Điểm tuần báo Pháp quốc ngày 22 tháng 9, 2024

 

Thụy My

 

 

Hoa Kỳ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên?


Le Figaro Magazine cho biết theo tính toán của nhà sử học Allan Lichtman - người từng dự báo đúng người thắng cuộc trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đây - bà Kamala Harris sẽ đắc cử. L’Express phân tích những lợi thế của ứng cử viên Dân Chủ.



Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, Kamala Harris trong một cuộc mít-tinh tại Charlotte, Bắc Carolina, Hoa Kỳ ngày 12/09/2024. REUTERS - Evelyn Hockstein


« Nhà tiên tri » Lichtman tin rằng Harris sẽ đắc cử


Courrier International đăng h́nh vẽ chân dung hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, chạy tít « Những điều người Mỹ mong muốn ». C̣n chưa đầy hai tháng nữa đến bầu cử, bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang sát nút trong các cuộc thăm ḍ. Le Figaro Magazine có bài viết về « Allan Lichtman, người biết tên tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ ».


Từ năm 1981, nhà sử học đă dự báo được gần như hoàn hảo kết quả bầu cử, dựa theo 13 yếu tố chính trị, kinh tế và xă hội. Cùng với một người bạn địa vật lư, ông đă lập ra « 13 chiếc ch́a khóa của Bạch Cung » - không giống như chú bạch tuộc Paul dự báo chiến thắng của đội tuyển Đức trong World Cup 2010 bằng cách mở những chiếc hộp khác màu.


Từ đó đến nay, Lichtman chỉ sai có hai lần. Năm 2000, ông đoán Al Gore sẽ thắng, nhưng rốt cuộc George W. Bush đắc cử - một trong những cuộc bầu cử gây tranh căi nhiều nhất lịch sử Hoa Kỳ. Và năm 2016, ông loan báo Donald Trump chiến thắng nhưng cho rằng Trump cũng thắng cả phiếu phổ thông – như vậy đă đoán đúng phân nửa. Lần này vị giáo sư 77 tuổi tin chắc rằng bà Kamala Harris sẽ đắc cử vào tháng 11 tới, và đảng Dân Chủ tiếp tục kiểm soát Bạch Cung.


Harris có thể yên tâm chăng? Nhưng 13 chiếc ch́a khóa của Lichtman chỉ liên quan đến bầu cử tổng thống, chứ không phải hai cuộc đua khác cũng diễn ra vào tháng 11 là bầu Thượng Viện và Hạ Viện, vốn sẽ quyết định bức tranh toàn cảnh mà người chủ tương lai của Bạch Cung phải thích ứng. Về điểm này, Kamala Harris ở thế thủ: Ở Thượng Viện, khó mơ kịch bản 50/50 một lần nữa, c̣n tại Hạ Viện đảng Dân Chủ khó thể thắng.

 


Những ưu thế của Kamala Harris


 

L’Express phân tích « Kamala Harris: Những ưu thế để chiến thắng ». Lâu nay bị đánh giá thấp, ứng cử viên đảng Dân Chủ tỏ ra đáng gờm hơn người ta tưởng. Chưa có ǵ là chắc chắn, nhưng từ nay Donald Trump không thể ngủ ngon. Phải chăng vụ mưu sát thứ hai sẽ cắt ngang đà tiến của Kamala Harris? Hiện hai ứng cử viên vẫn ngang ngửa, nhưng trái với ấn tượng lâu nay, bà Harris có được nhiều thế mạnh.


Trước hết là được Barack Obama cố vấn. Một người thông thạo cho biết, cựu tổng thống vẫn có quyền lực ngầm, và dựa vào hai David, là chiến lược gia David Plouffe và David Axelrod. Cùng với Nancy Pelosi, cả ba đă thuyết phục được ông Joe Biden bỏ cuộc. Từ 2004 khi là chưởng lư San Francisco, Harris đă tổ chức tiệc gây quỹ cho thượng nghị sĩ trẻ Obama; và năm 2007, bà là một trong những người hiếm hoi của đảng Dân Chủ ủng hộ ông trong cuộc bầu cử sơ bộ. Cả hai đều là người lai da màu, hoạt động trong môi trường chủ yếu là người da trắng. Nếu Kamala Harris đắc cử, sẽ được coi như hồi kế tiếp của Obama, nâng cao vị thế của tổng thống da đen trong lịch sử Mỹ.


Bên cạnh đó Tim Walz, người đứng chung liên danh cũng được ḷng giới « cổ xanh ». Thống đốc Minnesota được 48 % ủng hộ, trong khi J.D. Vance chỉ có 36 %.Năm nay 60 tuổi, ông bước vào chính trường rất trễ, sau khi phục vụ trong Vệ binh Quốc gia và làm thầy giáo dạy môn địa lư ở trường trung học. Từng là huấn luyện viên bóng đá, say mê săn bắn, ông Walz là điển h́nh cho người Mỹ trung b́nh vùng nông thôn, giúp tránh những chỉ trích về xu hướng « woke ». Ông giúp mở rộng thành phần cử tri cho Kamala Harris - xuất thân từ California, được cư dân đô thị có học thức ủng hộ.

 


« Vũ khí bí mật » Taylor Swift


Cũng phải kế đến các nhân vật Cộng Ḥa chuyển sang ủng hộ Harris. Chẳng hạn cựu phó tổng thống Dick Cheney, người đă có tuyên bố nảy lửa: « Trong 248 năm lịch sử đất nước, chưa có ai là mối đe dọa lớn nhất cho nền cộng ḥa của chúng ta như Donald Trump ». Cuối tháng Tám, một nhóm 200 nhân vật thuộc đảng Cộng Ḥa trong đó có cả các cộng sự viên cũ của cựu tổng thống Bush, thượng nghị sĩ, thống đốc trong một thư ngỏ thông báo ư định bầu cho Harris.


Hơn bao giờ hết, Kamala Harris có thể trông cậy vào « cỗ máy » chiến tranh của đảng Dân Chủ, có tiếng là hiệu quả. Một ẩn số đáng ngại khác là Taylor Swift, cô ca sĩ có 284 triệu người hâm mộ theo dơi trên Instagram. Chỉ 24 giờ sau khi đăng bài cho biết sẽ bỏ phiếu cho cặp Kamala Harris và Tim Walz, có đến 406.000 người bấm vào liên kết do cô giới thiệu để t́m hiểu thêm về hai ứng cử viên Dân Chủ, trong khi b́nh thường chỉ có 30.000. Trong một cuộc chạy đua sát nút mà 5 % cử tri cho biết vẫn chưa quyết định, mỗi một lá phiếu đều cần thiết, nhất là lớp 18-23 tuổi mới đi bầu – lứa tuổi fan của Swift. Hồi năm 2016, Biden chiến thắng nhờ chỉ vài ngàn phiếu tại các bang bản lề. Phải chăng Taylor Swift là vũ khí bí mật của Kamala Harris?



Liban: Israel diệt tiếp một loạt chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của Hezbollah


Tại Trung Đông, Libération cuối tuần có bài phóng sự liên quan đến vụ tấn công thứ ba vào Hezbollah. Từ bốn ngày qua, thủ đô Liban và dân quân Hezbollah sống trong lo âu, mỗi ngày trôi qua ám ảnh từ các cú đ̣n của Israel lại càng lớn. Tối thứ Sáu, hai ṭa nhà ở ngoại ô nam Beyrouth sụp đổ v́ oanh kích, ít nhất 12 người chết và 66 bị thương trong đó có 8 nguy kịch. Mục tiêu là Ibrahim Akil, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Radwan hoạt động ở biên giới Liban-Israel, được cho là sẽ thay thế Fouad Chokor, thủ lănh quân sự Hezbollah đă bị trừ khử vào tháng Bảy. Quân đội Israel nói rằng đă tiêu diệt thêm 10 chỉ huy khác của Hezbollah trong vụ này.


Theo AFP, Ibrahim Aqil, nhân vật số 2 của Hezbollah bị Hoa Kỳ truy nă v́ tội khủng bố. Washington treo giá 7 triệu đô la cho những ai cung cấp thông tin về vai tṛ của ông ta trong vụ tấn công đẫm máu vào đại sứ quán Mỹ Beyrouth tháng 4/1983 (63 người chết) và vào thủy quân lục chiến Mỹ tháng 10/1983 (241 quân nhân thiệt mạng). Các vụ khủng bố này do Thánh chiến Hồi giáo liên quan đến Hezbollah thực hiện. Aqil c̣n chỉ huy việc bắt các con tin phương Tây ở Liban trong thập niên 80.


Tâm trạng hoảng loạn lan rộng ở Liban từ khi các máy nhắn tin và bộ đàm bị nổ hàng loạt, nhiều người không c̣n dám dùng điện thoại di động. Phe Hezbollah đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng thấy dù họ luôn thận trọng. Một chủ cửa hàng đổi tiền cho biết camera giám sát phải do chính Hezbollah lắp đặt, và một nguồn tin thân cận với phe này kể rằng những thiết bị cung cấp đều được tháo ra kiểm tra xem có phần mềm gián điệp hay micro không. Phe đành phải thích ứng với t́nh h́nh. Ở phía bắc, Hezbollah được cho là có mạng lưới liên lạc ngầm từ hơn 20 năm qua. Bên cạnh đó c̣n dùng mạng lưới « giao liên » đưa tin bằng giấy viết tay. Tuy tránh được tin tặc, nhưng các chiến binh bị hỏa lực Israel đe dọa.



Từ chối cấp hỏa tiễn tầm xa cho Kyiv: Món quà của Biden và Scholz cho Putin


Về cuộc chiến tranh ở Ukraine, The Economist cho rằng cần phải để cho Kyiv được tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga bằng hỏa tiễn Mỹ.Mỗi ngày Vladimir Putin đều thả bom, phóng hỏa tiễn sang các mục tiêu dân sự ở Ukraine, gieo rắc khủng hoảng và cố cắt nguồn điện trong lúc sắp sang mùa đông. Ukraine muốn đáp trả tương xứng – và hợp pháp – đối với các vụ tấn công bất hợp pháp này, bằng vũ khí phương Tây, nhưng cho đến nay Washington vẫn từ chối đề nghị hợp lư này.


Một chỉ huy Ukraine ở tiền tuyến phàn nàn với The Economist « Phương Tây cung cấp cho chúng tôi đủ để sống sót nhưng không đủ để chiến thắng ». Tuần tới Volodymyr Zelensky sẽ gặp ông Joe Biden và nhắc lại đề nghị trên. Anh và Pháp tuy đă gởi hỏa tiễn Storm Shadow và SCALP nhưng khi sử dụng cần phải có sự chấp thuận của Hoa Kỳ v́ dựa vào công nghệ Mỹ. Đức cũng thận trọng như Biden, không giao cho Ukraine hỏa tiễn Taurus có sức công phá mănh liệt.


Hoa Kỳ có thể bỏ lệnh cấm sử dụng hỏa tiễn châu Âu nhưng như vậy chưa đủ. Kyiv thực sự cần ATACMS của Mỹ có tầm bắn xa hơn, đến 300 kilomet. Theo tuần báo, Joe Biden nên thay đổi ư kiến. Một trong những lư do phía Mỹ đưa ra là các phi cơ Nga thả loại bom lượn nguy hiểm đă được đưa ra xa khỏi tầm bắn ATACMS. Thế nhưng có rất nhiều mục tiêu quân sự khác như kho xăng, kho vũ khí, sở chỉ huy mà các drone Ukraine không thể bay tới. Nếu dỡ bỏ hạn chế, Ukraine có thể tạo ra được một vùng đệm 300 kilomet chiều sâu kể từ biên giới. Washington c̣n cho rằng số hỏa tiễn đă gần cạn, điều này đúng với hỏa tiễn châu Âu nhưng ATACMS th́ vẫn c̣n.


Tiếc rằng lư do chính là sợ leo thang, v́ Putin đă đe dọa. Thế nhưng Nga đă làm tất cả những ǵ làm được để phá hoại Ukraine trừ vũ khí nguyên tử, và nếu vượt qua mức này sẽ gây phẫn nộ kể cả với đồng minh như Tàu Cộng. Nga chỉ có thể tấn công vào lợi ích phương Tây, chẳng hạn cung cấp vũ khí cho Iran hay Houthi. Sự thận trọng của Biden là phần thưởng cho Putin. Hơn nữa c̣n trợ lực cho những kẻ yếu tim như thủ tướng Đức Olaf Scholz, gây chia rẽ NATO. Putin nh́n thấy t́nh trạng này và kết luận phương Tây đă chán nản, muốn đàm phán có lợi cho Nga. Để nâng cao tinh thần người Ukraine và vị thế của tổng thống Zelensky trong thương lượng, không ǵ bằng việc phương Tây tỏ ra hết ḷng ủng hộ đồng minh.

 


Ukraine có giữ được Kursk?


Cũng liên quan đến chiến tranh Ukraine, L’Express đặt vấn đề « Liệu Kyiv có thể giữ được vùng Kursk trước quân Nga hay không? ».Hồi năm 1943, nơi đây đă diễn ra trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử giữa quân Đức và Hồng quân, và 80 năm sau đến lượt Ukraine tấn công. Từ ngày 06/08, lực lượng Kyiv đă chiếm được 1.200 kilomet vuông lănh thổ Nga, và hơn một tháng sau Matxcơva mới phản công nhằm tái chiếm. Ngoài 11.000 lính biên pḥng và nghĩa vụ Nga tại chỗ, mới đây Matxcơva đă điều đến 40.000 quân. Phía Ukraine có 10 đến 15.000 quân nhân tinh nhuệ, và theo chuyên gia Thibault Fouillet th́ hiện nay có 20 đến 30.000 quân Ukraine được huy động.


Một tuần sau khi bắt đầu phản công, Matxcơva nói rằng đă chiếm lại được nhiều làng ở phía tây, ra lệnh phải giành lại toàn bộ vùng Kursk trước ngày 01/10. Nhưng các nhà quan sát cho rằng thời hạn đặt ra là quá lạc quan thậm chí ảo tưởng v́ cần rất nhiều thời gian để lập kế hoạch cho một chiến dịch hàng ngàn quân, tổ chức hậu cần. Phía Kyiv đă xây dựng chiến hào, đánh sập nhiều cầu trên sông Seym cũng như cầu phao. Tướng Pháp Nicolas Richoux nhận định từ nay đến cuối năm mới có thể biết được chiến dịch Kursk của Ukraine có thành công hay không. Những tháng tới đối với Kyiv mang tính quyết định hơn bao giờ hết.

 


Pháp: Cựu thủ tướng Gabriel Attal không loại trừ khả năng tranh cử tổng thống


Le Nouvel Obs tuần này ra số chuyên đề địa ốc, với lời khuyên nên tranh thủ lúc giá nhà tại Pháp đang xuống. Le Point đăng chân dung cựu thủ tướng Gabriel Attal, chạy tít lớn « Kế nhiệm » và phỏng vấn ông. Gabriel Attal là người bị thiệt tḥi nhất khi tổng thống Emmanuel Macron quyết định giải tán Quốc Hội khiến ông bỗng nhiên trở thành « cựu » trong khi mới lên làm thủ tướng có tám tháng, và bắt đầu xây dựng được uy tín.


Ông Attal cho biết được làm thủ tướng là rất vinh dự, và ngay từ khi được bổ nhiệm, ông đặt ưu tiên cho giai cấp trung lưu. Những chương tŕnh quan trọng được tiến hành nhằm hỗ trợ nông nghiệp, tiết kiệm 10 tỉ euro, đơn giản hóa thủ tục, cải cách giáo dục, bên cạnh đó là chống tội phạm vị thành niên, gian lận, chống phố biến t́nh trạng lương tối thiểu. Việc giải thể Quốc Hội đă cắt ngang công cuộc cải cách mà ông tin rằng nếu đi đến cùng sẽ giúp cuộc sống người Pháp tốt hơn.


Trước câu hỏi của phóng viên: Attal được cho rằng là người nhiều hy vọng nhất để kế nhiệm Emmanuel Macron - ư nói việc ra tranh cử tổng thống năm 2027 - chính khách trẻ tuổi đang nói rằng ông cảm thấy đă chiếm được ḷng tin của một phần dân Pháp. Cựu thủ tướng thổ lộ: « Tôi có câu chuyện muốn viết nên cùng với người dân Pháp ».

 


Số phận ly kỳ của một bức danh họa

 


Trên lănh vực văn hóa, L’Express thuật lại câu chuyện khó tin về một tác phẩm hội họa bậc thầy bị bỏ quên suốt 150 năm v́ ngỡ là một tấm thảm. Đó là một câu chuyện thần tiên vào dịp Noel: sáng 25/12/2021, Pierre-Antoine Ferracin, thực tập sinh của cơ quan chuyên duy tu di sản Pháp tại Roma, được giao nhiệm vụ xem xét một « tấm thảm lớn » làm cản trở việc lên cầu thang dẫn đến bục dành cho ca đoàn của nhà thờ Saint-Louis-des-Français. Giáo đường này là tài sản của nước Pháp từ thời Trung Cổ. Anh vô cùng kinh ngạc khi nhận ra những khuôn mặt đẹp tuyệt trần trên « tấm thảm » đang bị cuộn lại một phần và đôi khi bị người ta dẫm lên.


Thực ra đó là một bức tranh khổng lồ có diện tích 33 mét vuông, bằng cả một căn pḥng ở Paris, tả lại cảnh Thánh Phaolô tông đồ đang cầu nguyện ở Athens. Ferracin lao vào cuộc điều tra công phu cùng với hai người bạn, và kết luận rằng đó là tác phẩm của họa sĩ Vincenzo Catalani. Vào lúc Catalani sáng tác, tiến tŕnh thống nhất nước Ư đang bắt đầu. Vị vua cuối cùng của vương quốc Deux Siciles (Hai Sicilie) đă nhượng lại Napoli trước đà tiến của đội quân Giuseppe Garibaldi năm 1861.


Trong cái thế giới đang hấp hối ấy, họa sĩ vẫn miệt mài vẽ, chỉ đột ngột dừng lại mười năm sau, khi quân đội Ư tiến vào Roma. Tháng 12/1871, Vincenzo Catalani tự sát bằng cách nhảy từ lầu ba đơn vị gia cư ở Roma, các tác phẩm của ông bị rơi vào quên lăng. Việc phục hồi lại tuyệt phẩm này tốn khoảng 100.000 euro, và có thể sẽ được triển lăm vào tháng 10/2024.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính