Mậu Thân & truyền thông Mỹ

 

Vũ Hiến

 

 

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân do Tổng bí thư Lê Duẩn của cộng sản Bắc Việt phát động trong một chiến dịch có tên gọi là “Tổng công kích-Tổng nổi dậy”, bắt đầu vào rạng sáng mùng một Tết Âm lịch, nhằm ngày 30 Tháng 1 năm 1968, cách đây đúng 50 năm, được cho là khúc quanh quan trọng của cuộc chiến Việt Nam đưa đến những thay đổi trong chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Ḥa trong những năm sau này.

 

Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Ḥa hành quân chiếm lại Huế – nguồn WordPress.com

 

Hơn một trăm thành phố và thị xă tại Nam Việt Nam đă đồng loạt bị tấn công bởi Cộng quân. Trong số các thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công có Huế, Đà Lạt, Kontum, và Quảng Trị; và ở khu vực biên giới phía Bắc của Nam Việt Nam, có năm thị xă nằm dọc theo biên giới cũng đă bị đánh chiếm. Đồng thời, lực lượng của quân cộng sản đă pháo kích vào nhiều sân bay và một số căn cứ quân sự của quân đội đồng minh.

 

Thế giới bị rúng động khi chứng kiến cảnh Toà đại sứ Mỹ ở Sài G̣n đă bị một nhóm đặc công của cộng sản tấn công và bao vây phía bên ngoài trong sáu tiếng đồng hồ, và cố đô Huế bị tràn ngập bởi lực lượng quân cộng sản và chỉ bị đẩy lui bởi Thủy quân lục chiến Mỹ hợp lực cùng một số đơn vị của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa vào cuối Tháng 2 năm đó.

 

Mặc dù có những quan điểm ban đầu cho rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân là một chiến thắng của cộng sản, nhiều phân tích gia quân sự và sử gia sau này đă nhận định rằng trận Tết Mậu Thân thật ra là một thất bại quân sự của họ. Quân du kích cộng sản nằm vùng, núp dưới chiêu bài Mặt trận Giải phóng miền Nam, bị thiệt hại một nửa trong tổng số 80,000 tay súng của họ và đă không chiếm giữ được một mục tiêu nào sau cuộc tổng tấn công ngoại trừ Huế trong khoảng gần một tháng. Không có một cuộc nổi dậy nào của nhân dân miền Nam như Lê Duẩn và Bộ chính trị miền Bắc dự tính lúc ban đầu. Và v́ lực lượng của Mặt trận Giải phóng miền Nam bị thiệt hại quá nặng và có thể nói đă bị vô hiệu hoá, không thể chiến đấu được như trước cho tới cuối cuộc chiến, và kể từ lúc đó, các cánh quân từ miền Bắc trở thành lực lượng chủ động mở ra những cuộc tấn công sau này, đồng thời với sự rút lui của quân đội Mỹ và việc cắt viện trợ cho quân đội miền Nam, đă đưa tới kết quả là sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1975.

 

Các mũi tấn công của quân cộng sản trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 – nguồn weebly.com

 

Vậy, tại sao từ một sự thất bại quân sự trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân và sau đó đă biến thành một thành công về mặt ngoại giao và chính trị cho cộng sản Bắc Việt? Nó biến dư luận của người Mỹ quay sang chống chiến tranh và châm ng̣i cho những cuộc biểu t́nh phản chiến ở khắp nơi – từ thủ đô Washington cho tới các sân trường đại học. Cuối Tháng 2 năm đó, nhà báo lăo thành Walter Cronkite của đài CBS đưa ra tiên đoán “kinh nghiệm xương máu ở Việt Nam đă đến hồi kết thúc trong t́nh trạng bế tắc.” Một tháng sau đó, Lyndon Johnson bị thua ứng cử viên Eugene McCathy với chiêu bài chống chiến tranh trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ tại Wisconsin nên đă quyết định rút lui, không tiếp tục tái tranh cử và bắt đầu chuẩn bị cho những cuộc thương thuyết hoà đàm tại Paris. Đến cuối tháng kế tiếp, tướng William Westmoreland yêu cầu xin tăng viện thêm 200,000 quân đă bị từ chối. Vị tư lệnh của quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam sau đó đă bị băi chức và được thay thế bởi tướng Creighton Abrams.

 

Nh́n vào những sự kiện trên và sự chuyển hướng trong dư luận quần chúng Mỹ từ ủng hộ sang chống đối chính sách của chính phủ Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng giới truyền thông Mỹ phải chịu một phần lớn trách nhiệm trong việc lèo lái dư luận theo quan điểm của họ.

Cuối năm 1967, quân cộng sản cài đặt ở miền Nam phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Sự có mặt đông đảo của lực lượng quân đội Mỹ với gần nửa triệu quân được đưa vào chiến trường Việt Nam đă đặt du kích quân của Mặt trận Giải phóng miền Nam vào thế bị động và v́ vậy quân cộng sản Bắc Việt bắt đầu can thiệp vào chiến trường miền Nam để làm giảm bớt áp lực cho các cánh quân du kích miền Nam của họ.

 

Quyết định của Hà Nội để phát động cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân có thể phát sinh từ sự tuyệt vọng đó. Kế hoạch của cuộc tổng tấn công là nhằm huy động toàn bộ lực lượng từ hai mặt Nam và Bắc để cố chiếm cho được một số tỉnh phía bắc của Nam Việt Nam với các cánh quân chính quy trong khi châm ng̣i một cuộc nổi dậy tại đô thị bởi các nhóm du kích cộng sản miền Nam để gây bối rối cho người Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam – và qua đó, hy vọng có thể làm hồi sinh lại tinh thần chiến đấu đang ngày một suy sụp của các cánh quân du kích.

 

Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đang cố bảo vệ Thủ đô Sài G̣n – nguồn amc.com

 

Cuộc phản công của quân đội miền Nam phối hợp cùng quân đội Mỹ không chỉ tiêu diệt một nửa lực lượng quân du kích cộng sản ở miền Nam như nói ở trên mà c̣n, nếu tính luôn cả cuộc giải vây cho căn cứ Khe Sanh, đă gây thiệt hại nặng nề cho quân cộng sản Bắc Việt, làm tổn thất 20 phần trăm lực lượng của họ ở miền Nam và khoảng 33,000 lính chính quy bị giết trên các chiến trường trong cuộc tổng tấn công. Với tất cả những thiệt hại trên nhưng cộng sản lại không đạt được thắng lợi nào đáng kể. Theo lượng định của quân đội Mỹ, đến cuối năm 1969, hơn 70 phần trăm dân số ở miền Nam được đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, so với 42 phần trăm vào đầu năm 1968.

 

Tuy nhiên, dân chúng Mỹ lại không hề hay biết về những sự thật này. Có thể nói ngay ở thời điểm khi những phát súng đầu tiên được bắn ra, thành phần chống chiến tranh trong giới truyền thông ḍng chính ở Mỹ, trong đó có kư giả kỳ cựu Walter Cronkite của đài CBS, đă dựa vào những chi tiết sai lạc của cuộc tổng tấn công để chứng minh rằng cuộc chiến Việt Nam đă không đạt được thắng lợi như chính quyền Johnson tuyên bố lúc đó. Họ c̣n đi xa hơn, tŕnh bày những cuộc tấn công thất bại vào Ṭa đại sứ Mỹ ở Sài G̣n và một số nơi khác như là những biểu tượng chiến thắng của cộng quân.

 

Nhiều phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn của Mỹ cũng đă cố t́nh biến những chiến thắng thật sự thành cuộc thất bại của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Ḥa bằng cách gửi đi những bản tin thất thiệt và sai lạc. Một ví dụ điển h́nh là có một bản tin đánh đi cho biết quân du kích Việt Cộng đă tràn ngập năm tầng lầu của Ṭa đại sứ Mỹ trong khi sự thật là nhóm đặc công này chỉ chiếm được phần bên ngoài và đă không hề lọt được vào bên trong toà nhà. Phóng viên của tờ Newsweek có mặt tại trận chiến Khe Sanh chỉ đưa ra cho dân chúng Mỹ thấy những h́nh ảnh chết chóc và bị thương của Thủy quân lục chiến Mỹ hay h́nh lính Mỹ nằm trốn dưới giao thông hào, nhưng lại không hề nhắc tới việc Thủy quân lục chiến Mỹ đă liên tục đẩy lui những cuộc tấn công của quân cộng sản Bắc Việt và gây cho họ những thiệt hại đáng kể.

 

Du kích cộng sản bị tiêu diệt và bị bắt tại khu vực Sài G̣n-Chợ Lớn – nguồn Associated Press

 

Ngày 27 Tháng 2, trong một chương tŕnh đặc biệt nửa giờ trên đài truyền h́nh CBS, kư giả Walter Cronkite, với khuôn mặt tỏ ra âu sầu, đă nói với khán giả của chương tŕnh rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân đă chứng minh cho thấy quân đội Mỹ hiện đang bị “sa lầy trong một t́nh trạng bế tắc” – mặc dù các lực lượng của quân đội Mỹ lúc đó đang phá vỡ được cuộc bao vây căn cứ Khe Sanh và giải tỏa được những nút chặn cuối cùng của quân cộng sản tại thành phố Huế.

 

Sự việc đưa tin sai lạc của một kư giả lăo thành như Cronkite và của hầu hết các cơ quan truyền thông ở Mỹ về những ǵ thật sự xảy ra trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân đă làm cho dư luận trong dân chúng Mỹ cũng như giới chính trị gia bị choáng váng. Sự ủng hộ của quần chúng Mỹ đối với cuộc chiến bị một cú đánh khá nặng trong khi những tiếng nói chống chiến tranh ngày càng mạnh hơn. Những cuộc thăm ḍ của Gallup vào Tháng 12 năm 1967 về việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam có phải một sai lầm không cho thấy dư luận của dân chúng Mỹ chống hoặc ủng hộ là ngang nhau. Với những tin tức thất thiệt về cuộc tấn công làm cho tỷ lệ nghi ngờ về cuộc chiến nhích lên cao hơn trong cuộc thăm ḍ ngày 1 Tháng 2, 46 so với 42 phần trăm. Đến Tháng 4, tỷ lệ của những người nghi ngờ cuộc chiến vượt lên thêm và dẫn trước tám điểm, và sự ủng hộ cho cuộc chiến tại Việt Nam không bao giờ gượng lại được như lúc ban đầu.

 

Như có người đă từng nhận định rằng Việt Nam Cộng Ḥa thật sự không thua trên chiến trường nhưng đă bị thua ngay tại thủ đô Washington là điều hoàn toàn không sai. Số phận của Việt Nam Cộng Ḥa phần nào đă bị định đoạt từ cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

 

 

Vũ Hiến

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính