

 

Hôm sau, gặp ông Letourneau, tôi tỏ cho ông ta biết sự bất b́nh của tôi và yêu cầu ông ta phải định lại nghĩa về Liên hiệp Pháp, càng sớm càng tốt. Bởi v́ căn cứ vào các quyết định của chính phủ Pháp vừa qua, với tính cách hai bên đồng thỏa thuận, th́ Pháp đă vi phạm tinh thần của hiệp định Paris, tôi yêu cầu băi bỏ vấn đề tiền tệ và quan thuế giữa bốn bên, và đ̣i cho Việt Nam quyền Tổng Tư lệnh quân đội Việt Nam và Pháp.

 

Thật là phí công, v́ ông Letourneau chỉ c̣n là bộ trưởng phụ trách giải quyết các việc thông thường. Chính phủ René Mayer đổ từ ngày 21 tháng 5. Cuộc khủng hoảng nội các kéo dài tới 35 ngày.

 

Ông Joseph Laniel, tân Thủ tướng nội các, được tấn phong ngày 26 tháng 6, tuyên bố:

- Chính phủ kiên tŕ t́m một đoạn chót cho những biến cố ở Đông Dương, dù đang là lúc đàm phán được kư kết sau cuộc đ́nh chiến ở Triều Tiên hay bất cứ cuộc đàm phán nào phù hợp với các chính phủ của quốc gia liên kết.

 

Từ nay, chính phủ Pháp sẽ không có bộ các quốc gia liên kết nữa, nhưng chỉ c̣n là một vị quốc vụ khanh, trao cho ông Marc Jacquet. C̣n ông Paul Reynaud phó thủ tướng nội các, chịu trách nhiệm về các vấn đề Đông Dương do ủy quyền của Thủ tướng. Thật là giản dị, từ nay không ai biết ai là người chịu trách nhiệm. Hơn nữa, chẳng ai là đồng nhất giữa hội đồng chính phủ. Nếu ông Paul Reynaud như sẵn sàng theo đuổi kỳ cùng mục tiêu độc lập, th́ nhiều bộ trưởng khác, tập trung quanh ông Georges Bidault, bộ trưởng Ngoại giao lại muốn giữ t́nh trạng liên minh của Liên hiệp Pháp.

 

Lập trường thứ nhất của ông Reynaud thắng và ngày 3 tháng 7, ông Reynaud ra một tuyên ngôn, nhân danh chính phủ, trong đó ông nhấn mạnh:

- Nước Pháp muốn kiện toàn nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia liên kết, bằng cách thảo luận trên phương diện b́nh đẳng, về tính chất các sợỉ liên lạc sẽ đặt ra với từng nước một.

 

Để chứng tỏ sự thay đổi đường hướng này, chính phủ Laniel ngay ngày hôm ấy cử ông Maurico Dejean đang làm đại sứ ở Nhật, vào chức Tổng ủy viên ở Đông Dương.

 

Tưởng Navarre đến chào tôi, mấy ngày sau khi ông đến ông cho tôi hay những nét chính về kế hoạch hành quân mà ông sẽ đặt ra. Điểm chính vẫn là để lợi thời gian cho quân đội Việt Nam phát triển, trong khi vẫn theo đuổi chính sách b́nh trị ở những vùng mà chúng tôi đă thu hồi được.

 

Về vấn đề quân đội của chúng tôi, tôi cũng cho ông biết thêm những yếu tố mới. Ít ngày sau, ông đi Paris để xin phép chính phủ chấp thuận kế hoạch này. Khi ông trở lại, ông cũng không nói ǵ cho tôi biết cả…

 

Trong thời gian này, tôi tiếp một phái đoàn trí thức Việt Nam trong đó có Ngô Đ́nh Nhu, là em của Ngô Đ́nh Diệm. Họ đến để “gợi ư tôi để dân chủ hóa chế độ bằng cách lập ra một Quốc hội”.

 

- Tôi muốn lắm, tôi bảo họ thế, nhưng các anh lập như thế nào?

 

- Thưa Hoàng thượng, một người Pháp, một nửa Quốc hội này sẽ do dân bầu, c̣n nửa kia là dọ Quốc trưởng chỉ định.

 

Lập tức, tôi ngắt lời:

- Không thể như thế được. Nếu các anh muốn có một Quốc hội, chúng tôi sẽ lập ra Quốc hội đó, nhưng nó phải do toàn thể dân chúng bầu ra. Tôi sẵn sàng làm như vậy, nhưng tôi không cần lưu ư các anh nên cẩn thận, và phải chịu mọi trách nhiệm. Trong đất nước này, chỉ có hai người là có thể đặt ra đươc một Quốc hội như vậy: Hồ Chí Minh và tôi.

 

Bọn này liền có phản ứng, mà tôi đang chờ đợi:

- Thưa Hoàng thượng, đây chỉ là sự gợi ư của chúng tôi, Quốc hội ấy, tất nhiên là tùy thuộc ở Ngài, để thành lập vào lúc nào Ngài cho là thuận lợi.

 

Tôi quyết định đi Pháp và đến vào ngày 2 tháng 8. Tôi về Cannes với gia đ́nh vài ngày. Cuộc nghỉ ngơi ngắn ngủi ấy giúp tôi thu lượm được tâm trạng của các nhà chính trị Pháp. H́nh như là những quyết định do văn pḥng tôi hay do chính phủ của Tấm đều bị dư luận Pháp lên án dữ dội.

 

Đối với những người không bằng ḷng này, phần tôi, tôi cũng có những sự bất măn, và tôi có đầy đủ hồ sơ.

 

Một người trong bọn họ th́ than phiền về chỗ chính phủ Pháp đă yêu cầu miễn thuế xuất cảnh cho các xí nghiệp khai thác, vẫn chưa được xét đến. Thế mà các thuế xuất cảnh này được đánh là để bù vào chỗ thua thiệt của chúng tôi, do sự phá giá đồng bạc. Hồ sơ thứ hai th́ nhằm vào quyết định độc đoán của nước Pháp, là không công nhận giá trị văn bằng do trường Đại học Hà Nội cấp, được bằng với văn bằng do trường Đại học Pháp cấp. Quyết định ấy thật tai hại cho các sinh viên Việt Nam muốn tiếp tục theo học ở Pháp. Cuối cùng, có cả hồ sơ nói về đề nghị ngưng bắn với Việt Minh.

 

Bởi v́ tôi biết sự vận động của Bửu Hội không phải là độc nhất. Một phái đoàn con buôn, thuộc giới áp phe, mới đây đă sang Tàu, và kẻ chủ chốt chẳng ai khác hơn là viên cựu Quận trưởng Aubrac, mà sự giao hảo với Hồ Chí Minh ai cũng đă rơ. Tôi được biết vụ này, do những tin đồn, rỉ tai trong các nhà băng Trung Hoa và Việt Nam, là bọn tài phiệt sẽ t́m cách cứu văn và che chở cho quyền lợi của họ, nếu có cuộc đ́nh chiến xảy ra với Việt Minh, và sự chia đôi nước Việt Nam, như đă từng xảy ra ở Triều Tiên. Dự định ấy có thể có khá lâu rồi, v́ tôi được biết có những chuyên viên pḥng nh́ Pháp (2è bureau) đang t́m những băng cũ thu tiếng nói của Hồ Chí Minh, để có thể kiểm thính được lời tuyên bố mới nói về đ́nh chiến ở đài Việt Minh.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính