Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu & những đ̣n thù nghiệt ngă đang trên đường giă từ vũ khí

 

Anh Phương Trần Văn Ngà

 

 

 

Lời nói đầu -

Trong tuần này, tôi đọc được hai bài viết về một người bạn cùng Khóa 13 Thủ Đức, là Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, nổi tiếng với bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội - Biên Ḥa. Bài thứ nhứt với tựa: Chắc Không C̣n Lâu Nữa của NT, viết tại Sài G̣n ngày 13.5.2012. Bài hai đăng trên Diễn Đàn Hải Ngoại Phiếm Đàm cũng có xuất xứ trên FB - Tuấn Khanh. Cả hai bài này đều ngậm ngùi buồn bă nói đến định mệnh trớ trêu nghiệt ngă của nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, có thực tài và tinh thần yêu nước cao độ lại bất phùng thời dưới chế độ cộng sản toàn trị. Chúng ta đều nghe danh biết tiếng, ngưỡng mộ và kính trọng Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu từ trước năm 1975. Thiên tài điêu khắc sống động, có hồn của Nguyễn Thanh Thu, tôi có mô tả ngắn trong tập Hồi Kư Công Tử Nhà Quê Bà Bài của tôi (trang 472 - 473 - vừa xuất bản ngày 30.4.2021 và có đăng kèm theo một tấm h́nh mà tôi đến thăm anh năm 2017 tại nhà anh, sát cạnh quán cà phê Tượng Đá do con anh làm chủ - nhân tôi về dự Lễ Tang bà chị ruột tôi).

 

Tôi không đề cập nhiều về sự nghiệp và cuộc đời của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu mà có hàng nhiều chục bài viết về anh, tôi đă từng đọc trong nhiều năm qua. Nhưng, những tác giả các bài viết đó, thường không phải là người cùng trang lứa, cùng là đông môn lại cùng trung đội & Đại đội với anh tại Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức năm 1962 như tôi. Anh Thu là bạn thân với tôi từ trước ngày Quốc Hận 30.4.1975 cho đến sau này. 

 

Tôi gặp lại anh Thu năm 2017 cũng có thể nói là lần gặp gỡ cuối cùng của t́nh bạn chúng tôi? Tôi quư mến anh, dự định mua vé máy bay đưa anh về lại Mỹ để tái khám nhiều bịnh măn tính anh đang mắc phải. Nhưng, anh cho biết, anh đi đứng phải có ngượi “hộ vệ” và đặc biệt là phải có “thông dịch viên” nghe giúp anh, bị điếc nặng v́ đ̣n thù của trại giam cộng sản tàn ác. Họ dùng hai tay lực lưỡng của sức trẻ công an đánh ập thật mạnh vào hai tai anh cùng một lúc, từ đó anh bị điếc và c̣n bị kiên giam trong conex sắt luôn mấy tháng. Anh Thu kể lại tôi nghe nhiều điều mà tôi cũng cùng ở tù với anh ở Z30D - Rừng Lá, Hàm Tân và cùng lán, khác đội. 

 

Khi chúng tôi đang tâm sự kể chuyện “đời xưa” của những ngày êm đềm tốt đẹp trong qua khứ, dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi vừa hỏi anh chuyện tù, chuyện anh bị tra khảo đến mang tật suốt đời cái bịnh tật điếc nặng “Trời gầm” không nghe, chưa kể các bịnh tâm sinh lư khác và những đ̣n thù của cộng sản c̣n đọng lại, bám chặt vào thân thể anh cho đến hết cuộc được c̣n lại...Anh nói lớn tiếng, tôi hỏi anh càng lớn hơn, gây sự chú ư của một công an khu vực hay công cấp cao hơn? đi lảng vảng gần chúng tôi. Anh Thu nổi cáu, dùng tay khoát, xua đuổi. Anh Thu c̣n nói lớn: “tụi mầy c̣n ŕnh rập tao nữa hả? Tau nói chuyện với bạn cũ đến thăm tau...”. Tên công an thui thủi bỏ đi sang quán cà phê Tượng Đá. Tinh thần bất khuất và khí khái của Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn c̣n măi, ở trong tù kiên giam anh c̣n không sợ, sá ǵ mấy công an tép riu đi ŕnh rập soi mói coi anh có hành động chống lại chế độ không?

 

 

Tôi viết lại những ǵ tôi biết về anh Thu - t́nh bạn đồng môn của chúng tôi từ năm 1962 và về sau này. Đồng thời, tôi cũng trích một đoạn ngắn về ĐKG Nguyễn Thanh Thu trong tập Hồi Kư của tôi, cũng như, tôi đăng lại trọn bài Chắc Không C̣n Lâu nữa? của NT ở Sài G̣n cùng với tấm h́nh mới nhứt của ĐKG Nguyễn Thanh Thu (2021) so với tấm h́nh tôi chụp chung với anh Thu, cách nay 4 năm (2017). 

 

Qua hai tấm h́nh này, sau gần tṛn 4 năm, một  Điêu khắc gia c̣n nhựa sống, tươi vui gặp lại bạn cũ, khác biệt với 4 năm sau, Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thù lụi tàn hiu hắt “buồn tàn thu” đang đi vào cảnh hoàng hôn và sẽ giả từ vũ khí để chúng ta thêm ngậm ngùi tiếc thương tác giả Thương Tiếc sẽ xa ĺa trần thế đau khổ hận thù này.

 

H: Chân dung Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu khi c̣n sinh lực.

Khóa 13 Ấp Chiến Lược (từ 15.3 đến 28.12.1962). Anh Nguyễn Thanh Thu và tôi có một thời gian dài (giai đoạn 2) cùng ở trong Trung đội 47 với cán bộ Trung Đội Trưởng Nguyễn Văn Hải (họ có thể nhớ sai) - Đại đội 12 do Đại Úy Ngô Hiệp Phái làm Đại Đội Trưởng. Chúng tôi được bố trí, cùng ở chung một pḥng nhỏ chừng 12 - 16 sinh viên sĩ quan. Anh Thu và tôi cùng ngủ nghỉ một giường sắt 2 tầng, tôi ở tầng trên. Anh Nguyên Thanh Thu sanh năm 1934, lớn hơn tôi một tuổi, ở tầng dưới. 

 

Tốt nghiệp Khóa 13 Ấp Chiến Lược - Thủ Đức, ngày  28.12.1962, anh Thu về phục vụ trong binh chủng Quân Nhu, tôi về Sư Đoàn 21 Bộ Binh (Trung Đoàn 33 - Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn đang trú đóng ở Thị xă Long Xuyên -  cuối chân cầu Hoàng Diệu, đối diện với  trường Trung học Đệ nhị cấp Thoại Ngọc Hầu. Sau này doanh trại này biến cải thành Quân Y Viện Long Xuyên). 

 

Sau hơn 8 năm, anh Thu và tôi không có gặp lại, tôi phục vụ ở Trung đoàn 33 Bộ Binh thường lưu động vùng Hậu Giang, và khi được giữ chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo Ch́ kiêm Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật và Tổng Thư Kư ṭa soạn Bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây - Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, trú đóng ở Tây Đô Cần Thơ. C̣n Chuẩn       úy Nguyên Thanh Thu về Cục Quân Nhu và sau biệt phái về lại trường trung học cũ Vơ Trường Toản - giáo sư Hội hoạ. 

 

Từ ngày ra trường Thủ Đức, măi tám năm sau - năm 1970, tôi được thuyên chuyển về Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị, ở Sài G̣n, mới gặp lại anh Nguyễn Thanh Thu. Qua anh Lê Văn Tấn, bạn thân với anh Thu, đưa tôi đến nhà anh chị Thu ở G̣ Vấp (anh Tấn là giáo sư dạy Triết, động viên vào Quân Đội Khóa 16 được bổ nhiệm về phục vụ trong Ban Thông Tin Báo Chí ở Cần Thơ do tôi làm Trưởng Ban và anh Tấn được biệt  phái về dạy triết trường cũ ở Long An). Sau đó anh Thu cho anh Tấn và tôi biết, Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu cho người t́m và đưa anh vào Phủ Tống Thống tŕnh diện Tổng Thống và anh vào Phủ nhiều lần, được ủy nhiệm tạc tượng để tại Nghĩa Trang Quân Đội - Biên Ḥa, đang xây dựng. Qua các chi tiết như nhiều bài viết về nguyên do có bức tượng Thương Tiếc, tôi xin không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến những ǵ về ĐKG Nguyễn Thanh Thu mà có nhiều bài viết về tác giả Tượng Thương Tiếc, c̣n thiếu sót

 

Ngoài tượng Thương Tiếc mà anh Thu tâm đắc, c̣n Tượng Được Mùa, chính tượng này là tượng “phi chánh trị”, anh Thu đă tŕnh lên Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Nguyễn Văn Thiệu, được Tổng Thống chấp thuận. Tôi nhớ không rơ, Tượng Được Mùa, tương đối nhỏ hơn tượng Thương Tiếc, h́nh như đă được đặt trên sân cỏ trong Dinh Độc Lập, nhân ngày ban hành Luật Người Cày Có Ruộng? Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu c̣n tâm sự với tôi, anh ở Mỹ buồn quá, độc thân tại chỗ, không có việc làm và nhớ da diết xưởng vẽ và nơi tạc tượng của anh tại mái nhà xưa kỷ niệm của gia đ́nh anh. Thật t́nh, anh Thu luôn nghĩ đến tác phẩm nghệ thuật vĩ đại tượng Được Mùa phải được xứng đáng đặt tại bùng binh - ngă ba Trung Lương thuộc tỉnh Định Tường - cửa ngơ về Miền Tây. Tượng Được Mùa tạc lớn ra, đặt tại đây, mới đúng tầm cở đánh dấu vùng đất vàng màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long - cái nôi của vùng trồng lúa của cả đất nước Việt Nam, cũng là vùng đầt ph́ nhiêu màu mỡ nhứt nước, nuôi trồng thổ sản, các loại cây ăn trái.

 

Anh Nguyễn Thanh Thu luôn c̣n mơ tưởng hăo, Tượng Được Mùa sẽ được chế độ cộng sản ḍm ngó đến, nhằm ḥa hợp hoà giải với chế độ cũ dựng tượng Được Mùa tại ngă ba Trung Lương là cửa ngơ đi xuống Miền Tây trù phú.

 

Chuyện tạc tượng Được Mùa, qua lời anh Lê Văn Tấn kể với tôi trước năm 1975. Anh Tấn đă đưa anh Nguyễn Thanh Thu lên xuống Sài G̣n - Long An không biết bao nhiêu lần, kể cả nhiều lần đi đến Trung Lương để t́m cảm hứng phác thảo bản vẽ Tượng Được Mùa. Một thôn nữ Long An với vóc dáng khỏe mạnh, xinh đẹp, đang gánh lúa băng qua Quốc lộ 4 để về nhà. T́nh cờ, con mắt của nhà điêu khác tài hoa chợt bắt được h́nh ảnh đẹp tuyệt vời này vào buổi hoàng hôn. Anh nói với anh Tấn dừng xe lại, anh làm quen và xin địa chỉ để hôm sau, anh sẽ đến nhà thưa chuyện với ba mẹ cô thôn nữ và lư do, ư nghĩa anh thực hiện dự án tượng “Được Mùa”. Anh Thu tŕnh bày cho cô thôn nữ và gia đ́nh biết mục đích của anh và xin phép mời cô thôn nữ làm người mẫu cho Tượng Được Mùa cho anh chụp h́nh, phác thảo qua nét vẽ độc đáo của ĐKG 

 


Nguyễn Thanh Thu. Tượng Được Mùa do người mẫu - cô thôn nữ trắng đẹp Long An, đang gánh lúa và gặt lúa, ngồi mẫu cho anh Thu vẽ mất luôn mấy ngày tại nhà cô thôn nữ.

 

Rất tiếc, CSVN cố chấp, tôi nghĩ Tượng Được Mùa, là một tác phẩm vĩ đại của ngành nông nghiệp Việt Nam và c̣n tạo ấn tượng về người phụ nữ Việt Nam lao động ruộng rẫy mà vẫn xinh đẹp lộng lẫy khỏe khoắn, không tân trang như các cô gái tân thời. Đặc biệt, cô thôn nữ có sức sống mănh liệt, trên đầu cô thôn nữ đội nón lá, cũng khăn rằn truyền thống quấn cổ (h́nh phác thảo nguyên thủy, khi thực hiện tượng Được Mùa lại dùng phác thảo khác), tay cầm bó lúa vàng tươi vừa mới cắt c̣n thơm mùi lúa chín vàng...nói lên sự thịnh vượng của vùng đồng bằng sông Cửu Long với sông nước đa t́nh và sự phồn vinh của nước Việt Nam về nông nghiệp. Tiếc quá, Việt cộng mù quáng hết thuốc chữa!?

 

Điêu khắc gia thiên tài Nguyễn Thanh Thu đang đau yếu hiu hắt v́ bao đ̣n thù hiểm độc tàn ác, c̣n tồn giữ trên thân thể, anh đang trên đường giả từ vũ khí cho VC cứ măi khư khư ôm cái thù hận xằng bậy của chế độ đối với người thua cuộc và chế độ nhân bản tự do pháp trị của chính thể Việt Nam Cộng Ḥa.

 

H: ĐKG Nguyễn Thanh Thu & nhà văn Văn Quang (cựu Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến), phía sau là tượng Được Mùa, chụp thiếu phần trên

 

CHẮC KHÔNG C̉N LÂU NỮA!

 

Dưới đây là bức ảnh mới nhất của một ông cụ già, được chụp ngày hôm qua 12/05/2021, tại nhà riêng của ông số 176 Nguyễn Thượng Hiền, P1,G̣ vấp (Cafe tượng đá)với bước đi khó nhọc,ông cụ hầu như không c̣n khả năng giao tiếp với mọi người nữa, do bị điếc đặc (Hậu quả của những ngày bị tra tấn sau năm 1975),và có lẽ do bị ám ảnh của những ngày tù ngục, nên bây giờ thấy ông lê những bước chân khó nhọc, tôi tính bước tới d́u ông đi, nhưng bị người thân của ông cản lại và bảo rằng:

- Ông sẽ giật ḿnh và phản ứng lại, khi bất kỳ ai đụng vào người của ông...!

 

ĐKG Nguyễn Thanh Thu lụi tàn hiu hắt với tuổi già lụm cụm (chụp năm 2021)

 

Với đôi mắt mờ đục, lạc thần, đôi tai bị điếc… khả năng nhận thức rất kém, cùng bước chân chập choạng, run rẩy… Những ngày cuối đời của ông, bây giờ là thế đấy.

 

Thế hệ sau này ít người biết đến ông, cuộc sống của ông trong hiện tại như đèn treo trước gió. Nhưng cuộc đời của ông đă trở thành huyền thoại, từ đỉnh cao của vinh quang và danh vọng, xuống đến tận cùng đau khổ của kiếp người....!

 

Bằng tài hoa của ḿnh tác phẩm của ông đă làm lay động con tim của biết bao thế hệ, đă từng là biểu tượng cho quân đội của một chính thể, đặc tả được thân phận của người lính VNCH trong cuộc chiến vừa qua, đó là bức tượng THƯƠNG TIẾC và bức tượng đă trở thành kư ức, “ T́nh yêu và nỗi nhớ “ trong tâm tưởng của biết bao người...!

 

Người có khả năng làm được chuyện đó, chính là cụ già áo đỏ trong h́nh, cụ là NGUYỄN THANH THU, điêu khắc gia lỗi lạc và kiệt xuất của Việt Nam thời đương đại!

 

Chúng ta có hân hạnh và diễm phúc được là người cùng thời với ông, xin hăy trân trọng những khoảnh khắc này, v́ nay mai theo quy  luật, sự vô thường sẽ tiễn huyền thoại ấy đi về cơi hư vô, chắc không c̣n lâu nữa...!

 

 

Saigon,trưa 13/05/2021 

- NT

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính