Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

PHẦN THỨ III c

 

Kêu gọi và giáo đầu 1947

 

 

Kể từ đầu năm 1947, nhiều nhân vật liên tiếp kéo đến Đông Dương. Những nhận xét của họ nhiều khi trái ngược hẳn nhau. Như Tướng Leclerc được cử đến quan sát, đă tuyên bố khi đi qua Sài G̣n: “Vấn đề chống cộng là một chiếc đ̣n bẩy rất mạnh, nhưng chưa có chỗ tựa, c̣n kéo dài chờ đợi đến khi nào có thực lực quốc gia”. Ngược lại, Marius Moutet, bộ trưởng Bộ Thuộc địa, vốn thuộc đảng xă hội, cũng được cử đến quan sát, khi trở về đă xác nhận rằng, chỉ có điều đ́nh trở lại với Việt Minh được mà thôi.

 

Nhờ một số tả hữu bên cạnh, nay tôi đă biết tất cả mọi diễn biến xảy ra ở Việt Nam cũng như ở Paris, thêm một số nơi khác, mà họ đem đến cho tôi hàng ngày, từ phía này hay phía kia, các lời tuyên bố lúc nào cũng nẩy lửa và mâu thuẫn.

 

Tôi cũng biết rằng Đô đốc Thierry D’Argenlieu, sau nhiều lần tiếp xúc với các nhân vật quốc gia như Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Mạnh Hà và Hoàng Xuân Hân, đă viết một tờ tŕnh gửi lên chính phủ Pháp ngày 14 tháng giêng, trong đó ông ta không ngần ngừ ǵ mà đưa ra giải pháp “trở lại nền quân chủ cố hữu...” Nhận định ấy được hai nhân vật phụ tá ông ta là ông Pignon và Torel nhiệt liệt tán thành.

 

Tại Pháp, lúc ấy chính phủ Ramadier vừa thay thế chính phủ của Léon Blum, và ra lời tuyên bố được đọc trước Quốc hội ngày 21 tháng giêng, có câu như sau: “Nước Pháp sẵn sàng thực hiện sự thống nhất ba kỳ ở Việt Nam, nếu đó là ư kiến chung của tất cả nhân dân Việt Nam, và công nhận nền độc lập của Việt Nam nằm trong Liên hiệp Pháp và trong Liên bang Đông Dương”.

 

Tôi đă sưu tầm được bản Hiến pháp mới của nước Pháp, được Quốc hội bỏ phiếu ngày 27 tháng 10 năm 1946, đặt nền tảng về Liên hiệp Pháp mà sau đó người ta bàn tán rất nhiều. Theo bản này, đă có sự thu hẹp đối với điều mong muốn cửa tôi. Bản tuyên bố của tân chính phủ có một câu chứng tỏ sự bất nhất, mập mờ và mâu thuẫn ngay với câu đầu: “Chúng tôi sẵn sàng điều đ́nh với nhà đại diện chính thức và có tư cách của quốc gia”. Không có ǵ rơ ràng hơn.

 

Có lẽ để tỏ thiện chí, viên Cao ủy Pháp đă công bố ngày 1 tháng 2, một sắc lệnh trao trả quyền hành cho chính phủ Nam kỳ, do Bác sĩ Lê Văn Hoạch, thay thế Bác sĩ Thinh, cầm đầu. Nhưng những biện pháp ấy, chỉ có trên nguyên tắc.

 

Đầu tháng hai, Giáo trở lại Hong Kong. Ông ta báo cho tôi biết về tin tức gia đ́nh tôi, đang trú ẩn tại tu viện của các Cha người Canada ở Huế. Kinh đô Huế cũng trải qua những ngày ghê gớm. Trong một tháng rưỡi, trại binh Pháp bị bọn tự vệ vây chặt kể từ chiều ngàỵ 19 tháng chạp. Hoàng hậu và các con chúng tôi phải rời biệt thự để tránh khỏi bị bắt cóc.

 

C̣n về hoàng cung, th́ bị cướp sạch. Nhiều cung điện bị tàn phá. Hai cầu trên sông Hương, và chiếc cầu trên đường quan lộ, và đường xe lửa bị phá hủy. Tôi không hiểu lư do sự tàn phá này, ngờ rằng đây là do những người làm cách mạng muốn trở về thời cổ lỗ tiêu sơ cũ.

 

Ở Sài G̣n, Giáo đến gặp Thierry D’Argenlieu, khi ông này biết là đang ở với tôi, nên cho vời Đô đốc hỏi về hoàn cảnh của tôi cũng như về ư định. Trong dịp nói chuyện, viên Cao ủy Pháp đă tỏ ra thất vọng về giải pháp của Hồ Chí Minh. Giáo cũng đoan với tôi rằng, cuộc nói chuyện chỉ có vậy.

 

Tuy nhiên, nhiều lần, ông ta luôn nhắc tôi:

- Trong bản tuyên ngôn ngày 21 tháng giêng, chính phủ Pháp đă lưu ư là sẵn sàng thực hiện thống nhất ba kỳ, và không phản đối nền độc lập của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp và trong Liên bang Đông Dương…

 

Qua câu nói đó, tôi cảm thấy người Pháp đă rỉ tai Giáo, khi ông này ở Sài G̣n. Ông nay chỉ học thuộc ḷng câu ấy mà thôi. V́ vậy tôi đáp:

- Đừng tin như vậy, Giáo. Chính phủ ba thành phần của Pháp hiện nay c̣n lâu mới thực hiện được mọi chuyện dễ dàng. Phe th́ trung thành ủng hộ Hồ Chí Minh, phe th́ chống lại do vụ 19 tháng chạp. C̣n phe cuối cùng, th́ sẵn sàng điều đ́nh với cả mọi người không bỏ ai, trong ván bài chính trị ở nước ta. Như thế là giải pháp không thể thực hiện được.

 

Đô đốc D’Argenlieu được gọi về Paris. Ngày 5 tháng 3, ông Emile Bollaert được cử làm Cao uy Pháp ở Đông Dương. Một cuộc bàn căi sôi nổi đă xảy ra ở Quốc hội ngày 11, ngày 14, ngày 18 và ngày 20 tháng 3. Ông Ramadier nhắc lại những điều khoản của bản tuyên ngôn ngày 21 tháng giêng:

- Độc lập trong Liên hiệp Pháp có nghĩa là có quyền tự cai trị lấy, có quyền điềũ khiển nội bộ một cách dân chủ, có quỵền thành lập và lựa chọn chính phủ, có quyền đặt thể chế mà nhân dân Việt Nam mong muốn như ư nguyện ấy. Tôi cũng nói rằng thống nhất ba kỳ, nếu tất cả các dân tộc Việt Nam đều mong muốn, và tôi cần nhắc lại là: Theo h́nh thức mà họ mong muốn…

 

Và thủ tướng nhấn mạnh đến những khoản được ghi nhận trong bản hiến pháp được tu chính lại ngày tháng 10 năm 1946:

- Ngoại giao và quốc pḥng chung cho tất cả các quốc gia trong khối Liên hiệp Pháp, và Cộng ḥa Pháp quốc, v́ quyền lợi chung, chịu trách nhiệm điều khiển…

 

Ông ta giải thích thêm nữa rằng:

- Ngày nay không c̣n phải bận tâm đến thoả ước ngày mùng 6 tháng 3. Sự đó chỉ nằm trong khuôn khổ của bản Hiến pháp nội bộ của chúng tôi, và chỉ dùng để có thể tạo dựng được một cơ cấu hữu hiệu… Với ai đây? Chúng tôi xin miễn nêu danh, ông bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại cũng như tôi, chúng tôi không đọc đến tên ai, và chúng tôi cũng không thể đọc được tên ai, v́ đang có một tẩm màn che khuất các diễn biến ở Việt Nam… Chắc chắn đă có những kẻ tội phạm. Họ là ai? Đó là câu hỏi đầu tiên vậy. Dù sao nữa, chúng tôi không thể bảo rằng dân chúng Việt Nam là kẻ tội phạm. Chúng tôi giơ tay ra đón họ, và sẵn sàng hiến cho họ nền tự do. Vậy th́ chỉ có dân tộc Việt Nam chứ không phải chúng tôi, chỉ có dân chúng Việt Nam tự t́m lấy lănh tụ của ḿnh, họ được tự do t́m kiếm, không bị chúng tôi hay bất cứ ai dùng khủng bố mà bắt buộc họ được. Chúng tôi sẽ nghiêng ḿnh trước sự lựa chọn của họ, vi chúng tôi tin rằng như vậy chúng tôi sẽ được bảo đảm hơn trong sự điều đ́nh, hơn là điều đ́nh kiểu tạp nham, để không thể thỏa măn được nguyện vọng đích thực của dân chúng.

 

Câu cuối cùng này, phải chăng là câu chống đối với định kiến của Đô đốc D’Argenlieu đối với tôi? Tôi có quyền nghĩ như vậy. Và cũng chẳng phải chỉ có ḿnh tôi nghĩ như vậy… Ngày 21 tháng 3, Hồ Chí Minh tự chiến khu bí mật, cũng lên tiếng phản đối:

- Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố long trọng rằng dân tộc Việt Nam chỉ có một điều… mong ước là nền thống nhất và độc lập nằm trong Liên hiệp Pháp và chúng tôi cam kết tôn trọng quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp ở Việt Nam. Nước Pháp chỉ cần tuyên bố một chữ là lập tức sẽ ngưng ngay các hận thù, hầu cứu văn rất nhiều sinh mạng và nối lại t́nh hữu nghị và ḷng tín nhiệm. Nếu bỏ mặc sự thành thực và tha thiết mong muốn ḥa b́nh của chúng tôi, người Pháp vẫn cứ muốn tiếp tục chiến tranh, th́ họ sẽ mất hết, không được tí ǵ, bởi chiến tranh sẽ chỉ đưa đến sự căm hờn, thù hận giữa hai dân tộc…

 

Một thông tín viên hăng United Press hỏi tôi về lời tuyên bố này:

- Thưa Ngài, với địa vị là cố vấn tối cao chính phủ Hồ Chí Minh, Ngài có nhận lănh đạo phái đoàn điều đ́nh hay không?

 

- Không, tôi không nhận điều đ́nh với tư cách cố vấn tối cao…

 

Câu trả lời ấy có vẻ mập mờ, nên đă được người ta bàn tán xôn xao. Trước mắt quần chúng, quả nhiên tôi vẫn là cố vấn tối cao. Đó là một lá bài mà tôi chưa muốn từ bỏ, nhưng tôi đă quyết định dứt khoát cắt đứt với bọn người đă làm đổ máu, và muốn thắng ở chỗ mà họ đă thất bại.

 

Nhất là có nhiều xu hướng đang thành lập. Như đại hội Mặt trận Quốc gia Liên hiệp họp ở Quảng Châu, dưới sự bảo trợ của các tướng quân phiệt Trung Hoa, miền Nam, những nhà ái quốc quốc gia Việt Nam lưu vong sang Tàu: Cao Đài, Ḥa Hảo, dân chủ xă hội, thanh niên quốc gia, đă họp và đi đến quyết định thành lập “Mặt trận Quốc gia Dân tộc chống Cộng sản” và các lănh tụ của mặt trận này tuyên bố sẽ đặt dưới quyền điều khiển của tôi.

 

Ngày 1 tháng 4, vị tân Cao ủy Bollaert tới Sài G̣n. Đối với ai không từng biết vấn đề Á Đông, th́ đó là sự đă chọn lầm nghề.

 

Mới đến nơi, ông này như muốn thanh toán hết những tàn tích của vị cao ủy tiền nhiệm. Léon Pignon, cố vấn chính trị của Đô đốc D’Argenlieu được bổ làm đại diện ở Cộng ḥa Cam Bốt và Albert Torel được cho nghỉ về Pháp. Bộ tham mưu của Bollaert gồm toàn người thông thạo các vấn đề Việt Nam: Pierre Messmer trở thành Chánh văn pḥng của Cao ủy, và Paul Mus là Cố vấn chính trị. Sự thiên tả của họ ai cũng biết. V́ vậy, Hồ Chí Minh cho Hoàng Minh Giám, bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tung một thông điệp ngày 19 tháng 4 gửi chính phủ Pháp:

“… Chính phủ Pháp do sự bổ nhiệm vị tân Cao ủy Pháp ở Đông Dương, như có thiện chí đưa nền chính trị đối với Việt Nam vào đường hướng mới, xứng đáng với nước Pháp mới… Để chứng tỏ sự tha thiết của Việt Nam đối với ḥa b́nh, và t́nh cảm nồng nhiệt đối với dân tộc Pháp, chính phủ Việt Nam đề nghị chính phủ Pháp nên chấm dứt ngay mọi hận thù, để mở những cuộc đàm phán hầu giải quyết mâu thuẫn trong ḥa b́nh”.

 

Tôi đă hiểu Hồ Chí Minh tạm đủ, để biết được rằng, khi đẩy chính phủ của ông Ramadier đến chân tường, ông ta đă dự trù tất cả mọi điều có thể xảy ra. Trong tất cả mọi trường hợp, dù là người Pháp tin vào lực lượng quân sự của ḿnh, để đặt ra những điều kiện không thể chấp nhận, hay dù cho họ giả trá điều đ́nh, để rồi lật lọng cầm vơ khí trở lại, hoặc họ chấp nhận nền tự trị và độc lập bằng cách đưa ra một chính phủ bù nh́n, mà rồi sự dàn xếp chẳng đi đến đâu, Hồ Chí Minh vẫn có cái lợi là đă đi bước trước. Nhưng Hồ Chí Minh đă phạm một lỗi lầm: ông ta không muốn chú trọng đến nhận định của tôi đă báo động vào tháng giêng năm 1946 là nước Pháp không có một tí nào muốn vào đường hướng cộng sản cả.

 

Quả nhiên, một biến cố bất ngờ đă làm đảo lộn những dự tưởng của ông. Ngày 5 tháng 5, sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ông Ramadier của các dân biểu cộng sản, ông này liền ra một sắc lệnh chấm dứt nhiệm kỳ của tất cả bộ trưởng cộng sản. Hồ Chí Minh mất tất cả các sự hỗ trợ trung thành của ḿnh ở ngay giữa chính phủ Pháp.

 

Ngày 15 tháng 5, Bollaert đến Hà Nội. Tại đây, ông ta đọc một bài diễn văn chứng tỏ một sự thay đổi quật ngược:

- Nước Pháp vẫn ở lại Đông Dương, và Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp. Đó là nguyên lư bất di bất dịch đầu tiên của nền chính trị của chúng tôi, và thật là sai lầm khi cho rằng, v́ quyền lợi của ḥa b́nh, mà để sự hoài nghi c̣n lởn vởn trong óc về vấn đề này. Sự có mặt của nước Pháp vẫn tồn tại ở nước này, từ trước đến nay vẫn là một thực tế, mà những nhà lănh đạo đă nhầm lẫn lớn, nếu không đếm xỉa đến trong sự tính toán của họ…

 

Sau khi tŕnh bày bằng những lời lẽ mập mờ, những lợi ích cho các quốc gia nằm trong Liên hiệp Pháp, ông ta nhắc lại lời kêu gọi cho tất cả các đảng phái:

- Tôi nói, tất cả các đảng phái, v́ chúng tôi không công nhận bất cứ nhóm nào, được độc quyền đại diện cho dân chúng Việt Nam… Thiện chí của tôi không muốn bị lợi dụng. Không ai có thể dùng h́nh thức khôn khéo, để qua mặt thiện chí đó.

 

Để chào mừng viên Cao ủy tới Hà Nội, một tờ báo quốc gia, tờ Thời Sự, đăng một lời kêu gọi, đứng tên ba nhân vật, từng là cựu dân biểu đối lập trong Quốc hội Hà Nội như sau:

- Theo ư của chúng tôi, nước Pháp chỉ có thể, và chỉ nên điều đ́nh với cựu Hoàng đế Bảo Đại. Ngài có thể trở về dưới danh nghĩa Hoàng đế, như trước kia, hay dưới danh hiệu Quốc trưởng, nhưng điều quan trọng nhất là nước Pháp điều đ́nh với Ngài và ủy nhiệm Ngài lập một chính phủ quốc gia, đứng với danh hiệu ấy, gồm các nhân vật có khả năng và đầy đủ uy tín trước mắt nhân dân. Một khi mà nền độc lập của Việt Nam được công nhận và chính phủ quốc gia được thành lập, th́ chúng tôi tin rằng tất cả dân chúng sẽ đứng bên cạnh chính phủ và nếu Việt Minh c̣n ngoan cố không chịu tuân theo, nếu họ cứ tiếp tục phá rối trị an, lúc ấy chính phủ sẽ đảm trách nhiệm vụ dẹp họ như dẹp bọn phản loạn…

 

Ngày 20 tháng 5, Nguyễn Văn Sâm, đại diện miền Nam cho Mặt trận Liên hiệp Quốc gia tuyên bố:

- Chính phủ Hồ Chí Minh chỉ là một chính phủ cộng sản, theo đuổi chính sách đảng trị và độc tài…

Lời tuyên bố kết thúc bằng sự tán dương “công dân Vĩnh Thụy, một nhà ái quốc, và là người đứng trên hết mọi đảng phái”.

 

Khi trở vào Sài G̣n, ông Bollaert ngày 24 tháng 5, đă ngưng lại ở Huế. Hội đồng An dân Lâm thời và Phong trào Tập hợp Quốc gia Việt Nam đă nhân dịp tổ chức một buổi biểu dương tinh thần quốc gia và quân chủ của nhân dân thành phố.

Tôi quan sát tất cả những hoạt động đó và chờ đợi.

 

Tôi không phải đợi lâu. Chỉ vài ngày sau, Cousseau nhân viên cai trị cũ, đang làm việc tại Lănh sự quán ở Hong Kong đến thăm tôi. Tôi tiếp ông ta ở Hong Kong khách sạn. Đối với nhân vật đáng mến, biết rơ nước tôi này, sự đàm thoại theo kiểu Á Đông.

 

Ông ta bắt đầu vào đề:

- Thưa Hoàng thượng, tôi đến đây với tính cách cá nhân thôi…

 

- Tôi biết lắm. Tôi đáp, và không nuôi một ngờ vực nào về nhiệm vụ mà ông ta đảm trách.

 

Sau một hồi lôi thôi kể lể những thảm cảnh ở Việt Nam do khủng bố và chiến tranh du kích làm hại kinh tế, ông ta nhấn mạnh đến sự cần phải tái lập ḥa b́nh cho đất nước.

 

- Thưa Hoàng thượng, Ngài đang muốn có ḥa b́nh. Nước Pháp cũng muốn như vậy. Và Ngài có thể đem đến sự hợp tác quí báu…

 

Tôi bắt đầu hiểu lư do sự kể lể:

- Tôi có thể đem đến được ǵ bây giờ? Đồng ư, tôi mong muốn ḥa b́nh, và càng nhanh chừng nào càng tốt, nhưng chẳng có ǵ trao đổi, khi mà nước Pháp đă không cho lại chúng tôi nền độc lập và thống nhất đă đạt được từ 1945.

 

- Thưa Hoàng thượng, Việt Minh đ̣i ít hơn Ngài.

 

- Trường hợp ấy, th́ nước Pháp cứ điều đ́nh với Việt Minh. Người Pháp vốn hay quên. Ông vừa chẳng bảo tôi rằng trong tất cả các sự liên lạc chính thức, người Pháp không muốn điều đ́nh với Hồ Chí Minh. Hay là ông coi tôi là một người điên.

 

Ông ta thú thật với tôi:

- Trước khi đọc diễn văn ở Hà Nội, ông Bollaert đă cử vào đầu tháng năm, viên Cố vấn Chính trị Paul Mus lên Việt Bắc để bí mật gặp Hoàng Minh Giám rồi sau đó Hồ Chí Minh. Ông này đă đưa ra những điều kiện của chính phủ Pháp, để ngưng mọi hận thù: Ngưng ngay tức khắc các hoạt động chiến tranh, khủng bố, và tuyên truyền trao trả lại hầu hết các quân cụ, binh sĩ Pháp đi lại tự do trên toàn lănh thổ, trao trả tất cả các con tin, các tù binh, hay binh sĩ đào ngũ. Những điều khoản ấy đều do bộ Tham mưu Pháp đ̣i hỏi. Tất nhiên, Hồ Chí Minh đă coi là không thể chấp nhận được, nếu không muốn nói là ô nhục. Việc mới tới đây. Sau khi các nhân viên cộng sản bị giải nhiệm ở chính phủ, tất cả đang thay đổi. Nay Hoàng thượng là nhân vật đáng giá. Sau lưng Ngài, toàn thể nhân dân Việt Nam đều tập trung thành một khối duy nhất. Chỉ có riêng Ngài mới tạo được sự tín nhiệm của Pháp.

 

- Vậy th́ nước Phảp hăy thỏa măn nguyện vọng của dân chúng Việt Nam, nước Pháp hăy trả lại nền thống nhất và độc lập cho họ.

 

- Thưa Hoàng thượng, Ngài đang giữ một vai tṛ vô cùng quan trọng. Tất cả dân chúng đều kêu gọi Ngài, chắc Ngài thừa biết.

 

- Thế c̣n các tay tự trị Nam bộ, họ nghĩ sao?

 

- Đành rằng tính t́nh họ có khác, nhưng họ vẫn là người Việt Nam, họ sẽ t́m đến Ngài. Hơn nữa, đại diện của họ rồi đây sẽ xác nhận với Ngài.

 

- Xin nước Pháp hăy bỏ hết lư do đưa đến chiến tranh, nước Pháp hăy trả lại thống nhất và độc lập cho chúng tôi, không c̣n cách nào khác.

 

Có lẽ thất vọng về những đ̣i hỏi của tôi, ông ta rút lui. Thái độ ấy, v́ lư do không muốn đoạn tuyệt với Pháp, buộc tôi phải ẩn nhẫn, để vớt lại tương lai, và để chuẩn bị những đường hướng khác. Vấn đề chính là không nên hấp tấp, có thể cháy tiêu quá sớm.

 

Viên Cao ủy đi Paris và tới vào ngày 14 tháng 6, để tường tŕnh về sứ mạng của ông ta. Phải chăng ông ta đă đợi câu trả lời của tôi, để ra đi?

 

Ở Hong Kong, các chính khách vẫn tới lui tấp nập. Các tả hữu của tôi rất lo ngại sự chấp nhất của tôi. Họ nài nỉ tôi lên lănh đạo phe quốc gia, v́ ngại rằng trong trường hợp đối nghịch, tôi đă bỏ lỡ thời cơ, và bị kẻ khác vượt qua. Nhưng tôi biết, khi đạt kết quả hơn Hồ Chí Minh, mà không cần gây hấn với Pháp, tôi mới lănh đạo được dân chúng của tôi.

 

Ngày 19 tháng 6, trong một thông điệp bằng vô tuyến, Hồ Chí Minh lại tái xác nhận sự mong muốn hợp tác của dân tộc Việt Nam với dân chúng Pháp, trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, và ấn định những mối bang giao mà ông ta kỳ vọng đạt kết quả với Pháp.

 

Để cụ thể hóa sự trả lời của tôi đối với Cousseau, và đánh dấu thời gian này, ngày 5 tháng 7: năm 1947, tôi cho phép tờ báo Union Française (Liên hiệp Pháp) ở Sài G̣n được đăng lời tuyên bố của tôi sau đây:

“Nếu tất cả dân chúng Việt Nam đều đặt tín nhiệm nơi tôi, nếu mặt khác, sự hiện diện của tôi có thể góp phần đem lại sự giao hảo của dân tộc tôi với người Pháp, tôi sẽ sung sướng để trở về nước. Tôi không ủng hộ Việt Minh và cũng không chống Việt Mihh. Tôi không theo đảng phái nào. Ḥa b́nh sẽ tới nhanh chóng, nếu người Pháp hiểu rằng tinh thần dân tộc tôi bây giờ không giống như trước cách đây mười năm. Tôi không muốn nói dài hơn nữa, v́ chính phủ Pháp đă hiểu lập trường của tôi rồi. Đề nghị của tôi là muốn đóng vai tṛ ḥa giải giữa nước Pháp với các phe phái ở Việt Nam”.

 

Không để mất th́ giờ và sự hấp tấp của ông ta chứng tỏ ông ta không đồng quan điểm này - Hồ Chí Minh vội vă trả đũa ngay. Ngày 19 tháng 7, ông ta cải tổ lại chính phủ. Những bộ trưởng quá lộ liễu do h́nh thức, đều bị hy sinh. Như vậy, Giáp không c̣n ở trong chính phủ nữa, nhưng lại giữ chức Tổng tư lệnh quân đội. Sau cuộc cải tổ, thành phần chính phủ gồm ba cộng sản, bốn dân chủ, bốn xă hội, hai quốc gia, ba Công giáo, một Phật giáo, tám trung lập, hai quan lại. Tuy nhiên, cộng sản, xă hội, và dân chủ giữ những chức vụ then chốt. Ván cờ đă bắt đầu gay cấn.

 

Ngày 22 tháng 7, Bollaert từ Pháp về, mở một cuộc họp báo:

- Chúng tôi chờ đợi ở sự xung đột này, không có kẻ thắng, người thua. Chúng tôi chỉ loại trừ ra khỏi cuộc đàm phán này, những kẻ địch không thể điều đ́nh được bởi mất trí, và những kẻ làm chính trị điên khùng. Như vậy, với tất cả các đảng phái, đoàn thể, phe nhóm, trong một tinh thần yêu nước, chúng tôi muốn mở cuộc đàm phán cho một nền ḥa b́nh vĩnh cửu…

 

Vài ngày sau, Hồ Chí Minh phản pháo bằng cách tiết lộ công khai sự mặc cả của Paul Mus vào tháng năm, và tuyên bố:

- Ông ta đă bảo rằng chính phủ Pháp sẽ gửi cho chúng tôi một trả lời chính thức. Cho đến nay, chẳng có trả lời nào gửi cho chúng tôi… Ông Cao ủy lại tiếp tục nói rằng muốn đặt nền tảng cho một nền ḥa b́nh vĩnh cửu với tất cả mọi đảng phái. Thế nhưng chính phủ Việt Nam chẳng những biết các đại diện của các đảng phái, mà c̣n biết cả những nhà ái quốc không thuộc đảng phái nào. Nếu ông Cao ủy thành thực muốn gặp các đảng phái chính trị xứng đáng với danh gọi, ông Cao ủy chằng cần phải t́m đâu xa…

 

Và rất khôn ngoan, dưới h́nh thức một câu trả lời cho một nhà báo phỏng vấn, ông này tiếp tục:

- Nhiều nhân viên chính phủ và cả tôi nữa, đều là bạn thân của Cố vấn Vĩnh Thụy, ai cũng khao khát được gặp mặt lại Cố vấn, và mong muốn người trở về, để cùng chúng tôi chăm lo việc nước. Nhưng hiện nay Cố vấn Vĩnh Thụy, chưa thể dời bỏ Hong Kong về được. Chúng tôi dù cách mặt, nhưng chẳng xa ḷng. Chính phủ và dân chúng Việt Nam hoàn toàn tin tưởng vào ḷng trung thành của Cố vấn Vĩnh Thụy, dù ở ngoại quốc, vẫn tiếp tục làm việc cho chính phủ quốc gia mà Cố vấn vẫn c̣n là một thành viên.

 

Lời phản pháo quả thực là đầy thủ đoạn, và cũng làm hoang mang nhiều người, bởi họ tin rằng cặp bài Bảo Đại - Hồ Chí Minh vẫn c̣n ăn ư bên nhau. Chính phủ Pháp cảm thấy nguy hiểm, vội vă phản ứng ngay, bằng cách cử Thiếu tá Raynaud từ Paris sang gặp tôi. Ông này từng là sĩ quan tùy viên của tôi vào năm 1935-36, và thường là tay bồi tiếp các cuộc tập dượt về thể thao của tôi ở Huế. Đây là một thanh niên đáng mến, tôi tiếp ông ta rất nồng hậu. Sự đó làm ông ta hy vọng đạt được kết quả mong muốn, nhưng khi ông ta nhắc lại những luận điệu y như của Cousseau, th́ ông ta cũng nhận được những trả lời y như vậy: Thống nhất và độc lập trước đă. Ông ta cố gắng làm cho tôi nghe thấy tiếng nói của chính phủ Pháp để phải mềm ḷng. Vô ích. Buồn thay cho Raynaud, khi trở về tiu nghỉu. Ông ta không nhận được ra tôi, ngày nay, lại cứng rắn đến thế. Đấy là tại mười năm đă trôi qua, sau những ngày từng đánh tennis, và đánh golf, và bởi tôi đă học được nhiều.

 

Ngày 7 tháng 8, Bollaert lên Hà Nội, và chuẩn bị mở một cuộc tấn công mới lớn lao. Quả vậy, ngày 15 tháng 8, Ấn Độ và Pakistan, sau Phi Luật Tân, Nam Dương và Miến Điện, đều được độc lập hết. Vị Cao ủy muốn lợi dụng sự trùng hợp ấy, để nhắc lại lời tuyên bố ngày 22 tháng 7, là đặt nền móng cho tổ chức độc lập “trong khối Liên hiệp Pháp” và đề nghị ngưng bắn tức khắc.

 

Nhưng ngày 15 tháng 8 qua đi, không có ǵ xảy ra. Sau tôi mới biết là ông Bollaert bất ngờ đi Paris ngày 12, nên hủy bỏ dự định kia. Cousseau đến giải thích cho tôi lư do sự thay đổi đột ngột chương tŕnh này. Thật sự, ông Bollaert là người cẩn thận, nên trước khi định tiến hành, đă e ngại rằng không rơ chính phủ có đồng ư với dự định của ỏng ta không. Một bài báo của Léon Blum vừa viết trên tờ Le Populaire (B́nh Dân) là nguyên nhân cho sự ngập ngừng này. Nhà lănh tụ thuộc đảng Xă hội này đă viết:

“Vâng, Hồ Chí Minh… mà tôi vừa nhận được vài hôm nay một giác thư riêng, qua đường lối hết sức chính thức 4 , vẫn là người đại diện chính thức và đủ tư cách của dân, tộc Việt Nam...”

 

Ông Cao ủy bỗng nhiên thấy rằng chính phủ đă không cho ông biết tất cả, và đă “chơi” ông ta. Ván cờ mỗi lúc càng thêm gay cấn. Hồ Chí Minh bắt buộc phải hoạt động. Bị thúc đẩy bởi các nhân vật quốc gia, ông ta buộc ḷng phải đi với họ, và không c̣n được tự do làm theo định kiến của ḿnh. C̣n Cao ủy Pháp Bollaert cũng không tin vào phía hậu thuẫn, và luôn sự bị Paris phủ nhận. Thành ra tôi trở thành chủ động, để cầm cân nẩy mực cho ván bài này. Tiếc thay, tôi lại không có một ưu thế ǵ. Tôi quyết định cử Trần Văn Tuyên đi ḍ tại chỗ dư luận quần chúng. Ông ta thuộc Việt Nam Quốc dân đảng, nhưng nhận lănh sứ mạng mà tôi ủy nhiệm. Sau khi về Hà Nội và Huế, ông ta đến Sài G̣n vào cuối tháng tám. Sau đó, tôi được biết, ông ta đă đi quá nhiệm vụ mà tôi trao phó, và đă tuyên bố nhiều lời sóng gió, coi như lời của tôi. Ông ta thường nhắc rằng:

- Hoàng đế Bảo Đại không c̣n tự coi là Cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh nữa. Ngài không phản đối sự liên kết với cụ Hồ, để điều đ́nh với chính phủ Pháp, với điều kiện là sự hợp tác phải b́nh đẳng, và Việt Minh không được tự coi hơn các đảng phái khác…

 

Cũng không sao, các đề nghị tới tấp được gửi đến tôi, do nhiều nguồn gốc, để yêu cầu can thiệp.

 

Trong số quan khách tiếp tục đổ đến Hong Kong, tôi thường gặp nhiều lần Thiếu tá Buckley của cơ quan chiến lược Hoa Kỳ (OSS) mà tôi đă từng gặp ở Hà Nội. Không đi sâu lắm, ông ta để cho tôi hiểu là Hoa Kỳ không thích Hồ Chí Minh và sẵn sàng yểm trợ cho bất cứ ai, có thể đưa lại độc lập cho Việt Nam, với điều kiện là không phải cộng sản là được…

 

Ngày 4 tháng 9, khi ông Bollaert trở lại Sài G̣n, tôi liền tung lời kêu gọi là “mời tất cả các lănh tụ, bất cứ thuộc quan điểm chính trị nào, hăy đến Hong Kong ngày 9 tháng 9 để báo cho tôi biết hiện t́nh, hầu giúp tôi có thể đạt được kế hoạch thực hiện nền ḥa b́nh trong danh dự và vĩnh cửu”.

 

Ngày 9 tháng 9, có tất cả 24 vị đă đến Hong Kong. Trong số này, có các vị người miền Nam là Nguyễn Văn Tâm, thuộc Mặt trận Nam bộ; Nguyễn Văn Sâm, thuộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất: Trần Quang Vinh, lănh tụ lực lượng Cao Đài. Miền Trung có Chủ tịch Hội đồng An dân thành phố Huế Trần Văn Lư, Cao Văn Chiêu, đại diện trí thức… Tại chỗ, có các lănh tụ quốc gia lưu vong ở Tàu, và khi vừa đến, họ đă in bản tuyên ngôn chung, là “toàn thể yêu cầu Cựu hoàng Bảo Đại, người đại diện độc nhất, đủ tư cách của dân tộc Việt Nam ra chấp chính và mở cuộc đàm phán với nước Pháp, hầu tái lập ḥa b́nh ở Việt Nam và thực hiện ḥa b́nh và độc lập”.

 

Một sự thuần nhất như thế cho cảm tưởng có bàn tay của công quyền xếp đặt, nhưng các cơ quan này rất ngạc nhiên, thấy sự hăng say đă đáp ứng lời kêu gọi của tôi.

 

V́ vậy, ngày hôm sau 10 tháng 9, Cao ủy Bollaert đọc một bài diễn văn tại Hà Đông, Hà Nội trước mặt các đại diện ngoại giao đoàn cũng như trước số đông dân chúng, định rơ vị trí của nước Pháp. Thật sự th́ bài diễn văn này cũng chẳng có dữ kiện mới mẻ ǵ. Hai chữ “Độc lập” vẫn được tránh né rất kỹ: Thống nhất nước Việt Nam, nếu người Việt Nam muốn, tự trị nội bộ trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp. Nước Pháp vẫn chịu trách nhiệm về ngoại giao và quổc pḥng của nước tôi… Viên Cao ủy nhắc lại lời kêu gọi cho tất cả các gia đ́nh trí thức và mọi giai tầng xă hội ở Việt Nam, yêu cầu họ tự lựa chọn - không nói dưới h́nh thức nào - “để đại diện cho ḿnh, trong trường hợp này, những người có khả năng đạt đích”. Nhưng ông ta không quên nói rơ rằng, quả nhiên chẳng có ǵ đáng ngờ hơn là “sự thất sủng, mà một số lănh tụ đă gây ra cuộc chiến tranh du kích phải chịu hy sinh, cũng chằng có thể thay đổi được lợi lộc ǵ cho dân chúng Việt Nam trong việc t́m kết quả của các hiệp định riêng biệt, mà người ta có thể dùng h́nh thức điều đ́nh được. Như vậy, ḥa b́nh không thể thực hiện được, nếu nó là tác phẩm của một phe phái...”

 

Chúng tôi quả đă thụt lùi, so với bài diễn văn dự định đọc ngày 15 tháng 8. Ai cũng thất vọng, và các vị do tôi triệu tập ở Hong Kong ngày 9 tháng 9 đă xác nhận sự tín nhiệm tôi và nói rằng, những đề nghị của Pháp không thỏa măn được nguyện vọng chính đáng của dân chúng Việt Nam và cũng không phải là loại có thể đem lại sự ḥa dịu hầu kiến tạo ḥa b́nh lâu dài.

 

Cousseau đến gặp tôi:

- Thưa Hoàng thượng, Ngài cần phải trả lời bài diễn văn của ông Bollaert. Tôi cam đoan với Ngài rằng, ông Cao ủy sẽ hoan nghênh bài trả lời của Ngài.

 

- Thế ông ấy có đọc đến hai chữ “Độc lập” hay không?

 

- Dạ có, nhưng ông ta đọc bằng tiếng Việt Nam.

 

- Tôi thấy quả là lạ lùng, và có thể nói là chướng nữa.

 

- Thưa Hoàng thượng, xin Hoàng thượng thông cảm về hoàn cảnh của nước Pháp. Nếu hôm nay đọc ở đây hai chữ “Độc lập” th́ đó là châm ng̣i lửa cho cả Phi châu.

 

- Không, tất cả sự đó là vô nghĩa và không thể chấp nhận được.

 

- Thưa Hoàng thượng, xin Hoàng thượng hăy đề pḥng Hồ Chí Minh, ông ta có thể vượt Hoàng thượng lắm.

 

- Không, tôi không muốn trả lời… Tôi đi câu đây.

 

Kiên tŕ với chiến thuật ấy, tôi đợi phản ứng. Phản ứng của Việt Minh do bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám tung ra ngày 15, tuyên bố rằng: “Tự trị không quân đội, và không ngoại giao th́ chẳng có nghĩa lư ǵ,” nhưng ông ta tiếp: “Nước Pháp hăy công nhận một cách rơ ràng và minh bạch nền thống nhất và độc lập của Việt Nam, th́ máu của người Pháp và người Việt sẽ ngưng chảy lập tức”.

 

Thật sự, tôi bắt đầu làm việc với Giáo và với Bác sĩ Quế. Ở Pháp, sau khi giải nhiệm số bộ trưởng cộng sản trong chính phủ, th́ phe hữu tăng cường vị trí của họ. Mỗi ngày càng rơ ràng, họ sẽ không bao giờ điều đ́nh với Hồ Chí Minh. Đảng Việt Minh không c̣n đất để chạy nữa. Như vậy thời gian đă điểm để tôi điều đ́nh. Có hai dữ kiện thuận lợi cho tôi về vấn đề này.

 

Một mặt dù tôi không c̣n tin tưởng và số phận sau cùng của Quốc dân đảng Trung Hoa, họ vừa đạt được một lợi điểm trong cuộc chiến đấu chống Mao Trạch Đông, khi tải chiếm lại Diên An. Mặt khác, t́nh h́nh căng thẳng giữa Nga Sô và Mỹ, và Hoa Kỳ không bỏ dịp nâng đỡ nền độc lập của Việt Nam, nếu nền độc lập này được thực hiện, không có cộng sản trong chính phủ. Cuối cùng, các hành động ủng hộ tôi đă liên tiếp nổi lên ở Huế, ở Hà Nội và Sài G̣n, trong suốt thời gian tháng chín.

 

Đúng vậy, thời gian đă đến rồi. Nay đến lượt tôi, lần đầu tiên, kể từ khi thoái vị, ngày 18 tháng 9, tôi gửi lời kêu gọi dân chúng:

 

“Đồng bào Việt Nam thân mến,

 

“Để khỏi làm đổ máu đồng bào, tôi đă từ bỏ ngai vua của tổ tiên tôi,

 

“Đồng bào đă muốn trao vào tay những nhà lănh đạo mới, trách nhiệm, hướng dẫn số phận của ḿnh, tôi đă sẵn sàng rút lui. Tôi đă thoái vị và chọn con đường lưu vong để khỏi là một trở ngại cho cuộc thí nghiệm này, mà đồng bào đă nghĩ rằng có thể đem hạnh phúc đến cho ḿnh.

 

“Từ nơi đất lạ mà hiện nay tôi trú ngụ, tôi vẫn theo dơi khi vời hy vọng, khi vôi niềm chua xót, sự phát triển của những trang đời khốc liệt mới, đày bi thảm của lịch sử nước ta. Tôi không lạ ǵ niềm hy vọng, cũng như nỗi lo âu, sự băn khoăn về điều bất hạnh của đồng bào.

 

“Mặc dù nền độc tài vẫn t́m cách bịt miệng đồng bào, ngày nay tôi đă nghe thấy tiếng gọi và tiếng kêu thương tuyệt vọng của đồng bào, đồng bào đă vẽ nên một bức tranh thống khổ, và kê khai bao điều bất hạnh mà dân tộc Việt Nam ta phải gánh chịu, sau hai năm kinh nghiệm, mà các chủ nhân của đồng bào đă nắm quỳễn cai trị tuyệt đối gây nên.

 

“Như vậy, dần đà niềm hy vọng và hạnh phủc của đồng bào cũng bị mất đi, dù đă được sự tuyên truyền khôn khéo, và một lư tưởng ngoại lai cám dỗ ban đầu. Trong niềm tuyệt vọng, đồng bào đă chạy đến tôi. Đồng bào kêu gọi đến uy tín và quyền hành của tôi để đem về cho đất nước bị chiến tranh tàn phá, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, một nền ḥa h́nh như ở các nước tự do và b́nh đẳng, một nền ḥa b́nh căn bản của an ninh và trật tự.

 

“Đồng bào mong mỏi rằng tôi sẽ là người đứng điều đ́nh với nước Pháp, do tiếng nói của vị đại diện ở Việt Nam, Ngài Cao ủy Bollaert, đă rơ rệt kêu gội đồng bào, trong bài diễn văn đọc ở Hà Đông, yêu cầu đồng bào chọn các người mà đồng bào tín nhiệm.

“Đáp ứng lời kêu gọi của đồng bào, tôi nhận sứ mạng mà đồng bào trao phó, và sẵn sàng để bắt liên lạc với nhà cầm quyền Pháp. Với họ, tôi sẽ nghiên cứu tất cả mọi khía cạnh của những lời đê nghị đối với chúng ta.

 

“Trước hết, tôi muốn đạt được độc lập và thống nhất, đúng như nguyện vọng của đồng bào, đạt tới những thỏa hiệp do sự bảo đảm hỗ tương, và có thể xác nhận với đồng bào là lư tưởng mà chúng ta từng dũng cảm chiến đấu trong cuộc kháng chiến gian lao, sẽ đạt được toàn diện.

 

“Như vậy, nhờ vào quyền lực và uy tín của tôi, để có thể đóng vai trọng tài cho mọi tranh chấp nội bộ giữa anh em trong nhà với nhau, bởi v́ mục đich, đă đạt th́ không c̣n gi phải chống lại nhau nữa, khi ḥa b́nh đă được lập lại. Nền ḥa b́nh căn bản của phồn thịnh, và an ninh mà tôi sẽ đem lại cho đồng bào, tôi muốn giữ măi. Thời gian sẽ xoa dịu mọi tham vọng, ganh đua. Trong hợp tác, tất cả người Việt Nam chúng ta sẽ xây dựng một nước Việt Nam tốt đẹp, huy hoàng, theo căn bản mới, tạo nguồn sinh khí trẻ trung, đồi dào trong nền văn hóa cổ truyền uy nghi và mănh liệt của tổ tiên xưa”.

 

Thật đă khá rơ ràng. Như Việt Minh, tôi từ chối đề nghị của ông Bollaert, vá xác nhận lập trường của tôi: Độc lập và Thống nhất, nhưng trái với Hồ Chí Minh, tôi đi bước trước. Ngày hôm sau có lời tuyên bố ấy, Mặt trận Quốc gia Thống nhất chấp nhận nội dung, tái xác nhận sự tín nhiệm của họ đối với tôi, đồng thời kêu gọi dân chúng Việt Nam siết chặt hàng ngũ bên tôi.

 

Quyết định của tôi có ảnh hưởng gần như tức khắc. Tôi gửi một bức điện cho Bác sĩ Lê Văn Hoạch; đường lối thống nhất bắt buộc phải đưa đến sự giải tán chính phủ của Cộng ḥa Tự trị Nam kỳ. Theo sự gợi ư của tôi, v́ không thể giải quyết theo kiểu ấy, Lê Văn Hoạch vốn cầm đầu chính phủ gần một năm, liền từ chức ngày 29 tháng 9. Vị thầy thuốc Cao Đài này, nguyên quán người Bến Tre, là một người lương thiện. Từ nguyên thủy, theo qui chế của phe nhóm, ông hoàn toàn thuộc nhóm ly khai địa phương, sau trở thành Nam kỳ Tự trị, trước khi chấp nhận một thái độ có hảo ư với vấn đề thống nhất. Sự tiến triển này của ông ta làm cho ông bị chống đối bởi xă hội thuộc địa, và những người đại diện của nhóm ấy được đưa vào trong hội đồng của ông. Tướng Xuân vừa từ Pháp về, vốn có nhiều liên lạc ở Pháp, nhất là các người thuộc phe tả ôn ḥa, liền được bầu làm Thủ tướng chính phủ Nam kỳ Tự trị ngày 1 tháng 10, và bắt đầu lập chính phủ.

 

Là cựu sinh viên trường Vơ bị Bách khoa, thiếu tướng trong quân đội Pháp, tướng Xuân sống ở Pháp nhiều hơn ở Việt Nam. Tôi biết rơ ông ta. Ông ta vào một đoàn thể có xu hướng dung ḥa đang sáng giá tại Pháp. Giữa một giải pháp Mác-xít và giải pháp quân chủ, sao lại không thể có một giải pháp thứ ba, một “đường hướng trung dung” na ná như tư tưởng của Khổng Phu tử? Trong óc Xuân, giai đoạn một, chấp nhận một thứ liên hiệp của ba kỳ. Miền Bắc với Hồ Chí Minh, miền Trung với Bảo Đại, miền Nam với Xuân. Đến giai đoạn hai, sẽ loại Hồ Chí Minh cộng sản ra ngoài, và Bảo Đại sẽ là sự phục hưng của nền quân chủ, để tạo rạ một thứ cộng ḥa dân chủ, xă hội và tiến bộ. Ư tưởng ấy phù hợp gần hoàn toàn với chủ trương dung ḥa, mà các đảng phái chính trị ở Pháp đang muốn cân bằng giữa các đảng ấy.

 

Theo tôi, giải pháp ấy thật đáng nghi ngờ, bởi v́ ngay giai đoạn đầu, nó có thể trở lại nền tự trị Nam kỳ quốc, làm hại cho sự kiến tạo nền thống nhất. Để vắn tắt, ngày 5 tháng 10, tôi gửi một điện văn cho viên Cao ủy yêu cầu băi bỏ ngay chính phủ Nam kỳ, và thay vào đấy bằng một Hội đồng An dân như đă có ở Huế, và ở Hà Nội.

 

Nhiều sự kiện gián tiếp có lợi cho giải pháp của tôi. Một mặt, Tướng Xuân gặp rất nhiều khó khăn để lập chính phủ. Mặt khác, ngày 7 tháng 10, quân đội Pháp mở cuộc hành quân rộng lớn, đánh lên Việt Bắc ở cả hai miền thượng du và trung du nơi có căn cứ quân sự và chính phủ trung ương của Hồ Chí Minh. Cuộc hành quân kéo dài tới cuối tháng 10, đánh một trận quyết liệt đối với kháng chiến Việt Minh, làm cho bộ Tư lệnh và Tổng tham mưu bị tan ră hoàn toàn.

 

Sự kiện cuối cùng là t́nh h́nh chính trị ở Pháp cũng tiến triển mau lẹ, theo chiều hướng mà tôi cảm thấy trước, và ngày 21 tháng 11, sau vụ khủng hoảng về nhân sự, lănh tụ đảng Xă hội Ramadier phải nhường chỗ cho Schuman thuộc đảng (MRP) Cộng ḥa thân hữu của Tướng De Gaulle. Ở bộ Pháp quốc Hải ngoại, cũng vẫn là MRP, Paul Coste Floret thay thế viên bộ trưởng Xă hội Marius Moutet. Vị tân bộ trưởng này không giấu sự ác cảm đối với Việt Minh ra mặt.

 

Tuy nhiên, tôi không nhận được bản trả lời chính thức của vị Cao ủy đối với bức điện văn của tôi, nhưng Tướng Xuân, sau khi tham khảo với nhân viên chính phủ của ông, đă có sáng kiến là thay thế tên gọi của “Chính phủ Cộng hoà Tự trị Nam kỳ” bằng danh xưng “Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam”.

 

Cuối cùng, trong những ngày cuối tháng 11, tôi lại nhận được sự thăm viếng của Cousseau.

 

- Thưa Hoàng thượng, nay nhân vật Hồ Chí Minh đă bị gạt ra ngoài rồi, tôi được ủy nhiệm đến thưa với Ngài rằng, Cao ủy Bollaert ước mong sớm được gặp Ngài.

 

- Hẳn ông biết lập trường của tôi rồi chứ, ông Cousseau. Thế mà bài diễn văn ở Hà Đông không đáp ứng được bất cứ điều kiện nào.

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi được phép thưa với Ngài rằng, viên tân bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại đă bảo đảm cho ông cao ủy rồi. Ông bộ trưởng đă hiểu thấu nguyện vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất.

 

Nếu nguyện vọng này đă được thể hiện bởi một chính phủ thật sự quốc gia, quan tâm đến những giao ước này, th́ không c̣n vấn đề nữa. Thời gian đă đến để bắt tay vào việc đàm phán trực tiếp. Dù sao nữa, những đề nghị đọc ở Hà Đông, không phải nằm trong một chương tŕnh vĩnh cửu.

 

 

Xảo quyệt ngoại giao 1947-1948

 

Tôi đă quyết định. Những dữ kiện đă đủ, để tiến thêm một bước. Tôi báo cho các nhân viên thân tín của tôi, và đề cử hoàng tùng đệ Vĩnh Cẩn sửa soạn để theo tôi đi gặp Cao ủy Pháp. Ngày 6 tháng 12, chúng tôi đi chiếc thủy phi cơ Catalina thuê của hăng hàng không dân dụng Úc, và mấy giờ sau, chúng tôi hạ cánh ở vịnh Hạ Long cạnh chiếc thủy đỉnh Duguay Trouin, dùng làm soái hạm cho ông Bollaert.

 

Ông này tiếp đón tôi ở đầu mũi tàu, có rất đông tùy viên bao quanh. Tướng Valluy, Đô đốc Battet và nhiều nhân viên cao cấp trong đó có Pierre Messmer đều có mặt. Thời tiết cuối thu thật êm ả, dịu dàng. Chúng tôi vào bàn tiệc trong một bầu không khí thoải mái vá tín nhiệm. Ai cũng có vẻ thân ái với tôi.

 

Sau bữa ăn sáng, trong buồng chỉ huy, ông Bollaert và tôi đối diện nhau, tay đôi. Cuộc nói chuyện bắt đầu. Ông cao ủy như đầy nhă nhặn. Ông dùng giọng thành thực nói về Thủ tướng Henriot, là “quan thầy” của ông ta trước kia, mà tôi từng gặp ở Pháp, rồi nói về hoàn cảnh hiện tại, ông rất có cảm t́nh với dân chúng Việt Nam, và vô cùng cảm động về nguyện vọng của họ đối với ríền độc lập và thống nhất đất nước…

 

Tôi giữ thái độ yên lặng và dè dặt.

 

Bất th́nh ĺnh, ông Bollaert đứng lên, lấy một chiếc sơ-mi bằng da để ở trên bàn, rồi lôi ra hai tờ tài liệu mà ông đưa cho tôi. Tài liệu đầu, được tŕnh bày như bản tuyên ngôn chung, mà tôi nhặt được một cách hài ḷng hai chữ “độc lập” đă được nói đến. Và tài liệu thứ hai là một tờ lịch tŕnh ghi chú có h́nh thức đặt căn bản cho những vấn đề sẽ bàn đến. Nó liên quan đến h́nh thức ngoại giao, quân sự, văn hóa, tài chánh, chuyên môn… Sau khi xem qua, tôi trả lại cho ông ta.

 

Ông Bollaert liền để lên bàn. Sau cặp kính trắng, mắt ông bỗng sáng hẳn lên. Với một giọng niềm nở, ông đưa cho tôi chiếc bút máy và nói:

- Thưa Hoàng thượng, tôi đề nghị cụ thể hóa cuộc gặp gỡ ngày hôm nay của chúng ta, là mời Ngài kư vào hai văn kiện này…

 

- Thưa ông Cao ủy, Ngài bảo muốn gặp tôi. Vậy đây là cuộc tiếp xúc mà tôi tới với Ngài. Mặc dù những lời kêu gọi mà tôi nhận được, tôi chỉ đại diện cho một ḿnh tôi thôi, và tôi chỉ đến để nghe lập trường của Ngài. Như vậy, không có vấn đề kư kết bất cứ cái ǵ, bởi tôi không được ai ủy nhiệm làm như vậy cả.

 

- Thưa Hoàng thượng, tuy nhiên, hai bản này phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Chẳng cần nó bảo đảm ǵ cho tương lai, chữ kư của chúng ta chỉ có nghĩa là chứng nhận sự gặp gỡ này mà thôi.

 

- Nhưng, thưa Ngài Cao ủy, nếu chỉ cốt để chứng minh sự gặp gỡ này, cần ǵ phải kư, chỉ một tấm ảnh cũng đủ.

 

Tôi nh́n mặt ông ta. Ông ta tái đi. Tôi làm ra bộ muốn rút lui, ông ta nh́n tôi chầm chập, cất bút và đột nhiên đỏ mặt. Tôi cảm thấy ông ta sẵn sàng nổi nóng, liền đứng dậy không nói một lời, và bước ra theo Vĩnh Cẩn đang đứng ở trên boong.

 

Các tùy viên của Cao ủy đă đi hết. Buổi chiều, chúng tôi ăn cơm với viên hạm trưởng và các sĩ quan trên tàu. Sau bữa ăn, chúng tôi lui vào các buồng tàu dành cho chúng tôi.

 

Bản dự thảo về lời tuyên bố chung có thể coi như tạm được, nhưng về bản thể chế thực hiện đă mang tính chất hạn chế không thể chấp nhận được đối với chủ quyền của Việt Nam. Thật vậy, những hạn chế này chỉ là sản phẩm lệ thuộc vào cái gọi là Liên hiệp Pháp và một Liên bang Đông Dương, và không có ǵ để bàn căi nữa. Mảnh giấy kia chỉ là sự tŕnh bày vị trí của nước Pháp liên can đến nhiệm vụ của nước Pháp trong vấn đề pḥng thủ, về ngoại giao, về trọng tài, về các cơ sở chung giữa ba nước Liên hiệp ở Đồng Dươrĩg. Nhưng nó cũng lại có nhiều khoản nói về qui chế cho các sắc dân thiểu số ở Việt Nam, qui chế cho ngoại kiều, vốn nằm trong chủ quyền riêng rẽ của Việt Nam. Tôi không thể chấp nhận các điều khoản ấy dưới bất cứ h́nh thức nào, và quyết định giữ vững lập trường của ḿnh.

 

Sáng ngày hôm sau, tôi không thấy viên Cao ủy tới. Trời rất đẹp. Vịnh Hạ Long êm ả vô cùng. Cạnh chiến hạm, chiếc thủy phi cơ nhẹ nhàng rập rềnh theo sóng lững lờ. Tôi phải trở về vào buổi chiều, v́ máy bay chỉ thuê có hai ngày. Bữa ăn sáng rất sớm. Ông Bollaert như đă lấy lại được b́nh tĩnh. Câu chuyện kéo dài, nhưng tôi cảm thấy ít nhiều gay cấn. Khi ăn xong, Cao ủy kéo tôi sang buồng hạm trưởng.

 

Khi chỉ c̣n hai người, ông ta trở lại cuộc tấn công:

- Thưa Hoàng thượng, chúng ta không thể chia tay như thế này được.

 

Ông ta mở hai bản văn kiện ra bàn, và trước mặt tôi, ông ta kư trước. Tôi nh́n ông ta. Tôi chẳng mất mát ǵ lớn cả. Khi kư bản tuyên ngôn chung, tôi chỉ đưa đến sự công nhận điều mong muốn của chính phủ Pháp, coi tôi là người duy nhất để đàm phán thế thôi. Không một câu, tôi đặt bút kư hai chữ Vĩnh Thụy bên cạnh chữ kư của ông ta.

 

Ông Cao ủy không giấu được nụ cười đắc thắng. Ông ta lại định tiếp tục tiến tới, và để vào trước mặt tôi, bản văn kiện thứ hai nói về thể chế. Tôi bỏ but xuống và đứng lên.

 

- Thưa Hoàng thượng, tôi xin Ngài kư luôn vào bản nói về thể chế này.

 

- Dạ không, thưa Ngài Cao ủy. Ngài muốn có một chữ kư, th́ tôi đă kư rồi. Sự đó chứng tỏ thiện chí của tôi rồi.

 

Cuộc thảo luận lại trở lại. Viên Cao ủy nài nỉ. Tôi nhắc lại cho ông ta rằng, với văn kiện này, với lư do hạn chế mà nó bổ túc cho bản tuyên ngôn, th́ không thể chấp nhận cho dân chúng Việt Nam được. Mặt ông Bollaert lại đỏ lên. Tôi thấy rơ ràng, với ông ta, hai bản này chỉ là một, và khi tôi chỉ kư một bản đầu, th́ tôi đă vô hiệu hóa tác phẩm của ông ta.

 

Trước sự từ chối cương quyết của tôi, ông ta thay đổi thái độ, và trở thành cầu khẩn. Ông ta kêu lên:

- Nhưng tôi sẽ nói với chính phủ ra sao bây giờ?

 

Tôi giữ lặng im. Bên ngoài đă nghe tiếng gầm rú của thủy phi cơ, mà viên phi công đang hâm cho máy đứng yên.

 

- Thưa Hoàng thượng, đây chỉ là một tài liệu được giữ kín. Chữ kư của Hoàng thượng chỉ có nghĩa là Ngài đă biết nội dung, và một bản sao đă được đệ tŕnh Ngài.

 

Nghe lư lẽ tầm thường ấy, tôi không khỏi cảm thấy thương hại cho người này, đang bị tàn tạ, hoảng hồn trước ư nghĩ thất bại của minh. Thời giờ thôi thúc. Giờ lên tàu của tôi đă qua rồi. V́ vậy, để cắt ngắn tôi bảo ông ta:

- Nếu cái này có thể giúp cho cá nhân ông, tôi sẵn sàng duyệt được.

 

Và cũng chẳng cần ngồi, tôi viết tắt ở phía dưới hai chứ: V.T. rồi đi ra.

 

Vĩnh Cẩn đợi tôi ở đầu tầu, hơi sốt ruột. Viên Cao ủy chạy theo tôi, và đưa cho người em họ tôi mấy tờ giấy và ông này nhét vội vào cặp.

 

Ít lâu sau, trước lúc mặt trời lặn, chúng tôi đă về đến vùng Hong Kong. Sau lần gặp gỡ ấy, tôi thấy một cảm giác nặng nề, có tư tưởng rằng, người Pháp không thành thực. “Cho tay này, giữ tay kia” h́nh như là một kế hoạch hơn là một thói quen của họ. Có lẽ họ cần phải nhở câu nguyên tắc về tư hữu cổ xưa này: Cho rồi giữ lại, chỉ đáng…

 

Hôm sau, tôi thông báo cho các người thân cận, bản văn kiện do Vĩnh Cẩn mang về. Sự hiện hữu của hai tiếng từ “độc lập” trong bản tuyên ngôn chẳng xóa đi sự tức giận về điều hạn chế trong bản nói về thể chế phụ đính.

 

Ngay sau buổi gặp gỡ kia, ông Bollaert liền đi Paris ngay. Có thể, ông ta lấy làm hănh diện được trưng bày chữ kư của tôi, cũng có thể ông ta đă phân giải với t́nh tiết nào, ông ta đă lấy được chữ kư này. Điều đáng chú ư, là chờ xem phản ứng của chính phủ Pháp và tầm quan trọng mà họ dành cho hai bản văn kiện kia. Một mặt, thật khó đoán được phần riêng rẽ mà viên Cao ủy dành cho vụ này, và mặt khác, vị trí thực sự của chính phủ Pháp không phải chỉ bao gồm vào điều ghi trong hai văn kiện ấy. Chính trị của nước Pháp đang bị chi phối bởi tam đầu chế thật quá bấp bênh. Tốt hơn hết là cần phải thăm ḍ tại chỗ. Nhưng tôi không đi Paris, để gặp nhiều bất trắc, khi diện đối diện với ông Bollaert. Hoạt cảnh gần đây trên tầu Duguay Trouin, nhắc tôi về quá khứ, mỗi ngày càng thấy khả ố đáng tởm. Vậy th́ tôi đi Genève chơi vài ngày. Đây là nơi quan sát lư tưởng và có nhiều tin đổ đến dồi dào.

 

Trước khi đi, tôi muốn thông tin cho các nhà đương quyền ở Việt Nam và muốn biết phản ứng của họ.

 

Tôi liền mời đến Hong Kong, vị Thủ tướng Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Xuân, và Trần Văn Lư, chủ tịch Hội Đồng An Dân ở Huế. Tôi yêu cầu Ngô Đ́nh Diệm đến cùng với họ. Họ đến vào ngày 19 tháng chạp, và chúng tôi hội với nhau trong ba ngày. Tất cả ba đều nhận bản tuyên bố chung th́ được, nhưng khi đọc bản văn kiện nói về thể chế đều tỏ vẻ tức giận. Diệm là người nổi sùng nhất. Đối với ông ta, sự nhượng bộ của Pháp ít ỏi rơ rệt c̣n về sự hạn chế chủ quyền, khi vào Liên hiệp Pháp, th́ lại càng vô lư. Lư cũng đồng quan điểm với ông ta. Tất cả hai, đều bị ảnh hưởng của sự giải phóng thuộc địa đang tiếp diễn ở Ấn Độ và ở Miến Điện, đều tŕnh tôi một dự án tạo cho Việt Nam một thể chế tự trị, chỉ c̣n liên hệ với chính quốc bằng sợi giây văn hóa. Trước mắt họ, đây là một giải pháp duy nhất mà người quốc gia Việt Nam có thể chấp nhận được. Xuân th́ kém cương quyết hơn, quan điểm của ông ta gần với quan điểm của Giáo. Tất cả, chúng tôi đặt ra một h́nh thức, có thể co dăn, trường hợp mà chính phủ Pháp muốn lợi dụng chữ kư của tôi: như điều mà tôi đă báo ông Bollaert lúc mới bắt đầu nói chuyện: tôi đến vịnh Hạ Long để t́m hiểu với tính cách riêng tư, và không được ai ủy nhiệm để đàm phán với Pháp. Thật vậy, những đề nghị của ông Bollaert ở vịnh Hạ Long, chẳng có ǵ đáng kể hơn những đề nghị đă từng được ông ta đọc ở Hà Đông.

 

Ngày 24 tháng chạp, sau khi từ chối Cousseau muốn dành cho tôi một chiếc máy bay Pháp, tôi đi chiếc Sunderland của hăng BOC, thuộc hàng không Anh quốc để sang Âu châu. Cùng đi với Vĩnh Cẩn, chúng tôi bất ngờ được dự Noel trên máy bay, xung quanh cây thông đồ sộ dựng trong máy bay. Qua các chặng nghỉ Bangkok, Calcutta, Karachi, Le Caire, các đại sứ hay lănh sự Pháp đều nhân danh nước Pháp đến chào mừng tôi. Tôi đă không lầm. Hồ Chí Minh trong thời gian sang Pháp năm 1946, để dự hội nghị Fontainebleau, cũng đă được cái vinh dự ấy.

 

Sau chặng nghỉ cuối cùng Chypre, ngày 29 tháng chạp, chúng tôi đến phi trường Liverpool, ở đó, đại sứ Pháp, ông Massigli đă cho một chiếc ô tô để đưa tôi đến Luân Đôn, mà đă có một số người chờ đợi tôi ở Claridge. Tôi nghỉ ở đây hai ngày, cùng với Vĩnh Cẩn, và lợi dựng cuộc đi nghỉ ngơi ngắn ngủi này, để dự xem một màn xiếc. Mộng cũ ngày xanh, chúng tôi vui thích xem những tṛ hề. Ngày 1 tháng giêng năm 1948, lại một chiếc máy bay Anh đưa tôi đi Genève, ở đó có màn “xiếc” khác đang đợi. Chúng tôi nghỉ ở khách sạn Richemond.

 

Tại đó, tôi được biết các tin tức cuối cùng. Ông Cao ủy biết ư nghĩ của tôi, khi sang du lịch Âu châu, và sự phiền hà của tôi không muốn gặp ông ta. Kể từ ngày 23 tháng chạp, ông ta đă được chính phủ cấp cho một lời chấp nhận, chỉ cho phép một ḿnh ông ta độc nhất được tiếp xúc với tôi mà thôi: “Chính phủ đă quyết định trao trọn quyền cho Cao ủy Pháp ở Đông Dương để tiếp tục cuộc đàm phán, ngoại trừ với chính phủ của Hồ Chí Minh, đem lại ḥa b́nh và tự do trên khắp lănh thổ Việt Nam”. Và trong một cuộc họp báo, khi ông ta trở về Sài G̣n, ông ta không quên nhán mạnh rằng:

- Chính phủ Pháp đă nhận lời từ chối dứt khoát của Việt Minh đối với những điều khoản dành cho dân tộc Việt Nam, và cương quyết gạt ra ngoài vĩnh viễn mọi sự đàm phán tương lai đối với cái gọi là chính phủ Việt Minh ấy, và với cái đảng đă yểm trợ họ, và tiếp tục đàm phán với nhân vật duy nhất, đă hiểu thấu vị trí của ḿnh, đối với những đề nghị của Pháp.

 

Và như vậy là nói hơi nhanh một chút. Tại Paris, tuy nhiên, sự việc không tiến triển mau lẹ như vậy. Dù sao nữa, ngay trong ḷng chính phủ, việc thống nhất quan điểm về giải pháp kia vẫn chưa thực hiện được. Các đảng viên xă hội đă tức giận sự gạt bỏ chính phủ Hồ Chí Minh ra ngoài và không giấu ác cảm của họ đối với tôi. Nhưng phe hữu ở Pháp cũng không phải là không cay cú. C̣n lănh tụ phe De Gaulle Gaston Palervski, trong một cuộc meeting đă cực lực đả kích chính phủ:

- Người ta đang chuẩn bị loại bỏ một phần đất đai của lănh thổ Pháp. Một chính phủ của thiểu số không đủ tư cách cho việc này. Chọn từng chữ một, tôi báo quí ông rằng, chúng ta cần phải xét lại trường hợp này, cũng như những trường hợp tương tự, là chữ kư của chính phủ thiểu số không thể là tiếng nói của nước Pháp được.

 

Đó chính là triệu chứng xấu, đối với sự sát nhập Nam kỳ vào sự thống nhất của cả ba kỳ. Và thêm vào đây, đây là lời viên Bộ trưởng Ngoại giao Georges Bidault, chống lại lập trường của Bollaert, mà ông ta coi như là nhũng nhượng bộ quá trớn và ngay hiểm.

 

Ông ta mănh liệt chống lại việc sử dụng danh từ “độc lập”, e ngại rằng sẽ đưa đến hậu quả tai hại ở Bắc Phi. Hơn nữa, ông ta cũng không chấp nhận mở rộng cửa cho nền ngoại giao của Việt Nam được tách rời ra khỏi nền ngoại giao của Pháp. Tất nhiên, sự chênh lệch đă quá xa, y như người ta nói ở Việt Nam, mà nghĩ ở Paris. Tôi tự thấy khôn khéo đă đến Thụy Sĩ, v́ vừa có chỗ quan sảt tốt vừa đủ ra thoát nanh vuốt của viên Cao ủy, để khỏi bị tù túng nhào nặn. Nhưng ông ta vẫn chưa chịu bỏ cuộc.

 

Im lặng như tờ, ông ta lấy máy bay đi Paris, nghỉ 48 giờ ở kinh thành hoa lệ và ngày 7 tháng 1 năm 1948, sang Genève và xin gặp tôi.

Chúng tôi hội ở khách sạn Hôtel des Bergues.

 

Ông ta không cần phải bóng gió ǵ và cũng không ngừng ngập ǵ, bảo tôi ngay:

- Thưa Hoàng thượng, tôi đến để mời Ngài trở về Việt Nam để áp dụng những điều khoản đă tuyên bố trong bản thông cáo chung và trong bản thể chế ngày 7 tháng chạp.

 

- Thưa Ngài Cao ủy, chắc hẳn Ngài cho phép tôi được ngạc nhiên về sự thôi thúc của Ngài. Tôi xin nhắc lại rằng, tôi đến vịnh Hạ Long thể theo lời mời của Ngài, với tư cách tư, và tôi không nhân danh chức vụ ǵ, ủy nhiệm ǵ, để hoàn tất bất cứ công tác nào. Sau nữa, Ngài đă có tại chỗ, Tướng Xuân, hiện đang là thủ tướng Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam, rất có khả năng điều đ́nh với Pháp.

- Nhưng thưa Hoàng thượng, chính là Hoàng thượng mà chúng tôi muốn, mà nước Pháp muốn điều đ́nh.

 

- Như vậy th́ thưa Ngài Cao ủy, nước Pháp hăy phục lại cho tôi danh hiệu Hoàng đế. Vua nước Việt Nam độc lập, bao gồm cả ba kỳ thống nhất, bao gồm thêm đầy đủ các dân tộc thiểu số miền Bắc, miền Trung và miền Nam, có như vậy, vấn đề mới có thể giải quyết và mọi việc mới thực hiện được.

 

Hơi ngạc nhiên và bối rố́ trước sự đ̣i hỏi của tôi, ông ta rút lui và nói rằng sẽ xin chỉ thị của chính phủ. Rời Genève về Paris ngay, hôm sau lại trở lại Genève.

 

Trong khi ông về Paris, tôi liền xác nhận lại lập trường của tôi, qua lời tuyên bố đối với phóng thanh đài AFP: Tôi không thể điều đ́nh bất cứ dưới h́nh thức nào về Việt Nam, và hơn nữa, những đề nghị mà tôi được biết dưới h́nh thức tư, trong dịp gặp ông Bollaert ở vịnh Hạ Long trong những ngày 6 và 7 tháng chạp, không cho phép kết hợp nổi mọi xu hướng quần chúng Việt Nam, và như vậy, sẽ không tạo được ảnh hưởng ǵ trong việc tái lập ḥa b́nh.

 

Đến lần gặp gỡ thứ hai - có tất cả năm lần - tôi tiếp ông Bollaert có ba cố vấn cạnh ông ta là Phan Huy Đán, Đinh Xuân Quảng và Nghiêm Vàn Trí. Tất cả ba đều là nhà luật pháp, xuất thân từ nền học vấn Pháp. Viên Cao ủy lần này đến với tư cách mạnh. Mới vào đề, tôi hỏi ông ta ngay:

- Thưa Ngài Cao ủy, tôi c̣n là Hoàng đế nữa không?

- Không thể được nữa rồi, thưa Ngài. Ông ta đáp và không giấu nỗi thất vọng, v́ thấy cuộc đổi thoại bắt đầu bằng lời lẽ ấy.

 

Dự đoán của tôi đứng. Thái tử Sihanouk đă được trả về ngôi do chính phủ Pháp khi ông ta có thái độ như tôi vào năm 1945… Người Pháp muốn “xỏ mũi tôi”. Tôi quả đă không bảo được.

 

- Như vậy, thưa Ngài Cao ủy, thật vô ích khi tiếp tục cuộc đối thoại này.

 

Thế là ông Bollaert để lộ ngay cái mặt thật của ông ta:

- Nhưng mà thưa Hoàng thượng, ngày 7 tháng 9, Ngài đă kư bản thông cáo chung rồi. Đây là một thực tế đă xong rồi. Không c̣n ai có thể thay đổi được ǵ nữa, kể cả đến nét phẩy vào các bản văn kiện, mà Ngài đă chấp nhận rồi.

 

Tôi thật đă thất vọng, đau buồn hơn là tức giận trước sự bất tín như vậy. Thành ra, vị đại diện của nước Pháp bất chấp cả đến chuyện lọc lừa, ăn nói sai ngoa ngày hôm nay, với một sự trơ tráo lạ lùng đối với những lời hứa hẹn dỗ dành, mà ông ta đă không ngớt nhắc nhở tôi, hầu xin cho bằng được chữ kư của tôi. Tự dưng, ông Cao ủy của nước Pháp bỗng trở thành nhỏ bé, trước mắt tôi.

 

Thế nhưng, vẫn chưa hết. Ngày hôm sau, vẫn với luận điệu phi liêm trơ tráo ấy, ông Cao ủy lại c̣n hạ thấp hơn nữa để mà cả thực sự:

- Thưa Hoàng thượng, cần phải xúc tiến mau hơn nữa nền ḥa b́nh, dân tộc Việt Nam đă đau khổ quá độ rồi. Để giúp Ngài có thể về nước sớm, chúng tôi sẽ mở cuộc đại nghị gồm các nhân sĩ của cả ba kỳ. Các đại diện này sẽ trao cho Hoàng thượng sứ mạng để điều đ́nh với nước Pháp, và thành lập một Chính phủ Quốc gia hầu thực hiện các bản văn kiện mà Ngài đă kư kết. Tôi được ủy quyền để thưa với Ngài rằng về phần liên can đến bản thực hiện thể chế, chính phủ Pháp đă quyết định sẽ áp dụng một cách thật là đân chủ và tự do…

 

Chính v́ hạnh phúc của nhân dân tôi, đă giữ tôi lại, mà không muốn làm cho tan vỡ hẳn. Tôi không c̣n nghi ngờ ǵ về giá trị của những điều hứa hẹn của nước Pháp. Tôi nh́n ba đồng bào của tôi (cố vấn của Bollaert). Như tôi, họ cũng giữ yên lặng.

 

Khi từ giă tôi, như một tên lái trâu đă hả hê bán xong con vật thổ tả, viên Cao ủy nói như giao hẹn:

- Thưa Hoàng thượng, trong một tháng, chúng ta gặp lại nhau ở vịnh Hạ Long, vào ngày rằm tháng hai.

 

Tôi không đến Hạ Long, chẳng những tháng sau, mà cả về sau nữa. Tôi không trở về nước, khi mà nước Pháp không thỏa măn các nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam. Tôi không muốn bị làm tṛ cười lần thứ hai nữa.

 

Tám ngày sau, tôi đi Cannes, ở đó Hoàng hậu Nam Phương và các con tôi đă về ở trong ṭa nhà của chúng tôi ở Thorene rồi.

 

Càng ngày tôi càng tin tưởng là ḿnh đă đi đúng đường lối.

 

Nhiều người Pháp đến van nài, cầu khẩn. Thời gian làm việc cho chúng tôi. Một chứng cớ phụ đă báo cho tôi biết, vào đầu tháng hai, tôi nhận được giấy mời lên Paris của chính phủ Pháp.

 

Vài hôm trước, đại diện của Việt Minh ở Pháp là Trần Ngọc Danh đă bị bắt ở Paris. Và ông Bollaert khi trở về Sài G̣n ngày 30 tháng giêng đă tuyên bố là chính phủ không bao giờ điều đ́nh với Hồ Chí Minh nữa. Trong hoàn cảnh ấy, tôi đến Paris. Tôi nhận thấy dân Pháp lẫn các nhá chính trị đă bị chia rẽ đối với vấn đề Việt Nam không ít. Sự phản đối tôi bắt đầu từ đảng Cộng sản, sự đó rất hợp lư, đến đảng Cộng ḥa RPF qua đảng Xă hội, và nhiều đoàn thể Cộng ḥa tả phái và Cộng ḥa thân hữu của De Gaulle MRP. Theo một số tin tức được phổ biến rộng răi, hiện đang có một sự khủng hoảng Nội các, và đảng Cộng ḥa của De Gaulle RRP chắc chắn sẽ thắng.

 

Thủ tướng Robert Schuman mời tôi dự tiệc ở điện Matignon. Tại đây, tôi thấy có hơn một chục bộ trưởng, trong đó có George Bidault và Paul Coste Floret là hai người đang không mấy thiện cảm với tôi, nhất là ông Coste Floret đă tuyên bố rằng “hiện nay, chỉ có những hiệp ước kư kết từ ngày xưa với triều đ́nh An Nam là có giá trị mà thôi…” lời tuyên bố ấy tự miệng viên bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại tung ra, nên đă đưa dư luận vào một trận hỏa mù hoàn toàn dày đặc.

 

Bữa ăn diễn ra bầu không khí cởi mở, câu chuyện đưa nhanh chóng đến vấn đề các “điều khoản thỏa hiệp” ở vịnh Hạ Long. Thử tướng Schuman tỏ sự ngạc nhiên về thái độ của tôi đối với những lần gặp gỡ ở Genève với ông Bollaert.

 

Tôi trả lời ngay:

- Thưa Ngài Thủ tướng, tôi không kư thỏa hiệp nào ở vịnh Hạ Long cả. Theo lời mời của ông Cao ủy, tôi đến Hạ Long để nghe nói về lập trường của chính phủ Pháp. Các Ngài đă quyết định là không điều đ́nh ǵ với Hồ Chí Minh nữa, nhưng các Ngài cũng không đưa ra một sự đề cử nào mới. Các Ngài có lập trường của các Ngài. Tôi cũng có lập trường của tôi. Tôi đă thưa với Ngài rằng chỉ sự thừa nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam, mới có thể văn hồi lại được ḥa b́nh. Tôi không muốn đoạn tuyệt với nước Pháp, nhưng tôi vẫn giữ y nguyên lập trường của tôi.

 

Tất cả mọi người dự tiệc, ai cũng ngạc nhiên về thái độ cương quyết của tôi. Tôi có cảm tưởng rằng điều đó không đúng với tinh thần mà họ tô son điềm phấn vào tôi và v́ vậy, họ mới quyết định chọn tôi là người duy nhất để đàm phán. Một người duy nhất ấy nay lại chứng tỏ c̣n bất trị và nặng kư hơn Hồ Chí Minh nhiều.

 

Rất nhiều lần, trong bữa ăn, đă có nhắc đến Lời tuyên bố ngày 25 tháng 3 năm 1945. Trước đây, từ ngày tôi sang Paris, tôi đă nghe thấy nói đến, trong nhiều cuộc gặp gỡ. Tôi liền sai Vĩnh Cẩn đi sưu tầm cho tôi bản văn kiện nói về lời tuyên bố này. Trong thời gian có lời tuyên bố ấy, th́ nước chúng tôi bị cắt đứt mọi liên lạc với Pháp, và tôi cũng chưa từng nghe thấy nói đến bao giờ. V́ vậy, tôi ngạc nhiên biết bao, khi tôi thấy bản văn có lời tuyên bố này do chính phủ của Thủ tướng De Gaulle tung ra, và vào lúc mà Việt Nam đă độc lập trước đó mười lăm ngày rồi.

 

Vậy th́ bản tuyên bố này nói ǵ? Thành lập một Liên bang Đông Dương gồm năm xứ rơ rệt: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ, Ai Lao và Cam Bốt, do viên Toàn quyền Pháp đại diện cho nước Pháp đứng đầu, gồm các bộ trưởng người Pháp và người bản xứ, chịu trách nhiệm dưới quyền điều khiển của Toàn quyền. Chính phủ sẽ có một Quốc hội mà dân chúng tất cả các xứ Đông Dương chiếm 50% số phiếu. Quyền hạn của Quốc hội này được hạn chế trong việc thông qua ngân sách và bàn căi các đạo luật do Hội đồng Quốc gia soạn thảo.

 

Như vậy, sau hai tuần lễ mà tôi đă tuyên bố độc lập, lời tuyên bố này tưởng là rộng răi lắm, thật sự lại c̣n kém xa những quyền hạn mà chúng tôi đạt được dưới thời của Đô đốc Decoux, v́ Decoux c̣n dành một chỗ nhỏ cho các chính phủ bản xứ. Như vậy không phải là 15 ngày chậm chạp của bản tuyên ngôn, mà là 15 năm. Tuy nhiên, nay tôi mới hiểu v́ sao đă có sự im lặng của Tướng De Gaulle, khi tôi gửi thông điệp cho ông ta vào tháng 8 năm 1945. Điều làm tôi buồn hơn nữa, là tôi có cảm tưởng là nhiều kẻ nay vẫn c̣n tin vào lời tuyên bố đó, dù có đă ba năm về trước. Quả nhiên, người Pháp rất mù tịt về các biến chuyển mới đă xảy ra trong mười năm gần đây ở Á châu, và nhất là ở vùng Viễn Đông.

 

Đến đây, tôi nhận thấy báo chí ở Paris đă phát động một chiến dịch đầy ác cảm đối với tôi. Họ kết tội tôi là kẻ phản bội hiệp ước bảo hộ, phản bội nước Pháp, đă tiếp tay với phát xít Nhật. Nguyên nhân của sự xúi giục đó tôi thừa đoán ra được. Sự đ̣i hỏi của tôi trở thành khó chịu, và chẳng ai thực tâm mong muốn tôi đáp lời kêu gọi của viên Cao ủy cả. Nhưng như tôi đă nói, tôi nhất định không để ai có thể muốn làm ǵ th́ làm. Tôi liền tổ chức một buổi họp báo ở khách sạn Ritz, và trước các nhà báo Paris, tôi tuyên bố:

- Ngày 6 tháng 6 năm 1884, khi ông bác Kiến Phước tôi c̣n là ấu quân, quan phụ chính Vương quốc An Nam đă kư với nước Pháp, một hiệp ước bảo hộ. Theo điều 16 của hiệp ước này, để đổi lại những ưu quyền dành cho nước Pháp, nước Pháp long trọng cam kết che chở cho Vương quốc An Nam, bảo đảm an ninh cho Quân vương, Hoàng đế An Nam chống lại bất cứ nội loạn hay ngoại xâm nào. Thế mà năm 1945, trước sự xâm lăng của Nhật Bản, và trước cuộc nổi dậy của cách mạng Việt Minh, th́ đâu là những lời cam kết của Pháp?… Vậy th́ ai là người đầu tiên đă không làm tṛn bổn phận đối với lời cam kết? Ai làm cho nó trở thành lỗi thời, mất hết hiệu lực? Ai đă vi phạm hiệp ước?

 

Làm sao mà tôi có thể phản bội nước Pháp, khi Pháp đă ruồng bỏ tôi rồi? Tôi có thể từ ngôi, bỏ chạy ra ngoại quốc, bỏ mặc dân chúng để chạy theo đuôi Đồng minh… Nhưng như vậy, nên nhớ rằng quân Nhật có thể dùng bọn tay sai bất lương, khuấy động loạn lạc để chống người Pháp và tàn sát họ.

 

Giờ đây, tại sao tôi c̣n sang Paris? V́ tôi mong muốn ḥa b́nh lập lại ở nước tôi, làm ngưng để máu, vừa máu của nhân dân tôi lẫn máu của binh sĩ Pháp. Thế nhưng, điều kiện để tái lập ḥa b́nh phải là sự công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Đó chính là lư do mà tôi đến để xin nước Pháp thực hiện, và cũng để nói với nước Pháp rằng nước tôi, dân tộc tôi, một khi ḥa b́nh được lập lại, vẫn cần đến mọi sự giúp đỡ để kiến thiết đất nước.

 

Sự giúp đỡ đó, sự tựa nương đó, chính vẫn là ở nước Pháp mà chúng tôi muốn yêu cầu, trong tinh thần b́nh đẳng giữa hai nước như trước kia tổ tiên tôi là Hoàng đế Gia Long, khai sáng triều đại, anh hùng thực hiện nền độc lập và thống nhất nước Việt Nam, là người sáng lập ra t́nh hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Pháp.

 

Không chờ đợi phản ứng, tôi trở về Cannes ngay. Tôi bỏ qua đi ngày 15 tháng 2 mà ông Bollaert đă hẹn để gặp tôi ở vịnh Hạ Long. Rồi cùng Hoàng hậu và năm con của chúng tôi, sau gần 30 tháng xa cách, chúng tôi làm một cuộc du hành trên khắp đất Pháp thời niên thiếu cũ. Chúng tôi giữ ẩn danh, đi bằng xe lửa, và tôi rất sung sướng chỉ cho con trai cả tôi, Hoàng thái tử Bảo Long, lúc đó gần mười hai tuổi, những phong cảnh mà tôi đă đi qua khi c̣n thơ ấu. Tất nhiên, chúng tôi đến Paris, để thăm bà Mémé Charles, lúc nào cũng hiền từ và tiếp đón chúng tôi rất ân cần, và chúng tôi đă đến mặc niệm trước mộ cụ Charles, cựu Toàn quyền Đông Pháp, đă mất trong thời gian chiến tranh. Chúng tôi cũng đến Lourdes mà Hoàng hậu muốn, để cầu nguyện cho ḥa b́nh ở Việt Nam, và khấn vái Đức Mẹ Đồng trinh Massabielle che chở cho dân chúng Việt Nam.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính