Tiểu Tử

 

 

 

BP 

 

 

Thú thật, trưa chủ nhật 03/04 rồi, khi đưa vợ chồng người bạn, từ Thụy Sĩ sang thăm ông, nếu không có họ, tôi không biết gọi ông là ǵ! Ông sanh năm 1930, nhỏ hơn ông cụ tôi gần 20 tuổi, nhỏ hơn chú út tôi 14 tuổi. Gọi ông bằng bác, bằng chú th́ “danh không chính” mà gọi bằng anh cũng “ngôn không thuận” dù ông chỉ lớn hơn ông anh Cả tôi 5 tuổi, bởi v́ ông ra trường trước khi tôi ra… đời! Nhưng ông là bạn thân (đàn em) của thân phụ cô bạn tôi: giáo sư Nguyễn văn Rô (1921 – 1997) của trường Cao đẳng Mỹ Thuật Gia Định, nên tôi gọi ông, và phu nhân, theo vợ chồng cô bạn tôi: “chú thím”. Chú thím Nam.

 

Chú Nam là Vơ Hoài Nam: tên thật của nhà văn Tiểu Tử. Gia đ́nh cô bạn tôi (họa sư Rô) và gia đ́nh “chú Nam” thân nhau lắm. Tôi chưa có dịp hỏi bạn tôi về mối quan hệ giữa hai gia đ́nh. Nhưng: khi nh́n cô bạn, vừa gặp chú Nam, đă chạy vội tới ôm chú, gục đầu vào người khóc “ngon lành”; khi xem những tấm h́nh đen trắng chụp đám nhóc t́ của hai gia đ́nh (trong đó có cô bạn tôi); khi nghe chú thím (nhất là thím) kể lại những kỷ niệm giữa hai gia đ́nh, những buổi đi chơi chung, những lần đi pique-nique...v.v th́ mới biết là thân đến mức nào.

 

Bố bạn tôi và chú Nam thân nhau không chỉ v́ hợp tánh, hợp t́nh mà c̣n thêm hợp cọ. Trước đây, tôi biết chú Nam là kỹ sư (Ecole d’Electricité Industrielle de Marseille /1955), giáo sư (Petrus Kư 1955-1956), văn sĩ. Chủ nhật rồi, tôi biết thêm chú c̣n là họa sĩ. Tường nhà chú treo nhiều bức tranh của chủ nhân, tranh cọ lẫn sơn-mài.  Điều cũng không lạ v́ trong bài viết « Một thời tranh sơn mài ở Sài g̣n « (lacquerart ”), tác giả Phạm công Luận cho biết « thầy Rô là họa sĩ sơn mài duy nhất mà họa sĩ Nguyễn Gia Trí thường tiếp, v́ thầy am hiểu kỹ thuật sơn mài, lại có đội ngũ thợ giỏi, nếu ông Trí cần th́ sẽ đưa đến giúp ». Có ông anh nổi tiếng sơn mài th́ ông em mài sơn là phải. 

 

Trên giá vẽ lớn trong khách chú thím là trang b́a tuyển tập « Chuyện thuở giao thời » của chú, được phóng đại, trong đó chú minh (biếm) họa một câu nói của ông Nguyễn tấn Dũng « Cả dân tộc bước ra biển lớn ». Như chú cháu chúng tôi đă lần lượt bước ra biển lớn năm 1979! Đó là lúc tôi khám phá rằng nước mắt mặn nhiều hơn nước biển!!

 

  Văn là người. Đọc văn Tiểu Tử, tôi đă h́nh dung một ông già Nam Kỳ bộc trực, có duyên, thích tếu, dễ xúc động. Và tôi đă gặp đúng « ông già » đó, «sống» với ông trong gần hai tiếng đồng hồ. Tuy mới gặp chú lần đầu nhưng tôi tưởng như đang nói chuyện với một ông chú họ xa, lâu ngày không gặp. Một ông chú « chịu chơi », dễ tánh.

 

Chú làm tôi quên đi ḿnh đang nói chuyện với một người đáng tuổi bố ḿnh, đáng làm thầy ḿnh, từ hơi « giữ kẽ » lúc đầu, tôi, chúng tôi (2 cặp bạn), bị « ông già » dắt vào « cuộc chơi » lúc nào không hay.  Tánh tôi thường nhật đă thích đùa, gặp chú « đưa banh », tôi càng « học »  tiếp. Nhưng nhờ thế, mà mấy chú thím cháu nói chuyện với nhau trong một không khí rất thân thuộc, gia đ́nh. Như, để chọc chú, tôi nháy nháy mắt hỏi: « Hồi xưa, bác R. và chú, hai ông nói là đi vẽ nhưng có khi nào xé rào, vẽ mấy chai... bia ôm hông? «. Chú chu miệng đáp « Ngu sao nói »?!  

 

Theo thím Nam (thím Đ.), do lớn tuổi (93) lại chịu mổ tim cách đây gần chục năm, nên sức khỏe chú Nam có phần xuống: chú chỉ nghe rơ bên tai phải và chỉ thấy rơ bên mắt phải.

 

Thím nói tới đây th́ chú thêm vào:

-   Tao bây giờ ngon lắm 

-    ???

-    Chỉ nh́n đời bằng nửa đôi mắt!

 

Nói vậy nhưng khi « lưu bút » trên mấy quyển sách cho mấy đứa chúng tôi, chú cầm cây viết rất vững, chữ viết cũng c̣n « rồng bay, phượng múa » lắm (nhất là chữ « t » / tiểu tử, kéo dài xuống rồi đá lên. Như cái cán dù). Viết xong lại c̣n đóng triện son lên một cái bụp! Oai lắm cơ! Tôi thêm vào «Cứ y như vua Bảo Đại ấy »!

 

Nói về chú Nam mà không nói về thím, là một thiếu sót lớn. Chú Nam lúc trẻ là con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai. Chú là con trai độc nhất của cụ Vơ thành Cứ, cựu giáo sư Petrus Kư.   Chính cụ Cứ chọn cô học tṛ Đ. cho cậu quư tử. Tôi sẽ không kể ra đây cái « thuở ban đầu » dễ thương, ngộ nghĩnh của chú thím Nam.

 

Chỉ biết là khi nghe chú thím « anh anh, em em « với nhau, tôi biết là tại sao thím phải là người bạn đời của chú. Không có thím, vẫn có thể có văn sĩ, họa sĩ Tiểu Tử nhưng tôi không tin là sẽ có một ông Tiểu Tử đến tuổi 93 này mà vẫn yêu người và yêu đời như chú Vơ hoài Nam.

 

Thấy chú lớn tuổi hơn thím nhưng tóc thím bạc hơn chú, tôi hỏi đùa thím: » Chú đa tài như thế. Thế có đa … t́nh không thím? «.Thím cười hiền nói, đại khái là » Chú nói chuyện có duyên lắm thành ra có nhiều người... thích. Nhưng mà làm ǵ th́ ḿnh cũng phải giữ tiếng cho chồng »! Đúng là mẫu người con gái Á Đông xưa mặc dầu thím là dân Tây học!   

 

Văn chương chú Tiểu Tử được rất nhiều người yêu mến. Mỗi người một ư. Năm 2015, khi phát biểu trong buổi ra mắt « Chuyện thuở giao thời », theo ông anh (bạn) tôi, Joseph Huỳnh: «... tại sao ông không phải nhà văn, không phải nhà xuất bản mà lại nhận in sách «Chuyện Thuở ǴaoThời » cho Tiểu Tử. Ông nêu lên ư rất tế nhị và vô cùng đẹp, tuy mới nghe qua như nó không rơ nghĩa lắm « Ông chọn làm việc này mà thật ra không phải chọn lựa ».

 

Ông cắt nghĩa « chọn lựa » là làm việc bằng cái đầu. Nhận lănh làm mà không chọn lựa v́ hành động theo con tim của ḿnh. Ông đảm nhận việc in ấn chỉ v́ muốn sách của Tiểu Tử phải được phổ biến. Tuy số lượng ít nhưng nó sẽ được lưu lại với thời gian. Một ngày kia, có người bắt được đọc qua, sẽ rung động theo nhịp tim của tác giả, sẽ thấy văn chương của Việt nam không phải như thứ văn chương của Việt nam ngày nay ở Việt nam, tức thứ văn chương xă hội chủ nghĩa. » (*) 

 

Với tôi, Tiểu Tử là nhà văn viết những đề tài rất  “đời thường”, với những con chữ «Nam kỳ » nhưng cách hành văn của ông không « Hai Lúa » cũng chẳng « miệt vườn » chút nào!

 

Tôi nghĩ, đó là do bản tánh nhân hậu của ông, do nền giáo dục ông hấp thụ được, từ gia đ́nh cho đến nhà trường. Nhiều người thích chuyện ông v́ họ thấy họ trong đó. Thấy ông nói lên dùm những điều họ muốn nói mà chưa có dịp.

 

Từ lần đọc đầu tiên Tiểu Tử, tôi biết là ông không hư cấu, ông không viết chuyện, mà là kể chuyện.  Đọc thêm nhiều chuyện nữa th́ thấy ông chỉ, hoặc đem chuyện ḿnh ra kể, hoặc kể lại chuyện người. Chuyện ông viết là chuyện thật. Chuyện khóc, chuyện cười, được viết bằng cái « văn phong » rơ ràng, trong sáng. Như lời thầy (giỏi) đứng trên bục giảng.

 

Thích ông qua văn chương nhưng tiếp xúc với ông rồi th́ từ thích, tôi qua «mê » rất nhanh! Ông là một trong những người tôi có thể ngồi chuyện tṛ hoài mà không thấy chán. Cái đề tài ông nói. Cái cách ông chăm chú nghe, bằng đôi mắt mở to, bằng cái miệng «chu chu». Chờ người nói xong, ông mới phán nhẹ một câu làm người đối diện phải ph́ cười!

 

Khi xin phép ra về, thím đưa 4 đứa chúng tôi ra tận cửa, chú, do chân yếu, nên ở lại trong pḥng khách. Nh́n cái dáng chú đang loay hoay t́m cách ngồi xuống và nụ cười đưa tiễn của thím, tôi chợt nghĩ bụng, chắc sau khi khách về rồi, khi trở vào pḥng khách, chú sẽ hỏi thím:

« Em à, chiều nay ḿnh ăn món ǵ vậy? » 

 

 

BP

05/04/2022

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính