Trải qua một cuộc bể dâu
Bằng Lăng
Thị xă Vũng Tàu như lên cơn sốt, càng ngày càng đầy ứ người tỵ nạn từ khắp
chốn loạn lạc đổ dồn về. Người ta sống chen chúc dưới bóng Giáo đường,
trong khuôn viên trường học, trong những hàng hiên rợp bóng dừa lao xao.
Vị Linh mục áo chùng đen trong vai người Samari lớn tiếng kêu gọi ḷng từ
tâm của đám chiên ngoan: “Nhà ai c̣n chỗ trống xin mở cửa ra đón
những người lánh nạn đang sống cảnh màn trời chiếu đất”.
Gia đ́nh tôi cũng chạy bom đạn nhưng may mắn hơn, được xếp cá ṃi trong
nhà người chú đi lính Hải Quân. Buổi sáng ngày 28 mẹ tôi thất thần khi hay
tin cầu Cỏ May bị giật sập mà bố và người anh theo ḍng người di tản vẫn
c̣n kẹt ở đâu đó bên kia cầu. Người chú vội vă về ngay trong buổi trưa đón
người nhà di tản. Trong giờ phút tan tác ấy mẹ quyết định ở lại, sống chết
có nhau không đi đâu hết. Mặc kệ ai theo tàu ra khơi ra đảo. Có lẽ việc đó
quá phiêu lưu đối với bà, và mẹ tôi người đàn bà chỉ quen nương bóng chồng
đă có một quyết định dứt khoát ngược đường trở về với chồng con c̣n kẹt
lại bên kia chiếc cầu đă găy. Nhưng quyết định này đă dằn vặt bà trong
suốt những năm dài dưới chế độ “Xă Hội Chủ Nghĩa”. Chẳng riêng ǵ mẹ, mà
bố cũng hối tiếc v́ mẹ đă bỏ lỡ mất cơ hội đem các con thoát khỏi Việt Nam
trước khi bức màn sắt vồ chụp xuống cả nước! Là người từng chứng kiến cảnh
đấu tố địa chủ, ông đă phải bỏ của chạy thoát thân trên con tàu há mồm
xuôi Nam, bố biết rành những khổ nạn, cùng tang thương dâu bể sẽ đến với
những con người miền Nam yêu chuộng Tự do công b́nh bác ái lẽ phải.
Người lớn có những nỗi khổ ngầm, những niềm đau riêng chôn sâu giấu kín
trong ḷng. Nhưng tôi, đứa con gái tập tễnh gieo vần lục bát ở bậc Trung
học, tôi chưa lớn khôn, nhưng cũng chẳng c̣n hồn nhiên mà nh́n đời sống
quanh ḿnh đang thay da đổi thịt, và như thế tôi đă có mặt trong cơn Đại
hồng thủy miền Nam từ những ngày c̣n vẽ hoa trên trang giấy mới, ép lá
trắc bá diệp vào sách vở thơm tho, như ôm giấc mơ thuộc bài ở những kỳ thi
Lục cá nguyệt, và thả ước mơ hồng lên khung trời ngà ngọc xanh biếc, như
thả những con diều no gió bay lượn trên không. Trước 1975 tôi chưa góp mặt
vào thế giới người lớn, nên tôi có toàn quyền mơ mộng, tôi vẽ vời cho ḿnh
một chân trời tương lai rộng mở, ở đấy có hoa thơm có quả ngọt, có những
nàng tiên hằng ban phát phúc lộc cho người thiện tâm. May quá chẳng ai lại
đi đánh thuế cái người mơ mộng. Tôi chắc chắn sẽ c̣n ngốc dại trong thế
giới của riêng tôi thêm nhiều năm tháng nữa nếu không có ngày đổi đời
nghiệt ngă ấy. Mặc dù là c̣n nhỏ chưa được góp mặt với đời, cho dù là vô
can, cho dù chẳng “ân oán” ǵ với chế độ Cộng Ḥa, nhưng thế hệ chúng tôi
vẫn không được buông tha, vẫn bị đẩy lên làm người lớn sớm hơn số tuổi của
ḿnh rất nhiều, song chẳng phải chúng tôi khôn hơn người, mà v́ phải lớn
lên ngay để chia gian lao cùng người.
Xóm đạo ven Quốc lộ 1 của tôi bị pháo kích tơi bời, chứng tích tàn phá
kinh hoàng của bom đạn c̣n lưu lại những mái nhà bị cháy trụi hoặc sụp đổ,
những miếng tole vương văi đó đây, cây cột điện siêu vẹo dây điện đứt ḅ
ngổn ngang, quanh cảnh xóm đạo điêu tàn. Chúng tôi thu gom chắp vá từng
miếng tole mảnh ván, nhà ai cũng lo gầy dựng lại mái tole mái lá miễn sao
có mái nhà che nắng trú mưa. Hàng xóm gần nhà là chị Thao với hai con mắt
đỏ hoe, không biết phải gọi chị là ǵ sau cuộc đổi đời? Góa phụ chăng? Đă
ai làm chứng chồng chị chết ở đâu? Măi về sau cũng chẳng ai biết chồng chị
sống chết ra sao. Một ḿnh chị chèo chống tả xung hữu đột lo đàn con nhỏ
dưới mái nhà bị hư hại một bên vách. Lũ trẻ cũng giă từ những tṛ chơi
trốn t́m, đếm ô ăn quan. Chúng tôi giống như những ông cụ non bà cụ non
lon ton lao động, theo đúng khẩu hiệu “Lao động là vinh quang lang thang
là chết đói, hay nói là vào tù!” Những buổi chiều tối, mấy chị em hay ngồi
trên bệ đá gần cái giếng nước, chỗ ngồi quen thuộc sau cuộc đại nạn vẫn
c̣n nguyên vẹn, chỉ ngặt một điều là chỗ ngồi gần cây cột điện bị nhà nước
ưu ái gắn loa phát thanh bắt chúng tôi phải nghe thứ âm thanh léo nhéo rất
nghịch nhĩ.
Bà Trung tá Khảm về quê chồng báo tin: “Anh Khảm bị bắt rồi!”
Mới nh́n tôi tưởng ai chứ, sao mà thay đổi mau đến vậy. Những ngày xưa ấy,
ngày c̣n tự do ấm no, mỗi lần bà về quê chồng bằng xe Jeep, tà áo lượt là
đầu tóc bới cao môi tươi mắt chào, nét dáng thanh cao ngày nào bây giờ bơ
phờ bạc phếch nhếch, nhác đầu tóc rũ rượi nói trong nghẹn ngào “Anh Khảm
bị bắt rồi.”
Tôi cảm thương bà, v́ bà giống như người ở trên ngôi cao chín tầng bị rớt
xuống đáy vực cơ hàn. “Xưa sao phong gấm rủ là nay sao tan tác như hoa
giữa đường.” Không biết ông nghĩ sao nếu trông thấy bà xác xơ như thế?
Chẳng riêng phu nhân Trung tá Khảm mà cả miền Nam bị đổi ngôi cùng khốn
như nhau. Ngoại trừ những tên 30 tháng 4, sau bao nhiêu năm nằm vùng, bây
giờ mới có dịp đứng vùng tận hưởng hào quang le lói của Cách mạng. C̣n hầu
hết những người dân thường ai cũng xếp lại quần lănh áo the, họ che thân
bằng những loại vải thô đậm màu.
Lũ con gái trong xóm đạo mỗi ngày mỗi lớn, khốn thân tôi v́ chiếc áo dài
tơ trắng năm nào không c̣n xỏ tay vào được nữa. Không có áo dài mặc đi nhà
thờ, bà chị họ thương t́nh tặng cho chiếc áo dài màu tím than, thứ màu sắc
của những người con gái sầu mộng chọn may áo để tang cho cuộc t́nh không
vuông tṛn. Tôi chưa yêu ai, tôi chẳng có ai yêu thế mà cũng phải mặc áo
tím như những người con gái mộng sầu, thật oan ơi ông địa. Nhưng biết làm
sao hơn, tôi phải có chiếc áo dài mặc đến nhà thờ mỗi tuần.Chúa ở đâu xa
lắm! Tôi thấy cuộc đời lúc ấy sao mà xấu đau xấu đớn, xấu như người đàn bà
có nhan sắc của người đàn ông mặt rỗ. Cũng tại cuộc đời không đẹp, khiến
tôi tan biến hết mơ mộng, tôi chân đất đời thường như mọi người, chỉ mong
sao nhà ḿnh có đủ gạo nấu cơm độn chia phần cho cả nhà! Người bố tuyệt
vọng sinh bạo bệnh qua đời, để lại mẹ gánh nặng oằn vai, và cái đói đang
gầm gừ đe dọa từng người một trong mái nhà chắp vá vừa trải qua đại tang.
Bao nhiêu vốn liếng bố mẹ mới đầu tư vào cửa hàng ngũ cốc trước 1975 giờ
đi đàng nhà ma, mẹ trắng tay chẳng c̣n lại ǵ, gia đ́nh tôi vô sản cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Rồi những mùa Đông tới mang theo khí lạnh khác thường. Chúng tôi chẳng ai
có manh áo ấm nên thân. Sống trong vùng nhiệt đới với hai mùa mưa nắng
luân phiên, mùa Đông chỉ thoáng qua cho những người con gái nhà giầu làm
dáng, ấy thế mà có những mùa Đông rất lạ đă theo chân nón cối dép râu vào
quê tôi gieo khó không ít cho những người không có áo ấm, chúng tôi co ro
trong manh áo đơn vào những sáng mờ sương. Các cụ Bắc kỳ di cư nói:
- “Khí hậu miền Bắc đă theo chân các anh bộ đội vào Nam”.
Tôi vốn không ưa những gă “cóc xanh” tôi ghét lây cả khí hậu lạnh miền Bắc
xâm lăng miền Nam và tôi nôn mửa luôn cái chế độ đă khiến ḿnh già trước
tuổi. Tôi là người bị dị ứng với những ǵ thuộc về chế độ mới. Nhưng yêu
hay ghét th́ cái loa trước nhà vẫn bắt tôi nghe những bài t́nh ca dị hợm,
mà sau này tôi gọi là “T́nh ca người mất trí.” khốn nỗi không biết tránh
cái âm thanh tai quái đấy ở đâu, đành phải chịu trận ngày hai buổi mờ sáng
và chiều tối. Càng nghe tôi càng nhớ những những âm thanh rộn ràng nhạc
ngoại quốc lời Việt qua giọng hát TL. Những âm thanh tôi yêu thích đă tắt
lịm, đă bị dán nhăn “Văn hóa đồi trụy” một cụm từ sắc bén như mă tấu, sẵn
sàng cứa vào cổ người nào dám chống đối.
Sáng nay không khí xóm đạo sôi sục với tin cha xứ bị du kích bắt, v́ bị
nghi theo tàn quân kháng chiến. Chỉ là nhà tu hiền lành, mà Công an du
kích đeo súng vào đến tận nhà xứ “người thách nước kẻ tay dao đầu trâu mặt
ngựa ào ào như xôi.” Không c̣n vị Linh mục rao giảng ơn cứu độ giữa đời,
không khí nhà thờ trầm lắng xa vắng, những cụ già lụ khụ chống gậy đến đọc
kinh chiều. Họ vào nhà thờ để thở than với Chúa với nhau. Mỗi sáng Chúa
Nhật vẫn phải mặc áo “sầu mộng” đi qua xứ đạo khác dự thánh lễ theo lệnh
của mẹ.
“Làm cái ǵ th́ làm đừng để mất đức tin, phúc cho người không xem thấy mà
tin”.
Mẹ tôi quả thật có phúc v́ c̣n có Chúa để bám víu giữa biển đời ngặt
nghèo, mẹ lúc nào cũng t́m cách bồi đắp niềm tin cho con.
Cái áo lại hơi rộng, mặc vào trông quê phải biết, nhưng cũng phải mặc đi
lễ bởi chuyện may mặc trong gia đ́nh bây giờ là chuyện xa xỉ, vượt ngoài
tầm với ngân sách eo hẹp giật gấu vá vai của mẹ.
Bằng Lăng
|