Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

 

PHẦN THỨ HAI - b

 

Đông và Tây

 

Lúc ấy, người lính gác cḥi, thắp ngọn đèn manchon trước khi về cḥi của đồng bạn, ở bên cạnh. Nơi đây, họ đă cắt nhau gác đêm, để cầm canh, tôi đă thường mang theo sách để đọc. Thời gian này, tôi đọc rất nhiều, đủ loại sách tiểu thuyết, luận đàm triết học, du kư… toàn là sách tiếng Pháp.

 

Trong thời gian theo học ở Pháp, không phải tôi chỉ chú ư đến tư tưởng Tây phương, mà tôi vẫn thắc mắc về điểm dị biệt giữa nền học vấn Tây phương với nền học vấn Đông phương tôi từng thụ giáo trong thời thơ ấu. Sự dị biệt đó phải chăng là nguyên nhân của dư luận Âu châu đối với dân tộc Việt Nam? Phải chăng đó chính là nguyên nhân của mặc cảm tự tôn của họ đối với chúng tôi?

 

Trước khi chết ít lâu vào năm 1925, Bác sĩ Tôn Dật Tiên, cầm vận mạng nước Tân Trung Hoa, đă viết từ năm 1911 như sau:

“Nền văn minh Âu Mỹ hoàn toàn là vật chất. Không có ǵ thô bạo, tàn nhẫn và tồi bằng. Chúng ta, người Trung Hoa, chúng ta gọi nó là dă man. Sự thua kém của chúng ta về hùng cường, chính là do chúng ta đă khinh thường và lơ là về loại văn minh đó. Đường lối của người Trung Hoa chúng ta nhằm vào nhân văn, cương thường, đạo lư. Các sách cổ của chúng ta gọi đó là vương đạo”.

 

Tôi đă từng nói là tâm hồn của người Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng Mạnh. Tuy nhiên, vị quốc phu của Trung Hoa đă sai lầm khi kết án người Tây phương là dă man, cũng như đă sai lầm nữa, khi ông cho rằng người Tây phương coi thường chúng ta v́ đạt mức tiến bộ như họ.

 

Tư tưởng Việt Nam chúng tôi lấy đạo trung dung làm gốc, để nhận định về điều này.

 

Đă không biết bao lần, tôi được nghe lời phê b́nh sau đây, và ở cửa miệng của người được coi là có thiện chí: “Người Đông phương không có lập luận hữu hiệu như chúng ta”.

 

Nhưng đó là tại họ là người Tây phương, v́ họ đă có thể nghĩ rằng: Không thể có hai luận lư (hữu lư) được: một luận lư Đông phương, và một luận lư Tây phương, mà chỉ có độc nhất một luận lư mà thôi. Chúng ta, người Tây phương, chúng ta đă thấm nhuần luận lư đó, c̣n người Đông phương th́ chưa. Vậy th́ phải chăng là lạ lùng, khi so sánh sự tương đồng của hai tư tưởng này:

- Đức Phu tử đứng trước một con sông, đă nói: Tất cả mọi vật đều trôi đi, như ḍng nước chảy, ngày đêm không ngừng.

 

và tư tưởng thứ hai:

- Tất cả đều qua đi, qua đi. Không ai tắm hai lần cùng trên một ḍng nước bao giờ.

 

Tư tưởng trên là của Khổng phu tử, C̣n tư tưởng dưới là của Héraclite d’Éphèse (Hy Lạp). Cả hai đều sống ở thế kỷ thứ năm trước công nguyên. Họ chưa hề gặp nhau, chưa từng biết nhau tất nhiên, và họ đă chết cách xa nhau tới một vạn hai ngàn năm. Một người ở phía đông và một người ở phía tây, chỉ cách nhau vài tháng.

 

Cả hai vị này đều đă nghĩ rằng vạn vật sinh ra đều từ mâu thuẫn trái ngược nhau. Mâu thuẫn chính là Cha đẻ của mọi sự việc, và chỉ có sự tương đồng của tạo hóa mới điều ḥa được mâu thuẫn mà thôi. Chúng tôi trung thành với tư tưởng ấy, nhưng tư tưởng Tây phương không chịu đứng im. Tư tưởng Tây phương đă được Aristote và Descartes lôi cuốn kéo đi.

 

Tất nhiên đă có một tư tưởng của Á Đông, không giống như điều mà Aristote và Descartes đă nghĩ. Ngày nay, nhờ ảnh hưởng của các học giả người Đức về đầu thế kỷ mười chín, Tây phương đă t́m thấy sự luận lư tương đồng giữa hai bên, đă có cách đây hai mười lăm thế kỷ, và do thế Tây phương đă bị rung động bởi tất cả căn nguyên lập lư của họ đều bị xáo trộn đến tận gốc rễ.

 

Tây phương tuyên bố rằng, một vật không thể vừa là nó, lại vừa là cái nghịch lại của nó được. Và như vậy, giữa hai chiều đốỉ nghịch ấy, hẳn phải có một cái đúng c̣n cái kia th́ phải là sai, không thể có cái thứ ba xen vào. Chúng tôi nói rằng mâu thuẫn vốn nằm ngay trong mọi sự vật sống động, và chính v́ nó có mâu thuẫn nên nó mới sống động được. Rằng giữa cái chiều đối nghịch của tả vởi hữu, nẩy ra yêu tố thứ ba chẳng phải tả, chẳng phải hữu, cũng chẳng phải sự hợp nhất, của tả và hữu. Như đứa trẻ sơ sinh, vừa có máu của mẹ, vừa có máu của cha, nhưng nó chẳng tập trung được tất cả mọi đặc điểm của hai ḍng máu kia.

 

C̣n về nguyên tắc lập lư của Tây phương, bất cứ việc ǵ cũng phải có nguyên nhân, và nguyên nhân như nhau th́ hậu quả cũng như nhau. Chúng tôi chỉ cần biết thế. Bởi v́ không bao giờ có sự liên hệ trừu tượng nào cho một kết quả cụ thể bao giờ, mà chỉ có sự kết hợp cụ thể đưa đến những đối nghịch hữu lư. Không bao giờ có sự liên hệ của dữ kiện, mà dữ kiện này là nguyên nhân độc nhất và chính thức của dữ kiện kia, mà chỉ có sự xen kẽ h́nh thái do mâu thuẫn tạo nên mà thôi. Như trong cuộc chiến chẳng hạn, sự tẩn công hay pḥng thủ, sự tiến hay thoái, sự thắng hay bại đều là những h́nh thái đối nghịch. Nếu không có thua th́ không có thắng, và ngược lại, và sự chiến đấu ấỵ là một liên hệ hỗ tương tạo nên chiến tranh.

 

Từ đó, có những sự xoay chiều đổi hướng luôn luôn trong một tác động của con người: Sự tan vỡ do kết hợp mà nên, thành công do thất bại mà tới… Đối với chúng tôi, người Đông phương, không có chữ Có và chữ Không, chữ Đúng và chữ Sai, chữ Chấp hay chữ Bất chấp, như kiểu luận lư Tây phương. Trong sự biến chuyển của thời gian, tất cả những danh từ ấy không phải chỉ có một nghĩa nhất định, bất di dịch, chữ Có có thể trở thành Không và Không trở thành Có.

 

Sự đồng lơa nhất định không có hạn, nhưng nhiều khi cái xấu, lại trở thành tốt đẹp. V́ vậy, không phải diệt những kẻ xấu đi, mà chỉ thay thế nó mà thôi. Tất cả nguyên lư Khổng Mạnh nằm trong luật âm dương. Áp dụng cho tất cả mọi lănh vực. Đạo là Âm và Dương. Âm / Dương là hai thể đối nghịch, nằm trong Đạo, và Đạo ḥa đồng hai thể ấy để tạo nên sự nhịp nhàng trên thế gian. Đạo len lỏi ở khắp nơi, uốn éo như những ḍng sông ở Viễn Đông. Tất cả thực chất hành động của chúng tôi là ở đây, như thế đó. Như đi đường thẳng mà lại ra đường ṿng. Có thể người ta đă nh́n vào khía cạnh ấy, để có một sự nhận xét sai lầm đối với chúng tôi: Người Việt Nam lờ đờ, ngờ nghệch và gian dối…

 

Đạo Khổng đă cho một đáp số chung, từ to đến nhỏ. Đó là một đạo học tổng quát. Rất dễ theo, bởi đă nằm trong một hệ thống tư tưởng lâu đời, tạo nên một chất keo sơn vững chăi, đủ để giữ nước, và bảo đảm nền độc lập cho non sông xă tắc. Đó là đạo cương thường.

 

Đối với một người, nó cho sự tự tin, v́ đă biết tu thân, giữ đủ đạo hạnh để tề gia, rồi từ đó mới có thể vươn lên mà cầm quyền thiên hạ được. Như thế, đạo Khổng đă hướng lên một chiều lư tưởng thanh khiết, và có những giáo điều hết sức thiết thực, áp dụng cho khắp mọi lănh vực.

 

Khổng Tử đă đặt ra chín điều cần thiết để nói về đức độ của một người. Đó là tứ đức và ngũ thường.

 

Ngũ thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín, c̣n tứ đức là Công, Liêm, Minh, Chính.

 

Nhân là đem t́nh đồng loại mà đổi phó với nhau, theo tinh thần dĩ đức báo đức, dĩ trực báo oán.

 

Lễ là luôn lịch sự đối với mọi người, không chê bai, ngắt lời, xỏ xiên, dè bỉu hầu kính trọng nhân vị mọi người.

 

Nghĩa là giữ tṛn bổn phận của ḿnh, dù cho đố́ tượng có đi theo điều trái nghịch, ḿnh vẫn phải ở trong cái ngũ thường này.

 

Trí là sự thông minh, biết tiến biết thoái, mà không ngu xuẩn thấp hèn.

 

Và Tín là không bao giờ sai lời, quyết chẳng đơn sai theo châm ngôn Nhất ngôn tứ xuất, tứ mă nan truy.

 

C̣n tứ đức kia là Công, Liêm, Minh, Chính, phần nhiều để dành cho các vị công chức, quan lại.

 

Công là công b́nh, không bỏ trắng ra đen, không vơ vào cái lợi, mà đẩy cái xấu cho người: Kỷ sỗ bất dục, vật thỉ ư nhân, Điều ḿnh chẳng thích th́ không nên làm cho người khác.

 

Liêm là liêm khiết, thanh liêm. Giữ đúng cái mức chân chính, không lạm dụng, ngay từ vật nhỏ mà không người kiểm soát: Y phục sứng kỳ đức. Điều ḿnh không được, hay chưa tới, th́ không bao giờ vơ vào.

 

Minh là sáng suốt, để đủ khả năng đảm nhiệm trách vụ, khỏi đưa đến sự hỏng việc làm hại đại cuộc, hay làm oan khuất người khác, do sự u tối và ngoan cố của ḿnh.

 

Chính là đường lối vương đạo, đường lối dứt khoát của Đạo rồi.

 

Đó chính là trung dung vậy. Đức Phu tử nói: “Đức độ là sự bền vững, không bao giờ thay đổi. Khi đă đạt đức th́ phú quư bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Đó là sự tuyệt vời, mà xưa nay ít người đạt được. Trung dung ḥa giải mọi sự bất đồng trong nguyên tắc đối nghịch nhau, để có sự co dăn uyển chuyển khi áp dụng”.

 

V́ vậy, Khổng tử vạch ra một học thuyết, có những giáo điều, cho cá nhân cũng như cho tập thể, lấy tam cương, ngũ thường, để đạt tới mức tu, tề, trị, b́nh, ǵn giữ cho con người được đạo hạnh, gia đạo được an vui, mới có thể trị an thiên hạ được.

 

Do thế, lư tưởng tuyệt vời của chúng tôi đẩy chúng tôi vào sự xả kỷ, từ bỏ mọi tư lợi cá nhân để được vui sống trong đại đồng, t́m hạnh phúc trong hạnh phúc chung với đồng loại.

 

Khi Khổng tử đă vang danh khắp nơi, vua nước Lỗ yêu cầu ông đến gặp Lăo tử, vốn là người lập ra đạo Lăo. Lăo tử tu thiền tại một chiếc hang ở trong rừng. Hai vị hiền triết gặp nhau, nhưng đạo của các ngài không phù hợp nhau nên không thể dung ḥa được.

 

Khổng tử dạy dân tứ đức, làm điều lành, tránh điều dữ. V́ biết tu thân, sửa đức, nên biết ḥa đồng xă hội. Như vậy, theo Khổng tử, muốn đảm trách công việc trị quốc, cần phải có hai điều chính là sự nhân ái và lẽ công b́nh. Có nhân ái và công b́nh, mới biết tôn trọng lẽ sống và nhận phẩm của nhau hầu đưa đến thái b́nh, thịnh trị.

 

Lăo tử ngược lại, lại khuyên dân nên từ bỏ h́nh hài, không chú trọng đến ngoại lai, do bất động, một h́nh thái của thờ ơ, lănh đạm, một thứ gần như chống đố́ tiêu cực, vô t́nh mặc đời, không cần biết đến. Như vậy chỉ chuyên về mặt tu dưỡng nội tâm, hướng vào cơi hư vô huyền bí. Đạo của Lăo tử trở thành một thứ cá nhân chủ nghĩa, đi t́m sự tĩnh, để đạt thái lạc cho riêng ḿnh mà thôi. Căn nguyên đạo Lăo không đưa đến sự tiến bộ của học vấn, không chú trọng về mọi hoạt động thực tiễn, mà chỉ cố gắng đào sâu nội tâm để t́m chân lư.

 

Tuy nhiên cả hai bậc hiền triết ấy, mặc dù học thuyết khác nhau, đều có ảnh hưởng sâu đậm đến tâm hồn dân tộc tôi, để biết an vui trong sự nghèo túng, hay biết tự chế trong hạnh lạc.

 

Riêng tôi, tôi thấy Khổng giáo đă đưa đến một sự súc tích thâm sâu của những đường lối thích ứng, để tùy thời, hầu đối phó với những khó khăn bên ngoài. V́ vậy, Ngài đă viết rằng: Thọ tỉ Nam sơn, phước như Đông hảỉ.

 

Người đạt đạo, th́ vững như núi, người khôn th́ biết uyển chuyển như nước. Uyển chuyển như nưởc, nên luôn được hưởng phúc, rộng lớn vô cùng. C̣n người đạt th́ trơ như đá vững như đồng, không màng bất cứ cám dỗ nào, nên được b́nh an, vững bền như núi.

 

Về Phật giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập nên. Ngài sanh cùng thời với Khổng tử và Lăo tử, nhưng Phật giáo xâm nhập vào nước tôi, sau đạo Khổng và đạo Lăo rất lâu (đầu kỷ nguyên Công giáo).

 

Phật không phải là một vị Thần, cũng không phải là một sứ giả của Trời. Ngài chỉ là một người, một bực Thầy đă giác ngộ, đă thông suốt các vấn đề, đi sát tâm lư. Ngài dẫn dắt các đệ tử vào con đường chính.

 

Tôi đă từng nói, tôi không phải là người theo đạo Phật. Nhưng cha tôi, th́ có theo. Căn bản của Phật giáo nằm trong thuyết luân hồi. Thể xác con người vốn là không, c̣n linh hồn th́ bất diệt. Linh hồn luân lưu qua nhiều kiếp liên tiếp để đầu thai, mà tùy theo sự ăn ở của ḿnh, để được hưởng phúc, hay phải làm kiếp súc sanh. Phải gột bỏ tham sân si mới khỏi bị sa đọa vào hỏa ngục. Như vậy Phật giáo đặt ra một đường tu, nằm trong nguyên nhân của hai chiềụ nhân và quả. Nhờ vậy, dân tộc tôi cố gắng ăn ở tốt lành, để gọi là “vê tṛn quả phúc” và “ông cha để lại phúc cho con cháu mai sau”. Như vậy, đó là căn bản của nền văn hóa Việt Nam. Nhưng chúng tôi thiên nhiều nhất về đạo Khổng, lấy chữ hiếu làm đầu, nên thường được gọi là đạo hiếu. Tư tưởng sáng tạo ở nước tôi nằm trong luật mâu thuẫn. Một xă hội sống động, tiến bộ, đi từ mâu thụẫn này đến mâu thuẫn khác. Đó chính là biến động. Vạn vật đều biến động, mà trở thành nguyên ủy cho sự mới được sanh ra. Như vậy, đạo Khổng đă đi sát thực tế đối với con người. Cho nên không lấy làm lạ là người Tây phương, ngay từ khi mới sanh ra, chịu ảnh hưởng của tư tưởng La Hy không thể nào hiểu nổi được sự trái ngược trong luận lư của chúng tôi.

 

Bất cứ một nền triết học nào, ngoài Khổng giáo chỉ đưa đến sự phá sản một xă hội như xă hội của chúng tôi. Bởi thế, ai dự thi làm quan ở nước tôi không thể tŕnh bày quan điểm trái ngược với Khổng Mạnh. Họ sẽ phải thỉ hành các nguyên tắc mà họ tŕnh bày th́ phải tỏ ra đă thấu đạo đến tận gốc rễ.

 

 

Hội hè và Tế lễ ở Việt Nam

 

Có hai ngày tế lễ đáng kể nhất ở Việt Nam. Đó là ngày Tết Nguyên đán mà gia đ́nh nào cũng cúng bái và ăn tết hàng năm, và ngày tế Nam Giao là ngày tế quan trọng nhất do Hoàng đế đứng chủ tế, thay mặt cho toàn thể nhân dân, tổ chức cứ ba năm một lần.

 

Tết Nguyên Đán là tết của gia đ́nh, tết của đầu năm thiên thủ, của hy vọng, của hiếu trung với tổ tiên, vừa mang mầu sắc tín ngưỡng thiêng liêng, lại vừa có nhiều tính chất tôn giáo, chứa đựng phong tục tập quán cổ truyền, có thể coi như một đặc thù riêng biệt của nền văn hóa của chúng tôi.

 

Tết bắt nguồn từ Trung Hoa, do Khổng phu tử dựa vào Kinh Dịch, đă đặt ra theo định kỳ về thời tiết, do sự vần xoay nhất định của Nhật Nguyệt mà ra. Nếu vị Hoàng đế nào mà lơ là, không tổ chức lễ Tết cho chu đáo, th́ xă tắc sẽ gặp phải những thiên tai không nhỏ. Hội ngày Tết tương đương với ngày đầu năm âm lịch.

 

Đừng nên sai lầm cho rằng ngày Tết có thể tương đương với ngày mùng một đầu năm dượng lịch. Ngày đầu năm dương lịch bắt đầu vào giữa mùa đông, trong khi trái đất đang đắm ch́m vào thời gian đen tối nhất, đầy băng giá, Nhưng ở Việt Nam, ngược lại ngày xuân phần là ngày đánh dấu cho năm cũ đă qua, năm mới tới. Những mùa xuân hạ thu đông nối nhau liên tiếp có tầm quan trọng vô cùng lớn lao ở nước tôi, v́ đời sống của cá nhân hay xă hội, đều được căn cứ vào đó để làm ngũ mà hoạt động.

 

Theo tín ngưỡng cổ xưa, sự đổi mới của thiên nhiên phải phù hợp với sự đổi mới của con người. Như cây khô cằn cỗi, mỗi xuân về th́ đâm chồi nẩy lộc, con người cũng gột được những xíu phiền để làm tươi lại trái tim khô héo, mà hướng lên chiều hy vọng. Con người đă hưởng ứng với thiên nhiên. Cây dù to lớn, có vươn ngọn tới trời xanh, cũng chẳng biết cỗi rễ nó từ hạt mầm nhỏ bé mà ra, nên không thể biết có ngày cây sẽ phải chết. Người biết được do cái Thức máng trong ḿnh. Cái thức này làm cho con người hơn muôn vật, để biết suy tư, nên đă kính trọng tôn thờ người đă khuất, và đă sang thế giới khác.

 

V́ vậy, trong ngày Tết đă có sợi dây thiêng liêng giữa người sống và người chết, mang tính chất tín ngưỡng, tôn thờ vô cùng kính cẩn và nghiêm túc.

 

Trong ba ngày Tết, người chết đă trở về dương gian để sống với đàn con cháu hậu duệ của ḿnh. Trước hôm bắt đầu cúng Tết, người ta làm bữa cỗ xơ xài, để mời vong linh gia tiên trở về ăn Tết. Rồi từ đó, cứ ngày hai lượt, làm cỗ cúng, tương đương vào hai bữa cơm sáng và chiều. Gia đ́nh phải lau rửa bàn thờ, trang hoàng với đầy đủ hương đăng hoa quả và các phẩm vật do con cháu đem lại. Đến ngày hóa vàng, tức ngày mùng ba Tết, th́ làm cỗ cúng tiễn đưa ông bà ông vải trở về cơi âm. Trước khi dời bỏ dương gian, tổ tiên đă để lại sự phù hộ độ tŕ cho con cháu được cả năm gặp nhiều may mắn và tốt đẹp.

 

Đầu năm, ai là người xông đất đầu tiên? Chính vía của người này đem lại sự may mắn quanh năm chờ tất cả gia đ́nh. Nếu vị đó là người sung sướng, có phúc. Th́ cái may sẽ đem lại cho cả một năm dài. Nhưng nếu người đó là người nặng vía, hay keo kiệt, th́ ôi thôi, gia đ́nh sẽ gặp phải nhiều điều bất hạnh, ăn chẳng nên làm chẳng ra, suốt cả mười hai tháng. Người ta đă có nhiều h́nh thức để chiêu tài hay chế ngự sự xui xẻo này. Đó là trồng một cây nêu bằng một cây tre khá dài chừng 12 mét, đă tuốt hết lá, chỉ c̣n để một dúm ở trên ngọn, rồi chôn cây nêu này ở ngay cổng ra vào, vào ngày cuối năm cũ. Trên ngọn cây nêu, có treo một cái lẵng bằng tre đan, có dán giấy hồng điều viết tám chữ nho, để rước tài thần, phúc thần, hỉ thần giáng lâm, và trong lẵng đựng trầu cau. Phía dưới lẵng c̣n treo thêm mấy chiếc khánh hay con cá bằng sành nung, để khi có gió th́ va chạm vào nhau mà reo vang như điệu nhạc vui tươi êm ái. Phía cuối cùng lại treo một mảnh tre đan h́nh vuông, để cản trở không cho ma quỷ hay tà thần được xâm nhập vào nhà. Nếu mảnh tre vuông này cản trở tà ma không cho vào, th́ trầu cau ở lẵng phía trên lại là phẩm vật dâng mời các phúc thần, hỉ thần, tài thần để rước vào mà ban ân cho gia chủ.

 

Lễ Tết bắt đầu từ nửa đêm ngày 29 bắt làm mùng một nếu tháng chạp ta thiếu, hay chính đêm 30 Tết, nếu tháng đủ.

 

Việc sửa soạn ngày Tết được chuẩn bị từ nhiều hôm trước, phần nhiều từ 23 tháng chạp, và nhất là ngày 30 Tết để ai cũng phải khẩn trương, nếu v́ lư do ǵ mà chưa kịp hoàn tất cho thật đầy đủ. Phải trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, mua sắm quần áo mới (hay sắp sẵn quần áo sạch và đẹp nhất), mua phẩm vật hoa quả mứt bánh, và các đồ để làm cỗ, kể cả mua sẵn pháo để đốt.

 

Vào khoảng mấy ngày trước Tết, chợ họp bỗng nhộn nhịp khác thường. Tiếng ồn ào nổi lên xung quanh các sạp mới mọc ngay sát chợ chính, hay bên lề đường, nơi đông người qua lại. Những sạp này chỉ tạm bợ nhất thời, nên dựng bằng gỗ nhẹ và lợp xơ xài bằng giấy bồi, bằng phên, hay vải bạt. Sạp được trang hoàng rất hấp dẫn, có màu sắc ḷe loẹt, và giăng đèn kết hoa rực rỡ. Ban đêm đèn sáng như sao sa. Toàn thể nhân dân Việt Nam tự tay sửa soạn đón Tết tỏ niềm hân hoan, sung sướng đón một mùa xuân hy vọng.

 

Thế rồi bỗng dưng im bặt. Bao nhiêu đèn sáng ấy bỗng tắt phụt. Nhất là ở thành thị th́ càng rơ rệt. Ai cũng ở trong nhà, trước bàn thờ ông bà ông vải.

 

Ngày Tết bắt đầu từ lúc giao thừa nửa đêm ngày 30 cuối năm sang đầu mùng một. Họ cùng giao thừa, để tạ ơn thần linh và để thỉnh nguyện những lời cầu xin cho cả năm, và tiễn ông Công ông Táo cũ, đón ông Công ông Táo mới.

 

Dân chúng thường láu lỉnh và hơi nhờn với vị gia thần này. Đó là vị thần ba ngôi hai nam một nữ, nên họ đùa cợt với những câu ví von vui vẻ, nhẹ nhàng. Tuy nhiên họ cũng sợ thần giận, khi lên chầu Trời, nên phải dùng mọi cách để chiêu đăi thần để thần làm báo cáo tốt, khỏi bị quở trách trong cơi hư vô huyền bí.

 

Sáng mùng một Tết, cả gia đ́nh ai cũng dậy sớm. Phải làm cỗ để cúng dâng lên bàn thờ tiên tổ. Cỗ phải làm ngày hai bữa, sáng và chiều như hai bữa cơm thường nhật cho người sống ở dương gian và phải cúng liên tiếp trong ba ngày Tết. Và giống như mọi dân tộc khác, họ chúc tụng nhau, và đi đường gặp ai, dù quen biết hay không, cả bạn lẫn thù, họ đều vui vẻ chúc nhau được một năm tốt đẹp.

 

Sau khi cúng xong, họ bắt đầu đoán điềm may rủi. Tùy theo từng miền, có những h́nh thức khác nhau. Nơi này th́ dùng thầy bói đoán thẻ, để nói về tượng trời đất hôm mùng một Tết. Nơi khác th́ xem chân gà. Phần nhiều, họ tra lịch để xem ngày tốt xấu, xem giờ xuất hành, mà lịch sách nào cũng đều ghi rơ, là nên làm ǵ, và tránh làm ǵ, và tùy theo từng công việc một. Đồng thời cũng chú trọng đến màu sắc thích hợp nữa.

 

Muốn cho Tết thật linh đ́nh, long trọng, người ta đốt pháo, Tết càng nhiều pháo càng tốt.

 

Đến ngày mùng bốn, theo nguyên tắc, đó là ngày hết Tết. Ngày đó họ đi tảo mộ v́ ông bà ông vải coi như đă trở về cơi âm. Đi tảo mộ là một h́nh thức đưa tiễn tổ tiên về bên kia thế giới. Các nghĩa trang bỗng nhiên tấp nập và vui tươi như một ngày hội. Các cửa hàng đều mở cửa lại, đường phố trở về mức b́nh thường cũ. Đến ngày mùng bảy tháng giêng, th́ các thần linh bắt tay vào việc, y như người sống trên dương gian. Thượng đế ban ơn hay trừng phạt hàng năm là căn bản của đạo Khổng, đưa con người vào trật tự, v́ biết kính trời, sợ đất. Quyền năng tối thượng của phượng đế chỉ được trao cho một vị chân mạng đế vương để cầm quyền thiên hạ. V́ Hoàng đế là Đại diện của Thượng đế trên thế gian, nên được tất cả mọi người kính trọng và tuân lời. Như vậy, Hoàng đế là vai chủ tể nắm trọn Càn Khôn trong cơ cấu toàn xă hội.

 

Khi đức tiên đế tôi là Hoàng đế Gia Long khôi phục được sơn hà, Ngài liền giữ đúng mỹ tục cổ hàng ngàn năm của Trung Hoa, đă quyết định đặt ra một buổi tế, để tạ ơn Trời Đất, đă ban ơn cho khắp thần dân, cứ mỗi năm phải tế một lần, gọi là tế Nam Giao. Nhưng kể từ đầu thế kỷ hai mươi, tế Nam Giao được rút xuống c̣n ba năm một lần.

 

Tế này chỉ dành riêng cho Hoàng đế, vỗn kiêm nhiệm luôn chức vụ Đại giáo chủ để đứng trung gian giữa Thượng đế với con người, và Hoàng đế đại diện cho khắp cả thần dân.

 

Việc tế lễ này không liên quan ǵ đến Phật giáo hay việc thờ cúng gia tiên, cũng không dính líu ǵ đến những nghi thức về tôn giáo nào từng có ở Việt Nam. Thật sự, theo đúng tinh thần của cuộc tế, đây là việc cúng tế nằm trong triều chính, do nhà vua đặt ra, để tỏ sự tôn sùng đối với Đức Ngọc hoàng Thượng đế, cai quản chư thần đồng thời mang một h́nh thái cầu xin xá tội của bậc Hoàng đế đối với Thiên Nhan, xin Đức Ngọc hoàng đại xá cho những lỗi lầm đă trót mắc phải. V́ vậy, cuộc tế lễ phải tỏ ra đồ sộ và vô cùng trọng thể.

 

Ngày tế được công bố trưởc ba tháng. Hoàng đế ra chỉ dụ và do Ṭa Khâm thiên giám đă chọn được ngày trước.

 

Lời cáo tri được một viên quan đại thần tuyên đọc không phải cho thần dân, mà để báo cho các vị Thần linh.

 

Bảo cáo tri ấy đại để như sau:

“Đại Nam quốc, tuế thứ…

“Tiểu thần Nguyễn Văn B… phụng ngự chiếu của Đức Việt Nam Hoàng đế, kế thế các Tiền triều liệt thánh, cẩn tấu Đức Ngọc hoàng Thượng đế, đến ngày… tháng… toàn dân nước Việt Nam sẽ dâng lễ tế Nam Giao. Tiểu thần kính cẩn cáo tri trước thiên nhan và chư thần, cẩn tấu”.

 

Hai tuần lễ trước ngày tế, th́ là cáo tri đối với các đấng Tiên đế để cung nghinh các Ngài về dự lễ.

 

Thế rồi, một sắc chỉ của Hoàng đế được ban bố vào ba ngày trựớc hôm tế, để nhắc nhở các người dự tế, phải trai giới và dọn ḿnh cho thật là thanh khiết.

 

Việc trai giới đó rất quan trọng. Để nhắc nhử nhà vua một cách cụ thể, trước đó bốn ngày, người ta mang một tượng người bằng đồng, gọi là đồng nhân rước đến cung điện của vua, để ngày đêm vua trông thấy vị thần tượng trưng cho trong sạch và chay tịnh này, hầu giữ ḿnh cũng y như vậy.

 

Đúng hôm tế, mới tám giờ sáng, khi tiếng súng thần công báo hiệu mở đầu, một đám rước đang tụ tập sẵn ở điện Cần Chánh, được khởi hành rất nghiêm chỉnh ra đàn tế ở phía nam thành phố.

 

Đám rước chia ra làm ba đoạn, mỗi đoạn tương đương với một quân đoàn gọi là tiền quân, trung quân và hậu quân. Thoạt đầu, là một hàng voi choàng đầy phẩm phục rất lộng lẫy, có một người quản tượng và một vị quan ngồi, có lọng che. Theo sau là đủ hạng nhạc công, phần việc mang các trống chiêng, và các đồ nghi trượng, như loa đồng, cờ xí, hương án, tàn lọng và nhạc cụ.

 

Trung quân là nơi quan trọng nhất. Ngoài các phần việc, c̣n có lính thị vệ mang hèo và trượng là các loại vơ khí chỉ huy và hộ vệ, mang kiếm của Đức Vua và các tinh kỳ riêng biệt. Sau đó là bọn vác cờ, thuộc các cờ biểu tượng của Thiên đ́nh như cờ Đại hùng tinh, cờ Nhật Nguyệt, và cờ ngũ hành thuộc về Dịch Ịư. Đức Vua ngồi trong chiếc ngự liễn sơn son thếp vàng đi ở giữa, xung quanh có các kiệu của các hoàng thân ḍng huyết mạch, có các kỵ sĩ và các phường tuồng xênh xáng bao quanh. Ngự liễn của Đức Vua được sáu người khiêng, có che hai chiếc tán lớn, và có một vị đại thần đi pḥ giá, và hai hàng vơ quan đi sát hai bên. Lính ngự lâm và cung thủ mang những phủ việt đi hộ vệ. Sau đó đến các xe tay kéo các vị Thượng thư và các quan dự tế.

 

Hậu quân th́ không mấy long trọng. Đó là hàng quân những người mang các nhạc khí như nhạc bát âm, một chiếc chuông lớn, mười hai chiếc lục lạc nhỏ, một trống cái bằng gỗ, một trống cái lớn, gọi là đại cổ, để trên một giá trống thật lớn, mười hai chiếc khánh đá, mỗi chiếc có một tiếng vang cao thấp khác nhau, một chiếc đàn thập lục mang h́nh đầu hổ, một chiếc sáo lớn để trưng bày, một chiếc cổ cầm thật lớn. Nhiều phường chèo nhảy nhót làm tṛ khép hậu. Chúng mang ŕu và mộc như chiến sĩ đi hộ vệ. Hai con voi khoác vải vóc lộng lẫy đi sau cùng đám rước.

 

Đám rước đi thật thong thả, và gồm khoảng trên hai ngàn người, mất nhiều giờ để đi trong thành phố, trước khi đến đàn tế Nam Giao, do Đức Tiên đế Gia Long đặt ra. Đàn tế ở giữa nhiều đồi núi, trên có những cây thông, và nằm hướng chiều Bắc Nam có bốn ṿng đai lồng vào nhau. Toàn thể được bao bọc bằng một bức tường gạch, chiều dài 390 mét từ Bắc chí Nam và chiều ngang 265 mét tự Đông sang Tây.

 

Hàng rào thứ hai h́nh vuông, mỗi chiều 165 mét, và hàng rào thứ ba cũng h́nh vuông mỗi chiều 85 mét. Đây được gọi là bàn thờ Đất, cuối cùng trèo lên quăng mươi mười hai nấc th́ đến một khu h́nh tṛn đường kính 42 mét, gọi là bàn thờ Trời. Ở giữa có lợp một chiếc lều vải rộng, bằng vóc màu xanh để tượng trưng cho Trời.

 

Mỗi hàng răo đều có bốn cửa ngoảnh theo phương hướng gọi là tứ phứơng Đông Nam Tây Bắc. Phương Nam có ba cổng ra vào, xây bằng gạch. Cửa chính giữa dành cho các bậc thần linh, cửa bên hữu dành cho Hoàng đế. Mỗi cửa đều có chiếc b́nh phong cốt để ngăn chặn tà thần.

 

Khi đám rước đến đàn tế, th́ đă sang giờ Ngọ. Hoàng đế được đưa đến phía Tây Nam của đàn tế, vào một cung gọi là Trai cung, túc cung của trai giới và chay tịnh. Hoàng đế nghỉ ở đó một đêm, để suy tưởng hầu như đơn độc chỉ có một ḿnh. Đối với vua Gia Long, khi xây cất đàn tế này là có ư minh định trước quốc dân Ngài là bậc Chí tôn của toàn thể sơn hà Việt Nam, và Ngài phải có bổn phận tôn thờ Đức Ngọc hoàng Thượng đế đă trao cho Ngài sứ mạng lănh đạo triều đại mới cung lănh đạo thần dân và xă tắc này.

 

Đến đúng hôm cúng tế, mới hai giờ sáng, đại kỳ được kéo lên. Thật lạ lùng, dù cho đêm trước hay ngày hôm trước có mưa, thời hôm nay trời quang mây tạnh trong suốt buổi lễ. Tôi dời khỏi Trai cung, lên kiệu và vào cửa Tây, ở đó tôi đi bộ leo lên đàn về phía phải, và do cửa Nam tiến vào, và dừng lại một nơi gọi là Mục dục để làm lễ rửa tay.

 

Nhiều bó đuốc thắp sáng ở bốn góc của đàn tế. Về góc Đông Nam có một đám lửa thiêu lớn, đây là nơi làm lễ tam sinh, gọi là thần trù (tức nhà bếp của chư thần), trên đó có thiu cả một con nghé bị hy sinh, do bọn phần việc phải nhóm lửa luôn tay cho cháy thật to.

 

Trên tất cả các bàn thờ, những cây nến khổng lồ, cao cả thước tây, cháy sáng rực khắp nơi, ngọn nến to bằng nắm tay. Bóng tối đă lui vào các bụi hốc sâu thẳm bao quanh bàn tế. Trong ánh lửa bập bùng, nhạc bát âm ḥa nhịp theo điệu của từng cử động làm con người bị say sưa quyến rũ vào một cơi u minh bát ngát tôn thờ.

 

Kể từ lúc ấy, tất cả mọi cử động của tôi đều phải đưa vào đúng nhịp, sao cho ḥa đồng với các viên bồi tế. Chân tôi khi tiến, khi thoái, phải theo một h́nh vẽ vô h́nh, cho đúng nghi thức, theo tiếng xướng của viên lễ sinh.

 

Vẫn bằng cửa Nam, tôi tiến vào bàn thờ Đất. ở giữa khu này, có dựng một chiếc lều bằng vóc vàng, gọi là “nhà vàng” có đặt một hương án xếp đầy lễ vật. Hai bên có tám án hương thờ các vị thần linh là:

 

Dương quang tinh tú thần (Thần Mặt trời và các v́ sao)

Phong vũ vân lôi thần (tức Thần Gió, Mưa, Mây, Sấm)

Binh tướng nguyệt đức thần (Thần Mặt trăng và Quân đội)

Sơn hải hà hồ thần (tức Thần Núi, Bể, Sông, Hồ)

B́nh nguyên ph́ địa thần (tức Thần của các Đồng bằng và màu mỡ)

Dạ quang thần (Thần ban đêm)

Du thần (Các Thần có ảnh hưởng đối với trái đất và con người)

 

Khi tôi vào trước bàn thờ Đất, th́ các phần việc đốt to ngọn lửa thiu con nghé, c̣n lông nghé và huyết nó th́ được chôn xuống đất, để cúng dâng cho Đất. Tôi châm hương. Các viên bồi tế liền khấn vái và cất cao giọng tụng bài Thái ḥa để ca tụng sự thái b́nh, an lạc.

 

Sau khi vái tạ các thần, tôi bước lên ngôi đền thờ Trời, ở mô đất tṛn chính giữa. Đây có hương án thờ Đức Ngọc hoàng Thượng đế. Xung quanh cho nhiều hương án thờ các vị tiên đế của triều đại tôi. Tôi dâng ngọc ngà, vóc lụa. Sau đó rót rượu cúng để lên bàn thờ cùng với các lễ vật khác. Trong khi đó, kẻ hầu cận mang đến một chiếc khay đựng thịt tam sinh (thịt nghé, thịt heo và thịt dê), cũng được đặt lên bàn thờ. Đây là lúc quan trọng nhất.

 

Các lễ sinh xướng phủ phục, tôi và các bồi tế đều phải quỳ cả xuống. Một viên quan Đại thần đến trước hương án, lấy một bài văn tế do tôi đứng chủ tế. Ông ta qú xuống và tiến qú vào trước mặt tôi, và đây là giờ hành lễ tế. Tất cả đều im bặt. Bài văn tế do Cơ quan trong Nội các viết, nhưng có một khoảng trống ở phía trên, để dành riêng cho tôi, v́ chỉ có một ḿnh tôi biết. Chỗ này, tôi sẽ viết dưới h́nh thức những danh hiệu riêng của từng vị tiên đế, có thêm những đức tính và những thành tích của các Ngài khi c̣n sinh tiền.

 

Im lặng hoàn toàn, chỉ có tiếng nến cháy xèo xèo. Viên quan đọc văn tế cất tiếng ê a đọc (giọng văn tể):

 

“Tấu lạy Đức Ngọc Hoàng Thượng đế,

“Hạ thần truyền nhân của liệt vị Hoàng đế nước Đại Nam quốc, nhân dịp đầu xuân, kính dân Đức Ngọc hoàng Thượng đế và Đức Chúa tể cơi Trần, ḷng tôn thờ bất diệt.

“Nhân dịp xuân về, giang sơn tô thắm, cây cỏ tốt tươi, người vật tràn trề nhựa sống, hạ thần thay mặt toàn thể thần dân, cùng các triều thần, hạ thần xin kính dâng lên Đức Chúa tể muôn loài của cơi Trời và cơi Đất, lễ vật tam sinh, ngọc ngà, tơ lụa, gạo rượu, hương hoa phẩm vật.

“Theo lệ ba năm một lần, Lễ Nam Giao năm nay, hạ thần kính cẩn cầu xin Đức Ngọc hoàng Thượng đế cũng như chư Thánh tiên triều Hoàng đế.

“Đức Vua khai sáng vĩ đại, đă đặt ra nền móng của triêu đại. Sáng suốt và thấu đáo, công b́nh và đầy kinh nghiệm. Nhờ đức tính của Ngài, đă giúp cho đận hậu duệ nhiều sự phù trợ và che chở.

“Đệ nhị tiên hoàng đế, đă củng cố quyền uy do Đức Ngọc hoàng Thượng đế ủy nhiệm. Đă mở rộng sơn hà. Luật pháp và văn hóa phát triển. Trung chính, đầy nhân ái và hiếu thuận.

“Đệ tam tiên Hoàng đế nhiều nhân ái, và hiếu thuận. Đă tiếp tục công nghiệp của tiên đế phụ hoàng. Trong sạch. Văn chương siêu quần. Thần cơ diệu toán. Đệ tứ tiên Hoàng đế, khuôn mẫu, hoàn toàn. Hiếu thuận trung tŕnh. Tinh vi, đại đức.

“Đệ ngũ tiên Hoàng đế, sáng suốt vô địch. Củng cố ngai vàng. Kiên nhẫn, sáng suốt vô tận về chính trị. Văn chương trác tuyệt

“Cung thỉnh Hoàng triều liệt thánh ve âm hưởng phẩm vật, do kẻ truyền nhân hiếu tử kính đệ lên bàn thờ để kính dâng”.

 

Sau khi khấn vái xong, tôi phải rót rượu hai lần để cúng. Mỗi lần, tôi bưng một cốc rượu bằng hai tay, nâng cao ngang trán, và vái ba vái.

 

Sau đó, các viên bồi tế được chia nhau uống rượu này, và ăn phần tế ngay lúc ấy, gọi là được ban lộc Trời. C̣n họ đă đặt vào một chiếc khay một phần tế, để mang về cung dành cho tôi.

 

Những phẩm vật nào không được phân chia, th́ cùng với bài văn tế được đốt ở trong một cái chuông đồng. Không để sót vật ǵ c̣n lại.

 

Khói lửa đă mang hương vị này để dâng cúng lên các thần linh ở cơi âm.

 

Tôi quay lại nh́n vào chiếc chuông đang đốt các đồ cúng lễ c̣n đang cháy. Lúc đó các Thần linh đă trở gót về bên kia thế giới. Viên quan bồi tế xướng lễ tất. Tôi liền bước xuống ra khỏi bàn thờ Trời, rồi ra khỏi đàn tế. Ở đây đă có chiếc kiệu khiêng tôi về Trai cung, ở ngoài sân, các quan và các hoàng thân cùng huyết thống cũng như các vị thượng thư, và các viên quan vơ, đầu phủ phục và chúc tôi đă hoàn tất cuộc tế tốt đẹp.

 

Thế rồi, đám rước lại bắt đầu như lúc ra đi, để trở về hoàng cung. Suốt dọc đường, dân chúng đứng xem đông nghịt. Chín phát súng thần công nổ vang báo hiệu sự hồi cung của tôi.

 

Nhiều người đă muốn so sánh cuộc cúng tam sinh ở Tế Nam Giao này với lễ dâng ḿnh thánh của Thiên Chúa giáo. Tất nhiên hai cuộc lễ này cũng có nhiều chỗ gần như nhau, như chỗ trai giới, chỗ dâng vật cúng, chỗ khấn nguyện, và chỗ chia phần và hưởng thực lộc cúng tế. Để có một h́nh ảnh y hệt ngày Chúa Ki Tô bị đóng đinh râu rút, đ̣i hỏi vị chủ tế phải tự dâng ḿnh hy sinh cho đúng lễ nghi, bên Trung Hoa ngày xưa đă có vị Hoàng đế tự sát làm vật hy sinh trong buổi lễ. Gương của ông không ai dám theo. Thật sự những điểm tương đồng này chỉ chứng tỏ niềm khát vọng, th́ ở đâu cũng thế thôi. Khát vọng về lẽ huyền vi, khát vọng được che chở, khát vọng được b́nh an ở cơi đờỉ này cũng như ở kiếp sầu. Cũng do một nguyện vọng tín ngưỡng, nguyện vọng được Trời chiếu cố và cứu rỗi, nên dù ở Tây phương hay Đông phương, mong mỏi những kết quả y như nhau, nên đă được thể hiện bằng những lễ nghi có nhiều điểm tương đồng giống nhau y hệt mà thôi.

 

Đối với tôi, bao giờ tôi cũng hoàn tất lễ tế Nam Giao như một h́nh thức công khai của vị Hoàng đế đă phục ṭng vương đạo để giữ niềm tin kính Trời sợ Đất, vốn đem đến trật tự và ḥa b́nh cho con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một hành động mang tính chất của nền vương chính, để đưa con người vào vị trí đúng với đạo nghĩa, mà trong nền vương chính này, nhà vua phải có một thái độ khuôn mẫu gấp đôi, vừa là đại diện cho khắp thần dân, lại vừa chứng tỏ chính nhà vua cũng phải tôn trọng trật tự chung như khắp mọi người.

 

Có người đă hỏi Khổng tử là tại sao con người lại phải kính Trời, Khổng tử đáp: “Chính ta cũng chẳng rơ. Nhưng ai hiểu rơ, th́ trị dân dễ như trở bàn tay vậy”. Vừa nói ông vừa giơ ngửa bàn tay ra

 

 

Cuộc chiến xa xôi

 

Trong một cuộc đá banh ở Ban Mê Thuột năm 1938, tôi sa chân vào một hố kiến, nên bị ngă. Chân trái bị gẫy khớp xương trên mắt cá. Lập tức tôi được đưa ngay vào bệnh viện Grall ở Saigon để chữa. Bác sĩ Đại tá Roques đă mổ chỗ đau cho tôi, sau đó tôi được đưa vào dinh Thống đốc Nam kỳ Robin, ở điện Norodon để dưỡng bệnh. Tôi nằm ở đây mất bốn mươi lăm ngày, bột bó được tháo ra, nhưng khớp xương gẫy chưa hàn hẳn lại được, nên phải đắp bột mới.

 

Tôi trở về Huế bằng máy bay, và vẫn phải nằm. Tuần nào cũng phải soi điện. Mất nhiều tháng như vậy. Và các bác sĩ đều công nhận là xương bị mất nhiều chất vôi. Các danh y được mời đến để điều trị, nhưng họ đồng thanh cho rằng cần phải đưa tôi sang Pháp, mới mau lành mạnh được.

 

Lập tức tôi ủy quyền cho người em họ là Hoàng thân Bửu Lợi thay tôi để tế Nam Giao và tôi đi Paris để chữa bệnh bằng đường hàng không, do mới thành lập từ năm 1932.

 

Những chiếc máy bay Deivoitine phải để mất năm ngày mới có thể bay từ Saigon đến Paris được. Nhiều chặng nghỉ là: Bangkok, Rangoon, Calcutta, Karachi, Bassorah, Beyrouth, Tripoli, Tunis, Marseille và cuối cùng đến phi trường Le Bourget. Đó là một cuộc du hành vất vả.

 

Thế là tôi lại trở lại ngôi biệt thự cũ đường Lamballe vào tháng tư năm 1939. Đầu tháng năm, Hoàng hậu Nam Phương đi bằng tàu thủy sang với tôi, cùng với ba con là Hoàng tử Bảo Long và hai Công chúa Phương Mai, Phương Liên. Khí hậu mùa xuân ở Paris rất tốt cho tôi, nên chỉ có mấy tuần lễ, các thầy thuốc đều công nhận là sức khỏe của tôi đang được phục hồi, chân đă đi được.

 

Cuộc đi ra ngoài đầu tiên của tôi là đến đường Oudinot thăm xă giao viên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Georges Mandel. Ông này tiếp tôi một cách rất lịch sự, và đă cho mang một chiếc ghế đẩu để tôi có thể ruỗi chân lên được. Chúng tôi dùng điểm tâm cùng với nhau.

 

Mặc dù cuộc viếng thăm này không có tính chất chính thức, tôi cũng không thể nén mà không nói xa xôi cho ông ta biết vị trí chán nản mà nền chính trị Pháp đă dành cho tôi.

 

Viên Bộ trưởng thay thế ông Albert Sarraut này vốn được tiếng là đắc lực, nhưng lại e ngại sự thật. Trong câu chuyện, ông ta tỏ ra cởi mở đối với các vấn đề ở nước tôi. Tuy nhiên, các câu trả lời vẫn mập mờ. Ông ta trỏ vào chiếc ghế ngồi sau bàn giấy như có vẻ dễ chịu hơn. Lúc trước, khi đứng lên tiếp đón tôi, một điểm làm tôi chú ư, đó là ông ta lùn… Phải thế chăng, nên đầy mặc cảm. Ông ta tỏ ra bận rộn về hoàn cảnh ở Âu châu và lo ngại các hậu quả do hiệp ước Munich đă báo hiệu, vắn tắt, ông ta trở lại vấn đề Đông Dương và cho tôi hiểu ngầm rằng, các cơ quan cai trị ở đây rất mạnh và nhiều nhân vật kinh doanh quốc tế, nhờ giao dịch rộng với các chánh khách ở Paris, đủ khả năng tạo ảnh hưỡng lớn lao, th́ không dễ ǵ mà họ dám coi thường. Tôi cáo từ ra về, không khỏi có khá nhiều thất vọng.

 

Ít lâu sau, cùng với Hoàng hậu và các con, chúng tôi trở về Cannes, vào ngôi biệt thự của chúng tôi là lâu đài Thorenc. Khoảng ba tuần sau, Hoàng hậu về Paris chữa bệnh đau đầu, tôi cũng đi Vichy để xem lại chân lần nữa.

 

Ở Paris, tôi gặp lại Michel Detroyat mà trước kia tôi đă chơi bóng ngựa với ông ta ở hội Bagatelle (Bóng ngựa là dùng gậy đánh bóng, ngồi ở trên lưng ngựa). Lúc này ông ta ba mươi lăm tuổi, làm thanh tra về vật dụng hàng không trong bộ Hàng không của Guy La Chambré.

 

Michel Detroyat đề nghị dậy tôi học lái máy bay trong thời gian nghỉ ngơi bắt buộc này. Tôi vui vẻ nhận lời. Ngày nào cũng vậy, trong hai mươi phút, tôi tập lái máy bay ở Villacoublay, trên chiếc máy bay một thân Morane 315, và sau vài lần đi chung với huấn luyện viên, anh ta đă để tôi lái một ḿnh. Tôi cảm thấy thoải mái vô cùng, một h́nh thái của tự do hoàn toàn. Từ đó, tôi khám phá ra có một năng khiếu khá cao về các máy bay. Michel Detroyat công nhận tôi là một học viên xuất sắc, tóm lại là học viên mà anh ta đă thả ra nhanh nhất. Thế là tại Vichy, trên chiếc Stamp của sân bay địa phương, tôi thi lấy bằng lái máy bay.

 

Một tối, v́ vô công rỗi nghề, tôi theo một số người quen biết vào ṣng bài. Họ mời tôi chơi. Chỉ có ít tiền mang đi, nên tôi đánh nhỏ, và tôi đă thắng… Nhưng thắng bao nhiêu? Thật sự thật cũng không nhớ rơ, chỉ biết rằng, hôm sau với số tiền này, tôi đă mua được chiếc Citroën sáu mă lực. Đó là lần độc nhất mà tôi vào một ṣng bài, trước khi trở về Việt Nam, và cũng là lúc mang chức vụ làm vua. Và cũng là lần đầu tiên tôi đă dùng tiền riêng để mua sắm riêng cho ḿnh…

 

Ở Việt Nam, Hoàng đế không có lănh lương bổng ǵ. Triều đ́nh phải lo liệu tất cả các điều mà nhà vua cần đến, giúp nhà vua dễ dàng làm tṛn sứ mạng, hầu tỏa ra uy quyền tối thượng của ḿnh. Hoàng đế chẳng có ǵ là của riêng. Ông ta không giống các vua chúa phương Tây, có tài sản riêng biệt. Khi c̣n tại vị, ở trên ngai, ông ta có hết, cần ǵ có náy, nhưng nếu xuống ngôi, th́ chẳng có một mảy may ǵ. Tôi có thể được coi như người giàu nhất nước, mà thực sự lại chẳng có một mảnh đất tẻo teo nào. Tất nhiên, các phẩm vật, hay hoa quả ngon nhất được đem cung tiến cho tôi, v́ tôi là Thiên tử… Nếu tôi tỏ ư kiến, muốn có hạnh phúc gia đ́nh ở bờ bể, lập tức người ta cất ngay một biệt thự ở Qui Nhơn, ngay bên băi biển.

 

Ở Cam Ranh tôi cũng có một ngôi nhà lầu. Tất cả sự tậu sắm ấy, tất cả các công tŕnh kiến thiết ấy đều do Triều đ́nh đài thọ, tôi không cần biết đến, thế nhưng các tài sản này thuộc về triều đ́nh chứ không phải của riêng tôi. Tôi sống trên vàng ngọc, giữa kho tàng, mà ḿnh chẳng có tí quyền ǵ. Ở Việt Nam tôi không bao giờ có tiền trong người và tôi cũng không biết bằng cách nào, mà người ta có thể có tiền được. V́ vậy tôi sống dửng dưng trước tiền bạc, và của cải này nọ.

 

Hơn nữa, cả Hoàng hậu và tôi, chúng tôi sống cuộc đời rất mộc mạc. Buổi sáng, sau một cuộc cưỡi ngựa, tôi đến bàn giấy và làm việc với Thượng thư Phạm Quỳnh. Đến chiều, tôi lái ô tô chạy một hơi, hay lái thuyền trên sông Hương, chẳng có vệ sĩ hay tùy viên.

 

Hoàng hậu th́ bận lo giáo dục cho con cái. Một cô sẩm người Hoa trông nom bọn trẻ nhỏ nhất. Về sau, có thêm một nữ khán hộ người Thụy Sĩ, một ông thày dạy học tiếng Việt Nam và một bà giáo người Pháp kèm về chữ Pháp cho trẻ nữa. Khi chúng tôi về Đà Lạt, th́ Hoàng thái tử Bảo Long theo học ở trường nhà ḍng Taberd.

 

Những bữa tập bay ở Vichy rất lợi cho tôi. Chân tôi nay đă hoàn toàn cứng rắn, và tôi đi đứng không c̣n khó khăn nữa. Theo lời khuyên của các bác sĩ, tôi nên đến nghỉ ngơi ít lâu ở Aix les Bains.

 

Tuy nhiên, mây đen u ám ở khắp trời Âu. Những dấu hiệu chiến tranh mỗi ngày một rơ rệt. Ở Huế, Triều đ́nh thôi thúc mời tôi trở về, và không nên mạo hiểm ở lâu bên Pháp có thể bị kẹt. Tôi quyểt định dùng máy bay riêng. C̣n Hoàng hậu và các con th́ đi đường thủy.

 

Chiếc máy bay chở tôi là chiếc Dewoitine một cánh quạt. Phi hành đoàn chỉ có một viên hoa tiêu, một bác sĩ và một hiệu thính viên. Cuộc du hành này rất sôi động, và khó khăn, bởi chúng tôi đang ở giữa mùa gió băo. Sau khi bay lên không phận Ấn Độ, chúng tôi bắt buộc phải hạ cánh ở Akyab, một thị trấn nhỏ ở trước vịnh Bengale, thuộc biên giới Miến Điện. Vừa đáp xuống xong th́ băi đáp bị nước tràn ngập hoàn toàn. Chúng tôi phải đợi cho nước rút, mới có thể cất cánh được.

 

Kể từ lúc ấy, để tránh nguy hiểm, bắt buộc chúng tôi phải bay là là cho tới Rangoon. Chuyến bay này thật nguy hiểm, như tṛ nhào lộn vậy.

 

Cuối cùng chúng tôi đến Huế, không ai việc ǵ. Phạm Quỳnh ra đón tôi ở sân bay. Trong khi đi đường, tôi có nói cảm nghĩ của tôi, khi đi nghỉ ở Pháp. Tôi không dấu sự bi quan của tôi đối với số phận của quốc gia bảo hộ. Từ sự di chuyển trền khắp nước Pháp, cũng như mọi giao dịch của tôi ử Paris, tôi có một cảm tưởng nặng nề. Tôi đă nhận thấy rằng toàn thể nước Pháp như không có chuẩn bị ǵ, do một sự ăn chơi buông thả quá độ. Phản ứng và tâm thuật của dân chúng không mấy tốt đẹp. Thái độ của người Pháp trước những nguy cơ chiến tranh đă quá thờ ơ làm thất vọng… Viên thượng thư này nghe mà không nói một câu nào.

Ngày 3 tháng 9, chiến tranh đă xảy ra.

 

Ngày 15 tháng 9, tôi gửi cho dân chúng, lời tuyên bố đại cương như sau:

“Nếu có một cuộc chiến tranh cao thượng để bảo vệ chính nghĩa, th́ đây là cuộc chiến đó đă bắt đầu, và nước Pháp bảo hộ đă bị lôi cuốn.

“Nước ta và dân tộc ta đă đứng trong hàng ngũ của nước Đại Pháp. Bổn phận của chúng ta đă được vạch rô: Chúng ta phải đứng bên nước Pháp, để chung lưng góp sức với tất cả nhiệt tâm trong cuộc chiến đấu vĩ đại này”.

 

Nước Pháp liền bổ một viên Toàn quyền mới là Đại tướng Catroux. Tôi đă biết ông ta, khi sang thăm nước Maroc, lúc ấy ông là thị trưởng thị trấn Marrakech, sau đó nhiều lần tôi lại gặp ông ta ở Pháp.

 

Mỗi khi có một viên Toàn quyền mới nào được bổ đến, tôi vẫn tiếp kiến ở điện Thái Ḥa, trước toàn thể nhân viên Viện Cơ mật, và các viên chức, văn, vơ cao cấp người Pháp. Viên Toàn quyền mới đọc một bài diễn văn, và tôi đă đáp lại vắn tắt vài lời, liên hệ đến những điều chúc tụng. Cuộc tiếp tân được kết thúc bằng một bữa yến tiệc, đặt ở pḥng tiếp tân cạnh điện Thái Ḥa. Đối với Đại tướng Catroux cũng vậy, nhưng v́ đă có nhiều liên lạc cũ, nên sự đón tiếp có màu sắc thân mật, cởi mở hơn các vị trước nhiều. Catroux phu nhân biết là ḿnh rất khả ái, và đă được gọi là bà Hoàng Margot.

 

Bà rất hợp ư tâm đầu với Hoàng hậu Nam Phương. Đến nỗi rằng, chúng tôi thường thường gặp nhau luôn, nhất là ở Đà Lạt, ở nhà ông bà nhạc gia tôi, và sau cùng ở biệt thự riêng của tôi đă cất xong.

 

Đại tướng Catroux lúc đó quăng sáu mươi tuổi. Ông không nói với tôi nhiều về các vấn đề chính phủ. Công việc trị an trong nước vẫn đều đặn, không có ǵ, nước Việt Nam vẫn b́nh an.

 

Ông ta cũng không về Pháp. Đến tháng sáu năm 1940, th́ đó là sự sụp đổ…

 

Nhật đang đánh nhau với Trung Hoa từ năm 1937, liền lợi dụng cơ hội này. Theo các khoản của sự thỏa thuận cũ, binh nhu, nhiên liệu, xe vận tải, do các nước châu Âu viện trợ cho Trung Hoa đi qua đường xe lửa Hải Pḥng - Vân Nam hay đường bộ Hà Nội - Lạng Sơn để đưa vào nội địa Trung Hoa.

 

Ngày 19 tháng 6 không c̣n đếm xỉa đến chính phủ Pháp, vốn lúc ấy đă quá bận rộn với nhiều vấn đề quan trọng, chính phủ của Nhật Hoàng đă gửi cho Ṭa Đại sứ Pháp ở Tokyo một tối hậu thư để gửi cho viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Ngày hôm sau 20 tháng 6, biên giới Việt Nam - Trung Hoa liền bị đóng chặt, và binh lính Nhật kiểm soát sự ra vào.

 

Biết trước về hiểm hoạ nếu từ chối trong hoàn cảnh bi thiết của nước Pháp lúc ấy, Toàn quyền Catroux chấp nhận yêu sách này của Nhật, và cho rằng chỉ có đường lối duy nhất ấy, mới cứu văn nổi Đông Dương thuộc Pháp. Bị đứt liên lạc với chính quốc trong thực tại, ông ta không có cách nào để báo tin cho chính phủ Pháp cũng như để nhận clủ thị cần thiết theo như hạn định. Chỉ mấy ngày sau đó, khi có hiệp định đ́nh chiến ở Pháp, ông ta mới có thể báo cáo với Bộ Thuộc địa ở Paris.

 

Ngày 25 tháng 6, Hội đồng Bộ trưởng Pháp cất chức Toàn quyền của Đại tướng Catroux và bổ nhiệm thay vào đó, Phó Đề đốc Jean Decoux lúc ấy đang chỉ huy hạm đội Pháp ở Viễn Đông. Nhưng Đại tướng Catroux cho rằng quyết định băi nhiệm này đă không tính đến hoàn cảnh thực tế, và các nhân viên thân cận ông đă dùng nhiều h́nh thức để can thiệp cạnh chính phủ của Thống chế Pétain. Quốc vương nước Cao Miên cũng như Quốc vương nước Ai Lao đều gửi điện văn lên Thống chế Pétain. Khâm sứ Graí Teuil, dùng điện văn yêu cầu tôi gửi một bản kiến nghị cho Tổng thống Albert Lebrun. Quyết định kia vẫn giữ y nguyên.

 

Tuy nhiên, Đại tướng Catroux chỉ bàn giao công việc vào ngày 20 tháng 7. Trước khi ra đi, Đại tướng đă đên Huế để chào từ biệt tôi. Tôi cho rằng việc chính phủ Pháp đối với ông là việc riêng của ông, không quan hệ ǵ đến tôi, nên vẫn tiếp ông ở điện Thái Ḥa, với đầy đủ nghi thức dành cho vị trí của ông.

 

Tôi cũng đố́ xử như thế đối với Đô đốc Decoux khi đến chào tôi. Nhưng sự giao thiệp giữa tôi và Đô đốc không có thể bằng như cách tôi đố́ xử với Đại tướng Catroux. Đô đốc Decoux là người ái quốc nhiệt tâm, thẳng thắn tột bực, nhưng tính t́nh khó khăn. Chúng tôi không mấy gặp nhau, và trong một vài trường hợp, ông ta tỏ vẻ cởi mở với nguyện vọng ái quốc của nhân dân Việt Nam. Đối với tôi, ông cũng không có vẻ ǵ là khắt khe hơn các vị tiền nhiệm của ông ta, trước các vấn đề của nước tôi.

 

Những tin tức mà tôi nhận được, là do hai đài phát thanh Tiếng nói Phù Tang và Radio Saigon, là hai đài nghe được ở Huế.

 

Trái lại với điều người ta dự tưởng, sự thất trận của Pháp năm 1940 không làm sứt mẻ mố́ giây liên lạc giữa hai nước. Thực sự, dân tộc Việt Nam bao giờ cũng tỏ sự thương xót đối với những điều bất hạnh đang đánh vào quốc gia bảo hộ, và có thể nói rằng dân chúng chưa bao giờ lại gần gũi với Cộng đồng Pháp quốc như lúc ấy. V́ vậy, khi có sự kêu gọi dân chúng giúp đỡ về vấn đề cứu trợ cho Pháp th́ toàn dân đă hưởng ứng nhiệt liệt, với tất cả độ lượng và ḷng ưu ái đáng quí. Có lẽ thế chăng, nên sau này Pháp đă đền đáp lại bằng cách trả ơn, là để Việt Nam độc lập.

 

Ḷng ưu ái ấy cũng không bị sứt mẻ trong vụ xung đột ở Lạng Sơn cuối năm 1940, cũng như vụ tấn công của Thái Lan vào đầu năm 1941, đối với các tỉnh biên giới Cao Miên và Ai Lao.

 

Nước Việt Nam sống trong thái b́nh và kiến thiết.

 

Trong môi trường ấy, tôi đón tiếp vị thiếu vương nước Cao Miên Norodom Sihanouk vừa lên ngôi vua Monivong. Vị thiếu vương này đă ra yết kiến Toàn quyền Pháp ở Hà Nội, và khi trở về đă ngừng lại ở kinh đô Huế. Khi lên nối ngôi, Sihanouk mới mười chín tuổi, và có thể nuôi mộng tương tự như tôi khi ở Pháp trở về. Khi gặp tôi, ông ta mời tôi đến thăm Phnom-Penh.

 

Tuy có thỏa ước giữa Pháp và Nhật kư ngày 21 tháng 7 năm 1941, mở cửa toàn thể Đông Dương cho quân đội Nhật, các sự di chuyển vẫn hoàn toàn tự do. V́ vậy, cuối năm, theo lời mời của Toàn quyền Decoux, tôi ra Hà Nội khánh thành Hội chợ như đă từng dự định ở Huế vào năm 1939. Đây là lần thứ hai tôi ra thăm Bắc hà.

 

Nhưng khi tàu hỏa đến Thanh Hóa, tôi được viên đồn trưởng binh lính Pháp báo cho biết là nhiều tin tức quan trọng ông ta mới nhận được: Nước Nhật đă tấn công Hoa Kỳ. Đó là ngày 8 tháng chạp năm 1941. Tôi quyết định quay lại, và khi đến Huế, tôi mới rơ chi tiết về trận tấn công bất ngờ của quân đội Nhật vào Trân Châu Cảng, lôi cuốn cả Hoa Kỳ vào ṿng chiến.

 

Kể từ ngày ấy, các liên lạc đường biển với nước Pháp qua Hăo Vọng Giác, đă bị cắt đứt. Chúng tôi hoàn toàn bị cô lập cho đến hết tháng tám năm 1945.

 

Đầu năm 1942, Đô đốc Decoux chuyển cho tôi lời mời chính thức của Quốc vương Sihanouk. Tôi liền đáp tàu hỏa xuyên Đông Dương, đi cùng với Hoàng hậu Nam Phương đến Sài G̣n. Chúng tôi nghỉ ngơi ở nhà một người cậu của Hoàng hậu, có một biệt thự lớn ở Sài G̣n. Thống đốc Nam kỳ mời chúng tôi dự tiệc. Nhân dịp, tôi ngỏ ư muốn đến Bến Tre là sinh quán của Đức bà Từ Dủ, mẫu thân của Hoàng đế Tự Đức. Thống đốc chấp nhận, nhưng chính phủ Pháp ở Nam kỳ lại ra chỉ thị cho dân chúng là cấm dân chúng dọc đường không được tụ tập để hoan hô tôi, nếu trái lệnh sẽ bị phạt vạ. Tôi dùng đường bộ đi bằng ô tô và có một viên chức Pháp đi theo.

 

Nhân viên mẫn cán này quả đă bực dọc vô cùng. Dọc đường rất nhiều hương án với hương hoa được bày ra để bái vọng tôi. Dân chúng vui ḷng nộp phạt, để được thanh thản tâm hồn, tôn kính vị Hoàng đế của họ.

 

Tại Bến Tre, tôi nghiêng ḿnh trước bàn thờ Đức bà, mà mộ phần th́ ở Huế. Tại nơi đây sinh quán của Đức bà, đă có xây một ngôi đền để thờ cúng Đức bà.

 

Chúng tôi dùng đường bộ bằng ô tô đi thẳng tới Phnom Penh. Trong suốt dọc đường, mặc dù đă có chỉ thị cấm đoán của chính phủ Nam kỳ, nhưng sự tung hô tôi càng nhiều. Đến kinh đô xứ Chùa Tháp, tôi được tiếp đón rất long trọng.

 

Nằm ở ngă ba sông Cửu Long với phía đuôi hồ Tonlé Sap, Phnom Penh là một thành phố đầy cây cao bóng mát, hơi giống Huế, nhưng có tính chất thương mại nhiều hơn do kỹ nghệ tơ lụa, và ngành trồng bông vải và cao su mới được phát triển mấy năm gần đây. Cung điện nhà vua được trùng tu lại, nhưng vẫn giữ h́nh thức cũ. Chúng tôi ở đấy hai ngày, trong thời gian đang có hội té nước.

 

Sau đó chúng tôi vẫn dùng đường ô tô để thăm Đế Thiên Đế Thích. Trước bao đống đá đổ vỡ của cổng ra vào, cung tẩm, hành lang, tháp chuông, cột trụ đồ sộ, điêu khắc mỹ xảo, những cầu lơn, thềm cao bệ đá, người du khách dễ bị lạc. Cả khung cảnh hoang tàn đồ sộ ấy, loại thành thiêng cấm địa xây dựng bởi cả một dân tộc sư săi, tạo nên một bí ẩn khó giải. Công sức tạo tác của con người nhỏ bé đối với công tŕnh vĩ đại này thật không thể nào tính toán nổi. Cũng không có ǵ có thể so sánh được với công cuộc trùng tu của Trường Viễn đông Bác cổ để cứu văn lại kỳ quan này đốí với sự xâm nhập của rừng.

 

Ban đêm, dưới màu trắng sữa của trăng, cảnh tượng của Angkor Tom nhuốm một vẻ đẹp thần tiên. Chúng tôi ở đó một tuần lễ, và đi thăm Angkok Vat, Angkok Tom, đền thờ Thần Rắn Bayon, đền thờ Prah Khan… Cái làm nổi bật Angkor thành độc nhất vô nhị ở thế giới chính là vẻ đẹp dịu dàng, yểu điệu thoát ra từ những đống đá khổng lồ vĩ đại, đó chính là vẻ kỳ quan của Đế Thiên Đế Thích vậy.

 

Dùng đường bộ qua Kratie, chúng tôi về Ban Mê Thuột không cần qua Sài G̣n.

 

Nơi nào, đất nước cũng được phồn vinh. Bị phong tỏa bởi hạm đội của Hoàng gia Anh quốc, Liên bang Đông Dương t́m cách tự túc và cố gắng kỹ nghệ hóa xứ sở. Nhiều công trinh lớn được thiết lập: đường xá, cầu cống được kiến tạo, hải cảng và phi trường được tu bổ, cùng với các công tŕnh thủy lợi.

 

Một nỗ lực lớn lao dành cho thanh niên, trong lănh vực thể dục, thể thao. Tháng 7 năm 1942, đă tung ra cuộc đua xe đạp ṿng quanh Đông Dương, hơn 100 tay đua dự, kèm theo 200 xe ô tô và xe gắn máy đi theo. Trên đường đua hơn hai ngh́n cây số, đi khắp lục tỉnh ở Nam kỳ, ṿng lên phía Bắc Cao Miên, đến Hạ Lào và Trung Lào rồi tiến ra phía Bắc Trung kỳ để tởi Bắc kỳ, sau đó dùng đường ven biển mà trở lại Sài G̣n, cứ nghỉ ở mỗi chặng lại có phát thưởng và tổ chức kịch hát rất vui nhộn. Tôi chủ tọa cuộc phát thưởng ở chặng Huế. Những hoạt động ấy rất làm nức ḷng dân chúng.

 

Song song với phong trào thể thao này, đầu năm 1943 viên Toàn quyền đă tự phong cho ḿnh nhiều ưu quyền đặc biệt nhằm để củng cố hệ thống liên bang. Chính sách này nhằm hai mục tiêu là đào tạo cấp tốc số thượng lưu trí thức bản xứ, và đoàn ngũ hóa họ quanh Đô đốc để liên kết chặt chẽ, tôi cũng không quan tâm đến. Viên Khâm sứ Trung kỳ vẫn chủ tọa Hội đồng Nội các và giữ y nguyên quyền điều khiển chính phủ Hoàng gia Huế. Câu nói này chẳng phải của tôi, nhưng quả nhiên đă thật đúng, đó là: Đông Dương, th́ vua có ngai, nhưng Đô đốc th́ cai trị.

 

Tôi cố tránh tham dự vào các quyết định quan trọng, để giữ y nguyên thái độ mà tôi đă tự vạch ra, kể từ lúc bắt đầu.

 

Sau khi chữa bệnh ở Pháp về ít lâu, th́ chiếc máy bay đặt mua đă được gởi đến cho tôi. Gần phía Bắc hoàng cung, tôi cho làm một băi đáp. Thường ngày tôi vẫn bay hàng giờ với chiếc Morane 343, dần dà tôi đă nhào lộn trên không, làm cho hoàng gia rất lo ngại.

 

Cứ cuối tuần, tôi hay đi săn ở Quảng Trị hay đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Tại Đà Lạt, tôi có một biệt điện có vườn cây cao ở gần Liên Khang. Tôi cũng thường đến Ban Mê Thuột, ở đấy có một nhà lầu sát hồ nước nằm trên núi cao, vốn là miệng núi lửa xưa kia.

 

Trong thời gian này, trên thực tế, tôi không từng có liên lạc ǵ với nhà cầm quyền. Nhưng sự có mặt của họ rất kín đáo, không gây phiền phức ǵ cho đất nước. Tuy nhiên, không phải là tôi không biết những hoạt động ngấm ngầm của họ đối với đất nước tôi. Họ chú trọng nhiều nhất vào giới chính trị quốc gia, và muốn lợi dụng những người này. Về phía Trung Hoa th́ xưa nay vẫn là nơi bao dung cho những nhà cách mạng ẩn núp, bọn cán bộ Cộng sản, và bọn xách động đủ loại…

 

Nếu trường hợp hiện tại kéo dài, th́ sự khiêu khích ấy có thể trở thành nguy hiểm. Nhưng sau những cuộc thất bại của phe Trục ở Bắc Phi và ở Âu châu, tôi tin rằng quân đội Nhật sẽ thua. Lẽ ra Nhật nên tự chế sau các chiến thắng ở Đông Nam Á, mà chẳng nên nhảy lên lưng anh khổng lồ Mỹ mới phải. Tôi biết rằng đây cũng là một ư kiến của Bộ Tham mưu Hành quân Nhật Đại Đô đốc Yamamoto đă không mấy hoan nghênh việc tấn công Trân Châu Cảng.

 

Hơn nữa, bọn mật vụ Nhật đă đặt trọng tâm vào miền Nam Nam kỳ, bởi ở đây có các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên và rất nhiều hoạt động chông đố́ khác, kể từ khi có Phong trào B́nh dân ở Pháp từ 1936, tăng cường thêm bởi sáng kiến của Đô đốc Decoux. về phía trên, giáp ranh biên giới Hoa Việt, các giới trẻ, trí thức được hun đúc hăng say vào các hoạt động phá hoại tích cực.

 

Ngược lại, ở Trung kỳ, c̣n bảo thủ hơn nhiều, nên trung thành với nền nếp cũ, và đứng ra ngoài mọi sôi động đó. Đối với người dân quê, hay dân vùng cao nguyên của nước tôi, không có ǵ đặc biệt đă xảy ra. Tất cả mọi cơ sở, mọi cơ cấu điều hành vẫn hoạt động đều như cũ, trong một bầu an ninh, tự tại và không bị phiền hà ǵ trước sự có mặt của quẩn đội Nhật, và quân số trên toàn cơi Đông Dương không quá 25.000 người.

 

Sự đi lại không bị trói buộc. Xe lửa xuyên Đông Dương vẫn chạy điều ḥa, từ Bắc vào Nam. Khi tôi di chuyển với Hoàng hậu, không bao giờ cần đến vệ sĩ. Đường xá rất an ninh. Ngày cũng như đêm. Chính v́ chạy ban đêm từ Sài G̣n về Đà Lạt, mà phu nhân Đô đốc Decoux bị tử nạn xe hơi giữa đường. Cái tang đau đớn này làm Đô đốc rất xúc động trước lời phân ưu của Hoàng hậu và của tôi, khi ông đang đứng nghiêng ḿnh trước thi hài của vợ. Bà Decoux đă rất thân thiện với Hoàng hậu, khi hai người cùng hoạt động trên lănh vực xă hội.

 

Tôi cũng không phải là không biết những khó khăn mà Toàn quyền Decoux gặp phải với chính phủ Pháp của Tướng De Gaulle, kể từ ngày mà Tướng De Gaulle đă về ngự trị à Paris. Các liên lạc giữa hai bên rất chậm trễ và gặp nhiều trở ngại nhiều khê, qua ngả Calcutta. Nhưng Đô đốc Đecoux không ngỏ cho tôi biết, c̣n tôi th́ cho rằng là việc riêng của Pháp th́ không liên can ǵ đến tôi cả.

 

Ngoài những cuộc oanh tạc bằng máy bay mỗi này mỗi nhiều ở ven biển Nam kỳ và Bắc kỳ, t́nh h́nh vẫn y nguyên cho đến đầu năm 1945.

 

 

Nhật tấn công

 

Chiều ngày 10 tháng 3 năm 1945, sau hai hôm nghỉ ở trại săn của tôi ở Quảng Trị, tôi và Hoàng hậu Nam Phương trở về Huế. Khi xe của chúng tôi qua đèo An Vân và sắp tới ṿng đai Bắc của hoàng cung, tôi lấy làm ngạc nhiên khi nhận thấy các cửa hoàng thành đều bỏ ngỏ. Thông thường, th́ cửa đều đóng vào khoảng 19 giờ, sau khi có phát thần công báo hiệu. Bây giờ đă 23 giờ rồi. Tôi liền bảo tài xế đi chậm lại. Tôi vừa dứt lời, th́ anh này kêu lên:

- Quân Nhật!

 

Quả nhiên, trước ánh đèn pha, tôi nhận thấy những bóng đen đang động đậy phía trước. Một ánh đèn bấm chiếu vào xe làm tôi quáng mắt. Xe ngừng lại. Viên cận vệ, ngồi cạnh tài xế, liền hạ kính xuống và hỏi:

- Cái ǵ vậy?

 

Hai binh sĩ tiến lại gần, một là sĩ quan, c̣n người kia rơ ràng là người Việt. Anh ta làm thông ngôn và thưa với tôi ngay:

- Xin Hoàng thượng đại xá. Hoàng thượng không thể đi xa hơn, v́ sẽ gặp nguy hiểm phía kia.

 

Không nói một lời, viên sĩ quan Nhật đi một ṿng quanh xe, mở cửa xe chỗ tài xế ngồi và đuổi anh ta xuống, rồi lên xe ngồi thay vào đó. Anh ta lái xe ra phía lề đường, men nhẹ vào phía tường, rồi xuống xe, cầm lấy đèn pin, và chụm chân lại chào tôi, rồi đi ra xa.

 

Trước khi bỏ đi theo viên sĩ quan này, người thông ngôn đến thưa với tôi:

- Xin Hoàng thượng an tâm, đây chỉ là một cuộc hành quân kiểm soát trong khu vực Pháp. Xin xe của Đức Vua tạm ngừng ở nơi đây, để tránh những viên đạn lạc. Thật vậy, v́ thỉnh thoảng có tiếng súng nổ từ phía hoàng thành đưa lại. Thời giờ chờ đợi khá lâu. Hoàng hậu rất lo ngại cho các con, hiện đang ở trong cung, dưới sự coi sóc của người nữ khán hộ Thụy Sĩ.

 

Chiều hôm chúng tôi ra Quảng Trị, khỏi Mỹ Chàm, chúng tôi có gặp một đoàn quân xa Nhật đi ngược về phía hoàng thành. Nhưng sự đó không làm tôi ngạc nhiên, bởi quân đội Nhật thường có những sự di động như vậy khá nhiều, và tôi như thấy không có một dấu hiệu nào đáng quan ngại sắp xảy ra.

 

Chúng tôi đợi ở đây gần hai giờ đồng hồ. Yên tĩnh đă trở lại. Từ trong bóng tối viên Đại tá Nhật tiến tới chỗ tôi, và nói qua lời người thông ngôn Việt Nam:

- Xin Hoàng thượng hồi cung. Tất cả đă xong xuôi, không c̣n nguy hiểm ǵ nữa. Để cho được thật bảo đảm, chúng tôi xin hộ tống Hoàng thượng.

 

Hai chiếc xe bọc thép đậu ở bên đường liền nổ máy, một cái dẫn dầu và một cái đi đoạn hậu. Thật giống như một sự bao vây, hơn là sự hộ tống. Trong đoàn xe đó, chúng tôi trở về thành nội. Đến cửa hoàng cung, đoàn xe hộ tống ngừng lại. Trước khi rút lui, viên Đại tá Nhật nói mấy câu, mà người thông ngôn Việt Nam dịch ra như sau:

- Tâu Hoàng thượng, ngày mai có một nhân vật quan trọng đến xin được yết kiến Hoàng thượng.

 

Xung quanh ở bên các tường bao bọc cấm thành, lính Nhật đă thay thế lính khố vàng phụ trách gác Hoàng cung. Tuy nhiên, ở bên trong, không có sự hỗn loạn nào. Các con cái của chúng tôi vẫn ngủ yên.

 

Tôi tự hỏi: “Cái ǵ đă xảy ra đây?”

 

Ngày hôm sau, vào lúc mười một giờ, người khách chờ đợi đă tới. Đó là Ngài Yokoyama tự giới thiệu là Đại sứ của Nhật hoàng đối với tôi. Đây là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, tới Việt Nam cùng với đoàn quân viễn chinh Nhật. Trạc năm mươi tuổi, dáng dấp đường bệ, ông có bà vợ Pháp, nên chúng tôi đàm thoại bằng Pháp ngữ, không cần phải nhờ thông ngôn.

 

- Tâu Hoàng thượng, nước Nhật bắt buộc phải nắm vững vấn đề Đông Dương, do những bọn phản động phá hoại của Mặt trận Kháng chiến Pháp. Mặt trận này nhận vũ khí và có ư định cản trở mọi hoạt động của quân đội chúng tôi. Buộc ḷng chúng tôi phải dùng biện pháp tối hậu, để mổ xẻ cái nhọt bọc này, mặc dù chúng tôi đă hứa là vẫn tôn trọng chủ quyền Pháp ở nơi đây. Nhưng chúng tôi chỉ đi t́m sự hữu nghị của các quốc gia và các dân tộc ở Đông Dương.

 

- Xin Ngài Đại sứ vui ḷng cho biết những lời Ngài vừa tuyên bố có thể là điều xác nhận đối với chủ quyền chính thống của Hoàng triều?

 

- Tâu Hoàng thượng, chắc chắn là như vậy. Đó cũng chính là ư kiến của Thiên hoàng chúng tôi, nên đă đề cử tôi làm Đại sứ cạnh Hoàng thượng.

 

- Thưa Ngài Đại sứ, tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng quí quốc đă do một vị Thân vương để tiếp giữ Ngai vàng Việt Nam, do Hoàng thân Cường Để ở bên quí quốc…

 

- Không có vấn đề ấy, tâu Hoàng thượng, chính nước Nhật chúng tôi đặt niềm tin vào nơi Hoàng thượng vậy.

 

- Xin Ngài Đại sứ cho phép tôi được tỏ ư kinh ngạc một chút. Từ nhiều năm qua, chính phủ của quí quốc vẫn coi Hoàng thân Cường Để như một lănh tụ chiến đấu chống Pháp cho nền độc lập của nước tôi, do thế nên đă che chở và yểm trợ, để Hoàng thân có thể ban phát văn bằng, tưởng lục, phong chức tước, hầu thúc đẩy mọi kẻ tay chân hoạt động hăng say, nhất là đối với các giáo phái Cao Đài và Ḥa Hảo. Tóm lại, chính phủ của quí quốc đă coi Hoàng thân Cường Để như người đại diện chính thống của hoàng triều Việt Nam chúng tôi. Phải chăng chỉ c̣n có trao ấn tín cho Hoàng thân, để những hoạt động của Hoàng thân được coi là chính thức? Vậy mà ngày hôm nay, Ngài Đại sứ đă đến với chúng tôi với sứ mạng riêng của Ngài do Thiên hoàng đă trao phó, để làm Đại sứ bên quốc vương chính thức của nước này. Hẳn Ngài Đại sứ hiểu được sự ngạc nhiên của chúng tôi trước tính chất lạ kỳ của thái độ của Ngài. C̣n tôi, tôi quan tâm đến dân tộc tôi hơn là quan tâm đến ngai vàng…

 

- Tâu Hoàng thượng, xin Hoàng thượng an tâm hoàn toàn. Trong những mục tiêu mà nước Nhật chúng tôi theo đuổi, có một mục tiêu phải đạt, dù cho hậu quả của cuộc chiến đấu có ngă ngũ ra sao. Bởi v́ muc tiêu này vừa đáp ứng các nguyện vọng tha thiết của tất cả dân tộc Á châu, vừa đáp ứng đối với một hạn kỳ định mệnh của Lịch sử. Chúng tôi muốn đem “Á châu trả về cho người châu Á”. Đây là một công cuộc dài lâu. Người gieo hạt chưa chắc đă là người gặt hái… Hoàng thân Cường Để đă là một dụng cụ cho mục đích quân sự chống Pháp của chúng tôi, nhưng ngày hôm nay, chỉ có một ḿnh Hoàng thượng là thích hợp để đạt kết luận.

 

- Thưa Ngài Đại sứ, như vậy th́ tôi phải hiểu ra sao?

 

- Tâu Hoàng thượng, đêm qua, chúng tôi đă chấm dứt chủ quyền của Pháp ở đất nước này. Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền Độc lập của Việt Nam lên Hoàng thượng.

 

- Của toàn lănh thổ Việt Nam, thưa Ngài Đại sứ?

 

Sau một giây ngập ngừng, vị đàm luận với tôi như phớt qua câu hỏi của tôi, mà tiếp:

- Tâu Hoàng thượng, v́ Hoàng thượng tượng trưng cho nếp sống duy linh trong thời đại này lại là nguồn hy vọng của giới thanh niên Việt Nam, chỉ riêng Hoàng thượng mới có thể đảm trách được biến cố lịch sử này… Chính phủ của nước tôi rất mong muốn Hoàng thượng ban bố một sắc chỉ để cụ thể hóa nền Độc lập này.

 

Sau câu nói đó, Đại sứ Yokoyama tŕnh tôi một tờ giầy, cúi đầu chào và lui gót.

 

Trước cuộc viếng thăm ấy, tôi thật băn khoăn. Chắc chắn những sự việc này đă được sửa sọạn trước, nếu không th́ nhân vật này đă không dám đưa ra cho tôi một đề nghị như vậy. Tất nhiên, tôi cũng không lạ ǵ về một nhóm kháng chiến đă được xây dựng ở trong nước dưới sự yểm trợ của phe Đồng minh. Tôi cũng biết họ nhận vũ khí bằng thả dù. Nhưng chưa từng có lúc nào, người cầm đầu kháng chiến đă thể lộ cho tôi biết. Hơn nữa, chính phủ Pháp cũng không bao giờ báo cho tôi những tin tức thâu lượm được về những mưu toan đảo chính của Nhật. Tất cả đều để mặc tôi trong sự mù mịt hoàn toàn.

 

Hoàn cảnh vừa rồi thật vô cùng mới mẻ đặt cho tôi nhiều câu hỏi điên dầu. Liệu cái nền độc lập mà người Nhật đem đến này, trong hoàn cảnh thực tại được bao nhiêu giá trị? Chắc hẳn, họ cũng tăng cho các quốc gia vùng Đông Nam Á liền độc lập tương tự, và như vậy, quả là trái bom nổ chậm rồi.

 

T́nh h́nh nước Nhật cũng chẳng sáng sủa ǵ. Quân đội của họ, nhất là về hải quân dù được xếp hạng nh́ trên thế giới, vừa trải qua những trái quật ngược nặng nề. Mặc dù đài phát thanh khoa trương, ngụy tạo cách nào, tôi cũng biết rơ người Mỹ đang tiến mạnh ở Thái B́nh Dương, và kể từ ngày họ tái chiếm Manille, họ đă đe dọa cắt đứt đoạn hậu của quân viễn chinh Nhật đang tham chiến tại Đông Nam Á. Hơn nữa, kể từ cuối năm 1943 và sự thất bại của phe Trục, tôi càng tin chắc Nhật Bản sẽ thất trận nay mai. Như vậy, th́ thái độ của Đồng minh lúc ấy đối với chúng tôi sẽ ra sao?

 

Như đa số người Việt Nam, tôi không lấy làm buồn nhiều về sự thua trận của Nhật. Chưa tới nửa thế kỷ, người Nhật đă chuyển từ thời đại Trung cổ sang thời đại tân tiến hiện đại. Sự biến chuyên quá mạnh đó làm cho họ mất trí.

 

Đối với chúng tôi, nhờ sự góp phần của nền văn hóa Pháp, sự biến chuyển vẫn thăng tiến từ từ, và nhờ vậy chúng tôi vẫn giữ được thế quân b́nh và sự bao dung, ḥa hợp.

 

“Á châu của người Á châu” có thể là một khẩu hiệu tuyên truyền tốt đẹp đối với đại chúng. Nhưng đối với một nước nhỏ như nước tôi, nguy cơ thực sự không phải từ một nước phương Tày xa xôi, nhưng chính từ các nước lớn, mạnh ở sát kề như nước Trung Hoa, Ấn Độ và Nhật Bản. Vốn theo dơi một cách ṭ ṃ và lo âu, những cuộc hành quân của Nhật những năm trước vụ Trân Châu Cảng, tôi vẫn ngẩm ngầm có một hoài nghi đối với người Nhật rồi.

 

Trong lời nói của viên Đại sứ Yokoyama, có hai chi tiết làm tôi chú ư: Đó là sự nhấn mạnh của ông ta về việc gạt bỏ Hoàng thân Cường Để và sự lặng im đối với vấn đề Nam kỳ.

 

Tất nhiên, tôi không chú trọng đến ngai vàng, và tôi sẵn sàng hy sinh, nếu sự đó là cần thiết cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, tôi có cảm tưởng rằng sự tồn tại của quốc gia dính liền vào triều đại do tôi lănh đạo.

 

Tôi không lạ ǵ thái độ giả trá tôn phù của người Nhật. Nếu họ hy sinh Hoàng thân Cường Để mà giữ tôi ở lại, chính là v́ họ biết tôi có những giao hảo tốt đẹp với người Pháp; như vậy, trường hợp họ thất bại, họ có thể dùng ngoại giao do đă biết lựa chọn người kể tự ban đầu. C̣n đối với Nam kỳ, nếu họ ngại không dám nói, đó là họ muốn giữ lấy phần cho chính họ hầu có thể dùng làm con bài trao đổi, khi cần đến. Liệu tôi có thể bỏ qua không chấp nhận lời đề nghị độc lập khi được người đưa tặng. Nền độc lập, vôn là mộng ước của tất cả mọi người Việt Nam…

 

Ư thức được như vậy, tôi đă quyết định: Phải nắm trọn thời cơ, đồng thời cố gắng làm giảm thiểu những đ̣i hỏi và sự thâu lạm của Nhật.

 

Đến chiều, tôi cho triệu tập Hội đồng Cơ mật, tức Hội đồng Tứ trụ triều đ́nh, các Hoàng thân và các Thượng thư. Khi đă đông đủ, tôi bảo cho họ biết lời đề nghị của Đại sứ Yokoyama, và cũng không giấu họ những cảm nghĩ của riêng tôi. Về phần tôi, th́ sẵn sàng chịu hết trách nhiệm, nhưng tôi yêu cầu tất cả nhân viên Viện Cơ mật cùng dấn thân với tôi.

 

Đây là lần đầu tiên, một tuyên ngôn được toàn thể nhân viên Viện Cơ mật đồng kư kết, Phạm Quỳnh, Thượng thư bộ Lại, Hồ Đắc Khải, Thượng thư bộ Hộ, Ưng Hy, Thượng thư bộ Lễ, Bùi Bằng Đoàn, Thượng thư bộ Hinh, Trần Thanh Đạt, Thượng thư bộ Học và Trương Như Đính. Ngày hôm sau, 12 tháng 3 năm 1945, tôi cho mời viên Đại sứ Yokoyama và trao cho ông ta bản tuyên ngôn độc lập này:

“Chiếu t́nh h́nh thế giới nói chung, và t́nh h́nh Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ kư với nước Pháp được băi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.

 

“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nên thịnh vượng chung.

“V́ vậy, chính phủ nước Việt Nam đă đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đă có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích nói trên.

“Khâm thử.

“Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 tríều Bảo Đại”.

 

Sau khi chính thức biết bản tuyên ngôn ngày, viên Đại sứ Nhật đến tŕnh tôi:

- Tâu Hoàng thượng, nước Việt Nam nhờ Hoàng thượng mà thâu hồi được nền độc lập quốc gia. Nước Nhật chúng tôi xin kính mừng. Nước chúng tôi luôn luôn tôn trọng chủ quyền chính thống, và Đức Đại Nam Hoàng đế là đại diện chính thức của chủ quỵền này.

 

- Thưa Ngài Đại sứ, tôi chỉ hành động cho quyền lợi của nhân dân tôi, cho tất cả mọi thần dân, và v́ nhân dân, tôi ước mong được biết với điều kiện nào, nền độc lập kia được thực hiện. Tôi cũng không giấu ǵ Ngài Đại sứ, là hy vọng của chúng tôi là được trông thấy xứ Nam kỳ cũng được thừa hưởng nền độc lập ấy y như Bắc và Trung kỳ vậy.

 

- Chúng tôi buộc ḷng tâu tŕnh Hoàng thượng rằng, xin Hoàng thượng vui ḷng kiên nhẫn. T́nh h́nh quân sự bắt buộc nước chúng tôi phải coi Nam kỳ như một điểm chiến lược, để có thể thực hiện mọi quyền hành cần thiết. Nhưng khi chúng tôi đă đạt thắng lợi nằm trong chiến lược Á châu của người châu Á, th́ tất nhiên xứ Nam kỳ phải được trả về cho nước Việt Nam độc lập sau này.

 

Quả nhiên, tôi đă không lầm. Chúng tôi đang ở trong tay quân Nhật. Tôi không nài nỉ ǵ thêm, nhưng tôi trở về nhiệm vụ, v́ nền thống nhất của đất nước vẫn buộc tôi nhớ làm ḷng ngang với nền độc lập của quốc gia.

 

Trước khi cáo lui, Đại sứ Yokoyama nói thêm như gợi ư bằng một giọng gần như ḍ hỏi:

- Tâu Hoàng thượng, giữa lúc mà Việt Nam đi vào con đường mới, Hoàng thượng không có ư định lập một chính phủ gồm những người mới, hầu đáp ứng cho một nước muốn canh tân?

 

Trước sự gợi ư của viên Đại sứ, tôi đáp lại bằng một nụ cười nhẹ nhàng… Trao sự điều khiển quốc gia cho những người mới… Đó chính là một trong những mục đích mà tôi đă có ngay từ khi mới lên ngôi…

 

Phạm Quỳnh lại mách tôi những phản ứng đă xảy ra ở Hội đồng. Trong số các người thân cận, nhiều người đă lo lắng. Họ sợ rằng Nhật có thể thay đổi thái độ, hay cũng có thể có những hậu quả bất lợi, nếu người Pháp lại trở lại nắm quyền như cũ. Người khác th́ đặt giả thuyết có thể có sự trở về của Hoàng thân Vĩnh San - tức Cựu hoàng Duy Tân - lúc ấy đă tạo được ít nhiều uy tín ở Pháp, hay sự trở về của Hoàng thân Cường Để. Trong bầu không khí ngột ngạt ấy, mọi người đều có vẻ lo âu.

 

Tôi lạnh lùng bảo Phạm Quỳnh:

- Ông liệu mà bảo họ im cái mồm và những sự ngớ ngẩn ấy đi. Hoàng đế, chính là Trẫm. Bảo họ đừng quên điều đó. Nếu ngày nào mà Ta phải bỏ đi, th́ nước Việt Nam này không c̣n có triều đại nào nữa.

 

Mấy hôm sau, có nhiều tin chính xác về t́nh thế hiện tại.

 

Ở Huế, mặc dù bị tấn công bất th́nh ĺnh, một đồn quân nhỏ bé Pháp, chỉ bị tiêu diệt sau hai mươi bốn giờ chiến đấu. Viên Đại tá chỉ huy bị giết tại trận. Vài người đóng ở bên kia sông Hương đă chạy thoát xuyên qua pḥng tuyến Nhật. Khâm sứ Trung kỳ Grandjean, bị bắt và được đưa sang Ai Lao. Những binh sĩ thoát chết bị bắt làm tù binh, nhốt ở trong thành và thường dân Pháp bị tập trung, quản thúc trong một khu vực ở thành phố!

 

Chính phủ Pháp không c̣n nữa. Lính Nhật chiếm đóng hết các công sở. Không có phương tiện giao thông liên lạc ǵ hết, tôi trở thành cô lập hoàn toàn với bên ngoài.

 

Thế là tôi bị đặt trong t́nh trạng trống rỗng ghê gớm.

 

Những tin tức mà tôi thu lượm được về các nơi trong nước, lại c̣n mơ hồ hơn nữa. Chính viên Đại sứ Yokoyama báo cho tôi biết sự bắt giam Đô đốc Decoux và toàn bộ tham mưu của Đô đốc ở Sài G̣n.

 

Một số đồng bào tôi, từ nhiều tháng hay nhiều năm trước, vẫn nhằm vào lá bài Nhật Bản, bỗng sống trong những giờ phút huy hoàng. Không đếm xỉa gi đến t́nh h́nh quốc tế, vốn dạy ta điều thận trọng hơn, họ lao đầu thục mạng vào sự thâu đoạt được quốc gia, hoan hô sự giải phóng này do Nhật đem cho.

 

Vậy th́ cần nhất là phải nắm ngay lấy số người này mà lèo lái họ, như điều mà Đại sứ Yokoyama đă nói bóng gió trước đây. Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất trong số này là Ngô Đ́nh Diệm. Ông ta đang ở Sài G̣n. Tôi biết ông ta đang có liên lạc với người Nhật, và sự có mặt của ông ta sẽ giúp tôi mọi sự dễ dàng với nhà cầm quyền Nhật. Tôi liền cho vời Đại sứ Nhật tới, và nói cho biết ư định của tôi, và yêu cầu Đại sứ làm mọi cách để Ngô Đ́nh Diệm có thể tới kinh đô Huế gặp tôi ngay. Đại sứ Yokoyama nhận lời, và đoán với tôi là sẽ cố gắng t́m gặp ông ta. Ngày 19 tháng 3, tôi báo cho Phạm Quỳnh biết tôi sẽ tự tay đảm trách quyền lănh đạo quốc gia. Ư thức được t́nh thế, Phạm Quỳnh liền đệ đơn xin từ chức tập thể của cả Nội các.

 

Ba tuần lễ trôi qua, mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đ́nh Diệm ở đâu. Trước thúc giục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại sứ Yokoyama trả lời là chưa thể t́m thấy vị Thủ tướng dự trù này. Sự chậm trễ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhật rất thành thạo những sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Cơ quan t́nh báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách t́m thấy nhân vật này. Về sau, tôi biết, qua ngay lời nói của Đại sứ Yokoyama là Ngô Đ́nh Diệm không được cảm t́nh của chính phủ Nhật.

 

Tôi hiểu ngay sự ngăn cách ấy. Giới thân cận tôi đề nghị nên gọi Trần Trọng Kim, tuổi đă sáu mươi, vị sử gia này tỏ ra là người liêm khiết, một nhà hiền giả chưa từng quan tâm đến chính trị. Ái quốc chân thành, ông ta nhờ người Nhật đưa đi lánh nạn ở Singapour do bị chính phủ Pháp đe dọa.

 

Chính tại Singapour, theo lời yêu cầu của tôi, cơ quan t́nh báo Nhật đă t́m ra ông, rồi cũng không cho ông biết là đưa đi đâu, đă đem ông tới Huế qua ngả Rangoon và Bangkok.

 

Khi ông tới, tôi liền công khai trao cho nhiệm vụ thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Tôi cũng không giấu ông ta rằng, nhiệm vụ mà tôi trao này, chỉ là nhiệm vụ chuyển tiếp, và chính phủ của ông sẽ bị hy sinh ngay sau thời gian tạm chiếm của Nhật. Trong thời gian chờ đợi này, cần phải giữ lấy nền độc lập quốc gia và thực hiện nền thống nhất đất nước.

 

Rất thẳng thắn, Trần Trọng Kim liền tŕnh bày với tôi về thái độ quá khứ của ông ta. Mặc dù theo ngoài mặt, ông ta không tin rằng Nhật sẽ thắng trận. Ngược lại, ông thấy cần phải tránh mọi cách có thể khiến kẻ xâm lăng t́m cớ nắm lấy chính quyền. Theo nhăn quan ấy, ông ta bằng ḷng lập Tân chính phủ.

 

Lập tức, ông đă hội được một số người giá trị, đều xuất thân từ nền văn hóa Pháp và ngày 17 tháng 4, ông tŕnh với tôi chính phủ do ông thành lập. Đây là lần đầu tiên mà nước Việt Nam có được một tổ chức như vậy.

 

Ngoài Trần Trọng Kim giữ chức Thú tướng, Nội các gồm có:

- Bác sĩ Trần Đ́nh Nam, bộ trưởng bộ Nội vụ

- Luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng Bộ Ngoại giao

- Giáo sư Hoàng Xuân Hăn, bộ trưởng bộ Quốc gia Giáo dục

- Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, bộ trưởng bộ Tư pháp

- Luật sư Vũ Văn Hiền, bộ trưởng bộ Tài chánh

- Bác sĩ Nguyễn Hữu Thi, bộ trưởng bộ Tiếp tế

- Bác sĩ Vũ Ngọc Anh, bộ trưởng bộ Xă hội

- Luật sư Phan Anh, bộ trưởng bộ Thanh niên

- Bác sĩ Hồ Tá Khanh, bộ trưởng bộ Y tế

- Ông Lưu Văn Lang, bộ trưởng bộ Công chánh.

 

Tất cả những vị này đều là những vị ái quốc chân thành. Họ không có hận thù ǵ với nước Pháp. Trẻ tuổi, can đảm, ư thức được nhiệm vụ ngắn ngủi của ḿnh, họ muốn rằng chủ quyền quốc gia được đánh dấu khởi đầu từ họ. Sự thất trận của phe Trục đă kết thúc, sự thất trận của Nhật đang hiện lên rơ rệt. Người Mỹ đă tái chiếm Okinawa ngày 1 tháng 4 và từ ngày ấy, phi cơ Mỹ ném bom hằng ngày lên các thành phố lớn của Nhật. Tiềm lực kinh tế Nhật bị tan nát.

 

Ngày 12 tháng 4, cái tang của Tổng thống Roosevelt không thay đổi quyết định của Hoa Kỳ, và sự lên ngôi của Tổng thống Truman ngược lại càng đánh dấu ư chí quyết thắng từng chi tiết.

 

Không cần biết đến thái độ mà phe Đồng Minh sẽ đối xử với Việt Nam ra sao, chính phủ Trần Trọng Kim muốn lợi dụng cơ hội để một mặt hạn chế bớt những tham lam của Nhật, mặt khác muốn tạo một sự bất khả kháng trường hợp người Pháp có thể quay về. Để chứng tỏ uy quyền của tôi trên toàn quốc, tôi liền bổ Phan Kế Toại làm Khâm sai Đại thần ở Bắc kỳ.

 

Ngày 8 tháng 5, tôi ban bố thiết lập một nền Hiến pháp cân cứ vào sự thống nhất đất nước, vào cần lao, vào quyền tự do chính trị, tự do tôn giáo và tự do thành lập nghiệp đoàn. Để dễ dàng áp dụng các quyền năng này, các cơ cấu mọi từng lớp được tổ chức từ thành thị đến huyện xă trên khắp lănh thổ toàn quốc với khẩu hiệu của Việt Nam mới là “Dân vi quí” tức “Dân trên hết”.

 

Tập hợp chặt chẽ giới trẻ ở Việt Nam là điểm quan trọng thứ nhất là Nội các Trần Trọng Kim phải cố gắng. Lợi dụng các tổ chức từng được Đô đốc Decoux cấu tạo nên trước đây, do lệnh của Vichy (Chính phủ của Thống chế Pétain, dưới thời tạm chiếm của Đức Quốc Xă) viên luật sư trẻ tuổi Phan Anh - năm ấy ba mươi ba tuổi từng đỗ Cử nhân Luật khoa ở Montpellier - liền đưa họ vào đường hướng mới, để phục vụ riền độc lập quốc gia. Sự điều động giới trẻ ấy trở thành một sự ương mầm và huấn luyện cán bộ. Ở Huế, viên thứ trưởng Thanh niên Tạ Quang Bửu, là một chuyên viên về điện, mà tôi có biết. Tại Nam Kỳ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt tên cho phong trào này là “Thanh niên Tiền phong”. Phong trào này được Nhật nâng đỡ mạnh mẽ, nên đă đạt kết quả mỹ măn.

 

Nhưng hoạt động chính của chính phủ không phải chỉ có hạn chế trong giới thanh niên. Theo một luật lệ về thuế má đặt ra ngày 23 tháng 5, những người phải chịu thuế quá nghèo, từ nay được miễn đóng thuế thân.

 

Đầu tháng 6, tất cả các nhân viên người Pháp đều bị thải hồi, và thay thế bằng những viên chức Việt Nam. Các cơ sở của Pháp trước kia, nay hợp nhất với cơ sở của Hoàng gia, và chúng tôi được người Nhật hứa, là khi thủ tiêu toàn bộ chính phủ Liên bang Đông Dương sắp tới, các quyền lợi và trách vụ sẽ được phân phối trả về cho ba nước Việt, Miên, Lào.

 

Trong suốt thời gian ấy, không ngày nào mà Đại sứ Yokoyama không đến thăm tôi. Nếu ông c̣n giữ mọi lễ nghi theo đúng cung cách, ông đă rất cởi mở trong tất cả mọi cuộc đàm thoại. Dần dà, sợi giây t́nh cảm đă nở ra rất thành thực, và có thể nói là thân ái giữa tôi với ông. Ông liền cho tôi biết nhiều sự thực về hoàn cảnh ở nước ông.

 

Khi đến Việt Nam, người Nhật muốn áp dụng đúng như in nền cai trị của người Pháp. Đứng đầu mỗi kỳ sẽ có một viên Khâm sứ: ở Sài G̣n th́ Minoda với một nhà ngoại giao. Ở Hà Nội th́ Tsukamoto, c̣n ở Huế th́ chính là Đại sứ Yokoyama. Nhưng Đại sứ than phiền rằng phía quân sự chẳng để mấy chỗ cho giới ngoại giao hành động. Thường thường, họ không để cho các nhà ngọại giao tham dự vào các cuộc họp bàn quan trọng. Giới quân sự vẫn c̣n tin vào sự chiến thắng của Nhật, trong khi giới dân sự biết rơ hơn về t́nh h́nh quốc tế, không c̣n nuôi một tí hy vọng nào nữa.

 

Một hôm Đại sứ Yokoyama bảo tôi:

- Tâu Hoàng thượng, thật đúng là bên văn bên vơ Nhật đang chiếu điện vào mặt nhau.

 

Dưới đây là một thí dụ về điều mâu thuẫn này xảy ra vào cuối tháng năm mà tôi thấy rơ ràng. Tướng Tsushihasni, Tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Dương khi qua Huế, ngỏ ư muốn đến yết kiến tôi.

 

Tôi tiếp ông cùng toàn thể bộ Tham mưu tại điện Thái Ḥa, nhưng không thấy Đại sứ Yokoyama đi cùng. Viên tướng nói:

- Tâu Hoàng thượng, nước Nhật đang đi đến một chỗ ngoặt về chiến tranh. Đây đă đến lúc mà nước Việt Nam chứng tỏ sự quan tâm đến nền thịnh vượng chung của khối Đại Đông Á, bằng cách đem toàn dân hợp tác với Thiên hoàng của chúng tôi. Nước Việt Nam cần phải đứng sát chúng tôi, để chiến đấu do Nhật điều khiển. Xin Đức Hoàng đế ra lệnh tổng động viên toàn quốc.

 

Thực sự, nước Nhật đang bị xuống dốc đậm, và tôi chẳng khứng một tí nào về đề nghị của viên Tư lệnh này. V́ thế, tôi chỉ có thể dùng một h́nh thức ngoại giao:

- Nền độc lập của Việt Nan c̣n phôi thai, thưa Đại tướng, và chính phủ chưa nắm vững toàn thể dân chúng để có thể động viên họ được. Tất nhiên là chúng tôi đă độc lập, nhưng cuộc chiến này chẳng phải là cuộc chiến của chúng tôi. Như tôi đă từng báo cho Đại sứ của quí quốc, tôi vẫn hoàn toàn tự do để quyết định về quyền lợi của nước tôi, và của dân tộc tôi.

 

Hơn nữa, nước Nhật hiện đang sử dụng tất cả các căn cứ quân sự ở Việt Nam, th́ sự tham gia của chúng tôi cũng chẳng đưa đến một sự giúp đỡ lớn lao ǵ. Nước Việt Nam không có quân đội, giờ phải tổ chức toàn diện, từ trang bị, đến đội ngũ hóa, huấn luyện, tất cả đều đ̣i hỏi rất nhiều chi tiết tỉ mỉ, như vậy th́ sự dự chiến cũng là vô ích do quá chậm.

 

Vài hôm sau đó, tôi cho Đại sứ Yokoyama biết chuyện ấy và hỏi ông ta sao không đi cùng Tướng Tsushihasni. Ông đáp:

- Tâu Hoàng thượng, Hoàng thượng đă thấy chúng tôi bị bỏ ra lề đối với phía quân sự như thế nào. Kể từ ngày Đại tướng Tojo cầm quyền Tổng tư lệnh, th́ phía quân sự như thế đó. Riêng tôi, tôi vẫn không quên đề pḥng sự lạc quan của họ. Tôi tin chắc rằng tất cả sự đó, đă đem lại điều không may cho nước tôi, và tôi hiểu được sự nhận xét của Hoàng thượng.

 

- Thưa Ngài Đại sứ, tôi quên không hỏi Ngài câu này là thái độ của quí quốc đối với nước Đức. Tại sao giữa lúc nước Đức và nước Nga đang gh́m nhau ở trước Stalingrad, quí quốc có thừa khả năng ném vào trận địa hàng ngh́n người để giải nguy cho Đức, mà quí quốc lại không làm?

 

- Tâu Hoàng thượng, cơ quan t́nh báo của chúng tôi cho chúng tôi nhiều tin tức chính xác hơn của nước Đức nhiều. Chúng tôi biết điều ǵ đă xảy ra ở nước Nga và chúng tôi cũng rơ là người Đức không thể nào rút chân ra khỏi cái hố bùn này.

 

- Tôi cũng nhận thấy rằng, vào thời kỳ ấy, báo chí Nhật có loan tin quân đội Đức đang thua đậm ở Stalingrad, với một giọng điệu như thể hài ḷng. Tôi đă nghĩ rằng, thái độ này có thể do điều quan ngại trái nghịch đối với hiệp ước bất tương xâm giữa Nga Sô Viết và quí quốc.

 

- Thật sự, tâu Hoàng thượng, nước Nhật bao giờ cũng lo ngại sự hùng cường của Đức Quốc. Nước này đang háo hức bởi một sự tự kiêu xuẩn động. Như vừa qua đă có một phái đoàn dự trù về đ́nh chiến của Đức đến Sài G̣n. Vậy mà, tâu Hoàng thượng, có mấy viên đại úy quèn trong phái đoàn đó đă tự cho ḿnh sánh ngang với cấp tướng tá của quân đội Nhật… th́ hẳn Hoàng thượng nhận thấy sự xấc láo đó đă gây ra những sôi động như thế nào trong quân đội các của chúng tôi.

 

Cuối tháng sáu, Thống chế Hoàng thân Terauchi, Tổng tư lệnh quân đoàn “Nam” trong một cuộc thanh tra, có đi qua Huế, và xin gặp tôi. Đây chỉ là một sự thăm hỏi xă giao, nên tôi tiếp ông trong bàn giấy của tôi. Tuy nhiên, viên Hiệp sĩ chính cống này khi vào tới pḥng đă cúi đầu xá ba xá theo như nghi lễ và đứng nghiêm chỉnh chào tôi, trước khi tôi mời ông ngồi. Người Nhật, vẫn có phong cách, tôn quân di truyền đối với thể chế quân chủ.

 

Thống chế đă dùng lời nói bóng bẩy về bầu thịnh vượng chung của Đại Đông Á, để gợi ư xa xôi về sự cộng tác của Việt Nam, rồi rút lui.

 

Tôi không bao giờ tin vào cái gọi là “bầu thịnh vượng chung của khối Đại Đông Á”. Người Nhật cũng đă dề nghị như vậy đối với các nước Cao Miên, Lào vặ Thái Lan.

 

Đối với tôi, tôi nhận nền độc lập mà không mấy tin tưởng, và trong trường hợp như thế này, sợ rằng sẽ rất phù du. Tuy nhiên, cũng chẳng nên phủ nhận, mà theo chúng tôi, điều đáng khen của người Nhật. Nếu các dân tộc Á châu có hăng say lao đầu vào đấu tranh cho nền độc lập của nước ḿnh, chính là nhờ ơn người Nhật vậy. Hai chữ “độc lập’’  trước khi có sự can thiệp của họ, là hai chữ thiêng liêng. Người Anh, người Pháp không dám đá động đến, chỉ cần nghe thấy đọc lên mà thôi. Người Nhật đă cụ thể hóa nguyện vọng của chúng tôi. Trong dân chúng, chắc chắn tự ái da vàng do Nhật khởi lên đă ảnh hưởng lớn mạnh, nhất là đối với giới trí thức. Ở Việt Nam, người da trắng vẫn được ăn trên ngồi trước. Tất nhiên là chúng tôi chờ đợi một sự biến đổi, chúng tôi hy vọng biến đổi. Nước Nhật đă đánh hồi chuông thức tỉnh. Những sự thành công ban đầu của họ như đă cho chúng tôi phát thuốc hồi sinh. “Điều mà Nhật làm được, tại sao chúng tôi làm không làm?”

 

Bây giờ th́ Nhật hụt hơi rồi. Nhật đă thua trận. Riêng cái tiềm lực thúc giục nền độc lập kia vẫn c̣n tồn tại.

 

Chúng tôi không c̣n phải suy nghĩ ǵ về hai chữ độc lập ấy nữa. Sự đoạn tuyệt với nước Pháp quả là tàn nhẫn, nhưng thực tế, cũng may, sự đoạn tuyệt ấy đă không có hận thù. Tôi chỉ c̣n hiểu dụ cho dân tôi và cho người Pháp, như thế là tốt đẹp. Chao ôi, nào ai muốn mua thù chuốc hận làm chi?

 

Ở đây, có một t́nh tiết mà tinh thần Âu Tây không mấy quan tâm.

 

Đây là ngày quốc lễ, kỷ niệm ngày đăng quang của Đức Vua khai sáng Gia Long. Tất cả triều đ́nh đều bận phẩm phục đại trào để chờ hành lễ. Cũng là lần đầu quốc lễ này, vốn là lễ trọng đại hàng năm, đă không có đại diện của Pháp hay ngoại quốc tham dự. Cờ Long tinh của hoàng gia tung bay trước cửa Ngọ Môn. Là Đại giáo chủ, tôi đợi ở điện Thái Ḥa trước khi một ḿnh ra lăng để thay mặt toàn dân, làm lễ phụng thờ tiên đế. Đúng lúc tôi vừa bước lên kiệu, th́ chiếc sà ngang to lớn rơi đúng chỗ tôi ngồi trước.

 

Mẫu thân tôi bảo: “Đây là điềm báo trước. Thần linh đă mách bảo đây là chỗ ngoặt của đời con, con nên đề pḥng...”

 

Nên hiểu rằng, từ thượng cổ, số mệnh của Hoàng đế gắn liền vào số mệnh của cung điện. Cùng thể chất, nên có sự cấu tạo tương đồng. Các nhà chiêm tinh và học giả đă giảng như vậy (Âm cơ, dương trạch theo khoa Địa lư). Người, súc vật, cây cối, đất đá ở cùng một nơi, đều chịu chung ảnh hưởng của vũ trụ và phong thủy, chẳng rơ từ đâu đưa tới. Bởi vậy, nên đă có sự tương ứng giữa người và vật. Như trong hoàng cung, nếu có một hiện tượng xảy ra đối với một kiến trúc quan trọng nào, đều liên hệ đến bản thân Hoàng đế.

 

Chiến tranh dần dà tiến đến gần chúng tôi. Các cuộc oanh tạc của không quân Hoa Kỳ trải rộng ra khắp nước. Nhiều cầu cống bị hủy diệt, các phương tiện giao thông bị thiệt hại nặng nề. Sự di chuyển của quân đội Nhật bị tê liệt, và công binh của họ không đủ hữu hiệu nữa.

 

Bộ Tư lệnh quân đôi Nhật liền gởi văn thư cho chính phủ Việt Nam để bày tỏ những khó khăn ấy, và xin được giúp đỡ. Những kỹ thuật gia Pháp đang bị nhốt, được yêu cầu tiếp tay, nhưng họ đă từ chổi dứt khoát. Trần Trọng Kim tŕnh tôi xin triệu tập Nội các để bàn về vấn đề này.

 

Tôi thấy đây là cơ hội chứng tỏ người Việt Nam chúng tôi cũng thừa khả năng hội nhập hoàn toàn vào thời đại văn minh. Đối với Nhật, chứng tỏ chúng tôi chẳng có ǵ cần phải học hỏi họ, và chúng tôi c̣n thừa khả năng hơn người Trung Hoa mà họ chẳng có thể trông chờ; đối với phe Đồng minh, tôi muốn minh chứng về khả năng tạo tác, và tiềm năng hoạt động của lĩgười Việt Nam, sau rốt, đối với dân chúng, thúc đẩy họ vào một sự kiến tạo công tŕnh do đoàn kết và thống nhất mấ đạt, để tái tạo sự giao thông, mang lại sự cứu đỗi cấp kỳ cho dân chúng miền Bắc đang bị nạn đói đe dọa.

 

Tôi động viên tất cả các kỹ sư Việt Nam từng du học ở Pháp phải tham gia vào công tác này. Họ đă thành công và tự hào: Công tác đă hoàn tất trước thời hạn. Kết quả đó sở dĩ đạt được dễ dàng là v́ đă không có sự lạm dụng, hay bất công, mặc dù đất nước đang bị thắt lưng buộc bụng v́ sự có mặt của quân Nhật và dân chúng cũng không ưa họ mấy.

 

Đối với những viên Công sứ Pháp th́ lại khác. Bọn An bộ đội (Kampetai) tức quân cảnh Nhật đa số là người Triều Tiên và Đài Loan đă hành hạ cho khốn khổ. Một h́nh thức tuyên truyền khéo léo đă gắn liền chính phủ tôi vào quân phiệt Nhật để dùng hành động dă man này tạo chia rẽ giữa hgười Pháp và chúng tôi. Đă nhiều lần, tôi lưu ư Đại sứ về vấn đề này, và yêu cầu ông ta can thiệp. Nhưng cũng chẳng ích ǵ, khi ông nhắn nhủ đồng bào của ông, qua lời kêu gọi đọc ngày 25 tháng 4, đă chứa một nội dung đạo lư rất cao: “Chúng ta đừng nên lầm lẫn đường lối chính trị với tính chất trách nhiệm tương quan của người Pháp. Trong bọn họ, củng có nhiều người đă phụng sự cho những thành quả tốt đẹp của nhân loại. Đối với những người đó, chúng ta phải đối xử theo nguyên tắc chung của Đại Đông Á. Khi con chim phải tên, đang quần quại trong tay kẻ đi săn, không ai đang tâm mà giết nó đi. Theo t́nh thần Vơ sĩ đạo, không có ǵ đáng khinh bỉ bằng hành hạ kẻ yếu, không có khí giới tự vệ…”

 

Tháng sáu, chính phủ Trần Trọng Kim lại đạt được hai điều tốt đẹp nữa: Đó là lời hứa hẹn vào tháng tám, sẽ được trao trả tất cả các cơ quan thuộc phủ Toàn quyền, và sự trả lại các nhượng địa Pháp ở Hà Nội, Hải Pḥng, và Tourane. Thêm vào đó lệnh ân xá toàn thể các chính trị phạm, và cho phép mọi đoàn thể chính trị được hoật động công khai được ban bố. Mặc dù đạt nhiều thành quả như vậy, cũng như những h́nh thức dân chủ này, chính phủ vẫn gặp khó khăn ngày càng nhiều. Và vần đề Nam kỳ vẫn c̣n lơ lửng chưa dứt khoát. Tuy nhiên, tôi không bỏ hy vọng sát nhập Nam kỳ vào Tổ quốc, và cũng không bao giờ quên sự quan tâm ấy của tôi.

 

Trong một dịp yết kiến tôi của Đại sứ Yokoyama, Đại sứ có đệ tŕnh tôi một văn thư của Quốc vương Shihanouk đ̣i xét lại vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Cao Miến. Đại sứ yêu cầu tôi mở một cuộc thương thuyết với vị thiếu vương hước Cao Miên này. Tôi đáp:

- Thưa Ngài Đại sứ, làm sao mà tôi giải quyết được vấn đề này. Nó vốn nằm trong phần đất chưa thuộc thẩm quyền của tôi. Xin nước Nhật hăy trả lại cho tôi xứ Nam kỳ, sau đó tôi mới có thể xét lại vấn đề này được.

 

Viên Đại sứ không nài nỉ nữa. T́nh thế mỗi ngày một suy thoái. Những cuộc oanh tạc càng gia tăng, cô lập thực tế miền Bắc, nên dân chúng đă sống những giờ phút vô cùng nặng nề. Những sự thiệt hại trong những vùng kỹ nghệ ở Bắc kỳ nhiều không kể xiết. Ở Sài G̣n, các bến tàu không thể sử dụng được nữa. Một bộ trưởng trong chính phủ của chúng tôi đă bị máy bay oanh tạc chết trong khi di chuyển. Tất cả những tin tức đó đến tai tôi từng đoạn một, làm tôi lo ngại vô cùng.

 

Hơn nữa, tôi thấy như có sự quá trớn trong đầu óc mọi người. Phần đông, cho rằng độc lập dính liền vào sự thủ tiêu mọi quyền năng, định lệ. Thuế má không thu được. Sự chống đối khắp nơi. Tại v́ chính phủ không có sức mạnh giữ an ninh, trật tự. Các cơ quan cảnh sát và bảo an không có cấp chỉ huy, nên bất lực. Chỉ riêng người Nhật là có khả năng thực hiện trật tự, nhưng tôi đă từ chối nhờ họ can thiệp.

 

Giữa những sự rối bời đó, nhiều tin tức đă đến với tôi. Tin tức này do Thứ trưởng Bộ Thanh niên Tạ Quang Bửu đem lại. Đây là một chuyên viên nhà máy điện trung ương mà tôi có dịp thường gặp. Nhiều lần, ông ta bảo cho tôi biết, có một nhóm kháng chiến đă thành lập ở vùng Thượng du Bắc kỳ, xung quanh tỉnh Cao Bằng. Bọn này mang danh là “Mặt trận Việt Minh,” do một người có tên là Vơ Nguyên Giáp điều khiển, mà Tạ Quang Bửu nói đến một cách say sưa. Trong nhiều cuộc đánh du kích với quân Nhật, mặt trận Việt Minh này đă có liên lạc với Đồng Minh Trung Hoa và Mỹ cũng như với người Pháp và cả với viên Khâm sai của tôi ở Hà Nội là Phan Kế Toại nữa. Nhưng tôi không rơ sự xác nhận ǵ của ông tạ, do đă dứt liên lạc. Ngại rằng làm phiền đến người mang tin, tôi không hỏi thêm về nguyên nhân những tin này cũng như.h́nh thức nào đă đến với ông ta.

 

Trong bầu không khí ấy, ngày mùng 6 tháng 8 nổ ra tiếng sấm Hiroshima. Ba ngày sau, trái bom nguyên tử thứ hai nổ ở Nagasaki. Kể từ lúc ấy, tôi được viên Đại sứ Yokoyamabáo cho biết tin tức hàng ngày. Ông ta cho biết ngày 11, Nga Sô Viết đă tuyên chiến với Nhật. Thủ tướng Trần Trọng Kim đệ tŕnh tôi đơn từ chức, tôi yêu cầu ông giải quyết các vấn đề thường trực cho đến lệnh mới.

 

Măi đến ngày 16 tháng 8, Đại sứ báo cho tôi biết Nhật hoàng đă gởi thông điệp ra lệnh ngưng chiến. Viên Đại sứ lăo thành này, mắt đẫm lệ, mang tin này đến cho tôi:

- Bọn quân phiệt đă làm cho chúng tôi thua trận… Tâu Hoàng thượng, đối với nước Việt Nam đây là ngày đại vinh quang. Theo thỏa ước của chúng tôi, đất Nam kỳ kể từ nay được đặt dưới quyền uy của Hoàng thượng. C̣n đối với khối Đại Đông Á… (ông ta không nói hết câu).

 

Chính tôi cũng vô cùng cảm động. Nguyện vọng mà tổ tiên tôi theo đuổi không đạt th́ nay tôi đă đi tới đích. Nước Việt Nam đă thống nhất và độc lập. Những nỗi đau thương mà dân tộc tôi phải chịu, không c̣n là vô ích nữa.

 

- Thưa Ngài Đại sứ, một chiều hướng mới bắt đầu cho nước Việt Nam, là nhờ ở Nhật. Tôi trân trọng xin Đại sứ vui ḷng báo cho ban chính trị đầu năo hăy ngưng lại mọi sự can thiệp vào nội bộ nước tôi. Mong rằng các vị Tổng trấn hăy tự giải nhiệm. Tôi đă có viên Khâm sai ở Hà Nội. Viên Khâm sai ở Nam kỳ mà tôi đă bổ nhiệm, sẽ rời Huế vào Sài G̣n ngày mai.

 

Vào giờ phút lịch sử ấy, Thủ tướng Trần Trọng Kim vốn quan tâm đến sự tập họp mọi lực lượng quốc gia, đă lập ra một ủy ban Cứu quốc, và ngày 18 tháng 8, ra một tuyên ngôn kêu gọi các đảng phái chính trị đồng thanh hưởng ứng phong trào cổ vơ nền thống nhất và độc lập quốc gia. Cũng ngày hôm ấy, để tỏ tính chất nhất định về nền độc lập kia, đối với mọi cường quốc trên thế giới, tôi đánh điện cho Tổng thống Truman, cho Quốc vương George VI, cho Thống chế Tưởng Giới Thạch và cho Đại tướng De Gaulle. Mặc dù những quyết định của thỏa ước Potsdam, do Đại sứ Yokoyama chuyển báo, tôi không điện cho Stalin. Tôi đă chọn thế đứng của ḿnh.

 

Trong thông điệp gởi cho Tướng De Gaulle, tôi cố gắng giữ ǵn khiêm tốn và ưu ái:

“Tôi muốn tỏ bày cùng dân tộc Pháp, tỏ bày với xứ sở của thời niên thiếu của tôi. Tôi cũng muốn tỏ bày cùng vị quốc trưởng, và anh hùng cứu quốc, tôi muốn tỏ bày bằng tinh bằng hữu hơn là giữa vị trí quốc trưởng với nhau.

 

“Quí bạn đă trải qua bốn năm đau khổ mà không thể biết rằng dân tộc Việt Nam, từng có hai mươi thể kỷ lịch sử, từng có một quá khứ luôn rất vinh quang, không muốn nữa, không thể chịu đựng được nữa, bất cứ sự đô hộ nào, cũng như bất cứ một nền thống trị ngoại lai nào.

 

“Quí bạn sẽ hiểu rơ hơn nếu quí bạn trông thấy những ǵ đă xảy ra ở nơi đây, nếu quí bạn cảm thấy ư chí cương quyết đ̣i độc lập, đă nung nấu tự đáy mọi con tim mà không một sức mạnh nhân tạo nào có thể dập tắt được. Giá quí bạn có đạt sự tái lập nền cai trị Pháp, th́ nền cai trị đó cũng chẳng ai tuân theo mà: mỗi một làng sẽ là một tổ kháng chiến, mỗi một cựu cộng sự viên sẽ là một kẻ thù, và các viên chức các di dân của quí quốc, chính họ cũng chỉ c̣n mong thoát ra bầu không khí ngột ngạt này.

 

“Tôi xin quí bạn hăy hiểu cho rằng, phương tiện duy nhất để quí bạn bảo tồn được quyền lợi của Pháp, và bảo tồn nên văn hóa Pháp ở Đông Dương, chính là sự chấp nhận thành thực nền độc lập của Việt Nam và sự từ chối mọi tư tưởng tái đặt chủ quyền và nên cai trị Pháp bất cứ dưới h́nh thức nào.

 

“Chúng ta có thể hiểu được nhau dễ dàng, và trở thành bạn tốt, nếu quí bạn đừng có dụng ư muốn trở lại làm chủ nhân ông của chúng tôi.

 

“Kêu gọi ḷng công bằng, bác ái của lư tưởng tự do của dân tộc Pháp đă rạng danh sáng láng khắp nơi, kêu gọi sự khôn khéo cao thượng của vị Tổng thống lănh đạo nước Pháp, chúng tôi ước ao rằng ḥa b́nh và hạnh phúc vui tươi đang đến với khắp các dân tộc trên thế giới, cũng được lan tràn cho tất cả dân chúng từ địa phương đến ngoại kiều sống trên bán đảo Đông Dương”.

 

Tại Huế, dân chúng cuồng nhiệt, như đắm ch́m trong sự hân hoan. Đó là một không khí của hội hè, tất cả đều vui mừng náo nức trong ư nghĩa của độc lập, nhưng cũng có nhiều điều lo ngại, v́ thiếu các phương tiện để thực hiện cụ thể được.

 

 

Cách mạng Việt Minh

 

Giữa sự xáo trộn lung tung đó, nhiều tin tức xấu đă đến với tôi. Nguyễn Văn Sâm, Khâm sai ở Sài G̣n đă không thể nào nhận được nhiệm vụ của ḿnh. Ông ta có thể đă bị ám sát ngay sau khi rời Huế. Ai giết?… Ở Hà Nội, nhiều biến cố quan trọng đă xảy ra. Ngay sau khi quân Nhật đầu hàng, quân cảm tử của Vơ Nguyên Giáp đă xuất hiện trong thành phố. Dưới mắt quân Nhật bất động, họ đă mở các nhà tù, tạo nên một lớp quân ô hợp, nhưng bất lương, tàn bạo. Ngày 17 tháng 8, theo sự khích động của họ, đă có một cuộc biểu t́nh tập họp với hai vạn người trước Nhà Hát Lớn. Họ hoan hô nền độc lập, thay đổi cờ mới, màu đỏ có ngôi sao vàng, mà người tà nói là được quân cảnh Nhật tạo ra. Cờ vàng quẻ ly bị xóa bỏ…

 

Ngày hôm sau, Khâm sai Phan Kế Toại phải bỏ nhiệm sở, và bị thay thế bằng một Uỷ ban Lâm thời, và vô danh. Ngày 19, đoàn quân cảm tử Việt Minh được tăng cường thêm một số người cuồng nhiệt reo ḥ ầm ĩ, và tiến chiếm các công thự: dinh Khâm sai, ṭa án, trụ sở bộ Tài chính, trường đại học, trường trung học… Chẳng những người Nhật chịu trách nhiệm về an ninh, đă bất động, mà c̣n trao từng kho khí giới của đoàn Bảo an cho họ.

 

Những tin đó đến tai tôi với ít nhiều lệch lạc. Từ Nam kỳ, tin tức c̣n mơ hồ hơn nữa. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lănh tụ Thanh niên Tiền phong, ngày 13 tháng 8, có lẽ đă cầm đầu mặt trận quốc gia trước khi thành lập một Uy ban Lâm thời xứ bộ Nam kỳ đặt ở dinh Toàn quyền cũ, dưới sự chủ tọa của một nhân vật tên Trần Văn Giàu, mà Tạ Quang Bửu bảo cho tôi biết thuộc phong trào Việt Minh. Ở Sài G̣n cũng vậy, quân Nhật không có phản ứng ǵ.

 

Nặng nề hơn nữa, khắp nơi đă có những vụ ám sát và mất tích, thường là đối với các nhân vật quốc gia.

 

Tại Huế cũng có những vụ rải truyền đơn, và đă có nhiều nhóm theo lệnh bí mật, đă tập họp và kéo vào trong thành, sát ngay hoàng cung.

 

Ngày 22 tháng 8, tôi tiếp viên Thiếu tá Nhật chỉ huy quân cảnh bị trong thành phố. Ông ta cho biết, theo chỉ thị của bộ Tư lệnh Đồng minh, ông ta đă có những biện pháp để giữ an ninh cho hoàng thành và cho hoàng tộc. Đă đặt các chướng ngại vật ở trước cầu Clémenceau và các cổng ra vào hoàng cung. Tôi chống lại ngay quyết định này:

- Tôi từ chối nhất định sự bảo vệ của ông. Tôi yêu cầu ông hăy hủy bỏ ngay hệ thống pḥng thủ này của ông. Tôi không muốn một đội quân ngoại quốc nào làm đổ máu dân tộc tôi.

 

Để chắc chắn lệnh tôi được tuân hành, tôi cho gửi cho viên Đại tá một văn thư có đóng dấu quốc tỉ của tôi, yêu cầu ông ta phải bải bỏ lệnh giữ an ninh ở ngoài thành nội.

 

Đối với viên vơ quan giữ hoàng cung, cũng lo ngại những sự tập họp này nọ, tôi ra lệnh phải bỏ ngỏ các cửa thành, như thường nhật.

 

Một buổi chiều, một thanh niên được tôi tuyển chọn làm phụ giáo cho Thái tử Bảo Long, đến gặp tôi. Với tất cả sự nài nỉ, gần như khẩu cầu, anh ta năn nỉ xin tôi dời bỏ hoàng cung để tạm lánh ra Lăng. Sự lo ngại của anh ta là thành thật, hay đó chỉ là một lời khích động? Tôi chẳng bao giờ hiểu được.

 

Trái lại, tôi đă thuộc ḷng lịch sử nước Pháp, để có thể quên được bài học Varennes 1 hay lời tuyên bố kiêu ngạo của Danton 2 “Không ai mang tổ quốc lên đế giầy của ḿnh”. Không, tôi không đi đâu, tôi biết rằng có thể tin vào sự khôn ngoan và trung thành của dân tộc của ḿnh.

 

Ít lâu sau, chính viên chủ sự bưu điện ở Huế xin yết kiến tôi. Ông ta có một bức điện tín đặc biệt để đưa cho tôi. Chiều hôm ấy vốn có đông quan khách tiếp nối nhau gặp tôi, dù quá trễ, tôi cũng tiếp ông ta. Ông ta đệ tŕnh một bức điện văn, đánh đi từ Hà Nội bằng vô tuyến điện. Thật lạ lùng là ngành vô tuyến điện c̣n hoạt động được.

 

“Trước ư chí đồng nhất của toàn thể dân chúng Việt Nam, sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu văn nền độc lập quốc gia, chúng tôi thành kính xin đức Hoàng đế hăy làm một cử chỉ lịch sử để từ bỏ ngai vàng”.

 

Bức điện này được kư dưới là “Uỷ ban Nhân dân Cứu quốc” đại diện cho tất cả mọi đảng phái, và tầng lớp dân chúng.

 

Chẳng cần biết rơ ai là người thủ xướng, bản điện văn này đă phản ảnh một ư chí vô cùng thành thực. Người thảo ra bức điện văn là những nhà ái quốc y như tôi, đều mong mỏi độc lập và thống nhất cho tổ quốc Việt Nam.

 

Sáng ngày hôm sau 23, chung quanh tôi hoàn toàn trống rỗng. Chẳng thấy Trần Trọng Kim, cũng chẳng thấy bất cứ một Bộ trưởng nào vào điện. Chỉ c̣n vài người lính phụ trách mở và đóng cửa điện, đi lại ở sân chầu vắng lạnh. Trong dịp quốc lễ gần đây, chưa tới hai tháng, sân chầu đă đầy ních các quan và kẻ thân hoàng cung. Bữa nay, chỉ c̣n riêng hoàng tùng đệ Vĩnh Cẩn, c̣n trung thành đứng cạnh tôi mà thôi.

 

Tôi bỗng nhớ lại chiếc xà rơi và nhớ đến lời tiên tri của mẫu thân tôi: “một chỗ ngoặt của đời con...”

 

Những lời bí mật của Tạ Quang Bửu cũng nổi lên trong óc. Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh là ǵ, mà có thể động viên được dân chúng, cụ thể được nguyện vọng của mọi người, và đọc cho tôi đường hướng phải theo?

 

Tôi không biết một lănh tụ nào của họ. Thế mà… Họ đă liên lạc được với Đồng minh Trung Hoa, Mỹ, Pháp, trong khi lời kêu gọi của tôi gởi cho Tổng thống Truman, cho Thống chế Tưởng Giới Thạch, cho Quốc vương Anh, cho Tướng De Gaulle lại im ĺm, không có hồi âm. Họ có súng đạn, phương tiện, c̣n tôi th́ không có cả khả năng để tập hợp những bậc trung thần và những người thân cận xưa nay, bỗng câm như thóc, hay có âm mưu chống lại tôi… Họ đă chiếm được quyền hành không mất một mảy lông, và tôi bị bơ vơ trong một kinh thành chết.

 

Tất cả như tập hợp lại cho họ, đầy bí hiểm. Sự thành công không thể chối căi này, phải chăng là một dấu hiệu chứng tỏ họ đă nhận được thiên mệnh của Trời?

 

Dân chúng vốn có một năng khiếu rất chắc chắn, để trong những giờ phút lịch sử linh thiêng, đổ xô cả đến người có sứ mệnh lănh đạo. Thời gian đă đến cho tôi, để sự lựa chọn mà ḥa hợp với chính số mệnh của ḿnh với số mệnh của toàn thể nhân dân.

 

Tháng ba (tức thời Nhật) sự tồn vong lịch sử của đất nước, đă đ̣i hỏi tôi phải ở ngồi. Th́ ngày nay, tôi phải theo nhân dân, cũng trong tinh thần ấy. Tôi phải thoái vị, như nhân dân đă đ̣i hỏi. Là Hoàng đế, tôi đă dấn thân cho nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc Việt Nam. Tôi không thể, ngày nay gây nên cảm tưởng đă đi ngược lại con đường đă mở ra cho đất nước. Vậy th́ là một công dân thường, tôi trở về với nhân dân tôi, và cùng với họ, cùng với các lănh tụ để dẫn dắt toàn dân hướng vào số mệnh, tạo dựng và củng cố nền thống nhất kia, nền độc lập kia.

 

Họ muốn một cuộc cách mạng ư? Th́ tôi xin hiến dâng cuộc cách mạng ấy, nhưng không đổ máu, bằng một nền chính trị tiến bộ. Nếu họ muốn theo gương các nước, th́ chỉ có một giải pháp: sự lưu vong của tôi. Nhưng biết ai mà tôi ngỏ ư kiến này?

 

Tôi liền cử người em họ là Hoàng thân Vĩnh Cẩn, và viên Chánh văn pḥng Phan Khắc Ḥe đi ḍ hỏi trong thành phố. Họ đă trở về, chẳng biết ai mà hỏi bây giờ.

 

Tôi liền gởi một điện tín vu vơ, y như người ném cái chai xuống biển… Bằng vô tuyến điện, tôi gởi cho “Uỷ ban Nhân dân Cứu quốc” ở Hà Nội:

“Đáp ứng lời kêu gọi của úy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của úy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao”.

 

Trong đêm ấy, vẫn chỉ có Vĩnh Cẩn bên cạnh, tôi soạn bản tuyên ngôn thoái vị.

 

Sáng ngày 23 tháng 8, hai phái viên của Việt Minh đến cung điện. Đó là những người đại diện cho Việt Nam Độc lập Đồng minh, do Hà Nội cử vào. Trần Huy Liệu trưởng phái đoàn là phó chủ tịch của úy ban. Đó là một người gầy c̣m, có h́nh thái tiều tụy, đeo đôi kính đen để che cặp mắt lé, mà người ta lấy làm khó chịu khi phải nh́n lâu. Kẻ đồng hành là Cù Huy Cận trông thật vô nghĩa. Tôi không khỏi thất vọng.

 

Trần Huy Liệu tŕnh tôi một tờ giấy ủy quyền, tên kư lằng nhằng khó đọc, và tuyên bố với một giọng khá trịnh trọng:

- Nhân danh dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh của Mặt trận Giải phóng đất nước cho chúng tôi vinh dự đến gần Hoàng thượng, để nhận ấn kiếm.

 

Đó là lần đầu tiên mà tôi nghe thấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi liền đưa bản tuyên ngôn thoái vị. Trần Huy Liệu bàn với người đồng hành, nói nhỏ vài câu, rồi ngoảnh sang tôi và nói:

- Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ. Nhưng, chúng tôi kính xin Hoàng thượng cho tổ chức một buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố cho mọi người biết.

 

Đến chiều, trước hàng ngh́n người tụ hội vội vàng trước cửa Ngọ Môn, tôi bận trào phục và đọc bản tuyên ngôn thoái vị, đề ngày 25 tháng 8 năm 1945 dưới đây:

“V́ hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,

“V́ nền độc lập của Việt Nam,

“Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.

“Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đă nhắc lại cho toàn thể nhân dân là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

“Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ư, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, th́ chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.

“Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đă chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cơi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm, ở ngôi, Trẫm không thể làm ǵ đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.

“Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của ḿnh, Trẫm đă quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng ḥa.

“Trước khi từ giă ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:

- Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ ǵn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

- Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy t́nh huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đă chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đă được xây dựng trên t́nh đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

- Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xă hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng ḥa, hầu củng cố nền độc íập quốc gia.

“Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đă trải qua bao điều cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.

“Việt Nam độc lập muôn năm.

“Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa muôn năm.

“Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945”.

 

Bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Tôi quan sát các khán giả đứng hàng đầu. Tất cả các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên ngôn thoái vị của tôi như tiếng sét đánh xuống ngang đầu họ. Họ lặng người đi.

 

Trong một bầu không khí bực dọc, tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu, mà chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây mà lại. Trong khi tôi hồi cung, đám đông tan ră, không một tiếng kêu.

 

Trần Huy Liệu và Cù Hụy Cận tiễn tôi phía sau. Trước khi chia tay với tôi, đại diện của Uy ban Giải phóng nói:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi, muốn mời Ngài ra Hà Nội để dự lễ đặt cơ cấu chính quyền dân chủ cộng ḥa.

 

- Thưa ông Đại diện, tôi xin gửi lời ông cám ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đă có nhă ư mời tôi, và tôi không bỏ lỡ dịp để tới dự.

 

Trong sự cô tịch của cung điện trở về, tôi viết một thông điệp gửi cho tất cả hoàng gia:

“Đă chấp nhận khẩu hiệu “Dân vi quư,” và đă tuyên bố là Trẫm muốn được làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị trị, Trẫm đă tuyên bố thoái vị và trao lại quyền hành cho một chính phủ có khả năng hưởng tất cả mọi tiềm năng quốc gia vào sự củng cố nên độc lập này, hầu đem lại hạnh phúc cho đồng bào.

“Quốc gia độc lập, Nhân dân hạnh phúc. Cho tám chữ đó, trong tám mươi năm qua, biết bao anh chị em chúng ta đă hy sinh tính mạng trong rừng sâu, trong tù ngục, và so sánh với hàng ngh́n hàng vạn anh hùng liệt sĩ, anh thư, sự thoái vị của Trẫm chỉ là một việc cỏn con.

 

“V́ vậy, Trẫm tin chắc rằng, sau khi nghe xong thông điệp của Trẫm về sự thoái ngôi tất cả hoàng tộc chúng ta đă để bổn phận làm dân đối với tổ quốc trên t́nh yêu của đàn con đối với tổ tiên, và sẵn sàng hợp nhất đối với tất cả đồng bào để khuông phù chính phủ dân chủ cộng ḥa, hầu củng cố nền độc lập cho đất nước. Chỉ có như vậy, hoàng gia mới tỏ sự trung thành vôi Trẫm, vấ sự tôn kính đối với tổ tiên”.

 

Hôm sau, mẫu thân tôi dời cung điện cùng với các con tôi để đến ở ngôi biệt thự nghỉ mát ở bờ sông Phú Cam ở phía Nam thành phố. Hoàng hậu Nam Phương theo bà sau đó hai mươi bốn giờ. C̣n riêng tôi, vẫn ở trong cung điện. Tôi t́m thấy một sự thanh thản, b́nh tĩnh vô cùng. Tôi không thấy một sự hối hận nào. Tôi gần có thể kêu lên: “Thật hoàn toàn tự do”.

 

Sự b́nh thản đó không liên can ǵ đến tinh thần trách nhiệm của tôi, đối với một nhiệm vụ lịch sử. Trái lại, tôi ư thức được bổn phận của tôi, và tôi đă làm đúng. Khi thoái vị, hy sinh ngai vàng, tôi đă góp phần cùng với nhân dân trong bao nỗi đau thương của họ góp phần đó, chính bởi ḷng yêu thương dân tộc mà rạ. Tất nhiên, sự hy sinh ấy không phải dễ, nhưng nó đă cho phép cứu nguy dân tộc, và chứng tỏ sự đoàn kết quốc gia. Bây giờ, nhân dân cần phải nắm tay kết thành một khối chặt chẽ chung quanh một đoàn thể, mạnh mẽ hơn tôi nhiều, để có thể thể hiện được nền độc lập ấy.

 

Rất ít tin tức lọt đến tai tôi. Không có báo chí, không có đài. Chỉ riêng Việt Minh có những phương tiện truyền tin.

 

Nhờ một người cán bộ từ Hà Nội cho biết, ngày 29 tháng 8, một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh cầm đầu đă được thành lập. Đến ngày 2 tháng 9, tuyên ngôn long trọng về nền độc lập của Việt Nam và mở đầu triều đại của nền Dân chủ Cộng ḥa. Bản tuyên ngôn này có lời kết án chống chủ nghĩa thực dân Pháp, và lời lẽ vũ băo làm tôi sửng sốt:

“… Tất cả dân tộc Việt Nam, cùng chung một ư chí, đều quyết định chiến đấu đến cùng để chống lại tất cả ư đồ xâm lược của thực dân Pháp...”

 

Lời kết luận thích hợp với ư định của chính tôi hơn:

“… Nước Việt Nam có quyền được tự do và độc lập, và trong thực trạng, đă tự do và độc lập. Tất cả nhân dân Việt Nam đă quyết định động viên tất cả tiềm năng, tinh thần và vật chất, hy sinh mạng sống và tài sản, để giữ chủ quyền tự do và độc lập của ḿnh”.

 

Cứ như thế, ở chỗ nào Việt Minh cũng rêu rao tỏ quyền uy về lănh đạo của ḿnh. Nhờ sự rỗng tuếch vô chính phủ do sự thoái vị của tôi, và nhờ sự bất can thiệp đầy hảo ư của quân đội Nhật, trước t́nh trạng mập mờ, và lợi dụng sự tuyên truyền phóng đại và đe dọa, người của Việt Minh như đoạt được quyền hành trên toàn quốc, trong mười lăm ngày sau khi quân Nhật đầu hàng.

 

“Công dân” Vĩnh Thụy - tên gọi của tôi, sau khi thoái vị - chẳng có việc ǵ làm ở Huế. Tôi quyết định nhận lời mời của Hồ Chí Minh để ra Hà Nội.

 

Tin ra Hà Nội của tôi gây sự ngạc nhiên mới trong hoàng cung. Những ai đă từng dự những biến cố trong những ngày vừa qua, thật sự cũng chẳng hiểu v́ sao, không bao giờ ngờ tới tṛ đùa dai này lại đi quá xa như vậy. Một bà cụ già bảo tôi:

- Ngài đi xa như vậy, có thể là một tai họa, chúng ta đă mất hết cả rồi. Thật là trời đổ.

 

Tuy nhiên, Đức Khổng Phu tử đă chẳng nói rằng: “Người phải được coi như bậc thánh nhân. Người đă nhất định nhường ngôi, và cũng chẳng để cho dân biết, hầu tôn thờ niềm cao thượng v́ dân v́ nước của ḿnh”.

--------------------------------

 

1.- Bài học Varennes, nghĩa là vua Louis XVI, bỏ chạy, th́ bị bắt ở thị xá Varennes, khi muốn trốn ra ngoại quốc, và bị giết.

2.- Danton là nhà cách mạng Pháp bị Robespierre đưa lên đoạn đầu đài. Cả hai đều là nạn nhân của thời cách mạng Pháp, thế kỷ 18

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính