QUAN TÂM và CHIA SẺ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN MÀNG!

 

*Ai Cơ Hoàng Thịnh

 

 

Trong vỏn vẹn mấy tháng nay, đă có tới bốn em học sinh của trường trung học Western Heights (thuộc tiểu bang Victoria, Úc) lần lượt tự kết liễu cuộc đời c̣n xanh mơn mởn của ḿnh một cách âm thầm, tức tưởi!

 

Tất nhiên, hiện tượng bi thảm và đầy đe dọa này đang làm giới phụ huynh trên khắp nước Úc rúng động! Phản ứng đầu tiên là sự sửng sốt: “Why?”, “Tại sao?”  Kế đến, là sự bàng hoàng khi nghe giải thích: “Các em đều là nạn nhân của nạn bắt nạt nhau trong sân trường hay trên internet!”

 

Nạn nhân thứ tư – em Chanelle Amy Rae, 14 tuổi – đă quá uất giận khi đọc được những lời phê b́nh độc ác về ḿnh trên mạng. Em cảm thấy bị mất mặt và thương tổn đến nỗi không c̣n thiết sống nữa!

 

Tang lễ của em diễn ra vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, giữa mùa đông lạnh lẽo, trong nỗi đớn đau vô hạn của gia đ́nh em và nỗi phập phồng âu lo của bao gia đ́nh khác…

 

Trên nền sơn trắng bóng của chiếc quan tài, nổi bật những ḍng phân ưu viết tay của thân nhân, bằng hữu. Nếu linh hồn em quanh quất đâu đó, hẳn em nh́n thấy ḷng ưu ái tiếc thương của bao nhiêu người dành cho ḿnh, và chợt hiểu ra đâu là hạnh phúc có thực của ḿnh, đâu là các giá trị phù phiếm trong thế giới ảo.

 

Bà Karen Rae, mẹ em, vẫn c̣n kinh hoàng trước đại họa vừa th́nh ĺnh đổ ập xuống đầu ḿnh. Hướng về chiếc quan tài trắng toát, bà hỏi đứa con đă chết những câu hỏi thống thiết, phát xuất từ tâm thức hoang mang và trái tim tan vỡ của ḿnh:

 

Chanelle,

I love you more than life itself

What do I do now?

How do I ever get over it?

Please someone tell me how.

(Đọan đầu bài thơ khóc con, của Karen Rae)

 

Chanelle con ơi,

Mẹ yêu con hơn cả cuộc đời!

Mẹ phải làm ǵ bây giờ đây?

Và làm sao để nguôi được nỗi đau này?

Ai biết cách, xin chỉ dùm tôi với!

(Ai Cơ tạm dịch)

 

Rachael, bạn thân nhất của Chanelle, mô tả h́nh ảnh một cô bé Chanelle xinh xắn, được bạn bè quư mến v́ tính t́nh vui nhộn dễ thương. Đó là một cô bé b́nh thường, cũng hết ḿnh hỗ trợ đội football gà nhà, cũng yêu gấu bông và súc vật, cũng ưa nói chuyện điện thọai với bạn bè hàng giờ, cũng thích chitchat trên net, v.v… như bao đứa trẻ khác.

 

Trong điếu văn của Taylah, một người bạn khác của Chanelle, có vài câu mà ai trong cử tọa cũng khao khát chờ nghe:

 

“If my friends realised the pain their decision has caused so many people, I am sure they would have made a different choice. If someone is feeling sad or depressed, please, please, please, speak to someone, anyone!” (Taylah)

 

“Cháu tin chắc rằng: nếu biết quyết định (nông nổi dại dột) của ḿnh sẽ gây đau khổ cho biết bao người, các bạn cháu hẳn đă có một chọn lựa khác. Nếu ai đang buồn rầu tuyệt vọng, xin hăy làm ơn…, vâng, cháu xin nhắc lại,  hăy làm ơn chia sẻ với ai đó, với bất kỳ người (thân) nào đó!”

(Ai Cơ tạm dịch)

 

---&---

 

Học sinh lớp 8 tôi phụ trách năm nay ở trường VSL Sunshine, thuộc đúng lứa tuổi Chanelle! Câu chuyện thương tâm trên đă làm tôi bần thần xúc động suốt mấy hôm liền… Tôi hiểu rằng lứa tuổi này rất nhạy cảm, giàu tự ái, ưa bất măn, dễ bị áp lực của bạn bè và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những trào lưu mới. Điều quan trọng nhất đối với các em là: được bạn bè chấp nhận và cổ vơ. Biết tâm lư ấy, những kẻ xấu thường “bắt nạt” các em bằng cách tạo cho các em cảm giác bị bạn bè hắt hủi, cô lập, khinh thường. Do đó, ở khắp nơi trên trái đất này, nạn “bắt nạt” tuy xảy ra cho mọi lứa tuổi học tṛ, nhưng có lẽ gây tác động mạnh mẽ và hậu quả tai hại nhất cho lứa tuổi của Chanelle!

 

Thực tế cho thấy, nếu bị o ép vào khuôn phép cứng rắn, lứa tuổi Chanelle thường phản kháng mạnh mẽ để chứng tỏ bản ngă độc lập của ḿnh. Nên tốt hơn hết, có lẽ phụ huynh và thày cô cần phải thuờng xuyên quan tâm đến trạng thái tâm lư của các em, để nương theo và liệu chiều uốn nắn cho thích ứng. Khi đă gây được niềm tin tưởng nơi các em, chúng ta c̣n phải khéo léo gợi ư để các em yên tâm chia sẻ những ư nghĩ thật, đồng thời phải lắng nghe với tất cả tấm ḷng chia sẻ, rồi sau đó dùng t́nh cảm, lời lẽ ngọt ngào để phủ dụ, hướng dẫn các em.

 

Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, phân tích ra đủ mọi khía cạnh đă khó, thực hành những cái “phải” ở trên càng thiên nan vạn nan.

 

Các giới chức có trách nhiệm ở Victoria & các nơi khác chắc chắn là đang ráo riết họp nhau mổ xẻ vấn đề và cùng t́m cho ra giải pháp để chấm dứt thảm trạng Chanelle. Riêng tôi tự nhủ, trong cương vị một nhà giáo, ḿnh cần phải làm ngay “điều ǵ đó” để góp một bàn tay. Chẳng hạn, khi sọan chương tŕnh giảng dạy, tôi sẽ chú trọng đến việc nâng cao niềm tự tin và ḷng tự trọng của các em, tạo nhịp cầu thông cảm và hợp tác giữa thày cô và phụ huynh, luôn lấy HẠNH PHÚC của các em làm gốc. Qua cách điều hành sinh họat lớp, tôi sẽ chú trọng đến việc luyện cho các em óc tổ chức, tinh thần đồng đội, t́nh tương thân và khả năng hợp tác. Qua những bài sọan công phu đáp ứng nhu cầu và sở thích của các em, qua phương pháp giảng dạy sinh động, tôi sẽ cho các em cơ hội cùng hăng say học hỏi và chia sẻ thành công…

 

Trong buổi gặp mặt đầu niên khóa cũng như hôm phát Học Bạ lục cá nguyệt I vừa qua, nhiều phụ huynh cũng đă bày tỏ với tôi mối quan tâm lo ngại về những tai họa khó lường của internet & nạn học sinh bắt nạt nhau. Họ phó thác: “Xin cô để ư t́m hiểu, khuyên bảo các cháu dùm, v́ các cháu thường nể, tin và nghe lời thày cô hơn.” Tôi thông cảm với tâm trạng của các bậc cha mẹ thời nay; cũng như bà Karen Rae, họ thấy ḿnh bất lực, không ḍ đoán nổi sau gương mặt ngây thơ của đứa con yêu dấu liệu có ẩn giấu những ư tưởng hắc ám đang lăm le cướp đi mạng sống quư báu của nó không!? Song tôi chỉ dám hứa với các phụ huynh là sẽ làm hết sức ḿnh, trong điều kiện giới hạn của ba giờ dạy tiếng Việt cho các em mỗi tuần. Thực tế là, phần lớn thời gian trong ngày các em ở nhà, nên trách nhiệm của phụ huynh rất nặng, ngoài trăm ngh́n lo toan khác, họ c̣n phải quan tâm đến những chương tŕnh truyền h́nh, việc dùng internet ở nhà, các mối giao tiếp bạn bè, v.v… của con cái nữa.

 

--&--

 

Để thực hiện ư nguyện “phải làm một cái ǵ”, hôm nay tôi sọan và dạy các em bài thơ Mẹ Ơi, tạo cơ hội cho các em hướng trọn về t́nh cảm gia đ́nh. Tôi cố ư bắt đầu bằng T́nh Mẹ, v́ hiển nhiên đó là nơi gặp gỡ chung của mọi trái tim: ai cũng có một người mẹ để yêu thương và được thương yêu. Qua đó, tôi hy vọng sẽ thu hút được sự chú ư, sự đồng cảm và sự hăng hái tham dự của các em trong suốt buổi học tiếng Việt này.

 
 

MẸ ƠI

 

1. Ḍng sữa Mẹ ngọt ngào,

Nuôi dưỡng con lớn mau.

Lời Mẹ ru êm ái,

Ngân măi vào mai sau…

 

2. Tiếng bập bẹ đầu đời,

Là tiếng gọi “Mẹ ơi!”

Những bước đầu chập chững,

Mắt nh́n Mẹ không rời.

 

3. Ngày đi học đầu tiên,

Học nỗi xa Mẹ hiền,

Là ngày dài ngong ngóng,

Về khung trời b́nh yên!

 

4. Từ giă tuổi thơ ngây,

Cuốn vào những mê say,

Lơi dần ṿng tay Mẹ,

Con theo bạn vui vầy.

 

5. C̣n Mẹ vẫn âm thầm,

Vun mẫu tử t́nh thâm,

Hy sinh và nhẫn nại,

Tha thứ mọi lỗi lầm.

 

6. Mong tiếng gọi “Mẹ ơi!”

Thành tâm-niệm tuyệt vời,

Dắt d́u con qua được,

Bao thử thách cuộc đời.

 

(AiCơ HoàngThịnh)

 

 

Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm khảo sát một trong sáu khổ thơ trên. Các em tra tự điển hoặc hỏi tôi những chữ khó. Kế đó, mỗi nhóm lần lượt lên trước lớp, em th́ thử đọc nguyên đọan, em th́ tŕnh bày ư chính bằng lời lẽ của nhóm ḿnh, em th́ viết ư chính đó lên bảng, em th́ trả lời những thắc mắc của cả lớp. Đây chính là lúc tôi góp ư, giảng giải và cung cấp cho các em những ngữ vựng, những điểm văn phạm, những kiến thức về thơ văn … mà các em c̣n thiếu và thực sự muốn biết. Do đó các em rất chú ư lắng nghe và thích thú ghi vào vở. Tôi biết đây là những điều sẽ được các em nhớ măi.

 

Khi cả lớp đă thấu đáo nội dung trọn bài thơ, tôi cho các em t́nh nguyện đọc diễn cảm, luyện cách phát âm (cho đừng ngọng nghịu, lai giọng Úc), và đố các em t́m ra cách gieo vần của bài này. Tôi cho thêm vài thí dụ, minh họa các cách gieo vần khác nhau của thể thơ năm chữ. Sau cùng, tôi “thách” mỗi em “sáng tác một vài khổ thơ” về cha mẹ ḿnh trong khung cảnh gia đ́nh hàng ngày. Ngoài mục đích cho các em thực hành những ǵ vừa học hỏi được về ngôn ngữ Việt, tôi muốn các em trọn tâm trọn ư hướng về những người thân yêu và quan trọng nhất trong đời các em.

 

Dưới đây là 12 đáp ứng tiêu biểu, cho thấy kết quả đáng phấn khởi sau ba giờ đồng hồ sinh họat và học hỏi đầy hào hứng của cô tṛ chúng tôi.

 

Những lời chân thực, cảm động, phát xuất từ t́nh yêu cha mẹ thiết tha:

 
 

Mỗi bữa cơm con ăn,

Mỗi hạt cơm mẹ nấu,

Không có ǵ ngon bằng,

V́ đầy t́nh từ mẫu.

(Jenny Đặng)

 

Mỗi Chủ Nhật đi lễ,

Con thành tâm nguyện cầu,

Cho mẹ được vui vẻ,

Đẹp măi và sống lâu.

(Peter Nguyễn)

 

Mẹ ơi, con yêu mẹ,

Mẹ v́ con suốt đời,

Con hàng ngày ráng học,

Và muốn làm mẹ vui.

(Marianne Quỳnh-Hương Nguyễn)

 

Ba mẹ em rất hiền

Không bao giờ la phiền.

Mỗi khi em lầm lỗi,

Ba mẹ nhẹ nhàng khuyên.

(Khoa Phạm)

 

Sự nhận chân được công ơn trời biển và t́nh thương bao la của cha mẹ:

 

Chăm sóc con ân cần...

Yêu thương con vô ngần…

Nếu không có ba mẹ,

Đời con muôn khó khăn!

(Cindy Hoàng-Uyên Trần)

 

Ư thức khá chín chắn về bổn phận làm con:

 

Theo bạn, đi chơi xa …

Sực nhớ cha sẽ la,

Và mẹ đang lo lắng,

Em vội trở về nhà.

(Dương Trung Phát)

 

Mong đáp đền công ơn

Cha mẹ nuôi ḿnh lớn,

Em cố học giỏi hơn,

Để thành tài cho sớm.

(Kathy Thu-Thảo Nguyễn)

 

Đặt tên em là Sơn,

Nuôi dạy em lớn khôn,

Cha mẹ mong em sẽ

Oai hùng như núi non.

 

Nên, hàng ngày đến trường,

Em cố gắng chăm ngoan,

Được thày yêu, bạn quư,

Mọi việc luôn chu toàn.

(Ricky Sơn Tạ)

 

Lời hồn nhiên, mộc mạc có sao kể vậy:

 

Ba của em ở nhà,

Lo trồng rau, trồng cà,

Săn sóc đàn con nhỏ,

Thỉnh thoảng chơi đá gà.

(Trần Thanh Hữu)

 

Một kỷ niệm vui khó quên của hai mẹ con:

 

Một hôm, em t́m mẹ

T́m khắp nơi gần xa,

Hổng thấy mẹ đâu cả!

Th́ ra … mẹ ở nhà!

(Hứa Thanh Phong)

 

Một tâm sự bất ngờ về cảnh nhà:

 

Má nói ba đừng nhậu

Mà ba đâu thèm nghe!

Bữa đó “dô” cả chậu,

Khi về mới đụng xe!

 

Mất xe, mất bằng lái

Hết nhậu, hết đi đâu

Hổng cần má lải nhải,

Ba vẫn đau cái đầu!

(Đông On)

 

Một t́nh huống trớ trêu:

 

Ba cho đi chơi xa,

Mẹ bắt phải ở nhà.

Hổng biết đi hay ở,

Thôi, đứng giữa sân ga!

(Anthony Nguyễn)

 

Chấm bài của các em, ḷng tôi khấp khởi mừng, v́ thấy thiện chí và nỗ lực của ḿnh bỏ ra không uổng phí.

Có phải là, qua buổi học sáng nay, các em đă thu lượm thêm được những hiểu biết khá vững vàng về tiếng Việt, về thơ ngũ ngôn, để yêu thích và mạnh dạn sử dụng tiếng mẹ đẻ hơn?

 

Có phải khi làm xong khổ thơ vừa có vần có điệu, vừa nói lên được tâm tư ḿnh, các em đă lộ rơ niềm sung sướng hănh diện trên nét mặt?

 

Có phải là, qua buổi học sáng nay, các em đă có cơ hội suy ngẫm về t́nh phụ tử, t́nh mẫu tử, về hạnh phúc gia đ́nh mà có khi v́ bận học, bận vui chơi, bận bạn bè, các em lăng quên đi?

 

Có phải là, một khi ư thức được t́nh thương và công ơn của cha mẹ, một khi c̣n muốn làm cha mẹ vui, th́ các em sẽ không bao giờ nghĩ quẩn, làm càn, gây khổ đau cho cha mẹ?

 

Và quan trọng nhất, v́ đa số các vụ tự tử bắt nguồn từ lư do các em quá cô độc, không biết giăi bày cùng ai, có phải là qua buổi học sáng nay tôi đă thực hiện được phần nào sự ủy thác của phụ huynh các em học sinh lớp 8 trường VSL Sunshine: QUAN TÂM và CHIA SẺ VỚI CON TRẺ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN MÀNG ?

 

Ai Cơ Hoàng Thịnh

(Mùa đông 2009, Melbourne, Úc châu)

 

 

 

[Văn Học - Nghệ Thuật]     [Trang chính]