Con Rồng Việt Nam


Bảo Đại

 PHẦN III a

 

Hồ Chí Minh và phe nhóm

 

 

Tôi rời Huế bằng đường bộ ngày 4 tháng 9. Tôi ra đi, rất thản nhiên, không quan ngại nỗi ǵ. Có thể là do tính ṭ ṃ thúc đẩy, v́ tôi muốn gặp những người đă tôi đă trao quyền, nhất là lănh tụ của họ, nhân vật Hồ Chí Minh bí mật kia.

 

Trong suốt dọc đường, tin tôi đi qua lan rộng rất nhanh. Khi tôi qua các đám đông, đàn ông đàn bà đến gần xe, trố mắt nh́n. Đây là lần đầu tiên, họ có thể được tự do nh́n kỹ vị Hoàng đế của họ. Đến ngày ấy, trước kia, nghi lễ đă ấn định rằng khi quỳ trước nhà vua mà ngửng đầu lên nh́n là phạm tội nặng, Bây giờ, các đồng bào chất phác đó quả đă không ngờ. Hoàng đế vận âu phục đang ở giữa họ, cũng y như mọi người thường dân khác… Chắc chắn đă có một sự ǵ thay đổi.

 

Khi qua Quảng Trị, dân chúng đông nghẹt y như đang có biểu t́nh, ai cũng có thiện cảm. Theo như h́nh thức, quả nhiên chưa bao giờ tôi lại được thân dân như vậy. Nhưng tại Đông Hà, phải nghỉ lại ban chiều, tôi mới thấy rơ một sự xáo trộn do sự thoái vị của tôi, đồng thời uy tín của Hoàng đế vẫn c̣n dâng cao. Tại đây, dân chúng muốn được nh́n tôi càng đông đặc. Các nhân viên trong Uy ban Nhân dân muốn tỏ ra có quyền hành khi đón tiếp công dân Vĩnh Thụy, một cách rất dân chủ. Thế nhưng, bị truyền nhiễm bởi đại chúng, họ trở về với thói quen và nghi thức cổ xưa. Họ ư thức được, và cố gắng để sửa chữa lại cho đúng phong cách của họ hiện tại, nhưng cuối cùng không biết phải làm thế nào, nên rất lúng túng. Tự thâm tâm, tôi thú vị nh́n thái độ của họ, và t́m cách giúp đỡ họ khỏi bỡ ngỡ, nên đă tới gần họ rất niềm nở, nhưng càng niềm nỡ bao nhiêu, họ càng kính cẩn bấy nhiêu. Quả nhiên, cách mạng cũng không phải là điều dễ đạt…

 

Suốt ngày hôm sau, cũng y như vậy. Tôi đến Thanh Hóa vào buổi chiều, ở đó đă có những cuộc tập họp đông đảo để hoan hô nồng nhiệt.

 

Đến lúc gần vào bàn ăn, th́ được tin Hoàng thân Lào Souphanouvong, anh em họ của nhà vua ở Luang Prabang vừa tới, v́ ông cũng là thượng khách của Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Cho tới nay, chúng tôi chưa từng gặp nhau, nay mới được quen nhau.

 

Cùng tuổi với tôi, ông đă ở lâu bên Pháp từng là học sinh xuất sắc của trường trung học Saint Louis ở Paris, và sau là sinh viên trường quốc gia Kỹ thuật Cầu cống.

 

Về nước năm 1937, ông không được dự vào triều chính, do lư lịch gịng dơi của mẫu thân ông. Chính phủ Pháp bổ nhiệm ông làm kỹ sư công chính bản xứ, và bổ vào Tourane, tại đây ông lấy một bà vợ Việt Nam, gốc Bắc kỳ, Là người hoạt động, ông ta rất bất măn với địa vị tầm thường đó, nên nuôi hờn với người Pháp, mà ông muốn tống ra khỏi nước Lào. Trong thời tạm chiếm của Nhật, ông đă tổ chức được ở tỉnh Khamouane, một phong trào kháng chiến, với một quân đội du kích y như của Giáp, để dần dà tạo cho ông một thế chính trị cho công cụ giải phóng. V́ vậy, khi người anh cùng cha khác mẹ là Hoàng thân Phatsarath lập chính phủ lâm thời đấu tranh cho độc lập và thống nhất của nước Lào, ông được trao cho làm Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Lào Issara (Lào Tự do).

 

Với vị trí ấy, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội.

 

Lời mời này chứng tỏ phía Việt Minh, muốn nắm quyền chỉ huy tối thượng đối với tất cả phong trào giải phóng Đông Dương, và tôi không lấy ǵ làm ngạc nhiên nữa.

 

Chúng tôi liền quyết định cùng đi với nhau, và ngày 6 tháng 9, chúng tôi đến Hà Nội vào lúc ban trưa.

 

Tôi được đưa đến ngụ ở phố Gambetta, tại nhà viên cưu Đốc Lư Hà Nội. Sau khi tắm rửa xong, tôi đến trụ sở của Uy ban Nhân dân đóng ở dinh Thông sứ Bắc kỳ để dự tiệc tiếp tân chào mừng tôi.

 

Vơ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ Nội vụ tiếp đón tôi, và lúc vào bàn tiệc, đă giới thiệu tôi với Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa tới. Ông này niềm nở bắt tay tôi, ngỏ ư cám ơn là đă thoái vị, và nói tiếp:

- Chúng ta sẽ làm việc chung với nhau, cho nền độc lập quốc gia.

 

Bữa ăn rất giản dị. Thoạt tiên, Vơ Nguyên Giáp nói mấy câu chúc tụng, rồi câu chuyện chỉ loanh quanh trong vấn đề xă giao. Tiệc khá ngắn ngủi, và ai nấy rút lui.

 

Hôm sau, lúc 11 giờ, tôi gặp Hồ Chí Minh, diện đối diện tay đôi. Thái độ của ông khác hẳn lần trước. Ông tỏ ra hết sức lễ độ, dùng tiếng Ngài để gọi tôi. Tiếng này coi như tương đương với tiếng xưng hô Hoàng thượng. Chỉ c̣n có nước là xin lỗi bất đắc dĩ lắm, mới phải cầm quyền.

 

- Thưa Ngài, tôi không liên quan ǵ đến bức điện mà Ngài nhận được ở Huế, yêu cầu thoái vị. Riêng cá nhân tôi, như đă từng nói hôm 22 tháng 8, tôi vẫn nghĩ vẫn để Ngài lănh đạo quốc gia, và đặt tôi vào địa vị Thủ tướng, lănh đạo chính phủ mà thôi. Tôi không đồng ư với những người đă ép Ngài đến chỗ thoái ngôi.

 

Tôi cũng trả lời bằng một giọng trang trọng, và gọi ông ta bằng Cụ, và trấn an ông rằng tôi chỉ muốn được là một công dân thường, để xây dựng nước Việt Nam mới, thống nhất và độc lập.

 

Ông ta thoải mái ra mặt, và vẽ ra một h́nh ảnh rất lạc quan về t́nh thế hiện tại, hầu như quên mất thái độ đè dặt vừa qua:

- Tất cả mộng ước của chúng ta sẽ đạt được hết. Chẳng những thống nhất và độc lập mà tất cả các nước Đồng minh sẽ công khai chấp nhận, mà nhờ sự chấm dứt chiến tranh lẫn sự thất trận của Nhật, hoàn cảnh sẽ giúp ta mở đầu một thể chế đồng nhất, ai cũng như ai để có một tương lai rực rỡ. Toàn dân sẽ hăng say hưởng ứng, đồng lao cộng tác giữ nền độc lập này. Độc lập là hai tiếng thiêng liêng ở đầu óc toàn dân, sẽ là nguồn thiêng tác động. Nay th́ cái ǵ cũng có thể đạt được.

 

Mặc chiếc vareuse hở cổ, đi dép B́nh Trị Thiên, râu cằm lơ thơ, Hồ Chí Minh giống như một ông đồ nho hay một triết nhân, thích ngâm thơ vịnh phú hơn là làm chính trị. Người gầy g̣ mảnh dẻ, mắt sáng quắc đầy nhiệt tâm, ông có một nhăn lực lôi cuốn vừa đạo mạo, vừa độc đáo. Lời nói cũng chan ḥa nhân ái, như bác bỏ mọi bạo động, hận thù. Ông như đă nắm vững được thực tại và nhu cầu của Việt Nam lúc ấy. Ông cũng có một nhận xét sắc bén về tiến tŕnh lịch sử, do sự tự học khá rộng răi về các thế giới Tây phương, về Nga và Trung Hoa.

 

Trong câu chuyện dài hơn một giờ ấy, ông kết luận:

- Thưa Ngài, xin Ngài đừng quên rằng Ngài là bậc quốc phu, v́ vậy tôi xin Ngài vui ḷng tham dự buổi hội họp của Hội đồng Bộ trưởng, và nhận chức Tối cao Cố vấn cho chính phủ.

 

Lời mời ấy thật bất ngờ đối với tôi. Thật sự, tôi không nghĩ đến h́nh thức này mà tôi sẽ tham dự để kiến tạo nước Việt Nam mới, nhưng quả thật, ông cụ này đă thành thực hăng say với nền độc lập và thống nhất của đất nước. Tôi nhận lời.

Hội đồng Bộ trưởng họp mỗi tuần một lần. Kể từ ngày 8 tháng 9, tôi dự là lần đầu tiên.

 

Chúng tôi cùng ngồi xung quanh một chiếc bàn, từng là bàn ăn thết tôi hôm trước. Giáp giới thiệu với tôi từng người. Ông ta là người độc nhất mà tôi biết cùng với Trần Huy Liệu là người tôi đă trao cho ấn tín ở Huế, nay là bộ trưởng bộ Thông tin. C̣n những người khác, tôi chưa quen biết: Chu Văn Tấn, bộ trưởng bộ Quốc pḥng; Phạm Văn Đồng, bộ trưởng bộ Tài chánh; Nguyễn Mạnh Hà, bộ trưởng bộ Kinh tế; Vũ Trọng Khanh, bộ trưông bộ Tư pháp; Dương Đức Hiền, bộ trưởng bộ Thanh niên; Đào Trọng Kim, bộ trưởng bộ Công chính; Nguyễn Văn Tố, bộ trưởng bộ Xă hội; Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng bộ Y tế; Lê Văn Hiến, bộ trưởng bộ Lao động; Vũ Đ́nh Ḥe, bộ trưởng bộ Giáo dục; Cù Huy Cận, và Nguyễn Văn Xuân, bộ trưởng không bộ nào.

 

Ngoại trừ Phạm Văn Đồng tuổi hơi cao ít nhiều, tất cả đều ở cùng một thế hệ. Giữa họ với nhau, tỏa ra một bầu thân ái, trẻ trung y như một nhóm bạn hữu đă từng quen thân với nhau.

 

Thực tế, Hội đồng này gồm ba loại.

 

Loại “tiền phong” bạn chiến đấu kỳ cựu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như Trần Huy Liệu. Họ đă sống lâu năm ở Nga và Trung Hoa, thường là lén lút và không lạ các nhà tù. Rất ác cảm với Pháp.

 

Loại thứ hai gồm những người trước gọi là Giáo sư trường Thăng Long, một trường trung học tư thục, mà ban giáo sư tạo thành lớp trí thức cấp tiến về chính trị. Trong số này có Vơ Nguyên Giáp. Bọn này có cả đảng viên đảng Cộng sản, được hoạt động công khai dưới thời Chính phủ B́nh dân ở Pháp, như Phạm Văn Đồng. Đa số đều xuất thân từ nền văn hóa Pháp, nên không mấy xuất ngoại. Kém hăng say hơn bọn trên, họ đều là ngừời thông minh, có tinh thần cởi mở. Rất chống đối chế độ thức dân, họ hăng say với nền độc lập, nhưng không muốn đoạn tuyệt với Pháp.

 

Cuối cùng, coi như bọn “liên kết” như Dương Đức Hiền, cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Hà Nội, hay Nguyễn Mạnh Hà, từng chỉ huy Đoàn Thanh niên Thiện chí Công giáo. Đa số đều là những kỹ thuật gia, tốt nghiệp từ các đại học đường của Pháp. Họ thường bất măn v́ không có nhiệm sứ xứng đáng với văn bằng và khả năng của họ.

 

Hồ Chí Minh chủ tọa, ngồi ở đầu một phía bàn, và mời tôi ngồi đối diện với ông ta ở đầu phía kia.

 

Buổi họp ban đầu có tôi dự ấy, dành để bàn về thiết lập một Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này sẽ được phổ thông đầu phiếu do tất cả công dân Việt Nam, nam cũng như nữ, tuổi từ 18 trở lên. Sẽ có đại biểu của các sắc dân ít người, để b́nh đẳng với người Kinh.

 

Trong buổi họp này cũng đề cập đến vấn dề chống nạn mù chữ; mở một phong trào B́nh dân Học vụ, dạy về ban tối, để bắt buộc mọi người chưa biết đọc biết viết, phải đi học chữ quốc ngữ.

 

Về mặt xă hội, đặt ra định lệ, làm ngày tám giờ, định lương tối thiểu, và đặt trách nhiệm đối với giới chủ nhân và tư bản.

 

Cuối cùng, Hội đồng biểu quyết băi bỏ thuế thân, gọi là “thuế nô lệ” v́ trong lănh vực kinh tế, có liên can đến một quyết định quan trọng đă được biểu quyết về đầu tháng, tuyên bố cho phép tự do vận chuyển lúa gạo.

Từ đó, trong thời gian tôi ở Hà Nội, từ 9 đến 1 giờ, tôi vẫn dự các Hội đồng Bộ trưởng hàng tuần.

 

Rất nhanh chóng, tôi nhận xét được như sau:

Dù họ là cựu tù nhân, giáo sư hay kỹ thuật gia, các người cầm đầu chính phủ này chẳng phải là nhân vật chính trị. Đă đành rằng, họ không đến nỗi chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời, để bị mê lú với quyền binh, họ cũng chẳng biết làm cách nào để đặt một kế hoạch cho tương lai đất nước. Họ đành gặp đâu hay đấy. Các cuộc hội họp của chính phủ, giống y như các cuộc hội họp của các sự bàn căi của ṭa thị chính nhiều hơn là sự nghiên cứu đường hướng dự trù về quốc gia đại sự, hay đối phó với những biến chuyển quốc tế. Những người đó cũng biết rằng ảnh hưởng của họ chưa thể vượt khỏi ṿng đai các đô thị lớn như Hà Nội, Huế, v.v… Tại chỗ, họ t́m cách để giữ thể điện, để giữ trị an, hầu tỏ quyền năng của họ cho phái đoàn quốc tế đang bắt đầu sang Hà Nội. Than ôi, ở vùng thôn dă, đây quả là một cuộc cách mạng đổ máu và tàn bạo, một sự nhiễu loạn, rối bời.

 

Những biện pháp đầu tiên đă đưa đến những kết quả tai hại. Mở cửa cấp tốc các nhà tù, các trại giam, hầu nhặt vài cán bộ chính trị, đă thả ra khắp phố phường và hầu như khắp nước, cả một đông cặn bă sẵn sàng làm bậy. Việc thủ tiêu toàn bộ Hội đồng Kỳ mục để thay vào bằng Uy ban Nhân dân, đă đưa đến sự tan ră nền cai trị tự nhiên sẵn có của xă hội. Việc băi bỏ ngành quan lại, văn và vơ, cũng để thay vào bằng một hệ thống cán bộ tương tự, làm tan nát các cơ cấu quốc gia.

 

Trong hoàn cảnh bất lực thực hiện một nền cách mạng xă hội chân chính, mà toàn dân đều mong muốn, chính phủ đă bở hơi tai để đi t́m một sự đáp ứng tạm thời. Họ chỉ t́m thấy một sự mị dân rẻ tiền và sự động viên cuồng tín, hầu cứu văn nền độc lập. Vội vàng, họ cố gắng đặt cơ cấu mới. Thế là đưa ra bao nhiêu hội, như hội Phụ lăo Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Công nhân Cứu quốc hay đặt ra các đội Tự vệ thành, Dân quân Tự vệ xă, Thanh niên Quyết tử…

 

Hơn nữa, tôi lại nhận thấy các Bộ trưởng thân cận với Hồ Chí Minh, bọn người thuộc lớp đồng chí lâu năm của ông ta, giữ độc quyền về tất cả guồng máy điều khiển nhân dân. Thí dụ như Trần Huy Liệu, đă nắm trong tay toàn bộ phương tiện tuyên truyền, c̣n cấu tạo ra một lợi khí nặng nề để củng cố tân chính quyền. Đầu tháng chín, Việt Minh chiếm đài phát thanh Bạch Mai, và trưng thu tất cả các phương tiện về báo chí, ấn loát; từng kho giấy, các nhà in. Nhờ cuộc tảo thanh này, Việt Minh đă có phương tiện để tung ra ở Hà Nội, hai tờ nhật báo, là tờ Cứu Quốc và tờ Độc Lập, và ở Huế, tờ Quyết Chiến.

 

Dần dà tôi khám phá ra được bộ mặt thật của Hồ Chí Minh.

 

Một hôm, trong một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, do sự sôi nổi tranh luận giữa vị Chủ tịch và một bộ trưởng. Vũ Trọng Khanh, bộ trưởng bộ Tư pháp, ngồi ở bên phải tôi, đă ch́a ra cho tôi xem một cuốn sách nhỏ, và nói:

- Thưa Ngài, hẳn Ngài đang ngạc nhiên về những phản ứng của Chủ tịch của chúng ta. Xin Ngài đọc đây th́ hiểu.

 

Tôi liền đọc đầu đề cuốn sách Đời của Nguyễn Ái Quốc, do tác giả là A. Marty, chánh mật thám của phủ Toàn quyền Pháp cũ.

- Trong ấy nói ǵ, tôi hỏi.

 

Khanh nh́n tôi, và ra dấu bằng đầu để chỉ cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đi ra, vấ sát chỗ chúng tôi ngồi. Hồ Chí Minh nh́n cuốn sách tôi đang cầm, hơi nhún vai, và mỉm cười một cách tinh quái, không nói một lời.

 

Về đến nơi ở, tôi liền đọc tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc (người yêu nước) là một trong hàng chục tên, mà ông ta mang trong suốt cuộc đời sôi nổi, trước khi trở thành Hồ Chí Minh (Hồ lănh tụ sáng suốt). Sanh năm 1890 ở làng Kim Liên, trong vùng thuộc phía Bắc Trung kỳ, gọi là Thanh Nghệ Tĩnh, vốn là ổ của cách mạng, sự học của ông ta khá sơ sài: bốn năm học Quốc Học Huế, ông ta đă thâu nhận được một nền học vấn hỗn hợp Pháp và Nho học. Sau đó học thêm ba năm trường Kỹ nghệ Thực hành ở Sài G̣n. Với hành trang yếu ớt ấy, năm 1911 ông ta lăn ḿnh vào cuộc chinh phục thế giới. Làm phụ bếp cho một chiếe tàu biển của hăng Chargeurs Réunis, tàu này thường đỗ ở các bến thuộc Á châu, Phi châu, Âu châu và Mỹ châu. Sau thế chiến thứ nhất, ông sống ở Luân Đôn, rồi sang Paris. Tại đây, người ta bắt đầu nhắc đến tên ông. Năm 1919, ông đệ tŕnh một luận án theo tinh thần 14 điểm, trong hội nghị ở Versailles, được Tổng thống Wilson chấp nhận, đ̣i hỏi cho nước Việt Nam được mọi quyền tự do cần thiết.

 

Thế rồi, trong thời gian ấy, xuất hiện trong tờ báo Le Paria (Kẻ cùng khổ) những bài tố cáo tội ác của chính sách thực dân, ở Phi châu cũng như ở Á châu. Ông ta là tác giả tờ truyền đơn nẩy lửa, nhan đề “Bản án chính sách thuộc địa Pháp”.

 

Năm 1920, ông gia nhập đảng Cộng sản, đảng này có đề cập đến vấn đề dân tộc thuộc địa. Thế là ông được cử sang Moscou. Sau một thời gian huấn luyện ngắn, ông trở thành cán bộ của đảng Cộng sản Quốc tế (Komintem), cơ quan được Lenin trao phó gieo rắc chủ nghĩa cộng sản, và tạo nhân cách mạng ở mọi nơi trên khắp thế giới do Moscou điều khiển. Được cử sang Viễn Đông, và vùng Đông Nam Á châu, từ năm 1924, ông hoạt động ở Quảng Châu (Canton), làm phụ tá cho Borodine, như là Cố vấn trong ṭa Đại sứ Sô viết cạnh Quốc dân đảng Trung Hoa, và là iănh tụ, sáng lập viên trường Vơ bị Hoàng Phố (Whampoa).

 

Năm 1930, ông lập ra đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó được gọi là đảng Lao động, của giới thợ thuyền. Cuốn sách của A. Marty đến đây là hết. về sau Giáp lại kể cho tôi biết tiếp những hoạt động của Hồ Chí Minh. Về nước vào năm 1941, ông ta ẩn náu ở tỉnh Cao Bằng. Tại đây, ngày 19 tháng 5, ông lập ra Mặt trận Việt Minh, tức là Mặt trận Cách mạng Đồng minh, chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam, và tạo nên căn cứ du kích sau này. Sau đó, ông lại sang Trung Hoa, và bị bắt giam, vừa do người Trung Hoa, vừa do người Anh. V́ ốm nặng nên được tha, đúng vào lúc mà quân đội Nhật đang bị thua, và nhờ cơ quan đặc biệt của Mỹ, để trở về Việt Nam và nhận được quyền hành.

 

Trong thời gian ở Moscou, Hồ Chí Minh đă ăn ở với một phụ nữ người Nga, và có một đứa con gái, nhưng không bao giờ ông ta nhắc đến thời gian này của đời ông. Rất hiểm khí các đồng chí của ông nhắc đến quá khứ của họ.

 

Bởi vậy, tôi chưa bao giờ nghe thấy ông Giáp nói đến người vợ ông bị giết, trong một cuộc biểu t́nh của các sinh viên. Sở dĩ tôi biết được, là do Tạ Quang Bửu, một cộng sự viên cũ của tôi nói. Ông này cũng tiết lộ rằng, Giáp rất đau đớn về cái tang này, và để tâm thù hận người Pháp sâu đậm. Tuy nhiên, để tỏ ra có tâm hồn cao thượng, Giáp làm ra bộ không nuôi một tí hận thu nào đối với Pháp cả.

 

Sự giao dịch của tôi đối với các “đồng nghiệp” rất là tốt đẹp. Họ cho tôi thuộc cánh của họ. Nếu tôi có gọi họ là “anh,” họ vẫn kêu tôi bằng “Ngài”. Đó là do Hồ Chí Minh đă đ̣i hỏi họ như vậy. Tôi thường có thân t́nh giao hảo với Vũ Trọng Khanh, vốn không thuộc đảng Cộng sản, và như vậy hơi lẻ loi riêng biệt. Chúng tôi thường gặp nhau vào ban chiều, và thường nói chuyện với nhau khá lâu. Là người có nhiều thiện chí, ông ta chỉ quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân. Những tin từ các tỉnh gửi về làm cho ông buồn rầu không ít. Có thể là t́nh thế rất đáng lo ngại. Các tỉnh ở miền Bắc Việt Nam bị cô lập gần như hoàn toàn, làm cho mọi sự tiếp tế khó khăn, nên nạn đói hoành hành mạnh mẽ. Bởi vậy, không có ǵ phải ngạc nhiên, nếu dân chúng có phản ứng ghê gớm. Nhiều cuộc bắt bớ, nhiều chuyện mất tích, và ám sát gần như ở khắp nơi.

 

Tôi được tin Phạm Quỳnh, cựu thủ tướng của tôi đă bị bắt, rồi đến Ngô Đ́nh Khôi, anh của Ngô Đ́nh Diệm cùng bị bắt với người con trai cả là Ngô Đ́nh Huấn vốn là bí thư của Đại sứ Yokoyama. Tôi đến gặp Hồ Chí Minh để xin can thiệp. Tôi bảo ông ta:

- Tất cả mọi người t́m cách để phụ giúp Cụ, trong đó có tôi là người đầu tiên. Xin Cụ hăy chứng tỏ sự khoan dung đại độ. Khi mới bắt đầu lên nắm chính quyền, Cụ đă thả hết các tù phạm, tất cả các người bị giam cầm. Xin Cụ hăy ra lệnh tha hết các tù nhân bị bắt kể từ ngày ấy đến nay.

- Thưa Ngài, thật khó có thể làm được, v́ dân chúng sẽ không thể hiểu nổi.

- Nếu vậy, ít nhất xin Cụ cho thả các cựu cộng sự viên của tôi. Họ không có trách nhiệm ǵ.

- Vâng, tôi sẽ cố gắng lo việc ấy…

 

Thật sự, hai người đầu tiên (Phạm Quỳnh và Ngô Đ́nh Khôi) đều đă bị giết, mà ông Hồ vẫn không biết một tí ǵ.

 

Ít lâu sau, Phan Anh, cựu thượng thư của tôi đến gặp tôi. Ông ta đă tiếp xúc với Léon Pignon. Ông này yêu cầu tôi can thiệp để thả Pierre Messmer. Vị thứ hai này được cử làm thượng sứ Pháp ở Bắc kỳ, nhảy dù xuống bị rơi vào một chiến khu Việt Minh, nên bị bắt cùng với hai đồng hành của ông ta.

 

Ngay chiều hôm ấy, tôi có nói với Hồ Chí Minh, nhưng không đạt kết quả nào. Sau tôi mới rơ Messmer may mắn đă vượt thoát được, rất khó khăn.

 

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh vẫn cố gắng chinh phục tín nhiệm của tôi. Trong những cuộc gặp gỡ thường xuyên, chỉ có tôi với ông ta, ông vẫn giữ thái độ chỉnh tề, vừa niềm nở vừa lễ độ, gần như nhiễm t́nh phụ tử. Phải chăng ông ta đă đóng tṛ, hay là một tác phong quan cách cổ xưa c̣n tiềm tàng nơi huyết quản? Dù sao nữa, tinh thần hữu nghị của chúng tôi rất hoàn hảo, và trong bất cứ cuộc nói chuyện nào, cũng không bao giờ đá động đến những lư thuyết chính trị này nọ. Ông ta thường mời tôi đi cùng với ông trong mọi cuộc thương thuyết, hay vận động. Chúng tôi đến thăm Jean Sainteny được cử thay Pierre Messmer, ở địa vị thượng sứ Pháp ở Bắc kỳ. Đây là lần độc nhất mà tôi gặp ông này. Sainteny đă viết rằng, sau đó ông ta có yêu cầu được gặp tôi nhiều lần, mà không có trả lời. Các sự yêu cầu này chẳng bao giờ đến tay tôi cả.

 

Chúng tôi cũng từng đi với nhau đến thăm người Mỹ, và chúng tôi đă gặp một đại diện của họ: Nhân vật đặc biệt Lansdale và Thiếu tá Patti, và về sau cả Tướng Gallagher nữa. Trong những dịp này, tôi mới biết là Hồ Chí Minh nói được tiếng Anh một cách khá sơi.

 

Trong những dịp tiếp xúc này, tôi thường nhường bước ông trước mặt quan khách. Mỗi lần như thế, tôi đều nói: “Thưa Cụ Chủ tịch, tôi xin mời Cụ, tôi xin theo sau Cụ, v́ tôi chỉ là một viên cố vấn mà thôi...”

 

Ngược lại, nếu chúng tôi cùng đến một cuộc hội họp hay trước đám đông nào, nếu có ai đưa chúng tôi đi, th́ bao giờ ông cũng để tôi đi về bên tay phải của ông ta. Tôi liền hiểu được ư nghĩa của sự sắp đặt này. Chính phủ dù có hiện hành, nhưng chưa được Đồng minh công nhận. Sự có mặt của tôi, giúp cho ông ta một h́nh thức chính thức dùng làm chiếc b́nh phong gánh đỡ mà thôi.

 

Đầu tiên, cuộc sống có vẻ b́nh thản ở Hà Nội. Các nhà báo đặt tiệc ca ngời tôi đă hy sinh ngai vàng v́ hạnh phúc của nhân dân. Nhưng t́nh h́nh kinh tế bị suy thoái thê thảm. Hàng ngh́n người, đàn ông, đàn bà và trẻ con, chết như rạ v́ đói, trong khi hàng ngh́n tấn gạo mốc thối ra ở Sài G̣n. Vụ lúa tháng mười mất mùa, v́ hạn hán, sạu vụ lụt ghê gớm.

 

Băi bỏ thuế má, xáo trộn hành chánh làm trống rỗng ngân khố quốc gia. Chính phủ dùng biện pháp lắt léo để cứu văn t́nh thế, kêu gọi nhân dân tự động đóng góp, và thi đua ái quốc. Các bộ trưởng và nhân viên cao cấp phải làm gương trước để làm việc không lương. Tôi cũng phải góp phần như họ. Chúng tôi chỉ được ở, c̣n ăn th́ nhờ vào thiện chí của những nhà giàu.

 

Tuần lễ Vàng được mở ra để mua súng đạn cho binh sĩ của quân đội nhân dân anh hùng. Lần khác, th́ là miếng cơm cứu đói, mọi người nhịn ăn một bữa trong tuần lễ để cứu trợ người nghèo. Mặc dù chiến dịch ấy được phổ biến rầm rộ, kết quả cũng không lấy ǵ làm dồi dào.

 

Trong một cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng, Phạm Văn Đồng báo cáo, trong ngân quỹ chỉ c̣n đúng có 3 đồng 25 xu. Trong sự hỗn độn tột cùng, người ta quyết định đánh thuế gián thâu về các hàng ăn. Đó là các hàng hóa cuối cùng c̣n được đem ra để bán. Thế là mỗi người kể ra, hỗn độn, các sản phẩm có thể đánh thuế:

- Con gà đi…

-. Con vịt đi…

- Con trâu đi…

 

Không thể nhịn được sự kê khai điên rồ, lố bịch đó, tôi nói tiếp:

- Các anh c̣n quên con chó…

 

Người cười đầu tiên là Hồ Chí Minh. Sự riễu cợt của tôi xẹp xuống, v́ đa số bộ trưởng đều người miền Trung, nên không ai hiểu nổi câu “miếng dồi chó” của miền Bắc.

 

Vài hôm sau, Hồ Chí Minh nói tất cả sự khó khăn hiện tại với tôi, và phàn nàn là không được bộ trưởng nào giúp đỡ đắc lực trong công cuộc điều khiển quốc gia.

 

Tôi bảo:

- Sao Cụ không kêu gọi những đồng bào đă từng du học ở Pháp? Họ đă có kinh nghiệm điều khiển quốc gia rất quí báu.

- Tôi không thể tin họ được Ông Hồ đáp. Họ thân Pháp quá độ, và cũng không thành thạo mấy về nội t́nh ở nước ta, do đă xa cách lâu ngày.

- Cụ nhầm đấy, tôi phản đối. Trong bọn chúng ta đây, chúng ta chống Pháp hơn ai hết. Như Cụ chẳng hạn, Cụ đă sống lâu năm ở ngoại quốc. Vậy mà Cụ rất thấu triệt tâm hồn Việt Nam.

 

Sự tham gia vào các cuộc bàn căi quốc gia này, làm tôi nhớ lại các kinh nghiệm cũ của tôi. Tôi lại thấy trở lại cùng một vấn đề, đă từng thảo luận với Ngô Đ́nh Diệm, với Phạm Quỳnh, với Trần Trọng Kim. Thật là những người cao khiết, đầy tinh thần trách nhiệm, rất tài ba, sung măn, nhiều ư kiến, nhưng chỉ khổ nỗi không có phương tiện để thực hiện quyền hành. Thế mà, các đồng nghiệp của tôi bây giờ, lại chỉ là những nhà lư thuyết suông. Họ ngây thơ đối với tâm lư con người, đến độ không tưởng. Tuy sấp sỉ tuổi của đa số trong bọn họ, kinh nghiệm của tôi về lănh vực này c̣n cao lớn gấp bội. Mười lăm năm cầm quyền, đứng đầu chính phủ, tôi đă hiểu thấu bao mưu vọng, ư đồ, bao thủ đoạn khốn nạn đến độ rằng, tôi đi guốc được vào ruột gan của con người, đă hành động v́ mục đích ǵ, chẳng mấy khi sai.

 

 

Sự xâm nhập của quân đội Trung Hoa

 

Tất cả đều suy thoái, khi quân Trung Hoa, theo nghị quyết của hội nghị Potsdam vào tiếp thu quân đội Nhật và giữ an ninh, ở bắc vĩ tuyến 16.

 

Toán quân đầu tiên đến Hà Nội ngày 9 tháng 9 năm 1945. Rất nhanh chóng, đây là một sự tràn ngập rơ rệt. Tổng số có ba quân đoàn, khoảng 80.000 người, không kể bọn tùy viên phụ thuộc, và gia đ́nh họ, đổ xô cả đến Bắc kỳ, như từng đoàn châu chấu. Họ đến để che chở nền độc lập của Việt Nam, nên với tư cách là kẻ chiến thắng. Đối với đoàn quân gồm hầu hết là người Quảng Đông và Vân Nam, Bắc kỳ là một xứ thần tiên. Họ cảm thấy như trở lại thời chinh phạt cổ xưa đến từ phương Bắc, nên có những tác phong khốn kiếp của bọn quí khách loại ấy.

 

Mới đến ngày 18 tháng 9, Tướng Lư Hán, Tổng tư lệnh, chiếm ngay ngôi dinh thự đường Puginier, và đuổi phái đoàn Sainteny không một hai ǵ hết. Họ yêu cầu tôi tiếp họ. H́nh thức ấy có nghĩa rằng, họ không cần biết đến Hồ Chí Minh là ai. Tôi trả lời rằng, để tôi xin sang gặp họ để chào mừng, c̣n sự thăm hỏi chính thức th́ thuộc phần của Cụ Chủ tịch chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh, mà tôi báo cho biết ngay. Thế là đặt ra một thỏa thuận này: Hồ Chí Minh tiếp Lư Hán trước mặt tôi, trong một ṭa biệt thự mới trưng dụng. Như vậy, sự thăm hỏi không c̣n mang tính chất chính thức nữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng ḷng v́ ông ta muốn xoa vuốt người Trung Hoa. Báo chí loan đi một thông báo như sau:

“Quân đội Trung Hoa sang đây chỉ để giải giới quân đội Nhật, không có ư đồ xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta nên tiếp đón họ nồng hậu để tỏ cảm t́nh giữa hai dân tộc Việt và Hoa”.

 

Chẳng ai lạ ǵ nhau cả. Một mặt, người Trung Hoa thừa biết thành tích chính trị cũ của ông Hồ, nên không muốn ở phía sau lưng họ có một chính thể cộng sản. Họ vừa phải đương đầu sinh tử ở phía Bắc đối với Mao Trạch Đông. Mặt khác, việc tước khí giới quân đội Nhật chỉ là mối quan tâm phụ, họ chú trọng đầu tiên vào vấn đề kinh tế. Và nếu ai đă biết cái tài vơ vét của các tướng Tàu, th́ mới hiểu dễ dàng những tai hại ở Việt Nam trong sự tạm bợ chiếm đóng này. Có dụng ư muốn bám chặt, các ông bạn quí Trung Hoa muốn dùng h́nh thức gây rối loạn ở Hà Nội và trên khắp đất nước. Đầu tiên, họ không đếm xỉa đến những nhân vật dân sự. V́ vậy, ta thường thấy những tù binh quân sự Nhật, giả làm thường dân, đi khơi khơi ngoài đường phố. Nhiều chuyên gia Nhật, lấy ra từ các trại giam, để sung vào các đội ngũ Tàu, v́ thiếu kỹ thuật gia.

 

Quan trọng hơn nữa, họ can thiệp vào nội t́nh chính trị Việt Nam. Kéo theo quân đội Tàu, từng đoàn đảng viên quốc gia, bị cách mạng ruồng bỏ, chạy theo quân Quốc dân đảng Tàu. Đây là các lănh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng minh hội muốn lợi dựng thời cơ để chiếm thế thượng phong. Được bọn tướng lănh và cơ quan t́nh báo Tàu do Tiêu Văn lănh đạo nâng đỡ các nhà cách mạng quốc gia vội vàng tước khí giới và thay thế các Uy ban Nhân dân thôn xă, do Hồ Chí Minh đặt ra. Tại các thành phố, hai phe Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng thường đụng độ nhau. Được Tiêu Văn nâng đỡ, một nhóm biểu t́nh đă đến nơi ở của tôi để yêu cầu tôi ra chấp chính. Nhiều đám tàn quân Nhật, không chịu khuất phục là đă bị thua trận, tự nguyện đặt dưới quyền tôi, để lập đường hướng khác đấu tranh cho nền độc lập quốc gia.

 

Trước tất cả những đề nghị đó, tôi giữ thản nhiên, để từ chối.

 

Nhưng hoàn cảnh mỗi ngày một khó khăn cho Hồ Chí Minh. Tự cảm thấy bất an, ông ta thay đổi chỗ ở hàng đêm, để ngủ ở những ngôi nhà trưng dụng rải rác khắp trong thành phố. Ông ta vẫn đặt tín nhiệm hoàn toàn nơi tôi, và chỉ riêng một ḿnh tôi biết được chỗ ngủ của ông ta. Ông tỏ ra lo ngại rất nhiều vào sự an ninh của tôi, hơn chính cả tôi nữa.

 

Một buổi tối, trong khi chúng tôi đang tṛ chuyện đến một giờ khuya, có sự lộn xộn ở cạnh ngôi nhà này. Đặc biệt, tôi cho người tài xế và chiếc xe của tôi đi trước, rồi tôi bảo ông Hồ:

- Khuya rồi, xin lỗi Cụ, tôi xin về nhà. Tôi sẽ t́m một chiếc xe tay để đi.

- Ấy chớ, rất nguy hiểm cho Ngài. Để tôi báo cho quân đội Tàu đem xe đến đây đón Ngài, thêm xe hộ tống nữa cho chắc.

 

Đối với sức khỏe cũng như sự giao du của tôi cũng vậy. Một lần tôi bị cảm không đến được, chính ông đă đến thăm và xem cách thức chữa trị cho tôi ra sao. Biết rằng tôi thường hay đến ăn cơm tối ở nhà một số bạn hữu, ông khuyên tôi một cách rất ưu ái, nên cẩn thận về vấn đề nam nữ, mà tôi có thể bị vướng mắc.

 

Thấy dân chúng kính yêu tôi, ông cảm thấy rằng săn sóc chiều đăi tôi có lợi cho ông nhiều lắm. Ông cho rằng ở Việt Nám, sự cầm quyền bao giờ cũng cần phải được tấn phong. Cách mạng Việt Minh cũng không dám phá bỏ khái niệm này, v́ nó đă ăn sâu sát rễ vào đầu óc dân chúng từ lâu. Sự có mặt của tôi bên cạnh Chủ tịch là một h́nh thức tấn phong vĩnh viễn trước mắt nhân dân Việt Nam. Người Tàu, người Mỹ cũng không dám coi thường mối tương quan này được.

 

Tôi cũng không lạ ǵ thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tôi. Hơn nữa, tôi cũng nhận thấy rằng, khi người ta càng săn sóc ḿnh, càng thân cận với ḿnh bao nhiêu, người ta càng ngờ vực bấy nhiêu. Nhưng tôi cũng không thấy ló ra sự cứng rắn, tàn bạo nào của ông, rồi sẽ được thực hiện sau này. Bởi vậy, tôi vẫn yên chí đóng vai tṛ của ḿnh.

 

Đây, người ông đây. Người ấy rất lo lắng cho nền độc lập của quốc gia. Những quan điểm của ông ta giống của tôi như hệt. Vậy th́ cần ǵ biết đến quá khứ, đến phương tiện, bởi thế tôi rất thành thực phù trợ ông ta.

 

Hơn nữa, tôi củng nhận xét tất cả. Tôi thích thái độ của ông hơn thái độ của các lănh tụ quốc gia, thật sự là, bù nh́n trong tay bọn Tàu. Giữa sự xáo trộn ấy, Hồ Chí Minh vẫn giữ được b́nh tĩnh.

 

Một buổi chiều, ông ta bảo tôi:

- Thưa Ngài, tôi rất thất vọng về thái độ của Đồng Minh. Tôi nghĩ rằng ḿnh được ưu đăi hơn, nếu gặp người Nga. Thế nhưng, họ lại chẳng làm ǵ được cho ḿnh. Họ cũng chẳng phái đến đây một quan sát viên nào cả. Họ dửng dưng hoàn toàn trước vấn đề Đông Dương. C̣n đối với người Anh, thái độ thật đáng ngờ. Họ thiên về Pháp rơ rệt, và đang giúp bọn này loại trừ tất cả các chiến hữu đang chiến đấu giành độc lập cho chúng ta. Người Mỹ th́ Ngài đă nhận thấy như tôi rồi. Khi tôi từ Tàu trở về, đại diện của họ đă hứa hẹn, dặn tôi bao điều đảm bảo. Để chiều ḷng họ, tôi đă đặt vào câu đầu của bản tuyên ngôn độc lập, nguyên văn lời tuyên ngôn độc lập của họ, do Jefferson viết năm 1776. Nhưng chúng ta đă gặt hái được ǵ? Chẳng được tí ǵ. Điều quan tâm duy nhất của họ là được thay thế người Pháp, v́ thế họ đâm găng nhau với người Tàu. Gallagher chấp nhận làm trung gian giữa ta với Bộ Ngoại giao của họ, và sẵn sàng đưa giúp chúng ta những điều yêu sách. Nhưng ông ta lại cần kinh tế ta phải lệ thuộc vào kinh tế Mỹ. Đó là bọn tư bản, tư bản từ trong máu mà ra. Đối với họ, chỉ có đầu tư, đô-la là đáng kể… Một bữa, chúng tôi nhận thấy có một phái đoàn điều tra tội ác chiến tranh của họ, sang đây để thăm tù binh Nhật, lại chú trọng vào các trang bị cửa bể Hải Pḥng nhiều hơn là tội ác của bọn An bộ đội. C̣n bọn Tàu th́… Nước Tàu là cái bụng kinh niên. Bọn Quốc Dân Đảng là bọn lưu manh, bọn ăn cắp. Các ông tướng Tàu phù là lũ cú vọ, kền kền… Chẳng bao giờ thỏa măn ḷng tham không đáy. Chẳng có ǵ làm cho chúng ta tin tưởng được. Chỉ có một tên trong bọn chúng là có thể dùng được. Đó là Tiêu Văn, nó làm tiền ḿnh khiếp quá. Nhưng tôi tin rằng nó cũng hiểu ḿnh đang khao khát cái ǵ, và sự toa rập của nó có thể giúp ích cho ḿnh được. Thế nhưng tôi vẫn chưa tin hẳn, bởi biết đâu nó không trở mặt lúc nào. Khi mới sang đây, nó đóng vai ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng hết ḿnh, bây giờ th́ nó lại mỉm cười cầu tài với ḿnh. Vậy ngày mai, th́ nó đi với ai đây?

 

Vậy th́ suy đi tính lại, chỉ c̣n Pháp…

 

Tôi không khỏi ngạc nhiên về luận lư này, nhưng quả đă hợp lư. Trong lập trường thực tế, Hồ Chí Minh c̣n tỏ ra có khả năng biết dung ḥa.

 

Ở Việt Nam, người Công giáo dù ở vị trí thiểu số, vẫn tạo nên một lực lượng đáng kể. Hai triệu tín đồ đă quây quần chắc nịch bên các linh mục của họ. Họ tạo nên một yếu tố quan trọng, có trật tự và đoàn kết vững chăi. Tuy ông Hồ có lập trường vô thần nhiều khi đến độ bài giáo, ông ta cũng không dám lơ là với khôi này, để hăm bớt sự hăng say quá đà của cách mạng. Đầu tiên, Hồ Chí Minh t́m sự hỗ trợ nơi họ. Không phải là không có dụng ư mà ông ta ẩn định ngày lễ Độc lập vào ngày 2 tháng 9 là ngày kỷ niệm các Thánh tử v́ đạo của bên Công giáo Việt Nam. Cũng do sự quan tâm ấy, ông ta đă bổ nhiệm một người có ảnh hưởng lớn lao của phe này là Nguyễn Mạnh Hà làm bộ trưởng. Ông này từng du học ở Pháp về, hoạt động về mặt xă hội ở Pháp, và lấy con gái của Georges Maranne, một nghị sĩ Cộng sản ở hạt Seine. Nguyễn Mạnh Hà về nước, vẫn hoạt động trong khối Công giáo và trở thành một lănh tụ của đoàn thanh niên Công giáo. Ông ta kính trọng và khâm phục Hồ Chí Minh thật sự. Ông ta tin rằng Hồ Chí Minh là người duy nhất có thể dẫn dắt thanh niên Việt Nam. Rất trung kiên, ông ta đi theo pḥ ông Hồ, và kéo theo sau cả đoàn thanh niên đầy nhiệt huyết.

 

Ngày 23 tháng 9, ông ta đă tổ chức một cuộc biểu t́nh lớn, tập trung hàng ngàn thanh niên Công giáo để biểu dương tinh thần ái quốc, và ḷng tin tưởng đối với ông Hồ. Trong buổi lễ, Hồ Chí Minh tuyên bố:

- Người Công giáo Việt Nam phải chứng tỏ ḷng ái quốc nhiệt thành của họ. Chẳng những đó là quyền yêu nước của họ, mà c̣n là bổn phận, họ phải đứng hàng đầu trong cuộc chiến, giữ trung thành với Đức Thiên Chúa và Tổ quốc của ḿnh.

 

Sau cuộc biểụ t́nh này, Giám mục Nguyễn Bá Ṭng đă gửỉ một kiên nghị lên Giáo hoàng Pie XII, để xin Ngài làm phép thánh của Công giáo và sự ấn tứ của Ṭa Thánh cho nền độc lập của Việt Nam.

 

Vài hôm sau, chính phủ ra nghị quyết trừng phạt nặng nề tất cả kẻ nào xâm phạm đến các nơi thờ phượng, nhà thờ và chùa chiền.

 

Chính trong bầu không khí ấy, Giáo hội sửa soạn lễ tấn phong cử Đức Cha Lê Hữu Từ, vừa được làm Giám mục địa phận Phát Diệm. Ông Hồ Chí Minh đă yêu cầu tôi thay mặt ông ta đến dự lễ này. Đúng vậy, v́ ngày 28 tháng 9, ông ta bận tiếp Tướng Lư Hán, để chính thức nhận lễ đầu hàng của quân đội Nhật.

 

Nhưng tối hôm trước tôi đi Phát Diệm, Hồ Chí Minh căn dặn:

- Thưa Ngài, người Pháp đang tiêu hao lực lượng kháng chiến ở Nam bộ. Họ sẽ không chậm trễ dời bỏ nơi đây. Cần nhất phải cố tránh chớ nên để họ nắm được. Ngài là người độc nhất tượng trưng cho nước Việt Nam độc lập. Xin Ngài lợi dụng cơ hội này thay dổi ở Phát Diệm để đi xa khỏi Hà Nội. Xin Ngài nên đứng ngoài bất cứ hoạt động công khai nào ở đây. Ngài nên tạm ngụ ở nơi nào biệt lập một thời gian, mà sự an ninh cho Ngài được bảo đảm dễ dàng. Khi nào mà sự trở về của Ngài có thể được vững chắc và không c̣n bị đe dọa nữa, tôi sẽ báo sau. Trong khi chờ đợi, tôi xin báo tin thường xuyên để Ngài biết.

 

- Thế nhưng c̣n Cụ?

- Ồ, đối với tôi ư, đường lối đă được vạch rồi, ông ta chỉ nói có vậy.

 

Ngày hôm sau, tôi đi Phát Diệm, cùng với Giáp, bộ trưởng bộ Nội vụ. Giám mục Lê Hữu Từ, thuộc ḍng tu khổ hạnh, là một nhân vật lạ lùng. Người nhỏ bé, rất khẳng khiu, bận chiếc áo nhà tu mầu trắng, ông có đôi mắt rất sắc, trên đôi g̣ má cao. Trong tu viện, ông được tiếng là một nhà trị an có tài, và đầy thủ đoạn trong mọi sự ḥa giải hay điều đ́nh. Buổi lễ do Đức Cha Nguyễn Bá Ṭng, Giám mục Hà Nội, chủ tọa, có Giám mục Bùi Chu, đă được tổ chức trước công chúng, họ tỏ ra rất tôn kính đối với tôi. Giáp đi với tôi, tỏ vẻ ngạc nhiên hết sức. Nhưng chúng tôi quả đă sống những giờ phút lạ lùng… Ông ta chả được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ, yêu cầu vị tân Giám mục này, làm Cố vấn tôn giáo của chính phủ đấy ư? Nhiệm vụ mà Cha Lê Hữu Từ sốt sắng nhận lời…

 

Khi buổi lễ chấm dứt, Giáp trở về Hà Nội, c̣n tôi th́ ra Sầm Sơn, là nơi nghỉ mát của tỉnh Thanh Hóa. Đường đi ra bể, tôi đến một làng tôi đă từng đến, trong cuộc đu lịch lần trước tiếc thay chiếc cầu bị gẫy, tôi không thể đi tiếp được. Tôi cho vời viên chủ tịch xă. Ông ta tới, và cúi gập ḿnh xuống để chào mừng tôi, không dám ngửng đầu lên. Đó là sự tôn kính tuyệt vời. Đối với ông ta, tôi vẫn là Thiện Tử. “Ông hăy bảo tu sửa lại chiếc cầu này ngay, để tôi có thể đi qua”. Tôi bảo ông ta thế. Chỉ một giờ sau, cái vũng nước này được lấp ngay. Tất cả làng đă ở đây, tụ tập để xem công tác lấp đất này. Đến lúc tôi chuẩn bị bước lên xe, viên chủ tịch đến gần tôi, cúi xuống thưa:

- Thưa Ngài, xin Ngài cho biết chúng tôi có được phép hoan hô “Hồ Chí Minh muôn năm” không ạ?

 

Hơi ngạc nhiên, tôi mỉm cười đồng ư cho phép. Thế là cả làng, tụ tập quanh viên xă ủy đă chào từ biệt tôi bằng tiếng hô vang dậy: “Hồ Chí Minh muôn năm”.

 

Đến chiều, tôi đến Sầm Sơn. Tôi được Uỷ ban Nhân dân đă nhận được chỉ thị tiếp đón.

 

Một băi bể rất đẹp, có cát mịn, nằm bên một rừng phi lao, với những nhà lầu, biệt thự, ở một làng đánh cá, tạo nên một nơi nghỉ mát thật hữu t́nh, trước kia rất đông du khách về mùa hè, nay th́ vắng tanh vắng ngắt.

 

Khi tôi đến, viên chủ tịch địa phương hỏi tôi thích ngụ ở nhà nào. Tôi đă nghe nói đến chiếc biệt thự của ông Beau, chủ cửa hàng trang sức nổi tiếng ở Hà Nội. Tôi đến đây cư ngụ. Căn biệt thự gần như bỏ hoang. Chỉ có vài người đánh cá ở trong đó, họ trở thành bạn thiết với tôi.

 

Người tài xế cũng ở chung nhà, và Uỷ ban sở tại đă đặt nửa tiểu đội dân quân luân phiên bảo vệ. Uỷ ban phụ trách cung cấp gạo, c̣n đồ ăn, th́ tôi phải lo liệu lấy. Công việc hàng đầu của tôi là đi câu cá hàng ngày.

 

Ngược với điều hứa của Hồ Chí Minh, chẳng có tin nào từ Hà Nội đến với tôi cả. Tôi có cảm tưởng ngay rằng, không phải ḿnh bị giam tù, bởi c̣n được tự do đi lại, và sử dụng thời gian muốn ǵ tùy ư, nhưng là kẻ bị đi đầy. Trừ mấy người đánh cá mà tôi quen biết, bọn dân quân gác tôi th́ chẳng biết ǵ, và viên bí thư của Uỷ ban Nhân dân thường đến thăm tôi, tôi chẳng c̣n biết đến ai nữa.

 

Đến cuối tháng 11, tôi bị sốt rét, mất nhiều ngày. Đây là lần bị bệnh nặng nhất mà tôi mắc phải. Tôi chưa khỏi hẳn, th́ viên Chủ tịch Uỷ ban đến báo cho tôi biết chỉ thị mới mà ông ta nhận được về tôi:

- Thưa Ngài, chính phủ vừa báo cho biết là sợ rằng quân Pháp sắp đổ bộ, nên xin Ngài tạm lánh vào phía trong, sâu hơn nữa.

 

Ngay ngày hôm ấy, tôi vào huyện Thọ Xuân ở sâu vào phía trong, trên con đường từ Thanh Hóa đi Ḥa B́nh. Tôi được đưa đến ở trong ngôi công đường đổ nát của huyện cũ. Viên chủ tịch địa phương săn sóc tôi từng ly từng tí. Và ở đây, tôi cũng nhận thấy, mặc dù ảnh hưởng của cách mạng, dĩ văng của hoàng triều vẫn c̣n sâu đậm. Uỷ ban sở tại này do úy ban tỉnh Thanh Hóa chỉ định. Những con người mộc mạc này đă cổ gắng chứng tỏ cho vị cố vẩn tối cao của chính phủ, sự triệt để tuân theo lệnh của tân chính quyền; v́ vậy, họ thi đua đi họp, dự mít tinh, hay biểu dương lực lượng mỗi khi có dịp, để tha hồ mà kêu gào đả đảo bọn “thực dân, phong kiến”. Đồng thời, họ cũng không nén đi ḷng tôn quân của họ đối với Cựu hoàng, và lấy làm hănh diện được tiếp rước tôi, và được tôi cư ngụ trong địa hạt của họ… Chắc chắn họ đă được lệnh của Hà Nội, để vừa giữ được niềm tin vào cách mạng, vừa giữ được phong tục cố hữu ngàn xưa.

 

Bởi thế, sáng nào họ cũng mang thức ăn sáng đến cho tôi với một niềm trịnh trọng vô biên. Đám rước mang thức ăn được một người vác hương dẫn đầu, y như trong một buổi tế ở triều đ́nh. Thật cũng khá khôi hài.

 

Tôi được biết cách Thọ Xuân vài quăng, có ngôi đền thờ nhà Lê. Tôi ngỏ ư muốn đến thăm. Viên chủ tịch xin tự đi trước dẫn đường, và khi tôi đến gần ngôi đền, ông ta đứng ngoài xa, để tôi vào một ḿnh, theo đúng như lễ nghi của triều đ́nh vậy.

 

Sau đó ba tuần lễ, có lẽ sự đe dọa đổ bộ của quân Pháp đă hết, nên người ta lại đưa tôi về Sầm Sơn.

 

Trong thời gian tôi vắng mặt ít lâu này, một đội dân quân tự vệ khác được thành lập trong huyện. Theo truyền thống quí hóa, họ đă vơ vét sạch cả. Tôi thấy căn nhà của ông Beau bị lục soát hoàn toàn trống rỗng. Thấy tin tôi về, họ vội bỏ chạy thật nhanh. Bọn tự vệ là bọn thiếu niên, tưởng rằng vào tự vệ là được tự do thỏa măn mọi thú tính của chúng. Chúng thường tránh thoát mọi sự kiểm soát của chính phủ, trong thực tế. Việc tuyển mộ chúng quá sơ sài, v́ vậy, chúng thường chơi những tṛ tinh nghịch ngu xuẩn, ngông cuồng của tuổi trẻ khi chúng không được ai coi sóc.

 

Một sự làm tôi ngạe nhiên không ít. Giữ an ninh cho tôi bây giờ là bốn chị nữ dân quân do Uỷ ban cử đến. Hôm đầu tiên, họ vận đồng phục, nhưng kể từ hôm sau, họ vận quần áo phụ nữ bó sát vào người. Trong suốt thời gian tôi ở Sầm Sơn, họ thay nhau làm việc nội trợ và nấu bếp. Nhưng tôi vẫn phải lo phần đồ ăn, nên phải đi câu cá hàng ngày.

 

Tôi không có tin tức ǵ từ Hà Nội, nên cảm thấy thời gian quá lâu. Tôi phàn nàn với viên trưởng ty Công an tỉnh Thanh Hóa, khi đến thăm. Nhân dịp này, tôi cũng báo cho ông ta biết những sự thiệt hại do bọn tự vệ gây nên. Ông ta liền trao cho tôi một khẩu tiểu liên để tự vệ nếu cần.

 

Vài hôm sau, vào giữa tháng chạp tây, tôi được một viên đại biểu của Uỷ ban tỉnh Thanh Hóa tới thăm. Nhân danh chính phủ, ông ta hỏi tôi có chấp nhận ứng cử dân biểu tỉnh Thanh Hóa. Tôi đồng ư về nguyên tắc, nhưng nhắc lại sự mong muốn của tôi là được trở về Hà Nội. Ông ta mới đặt câu hỏi cho tôi như sau:

- Thưa Ngài, nếu Ngài ứng cử th́ Ngài sẽ đứng dưới đoàn thể nào ạ?

- Đảng Cộng sản, tôi đáp có nhiễm chút khôi hài trước câu nói ấy.

- Thưa Ngài, không thể được ạ, ông ta trả lời tôi một cách rất trang nghiêm. Đảng Cộng sản đă tự giải tán do quyết định của Uỷ ban Trung ương ngày 11 tháng 11 rồi.

 

Tôi chẳng biết ǵ, cũng như mù mịt tất cả mọi vấn đề ở Hà Nội từ ngày tôi lánh đi.

- Nếu thế, th́ hăy đề tên tôi là ứng cử viên cộng ḥa hạng nặng.

 

Trong ba tuần lễ liên tiếp, tôi không nghe thấy ai nói ǵ cả. Đùng một cái, ngày 7 tháng giêng, một phái đoàn đến báo cho tôi biết, cuộc bầu cử vào Quốc hội đă hoàn tất hôm trước, và tôi trúng cử đại biểu t́nh Thanh Hóa với 92% số thăm. Họ mừng tôi đă đắc cử. Nên nhớ rằng, tôi cũng chẳng biết ngày giờ bầu, và tôi cũng chẳng đi bầu…

 

Nhưng nay th́ tôi đă đắc cử rồi. Tôi yêu cầu họ báo cho Uỷ ban tỉnh Thanh Hóa là tôi muốn chóng được về Hà Nội, và dặn họ đổ xăng đầy đủ cho chiếc xe của tôi.

 

Tám hôm sau, tất cả đều được thuận buồm xuôi gió, và tôi rời bỏ Sầm Sơn, với sự thơ thới hân hoan.

 

 

Đại biểu Quốc hội

 

 

Chiều hôm ấy, tôi trở về căn nhà cũ, ở đường Gambetta (nay là đường Trần Hưng Đạo) ở Hà Nội.

 

Từ ngày tôi ra đi, đă ba tháng qua, t́nh thế đă sáng sủa hơn trước nhiều. Dưới áp lực của hoàn cảnh - trong tháng 11, có nhiều sự kiện rắc rối, làm chết nhiều người - và dưới sự thỏa thuận của hai bên, do Tiêu Văn giật giây, ngày 19 tháng 11 Hồ Chí Minh bắt buộc phải nhượng bộ. Trước hết, là sự giải tán đảng Cộng sản, để chứng tỏ rằng các đảng viên đảng Cộng sản, vẫn tự coi là đảng tiền phong của dân tộc, đă sẵn sàng hy sinh tất cả cho nền độc lập quốc gia.

 

Mỗi ngày một lo ngại trước những hành động chính trị của người Tàu, Hồ Chí Minh chỉ c̣n muốn làm sao rũ được sự có mặt của họ ở miền Bắc Việt Nam. Như vậy, ông ta như sẵn sàng gần người Pháp, như đă từng bóng gió nói cho tôi biết trước kia. Ông ta được biết, có bọn đặc vụ Pháp đă đến Trùng Khánh vào đầu tháng giêng, để điều đ́nh thẳng với Tưởng Giới Thạch, sự thay thế quân Tàu bằng quân Pháp. Bởi vậy, đúng vào ngày bầu cử Quốc hội hôm 6 tháng giêng, ông ta đă ra một bản tuyên ngôn do báo chí Pháp nhắc lại đại để như sau:

“Chúng tôi không có hận thù ǵ nước Pháp và nhân dân Pháp. Chúng tôi rất khâm phục họ, và chúng tôi không muốn cắt đứt sợi giây từng nối chặt hai dân tộc chúng ta…

 

Cũng phải nói thêm rằng, thành phố đầy nhóc người Tàu. Không thể đếm xuể số tướng Tàu, v́ nhiều quá. Chiều nào cũng tổ chức tiệc tùng để thết đăi chúng. Nhân viên chính phủ đều đi dự. Và nhiều lần tôi nhận thấy, Chủ tịch đáng kính Hồ Chí Minh không phải rất thanh đạm như người ta thường nói. Ông ta sẵn sàng dự các tṛ gọi là kempe (thú uống rượu?) và đốt thuốc lá Hồng Kông hết điếu này sang điếu khác.

 

Mặc dù sự cùng khổ của dân chúng, và có lẽ một phần v́ sự khốn khổ ấy, nên thành phố đầy những chợ đen và buôn lậu. Một trong số này là việc đổi tiền Rồng xanh, Rồng vàng. 1

 

Một nghị định của viên Cao ủy Pháp ở Sài G̣n, kư vào tháng 11, ấn định sự thâu hồi tất cả giấy bạc 500 đồng, phát hành vào thời kỳ chiếm đóng của quân đội Nhật. Những người Tàu vớ được cả đống giấy này trong thời gian sang miền Bắc, được ưu đăi là nghị định của Sài G̣n không áp dụng cho miền Bắc kể từ vĩ tuyến 16 trở đi. Giấy vứt đi ở miền Nam, đem ra Bắc vẫn đổi y nguyên cùng giá, không thay đổi. Khi ở Sầm Sơn trở về, tôi hoàn toàn hết sạch. Đồng ư là tôi được nuôi ăn và ở, nhưng tôi chẳng có một đồng lương nào. Tôi liền viết thư cho mẫu thân tôi, và khi hồi âm tôi nhận được hai tờ giấy 500 đồng kỳ diệu ấy.

 

Thế là tôi lúng túng với số 1.000 đồng này, chẳng biết dùng để làm ǵ. Tôi liền đưa cả cho Phạm Văn Đồng, bộ trưởng bộ Tài chánh, và bảo ông ta đổi cho. Hôm sau, người ta mang đến cho tôi một phong b́ do Đồng trao lại. Phong b́ này đựng 2.000 đồng bằng giấy nhỏ. Tôi nghĩ rằng có thể đă có sự nhầm lẫn. Tôi liền đến bộ Tài chánh để báo, và trả lại chỗ thừa cho Phạm Văn Đồng.

 

Ông ta đáp:

- Không có lầm đâu, thưa Ngài.

- Sao thế. Tôi đưa cho ông 1.000 đồng mà ông lại đổi cho tôi thành 2000. Nếu như vậy mà ông điều khiển tài chính quốc gia, th́ nước Việt Nam làm sao mà giữ quân b́nh kinh tế được?

- Thưa Ngài, tôi biết rơ t́nh h́nh tài chính của Ngài. Ông ta vẫn khăng khăng đáp lại, nhưng đây là một ngoại lệ mà tôi muốn biếu Ngài.

 

Tôi không rơ cái ngoại lệ này có xảy ra luôn luôn hay không?

 

Ít lâu sau ngày tôi từ Thanh Hóa trở về, vào dịp Tết, ở Nhà Hát Lớn có cuộc hội họp quan trọng, gần như là một đại nghị. Hồ Chí Minh mời tôi tham dự bên cạnh ông ta. Tôi mới hiểu rằng, trong thời gian tôi vắng mặt, khá lâu, dân chúng đă thắc mắc lo ngại về số mạng của tôi, mà chính phủ th́ không thể nói rơ ra được. Vậy tôi nên tham dự buổi biểu dương này. Chung quanh Nhà Hát Lớn, dân chúng đă chen chúc nhau đông đặc. Sau vài bài diễn văn, nhân viên chính phủ giải tán. Tôi bảo người em họ Tường, đi theo tôi:

- Hăy để dân chúng tận bớt đi đă, rồi hăy t́m xe đón.

 

Nhưng khi tất cả nhân viên chính phủ đă đi hết, dân chúng vẫn đợi, không chịu giải tán. Th́ ra họ đợi tôi, họ muốn được nh́n thấy tôi. Khi tôi bước ra, th́ đó là cả một sự vỡ bờ. Họ xô nhau tràn đến chỗ tôi, ch́a con bé ra để tôi sờ mó, xoa đầu chúng. Mặc dầu đă thoái ngôi, mặc dầu xa vắng, mặc dầu cách mạng, bao giờ cũng vẫn là sự tôn kính của thần dân đối với bản thân của vị Thiên tử của họ.

 

Trong những ngày kế tiếp, tôi được biết rằng, sự biểu dương kia không được chính phủ hoan nghênh, và họ tự hỏi, sao lại để tôi ở Sầm Sơn lâu như vậy.

 

Một buổi chiều Hồ Chí Minh bảo tôi:

- Thưa Ngài, trong thời gian Ngài vắng mặt, chúng tôi đă nhân danh Ngài để gửi một thông điệp cho nước Pháp. Đây thưa Ngài bản thông điệp ấy.

 

Ông ta ch́a ra một tờ giấy trên đó, tôi đọc:

“Thông điệp của Hoàng thân Vĩnh Thụy, cựu Hoàng đế nước Việt Nam, gởi cho nước Pháp,

“Đầu tiên, tôi xin tỏ bày cùng chính phả Cộng ḥa Pháp Quốc, và tôi trân trọng thông báo rằng, tại Việt Nam, đă thiết lập một nước dân chủ cộng ḥa. Năm 1940, chính phủ thuộc địa Đông Dương đă trao hết nước tôi cho phát xít Nhật. Nhưng sau năm năm chiến đẩu dũng cảm với người Nhật, chúng tôi đă giành lại được nền độc lập của chúng tôi, kể từ ngày 20 tháng 8 năm 1945.

“Để quyền lợi của tổ quốc lên trên ngai vàng của tổ tiên tôi, và muốn được làm công dân một nước độc lập hơn là làm vua một nước nô lệ, tôi tự nguyện bằng quyền lực của ḿnh, thoái vị ngày 25 tháng 8 vừa qua. Chính phủ Dân chủ Cộng ḥa Việt Nam đă tuyên bố sự h́nh thành và chấp chính vào ngày 26 tháng 8.

“Trước thực tế đó, nước Pháp lẽ ra cử đến nước cộng ḥa trẻ tuổi của chúng tôi, những nhà ngoại giao bạn, lại sai những sĩ quan t́nh báo, có dụng ư rơ rệt là tái đặt trong nước tôi, nền bảo hộ áp bức cũ. Nhiều binh sĩ nhảy dù được thả xuống nhiều nơi trên đất nước tôi, và được lệnh tái chiếm lấy các cơ sở hành chính và các căn cứ quân sự.

“Chính phủ chúng tôi cực lực phản đổi sự khiêu khích đó. Ở vị trí cố vấn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, tôi kêu gọi chính phủ Pháp nên ư thức trách nhiệm về sự có thể xảy ra chiến tranh giữa hai nước chúng ta.

“Tôi xin các nhà di dân cứ muốn bám lấy chủ nghĩa đế quốc lỗi thời, với tất cả thành thật, tôi muốn nói hết sự thật liên hệ đến dân tộc chúng tôi. Nền độc lập này và nền tự do này mà dân tộc này đă thu hồi lại được, nền độc lập mà họ đă phải trả với giá xương máu của họ, nền tự do mà họ đă đoạt lại được sau hai mươi năm tranh đấu không ngừng, dưới nền đô hộ của Pháp; Dân tộc tôi cương quyết bảo vệ nền độc lập và tự do ấy, bảo tồn nó, dù cho phải hy sinh đến đứa con cuối cùng của họ.

“Nhưng tin tưởng trở lại với tôi, khi tôi nghĩ đến dân chúng nước Pháp. Tôi biết dân tộc ấy, dân tộc vốn yêu chuộng tự do, luôn mong mỏi một nền ḥa binh cho tất cả thế giới. Tôi đă sống trong suốt thời niên thiếu ở giữa ḷng dân tộc cần cù, yêu chuộng độc lập và lẽ công b́nh ấy. Tôi tin rằng, lời kêu gọi của tôi đối với các người bạn của công bằng, hầu tiết kiệm cho hai nước chúng ta, những điều không may, không phải là vô ích, và lời kêu gọi ấy chẳng phải rơi vào chỗ vắng trong sa mạc.

“Tôi biết rằng, trong suốt tám mươi năm đặt nền đô hộ lên khắp nước tôi, rất nhiều nhà trí thức Pháp, theo tinh thần cao cả của nước Pháp, đă lên tiếng phản đối sự đàn áp vô nhân đạo mà chúng tôi là kẻ nạn nhân.

“Hỡi dân tộc Pháp, con dân của xứ sở tự do, gịng giơi của các bậc anh hùng liệt sĩ, của nền Cách mạng 1789, chúng tôi tin cậy nơi các bạn. Liệu các bạn có tha thứ cho bọn phát xít tà gian bôi đen lên trang sử oai hùng của nước bạn? Hăy đứng cả dậy, và hăy ngăn cản mộng tranh, bá đồ vương của họ. Nếu bạn có bè bạn, anh em, chồng ở trong hàng ngũ thực dân Pháp ở Viễn Đông, chỉ biết mơ tưởng đến chinh phục và đô hộ, hăy kêu gọi họ trở về.

“Hỡi dân chúng Pháp, quí bạn đă hiểu được ư nghĩa của mục đích mà Đồng minh theo đuổi. Quí bạn đă, trong một phần nào, góp phần thực hiện mục đích ấy. Xin quí bạn hăy làm sao để có một ngày nhớ lại trận chiến này, quí bạn có thể coi như là trận chiến để giải phóng cho khắp nhân loại.

“Dù xa cách nhau hàng ngh́n cây số, tôi xin mời các bạn cùng tôi, chúng ta tay nắm tay, nhảy ḥa b́nh với nhau để mừng cho nền ḥa b́nh và t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta.

“Vĩnh Thụy.

“Kư tên: Hoàng thân Vĩnh Thụy, cựu Hoàng đế Bảo Đại, cố vấn tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa”.

 

Tôi không hiểu được ai là người nhận bức thông điệp này, và bằng cách nào để thông điệp được gửi đi. Tôi mong rằng người nhận được bức thông điệp ấy đă hiểu được không khó khăn, đây chỉ là một văn thư ngụy tạo với tên tôi mà thôi. Dù sao nữa, họ sẽ không nhận được cách hành văn của tôi. Tất nhiên là loại thông điệp này thường thường vẫn được gởi tới các tổ chức “dân chủ” của các nước khác… Và tôi tin chắc rằng, tôi không phải là người thứ nhất và độc nhất bị đem ra để lợi dụng.

 

Vậy th́ chính phủ Pháp quyết định cử ông Giáp đi thanh tra các tỉnh, với tư cách là bộ trưởng bộ Nội vụ. Ông ta phải đi đến tận biên giới miền Nam. Tôi đề nghị cùng đi vớ́ ông ta, nhưng có lẽ họ lo ngại sự hoan hô tôi ở mọi nơi, nên đề nghị trên không được chấp thuận. Giáp liền thưa với tôi rằng:

- Thưa Ngài, khi tôi về, tôi sẽ báo cáo với Ngài sau cũng được.

 

Một tuần sau, trong khi tôi đang ăn sáng, th́ có người gọi cửa. Đó là Giáp, ông ta bảo tôi rằng: Tôi vừa mới đi các tỉnh về…

 

- Hăy ngồi xuống, ăn đi đă…

 

Ông ta có vẻ bực bội, cúi xuống ăn và không nh́n tôi. Tất nhiên, xưa nay ông Giáp vốn là người kín đáo, nhưng ngày hôm nay, mặt lại càng xịu xuống. Tôi để yên cho ông ta ăn, và không hỏi ǵ thêm. Khi ông ăn xong, tỏi hỏi:

- Thế nào?

- Cần phải thực tế, thưa Ngài. Ông ta trả lời nhưng đầu vẫn cúi xuống.

- Anh định nói ǵ?

- Tôi muốn nói là, cần phải chịu thằng Pháp vậy.

- Dù sao, th́ cũng không đến nỗi lại trở lại thời đô hộ cũ, chắc thế?

- Có khi vẫn phải trở lại, nếu cần.

 

Trước câu trả lời lạ lùng đó, tôi kêu lên:

- Thật tôi không thể hiểu nổi các anh. Tôi nhận độc lập từ tay Nhật. Tôi thoái vị. Tôi rời khỏi quyền hành cho các anh, thế mà bây giờ, các anh lại đi thụt lùi…

- Làm cách nào bây giờ thưa Ngài? Ở miền Nam, bọn Tây đă phá guồng máy mà bọn tôi mất bao công quả để đặt ra. Nay chúng lại nắm lấy lại được hết. Chẳng bao lâu, chúng sẽ đổ bộ ra Bắc. Chúng ta làm cách nào để chống lại đây? Chúng ta có quân đội, nhưng không có đạn.

 

Được nhẹ nhơm v́ lời thú thật đó, Giáp mới kể cho tôi nghe cuộc thanh tra của ông. Khi đến Vinh, có một sự kiện làm ông ta chú ư. Khi ông ta tới đây, nhân viên Uỷ ban có hỏi thăm về tôi. Sau khi trấn an họ là tôi vẫn khỏe, và nói thêm rằng, ông ta là đại diện chẳng những của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà c̣n là đại diện cả cho tối cao cố vấn chính phủ nữa. Thế là hôm sau, trong một cuộc lễ lạc, ông ta không khỏi ngạc nhiên thấy một người vác một chiếc lọng chạy theo sau để che đầu cho ông ta, Lọng che đầu vốn là một nghi trượng của quyền hành.

 

Tôi bảo:

- Chẳng có ǵ là lạ lùng cả. V́ anh nói anh là đại diện cả cho tôi, th́ họ phải dùng nghi biểu của Thiên tử để đối với anh, thế thôi.

 

Mấy ngày sau, tôi thấy sự bối rối của Hồ Chí Minh và phe nhóm của họ. Tôi biết rằng, ông ta cùng với Giáp thường xuyên đến gặp Sainteny, để bàn về việc trở lại của quân Pháp, và đang điều đ́nh để chia xẻ quyền hành giữa hai bên Pháp và Việt. Thật khác xa lúc ban đầu. Thế th́ hai chữ “độc lập” sẽ đi đến đâu? Đối với một số người, hành động mới này có thể bị coi là phản quốc, và mặc dù c̣n chút quyền hành Hồ Chí Minh sẽ gặp phải sự chống đối nặng nề. Sự chống đối này được người Tàu nâng đỡ, và do các đảng đối lập mà ra, là Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cách Mạng Đồng Minh Hội. Tất cả đều đồng thanh đ̣i “tống cổ bọn Việt gian, đă bán rẻ nền độc lập” này. Tôi biết rằng tên tôi thường được nhắc đến nhiều lần trong các cuộc điều đ́nh. Một cuộc biểu t́nh đă được dự trù để mời tôi ra chấp chính, cầm đầu quốc gia.

 

Ngày 27 tháng 2, mới 7 giờ sáng, tiếng chuông điện thoại reo vang. Đó là Hồ Chí Minh gọi tôi:

- Thưa Ngài, tôi có thể đến gặp Ngài ngay bây giờ?

 

Thấy tôi bảo được, ông ta đến ngay. Trông ông ta tuyệt vọng ra mặt, và người tiều tụy bé nhỏ hẳn lại hơn thường nhật. Mới vào, ông ta bảo tôi:

- Thưa Ngài, tôi không biết làm thế nào bây giờ? T́nh thế rất khó khăn. Tôi biết chắc rằng bọn Pháp không muốn điều đ́nh với tôi. Tôi không được Đồng minh tín nhiệm. Ai cũng thấy tôi quá “đỏ”. Vậy tôi xin Ngài, làm cuộc hy sinh thứ hai là Ngài nhận lại quyền hành như trước.

- Tôi đă nhận thoái vị, và tôi không bao giờ muốn trở lại nữa. Hẳn Cụ biết, tôi không có tham vọng chính trị nào, và tự đặt một cách thành tín dưới quyền điều khiển của chính phủ dân chủ cộng ḥa…

 

Ông ta nài nỉ:

- Ngài thay chỗ cho tôi, và tôi lại trở thành cố vấn thay Ngài…

- Thế nhưng ai trao quyền cho tôi bây giờ?

- Ngài sẽ được Quốc hội tấn phong, y như kiểu tất cả bên chính phủ dân chủ thường làm.

- Thế nhưng tôi có quyền tự do lập chính phủ theo tôi, hay là phải lấy các nhân viên của Cụ?

- Ngài được tự do hoàn toàn để lấy ai, tùy Ngài. Ông ta trấn an tôi như vậy.

- Nếu Cụ cho rằng, quyền lợi và nền độc lập của quốc gia đ̣i hỏi, th́ tôi nhận. Nhưng tôi xin Cụ để cho tôi một chút suy nghĩ và thăm ḍ các bạn hữu của tôi đă.

Từ biệt ông ta, tôi dùng điện thoại gọi ông Nguyễn Xuân Hà và Trần Trọng Kim và bảo họ rằng:

- Tôi có một đề nghị quan trọng muốn bàn với các ông. Hăy tập họp ngay với các bạn bè, tôi sẽ đến sau.

 

Đến tám giờ rưỡi, tôi đến nhà họ. Tôi cho họ biết sự nói chuyện giữa Hồ Chí Minh với tôi, đề nghị của họ Hồ. Tôi bảo họ:

- Các ông có cho rằng, đây là một cái bẫy sập?

 

Không ai nghĩ là thế, và Trần Trọng Kim bảo tôi:

- Ai cũng biết rằng Việt Minh đang thường xuyên gặp gỡ Sainteny, và sự chuẩn bị kư kết với Pháp đang được bàn căi. Đề nghị của Hồ Chí Minh là thành thực, nếu ông ta không kư được các khoản ẩy. Theo ư tôi, th́ thưa Ngài, Ngài nên nhận lời.

 

Đến 10 giờ sáng, Hồ Chí Minh lại gọi tội, và thúc giục tôi nhận lời.

- Ngài đă gặp các bạn chưa? Xin Ngài đừng để mất thời gian, và xin cho biết danh sách để tŕnh trước Quốc hội.

Đến trưa, tôi gọi cho ông ta và bảo là tôi đồng ư. Trong thời gian chờ đợi này, tôi hiểu là một trong bọn người của họ vừa thảo luận với tôi, đă liên lạc được với Thiếu tá Buckley, của cơ quan OSS. Viên này không tỏ ư ngạc nhiên ǵ về thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đă hứa là người Mỹ sẽ trung lập về vấn đề này, v́ đó là thuộc hoàn toàn nội bộ của Việt Nam.

 

Đến 13 giờ, th́ chuông điện thoại lại reo. Hồ Chí Minh mời tôi đến gặp ông ta.

Khi tôi đến, tôi nhận thấy thái độ khác hẳn của ông ta. Ông có vẻ như bị bất măn, mà nay đă lấy lại được thăng bằng.

 

- Thưa Ngài, xin Ngài hăy quên những điều tôi nói ban sáng. Tôi không có quyền từ bỏ trách nhiệm, v́ hoàn cảnh khó khăn. Trao trả lại quyền cho Ngài lúc này, có thể coi như sự phản bội của tôi. Tôi xin Ngài tha lỗi cho một phút yếu ḷng, và đă nghĩ trong trường hợp này, trả lại trách nhiệm cho Ngài, tôi đă nghĩ đến từ nhiệm, nhất là do sự đối lập của các đảng phái quốc gia, đối với các điều khoản mà tôi sẽ kư với Pháp.

 

Như vậy th́ cái ǵ đă xảy ra lúc 10 giờ đến 13 giờ?

 

Tôi nghĩ rằng, sự thay đổi thái độ của họ Hồ, là do được sự bảo đảm của Moscou, qua phái đoàn Ba Lan, thay mặt họ, hiện đóng ở Hà Nội.

 

Có lư hơn, chắc do Tướng Tiêu Văn đă gây nên tṛ Lục Sở này. Hẳn là Tiêu Văn được thuyết phục bởi cái chất liệu loảng xoảng mà bọn Việt Minh đă đấm mơm, nên anh ta đă dùng Lư Hán làm áp lực với phe quốc gia - nhất là với Việt Nam Quốc Dân Đảng - để buộc họ phải tham gia vào chính phủ. Như vậy, họ sẽ phải chịu chung trách nhiệm về chữ kư trong bản hiệp định giữa người Pháp và Việt Minh, làm cho Việt Minh khỏi mang một ḿnh trách nhiệm trước công luận.

 

Kể từ phút ấy, Hồ Chí Minh yêu cầu tôi cùng làm việc với ông ta trong các dự thảo các bản hiệp định quí hóa này. Chiều nào trong một tuần lễ liền, chúng tôi cũng gặp nhau. Ư thức được sự yếu ớt của ḿnh và của Việt Minh, Hồ Chí Minh rất băn khoăn muốn tiến tới một kết quả. Đối với ông ta, nhờ hiệp ước kư với Pháp, ông ta sẽ rũ được bọn Tàu. Đó là mục đích chính và duy nhất mà ông ta theo đuổi: Đuổi Tàu ra, rước Pháp vào. Nhưng trong cùng thời gian, ông lại muốn Tàu hăy cầm chân Pháp, hăy ra chầm chậm, để được bảo đảm nhiều hơn nữa.

 

Trong những ngày ấy, t́nh h́nh khá sôi nổi ở Hà Nội, và đă có nhiều đụng chạm xảy ra. Những sự gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh, với người Tàu, người Pháp tăng măi lên. Trái với tất cả những điều đă xảy ra tự khi tôi đến Hà Nội, tôi hoàn toàn mù tịt, không tiếp xúc với ai, kể cả Tàu và Pháp.

 

Hồ Chí Minh vừa được sự đồng t́nh của các đảng phái, không muốn để mặc sự việc tự ư xảy ra, liền quyết định cử một phái đoàn đến gặp Thống chế Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Ông ta mời tôi tới, và yêu cầu tôi nhân danh cố vấn tới cao chính phủ, để cầm đầu phái đoàn, vốn đại diện cho mọi xu hướng chính trị khác nhau. Ông ta sợ bị các tướng quân phiệt Tàu phản bội, và mong rằng sự có mặt của tôi và thành phần của phái đoàn sẽ làm cho Thống chế có thiện cảm với chính phủ lâm thời. Thế mà Trùng Khánh vừa thỏa hiệp cho phép quân đội Pháp được đổ bộ ra Hà Nội. Sainteny đă báo cho Hồ Chí Minh biết. Hơn nữa, Trùng Khánh không bao giờ công nhận chính phủ của chúng tôi. Trong trường hợp ấy, tôi không thể nào nhận được công tác và giải thích với chủ tịch:

- Cụ không nên mạo hiểm thế được. Với hiệp ước vừa mới kư giữa Trùng Khánh và Pháp, Tưởng Giới Thạch sẽ không tiếp tôi. Như vậy, th́ cả Cụ lẫn tôi, đều mất mặt.

 

Hồ Chí Minh cho là đúng, và chúng tôi đến chỗ ấy, nhưng ông ta vẫn cử một phái đoàn không có tôi trong đó.

 

Ngày hôm sau, khi tôi vừa ra cửa, tôi gặp một viên tướng Tàu, vốn là hàng xóm của tôi ở đường Gambetta. H́nh như ông ta đă biết đề nghị của ông Hồ về việc này, ông ta nói, nhanh nhẩu:

- Thế nào, sao Hoàng thượng lại không muốn sang Trung Hoa? Thật đáng tiếc. Hoàng thượng nên lợi dụng cơ hội này, dù chỉ là một chuyến đi chơi.

 

Thế rồi ông ta nói nửa đùa nửa thật:

- Với tất cả bọn điên này, người ta không hiểu rồi sẽ đi đến đâu?

 

Điều nhận xét cuối cùng này làm tôi suy nghĩ. Biết đâu cuộc gặp gỡ này, chẳng phải tại ḷng trời. Sự can thiệp của ông ta có thể là một lời mời trá h́nh, của Thống chế Tưởng Giới Thạch.

 

Cũng ngày hôm ấy, quân đội Pháp đổ bộ Hải Pḥng và đă có chạm súng nặng nề; có nhiều người chết. Tôi cần phải giữ ḿnh cho tương lai. Người Pháp đă quyết định điều đ́nh với Hồ Chí Minh, sự có mặt của tôi không nên làm cản trở t́nh thế. V́ nước Pháp đă tỏ ra tin cẩn bọn cựu tù nhân, rồi người ta sẽ hiểu, c̣n tôi th́ chẳng nên dính líu vào việc này. Tôi liền tự liệu. Ngày hôm sau, tôi đến trụ sỡ của chính phủ, để gặp Hồ Chí Minh và bảo ông ta:

- Cụ chẳng cần đến tôi ở đây. Giáp và Đồng sẽ giúp đỡ cụ. Tôi đi chơi một chuyến sang Tàu.

- Thưa Hoàng thượng, được lắm. Ông ta trả lời tôi với sự hài ḷng. Ngài có thể đi chơi, rất b́nh thản. Đừng ngại ǵ, v́ chúng ta đang làm việc cho hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.

 

Các chuyến bay với nước Tàu, lúc ấy không nhiều. Cuối cùng, tôi đi cùng với phái đoàn chính phủ. Phái đoàn này gồm sáu người: bốn đại diện cho Việt Minh và hai là người của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính