Con Người và Sự Thật

 

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

 

 

Câu nói cái đẹp nằm trong đôi mắt của người thưởng ngoạn. Có nghĩa là cái đẹp đối với người này th́ chưa chắc là cái đẹp đối với người khác bởi sự quan sát về cái đẹp từ hai con mắt khác nhau với những kinh nghiệm khác nhau -- từ đó dẫn đến kết luận cái đẹp khác nhau.

 

Trong vấn đề Sự Thật cũng vậy, đa số thường hay dùng cảm tính để đánh giá sự thật của vấn đề. Thời đại AI (thông minh nhân tạo) càng làm cho Sự Thật dễ bị cảm tính dẫn dắt mà ít ai đặt câu hỏi để t́m rơ sự thật, sự thật của sự thật chứ không phải một nửa sự thật.

 

Cảm tính hay chủ quan đóng vai tṛ rất quan trọng để một cá nhân nh́n vấn đề Sự Thật ra sao. Cảm tính thương, ghét, giận, hờn sẽ tác động vào Sự Thật mà cá nhân đó nghĩ là “Sự Thật”. Thí dụ cá nhân A quư trọng (hay thương) cá nhân B. Khi cá nhân B làm một chuyện ác mà cá nhân C tố cáo với công chúng th́ bản tính tự nhiên của cá nhân A sẽ không tin (phủ nhận sự thật) những tố cáo của cá nhân C. Cũng cùng một trường hợp trên nhưng cá nhân A ghét cá nhân B th́ cá nhân A sẽ tin vào lời nói của C cho dù là C dựng chuyện.

 

Chính v́ hiểu được tâm lư này, những người có uy tín trong xă hội, khi làm những điều sai trái th́ họ luôn luôn cho rằng ḿnh không làm những chuyện sai trái đó bởi họ biết, với uy tín của họ, sẽ chẳng có ai tin lời nói của nhân chứng, của nạn nhân. Đó là lư do tại sao các nhà chính trị, khoa bảng, có ảnh hưởng, và giàu có tiếp tục nói những điều không có thật và vẫn có số đông tin vào họ.

 

Vậy th́ để t́m kiếm Sự Thật phải làm sao? Điều trước tiên mỗi cá nhân phải loại bỏ cảm tính thương, ghét, giận, hờn đối với bất cứ ai khi đi t́m hiểu sự thật. Đă là Con Người, ai chẳng dại một giờ trong khoảnh khắc nào đó của cuộc đời? Khác chăng là người có Nhân Cách, Nhân Phẩm sẵn sàng nhận lỗi để sửa đổi cho tốt hơn.

 

Khi một sự kiện xấu được nhắc đến với một cá nhân nào đó th́ điều trước tiên chúng ta phải đặt câu hỏi sự kiện đó ra sao? Người kể lại sự kiện là nhân chứng, nạn nhân hay là người kể lại nghe lại từ ai đó? Tự bản thân của chúng ta phải kiểm chứng sự kiện đó qua nhiều cách khác nhau như thông tin trên mạng (không phải tất cả thông tin trên mạng là thật mà đa số là giả, nhất là mạng xă hội; cho nên phải cẩn thận khi t́m thông tin trên mạng để kiểm chứng); thông tin giữa những thành phần trong sinh hoạt của những cá nhân có dính dáng đến sự kiện; cũng như cá nhân kể lại sự kiện đó. Tất cả những điều bên trên cần phải làm thật cẩn thận trong vị thế khách quan để nhận diện Sự Thật của Sự Thật chứ không phải một nửa Sự Thật.

 

Làm được những điều bên trên không phải là dễ đối với người thường dân. Tuy nhiên đối với thành phần có sự hiểu biết, đặc biệt là giới làm truyền thông, có thể làm được chuyện này để tránh chuyện đưa thông tin sai lệch ở mức độ tối thiểu. T́m hiểu Sự Thật cần phải có tính khách quan th́ mới t́m ra Sự Thật của Sự Thật và tính khách quan này có thể thực hiện được cho dù sự kiện đó xảy ra đối với người ḿnh quen biết.

 

 

Vũ Hoàng Anh Bốn Phương

Tháng 8 năm 2024 (Việt lịch 4903)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính