Lá Cờ Vàng Linh Thiêng
 

Nguoiviettudo

 

 

Đơn giản là v́ tôi quan niệm rằng ḿnh đang kiện toàn bổn phận làm con: kính yêu người Mẹ thứ Nhất, cầu nguyện cho người Mẹ thứ Hai và được tâm sự , ôm ấp người Mẹ thứ Ba trong tay .




 

Tôi có ba người mẹ:

-         Người mẹ thứ nhất: từ Thiên Đàng luôn dơi mắt theo bước chân của tôi trên đường đời để yêu thương chở che bảo vệ.

-         Người mẹ thứ hai : người đă cho tôi h́nh hài nuôi tôi lớn khôn bằng gịng sữa ngọt ngào . Vui khi tôi cười và khóc lúc tôi chịu đau khổ. Tôi gọi là MÁ  ,  dù má đă đi xa đến ngày giỗ tôi lại chảy nước mắt mỗi lần cất lên âm thanh âu yếm đầy yêu thương đó.

-           Và người mẹ thứ ba…

 

Hồi đó lúc c̣n ở lớp Đệ Lục, Đệ Ngũ, cuối tuần chúng tôi (học buổi chiều) có bổn phận làm lễ Hạ Kỳ. Cả đám gần hai trăm con người hát vang bài Quốc Ca đến âm điệu cuối cùng “… ngàn năm ḍng giống Lạc Hồng..” thế nào thằng bạn đứng hàng trước tôi cũng thêm  “ .. lùng tùng phành”. Không ai nghe được trừ những thằng đứng chung quanh nó. Tôi chỉ cách nó có vài gan tay phải cố gắng nén cười .

 

Hồi đó chúng tôi coi việc giỡn một chút trong lúc chào cờ là OK. Con nít ăn chưa no lo chưa tới không nghĩ như vậy tỏ  sự bất kính. Thằng “ lùng tùng phành “ sau này đi lính, ngày mất nước nó trở về c̣n nguyên vẹn h́nh hài. Nhiều đứa chào cờ năm xưa đă ngủ yên trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa hoặc đâu đó trên mảnh đất miền Nam . Những đứa trẻ con chúng tôi chỉ bắt đầu biết ngậm ngùi khi thấy GMC chở  quan tài lính tử trận chạy khắp hang cùng ngơ hẻm ở sài G̣n với lá Quốc Kỳ mầu Vàng ba sọc đỏ phủ kín. Cho tới khi …

 

-         Cho tới khi miền Nam ch́m ngập trong biển lửa chiến tranh,

-         Cho tới khi tuổi mười ba mươi bốn trở thành mười bảy mười tám và lần lượt xếp hàng một đi vào các quân trường.

-         Cho tới khi  tin thằng Nghiêm Xuân Bắc Nhảy Dù t́m được xác ở Quảng Trị nhờ vào tấm thẻ bài, thân  gom lại vừa gọn lỏn trong một cái quách. Thằng Vũ Thế Phương (Phương Chùa) đạp phải ḿn  của Việt cộng ở An Lộc, thằng Nguyễn Thanh Xuân (Xuân Lùn) bị bắn sẻ.

 

 Những đứa bạn lần lượt trở về trong quan tài bọc kẽm với lá Cờ Vàng thiêng liêng quấn quanh thể xác. Việt Nam Cộng Ḥa t́nh nghĩa, hồi hương tử sĩ trong quan tài phủ quốc kỳ trên GMC làm náo động hậu phương, trong lúc  Việt cộng có khi tới sau ngày 30/4 mới biết tin người thân chết mất xác từ thời Sáu Chín, Bảy Mươi.

 

Không c̣n  dịp để nh́n thấy lá Quốc Kỳ tung bay trong gió, người miền Nam mới chợt thấy nhớ thương như nhớ thương h́nh ảnh của người mẹ lâu ngày xa cách. Mất rồi mới biết t́nh cảm ḿnh .  Quốc Kỳ  vẫy gọi những đứa con chạy loạn dưới pháo chụp pháo bầy của Binh Đoàn Cờ Lau , Sông Hương không phân biệt dân hay lính. Những gương mặt hốc hác trốn bờ trốn bụi tết Mậu Thân ở Huế ùn ùn kéo nhau chạy về phía lính Nhảy Dù, TQLC nơi có Cờ Vàng linh thiêng . “ Sống rồi bà con ơi, lính ḿnh, lính ḿnh tới rồi, sống rồi bà con ơi “. Có tiếng kêu nào đau thương bằng tiếng kêu của những đứa con dập vùi giữa sống chết đột nhiên chợt thấy bóng dáng mẹ ḿnh?  

 

Hồi ở trại ty nạn tôi vẫn thường lên nhà nguyện cầu xin khi định cư sẽ được sống ở một nơi thật gần nhà thờ. Lời cầu xin ứng nghiệm v́ nơi tôi ở chỉ cách nhà thờ có hai miles (ở Mỹ h́nh như cứ mỗi hai miles trong ṿng bán kính lại có một nhà thờ),  trường hợp kẹt lắm tôi vẫn có thể đi bộ.

 

 Đó là một nhà thờ trông cũ kỹ (được xây dựng khoảng 1966, thời chiến tranh VN đang  cao điểm với gần nửa triệu quân nhân Mỹ và đồng minh tham chiến). Theo những ǵ tôi nghiên cứu, địa phương này không có tử sĩ trong suốt thời gian gần mười năm từ 1965 (bắt đầu đổ bộ lên Đà Nẵng) cho tới khi người lính cuối cùng rút ra khỏi. Giáo dân ở đây không chỉ thuần người Mỹ, mà rất nhiều nước trên khắp thế giới. Đông nhất sau người Mỹ là cộng đồng người Phi Lip Pin. Họ có cả một linh mục người Phi làm lễ riêng . Người Việt không đông nhưng tham dự Thánh Lễ rất đều đặn bên cạnh các sắc dân khác như Đài Loan, Ấn Độ và cả “Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc” (khua). Á đông nh́n mặt người nào cũng giống người nào , có khi một anh Việt Nam quỳ bên cạnh một chị Đại Hán Xâm Lược cũng không biết , mà có biết th́ làm ǵ được nhau? Đây là nhà Chúa chứ đâu phải chiến trường?

 

 Mỗi ngày Chúa Nhật như mọi tín hữu Công Giáo khác, tôi lại chuẩn bị kỹ lưỡng để đi nhà thờ.

 

 Tôi có nói ở trên rất nhiều sắc dân trên thế giới tham dự lễ nhà thờ này. Làm sao tôi biết họ dân nước nào?  người Ấn Độ, Pakistan, Uganda … cho tới Dài Loan ,Đại Hàn quỳ bên nhau thành kính. Tôi không bắt tay chào hỏi mọi người nhưng tôi biết rất rơ họ là ai và từ đâu tới, nhờ nh́n những lá cờ

 

Tháng Năm tháng dâng hoa Đức Mẹ, nhà thờ có tổ chức cuộc rước kiệu rất trang nghiêm và long trọng với sự tham dự của gần cả ngàn người , vừa giáo dân địa phương cộng khách thăm viếng. Dịp này, nhiều vị Linh Mục ở nơi khác cũng về đồng tế. Điều đặc biệt trước kiệu Đức Mẹ bao giờ đi  “ mở đường “ đều có hai hàng cờ của Hội Thánh, Hội Đoàn và cờ của các quốc gia (đại diện cho giáo dân).

 

Và lần đầu tiên tham dự , tôi đă gặp lại MẸ M̀NH.

 

Tôi xin kính cảm ơn những người Việt Nam tiền phong. Bởi chính họ đă  (tôi tin) may lấy lá Quốc Kỳ, đă vận động và tranh luận với Linh Mục quản nhiệm (người Mỹ) để chấp nhận Quốc Kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tôi (tiếc quá)  không biết quư vị là ai, tên ǵ, và ở đâu, nhưng tôi vẫn nguyện cầu cho quư vị, những người Việt Nam máu mủ đồng bào tôi.  Một địa phương không có nhiều người Việt như thế này, quí vị đă tôn vinh người Việt Nam tỵ nạn, đă dạy cho con cháu quư vị (và chúng tôi) ḷng yêu nước nồng nàn qua Quốc Kỳ sánh vai với những dân tộc khác.

 

Không ai tin những ǵ xảy ra trước mặt họ (cả tôi cũng không tin chính ḿnh) khi thấy một ông già Á Đông cứ cố dành để được giao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ . Ban tổ chức chỉ sắp xếp ai muốn th́ nhận một lá cờ để đi trong hàng ngũ không cần thiết phải là chính người dân của lá cờ ḿnh mang. Do đó anh Ấn Độ có thể nhận cờ Đài Loan, anh Philippines giương cờ Đại Hán (Chẹt), nhưng cái ông già người Á đông mang cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chắc chắn phải là người VNCH, bởi v́ ông ta kính cẩn, nâng niu lá cờ như một vật ǵ rất quí báu, như chính mẹ ông ta trong giờ lâm tử. Trên gương mặt khắc khổ, hai ḍng nước mắt chảy ra. Ông thầm th́ ǵ đó với lá cờ như đang tâm sự cùng một người thân từ rất lâu không gặp. Mà đúng như thế, tôi nh́n thấy lá cờ trên youtube, trên cột cao ở Eden Virginia, nhưng tại đây tôi được ôm ấp lá cờ vào ngực ḿnh. Tôi đâu muốn khóc, nhất là trước những người lạ và đa số tuổi c̣n trẻ, nhưng nước mắt cứ trào ra không ǵ cầm được. Trên đường đi tôi ngẩng cao đầu, nương theo chiều để lá Quốc Kỳ của tôi phất phới trong gió. Tôi ngước nh́n màu vàng tươi tượng trưng cho đất nước, ba Sọc Đỏ như máu tiền nhân và anh em ḿnh đă đổ ra , đă nằm xuống. Tôi hănh diện và tôi cười trong tiếng nấc. Đoạn đường gần hai miles không làm tôi thấm mệt .Ḥa với lời cầu kinh cua anh chị em chung quanh , tôi kín đáo dâng riêng tâm tư ḿnh cho Mẹ Rất Thánh , xin Mẹ hăy nh́n đến đất nước tôi như lời hát năm nào trên quê hương đau khổ:

 

     “Mẹ ơi đoái thương cho nước Việt Nam

Trời u ám chiến tranh điêu tàn

Mẹ hăy giơ tay ban phúc b́nh an

Nước Việt Nam qua chốn nguy nan”

 

Với tôi bài hát đă tiên tri cho số phận bất hạnh của Tổ Quốc từ sau ngày 30/4/75.

 

********************************************************

 

Đó là người Mẹ thứ Ba của tôi , của tất cả anh em đă từng sống dưới chính thế VNCH Đệ Nhất và Đệ Nhị.

 

-         Người mẹ ôm lấy xác thân con cái vừa đền xong nợ nước

-         Người mẹ than khóc những đứa con bỏ ḿnh trên biển trên rừng để cố gắng t́m về với mẹ

-         Người mẹ nghẹn ngào cho những đứa con cống hiến phần thân thể bảo vệ mẹ trong những ngày khói lửa, nay đang bơ vơ khốn khổ giữa ḷng địch thủ

 -        Người mẹ đêm ngày rơi nước mắt thương đàn con dại vẫn c̣n quằn quại giữa sự cai trị khắc nghiệt của quân thù ngay trên chính quê hương.

 

T́nh cờ xem được đoạn youtube Rước Cờ của Đoàn Trống Lasan, tôi đă chảy nước mắt. Các cháu quỳ xuống khi trao cờ cho đồng đội. Phải như thế chứ, hăy quỳ xuống , hăy trang trọng như chăm sóc chính mẹ ḿnh. Từ bao giờ tôi mở miệng  cùng các cháu hát lời Quốc Ca hùng thiêng. Hễ nghe Quốc Ca th́ miệng tôi tự động ḥa theo từng chữ một, mắt tôi (tôi không muốn, già rồi, nước mắt c̣n đâu nữa mà khóc) bỗng dưng mờ ướt. Một điều ǵ đó rất thiêng liêng đang xảy ra trong tâm hồn khiến tôi không kềm  được xúc động. Có lần con tôi bất chợt nh́n thấy đă nhẹ nhàng hỏi “ Ba khóc hả?” tôi chỉ gật đầu. Từ đó mỗi khi nghe Quốc Ca, cháu lẳng lặng bỏ đi, dành riêng cho tôi khoảng không gian để tôi khóc tự do một ḿnh.

 

Bởi thế  tôi không chịu được những người không kính trọng” Mẹ “ ḿnh , dù họ cũng đă từng sinh ra và lớn lên dưới sự chăm sóc yêu thương của “ Mẹ” . Nhất là những chức sắc tôn giáo. Các vị được Vatican phong chức Giám Mục, Hồng Y .. và giáo dân ưu ái thêm cho chữ “Đức” đằng trước, nhưng liệu các vị đă sống xứng đáng với chức danh “Đức Giám Mục, Đức Hồng Y.” chưa?

 

 Nhiều D/Ch ra nước ngoài vận động xin tiền đă công khai tránh “bị” chụp h́nh dưới lá Cờ Vàng (xin tiền người ta mà lại từ chối đứng chung với Mẹ người ta thấy mắc cở không?) Lại có D/Ch thẳng thừng bác bỏ Cờ Vàng như Phạm Minh Mẫn. Nghe nói  một D/Ch khác đặc trách về Công Giáo ở VN bên cạnh Vatican tên là Cao.Mi.D hễ VC đàn áp giáo dân cướp đất nhà thờ th́ vị nầy liền “ đặc trách “ xóa bỏ hoặc dấu nhem để vụ việc không thể đến tai Đức Giáo Hoàng. Nhiều lắm những D/Ch như thế (NgVNh, ChNgTr, BuiVD…)  do đó giáo dân cứ đau khổ và các D/Ch cứ ngậm miệng ăn tiền. Mới đây nhất,  nữ tu DMTG Thủ Thiêm đang bị cướp mất nơi thờ tự mà chẳng thấy quư vị D/Ch nào bênh vực cho một tiếng.  (Tại sao giáo dân VN không gọi  Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục như ở nước ngoài,  tại sao phải thêm chữ “Đức” đằng trước?,  tại sao phải “Trọng Kính” thay v́ “Kính Thưa” khi phải thưa chuyện với một chức sắc Công Giáo ?)

 

 Có người bào chữa rằng quư vị D/Ch đang hành xử một cách khôn ngoan, nhưng đọc hết Tân Ước không thấy đoạn nào diễn tả Chúa Giê Su chịu thỏa hiệp với tội ác. Thậm chí Ngài c̣n dùng lời nặng nề để lên án bọn già h́nh đạo đức. Hoặc như ông nội (không c̣n là ông cha) Phan Khắc Từ vợ con đùm đề vẫn cử hành Thánh Lễ (ai là chỉ huy trực tiếp của Phan Khắc Từ? Sao lại để vụ việc như thế xảy ra trước mọi con mắt trong ngoài?)

 

Điều tôi vô cùng thắc mắc là khi đối diện Toà Thiên Chúa quí vị sẽ trả lời ra sao nếu Ngài hỏi “Các NGƯỜI đă làm ǵ , ở đâu khi con dân ta đang kêu gào than khóc?” lúc đó liệu mũ, măo, nhẫn, gậy, chức danh Hồng Y, TGM, Giám Mục có giúp được quí vị thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế ?

 

À quên, chữ viết tắt ở trên  (D/Ch) không phải là Đức Cha mà là ĐỒNG CHÍ!

 

Phật Giáo cũng không vừa gi, tôi biết nhiều Th/T chẳng hạn như Thích Thanh Quyết, Thích Thanh Cường, và độc đáo nhất là Thích Chân Quan (người lên án Anh Hùng Dân tộc Lư Thuờng Kiệt đă “ hỗn láo đem quân đi đánh Tàu). Quí vị Th/T nầy xuất thân là những người không học hành, đá cá lăn dưa nhờ thời may đổi đời cạo trọc đầu khoác áo cà sa , trở thành trụ tŕ tiền vô như nước , gái đuổi không đi . Chẳng hạn như Th/T Thích Tâm Vượng theo Hội Phật Bút Tự Do VN vị “ Chân Tu “ này có quân hàm Thượng Tá. Thích Tâm Vượng , PCT Tỉnh Hội PG Nam Định hiện đang trụ tŕ chùa Cổ Lễ đồng thời là Thượng Tá của SD 303 thuộc Quân Báo. H́nh chụp Vượng với rất nhiều huy chương VC . Thiệt là “ Hết Hồn Hết Zia!!”. Tôi tính sau khi VC sụp đổ sẽ đem mấy cha nội này móc mồi câu cá sấu nhưng chắc tụi nó cũng chạy dài, không dám tới gần sợ bị lây bệnh Si Đa.

 

Cũng giống quí D/Ch ở trên , chữ viết tắt Th/T không phải là Thượng Tọa (những bậc chân tu Phật Giáo) mà là Thượng Tá , Thượng Tướng, Thiếu Tá , Thiếu Tướng tùy theo phục vụ lâu mau trong hàng ngũ quân đội, công an VC.

 

Tính đến nay đă hơn mười năm tôi tham gia rước kiệu Đức Mẹ và vẫn chưa dự định bỏ cuộc chừng nào tôi c̣n đủ sức khỏe. Đơn giản là v́ tôi quan niệm rằng ḿnh đang kiện toàn bổn phận làm con: kính yêu người Mẹ thứ Nhất, cầu nguyện cho người Mẹ thứ Hai và được tâm sự , ôm ấp người Mẹ thứ Ba trong tay .

 

Tôi hôn lá Quốc Kỳ mầu Vàng ba sọc đỏ như hôn vầng trán nhăn nheo nhưng đầy thương yêu của mẹ ḿnh.

 

 

04/11/2015

nguoiviettudo

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính