Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN III d

 

Hy vọng và thất vọng 1948

 

 

Ông Bollaert hiểu rơ rằng tôi không muốn dây dưa ǵ với ông ta nữa. Thế là ông ta vội vàng nài nỉ với chính phủ, để được tiếp tục, bằng cách nhắc lại, cách đây hai thảng, ông ta đă được ủy cho toàn quyền điều khiển công việc. Nội các Robert Schuman cuối cùng phải thỏa măn điều khẩn cầu của ông, và ngày 21 tháng 2, trong một bản tuyên cáo, đă tái xác nhận tín nhiệm đối với viên Cao ủy này.

 

Trong trường hợp đó, cần phải quay trở lại vấn đề tại chỗ. Để gia đ́nh lại Cannes, tôi đi Hong Kong vào ngày 5 tháng 3 và chỉ đến vào ngày 18… Tôi không muốn chứng tỏ sự hấp tấp, bởi có thể coi như một dấu hiệu lo lắng về thái độ của tôi. Tôi đi từng chặng nhỏ một, lợi dụng cuộc xuất du này, để nghỉ ngơi một tuần ở Le Caire.

 

Khi trở về, tôi đă có một cuộc hội kiến khá lâu với Ngô Đ́nh Diệm. Ông này cương quyết giữ lập trường xa lánh với viên Cao ủy, khi mà vấn đề thể chế chưa được giải quyết. Ông ta cho rằng thời gian ở Pháp của tôi, không đem lại được dữ kiện nào mới lạ. Tuy nhiên, tôi đă thuyết phục ông ta là, để khỏi bị coi là thủ phạm muốn kéo dài chiến tranh, cần phải dẹp bỏ tự ái cá nhân đối với Cao ủy Bollaert, để tiếp tục trở lại với ông ta. Tôi liền bảo Diệm trở về Sài G̣n, để thăm ḍ các tay thân cận của Bollaert, nhất là để biết xem có thể thiết lập được một chính phủ trung ương. Ổng ta nhận lời và ngày 22 tháng ba, được chính Cao ủy Bollaert tiếp kiến.

 

Ngày 24-3-1948, Diệm trở lại Hong Kong, thất vọng ra mặt. Viên Cao ủy Pháp có lẽ tưởng tôi sẵn sàng nhượng bộ, theo lập trường của ông ta, nên tỏ ra cứng rắn hơn trước: Thỏa ước thể chế phải được áp dụng, không cần phải điều đ́nh ǵ với chính phủ Việt Nam, dù là ai cũng mặc, bởi chỉ có một ḿnh tôi là được coi như người có tư cách điều đ́nh, và chỉ c̣n tôi là người duy nhất mà ông ta điều đ́nh, c̣n ư kiến thành lập một qui chế tự trị th́ không thể chấp nhận được. Theo Diệm, chúng tôi chỉ c̣n một cách: Đợi chờ, và để khẳng định thái độ cương quyết của ḿnh, ông ta đề nghị lập một Uỷ ban nghiên cứu, mà người ta đoán được dễ dàng là chẳng đi đến đâu.

 

Đa số các nhà ái quốc ở Hong Kong lại không đồng quan điểm với Diệm. Nhiều vị khác lại cho rằng, trái lại, cần phải để cho các cơ quan Pháp có dịp hành động. V́ thế, ngày 25 tháng 3, Bác sĩ Lê Văn Hoạch tuyên bố:

- Sự thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại là do áp lực của Việt Minh, và Việt Minh đă không tôn trọng các điều khoản liên hệ đến sự thoái ngôi này. Sự thoái vị đă không phải là một hành động tự ư, th́ tất nhiên, nó bị coi như bất khả kháng, và phải được hủy bỏ. Trên công pháp, Bảo Đại vẫn là Hoàng đế. Nền quân chủ được phục hồi lập tức, không cần phải có Hội nghị Quốc gia Việt Nam nào cả.

 

Thật ra, sự giải thích hiện t́nh ấy không được đúng lắm. Nếu Việt Minh không thực hiện được những mục tiêu v́ đâu mà tôi thoái vị, th́ Việt Minh cũng không lợi dụng sự thoái ngôi này. Phần khác, tôi không quan tâm đến vấn đề phục hưng ngôi Vua, và sự trở về cầm quyền của tôi, theo h́nh thức này lại đặt tôi vào tư thế hạ phong đối với người Pháp, mà họ lại được lợi thế như thời trước. Sau nữa h́nh thức này không xứng đáng, và hại cho uy tín của tôi, điều làm giảm giá trị tinh thần của tôi, để mất mọi khả năng chỉ huy nhân dân Việt Nam trong những quyết định cần thiết.

 

Để cắt ngắn những lập trường mâu thuẫn ấy, tôi đề nghị tập họp một Hội nghị 5 vào ngày 26 tháng 3 (1948) ở Hong Kong khách sạn, để ra một thông cáo, thành lập một chính phủ trung ương lâm thời, không phải để điều đ́nh về tương lai đất nước, mà để dùng làm “Tạm ước sống c̣n” với nước Pháp, có tầm trách nhiệm hạn chế, nhưng thực hiện được tức khắc, hầu giúp cho hai bên cơ hội hiểu biết nhau và thỏa hiệp bằng những sự việc cụ thể. Nó có thể thống nhất được các lực lượng quân sự vơ trang hiện đang tản mát, và tổ chức được các cơ quan công quyền từ hành chánh đến chuyên môn trên b́nh diện quốc gia. Nó cũng có thể đặt ra được các Uỷ ban chuyên môn để sửa soạn đường lối thương thảo cuối cùng, và giúp tôi t́m được một thỏa hiệp nhất định với nước Pháp… Cuộc kháng chiến của Việt Nam nhằm vào mục tiêu áp lực cho cuộc thương thảo, do chính phủ kháng chiến hiện tại lănh đạo, không có thể đưa đến thỏa hiệp nhất định, v́ hoàn cảnh quốc tế không cổ lợi cho họ. Lập một chính phủ trung ương lâm thời, phù hợp với hoàn cảnh quốc tế là điều vừa hữu lư, vừa cần thiết.

 

Các vị có mặt, đều chấp nhận bản tuyên ngôn này, và cử Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng tương lai cho chính phủ lâm thời đó.

 

Bản tuyên ngôn làm sôi nổi dư luận, và có giá trị ở chỗ là tôi vẫn muốn giữ mọi liên lạc với Pháp.

 

Tôi được biết, ít ngày sau đó, là bản này đă làm cho Cao ủy tức giận. Đứng trước một ngơ cụt mới, ông ta phải dùng đến thủ đoạn vốn là bản chất của ông ta. Ngày 27 tháng 3, ông ta cử sang Hong Kong người đại diện của đảng Xă hội ở Đông Dương là Louis Caput, mà cảm t́nh với Việt Minh đă rơ rệt, với sứ mạng t́m hiểu hiện t́nh của chính phủ Hồ Chí Minh, bên cạnh các tay mật vụ từ Tàu trở về, nhưng thực ra là để gieo rắc cạnh các chính khách quốc gia rằng tôi c̣n khó khăn, và tham lam hơn Việt Minh nhiều… Thủ đoạn gây hoang mang này kéo dài, từ Hong Kong đến Paris, nhưng cũng chẳng được ai hoan nghênh.

 

Để củng cố lợi điểm vừa đạt được trước hội nghị, tôi giao cho Bác sĩ Phan Huy Đán, ngày 12 tháng 4, đem đến cho Cao ủy một bức thư nhấn mạnh rằng, đề nghị về thể chế áp dụng chưa đủ để thỏa măn nguyện vọng của dân chúng Việt Nam, mà cần phải tải rộng căn bản bàn căi, và tôi chưa thể điều đ́nh được do không được ai trao phó cho sứ mạng ấy và chỉ có một đường lố́ duy nhất là qua sự thành lập một chính phủ trung ương lậm thời.

 

Ngày hôm sau, tôi cho Trần Văn Tuyên giải thích rơ ràng hơn, với các đại diện chính trị và tôn giáo là nếu chính phủ trung ương lâm thời được ủy nhiệm đàm phán về bản thông cáo, về thể chế thực hiện, th́ tôi chịu trách nhiệm đàm phán về thỏa ước nhất định, nhưng nhiệm vụ của tôi chỉ đóng vai tṛ trung gian, hay điều giải viên hạn chế có vậy mà thôi, chỉ có nhân dân mới có quyền quyết định tự do với đầy đủ ư thức để thiết lập thể chế mà họ bằng ḷng chấp nhận, sau khi trật tự và ḥa b́nh được văn hồi.

 

Ngày 24 tháng 4, tôi vời đến Hong Kong Thủ tướng Xuân, Phó thủ tướng Trần Văn Hữu, Bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ, và Bác sĩ Hoạch. Dụng ư của tôi là giải tán vấn đề ly khai. Tôi muốn sát nhập hẳn các đồng bào người Nam bộ, tôi dành cho họ tự chọn lấy vị trí trong chính phủ tương lai. Họ đồng ư và chúng tôi quyết định đặt ra thể thức để thực hiện. Hai vị chủ tịch Hội đồng An dân ở Hà Nội và Huế, và vị Thủ tướng chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam đều từ chức nhất loạt, và lập tức sẽ thành lập chính phủ trung ương, do tôi tấn phong. Ngày 29 tháng 4, các nhà hữu trách ở Hong Kong đều đồng ư thể thức này.

 

Được báo về dự định trên, ông Bollaert sung sướng được trở lại cuộc đàm phán, cũng chấp nhận dự định thành lập chính phủ trung ương, tuy nhiên với điều kiện là tôi phải công khai tấn phong chính phủ này, đồng thời chấp nhận cùng kư với ông ta vào bản thể chế, mà không có sự thay đổi nhỏ nhoi nào. Dưới điều kiện ấy, ông ta cho tôi biết vào ngày 3 tháng 5 năm 1948, là ông cam đoan sẽ được chính phủ Pháp chấp thuận.

 

Nay chỉ c̣n đi đến việc thực hiện. Nhưng ai sẽ là thủ tướng chính phủ trung ương đây? Diệm được mời, lại từ chối không chịu kư vào bản thể chế, nên không nhận. Hoạch th́ bị nhiều lănh tụ quốc gia khác bàn tán, cũng từ chối nốt. Chỉ c̣n hai người có thể đảm trách được là Xuân và Hữu. Hữu nhường cho thượng cấp của ḿnh. Vậy th́ Xuân là thủ tướng đầu tiên của chính phủ này.

 

Tôi cũng không bất măn ǵ về sự lựa chọn này. Tôi biết tham vọng của Xuân, và dụng ư của ông ta là muốn thỏa mộng riêng tư qua lực lượng thứ ba. Thế nhưng, nếu thành công th́ quyền năng hạn chế của ông, lại đặt ông ra ngoài việc theo đuổi đàm phán, c̣n nếu thất bại, th́ “lực lượng thứ ba” cũng mất hết ảnh hưởng.

Thật vậy, ngay lúc khởi đầu đă thấy khó khăn rồi. Sự ứng cử của ông không liên kết được toàn thể mọi xu hướng. Việc vận động thành lập chính phủ kéo dài khá lâu. Để giúp ông ta dễ dàng hoạt động, ngày 15 tháng 5, tôi gởi cho ông ta một bức thư, ngỏ ư hoan nghênh đường hướng của ông và chúc đạt được nhiều thắng lợi. Sau khi có bức thư này, mọi sự việc tiến hành nhanh chóng.

 

Ngày 20 tháng 5, nhân dịp các vị chủ tịch Hội đồng An dân Huế và Hà Nội vào Sài G̣n, Xuân vội vă triệu tập một số đảng viên quốc gia và giáo phái, thêm vào đấy một ít người của Hội đồng Nam bộ, cộng khoảng 40 vị.

 

Cuộc hội nghị bỏ túi này, chẳng mang tính chất bầu cử, cũng không được ai ủy nhiệm, thảo một bản kiến nghị đặt tín nhiệm vào Thủ tướng Xuân để thành lập chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam, Và ngày 27 tháng 5, vị tân thủ tướng tŕnh diện tôi tất cả nhân viên nội các. Số nhân viên này gồm đủ đại diện của ba kỳ, nhưng miền Nam nhiều người hơn và giữ những nhiệm vụ then chốt. Ngoài Tướng Nguyễn Văn Xuân thủ tướng, có:

- Trần Văn Hữu, phó thủ tướng

- Nghiêm Xuân Thiện, thủ hiến Bắc Việt

- Phan Văn Giáo, thủ hiến Trung Việt

- Lê Văn Hoạch, thủ hiến Nam Việt

- Nguyễn Khắc Vệ, bộ trưởng Tư pháp

- Nguyễn Khoa Toàn, bộ trường Nghi lễ và Quốc gia Giáo dục

- Nguyễn Trung Vinh, bộ trưởng Tài chánh và Kinh tế

- Phan Huy Đán, bộ trưởng Thông tin

- Trần Thiện Vàng, bộ trưởng Canh nông

- Đặng Hữu Chí, bộ trưởng Y tế

- Nguyễn Văn Ty, bộ trưởng Công chánh

- Trần Quang Vinh và Đinh Xuân Quảng, bộ trưởng Phủ Thủ tướng, đặc trách Quốc pḥng và bí thư Văn pḥng Nội các.

 

Trong dịp này, Xuân đọc một bản tuyên thệ đầy mỹ ư đối với tôi. Ông ta tuyên bố:

- Nhân danh cá nhân tôi, và nhân danh toàn thể nhân viên nội các trong chính phủ, tôi long trọng cam kết theo đúng đường hướng, và áp dụng trung thành các chỉ thị của Hoàng thượng, hầu phục vụ quốc gia và xứ sở, để kiến tạo, cứu nguy và rạng danh quang vinh của nựớc Việt Nam.

 

Như vậy, giống như các vị đang có mặt ở Hong Kong, ông ta vẫn coi tôi là Hoàng đế. Trái với nhiều người vẫn tưởng, ngay như đă vào quốc tịch Pháp, nhân dân miền Nam vẫn giữ niềm tôn quân sâu đậm đối với thể chế quân chủ. Theo truyền thống của hoàng triều, tôi xin nhắc lại, là các vị Hoàng đế nhà Nguyễn vẫn chọn vợ người miền Nam.

 

Tại Paris, kể từ ngày 27 tháng 5, chính phủ đă công nhận sự thành lập chính phủ Xuân. Câu nói ngắn và gọn này trong bản tường tŕnh của Hội đồng Bộ trưởng vỗn đă nghiên cứụ kỹ lưỡng t́nh h́nh Đông Dương, chứng tỏ một sự hài ḷng của các giới ở Paris, đối với hoạt động này của tôi. V́ vậy, tôi thấy cần phải giải thích lần nữa, vị trí của tôi. Ngày 31 tháng 5, Trần Văn Tuyên, nhân danh tôi tuyên bố:

- Vua Bảo Đại coi chính phủ hiện nay là một bước tiến cho vấn đề đàm phán Việt - Pháp, nhưng vị trí của nó chỉ được coi là chính thức, khi nước Pháp công nhận chính phủ trung ương Việt Nam, sau khi được nước Pháp cam kết bảo đảm nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam: thật sự thống nhất và độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, Việt Nam được coi là một nước hoàn toàn tự do liên kết trong khối Liên hiệp Pháp, mà dân tộc được đặt ngang hàng, về quyền lợi cũng như về bổn phận. Mặc dù tân chính phủ trung ương không đả động đến hai chữ Hoàng đế, nhưng sự liên lạc vẫn chặt chẽ, và sự đoàn, kết nhất trí vẫn hiện hữu giữa chính phủ và vua Bảo Đại.

 

Ngày 2 tháng 6, chính phủ Xuân công bố bản quốc ca và quốc kỳ Việt Nam: ba vạch đỏ song song tượng trưng cho ba kỳ, trên màu vàng, là mầu của hoàng gia.

 

Cuộc họp để kư thỏa ước được Cao ủy định vào ngày 5 tháng 6 ở vịnh Hạ Long. Có lẽ ông ta muốn nhắc nhở đến lần gặp gỡ thứ nhất, giữa tôi và ông cách đây sáu tháng. Nhưng tôi chẳng khứng tới tí nào. Nay là lúc mà chính phủ trung ương hành động.

 

Thế là, ông Bollaert tin chắc rằng tôi vẫn không muốn gặp ông ta, nhất là sau bản tuyên ngôn ngày 13 tháng 5 từng làm các giới chức ở Paris lo ngại, nên Ông ta cũng rất là nôn nóng. Ông liền phái đến tôi một người để năn nỉ, xin tôi đến để dự khán cuộc kư kết, và chứng nhận vào hai bản văn kiện. Xuân vốn cần đến sự có mặt của tôi, nên ủng hộ mạnh mẽ vận động này. Thật sự th́ tôi đă đạt được cụ thể điều tôi mong muốn, nên tôi nhận lời đến vịnh Hạ Long.

 

Tôi lại thuê lần nữa, chiếc Catalina của hăng hàng không dân dụng Úc, và ngày tháng chạp năm 1947, cùng với người em họ trung thành Vĩnh Cẩn, và vị tân Chánh văn pḥng Đinh Xuân Quảng, tôi đến Hạ Long ngày 5 vào ban sáng, và đỗ ở cạnh chiếc thiết giáp hạm Duguay Trouin, ở đó ông Bollaert, Tướng Xuân và các tùy viên đang túc trực sẵn. Thấy tôi đến, các bộ mặt rạng rỡ hẳn lên.

 

Đến trưa, sau một cuộc nói chuyện ngắn ngủi, bắt đầu làm lễ kư các văn kiện. Một chiếc bàn đă được kê ở trên boong tàu, dưới tấm vải bạt lớn để che nắng. Không khí nặng nề và ẩm ướt. Một tiểu đội lính thủy quân lục chiến dàn chào.

 

Ông Bollaert và Tướng Xuân kư bản tuyên ngôn chung rồi đến bản thể chế, trở thành lư do cần thiết cho cái gọi là “Tạm ước sống c̣n” có tầm hoạt động hạn chế. Đến lượt tôi, tôi kư vào bản tuyên bố chung, như một chứng nhân, và tờ này được phép công khai phổ biến, c̣n đối với bản thể chế, tôi chỉ duyệt bằng hai chữ tắt đầu tên của tôi, như tôi đă làm ngày 7 tháng chạp trước. Lập trường của tôi vẫn không thay đổi.

 

 

Bản tuyên bố chung ở Vịnh Hạ Long

 

BẢN TUYÊN BỐ CHUNG KƯ NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1948 Ở VỊNH HẠ LONG giữa ông Emile Bollaert, Cao ủy Pháp ở Đông Dương, và ông Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ Trung ương Lảm thời Việt Nam, trước mặt Hoàng đế Bảo Đại.

 

Trước mặt Hoàng đế Bảo Đại,

 

Ông Emile Bollaert, Cố vấn Chính phủ Cộng ḥa Pháp quốc, Cao ủy Pháp ở Đông Dương nhân danh Chính phủ Cộng ḥa Phấp quốc, một bên,

 

và: Ông Nguyễn Văn Xuân, Thủ tướng Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam, có sự dự kiến của quí ông Nghiêm Xuân Thiện và Đặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn và Đinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu và Lê Văn Hoạch, đại diện lần lượt cho miền Bắc Việt Nam, miền Trung Việt Nam và miền Nam Việt Nam, một bên.

 

Đă lập bản tuyên bố chung như sau:

 

1. Nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam, được tự do thực hiện nền thống nhất của ḿnh. Về phía, Việt Nam, nước Việt Nam tuyên bố sự sát nhập vào Liên hiệp Pháp dưới danh nghĩa một quốc gia liên kết với nước Pháp. Nền độc lập của Việt Nam không có một giới hạn nào khác, ngoài giới hạn, mà Liên hiệp Pháp dành cho ḿnh.

 

2. Nước Việt Nam cam kết tôn trọng mọi quyền hạn và quyền lợi của các tư nhân Pháp, cam kết bảo đảm các căn bản dân chủ, và dành ưu tiên sử dụng các nhà chuyên môn, cố vấn Pháp trong mọi nhu cầu tổ chức nội bộ và khuếch trương kinh tế của ḿnh.

 

3. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời, các đại diện của Việt Nam sẽ thỏa thuận với các đại diện của Cộng ḥa Pháp quốc, những sự thỏa thuận hợp lư về các vấn đề ngoại giao, kinh tế, tài chánh và chuyên môn.

 

Làm thành hai bản chính ở vịnh Hạ Long, ngày Năm tháng Sáu năm Một ngh́n chín trăm bốn mươi tám.

 

BOLLAERT

BẢO ĐẠI & NGUYỄN VĂN XUÂN

Nghiêm Xuân Thiện - Đặng Hữu Chí Phan Văn Giáo - Nguyễn Khoa Toàn - Đinh Xuân Quảng - Trần Văn Hữu - Lê Văn Hoạch

 

Nay là lúc đọc diễn văn. Đối với bài diễn văn của ông Bollaert và của Tướng Xuân tôi nói rất vắn tắt:

“Thưa ông Cao ủy, vào ngày tốt lành này, và ở giữa một khung cảnh huy hoàng của vịnh Hạ Long, từ nay đă đi vào lịch sử của nước tôi, Ngài vừa được chứng kiến, nhân danh nước Pháp, sự tự do thực hiện nền thống nhất của Việt Nam và nền độc lập quốc gia trong Liên hiệp Pháp. Để cụ thể hóa đường hướng chính trị mới này làm tôn vinh nước Pháp và các vị đại diện cao cấp của quí quốc, Ngài vừa công nhận chính phủ trung ương đầu tiên của Việt Nam, do Tướng Nguyễn Văn Xuân cầm đầu. Thay mặt toàn thể đồng bào tôi, tôi xin chân thành cảm ơn”.

 

Người ta chụp h́nh. Bên cạnh ông Bollaert, có Tướng Blaisot, Đô đốc Battet, các Tướng Le Bris và Boyer de Latour, các ông Messmer, Chevanee-Bertin…

 

Chúng tôi dự tiệc chung với nhau. Đến chiều, Xuân, Hữu và các bộ trưởng của ông ta từ biệt chúng tôi để trở về Sài G̣n. C̣n tôi ở trên tàu và buổi chiều, ăn cơm với ông BolIaert.

 

Viên Cao ủy có vẻ mặt rạng rỡ, làm cho tôi cũng vui lây. Tôi bảo ông ta:

- Thưa ông Cao ủy, tôi mong rằng nước Pháp sẽ hiểu, và có mỹ ư hủy bỏ bốn Thể chế đi, v́ chúng tôi không muốn có bản ấy. Ngài biết chắc rằng, nền ḥa b́nh phải trả bằng giá ấy…

 

Ông ta nh́n tôi, băn khoăn ra mặt, v́ thế tôi nói tiếp:

- Tôi sẽ từ giă hẳn Hong Kong. Đó là một thời đă qua rồi. Tôi không có ǵ phải lưu lại đây nữa. Tôi sang Pháp và chỉ về nước khi mà tất cả các vấn đề đang ứ đọng được giải quyết, khi mà nền ḥa b́nh được thực sự văn hồi.

 

Sau lời đó, tôi để mặc ông ta với sự ngỡ ngàng, mà trở về buồng riêng trên tàu dành cho tôi.

 

Tôi khá hài ḷng. Tất nhiên, không phải là hài ḷng hoàn toàn, và thực tế chẳng có cái ǵ là vĩnh viễn. Nhưng tôi đă đạt được cái mà Việt Minh bị từ chối. Những chữ độc lập và thống nhất đă được chính thức ghi nhận… Hơn nữa, chính phủ Nguyễn Văn Xuân đang đặt nền móng thực hiện. Tôi đă loại bỏ được một gánh nặng phải kiện toàn, và giữ được sự tự do hành động, để dành cho tương lai.

 

Ngày hôm sau, Chủ nhật, vào lúc ăn sáng, tôi lại đối diện với ông Bollaert. Ông ta như chưa muốn cho tôi đi, và làm bộ thân thiện, ông ta muốn biết định kiến thực sự của tôi, đồng thời muốn giữ tôi ở cạnh ông ta. Ông hứa hẹn đủ điều. Nhưng đă biết người, tôi cương quyết giữ vững lập trường.

 

- Không, thưa ông Cao ủy, hẳn Ngài đă hiểu quá rơ ràng những điều tôi nói hôm qua. Tôi đi ngay và về thẳng Pháp, để trở về với gia đ́nh. Tôi có bổn phận đối với gia đ́nh…

 

Nói xong, tôi lên chiếc Catalina và ngồi cạnh viên phi công. Tôi chỉ thị cho phi công: “Múi về Nam”.

 

Đến 10 giờ, chúng tôi bay đến Huế. Tôi bảo phi công hạ thấp đến sát mái nhà. Chúng tôi lượn thành ṿng rộng. Đây là hoàng cung, bị phá hủy một phần; đây là sông Hương với hai cây cầu đổ: cầu Clémenceau và cầu xe lửa. Đây là cung An Cựu của Đức bà Từ Cung, mẫu thân tôi. Sau khi lượn trên lăng chúng tôi lại bay ṿng lại lần thứ hai. Cánh quạt nổ ṛn như lời chào biệt, chúng tôi lên cao để vượt rặng Trường Sơn, rồi chiếu về Bangkok.

 

Tôi tin chắc mẫu thân tôi, nghe tiếng động cơ, đứng trên thềm điện, đă trông thấy máy bay, và Đức bà hiểu đấy là dấu hiệu của tôi…

 

Đến Bangkok, tôi đi chuyến máy bay thường lệ, và lại là chuỗi đỗ ở từng chặng: Rangoon, Calcutta, New Delhi, Le Caire, Tripoli, Tunis và tới phi trường Bourget.

 

Tất nhiên thành quả đạt được ở vịnh Hạ Long chỉ trở thành cụ thể trong trường hợp là một mặt chính phủ Nguyễn Văn Xuân phải tỏ ra hữu hiệu và mặt khác, chính phủ Pháp phải thành thực để hoàn tất nhanh chóng sự bàn giao cho Việt Nam.

 

Thế mà, điều tôi biết khi trở về đến Paris, thật c̣n xa mới tới được hai điểm mong ước này, và tôi chỉ c̣n vui mừng được chút ít là tôi đă đứng được ra ngoài.

 

Tại Sài G̣n, sự trở về của Tướng Xuân được một chiến dịch do một nhóm lạc hậu của xă hội thực dân đàn chào. Bọn này từ chối tất cả các sự nhượng bộ. Họ chống cả lại Bollaert, kết ông ta vào tội chống lại chính lệnh, v́ đă bỏ xứ Nam kỳ là một phần của đất đai nước Pháp.

 

Tại Paris, bản tuyên bố của Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Paul Coste Floret đọc trước Quốc hội ngày 8 thống 6, gây sóng gió hơn cả. Nhắc lại bản thỏa ước kư ngày 5 tháng 6, ông ta nhấn mạnh:

- Để chắc chắn tránh mọi mâu thuẫn, đă nhiều lần, tôi lưu ư ông Cao ủy là lập trường của chính phủ Cộng ḥa Pháp quốc muốn giữ thuần nhất nền ngoại giao và vấn đề quốc pḥng cho toàn thể Liên hiệp Pháp. Tôi cũng đă bảo cho ông ta biết là lực lượng vơ trang của Việt Nam chỉ được đặt trọng tâm váo lực lượng cảnh bị, để giữ an ninh nội bộ.

 

Sau hết, về qui chế cho Nam kỳ, đă được nói rơ ràng từ đây của cả, những văn kiện sẽ kư ở vịnh Hạ Long không được dính líu ǵ vào sự thống nhất ba kỳ, mà được nước Pháp công nhận, nhưng nước Pháp c̣n đợi chính phủ Xuân hành động, trước khi đặt lập trường chính phủ. Pháp không chấp nhận giờ đây, sự thống nhất ba kỳ. Chính phủ không chống lại sự thống nhất của Việt Nam, nếu đó là điều mong ước của dân chúng được thể hiện một cách dân chủ. Chính phủ Pháp xác nhận rằng, không thể có sự thay đổi ǵ vế qui chế của Nam kỳ được thực hiện, nếu không có quyết định của Quốc hội của mẫu quốc.

 

Qui chế ba kỳ nói chung một thứ tiếng Việt Nam, như đă được ẩn định bởi các hiệp ước kư với triều đ́nh Huế như vậy không được thay đổi.

 

Khi lời tuyên bố ấy bay đến Sài G̣n, đó là một tai họa. Chúng tôi không c̣n vị trí năm 1945, mà trở về hiệp ước năm 1884… Thật vô lư, không ai hiểu nổi nữa. Việt Minh được lợi: “Thấy chưa, chúng ta không thể tin vào Pháp được”. Bọn thực dân ăn mừng. Nhiều bộ trưởng, trong đó có Trần Văn Hữu vừa được bổ làm Thủ hiến Nam bộ, liền co ṿi lại: “Ông Cao ủy không được toàn quyền của chính phủ ở vịnh Hạ Long, người ta đă chơi xỏ chúng tôi”

 

Tội nghiệp cho Tướng Xuân, ngày 14 tháng 6 vừa ra một quyết định đầu tiên bổ nhiệm ba vị thủ hiến cho ba kỳ Bắc, Trung, Nam và chỉ thị cho họ phải áp dụng cho từng kỳ, quyết định của chính phủ trung ương, nay rơi từ trời xuống đất. Các bộ trưởng miền Nam, dưới áp lực của Hội đồng Nam bộ, bỏ rơi ông ta. Việt Minh kết ông ta tội phản quốc, và lên án tử h́nh vắng mặt.

 

Tất cả sự đó chứng minh cho tôi rằng các nhà lănh đạo Pháp đă hoàn toàn mù tịt về vấn đề Việt Nam, và các khía cạnh tâm lư của nó. Thật ra, điều quan tâm này của họ chỉ là phụ đối với chính nội bộ chính trị nước Pháp, và sự cần thiết, tùy theo trường hợp, để thỏa măn phần dư luận này hay nọ mà họ cần đến, hầu có thể giữ được quyền hành. Đó là hậu quả bi thảm của một nền dân chủ đă bị suy thoái đến chỗ mất hết ư niệm về quyền bính và lợi ích chung trong việc phục vụ. Dù sao th́ tôi càng vững chắc tự tin ở ḿnh, là chỉ có hành động mới đáng kể, và tôi chỉ có thể tự hào là đă không chịu nhân nhượng cụ thể nào đối với Pháp.

 

Điều làm tôi thất vọng trong vấn đề này, đó là cảm tưởng bi thảm của dân chúng Việt Nam. Thỏa hiệp mùng 5 tháng 6 không đem lại cho họ sự hăng say hứng khởi nào. Họ khôn ngoan gạt bỏ ảo tưởng, để đợi chờ. Đối với họ, độc lập chỉ là một thực thể, ngày mà họ không nh́n thấy lính Pháp trên đất nước. Từ nay đến lúc ấy, chắc chắn c̣n nhiều nỗi thống khổ cần phải chịu đựng. Thế nhưng, họ lại không vô t́nh đối với những lời tuyên truyền của Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ Thông tin của chính phủ Hồ Chí Minh. Đài địch, và những lời rỉ tai luôn nhắc lại, và rêu rao là chính phủ Xuân chỉ là một chính phủ “bù nh́n” do Pháp giật giây. Tất nhiên, ai tham gia vào chính phủ ấy, hay đă ủng hộ chính phủ ấy mặc dù không hô đích danh ai đều bị liệt vào tội đồng lơa hoặc có thể bị coi là đă bị Pháp mua chuộc và ru ngủ.

 

Ông Bollaert cũng thất vọng không kém. Ông ta muốn tiếp xúc với tôi để đánh một ván bài sả láng, là muốn mời tôi trở về Việt Nam, nên cuối tháng sáu đă vội vă đến Paris ngay.

 

Tôi biết là vị trí của viên Cao ủy này rất bấp bênh. Hơn ai hết, ông ta cũng ư thức được sự bấp bênh này, kể cả sự bấp bênh của chính phủ Pháp nữa. Chung qui, tôi nghĩ rằng, điều làm ông ta phải sang Pháp này, chính là do thủ đoạn mà trước đây đă tường nắm được tôi, nên nay phải cố gắng thu xếp, khổ cho ông ấy là như vậy.

Từ thâm tâm, tôi cảm thấy khoan khoái vô cùng.

 

Về thời ấy, và cả về sau nữa, người ta thường cho rằng tôi rất yếu, chẳng có tí ǵ để “làm vốn” và sự đại diện của tôi thật đáng ngờ. Nhận định ấy, có lẽ hợp lư đối với bộ óc Tây phương: chính trị gia, nhà báo, sử gia… Nhưng họ đă quên mất một yếu tố quan trọng: đó là vị trí chính thống của ngôi Thiên tử của tôi 6 . Vị trí chính thống này, có lẽ chỉ ḿnh tôi cảm thấy. Nó không thể được ghi vào là một yếu tố cụ thể trong một cuộc đàm phán ngoại giao, và nhất là đối với tôi hơn là đối với bất cứ ai, tôi không thể xuất tŕnh ra được. Tuy nhiên, nó có và với một sự thể hiện vô cùng mạnh mẽ, mạnh hơn cả các dữ kiện chống tôi nữa. Có lẽ không bao giờ tôi có thể thuyết phục được sự hiện hữu ấy, với những ai chỉ công nhận qua nhăn giới bề ngoài, những ai không phải là dân tộc của nước tôi. Hơn thế nữa, kể cả trai hay gái thuộc dân tộc tôi, cũng khó có khả năng giải thích được, sao cho vỡ nghĩa, giá dụ như vấn đề được đưa ra trước một cuộc thảo luận công khai như kiểu trưng cầu dân ư. Đối với những phản ứng của tôi, với hành động của tôi, dân chúng đă giải thích tùy theo tŕnh độ hiểu biết của họ, quan niệm của họ… V́ vậy, đă có cả chuỗi dài huyền thoại nói về con người của tôi, nhiều khi ngây ngô, thú vị làm tôi không nhịn được cười. Tôi không rơ v́ bí mật ǵ thúc đẩy, hay là v́ ông ta sanh ra trên đất Á Đông này, mà một nhà báo kia, đă viết và dựng nên một huyền thoại, với sự hiếu biết khá sâu sắc. Thế nhưng, thay v́ làm cho độc giả hiểu một cách hữu lư, th́ ông ta đă đưa đến một kết quả méo mó, bởi không đạt trong sự diễn tả. Ngược lại, Hồ Chí Minh, th́ ư thức rơ rệt được sự chính thống ấy.

 

Dù bằng lời nói hay cử chỉ, lúc nào ông ta cũng cố gắng muốn khoác cho ḿnh, nhưng chẳng bao giờ đạt được…

 

Vậy th́, viên Cao ủy giờ đây về Paris là muốn được sự duyệt y của Thỏa hiệp ở vịnh Hạ Long. Để rồi với cái mẩu thành công tí teo này, ông ta cố gắng làm cho tung ra thành một chiến thắng lẫy lừng. Nhưng ông ta lại vấp phải sự phân hóa của nền chính trị Pháp quốc. Không một đảng nào, một phe nhóm nào, sẵn sàng yểm trợ cho ông ta, điều mà ông ta vẫn đợi chờ. Tôi được biết như vậy ngay sau khi đến Paris, khi tiếp xúc với một số chính khách.

 

Ngay cả đến những người được coi là có thiện chí nhất với giải pháp phù hợp với đường lối hiện tại của Pháp lúc ấy, như phe De Gaulle của Cộng ḥa Dân chủ Pháp RPF, cũng không mấy sốt sắng ngay. Họ muốn dành sự ủng hộ này, đúng vào lúc sát kề, mà họ đạt được đa số để cầm quyền. Tướng Benouville đă bảo thẳng với tôi như vậy.

 

C̣n về các nhóm khác, dù là đa số hay bọn đối lập, họ c̣n lâu mới tới giải pháp trong đó dành độc lập và thống nhất cho Việt Nam, cả với sự bảo đảm của tôi cũng bị bọn Cộng sản từ chối thẳng thừng khi không đàm phán với Hồ Chí Minh. Nhiều đảng viên Xă hội về phe cộng sản, và tất cả đều ở thế dè dặt. Bọn Cộng ḥa tả phái như thường lệ, vẫn từ chối không chịu điều đ́nh. Bọn Cộng ḥa dân chủ th́ coi việc thực hiện thỏa ước mùng 5 tháng 6 như một sự sa hố, e ngại rằng có thể kéo nước Pháp đến chỗ nhượng bộ bất khả chấp thuận. C̣n đối với phe đối lập và cực hữu, họ cho là đă đi quá xa và chỉ chấp nhận dùng binh lực để trở về qui chế cũ.

 

Tôi để cho các thân cận của tôi giải quyết: Nguyễn Mạnh Đôn, Bửu Lộc, Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Quốc Định tiếp xúc với họ, và ngày 11 tháng 7, tôi gởi cho ông Bollaert một giác thư nhấn mạnh là ngày 5 tháng 6, tôi chỉ đóng vai nhân chứng, và các điều khoản ghi trong bản thể chế, không phải là thứ “có thể đưa đến ḥa b́nh và đặt nền tảng thân hữu lâu dài giữa hai dân tộc của chúng ta được”.

 

Ngày 19 tháng 7, chính phủ Schuman đổ, chứng tỏ sự thận trọng của tôi là đúng. Một tuần sau, ông André Maris lập tân nội các. Ông Paul Coste Floret vẫn giữ bộ Pháp quốc Hải ngoại và ông Robert Schuman thay ông Georges Bidault giữ Bộ Ngoại giao.

 

Trong phiên họp ngày 15 tháng 8, ở Sài G̣n, Hội đồng Nam bộ ngỏ ư mong muốn Quốc hội Pháp chuẩn y bản thỏa ước ở vịnh Hạ Long.

 

Trước Nghị viện, tân nội các Pháp ngày 19 tháng 8 tŕnh bày đường lối chính trị về Đông Dương, và đạt kết quả tối đa về tín nhiệm. Sau khi khâm phục hành động của viên Cao ủy Pháp, và ngợi khen ông ta về những điều khoản ghi trên thỏa ưởc mùng 5 tháng 6:

- Chính phủ chấp nhận toàn thể và long trọng các điều khoản ghi trên thỏa hiệp. Mặt khác, trung thành với nhiệm vụ cố hữu của nước Pháp, vốn đă ghi rơ trên bản Hiến pháp, là dẫn dắt các dân tộc mà nước Pháp có trách nhiệm, đưa đến tự do, để tự cai trị lấy ḿnh, và quản trị lấy công việc của nước họ một cách dân chủ, chính phủ Pháp hiểu rằng tham gia vào Liên hiệp Pháp, trong tinh thần hoàn toàn b́nh đẳng, và độc lập, các quốc gia Đông Dương từ nay có trách nhiệm chung để phát triển nền thịnh vượng tṛng ḥa đồng và ḥa hợp tốt đẹp. Mặt khác nữa, chính phủ Pháp coi thể chế hiện hữu của xứ Nam kỳ không phù hợp với t́nh trạng hiện tại, và chỉ có dân chúng xứ ấy mới có quyền quyết định tự do về thể chế nhất định của ḿnh, trong khối Liên hiệp Pháp. Chính phủ cũng nhắc lại lời kêu gọi của viên Cao ủy, gửi cho tất cả mọi gia đ́nh trí thức và chính trị gia ở Việt Nam để mời họ tham gia vào sự hợp tác này trên căn bản xây dựng độc lập và ḥa b́nh. Chính phủ mong muốn rằng, khi mà hoàn cảnh thuận tiện, để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư và tạo lập một chính phủ nhất định, miễn là những cơ cấu dân chủ phải được thực hiện và có kết quả ở khắp lănh thổ, của một quốc gia tự do.

 

Tôi cũng ghi nhận rằng lời tuyên bố này không đá động ǵ đến tôi, hay đến chính phủ của Tướng Xuân, và như vậy, nó chỉ là lời nhắc lại của các điều khoản ghi trên bản thỏa hiệp ở vịnh Hạ Long. Nó không đá động ǵ đến những vấn đề thiết yếu đang để lửng lơ ở trong bản thỏa hiệp. Cuối cùng, nó không phải là bản chuẩn y do Quốc hội chấp nhận, nhưng chỉ là sự đồng ư mà thôi.

 

Thế rồi, viên Cao ủy lợi dụng chỗ được tuyên dương, và sự kêu gọi các nhà trí thức và chính trị gia hợp tác, liền xin gặp tôi.

 

Cuộc tiếp xúc diễn ra ngày 25 tháng 8 năm 1948, ở lầu Henri IV, tại Saint-Germain-en Laye. Lúc nào cũng ra vẻ tự tin và vững vàng, ông ta làm ra bộ đă quên mọi sự không ưa lẫn nhau của tôi, ông ta nói:

- Thưa Ngài, bản thỏa hiệp ở vịnh Hạ Long này đă được xác nhận rồi. Chính phủ Pháp chỉ có thể và chỉ muốn đàm phán với Ngài mà thôi. Nay là lúc mà Ngài nên trở về Việt Nam để điều khiển thực sự công tác. Nếu Hồ Chí Minh chịu hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ Pháp, th́ với Ngài mà ông ta phải thảo luận…

 

- Thưa ông Cao ủy, tôi chưa bao giờ nghe thấy tất cả sự đó. Tôi chưa bao giờ nghe đến cái ǵ liên can đến tôi, và tôi vẫn chờ nghe những đề nghị của chính phủ quí quốc. Nhưng điều thiện chí chưa đủ để nói hết

 

Thế là với sự bực ḿnh rơ rệt, ông ta tiếp:

- Thời gian sẽ đến với Ngài. Có lẽ cũng c̣n lâu lắm thưa Ngài, nhưng mà chính Ngài phải hành động trước. Ngài sẽ nhận thấy…

 

- Thưa ông Cao ủy, Ngài vừa nói đến thời gian. Nhưng mỗi một chút thời gian qua đi, là máu của nhân dân tôi vẫn chảy, và chính tôi phải chịu trách nhiệm trước họ. V́ thế, tôi không thể trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Tôi mong rằng nước Pháp bỏ hẳn các điều khoản vô lư ghi trên tờ thế chế, nước Pháp tuyên bố chân thật và dứt khoát rằng ba kỳ chỉ hợp lại thành một và cùng trong một nước. Như vậy, th́ Ngài có thể tin ở nơi tôi được.

 

Nhận thấy rằng lần nữa, thủ đoạn của ông ta bị thất bại, ông Bollaert rút lui, và không quên nói một câu để giữ thể diện:

- Thưa Ngài, tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau ngày gần đây.

 

Để chứng tỏ rằng tôi đang phải đương đầu với ai, tôi quyết định không chùn bước. Tôi trở về Cannes với gia đ́nh tôi.

 

Giữa lúc ấy, chính phủ André Marie bị bắt buộc phải từ chức. Chính phủ này chỉ đứng được hơn một tháng. Làm sao mà tôi có thể điều đ́nh nghiêm chỉnh trước một sự bấp bênh như vậy được? Bây giờ là ông Henri Queuille, ngày 11 tháng 9 lập tân chính phủ. Và ông Coste Floret, chắc chắn là ngồi dai đến chết, vẫn giữ bộ Pháp quốc Hải ngoại.

 

Sau đó ít lâu, tôi bị bệnh đau gan, nên phải về Paris chữa bệnh. Giữ kín danh tánh tôi kín đáo cư ngụ tại khách sạn California, phố Bercy, rất gần pḥng mạch của bác sĩ điều trị.

 

Tôi c̣n đang đau, th́ ngày 17 tháng 10, vào buổi trưa, có người kêu điện thoại gọi tôi:

- Thưa Hoàng đế, có người muốn xin được gặp Hoàng đế.

 

- Xin trả lời là tôi đang đau, và không thể tiếp ai được. Tôi đáp, và tắt máy.

Lại chuông reo lần nữa.

 

- Thưa Hoàng thượng, vị quí khách năn nỉ xin gặp là ông Haussaire. 7

 

- Không, tôi không muốn gặp ai…

Chưa hết câu, th́ có tiếng gơ cửa. Bực tức đến tột độ, tôi sẵn sàng nổi sùng với kẻ vô ư thức đó.

 

- Vào.

 

Th́ đó chính là ông Bollaert đă lao vào như gió. Mặt ông ta biến sắc. Ông ta tháo mục kính ra rồi lại đeo vào mắt, chỉ đủ thời gian để thở. Tôi hơi buồn cười về sự xâm nhập của ông ta. Thế là ông Cao ủy bảo tôi:

- Thưa Hoàng thượng, xin Ngài tha lỗi cho tôi đă bắt buộc phải đột nhập pḥng Ngài trái phép, nhưng tôi cần phải gặp ngài ngay.

 

Tôi im lặng. Ông ta tiếp, gần như cầu khẩn:

- Thưa Hoàng thượng, tại sao Ngài lại không trở về Việt Nam?

 

- Thưa Ngài Cao ủy, tôi tưởng đă nói với Ngài Cao ủy rồi, là tôi không thể trở về nước tôi với hai bàn tay trắng được. Chẳng hay lần này, Ngài Cao ủy có đem cho tôi tin tức mới lạ nào không?

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi tin rằng Ngài từ chối không chịu vào đấu trường.

 

- Vâng, có lẽ lắm. Vậy th́ tôi muốn biết ai là con ḅ mộng, và ai là tên đấu ḅ đây?

 

- Thưa Hoàng thượng, hẳn Ngài biết rằng ḥa b́nh sẽ trở lại, với điều kiện là Ngài phải trở về Việt Nam.

 

- Thưa Ngài Cao ủy, xin đừng ép tôi. Ngài đă có Tướng Xuân, xin hăy đàm phán với ông ta!

 

Lập tức, mặt ông ta tái nhợt, ông ta nói với tất cả sự tuyệt vọng vô cùng:

- Tôi tin rằng, tôi chỉ c̣n có cuốn gói là hết.

 

- Đó chính là điều tốt nhất cho Ngài vậy.

 

Tôi nh́n ông ta đi ra. Đây là người tuyệt vọng đă đi ra.

 

 

Tiến tới một giải pháp

 

Hai ngày sau, tôi được biết qua tin các báo là ông Bollaert không xin tái nhiệm nữa. Và ngày 21 tháng 10 năm 1948, chính phủ Pháp cử ông Léon Pignon làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Tôi từng biết danh tiếng của ông ta, từng là cố vấn chính trị của Jean Sainteny, rồi của Đô đốc Thierry D’Argenlieu, trước khi làm Thượng sứ Pháp ở Cam Bốt. Vốn là người thuộc ngành cai trị thuộc địa, ông ta được tiếng là rất thành thạo các vấn đề và hoàn cảnh ở Việt Nam.

 

Hoàn toàn b́nh phục, tôi trở về Cannes. Tại đây, vị tân Cao ủy Đông Đương đến xin gặp tôi.

 

Khác xa vài người tiền nhiệm của ông ta, sự nhă nhặn và lịch sự của ông giúp chúng tôi dễ dàng trong cuộc tiếp xúc đầu tiên. Phải chăng đây là bước đầu cho sự thông cảm lớn hơn xưa? Ông Pignon tŕnh bày một cách giản dị và khiêm tốn nhận định của ông về Việt Nam, t́nh huống mà ông ta phải đảm đương công tác, c̣n trách nhiệm lớn lao nằm trong tay viên Bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại là ông Coste Floret.

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi mong rằng sự tín nhiệm được văn hồi giữa Hoàng thượng và chính phủ Pháp, đó là một điều kiện cần thiết, nếu chúng ta muốn tiến măi lên nữa.

- Hơn ai hết, thưa Ngài Cao ủy, tôi là người mong muốn nhiều nhất về sự tín nhiệm hỗ tương đó, nhưng cho đến nay, tôi chưa được đền đáp xứng đáng, điều mà tôi đă dành cho nước Pháp.

 

- Thưa Hoàng thượng, điều kiện thứ hai cũng vô cùng quan trọng, đó là sự trở về Việt Nam cửa Hoàng thượng. Đây là chiếc ch́a khóa mà chỉ có nó mới mở được của Ngài cho sự tái lập ḥa b́nh mà thôi.

 

Tự dưng tôi đă cảm thấy không có ǵ thay đổi. Thừa hành nghiêm chính chính sách của chính phủ, ông Pignon cũng dùng chung một luận điệu của vị tiền nhiệm của ông ta. Ông ta cũng nôn nóng như người cũ vậy. Thế là tôi không nén được một phút bực ḿnh:

- Thưa Ngài Cao ủy, tôi đă nhiều lần xác nhận vị trí của tôi với ông Bollaert rồi. Đó là với chính phủ của Tướng Xuân, mà quí vị có thể theo đuổi cuộc đàm phán…

 

Thật vậy, v́ nước Pháp chẳng chịu thí cho một chút nhượng bộ nào, viên Thủ tướng sẽ không có thực quyền. Thiếu phương tiện tài chánh, không quân đội, không cảnh sát, ông ta sẽ bị lệ thuộc vào nền cai trị của Pháp, lúc ấy vẫn tiếp tục quản trị các công việc của Việt Nam.

 

Vậy th́ chẳng ai c̣n phải ngạc nhiên, nếu vị trí của Việt Minh có củng cố lại được, dù có bị chúng tôi làm cho lung lay đến tận gốc rễ. Bộ máy tuyên truyền của Việt Minh tha hồ mà rêu rao Xuân là bù nh́n của Pháp. Người ta cũng chẳng c̣n ngạc nhiên hơn nữa, nếu v́ chán nản và tuyệt vọng, mà nhiều đầu óc đă bắt đầu hoài nghi của những ai từng tin vào nước Pháp, dù đă được tôi bảo đảm đến mấy cũng mặc. Sau khi giải thích tất cả những chi tiết ấy cho viên tân Cao ủy, tôi nhấn mạnh:

- Thưa Ngài Cao ủy, hẳn Ngài thừa biết, trước những lư do đó, tôi không thể trở về Việt Nam được. Về cũng chẳng ích ǵ. Xin hăy ngưng ngay sự bảo hộ trá h́nh kia, và trả lại cho chúng tôi nền độc lập thực sự. Hăy trả lại cho chúng tôi đất Nam kỳ để cụ thể hóa nền thống nhất của đất nướe Việt Nam chúng tôi. Nước Pháp đă lầm lẫn là giữ tay này lại, mà tưởng là đă cho bằng tay kia. Nước Pháp đă lầm, và, chính là nhân dân nước Việt Nam phải chịu hậu quả của sự lầm lẫn ấy, hay hơn nữa, của sự phạm lỗi ấy.

 

Ông Pignon không nói ǵ. Tôi giữ ông ta lại dùng cơm sáng. Sau bữa ăn, tôi cố gắng đặt ông ta vào chỗ chia xẻ nỗi bi thảm của dân tộc tôi và những nguyện vọng của họ. Ông ta chỉ nói về những biến cố mà ông ta đă trải qua từ 1945 đến 1946 ở Hà Nội. Lợi dụng kẽ hở này, tôi bảo ông ta:

- Thưa Ngài Cao ủy, hẳn Ngài chưa quên là tôi vẫn được Việt Minh giả trá, mập mờ, đặt tôi vào vị trí cố vấn tối cao của họ…

 

Tôi nhắc lại cho ông ta là về thời ấy, tôi đă trao quyền cho Uỷ ban Cách mạng, và đứng vào hàng ngũ của họ, chính là để góp phần kiến tạo nền thống nhất và độc lập của Việt Nam, và để tránh cho dân tộc tôi nội chiến tương tàn. Việt Minh v́ lư do làm tay sai cho cộng sản - mà lúc ấy chúng tôi chưa tường - đă phản bội hy vọng của chúng tôi. Nhưng, khi mà tôi từ bỏ chúng, th́ nước Pháp lại đi điều đ́nh với chúng. Vậy th́ chính nước Pháp đă củng cố vị trí cho Hồ Chí Minh, cho đến ngày mà quí quốc hiểu thấu được những yêu sách của họ. Hơn nữa, nếu chính phủ Pháp có đoạn giao với “bác Hồ,” chính là bởi lư do sự đ̣i hỏi về độc lập và thống nhất của họ nhiều hơn là v́ lư do họ là cộng sản quốc tế. Không c̣n giải pháp nào khác, nước Pháp đành phải quay sang tôi, hy vọng rằng tôi sẽ dễ dàng thỏa hiệp hơn họ, nhưng nước Pháp lại vấp phải sự đội hỏi của tôi y như của họ vậy.

 

Quả nhiên, người Pháp đă không hiểu biết tí ǵ về những sự kiện đă xảy ra ở Viễn Đông trong hai năm gần đây. Tất nhiên là chiến tranh rất tai hại và quá tốn kém cho một nước vừa ốm lại sức, nhất là cũng sợ ảnh hưởng của một viễn ảnh thắng trận rất có thể thành tựu của phe cộng sản ở Tàu, một cuộc thắng có thể gần như chắc chắn. Bởi vậy, tôi hiểu nước Pháp rất nôn nóng đạt kết quả, và ư đồ ḥa b́nh của họ. Nhưng chính là ở người Pháp phải thủ tiêu quyền sở hữu của Việt Minh, và như vậy chỉ có một cách: trao cho tôi cái mà họ không muốn trao cho Việt Minh. V́ thế, tôi kết luận:

- Quí ông hăy nhấc cái mặt nạ cộng sản Việt Nam, giả trá là người quốc gia, mà họ đă thành công trong khi lừa bịp dân chúng và để chứng minh công khai trước dư luận quốc tế. Như vậy, thiếu căn bản ấy, Việt Minh sẽ không c̣n lư do tiếp tục chiến đấu, họ sẽ chỉ là một đảng phái như mọi đảng phái khác. V́ xin Ngài tin rằng thưa Ngài Cao ủy, chính tôi cũng rất mong muốn ḥa b́nh.

 

Vài ngày sau, ông Pignon đi Sài G̣n. Tôi đi Paris, và gặp ông Coste Floret và Bác sĩ Henri Queuille, tân Thủ tướng Nội các. Ông này tiếp tôi rất niềm nở, và ông ta gần như hoàn toàn không biết ǵ về Đông Dương. Đó là h́nh ảnh gần như toàn diện của người Pháp trung lưu, hơi lè phè bệ vệ ít nhiều, có hàng ria mép tiêu muối. Ông nghe tôi nói với đầy thiện cảm. Trước mặt ông, tôi lại nhắc lại những dữ kiện mà tôi đă đàm thoại với ông Cao ủy.

 

Khi tôi nói đến sự cần phải loại trừ chủ quyền của Việt Minh, ông có vẻ đồng t́nh, và bảo tôi:

- Hoàng thượng rất có lư, nhưng cần phải chú trọng đến hiện t́nh chính trị ở Pháp, và chính chỗ đó mới là điều rắc rối. Chúng tôi sắp mở một hội nghị bàn căi về Đông Đương ở trước Hội đồng. Tôi không dám chắc là đạt được đa số, v́ tôi vừa bị phe cộng sản chống đối, khi không chịu nghe ǵ nếu không nói đến Hồ Chí Minh, lại vừa bị phe De Gaulle kịch liệt bỏ ngoài tai khi đem sát nhập xứ Nam kỳ vào Việt Nam, bởi họ đă coi như bỏ rơi một phần đất đai của Pháp.

 

Một ư nghĩ bỗng nảy ra trong óc tôi, tôi liền cắt lời ông ta:

- Thưa Ngài Thủ tưởng, nếu tôi lấy được phiếu của đảng Cộng ḥa Dân chủ cho Ngài th́ Ngài có đền đáp lại cho tôi sự trở về của Nam kỳ cho nước tôi?

 

Bác sĩ Henri Queuille hơi thoáng một nét cười láu lỉnh:

- Hoàng thượng vẫn có thể thử xem… Tôi không dám hứa hẹn ǵ với Ngài, v́ sự đó không giải quyết riêng được vấn đề của Hiến pháp… Chúng ta sẽ liệu xem sao…

 

Tôi lại đến gặp Tướng Guillain de Benouville, nghị sĩ thuộc đảng De Gaulle mà tôi đă từng có dịp gặp gỡ, và tŕnh bày ư kiến với ông ta. Ông ta khuyên tôi nên nói với một nghị sĩ khác, cũng ở đảng De Gaulle, là ông Terrenoire, được coi là tai mắt của De Gaulle.

 

Lập tức tôi đi Cannes và mời ông Terrenoire. Ông ta liền tới ngay. H́nh thức th́ ông ta cũng chẳng biết ǵ về Đông Dương y như vị Thủ tướng này vậy. Ông ta không chối điều đó, nhưng khi tôi nhắc lại những lư lẽ mà tôi vừa nói trên lần nữa th́ ông ta nghe, ông ta nh́n tôi, với đôi mắt sáng quắc sau chiếc mục kính dầy cộm và đáp rằng:

- Thưa Hoàng thượng, Ngài nói rất hợp lư, và tôi chịu là đúng, nhưng tôi c̣n phải gặp Đại tướng, chỉ Đại tướng mới có quyền quyết định.

Và ông đă đi Paris ngay.

 

Hai hôm sau, tôi cũng lên Paris. Ông Terrenoire về đến Colombey (nơi ở của Tướng De Gaulle). Nh́n vẻ mặt ông ta, tôi biết là sự vận động của ông đă thất bại. Ông ta xác nhận với tôi:

- Đại tướng không chịu. Không thể bỏ một phần đất của lănh thổ quốc gia Pháp. Xứ Nam kỳ là đất thuộc địa từ 1884, đây là đất Pháp. Đấy chính là điểm quan trọng nhất mà Đại tướng tỏ ra rất cứng rắn, không ǵ lay chuyển được.

 

Thật sự, tôi rất băn khoăn mà không muốn tỏ cho người đối thoại biết, nên giả trá làm như câu trả lời này không phải là nhất định, tôi bắt dầu tấn công. Một lần nữa tôi lên án bản Dự thảo về Thể chế, phụ đính vào bản Tuyên bố chung, nhấn mạnh đến chỗ mâu thuẫn giữa hai bản này. Rất b́nh tĩnh, tôi đặt trách nhiệm vào nước Pháp, tŕnh bày giải pháp của tôi, kêu gọi tái lập ḥa bĩnh, và tôi kết luận một cách mạnh mẽ thẳng thừng:

- Bất cứ một nền chính trị nào của Pháp cũng đều là sự điên cuồng, mất hướng. Quí ông tự nhận trước mắt thế giới là một nước Pháp mới, nước Pháp quảng đại của chiến thắng giải phóng. Quí ông không thể nào phạm vào điều điên rồ như thế này được. Quí ông sẽ hố́ hận đau khổ, v́ rồi đây điều mà quí ông không muốn tặng một cách vui vẻ và thân thiện th́ quí ông sẽ bị giật mất trong máu và nước mắt.

 

Trong một bữa tiệc ở đại lộ Saint Germain, tôi lại gặp lại Tướng Benouville và rất đông đồng chí đảng De Gaulle của ông ta, trong đó có Gaston Palewki, Provost de Lauray…

 

Nhắc lại cảm tưởng mà tôi từng cảm thấy khi gặp Terrenoire ở Colombey về, họ bảo tôi rằng:

- Xin Hoàng thượng đừng hấp tấp. Hăy kiên nhẫn một chút. Đại tướng De Gaulle lại sắp trở lại chính quyền nay mai. Trong sự hỗn độn hiện nay, đây là cứu tinh độc nhất của nước Pháp. Khi De Gaulle lên, th́ tất cả đều thay đổi hết, chúng ta sẽ biết…

 

Một tuần lễ sau, ông Terrenoire đến gặp tôi. Với giọng nói lạnh lùng, bất cẩn, ông ta bảo tôi:

- Thưa Hoàng thượng, đảng Cộng ḥa Nhân dân RPF (của De Gaulle) sẵn sàng bỏ phiếu cho Thủ tướng Queuille. Hoàng thượng có thể xác nhận sự đồng ư của chúng tôi, nhưng chúng tôi ước mong Thủ tướng sẽ t́m được giải pháp tốt đẹp cho Việt Nam…

 

Tôi kín đáo báo cho ông Queuille biết, rồi không đợi trả lời, tôi đi Cannes ngay. Quốc hội Pháp họp. Nhờ số phiếu của đảng RPF, chính phủ Queuille đạt đa số. Sự kiên tŕ về chính trị chỉ là một vấn đề thức thời.

 

Tôi không đợi được lâu hậu quả của các diễn tiến về sau. Và đây một quí khách đến Thorenc t́m tôi. Đó là Bửu Lộc đến đưa cho tôi giấy mời của điện Elysée mời, dự bữa tiệc ở lâu đài Rambouillet. Ông ta đă lợi dụng cơ hội để nghe dư luận ở kinh thành Paris. Đại sứ Mỹ ở Paris, ông Jefferson Caffery, đă báo cho chính phủ Pháp biết là Hoa Thịnh Đốn rất có thiện cảm với chính phủ Pháp, đă tỏ ra cởi mở về chính sách đối với Việt Nam. Tôi chấp nối việc này với điều tôi từng nói chuyện với ông William Bullitt ở khách sạn Richmond ở Genève, hồi tháng chín, lúc ấy tôi đang nghỉ mấy ngày ở Gstaad cùng với Hoàng hậu và các con của chúng tôi. Viên cựu Đại sứ Mỹ này, tôi từng biết ở Hong Kong, đă khuyên tôi nên điều đ́nh với những điều khoản hợp lư, và cam đoan với tôi là Hoa Kỳ sẵn sàng yểm trợ, một khi lên nắm chính quyền. Từng biết ông William Bullitt vốn thuộc đảng Cộng ḥa, mà tôi đang ở thế đối nghịch, tôi không mấy chú ư đến sự gợi ư này của ông ta.

 

Sau khi cùng Hoàng hậu đến thăm xă giao Tổng thống Pháp ở điện Elysée tôi đến điện Rambouillet. Sau bữa ăn, chúng tôi sang pḥng khách để gặp Tổng thống Auriol, có Thủ tướng Queuille, các Thủ tướng Andre Marie và Ramadier, ông Coste Floret và chính tôi nữa.

 

Câu chuyện kéo dài, bỗng bất thần, Tổng thống Auriol quay sang nh́n tôi, và với giọng khô khan, ông nói:

- Thưa Hoàng thượng, Ngài rất cởi mở. Nhiều người v́ tham vọng cá nhân, chỉ làm cho rắc rối mà thôi…

 

- Thưa Ngài Tổng thống, Ngài định nói ai vậy?

 

- Thưa Hoàng thượng, chức vụ của Tổng thống không cho tôi mấy sáng kiến độc lập lớn lao, ngược lại, nó đem đến cho tôi rất nhiều tin tức chính xác. V́ vậy, trong một bữa tiệc gần đây, Ngài đă tỏ bày cảm tưởng của Ngài với một số thực khách vốn không mấy cảm t́nh với các thân hữu chính trị của chúng tôi, và do thế, họ đă viết một bài bảo không mấy có lợi cho chính phủ…

 

Quả thật, trước khi tôi gặp các nghị sĩ thuộc đảng De Gaulle, ông Gaston Palewki đă viết một bài đả kích mạnh mẽ chính sách của Pháp về Việt Nam, và ông ta kết luận rằng, sự đó chỉ có thể đưa tới sự tan vỡ hoàn toàn giữa Pháp và Việt Nam.

 

Tôi nh́n vị Tổng thống và cân nhắc từng chữ:

- Thưa Ngài Tông thống, tôi không bao giờ cần phải tỏ bày tâm sự với bất cứ ai. Lập trường của tôi, ai cũng biết cả rồi. Tôi đă từng nhắc lại nhiều lần cho các vị đại diện cao cấp của Pháp ở Đông Dương. Hẳn Tổng thông đă biết. Nó vốn gồm có hai chữ: Độc lập và Thống nhất của Việt Nam.

 

- Xin Hoàng thượng đừng để bọn đảng viên De Gaulle gây ảnh hưởng. Trái với điều họ tưởng, chính phủ bao giờ cũng đủ quyền lực để giữ lời hứa cho nước Pháp. Và trên cả chính phủ, chính tôi là người giữ điều hứa hẹn đó…

 

- Thưa Tổng thống, xin Tổng thống yên trí. Nước Việt Nam một khi ḥa b́nh được văn hồi, cùng với độc lập và thống nhất, chỉ c̣n có một quan tâm, đó là sự hợp tác và liên kết với nước Pháp.

 

Từ năy vẫn giữ yên lặng, Thủ tướng Ramadier, giữa hai khói thuốc, liền mở ra một câu chua chát:

- Và như vậy, th́ chỉ c̣n chờ Hoàng thượng trở về Việt Nam để thi hành nhiệm vụ của ḿnh.

 

Để chấm dứt không khí lạnh nhạt sau câu nói gần như vô duyên đó, tôi đứng lên và lấy một nụ cười rất tươi, tôi thốt mấy lời cáo biệt:

- Hẳn quí Ngài đă thấy không có sự ǵ thay đổi, v́ Ngài Thủ tướng Ramadier mời tôi trở về nhậm chức như ông đă bảo cho một nhân viên không mấy sốt sắng - vẫn cười tươi hơn, tôi nói tiếp - Tôi sẽ trở về Việt Nam khi nào mà tôi cho là đúng lúc nhất, dù sao nữa không bao giờ trước khi nước Pháp đă trả lại nền thống nhất cho nước tôi.

 

Sự đối phó gay cẩn này chứng tỏ cho tôi biết chính phủ Pháp đang đi vào ngơ cụt. Vị trí của tôi đă khá vững vàng nữa, nhưng tôi cần phải cảnh giác mọi biến chuyển tại chỗ. Nếu thời gian có lợi cho tôi đối phó được với những tranh luận chính trị ở Pháp, th́ lại không phải vậy tại Việt Nam. V́ chính phủ Xuân không thể hoạt động ǵ được, th́ t́nh thế lợi cho Việt Minh càng lớn. Họ cảm thấy thời gian đang tới để có thể dựa vào Tàu, lúc ấy đă rơi trọn vào tay bọn cộng sản rồi, để có thể đương đầu mạnh mẽ.

 

Ḿnh cần phải vượt trước họ.

 

Sau vài tuần lễ, khi nhậm chức ở Đông Dương, ông Pignon đến thăm tôi vào một ngày tháng chạp năm 1948. Ông ta biết là tôi không muốn nghe ǵ, khi vấn đề cụ thể đối với độc lập và thống nhất chưa được giải quyết, nên bảo tôi ngay:

- Thưa Hoàng thượng, tôi xin Ngài hăy coi như tất cả mọi điều xảy ra ở vịnh Hạ Long đều bị vượt qua. Nay cần phải đặt lại căn bản mới để đi thẳng đến sự kiến tạo nước Tân Việt Nam.

 

- Tôi rất đồng ư với Ngài Cao ủy, để trang bị cho nước Việt Nam một qui chế giúp cho nó có thể tự bảo vệ lấy nền độc lập và thống nhất của ḿnh.

 

Trong thâm tâm, hẳn ông Pignon cũng ư thức được rơ ràng, cần phải xúc tiến nhanh chóng, nên muốn mong dựa được vào tôi để đẩy mạnh lên. V́ ông cảm thấy rơ rằng sự thay đổi này sẽ được hỗ trợ bằng một yếu tố mới. Ổng ta yêu cầu tôi tiếp xúc lại với Thủ tướng Queuille.

 

V́ vậy, sau khi ăn tết với gia đ́nh ở Thorenc, tôi đến Paris và gặp Thủ tướng chính phủ. Tôi nhă nhặn nhắc lại lời hứa hẹn của ông và sự giúp đỡ mà tôi đă giúp ông trước kia, để cho ông hiểu rằng nước Pháp chỉ cần xác nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam, với sự bảo đảm của Tổng thống Pháp là chúng tôi có thể xúc tiến ngay công việc được. Ông Queuille lúc nào cũng nhă nhặn không tỏ ǵ là phản đối cả. Chắc chắn là ông Pignon đă sửa soạn trước.

 

Vào trung tuần tháng giêng năm 1949, cuộc đàm phán bắt đầu. Rất nhanh chóng nó thành hai h́nh rơ rệt. Sự đe dọa của Cộng sản Tàu càng củng cố thêm cho nó, v́ quân đội của Mao Trạch Đông đă tiến vào Bắc Kinh ngày 22 tháng giêng. Một hội đồng hỗn hợp được thành lập ngày 12 tháng 2 để nghiên cứu từng điểm một ghi trong bản thể chế ở vịnh Hạ Long.

 

Phái đoàn Pháp do ông Herzog làm trưởng phái đoàn, gồm có quí ông Marolles, De Pereya, De Raymond, Risterruci, Thiếu tá Ploix, sau đó thêm năm vị chuyên viên nữa là quí ông Gonon, về vấn đề tài chánh, Anziani, về kinh tế, Torre về kế hoạch, Dannaud về văn hóa, và Đại tá Brebisson về quân sự. Phái đoàn Việt Nam do Hoàng thân Bửu Lộc, luật sư ở Paris là nơi ông từng du học, là trưởng phái đoàn, gồm có ông Nguyễn Đắc Khê, luật sư, Bác sĩ Phan Huy Đán, và quí ông Phạm Văn Bính, Trương Công Cừu, Nguyễn Quốc Định và Đinh Xuân Quảng, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn. Thủ tướng Trần Văn Hữu đến Paris ngày 13, theo dơi cuộc đàm phán, đại diện cho Thủ tướng Xuân. Các nhà chuyên môn kết thúc các bản tường tŕnh vào ngày 28 tháng 2, và ngày 8 tháng 3, vào buổi trưa, tất cả chúng tôi đều tập trung đủ mặt ở văn pḥng Tổng thống Vincent Auriol ở điện Elysée để cùng kư kết. Trước buổi lễ ngắn ngủi này, về phía Pháp có Thủ tướng Queuille, ông Robert Lecourt, chương ẩn, ông Georges Bidault, bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Paul Coste Floret, bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại, Cao ủy Léon Pignon và ông Parodi. Bên cạnh tôi có Hoàng thân Vĩnh Cẩn, Hoàng thân Bửu Lộc, Thủ tướng Trần Văn Hữu và Bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn.

 

Tổng thống Vincent Auriol đọc một bài diễn văn ngắn nhưng rất cảm động để chúc tụng tất cả các nhà trí thức và chính trị Việt Nam đă đứng xung quanh tôi, đoàn kết, nhất trí. Tôi cũng đáp từ ngắn để tỏ ḷng tri ân đối với nước Pháp đă trao trả nền độc lập và thống nhất cho Việt Nam.

 

- Từ nay, thỏa ước này sẽ thay thế tất cả các hiệp ước do tổ tiên tôi đă kư kết, và tôi nhấn mạnh, Tôi sẽ đặt chân lên đất nước tôi, sống chung với nhân dân nước tôi, đă có một lănh thổ và biên giới lịch sử. Và tôi cam đoan đặc biệt bảo đảm cho quyền lợi vật chất và văn hóa Pháp”.

 

Chúng tôi kư các văn kiện và trao đổi lẫn cho nhau. Thỏa ước thật ra gồm ba bản tất cả.

 

Bản đầu tiên là bức thư của Tổng thống Cộng hoà Pháp quốc, kiêm Chủ tịch Liên hiệp Pháp gửi Hoàng đế Bảo Đại. Dựa vào thỏa hiệp mùng 5 tháng 6 năm 1948, bản tài liệu này ấn định những điều khoản về nền thống nhất của Việt Nam, vấn đề ngoại giao, các vấn đề quân sự, chủ quyền nội bộ, vấn đề tư pháp, vấn đề văn hóa và giáo dục, vấn đề kinh tế và tài chính. (Xin xem phụ đính IV.)

 

Bản tài liệu thứ hai là bản xác nhận đối với những điều khoản của bản thứ nhất cho sự thỏa thuận của tôi, để xác nhận đúng y như bản thứ nhất, mà tôi gửi lại cho Tổng thống Cộng ḥa Pháp quốc kiêm Chủ tịch Liên hiệp Pháp.

 

Bản tài liệu thứ ba, là bức thư của vị này, vẫn gửi cho tôi là Hoàng đế Bảo Đại để bổ túc, theo lờl yêu cầu của tôi, tất cả các điểm liên hệ đến nền thống nhất của Việt Nam, và các vấn đề ngoại giao, nhất là về việe trao đổi sứ thần. Tất nhiên, bản thỏa hiệp cũng chẳng có ǵ mới lạ. Do thỏa hiệp này, nước Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, và sẵn sàng công nhận nền thống nhất của nó, nếu tất cả dân chúng đều quyết định. Nhưng nó có cái lợi to lớn là, không phải dựa vào bản tuyên bố chung kư ngày 5 tháng 6 năm 1948, để phải căn cứ vào bản thể chế vốn hạn chế tất cả mọi ảnh hưởng này nọ.

 

Từ đây, chính phủ Việt Nam được toàn quyền hành động của một nước độc lập. Nó tự đảm trách lấy tiền ngoại giao trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp, nhưng được làm tṛn sứ mệnh riêng tư của nước ḿnh, có quân đội quốc gia, thẩm quyền tư pháp đối với toàn thể dân chúng, mà chỉ riêng có người Pháp mới được hưởng qui chế tư pháp hỗn hợp. Nó tự đảm trách về tài chánh. Không c̣n có vấn đề Liên bang Đông Dương nữa, chỉ có sự ḥa đồng trên b́nh diện tiền tệ với hai nước Cam Bốt và Lào.

 

Chỉ c̣n một hạn chế duy nhất đang tồn tại, đó là ảnh hưởng của Liên hiệp Pháp, hay là ảnh hưởng do chiến tranh đang xảy ra trên đất nước.

 

Sau lễ kư kết đó, phái đoàn chúng tôi trở về khách sạn Plaza, ở đó tôi giữ lại một số tùy viên.

 

Từ đây trở đi, tôi đă thu hồi được đất Nam kỳ, tôi coi như nhiệm vụ của tôi về điều đ́nh đă chấm dứt. Giai đoạn mới này, là nhiệm vụ của tôi để tái tạo nước Việt Nam. Thỏa hiệp mùng 8 tháng 3, có một cái lợi lớn lao là vẫn giữ được liên hệ với nước Pháp, nhưng các vấn đề chi tiết đối với tôi không cần biết tới. Nếu tôi chấp nhận vào Liên hiệp Pháp, sự đó không có ǵ là quan hệ nhiều. Đó chỉ là một nguyên lư xa vời… và của Pháp. Tại sao? Bảo rằng ở trong Liên hiệp Pháp, bởi v́ các quốc gia này phải ở mức b́nh đẳng mới xứng đáng? Hơn nữa, giá dụ bét đi, tôi có thể là chư hầu của Quốc vương Pháp, nhưng chắc chắn không phải là chư hầu của Tổng thống Cộng ḥa Pháp quốc. Sau nữa, thỏa hiệp này trước mắt tôi, chỉ là một giai đoạn để tiến tới độc lập hoàn toàn. Sự thành đạt về đôc lập như thế, đă xảy ra cho các nước lân cận ở Đông Nam Á như Phi Luât Tân, Miến Điện, Ấn Độ… làm tôi càng tin tưởng trong hy vọng. Tôi tin tưởng rằng thỏa ước mùng 8 tháng 3 phải là một yếu tố nhất định đưa đến văn hồi ḥa b́nh. Hỏi Việt Minh c̣n có thể đ̣i hỏi ǵ nữa khi tôi đă thành công, mà họ th́ bị thảm bại ở các hội nghị Fontainebleau và Đà Lạt, vào năm 1946.

 

Vấn đề duy nhất và tức khắc hiện nay, là cần phải biết bằng cách nào, vấn đề giải quyết sự tái sát nhập của Nam kỳ. Mấy hôm sau, tôi hỏi Thủ tướng Queuille, ông ta đáp:

- Chính chúng tôi cũng chưa rơ. Hiến pháp của Pháp là nhất định: “Không ai có thể phạm vào sự sứt mẻ của lănh thổ được...”

 

- Hiến pháp của nước Pháp không phải là vấn đề của nước tôi. Ngài cần phải t́m ngay một giải pháp. Chắc Ngài hiểu rằng, tôi chỉ trở về Việt Nam khi vấn đề này được vĩnh viễn giải quyết.

 

Để dễ dàng cho mọi sự thảo luận, tôi bổ nhiệm Hoàng thân Bửu Lộc làm Đổng lư Văn pḥng. Ông ta thuộc hoàng tộc, trong chi nhánh của người em vua Minh Mạng. Ông ta chọn nhân viên trong số những người đồng quan điểm với tôi ở các chức vụ đổng lư sự vụ, công cán ủy viên… Trong số này, có Luật sư Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Quốc Định, vốn là thạc sĩ Luật, các Bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn, và Đinh Xuân Quảng. Tất cả đều đă dự vào việc thiết lập ra thỏa ước mùng 8 tháng 3.

 

Ông Pignon cũng không chịu để mất th́ giờ. Ông biết chính ông ta cũng cần phải xúc tiến nhanh chóng. Ông ta được Thủ tướng Queuille và ông Coste Floret cho phép toàn quyền dùng mọi thể thức cấp bách để áp dụng bản tài liệu thứ ba của thỏa ước.

 

Đầu tiên, Quốc hội Pháp bầu một đạo luật đặt ra một Quốc hội địa phương ở Nam Việt Nam. Quốc hội này có nhiệm vụ cho ư kiến về sự thay đểi qui chế cho Nam kỳ, trên nguyên tắc.

 

Ngày 10 tháng 4, Quốc hội địa phương này được bầu, nhưng v́ hoàn cảnh chưa cho phép tổng bầu cử, nên chỉ có khoảng 2000 hào trưởng được gọi ra để bầu lẫn nhau mà thôi.

 

Quốc hội bầu ra này gồm có 50 đại biểu Pháp và Việt, để chia nhau quyết định thiên Việt trong việc thống nhất, hay thiên Pháp để vẫn giữ y nguyên căn bản Nam kỳ tự trị như trước. Vài hôm sau khi được bầu, Quốc hội này họp và bỏ phiếu đầu tiên. Kết quả vẫn mơ hồ: 25 phiếu sát nhập vào Việt Nam c̣n 25 phiếu giữ nguyên vị trí tự trị. Tôi đă từng nói rơ nhận định của tôi: Sự bỏ phiếu để tái sát nhập vào Việt Nam phải đủ rơ rệt, để không c̣n có điểm nghi ngờ nào đối với ḷng dân Nam bộ.

 

V́ vậy, sau khi tôi vừa được tin kết quả của sự bỏ phiếu đầu tiên, tôi liền chỉ thị cho chiếc DC-4 mà chính phủ Pháp đă dành riêng cho tôi để trở về Việt Nam, đang đợi tôi ở phi trường Nice, phải trở lại ngay Paris, đồng thời tôi cũng hủy bỏ tất cả các sự sửa soạn hành trang để trở về.

 

Hoang mang tột độ, chính phủ cử ông Pignon về gấp Sài G̣n. Ngày 23 tháng 4, Quốc hội địa phường họp lại, th́ số phiếu đạt được là 45 phiếu thuận và 5 phiếu chống, đối với việc sát nhập. Hy vọng của tôi tràn trề. Nền thống nhất đất nước đă được phục hồi. Trung thành với lời hứa hẹn của tôi, không cần phải đợi Quốc hội Pháp chuẩn y, v́ đang lúc nghỉ hè, ngày 24 tháng 4, tại Cannes, tôi mở một cuộc họp báo. Tôi nhắc lại ba giai đoạn của thủ tục mà chính phủ Pháp đặt ra để thi hành: Lập một Quốc hội địa phương ở miền Nam Việt Nam, bầu cử và hỏi ư kiến Quốc hội ấy, duyệt y ư chí của Quốc hội này, do Quốc hội Pháp quản chế qui chế mới đối với miền Nam Việt Nam, tôi nhấn mạnh đến tính chất hiến định của thủ tục này:

“… Điều thứ nhất đă hoàn toàn thực hiện. Điều đó rất quan hệ, v́ nó mở ra một thể thức, và bởi v́ nó hiến cho Quốc hội Pháp cơ hội để hiểu rơ hoàn cảnh về vấn đề của Việt Nam.

 

“Quyết định do Quốc hội Pháp đặt ra một Quốc hội địa phương ở Nam Việt Nam đă được ghi nhận trong nền chính trị của nước Pháp. Ngay ṿng thứ nhất, bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại, và nhiều diễn giả của khối đa số, vẫn nhấn mạnh một cách hữu lư đến chỗ liên tục của nền chính trị Pháp quốc ở Việt Nam, đến chỗ thống nhất ba kỳ. Sự liên tục về vị trí cửa các chính phủ Pháp vẫn nhất định, không thay đổi.

 

“Thật vậy, trong bản tuyên ngôn ngày 6 tháng 3 năm 1946, đă ghi rơ: về việc thống nhất ba kỳ, chính phủ Pháp cam đoan công nhận những quyết định của sự trưng cầu dân ư.

 

“Bài diễn văn của ông Bollaert ở Hà Đông cũng nhắc lại rằng: Chính phủ Pháp không dính líu ǵ vào việc thống nhất ba kỳ, vốn là nội bộ của nước Việt Nam. Chỉ có dân chúng địa phương mới liên hệ đến, và sự giải quyết là phần của họ.

 

“Và cuối cùng bản tuyên ngôn ở vịnh Hạ Long đă nhẩn mạnh rằng: Nước Pháp long trọng công nhận nền độc lập của Việt Nam, và sự thống nhất là thuộc toàn quyền của Việt Nam. Lời tuyên bố này đă được Quốc hội Pháp long trọng duyệt y.

 

“Giai đoạn thứ hai vừa hoàn tất, như quí ông đă được biết, theo quyết định của Quốc hội địa phương Nam Việt Nam, để thống nhất ba kỳ, nghĩa là sự sát nhập của Nam Việt Nam vào các phần đất khác của nước Việt Nam. Theo ư kiến tôi, quyết định này, đă theo một thể thức đă được định trước, là yếu tố quyết định. Phù hợp với nguyện vọng của chính phủ Pháp, và theo các nguyên tắc hoàn toàn dân chủ, để cho dân chúng liên hệ được tự ḿnh đặt trong Liên hiệp Pháp. Dân chúng Nam Việt Nam đă ngỏ ư rồi, sự trở về Việt Nam của tôi đă có thể thực hiện, và tôi thấy không c̣n cần thiết để nấn ná ǵ nữa.

 

“Thật vậy, giai đoạn ba là giai đoạn, theo đúng hiến pháp của nước Pháp, Quốc hội Pháp phải chấp nhận quyết định của Quốc hội địa phương Nam Việt Nam, và không có ǵ thay đổi về căn bản của vấn đề: Không phải là tôi dám nói thế này để làm giảm giá trị của Quốc hội Pháp, khi ngờ vực rằng đây chỉ là một h́nh thức chính trị, bởi v́ không có người Việt Nam nào, hay một người bạn của Pháp nào, đă dám cho rằng những lời cam kết rơ rệt và long trọng mà tôi vừa nhắc lại đây, của quốc gia cao thượng của quí ông, lại đi ngược lại với truyền thống cũng như với lư tưởng dân chủ, để hủy bỏ lời tuyên bố đă từng cam kết.

 

“Một quyết định hảo ư của Quốc hội mà tôi tin chắc sẽ đến, y như các thể thức quan trọng đă được thực hiện, nên tôi thấy không cần phải chần chờ, để trở về. Căn bản của tôi đă đạt được ở Pháp rồi, th́ từ nay trở về của tôi cũng rất cần thiết. Nhiệm vụ đang đợi tôi rất rộng lớn và phức tạp, và rơ ràng là chỉ ở ngay trong nước tôi, và giữa các đồng bào của tôi, tôi mới có thể hiểu thấu được những nét chính, mà sự thống nhất đất nước tôi, mới giúp tôi được dễ dàng.

 

“Lư do chính mà tôi vừa nhận được từ chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam do bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ báo cho tôi biết, th́ sự trở về của tôi là rất cần thiết.

 

“Tôi không muốn làm thất vọng, dù trong ít ngày, những nguyện vọng tha thiết của nhân dân tôi, từng đặt tín nhiệm nơi tôi, đang quằn quại trong đau khổ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại rằng sự mau chóng của quyết định sau cùng của Quốc hội Pháp là điều kiện tiên quyết trong nhiệm vụ của tôi vậy. Nó chứng nhận mạnh mẽ sự tín nhiệm hỗ tương đă mở màn ra cuộc đàm phán. Chúng tôi nghĩ rằng, vào khoảng đầu tháng sáu tất cả đều đă được hoàn tất.

 

“Chính phủ Pháp đă hiểu thấu sự lo âu của tôi phải đem về cho đất nước, sự sung sướng cho nguyện vọng quốc gia đối với nền thống nhất lănh thể. Một thái độ hiểu biết ấy đă là một sự giúp đỡ rồi. Sự giúp đỡ quí báu tường tự nữa là nước Pháp sẽ chứng tỏ bằng cách cho lần lượt thực hiện các điều khoản của thỏa ước mùng 8 tháng 3, vốn rất phong phú để thành tựu. Tôi rất sung sướng được ca tụng nhăn giới cao rộng và tinh thần dân chủ rất Pháp và rất nhân ái của Ngài Coste Floret, bộ trưởng bộ Pháp quốc Hải ngoại. Tôi cũng nói lên cảm t́nh nồng nhiệt đối với Ngài Léon Pignon, Cao ủy Pháp ở Đông Dương, mà dân chúng Việt Nam vô cùng khâm phục những đức tính cao cả. Tôi tin rằng với những nhà đại diện lỗi lạc ấy của nước Pháp, thỏa ước mùng 8 tháng 3 sẽ được thực thi trong một bầu không khí tín nhiệm và thân hữu.

 

“Đó chính là sự liên tục của một nền chính trị thân hữu, được đặt vào tay những nhà lănh đạo siêu việt, để đem lại t́nh hữu nghị giữa hai nước chúng ta, và góp phần vào sự củng cố ḥa b́nh và sự thịnh vượng cho toàn thể Liên hiệp Pháp”.

 

Tôi rời nước Pháp bằng chiếc DC-4 riêng của Tổng thống mà chính phủ Pháp dành cho tôi. Hoàng hậu và các con chúng tôi vẫn ở lại Cannes, để bọn trẻ tiếp tục học hành. Ch́ có Bác sĩ Nguyễn Mạnh Đôn và người em họ Vĩnh Cẩn theo tôi trở về.

 

--------------------------------

 

1.- Rồng vàng: Giấy 500$ giữ y nguyên giá trị, Rồng xanh: Giấy 500$ bị hủy bỏ.

2.- Xin xem bản phụ đính. Mặc dù sự vô tín nhiệm của người Pháp, chủ tịch vẫn đi Pháp vào ngày 31 tháng 5. Chủ tịch rất kỳ vọng ở cuộc gặp gỡ với chính phủ Pháp, thế nhưng khi cụ đến nơi, th́ Pháp lại không có chính phủ. Điều quan trọng nhất, là ngày hôm sau ngày cụ sang Pháp, tức ngày 1 tháng 6, người Pháp đặt ra một chính phủ lâm thời của xứ Nam kỳ tự trị, do Bác sĩ Thinh cầm đầu. Đây là chứng cớ của sự gian ngoan của Pháp.

3.- Đô đốc Thierry D’Argenlieu được bổ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương ngày 17 tháng 8 năm 1945. Ông rời bỏ nhiệm sở ngày 24 tháng 2 năm 1947. Như vậy, Hoàng đế Bảo Đại không có dịp gặp ông.

4.- Đây là Bác sĩ Descoeudres, đại diện hội Hồng thập tự quốc tế, được cử đến Việt Minh với một sứ mệnh hoàn toàn nhân đạo, khi trở về, đă đem lại bức giác thư, cho viên Tư lệnh Pháp để gửi cho người nhận (Léon Blum).

5.- Trong cuộc hội nghị bỏ túi này, có những đại diện của các đảng phái quốc gia Việt Nam Quốc dân đảng, v.v… các giáo phái… như quí vị: Đặng Hữu Chí, Trần Quang Vinh, Lê Văn Hoạch, Phạm Công Tắc, Nguyễn Khoa Toàn, Hà Xuân Tố, Phạm Văn Hai, Đỗ Quang Giai, Lương Danh Môn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Ty, Ngô Quốc Côn, Nguyễn Thúc Loan, Phạm Đ́nh Tuyên, Nguyễn Thức, Ngô Khánh Thực, Trương Vĩnh Tống, Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Văn Dần…

6.- Chân mạng đế vương

7.- Haut Commissaire: Chữ tắt chỉ Cao ủy.

 

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính